Bài viết Giá trị thang điểm alvarado và siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở trẻ em có mục tiêu nhằm xác định giá trị thang điểm alvarado và siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.
Trang 1GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM ALVARADO VÀ SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ EM
Phạm Thị Minh Rạng*, Phạm Lê An**
TÓM TẮT
Mở đầu: Viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất Tiêu chuẩn vàng để
chẩn đoán là giải phẫu bệnh nhưng không thể có trước phẫu thuật Việc chẩn đoán sớm và chính xác vẫn còn là một thách thức lớn đối với các nhà ngoại khoa, đặc biệt đối tượng bệnh nhân là trẻ em
Mục tiêu: Xác định giá trị thang điểm Alvarado và siêu âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở trẻ em Phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loạt ca, tiền cứu
Kết quả: Trong 595 trẻ có triệu chứng đau bụng cấp nghi VRT đủ tiêu chuẩn đưa vào nhóm nghiên
cứu Có 395 (66, 4%) trẻ được mổ cấp cứu cắt ruột thừa và 200 (33,6%) không mổ Có 497 trường hợp được làm siêu âm Trung bình điểm số ALVARADO tăng dần và phân nhóm Alvarado 7-9 cao hơn hẳn ở nhóm có dấu hiệu lâm sàng gợi ý như đề kháng thành bụng, phản ứng dội, co cứng thành bụng, siêu âm nghĩ đến VRT, chỉ định phẫu thuật, VRT có biến chứng trên phẫu thuật và trên GPB so với các nhóm còn lại Điểm số Alvarado có khả năng phân cách tốt nhóm có và không có chỉ định phẫu thuật Trẻ được phẫu thuật thì kết quả phẫu thuật VRT có biến chứng như VPM, abcès RT, VRT mủ thuộc nhóm Alvarado 7-9 cao hơn kết quả phẫu thuật VRT cấp, tương tự vậy với kết quả giải phẫu bệnh Ngoài ra, nhóm có kết quả GPB ruột thừa bình thường thuộc nhóm Alvarado 1-4 cao hơn nhóm có kết quả GPB VRT các thể có ý nghĩa thống kê Điểm Alvarado càng cao tỉ lệ mổ trắng càng giảm Khi tính toán độ nhạy và độ đặc hiệu, lập bảng diện tích dưới đường cong ROC chúng tôi thấy điểm cắt là 7 điểm, OR điểm số Alvarado trên 7 là 48,01 (11,73–196,31), OR điểm số Alvarado trên 7 hiệu chỉnh 3,35 (1,53 - 7,3) Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác với mốc 7 điểm theo thứ tự là 68,7%, 87,5%, 89%, 65,4%, 62,1% và tỉ lệ mổ trắng là 10,6% Thử nghiệm siêu âm bụng chẩn đoán VRT cấp trẻ em có độ nhạy
là 52, 8%, độ đặc hiệu là 71, 8%, giá trị tiên đoán dương là 94, 6%, giá trị tiên đoán âm là 14% và độ chính xác là 54, 7%, OR của siêu âm bụng 8, 4 (4,9-14,28), OR hiệu chỉnh LR của siêu âm bụng 6, 41 (1,
17 – 3, 52) Tỷ lệ chẩn đoán dương khi có Alvarado trên 7 và siêu âm nghi VRT phù hợp kết quả GPB VRT 94,9%
Kết luận: Điểm số Alvarado rất có giá trị trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp ở trẻ em Siêu âm có giá
trị hỗ trợ chẩn đoán Khi kết hợp 2 yếu tố điểm số Alvarado và siêu âm bụng sẽ làm tăng tỷ lệ chẩn đoán dương lên 94,9%
Từ khóa: Thang điểm Alvarado trong viêm ruột thừa, siêu âm trong viêm ruột thừa
ABSTRACT
ASSESSMENT THE VALIDITY AND ACCURACY OF ALVARADO SCORING SYSTEM AND THE
INCORPORATION WITH ULTRASOUND IN DIAGNOSIS OF APPENDICITIS
Pham Thi Minh Rang, Pham Le An
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 16 - Supplement of No 1 – 2012: 96 - 101
Acute appendicitis is one of common surgical problems in emergencies Diagnosis of appendicitis is
* Bệnh viện Nhi Đồng 2 ** Trung tâm Bác sĩ Gia Đình- Đại Học Y Dược TP HCM
Tác giả liên lạc: BS Phạm Thị Minh Rạng ĐT: 0907476727 Email: minhrangpham@yahoo,com,vn
Trang 2confirmed by gold standard test in histopathology after surgery Early and exact diagnosis which cases are appendicitis is still challenge to surgeons, especially patients are children
