1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

ĐỒ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ 9 FIE GÔM CÓ BẢN VẺ FIE THUYẾT MINH)

73 141 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 5,39 MB
File đính kèm FIE ĐỒ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ.rar (10 MB)

Nội dung

Giải pháp đường công vụ Để vận chuyển vật liệu, nhân công, máy móc đến đoạn đang thi công; khi đi quacác đoạn đường đang thi công hay qua cầu đang thi công hoặc chưa có đường đi, taphải

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TUYẾN 1

1.1 Giới thiệu chung 1

1.2 Các điều kiện tự nhiên 1

1.2.1 Vị trí địa lý 1

1.2.2 Điều kiện địa hình 1

1.2.3 Điều kiện địa chất thuỷ văn 2

1.2.4 Điều kiện thuỷ văn 2

1.2.5 Vật liệu xây dựng 2

1.2.6 Đặc điểm về khí hậu thuỷ văn 2

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU QUY MÔ CÔNG TRÌNH 3

2.1 Phạm vi công trình 3

2.2 Các thông số kỹ thuật chủ yếu 3

2.2.1 Cấp hạng kỹ thuật và cấp quản lý 3

2.2.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường 3

2.2.3 Công trình trên tuyến 3

CHƯƠNG 3 BỐ TRÍ THI CÔNG TRÊN TUYẾN 5

3.1 Điều kiện cung cấp vật liệu 5

3.2 Giải pháp đường công vụ 5

3.3 Bố trí mặt bằng thi công 5

3.4 Láng trại và công trình phụ 5

CHƯƠNG 4 TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ TUYẾN ĐƯỜNG 6

4.1 Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng phương án 6

4.1.1 Phương pháp dây chuyền 6

4.1.2 Phương pháp tuần tự (phân đoạn) 6

4.1.3 Phương pháp song song 7

4.1.4 Phương pháp thi công hỗn hợp 7

4.2 Kiến nghị chọn phương pháp thi công 7

Trang 2

CHƯƠNG 5 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 9

5.1 Cắm cọc định tuyến 9

5.2 Chuẩn bị các loại nhà và văn phòng tại hiện trường 9

5.3 Chuẩn bị các cơ sở sản xuất 10

5.4 Chuẩn bị đường tạm 10

5.5 Chuẩn bị hiện trường thi công 10

5.5.1 Khôi phục cọc 10

5.5.2 Dọn dẹp mặt bằng thi công 10

5.5.3 Đảm bảo thoát nước thi công 10

5.5.4 Công tác lên khuôn đường 11

5.5.5 Thực hiện việc di dời các cọc định vị 11

CHƯƠNG 6 CÔNG TÁC THI CÔNG NỀN 12

6.1 Phương pháp thi công 12

6.1.1 Công tác chuẩn bị thi công nền 12

6.1.2 Tính toán máy móc, công nhân và thời gian chuẩn bị 12

6.1.3 Biện pháp thi công đối với từng mặt cắt ngang cụ thể 12

6.1.4 Yêu cầu về sử dụng vật liệu 13

6.1.5 Yêu cầu về công tác thi công 13

6.2 Điều phối đất 14

6.2.1 Xác đinh khối lượng đào đắp 14

6.2.2 Vẽ đường cong luỹ tích 17

6.2.3 Điều phối ngang 20

6.2.4 Phân chia phân đoạn 22

6.2.5 Tính toán máy móc, thời gian thi công 23

CHƯƠNG 7 CÔNG TÁC THI CÔNG CỐNG 31

7THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CỐNG TRÊN TUYẾN 31

1.1 BIỆN PHÁP THI CÔNG CỐNG ĐIỂN HÌNH 31

1.1.1 Cống D = 2 m tại cọc lý trình Km 3+300 31

1.1.2 Khôi phục cống ngoài thực địa 31

Trang 3

1.1.3 Vận chuyển và bốc dỡ các bộ phận của cống 32

1.1.4 Đào hố móng cống 32

1.1.5 Thi công móng cống 33

1.1.6 Lắp đặt cống vào vị trí 34

1.1.7 Đào móng ở cửa cống và sân cống 34

1.1.8 Thi công tường đầu, tường cánh 35

1.1,9 Thi công móng M100 đá 4x6 dày 35 cm 35

1.1.10 Khối lượng đất đắp trên cống 36

CHƯƠNG 8 CÔNG TÁC THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG 38

