- Tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp:
2.2.6. Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch, công khai về vốn ODA cho các
nhà tài trợ và hạn chế tổn thất lãng phí và thất thoát vốn ODA.
*Xây dựng hệ thống thông tin minh bạch
Tất cả thông tin về thu hút và sử dụng vốn ODA là yếu tố quan trọng trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn này. Thông tin chính xác sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý sử dụng ODA cũng như tạo được niềm tin với các nhà tài trợ để họ tiếp tục cung cấp vốn ODA trong thời gian tiếp theo. Ngoài ra thông tin đầy đủ, chính xác sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn. Khi thông tin về vốn ODA không xác thực và cập nhật sẽ đồng thời làm giảm niềm tin của các nhà tài trợ vào khả năng quản lý của các cơ quan quản lý Nhà Nước cũng như về việc sử dụng đồng thời tài trợ đúng mục đích. Vì vậy, thiết lập hệ thống thông tin hữu hiệu về ODA cho Quỹ ủy thác Lâm nghiệp rất cần thiết. Phải cung cấp một cách chi tiết thông tin về ODA cam kết và giải ngân cho Quỹ ủy thác Lâm nghiệp (số vốn, thời gian thực hiện dự án, tiến độ giải ngân) theo lĩnh vực cụ thể (hạ tầng nông thôn, y tế nông thôn, giáo dục nông thôn…), theo vùng (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên) theo nhà tài trợ, định hướng ưu tiên, chiến lược thu hút và sử dụng ODA trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Quỹ phải xây dựng hệ thống cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật, các qui định, các quy chế trong quản lý và sử dụng ODA nói chung và của Qũy ủy thác Lâm nghiệp nói riêng. Cung cấp thông tin về các điều ước hợp tác phát triển, về quy chế và các biên bản ghi nhớ mà Quỹ ủy thác Lâm nghiệp đã kí kết với nhà tài trợ. Bên cạnh đó, cung cấp thông tin về quy trình thủ tục ODA , đặc
điểm, nguyên tắc, quy định của các nhà tài trợ cung cấp vốn ODA cho lĩnh vực lâm nghiệp.
Không chỉ vậy còn phải cập nhật và công bố trên website của Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp và Tổng cục Lâm nghiệp về cơ sở dữ liệu các dự án ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013-2020. Cần thường xuyên cập nhật trang web FSSP/TFF. Các trang web sẽ có ích cho việc tiếp thị của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp nếu được cập nhật thường xuyên, và cũng được tiếp thị hơn với thông tin về những câu chuyện thành công cũng như là tài liệu tham khảo về các dự án hoàn thành tốt, nhấn mạnh cách làm việc của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp (thủ tục đáng tin cậy, tuân thủ thông lệ quốc tế cũng như các quy định của Chính phủ Việt Nam). Phải cung cấp một cách chi tiết thông tin về ODA cam kết và giải ngân cho nông nghiệp và phát triên nông thôn (số vốn, thời gian thực hiện dự án, tiến độ giải ngân) theo lĩnh vực cụ thể, theo vùng (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên) theo nhà tài trợ, định hướng ưu tiên, chiến lược thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cung cấp thông tin liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật, các qui định, các quy chế trong quản lý và sử dụng ODA nói chung và của Qũy ủy thác Lâm nghiệp nói riêng.
*Hạn chế tổn thất và thất thoát vốn ODA
Để hạn chế tổn thất và thất thoát vốn ODA, tại Quỹ ủy thác Lâm nghiệp, cơ chế chính sách quản lý ODA chưa đồng bộ và còn nhiều bất hợp lý sẽ gây cản trở trong hoạt động của các dự án vừa tạo ra kẽ hở trong quản lý của Quỹ sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Hành lang pháp lý chưa có tính ổn định cao, phân cấp chưa rõ ràng, chưa có sự thống nhất, đồng bộ với nhau, thông tin không được cập nhật kịp thời dẫn đến việc hiểu và thực hiện chính sách bị sai lệch, gây chậm trễ trong quá trình triển khai và tạo ra thắc mắc cho các nhà tài trợ. Việc tổn thất và lãng phí vốn ODA rất dễ xảy ra, điều đó tạo ra hình ảnh xấu của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp đến nhà tài trợ, cần có những các giải pháp cụ thể, cấp bách về chống lãng phí tổn thất vốn ODA tại Quỹ ủy thác Lâm nghiệp như cần đề ra các nguyên tắc lựa chọn dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA, tránh đầu tư dàn trải, phân tán không hiệu quả, không đúng thời gian quy định và kiên quyết từ chối các khoản ODA vay xét thấy không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp do bị chi phối bởi các yếu tố ràng buộc.