Objective: To determine the validity and the accuracy of Alvarado scoring system and incorporating
ultrasound in diagnosis of acute appendicitis
Design: Prospective study and description of cases
Results: Total 595 patients were included in the study, which included 395 (66.4%) children operated, 200
(33.6%) children discharged and 497 children were examined by ultrasound Scores are high in groups of having signs and symptoms related to appendicitis such as rebound tenderness, abdominal distention, appendicitis on ultrasound, decision of operation, complicated appendicitis on both surgery and histopathology Percentage of Alvarado score of 7-9 is high obviously in above groups, Alvarado score can classified patients into 2 groups which should or should not be operated, In cases of operation Alvarado score is higher in peritonitis, abscess and complicated cases than in uncomplicated case The results are similar to those in histopathology Alvarado score is higher, the operation with normal appendix is lower The cut-off point of Alvarado score is 7, OR of Alvarado score more than 7 is 48.01 (11.73–196.31), OR of corrected Alvarado score more than 7 is The sensitivity, specificity, positive predictive value, negative predictive value, accuracy and negative appendicectomy rate in order is 68.7%, 87.5%, 89%, 65.4%, 62.1% and 10,6% The results with appendicitis on ultrasound is 37,2% and uninflammation of appendices is 62,8% Compare to the result on surgery, positive ultrasound in group of acute appendicitis is 32.7%, 50.6% in group of appendicitis with pus, 57.2% in group of peritonitis and 75% in abscess group In group of uninflammation, positive results are 10.8% (pseudo positive value is 10,8%) With positive result on ultrasound, negative appendicectomy rate is 5.4%, with negative result, it is 14% The sensitivity, specificity, positive predictive value, negative predictive value and accuracy of ultrasound in order is 52.8%, 71.8%, 94.6%, 14% and 54.7%, OR is 8.4 (4.9–14.28), corrected OR is 6.41 (1.17–3.52) The proportion
of diagnostic appendicitis in pathology with the incorporation between Alvarado more than 7 and suspected appendicitis in ultrasound is 94.9%
Conclusion: This scoring system is useful, easy, simple and cheap complimentary aid for supporting the
diagnosis of acute appendicitis in children especially for junior surgeons Ultrasonology is valued, too Combining two these tools in diagnosis is much better We should use Alvarado score and ultrasound routinely for all children presenting to the examinating room with pain in right lower quadrant of abdomen suspected appendicitis
Keywords: Appendicitis, Alvarado scoring system in appendicitis, Ultrasound in appendicitis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một phần ba trường hợp đau bụng cấp ở trẻ
em là viêm ruột thừa, đó là một trong những
cấp cứu ngoại khoa thường gặp nhất Chẩn
đoán chính xác VRT được cải thiện qua việc áp
dụng một số xét nghiệm như bạch cầu, CRP
trong máu, CT, MRI, siêu âm bụng và thang
điểm Hệ thống điểm giúp chẩn đoán chính xác
hơn bệnh lý viêm ruột thừa và bảng điểm
Alvarado đã được chấp nhận trong thực hành
ngoại khoa ở người lớn Ở trẻ em, một số nghiên
cứu cho thấy thang điểm Alvarado có thể có ích
nhưng làm trên số lượng bệnh nhi nhỏ, các
nghiên cứu khác thực hiện cả trẻ em và người lớn Bảng điểm Alvarado phát triển ở các nước phương Tây Nghiên cứu này nhằm xác định giá trị của thang điểm Alvarado như thế nào ở trẻ