8.1 Giới thiệu chung 38

8.2 Yêu cầu về vật liệu sử dụng để thi công 38

8.2.1 Yêu cầu đối với đất đắp nền đường 38

8.2.2 Yêu cầu đối với vật liệu cấp phối thiên nhiên loại A 38

8.2.3 Yêu cầu đối với vật liệu đất gia cố chất kết dính hữu cơ 39

8.2.4 Yêu cầu đối với lớp láng nhựa 3 lớp 39

8.3 Chọn phương pháp thi công 39

8.3.1 Thời gian triển khai của dây chuyền (Ttk) 39

8.3.2 Thời gian hoàn tất của dây chuyền (Tht) 39

8.3.3 Thời gian hoạt động của dây chuyền (Thđ) 39

8.3.4 Tốc độ dây chuyền (V) 40

8.3.5 Thời gian ổn định của dây chuyền (Tođ) 40

8.3.6 Hệ số hiệu quả của dây chuyền (Khq) 40

8.3.7 Hệ số tổ chức sử dụng xe máy 40

8.4 Chọn hướng và thời gian thi công 40

8.5 Quy trình công nghệ thi công mặt đường 41

8.5.1 Công tác chuẩn bị 41

8.5.2 Thi công lớp cấp phối thiên nhiên loại A dày 26 cm 46

8.5.3 Thi công lớp bê tông xi măng dày 24cm: 53

8.5.4 Thi công lớp đá dăm thấm nhập vữa xi măng 13 cm 59

Trang 7

THUYẾT MINH

Trang 8

THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG

Công trình : Tuyến Đường miền núi từ A đến B tỉnh Bình Thuận

Hạng mục : Nền mặt đường và công trình trên tuyến

Lý trình : Km 0 – Km 4+705.43

Địa điểm : Tỉnh Bình Thuận

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TUYẾN1.1 Giới thiệu chung

Tuyến đường thiết kế từ A - B thuộc địa bàn tỉnh Bình Thuận Đây là tuyếnđường làm mới có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế trong việc phát triển kinh tế địaphương cũng như trong khu vực Tuyến đường nối các trung tâm văn hoá, kinh tế, vănhoá của toàn tỉnh Tuyến đường ngoài công việc chính yếu là vận chuyển hàng hoá, màcòn phục vụ đi lại của người dân, cũng như nâng cao dân trí của người dân

1.2 Các điều kiện tự nhiên

1.2.1 Vị trí địa lý

Tuyến đường có tổng chiều dài là 4705.43m Điểm đầu tuyến là A và cuối tuyến

là B

1.2.2 Điều kiện địa hình

Tuyến từ A – B chạy theo hướng Bắc –Nam Điểm bắt đầu có cao độ là 37.78m

và điểm kết thúc có cao độ là 53.43 m Độ chênh cao trên giữa hai đường đồng mức5m Khoảng cách theo đường chim bay của tuyến khoảng 4705.43 m

Địa hình ở đây nhìn chung tương đối bằng phẳng, mặc dù có một vài đoạn tuyếnphải đi ven theo các đồi, núi Tuyến đi ven theo các sườn đồi gần suối, mật độ suốicao Đồng thời tuyến phải đi qua một đoạn suối có dòng chảy tập trung tương đối lớn,

độ dốc trung bình của lòng suối không lớn lắm, lưu vực xung quanh ít ao hồ hay nơiđộng nước, nên việc thiết kế các công trình thoát nước đều tính lưu lượng vào mùamưa Nói chung, khi thiết kế tuyến phải đặt nhiều đường cong, thỉnh thoảng có nhữngđoạn có độ dốc lớn

Địa mạo chủ yếu là cỏ và các bụi cây bao bọc, có những chỗ tuyến đi qua rừng,vườn cây, suối, ao hồ

1.2.3 Điều kiện địa chất thuỷ văn

Địa chất vùng tuyến đi qua khá tốt : đất đồi núi, có cấu tạo không phức tạp (đấtcấp III) lớp trên là lớp á cát, lớp dưới là á sét lẫn laterrit Nên tuyến thiết kế không cần

Trang 9

xử lí đất nền Nói chung địa chất vùng này rất thuận lợi cho việc làm đường Ở trênđoạn tuyến có một vài mỏ sỏi đỏ và mỏ đá có thể khai thác tại chỗ làm kết cấu áođường và các công trình trên đường nhằm giảm giá thành xây dựng.