Quỹ ủy thác Lâm nghiệp nên tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách quản lý của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp đối với nguồn vốn ODA theo hướng giảm bớt những bất cập hiện tại nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả sử dụng vốn của các dự án, đồng thời đảm bảo phù hợp với tập quán thương mại quốc tế và hài hòa với thủ tục của các nhà tài trợ.
Việc nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm của chủ đầu tư, thực hiện tốt các khâu của quy trình dự án lựa chọn, lập văn kiện dự án, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện hợp đồng mua sắm, xây lắp, tư vấn..., khả năng trả nợ, tính bền vững trong quá trình phát triển và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả sử dụng vốn. Thực hiện tốt và chặt chẽ công tác quản lý tài chính của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp đối với nguồn vốn ODA, chống tình trạng bố trí sử dụng vốn dàn trải, xác định rõ ngay từ đầu những dự án phải vay lại và trả nợ cho Chính phủ với những dự án được ngân sách cấp để làm cơ sở xây dựng dự án. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của các cơ quan quản lý Quỹ ủy thác Lâm nghiệp, đặc biệt là các ban quan lý dự án theo hướng phân định rõ chức năng quản lý của bộ ngành chủ quản với chức năng tổ chức thực hiện dự án (nhất là khâu thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, phê duyệt, theo dõi và giám sát); hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng khép kín các khâu trong quy trình thực hiện đầu tư ở một bộ, ngành, địa phương vì tình trạng này dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực; gắn trách nhiệm của chủ đầu tư và người đứng đầu cơ quan quản lý trong việc thực hiện dự án và có chế tài đủ mạnh để xử lý.
Quỹ ủy thác Lâm nghiệp nên quản lý chặt chẽ tài sản mua sắm phục vụ hoạt động dự án. Chẳng hạn về tiêu chuẩn định mức mua sắm ô tô phục vụ cho các dự án có thể không dùng vốn vay nước ngoài như hiện nay và sử dụng luân chuyển cho nhiều dự án cho đến khi từng chiếc xe hết giá trị sử dụng. Bên cạnh đó là việc nâng cao trình độ, năng lực của cơ quan và cán bộ thẩm định dự án ở Quỹ ủy thác Lâm nghiệp, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ về ngành Lâm nghiệp, pháp luật và ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lý. Các cán bộ tại Quỹ ủy thác Lâm nghiệp ngoài hiểu biết sâu về các chuyên môn nghiệp vụ của mình còn phải nắm bắt và hiểu biết thông tin và chính sách ngành Lâm nghiệp.
Cần tăng cường vai trò kiểm tra, thanh tra và đánh giá của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp và sự kết hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán đối với việc thực hiện dự án và đối với hoạt động quản lý của chủ đầu tư, các ban quản lý dự án.
2.2.7. Đào tạo, bố trí cán bộ chuyên trách quản lý vốn ODA
Để hội nhập với thế giới, Quỹ ủy thác Lâm nghiệp cần nâng cao hơn nữa năng lực trình độ của cán bộ trong quản lý dự án để có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Cần chuyên môn hóa các ban quản lý dự án, giảm tình trạnh cán bộ kiêm nghiệm. Tất cả cán bộ này phải là những người có kiến thức đầy đủ về nguồn vốn ODA như: các loại hình viện trợ có thể vận động, chính sách và lợi ích của nhà tài trợ, kiến thức cơ bản về pháp luật quốc tế, trình độ ngoại ngữ, tin học. Ví dụ như đối với những dự án ODA của Quỹ ủy thác trong lĩnh vực Lâm nghiệp, các cán bộ quản lý dự án cần có sự hiểu biết về các lĩnh vực được nhà tài trợ cung cấp vốn trong ngành này cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng.
Quỹ nên đưa ra các biện pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các ban quản lý dự án chương trình, dự án ODA của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp như thành lập các buổi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các ban quản lý dự án ODA cho các dự án Lâm nghiệp mang tính dài hạn và chuyên nghiệp. Cố gắng liên kết với các trung tâm đào tạo trong lĩnh vực Lâm nghiệp soạn thảo một hệ thống tài liệu, giáo trình thống nhất về quản lý dự án của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp trên cơ sở tổng hợp kiến thức trong và ngoài nước phù hợp với thực tế Việt Nam và mang tính chuyên nghiệp cao. Quỹ ủy thác Lâm nghiệp, cụ thể là các cán bộ chương trình theo dõi sát sao các Ban quản lý dự án ODA, và Quỹ ủy thác Lâm nghiệp cần chú trọng hơn tới công tác tổ chức nhân sự, nên tuyển chọn những người đã tốt nghiệp đại học về kinh tế đầu tư, quản lý dự án,và những người đã có kinh nghiệm trong thực hiện dự án ODA. Làm như vậy thì hiệu quả của công tác đào tạo và hoạt động của Ban quản lý dự án sẽ được nâng lên.