em Việt Nam trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
Mục tiêu cụ thể
1 Xác định giá trị thang điểm Alvarado trong chẩn đoán VRT cấp trẻ em: điểm cắt, độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán, OR tỉ lệ
mổ đúng viêm ruột thừa trên lâm sàng và có đối chiếu giải phẫu bệnh
2 Xác định giá trị siêu âm bụng trong chẩn
Trang 3đoán VRT cấp trẻ em: độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị tiên đoán, OR, tỉ lệ mổ đúng viêm
ruột thừa trên lâm sàng và có đối chiếu GPB
3 Xác định tỉ lệ chẩn đoán đúng VRT khi phối
hợp thang điểm Alvarado và siêu âm trong
chẩn đoán viêm ruột thừa
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hàng loạt ca, tiền cứu
Đối tượng nghiên cứu
Dân số chọn mẫu
Các trường hợp đau bụng cấp nghi ngờ
viêm ruột thừa ở trẻ em ≤ 15 tuổi điều trị tại
Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 10/2010 đến
tháng 5/2011
Cỡ mẫu
Toàn bộ trường hợp đau bụng cấp nghi
ngờ viêm ruột thừa trong khoảng thời gian
nghiên cứu
Tiêu chí chọn mẫu
Tiêu chí đưa vào
Trẻ nhỏ hơn 15 tuổi có đau bụng cấp nghi
ngờ viêm ruột thừa, nhập viện Bệnh viện Nhi
Đồng 2 từ tháng 10/2010 đến tháng 5/2011
Tiêu chí loại ra
Có khối u vùng hố chậu phải hoặc ổ bụng
Các bệnh lý phẫu thuật khác nhưng có cắt luôn
ruột thừa Các bệnh khác cũng đau hố chậu phải
được biết trước đó như sỏi bàng quang, niệu
quản, viêm tai vòi, u nang buồng trứng… Đau
hố chậu phải do chấn thương, do thoát vị, Chậm
phát triển tâm thần Không đồng ý mổ Không
có chẩn đoán mô học cuối cùng Bệnh hệ thống,
bệnh thoái hóa, Siêu âm được thực hiện trước đó
vì lý do khác
Công cụ thu thập và cách thức tiến hành
Chọn tất cả trẻ nhỏ hơn 15 tuổi bị đau
bụng cấp nghi ngờ viêm ruột thừa đến khám
tại phòng khám Ngoại bệnh viện Nhi Đồng 2
Kết quả giải phẫu bệnh của ruột thừa là tiêu
chuẩn vàng
Xử lý và phân tích số liệu
Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm Epi-info 3,1 và SPSS 11,0 for win Với biến số rời chọn phép kiểm Phi tham số, với biến số liên tục chọn phép kiểm Anova, Đường cong ROC được phân tích để xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán, giá trị cut-off (điểm cắt) và độ chính xác tối ưu được xác định bằng diện tích dưới đường cong ROC của bảng điểm và các giá trị cận lâm sàng, Sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê khi giá trị p ≤ 0, 05
Độ tin cậy của bảng điểm Alvarado và siêu
âm được đánh giá bằng tỉ lệ mổ trắng, giá trị tiên đoán dương, độ chính xác, giá trị tiên đoán
âm, độ nhạy, độ đặc hiệu, OR và OR hiệu chỉnh
có đối chiếu giải phẫu bệnh
KẾT QUẢ Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Có 595 trẻ có triệu chứng đau bụng cấp nghi VRT Trong đó có 395 (66,4%) trẻ được mổ cấp cứu cắt ruột thừa và 200 (33,6%) trẻ theo dõi và không mổ Có 385 trẻ nam (64,7%) và 210 trẻ nữ (35,3%) Tuổi trung bình của nam là 95,99 tháng
và nữ là 97,68 tháng Tuổi trung bình cho cả 2 giới trong nhóm nghiên cứu là 96,59 tháng (8 tuổi), chủ yếu ở nội thành (65%), kế đến là tỉnh (24%), ngoại thành (11%) Bệnh nhân thường đến sớm trong vòng 24 giờ đầu (72%) Đến sau ngày thứ 2 cũng khá nhiều (28%), trong đó đến sau 48 giờ hơn phân nửa Chủ yếu đau ở hố chậu phải (86%), kế đến là đau khắp bụng (8%) Triệu chứng thường gặp nhất là vừa ói và sốt (37,5%), 98,7% có đau hố chậu phải, 82,5% không có phản ứng dội, 96,8% không có bụng kém di động Đề kháng thành bụng 67,2% Vẻ mặt nhiễm khuẩn, chiếm 10,4% và 98% trẻ vào viện không phát hiện có dấu hiệu co cứng thành bụng Trẻ đau bụng có 33,8% sử dụng thuốc trước khi nhập viện và 16,0% trẻ đau bụng có dùng thuốc hạ sốt trước nhập viện Có siêu âm chẩn đoán ngay khi nhập viện 83,5% Siêu âm không nghĩ VRT 62,8%, 46% thuộc phân nhóm điểm Alvarado từ 7-9