Ở vùng này hầu như không có hiện tượng đá lăn, hiện tượng sụt lở, hangđộng castơ nên rất thuận lợi

Qua khảo sát thực tế ta có thể lấy đất từ nền đào gần đó hoặc đất từ thùngđấu ngay bên cạnh đường để xây dựng nền đất đấp rất tốt

1.2.4 Điều kiện thuỷ văn

Dọc theo khu vực tuyến đi qua có sông, suối tương đối nhiều có nhiều nhánh suốinhỏ thuận tiện cho việc cung cấp nước cho thi công công trình và sinh hoạt Tại cáckhu vực suối nhỏ ta có thể đặt cống hoặc làm cầu nhỏ

Địa chất ở 2 bên bờ suối ổn định, ít bị xói lở nên tương đối thuận lợi cho việc làmcông trình thoát nước Ở khu vực này không có khe xói

1.2.5 Vật liệu xây dựng

Tuyến đi qua khu vực rất thuận lợi về việc khai thác vật liệu xây dựng Để làmgiảm giá thành khai thác và vận chuyển vật liệu ta cần khai thác, vận dụng tối đa cácvật liệu địa phương sẳn có như : đá, cấp phối cuội sỏi

Để xây dựng nền đường ta có thể điều phối đào – đắp đất trên tuyến sau khi tiếnhành dọn dẹp đất hữu cơ

1.2.6 Đặc điểm về khí hậu thuỷ văn

Khu vực tuyến A– B nằm sâu trong nội địa, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu

ở đây phân biệt thành 2 mùa rõ rệt:Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ trungbình 260C.Mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 nhiệt độ trung bình 270C

Vùng này chịu ảnh hưởng của gió mùa khô Do có 2 mùa mưa nắng cho nên khíhậu ở đây có những đặc điểm như sau :

Vào mùa mưa số ngày mưa thường xuyên, lượng mưa ngày trung bình tăng nhiệt

độ giảm và độ ẩm tăng

Khi thi công cần lưu ý đến thời gian của mùa khô vì nó ảnh hưởng lớn đến tiến

độ thi công

Trang 10

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU QUY MÔ CÔNG TRÌNH2.1 Phạm vi công trình

Khu vực này chưa phát triển về giao thông đường sắt Tuyến đường nối các vùngphát triển cây công nghiệp, hoa màu với các khu công nghiệp phía dưới tạo thuận lợicho việc phát triển kinh tế của tỉnh và giao thông giữa các tỉnh lân cận được mở rộnghơn

Tình hình dân cư có chiều hướng phát triển với nhiều vùng kinh tế mới đượcthành lập Dân số ngày càng đông

Đây là vùng miền núi, gần biên giới, vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự xã hộicần được quan tâm đúng mức

2.2 Các thông số kỹ thuật chủ yếu

2.2.2 Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường

 Chiều dài tuyến: 4705.43 m

 Mặt cắt ngang đường:

 Phần mặt đường rộng 7 m, độ dốc ngang 2%

 Phần lề đường :

 Phần lề gia cố rộng 1m, độ dốc ngang 4%

 Số lượng đường cong: 11 đường cong đứng, 6 đường cong nằm

 Kết cấu áo đường: 3 lớp

 Lớp 1: Bê tông xi măng dày 24 cm

 Lớp 2 : Đá dăm thâm snhaapj nhựa vữa xi măng dày 13 cm

 Lớp 3: Cấp phối thiên nhiên loại A dày 26 cm

2.2.3 Công trình trên tuyến

Cống

Trang 11

Được đặt mua tại công ty TNHH XDCT Hùng Vương có trụ sở chính: 630 – 632

Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, Tp Hồ Chí Minh

Thân cống

 Thiết kế theo tiêu chuẩn TCVN 9113-2012

 Dùng các đốt cống BTCT M300 đúc sẵn bằng phương pháp quay ly tâm, dài3m lắp ghép lại, móng cống lớp trên bằng bêtông M150 đá 1×2 dày 25cm, lớpdưới bằng bêtông M100 đá 4×6 dày 15cm và đệm cát phía dưới cùng 10cm,mối nối cống được phủ ngoài bằng bao tải phủ nhựa đường

Thượng hạ lưu:

Tường trước, tường cánh, thân hố ga bằng BT M150 đá 2×4 Móng tường trước,tường cánh lớp trên bằng bêtông M150 đá 1×2 dày 25cm, đệm cát phía dưới cùng10cm

Cọc tiêu, biển báo

Trang 12

Cọc tiêu được cắm tại những đoạn đường vào cầu và những đoạn đường cong.Biển báo phải cắm theo đúng quy định.

CHƯƠNG 3 BỐ TRÍ THI CÔNG TRÊN TUYẾN3.1 Điều kiện cung cấp vật liệu

Nguồn nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu như cát, đá, đất đắp nền rất sẵn và

phong phú tại khu vực do đó cần khai thác và tận dụng tối đa các loại vật liệu địaphương như vậy giá thành xây dựng tuyến sẽ giảm đáng kể do cự ly vận chuyển

Đất đắp xây dựng nền đường có thể lấy ở nền đường đào hoặc lấy ở các mỏ gần

vị trí tuyến

Các loại vật liệu khác như tre, nứa, gỗ, phong phú tiện lợi cho việc làm lán trại,cốt pha và các công trình phụ

Các vật liệu như ximăng, sắt, thép, gạch được vận chuyển từ đầu tuyến (tại A)

3.2 Giải pháp đường công vụ

Để vận chuyển vật liệu, nhân công, máy móc đến đoạn đang thi công; khi đi quacác đoạn đường đang thi công hay qua cầu đang thi công hoặc chưa có đường đi, taphải làm đường công vụ và cầu tạm để đảm bảo được giao thông Ngoài ra, tại các mỏđất đá mà đường đi không đảm bảo ta cần gia cố thêm để xe chở vật liệu, đất đá đi quađược

3.3 Bố trí mặt bằng thi công

Mặt bằng thi công được bố trí như sau:

 Láng trại : Được bố trí ngay tại đầu tuyến

 Công trình phụ : Bố trí gần láng trại công nhân để phục vụ nhu cầusinh hoạt và ăn uống của công nhân

 Nhà kho : Được bố trí ngay tại đầu tuyến gần với láng trạicông nhân để dễ bảo quản và quản lý

3.4 Láng trại và công trình phụ

Tận dụng các loại tre nứa, cây gỗ được khai thác tại chỗ để làm Cho các tổ côngnhân tự làm lấy Láng trại và công trình phụ phải được bố trí gần nguồn nước nhưsuối, nhưng phải đủ an toàn khi gặp mưa lớn không bị nước suối dâng cao Cần phải

đề phòng lũ quét gây nguy hiểm đến tính mạng và tài sản chung

Trang 13

CHƯƠNG 4 TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ TUYẾN ĐƯỜNG

4.1 Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng của từng phương án

4.1.1 Phương pháp dây chuyền

Đây là phương pháp thi công được sử dụng phổ biến hiện nay Theo phươngpháp này trong quá trình thi công được chia ra làm nhiều công đoạn có quan hệ chặtchẽ với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lý

Mỗi đơn vị đảm nhận một công tác có trang bị máy móc thiết bị cơ giới Mỗi đơn

vị chuyên nghiệp phải hoàn thành công việc của mình trước khi đơn vị chuyên nghiệpsau tiếp tục khai triển tới

 Ưu, nhược điểm của phương pháp

 Sớm đưa đường vào sử dụng, trình độ chuyên môn hóa cao, tận dụng hết năngsuất của máy móc

 Tạo điều kiện sử dụng máy móc có lợi nhất

 Trình độ công nhân được nâng cao, có khả năng tăng năng suất lao động ápdụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thi công

 Điều kiện áp dụng được phương pháp

 Khối lượng công tác phân bố tương đối đồng đều trên tuyến

 Phải định hình hóa các kết cấu phân phối và cung cấp vật liệu phải kịp thời,đúng tiến độ

 Chỉ đạo thi công phải kịp thời, nhanh chóng, máy móc thiết bị phải đồng bộ

4.1.2 Phương pháp tuần tự (phân đoạn)

Là phương pháp chia tuyến đường thành từng đoạn có khối lượng thi công xấp xỉnhau, một đơn vị thi công sẽ lần lượt hoàn thành tất cả các hạng mục công tác trongtừng đoạn, hết đoạn này đến đoạn khác theo một thứ tự xác định

 Ưu, nhược điểm của phương pháp

 Không yêu cầu tập trung nhiều máy móc, thiết bị

 Yêu cầu vốn lưu động nhỏ

 Dễ điều hành, quản lý, kiểm tra

 Ít chịu ảnh hưởng xấu của điều kiện thời tiết, khí hậu

 Thời gian thi công kéo dài

 Máy móc, nhân lực làm việc gián đoạn, làm tăng chi phí sử dụng máy, giáthành xây dựng tăng

 Phải di chuyển cơ sở, chỗ ăn ở của công nhân, cán bộ

 Không có điều kiện chuyên môn hóa

Trang 14

 Điều kiện áp dụng

 Chỉ áp dụng khi tuyến đường thi công ngắn, có khối lượng nhỏ

 Không khống chế về thời gian thi công

 Hạn chế về điều kiện cung cấp máy móc, vật liệu…

 Khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng

 Địa hình hiểm trở, chật hẹp

4.1.3 Phương pháp song song

Theo phương pháp này tuyến đường chia ra thành nhiều đoạn có khối lượng xấp

xỉ bằng nhau, mỗi đoạn giao cho một đơn vị thi công hoàn thành tất cả các hạng mụccông tác từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thiện