Trang 4Giá trị thang điểm alvarado
Bảng 1: Phân bố trung bình điểm số Alvarado với kết quả phù hợp giải phẫu bệnh
Phân bố trung bình điểm số Alvarado với kết quả
Trung bình ± Độ lệch chuẩn khoảng tin cậy 95%
ANOVA F TEST
ĐIỂM SỐ ALVARADO
Phẫu thuật có phù hợp GPB 355 6,9634 ± 1,33035
(6,8245 - 7,1022)
387,359
P < 0,001 Phẫu thuật không phù hợp
GPB
240 4,5625 ± 1,63265
(4,3549 - 4,7701)
Trung bình điểm số Alvarado trong nhóm
kết quả có phù hợp giải phẫu bệnh cao hơn
nhóm không phù hợp giải phẫu bệnh có ý nghĩa
thống kê Anova F test P <0, 05
Đường cong Roc với các giá trị thang điểm, bạch cầu và CRP
Diện tích dưới đường cong Khoảng tin cậy 95%
Tỉ lệ lệ mổ trắng chung = 10, 6% Tỷ lệ mổ
trắng trong nhóm 1-4 điểm = 40% cao hơn VRT
cấp và VRT có biến chứng có ý nghĩa thống kê
chi bình phương P <0,001 Phân nhóm điểm
Alvarado càng cao tỉ lệ mổ trắng càng giảm, OR
điểm số Alvarado trên 7 là 48, 01 (11, 73 – 196,
31), OR điểm số Alvarado trên 7 hiệu chỉnh 3, 35 (1, 53 - 7, 3) Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, độ chính xác với mốc 7 điểm theo thứ tự là 68, 7%, 87, 5%, 89%, 65, 4%, 62, 1% và tỉ lệ mổ trắng là 10, 6%
Trang 5Giá trị của siêu âm(1,3)
Bảng 2: Liên quan phân nhóm siêu âm và phân nhóm Alvarado
Liên quan phân nhóm siêu âm
và phân nhóm Alvarado
phương
Phân nhóm
Alvarado
P< 0,001
% trong phân nhóm 1-4 điểm 17,5% 82,5%
% trong phân nhóm 5-6 điểm 31,8% 68,2%
% trong phân nhóm 7-9 điểm 49,4% 50,6%
Bảng 4: Liên quan giữa kết quả siêu âm và kết quả phù hợp GPB
Kết quả phù
hợp với GPB
có phù hợp
p < 0,001
or
= 7,006
tỉ lệ phần trăm trong nhóm có kq phù hợp
GPB
52,7% 47,3%
không phù hợp
tỉ lệ phần trăm trong nhóm có kq không
phù hợp GPB
13,7% 86,3%
Liên quan giữa điểm số alvarado với siêu âm trong chẩn đoán VRT
Bảng 5: Liên quan giữa kết quả siêu âm với phân nhóm Alvarado và kết quả phẫu thuật
Liên quan giữa kết quả siêu âm với phân nhóm Alvarado
và kết quả phẫu thuật
Kết quả Phẫu thuật
Chi bình phương Không phẫu
thuật
Có phẫu thuật
có
VRT/SA
phân nhóm
Alvarado
1-4 điểm
p < 0,001 phần trăm trong phân nhóm 1-4 điểm 50,0% 50,0%
5-6 điểm
phần trăm trong phân nhóm 5-6 điểm 16,0% 84,0%
7-9 điểm
phần trăm trong phân nhóm 7-9 điểm ,9% 99,1%
Bảng 6: Mối liên quan giữa phân nhóm Alvarado với kết quả siêu âm và kết quả phẫu thuật phù hợp GPB
Liên quan giữa phân nhóm điểm Alvarado với kết quả siêu âm và kết quả
phẫu thuật phù hợp kết quả giải phẫu bệnh
Kết quả GPB phù hợp với
phương
Có phù hợp Không phù hợp
có
VRT/
SA
phân nhóm Alvarado
p < 0,001 phần trăm trong nhóm 1-4 điểm 38,9% 61,1%
phần trăm trong nhóm 5-6 điểm 80,0% 20,0%
phần trăm trong nhóm 7-9 điểm 94,9% 5,1%
BÀN LUẬN
Giá trị của thang điểm Alvarado(2,4,5,5)
Trong nghiên cứu, khi trẻ có chỉ định phẫu
thuật và có kết quả giải phẫu bệnh phù hợp kết
quả phẫu thuật có trung bình điểm số Alvarado cao hơn trong nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê Điểm số Alvarado tăng cao phù hợp với chẩn đoán VRT Ngoài ra, chúng tôi cũng thấy trong từng phân nhóm phẫu thuật và từng phân
Trang 6nhóm giải phẫu bệnh thì điểm Alvarado cao
hơn rất nhiều ở nhóm VRT có biến chứng như
mủ, ápxe và VPM so với VRT cấp và cao hơn
nhóm có kết quả GPB bình thường có ý nghĩa
thống kê Cho nên, điểm Alvarado càng cao
càng dễ nghĩ đến chẩn đoán VRT và bệnh càng