 Ưu, nhược điểm của phương pháp

 Rút ngắn được thời gian thi công

 Cho phép thi công công trình trong thời gian có thời tiết thuận lợi

 Các đội thi công không phải di chuyển nhiều

 Tiện cho việc phân cấp quản lý

 Khả năng sử dụng máy móc không cao

 Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc khó

 Chỉ đạo thi công, kiểm tra chất lượng phức tạp

 Vốn lưu động lớn

 Không có điều kiện chuyên môn hóa

 Không tận dụng được các đoạn đường hoàn thành để phục vụ xe thi công

 Điều kiện áp dụng

 Các tuyến đường dài, có khối lượng lớn

 Thời gian thi công yêu cầu nhanh, gấp

 Đủ điều kiện cung cấp máy móc

 Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đã hoàn tất

 Địa hình thuận lợi tập trung nhiều máy móc

4.1.4 Phương pháp thi công hỗn hợp

4.2 Kiến nghị chọn phương pháp thi công

Đơn vị thi công của địa phương có đầy đủ máy móc, nhân lực, cán bộ, kỹ sư cótrình độ chuyên môn cao Vật tư xây dựng được cung cấp đầy đủ và kịp thời, các cốngđều thiết kế theo định hình từ trong nhà máy được chuyên chở đến công trình để lắpghép

Khối lượng công tác được rải đều trên tuyến, không có khối lượng tập trung lớn

Trang 15

Từ việc phân tích các điều kiện trên ta thấy tổ chức thi công theo phương phápdây chuyền là hợp lý.

Trình tự các công việc gồm các công việc được xắp xếp theo thứ tự thực hiệnnhư sau:

Công tác chuẩn bị : Chuẩn bị mặt bằng thi công Sau đó tiến hành cắm cọc và dờicọc ra khỏi phạm vi thi công

Công tác làm cầu cống : Làm cầu và cống tại các vị trí có bố trí cống và cầu

Công tác làm nền đường: Gồm làm khuôn đường, đào vét hữu cơ và chuyên chởvật liệu đất đắp, đắp rồi san ủi và lu lèn Gia cố ta luy nền đắp và các tường chắn

Công tác làm kết cấu mặt đường : do đơn vị chuyên nghiệp phụ trách

Công tác hoàn thiện : Cắm biển báo, cọc tiêu và sơn hoàn thiện

Trang 16

CHƯƠNG 5 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Mục đích của công tác chuẩn bị là nhằm tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện côngtác xây dựng, áp dụng những kỹ thuật thi công tiên tiến, triển khai công tác một cáchnhịp nhàng trong thời kì đầu thi công

Công tác chuẩn bị thường được tiến hành theo hai giai đoạn:

 Giai đoạn đầu : Có nhiệm vụ chuẩn bị về hồ sơ kỹ thuật, tài vụ hợp đồng và cáctài liệu khác, đồng thời tiến hành các biện pháp tổ chức cần thiết để bắt đầu xâylắp và làm công tác chuẩn bị cho giai đoạn hai

 Giai đoạn hai : Chuẩn bị về tổ chức và kỹ thuật cho công trường, gọi là thời kìchuẩn bị thi công

 Việc hoàn thành công tác chuẩn bị là nhiệm vụ của đơn vị thi công Để chuẩn bịtriển khai công tác xây dựng cơ bản đựơc thông suốt nhịp nhàng, trong giaiđoạn thi công cần phải:

 Chuẩn bị mặt bằng xây dựng: Dọn sạch khu đất để xây dựng những công trìnhchính, các xí nghiệp và cơ sở sản xuất, chặt cây, đào bới, dời những công trìnhkiến trúc cũ… không thích hợp cho công trình mới

 Xây dựng nhà ở, nhà làm việc tạm thời

 Đặt đường dây điện thoại giữa công trường với các đơn vị thi công

 Cung cấp năng lượng, điện nước cho công trường

 Chuẩn bị máy móc, phương tiện vận chuyển và các phương tiện sửa chữa cácloại máy móc xe cộ đó

5.1 Cắm cọc định tuyến

Trước khi thi công ta phải đưa tuyến trên bình đồ ra thực địa, công việc này do tổtrắc địa đảm nhận Việc cắm tuyến có thể thực hiện bằng phương pháp đồ họa hay giảitích, sau đó dùng số liệu thu được cắm tuyến bằng máy trắc địa Các bước thực hiện:

 Xác định các mốc cao độ chuẩn của lưới dường chuyền quốc gia

 Lập lưới đường chuyền dọc theo tuyến xây dựng

 Xác định tọa độ của cọc trên tuyến

 Truy các cao độ của lưới đường chuyền quốc gia trên thực địa

 Cắm các cọc của lưới đường chuyền xây dựng

 Cắm các điểm khống chế trên tuyến

 Cắm các điểm chi tiết trên tuyến

Sau khi đưa tuyến ra thực địa, chúng ta xác định phạm vi dỡ bỏ chướng ngại vật,

di dời, giải tỏa

5.2 Chuẩn bị các loại nhà và văn phòng tại hiện trường

Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của thời kì chuẩn bị thi công là chuẩn bị nhàcửa tạm, gồm các loại công trình:

Trang 17

 Nhà ở của công nhân, cán bộ nhân viên phục vụ các đơn vị thi công.

 Các nhà ăn, nhà tắm

 Các nhà làm việc của ban chỉ huy công trường và các đội thi công

 Nhà kho các loại

 Nhà sản xuất để bố trí các xưởng sản xuất, trạm sửa chữa

Đối với tuyến ngắn ta nên xây dựng ta nên xây dựng văn phòng ở đầu tuyến, cònlại thì nên ở đầu và cuối tuyến

5.3 Chuẩn bị các cơ sở sản xuất

Cơ sở sản xuất ở công trường gồm cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và bán thànhphẩm, các xưởng sửa chửa cơ khí và bảo dưỡng xe máy… phục vụ quá trình thi công

và sản xuất Quy mô của chúng phụ thuộc vào nhu cầu phục vụ của nó

5.4 Chuẩn bị đường tạm

Khi xây dựng công trình giao thông có thể vận chuyển vật liệu xây dựng và bánthành phẩm, cấu kiện đúc sẵn theo các đường đã có sẵn, theo các đường tạm phục vụcho nhu cầu thi công

Đường tạm bao gồm: Đường công vụ và đường tránh

5.5 Chuẩn bị hiện trường thi công

5.5.1 Khôi phục cọc

 Khôi phục các cọc chủ yếu của tuyến

 Đo đạc kiểm tra và đóng thêm các cọc phụ

 Kiểm tra cao độ mốc

 Chỉnh tuyến nếu cần thiết

 Đặt các mốc cao độ tạm cho các vị trí đặc biệt trên tuyến như vị trí đặtcống, tường chắn…

 Xác định phạm vi thi công, di dời, giải tỏa

5.5.2 Dọn dẹp mặt bằng thi công

 Dọn sạch cỏ, bóc bỏ các lớp hữu cơ theo đúng qui trình tổ chức thi công

 Di dời mồ mả, nổ phá các hòn đá lớn

 Chặt những cây che khuất tầm nhìn

5.5.3 Đảm bảo thoát nước thi công

Luôn chú ý đến vấn đề thoát nước trong suốt quá trình thi công, nhất là thicông nền, tránh để nước đọng… bằng cách tạo các rãnh thoát nước, tạo độdốc bề mặt đúng quy định

Trang 18

5.5.4 Công tác lên khuôn đường

 Cố định những vị trí chủ yếu trên trắc ngang trên nền đường để đảm bảothi công đúng vị trí thiết kế

 Đối với nền đắp phải định cao độ tại tim đường, mép đường và chân taluy

 Đối với nền đào cũng tiến hành tương tự nền đắp nhưng các cọc định vịđược di dời ra khỏi phạm vi thi công

5.5.5 Thực hiện việc di dời các cọc định vị

Đối với ta luy đắp, cọc được dời đến vị trí mép ta luy

Đối với ta luy đào, cọc được dời đến cách mép ta luy đào 0.5 m

Trang 19

CHƯƠNG 6 CÔNG TÁC THI CÔNG NỀN6.1 Phương pháp thi công

6.1.1 Công tác chuẩn bị thi công nền

Đây là tuyến đường thiết kế mới, con đường bây giờ chưa hình thành, chưa có khuônđường, vì thế trước hết ta phải:

 Vạch định giới hạn đường: Sau khi khôi phục tuyến, tiến hành đo đạc dảiđất dành cho đường, ghi chú phần đất chiếm dụng thuộc đơn vị nào, tìnhhình canh tác và các công trình kiến trúc cần di chuyển, đồng thời bàngiao các thủ tục cho đơn vị phụ trách việc xử lý phá dỡ và chiếm dụng đất

 Lên khuôn nền đường: Trước khi thi công nền đường phải dựa vào cáccọc tim tuyến và bản vẽ thiết kế để đánh dấu mép lề đường trên thực địa,đánh dấu các vị trí cụ thể như chân taluy nền đắp, đỉnh taluy nền đào, rãnhbiên…

 Dùng máy đào tiến hành phá các gốc cây và dọn dẹp các tảng đá, tạo điềukiện để máy ủi thi công kết hợp với công nhân tạo hình dạng sơ bộ củanền đường

6.1.2 Tính toán máy móc, công nhân và thời gian chuẩn bị

 Từ điều AA.11214 định mức 1776: Phát rừng tạo mặt bằng bằng cơ giới cómật độ cây < 5 cây/100m2 Ta có tổ hợp máy móc và công nhân như sau:

 Nhân công 3/7: 0.418 công/100m2

 Máy ủi 140 Cv: 0.0249 ca/100m2

 Máy ủi 108 Cv: 0.0045 ca/100m2

 Diện tích con đường cần khai phá là: 8m x 4705.43=37846.44m2

 Số ca máy, nhân công cần thiết là

Nhân công 3/7:

37643.44 0.418

157.349 100

côngMáy ủi 140 Cv:

37643.44 0.0249

9.373 100

Ca

Với máy chính là Máy ủi 140 Cv, ta chọn 1 máy Thời gian chuẩn bị là 10 ngày

Từ đó cần 1 máy ủi 140 Cv và 16 công nhân

6.1.3 Biện pháp thi công đối với từng mặt cắt ngang cụ thể

Đối với nền đường đào chữ L

Trang 20

Dùng máy đào và máy ủi đào từ trên đỉnh xuống, sau đó ủi xuống ta luy âm Đốivới nền đào chữ U, dùng máy đào, máy ủi kết hợp với ôtô tự đổ vận chuyển đất đổ đi.

Đối với nền đắp

San ủi bằng máy san kết hợp với nhân lực, chiều dày mỗi lớp san rải 20-30 cm,sau đó lu lèn bằng máy lu bánh cứng đạt độ chặt K=0.98

Đối với những đoạn địa chất là đá

Dùng phương pháp nổ mìn kết hợp với nhân lực để đào

6.1.4 Yêu cầu về sử dụng vật liệu

Vật liệu sử dụng làm nền đương phải tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế, phải đượckiểm tra kỹ về thành phần hạt, độ nhiễm bẩn, kích thướt hạt Đồng thời phải đảm bảođúng các tính chất cơ lý của đất tại thời điểm sử dụng, tránh trình trạng vật liệu có độ

ẩm quá cao( chẳng hạn khi chở vật liệu bị mưa)

Đối với nền đường đào, lớp trên cùng là lớp sét màu nâu đỏ có cường độ tốt nên

có thể dùng làm nền hạ Cần chú ý loại bỏ hoàn toàn các gốc cây, rễ cây và xác thựcvật cũng như lớp hữu cơ

Đối với nền đắp, phải cố gắng chọn vật liệu đất đá có chất lượng tốt tại chỗ đểđắp nền đường và tiến hành đầm chặt theo yêu cầu qui định để nền đường ổn định và ítbiến dạng

Để tiết kiệm đầu tư và chiếm dụng ít đất ruộng, thường phải tận dụng nền đào vàcác công trình phụ thuộc hoặc tại các hố lấy đất tại các vùng đất trống đồi trọc… làmđất đắp nền

6.1.5 Yêu cầu về công tác thi công

Để nền đường có tính năng sử dụng tốt, vị trí, cao độ, kích thước mặt cắt, quicách vật liệu, chất lượng đầm nén hoặc sắp xếp đá của nền đường phải phù hợp với hồ

sơ thiết kế và các qui định hữu quan trong qui phạm kỹ thuật thi công Yêu cầu này có

ý nghĩa là phải làm tốt công tác lên khuôn đường phục vụ thi công, phải chọn vật liệu

sử dụng một cách hợp lý, phải lập luận và hoàn chỉnh qui trình thao tác kỹ thuật thicông và chế độ kiểm tra nghiệm thu chất lượng

Chọn phương pháp thi công thích hợp tùy theo điều kiện địa hình, tình huống đàođắp, loại đất đá, cự ly vận chuyển, thời hạn thi công và công cụ thiết bị phải điều phối

sử dụng nhân lực máy móc một cách hợp lý

Các hạng mục công tác xây dựng nền đường phải phối hợp chặt chẽ, công trìnhnền dường cũng phải phối hợp tiến độ với các công trình khác và tuân thủ sự bố trí sắp

Trang 21

xếp thống nhất về tổ chức, kế hoạch thi công của toàn bộ công việc xây dựng đườngnhằm hoàn thành nhiệm thi công đúng hoặc trước thời hạn.

Thi công nền đường phải quán triệt phương châm an toàn sản xuất, tăng cườnggiáo dục về an toàn phòng hộ, qui định các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn

6.2 Điều phối đất

6.2.1 Xác đinh khối lượng đào đắp

Dựa vào bảng diện tích đào đắp ta tiến hành tính toán cộng dồn cho từng cọc100m

Cần xác định

 Khối lượng riêng phần đào tại mặt cắt ngang đó

 Khối lượng riêng phần đắp tại mặt cắt ngang đó

 Khối lượng đào hay đắp chung cho mặt cắt đó (để vẽ đường cong tích luỹ)

 Ngoài ra còn có khối lượng đào lớp hữu cơ

Bảng khối lượng đào đắp của tuyến

Trang 24

6.2.2 Vẽ đường cong luỹ tích

Dựa vào bảng tổng hợp khối lượng đào đắp, ta vẽ được đường cong tích luỹ như sau:

Ở mỗi cọc Bi ta tính 1

i j j

V

, từ đó xác định tung độ của đường cong tích luỹ tại cọc Hi

Trang 27

Tiến hành điều phối trên đường cong luỹ tích.