nặng và càng đúng với giải phẫu bệnh
Chúng tôi nhận thấy diện tích dưới đường
cong ROC của điểm số Alvarado cao, như vậy
điểm số Alvarado có khả năng phân cách tốt hai
nhóm phẫu thuật có và không có viêm ruột thừa
với điểm cắt ≥7 Khi phân tích độ nhạy và độ
đặc hiệu của điểm Alvarado chúng tôi cũng
thấy ở điểm số Alvarado ≥7 có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao Tương tự như vậy với kết quả giải
phẫu bệnh và kết quả GPB phù hợp kết quả
phẫu thuật Vì vậy, điểm số cao ≥7 rất có ý nghĩa
trong chẩn đoán VRT Khi so sánh với các tác
giả thực hiện ở trẻ em, chúng tôi thấy độ nhạy
của chúng tôi là 68, 7% trong khi đó của Mattioli
là 77%, của Goldin là 87% và của Macklin là
76,3% đều cao hơn của chúng tôi nhưng độ đặc
hiệu của chúng tôi là 87,5% là thấp hơn của
Mattioli nhưng cao hơn của 2 tác giả còn lại là
Goldin và Macklin là 59% và 78,8% Giá trị tiên
đoán dương của chúng tôi là 89% cao hơn của
Goldin một chút là 83% Tỉ lệ mổ trắng của
chúng tôi là 10,6% trong khi đó của Goldin và
Macklin là 17,5% và 11,6% cao hơn của chúng
tôi Các giá trị khác nhau giữa các tác giả và
chúng tôi có lẻ trước hết do số lượng mẫu
nghiên cứu Các tác giả nghiên cứu số lượng
nhỏ còn chúng tôi có số mẫu nghiên cứu lớn
Ngoài ra, thiết kế nghiên cứu cũng có khác nhau
giữa các tác giả
Giá trị của siêu âm
So với y văn độ nhạy của siêu âm bụng
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn 52,8%
và độ đặc hiệu thấp hơn so với các tác giả khác
chỉ có 71,8% Trong nghiên cứu của chúng tôi
giá trị tiên đoán dương khá cao là 94,6% Giá trị
tiên đoán dương cao và độ đặc hiệu tương đối
cao cho thấy siêu âm bụng cũng có giá trị trong
chẩn đoán VRT phù hợp với kết quả các tác giả
khác
Giá trị của thang điểm phối hợp với siêu
âm trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
Nếu điểm số Alvarado 7-9 và siêu âm bụng dương tính thì cho kết quả phẫu thuật phù hợp với giải phẫu bệnh rất cao lên tới 94, 9% và siêu
âm bụng âm tính thì kết quả phù hợp khá cao là
82, 5%, Như vậy có sự chệnh lệch về độ chính xác khi có siêu âm bụng cho nên một lần nữa xác định giá trị của siêu âm bụng cũng như độ phù hợp với giải phẫu bệnh cao chứng minh giá trị của thang điểm trong chẩn đoán VRT tương
tự như kết quả trong đa số các nghiên cứu thấy
ở người lớn
KẾT LUẬN
1 Thang điểm Alvarado có giá trị và chính xác trong chẩn đoán VRT cấp trẻ em với điểm cắt trên 7
2 Giá trị của siêu âm: Siêu âm bụng âm tính không phải là không có VRT mà có gần ½ là có VRT
3 Giá trị khi phối hợp các yếu tố: Khi kết hợp 2 yếu tố điểm số Alvarado và siêu âm bụng
sẽ làm tăng giá trị chẩn đoán VRT cấp ở trẻ em
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ackerman SJ, Irshad A, Anis M (2010), “Ultrasound for pelvic
pain II: Nongynecologic causes”, Ultrasound Clin, Vol 5, pp
233-243
2 Armstrong C (2010), “ACEP releases guilines on evaluation of
suspected acute appendicitis”, Amer Family Physian, Vol 81, No
8, pp 1043-1044
3 Bertolotto M, Catalano O (2009), “Contrast-enhanced
ultrasound: past, present and future”, Ultrasound Clin, Vol 4, pp
339-367
4 Chong CF, Adi WIW, Thien A et al, (2010), “Development of the RIPASA score: a new appendicitis scoring system for the
diagnosis of acute appendicitis”, Singapore Med, 51 (3): pp
220-225
5 Đào Trung Hiếu (2009), “Viêm ruột thừa cấp”, Phác đồ điều trị
Nhi Khoa BV Nhi Đồng 1, Nhà xuất bản Y Học, trang 741-743
6 Ebell M (2008), “Diagnosis of Appendicitis: part I, History and
physical examination”, Amer Family physician, 77 (6), pp
828-830