6.2.3 Điều phối ngang

Yêu cầu:

 Chiếm ít nhất đất trồng trọt nhất

 Khi lấy đất thùng đấu để đắp nền đường cao, hoặc khi đào bỏ đất ở nhữngnơi nền đường sâu, phải tận dụng lấy đất hoặc đổ đất về cả hai bên để rútngắn cự ly vận chuyển ngang

Trang 28

 Khi đào nền, đào và đổ đất thường về cả 2 bên taluy đào, trước hết phảiđào các lớp phía trên đổ ra 2 bên, sau đó đào các lớp phía dưới và đổ vềphía địa hình thấp; nếu địa hình cho phép có thể mở cửa khẩu về phíataluy thấp để vận chuyển đất thừa đổ đi.

 Khi đắp nền đường bằng đất lấy ở thùng đấu hai bên đường thì trước tiênlấy đất ở thùng đấu phía thấp đắp vào các lớp dưới, rồi lấy đất ở thúng đấuphía cao đắp các lớp trên Nếu độ dốc ngang của địa hình khá dốc thì tậndụng lấy đất ở phía cao

 Cự ly vận chuyển ngang trung bình bằng khoảng cách giữa các trọng tâmphần đào và phần đắp Ở đây, ta có thể lấy trung bình là 11km

Bảng điều phối ngangĐoạn Chiều dài(m) Ltb (km) Khối lượng (m3)

Trang 29

6.2.4 Phân chia phân đoạn

Thi công nền được chia làm 9 đoạn thi công như trong bản vẽ điều phối đất

Khối lượng công việc trong từng đoạn như sau

Lý trình Công tác lượng (mTổng khối3)

Cự lytrungbình(m)

Đội thựchiện

Trang 30

km 2+642 → 3+108 Điều phối 2529.3182 281.5 II Đoạn 8

 Chọn máy chính trước, máy phụ sau

 Máy chính thực hiện các công tác chính với khối lượng lớn, còn máy phụthực hiện các công tác phụ với khối lượng nhỏ Máy phụ phải phát huy tối

đa công suất máy chính

 Phải xét tổng hợp các vấn đề sau

 Tính chất thi công

 Điều kiện thi công

 Điều kiện thiết bị máy móc hiện có

 Phải so sánh kinh tế - kỹ thuật tổng hợp

 Từ đó ta đưa ra các nhận xét sau

 Nếu là đào bỏ đi thì chọn máy đào, vì máy đào là máy đa năng rất cần chocông trường Nhưng cần kết hợp với máy ủi và ôtô

 Nếu đắp hoàn toàn thì dùng ôtô kết hợp với máy ủi và máy san

 Nếu cự ly vận chuyển trung bình nhỏ hơn 100m thì dùng máy ủi

 Nếu cự ly vận chuyển trung bình lớn hơn 100m và nhỏ hơn 500m thì dùngmáy cạp đào và vận chuyển

 Nếu cự ly vận chuyển trung bình lớn hơn 500m thì dùng máy đào kết hợpvới ôtô tự đổ

6.2.5.2 Chọn máy phụ

Tổ hợp máy phụ phải có máy san, máy lu, xe tưới nước (nếu cần) và máy ủi (nếumáy chính chưa có máy ủi)

Trang 31

Đối với máy chính là máy ủi: có thể dùng máy phụ là máy san, máy lu, xe tướinước.

Đối với máy chính là máy xúc chuyển: có thể dùng máy phụ là máy ủi (kéo),máy san (ủi), xe tưới nước

Đối với máy chính là máy đào thì máy phụ là ôtô, máy ủi, máy lu, máy san và xetưới nước nếu cần

Dựa vào năng suất định mức, ta xác định năng suất của các máy phụ cần để đắpđất nền đường để đạt độ chặt K= 0.98

6.2.5.3 Tính toán ca máy và thời gian thi công

Sau khi chọn máy, ta có được công suất trung bình thực tế của máy (có kể đếnthời gian chờ đợi máy khác, thời gian thợ máy bảo dưỡng là 1 giờ,…) Từ đó tính đượcthời gian thi công cần thiết, số ca máy cần thiết (1 ca = 8h)

Thời gian thực hiện công việc được tính cho máy chính, rồi từ đó tính ngược lại

số lượng máy phụ và số công nhân cần thiết để cùng làm với máy chính cũng trongthời gian đó

Tính toán ta có được bảng kết quả ca máy và thời gian thi công như sau

Ngày đăng: 19/01/2020, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w