Bên cạnh đó, Quỹ ủy thác Lâm nghiệp cũng phải tăng cường công tác giám sát theo dõi của cộng đồng, người dân địa phương, những người hưởng lợi từ dự án góp phần nâng cao hiệu quả vốn hỗ trợ quốc tế, phòng chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Ngoài ra, cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo bằng cách cử cán bộ đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài, mời các chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề. Khuyến
khích hình thức đào tạo tự túc, đào tạo ngắn hạn, dài hạn tạo điều kiện cho các cá nhân và tập thể có nguyện vọng và có khả năng đi học.
KẾT LUẬN
Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và khu vực đang diễn ra với tốc độ không ngừng, xu thế cạnh tranh diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm nhiều đến việc phát triển bền vững, Lâm nghiệp và Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của Chính phủ Việt Nam và Cộng đồng nhà tài trợ. Nghiên cứu đưa ra kết luận rằng biến đổi khí hậu không còn nghi ngờ gì nữa là một nhân tố quan trọng trong ngành lâm nghiệp bởi nó tác động đến cả mục tiêu môi trường và xoá đói giảm nghèo mà chúng ta đang hướng tới.
Quỹ ủy thác Lâm nghiệp có vai trò vô cùng quan trọngtrong ngành Lâm nghiệp, với vai trò của mình trong việc quản lý các hoạt động đầu tư phát triển tại Quỹ bao gồm hai hoạt động chính là thu hút sử dụng ODA và quản lý hoạt động dự án và danh muc dự án.
Chuyên đề “Tình hình thu hút, sử dụngvà quản lý vốn ODA của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp” đã tập trung đi sâu vào đánh giá thực trạng thu hút ODA vào
Quỹ ủy thác Lâm nghiệp trong giai đoạn 2005-2012, rút ra những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong thời gian qua, tìm ra các nguyên nhân chủ yếu của tình hình đó.Trên cơ sở thực trạng cũng như những hạn chế vẫn còn tồn tại, chuyên đề đã nêu lên một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu tăng cường vốn ODA cho Quỹ ủy thác Lâm nghiệp giai đoạn 2013 – 2020.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn PSG. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt và các cô chú anh chị tại Quỹ ủy thác Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC I
Danh mục dự án thuộc các chương trình giai đoạn 2005 - 2012
Ký hiệu dự án
Tên dự án Nhà tài trợ Phương thức hỗ trợ Thời gian Số vốn ODA tài trợ ( nghìn EUR) Dự án thuộc chương trình 1: quản lý và phát triển rừng bền vững
GA 009/06
Phát triển phương pháp tiếp cận điểm tổng hợp để quản lý, bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại Vườn Quốc gia
Tam Đảo Hà Lan DA nhỏ
Đã kết thúc 31.539 GA 019/07 Thí điểm phương pháp quản lý rừng đa mục Thụy Điển DA lớn Đã kết
đích tỉnh Lâm Đồng thúc 926.092
GA 020/08
Lâm nghiệp hướng tới người nghèo ở Vùng Sinh thái Nông nghiệp
Bắc Trung Bộ WB DA lớn Đã kết thúc 3.147.755 GA 025/06 Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp WB DA lớn Đã kết thúc 9.200.000 Dự án thuộc chương trình 2: bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ môi
trường rừng GA 009/06 Phát triển phương pháp tiếp cận điểm tổng hợp để quản lý, bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ tại Vườn Quốc gia
Tam Đảo Phần Lan
Dự án
nhỏ Kết thúc 31.539
GA 017/06
Nghiên cứu các khả năng gây quỹ bảo tồn rừng ở Vườn quốc gia Bạch Mã và góp phần cải thiện sinh kế bền vững ở một số điểm trọng yếu trong vùng đệm Vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa
Thiên Huế Thụy Điển
Dự án nhỏ Kết thúc 40.000 GA 022/07 Hội thảo chống sa mạc hoá Thụy Sỹ Phi dự án Kết thúc 10.000 GA 028/08 Khội phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam nhằm Hà Lan Phi dự án Kết thúc 10.0 00
giảm thiểu và thích ứng với Biến đổi khí hậu)
Dự án thuộc chương trình 3: Chế biến gỗ và thương mại lâm sản
GA 010/06
Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển rừng nguyên liệu (Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 195/TB-VPCP ngày 18/10/2005) Phần Lan DA nhỏ Kết thúc 39.500 GA 021/07 Dự án phát triển rừng cải thiện đời sống người dân vùng Tây
Nguyên Thụy Điển DA lớn
Đang thực hiện 12.340.000 GA 020/08
Lâm nghiệp hướng tới người nghèo ở Vùng Sinh thái Nông nghiệp
Bắc Trung Bộ WB DA lớn Kết thúc
3.147.755 Dự án thuộc chương trình 4: Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm
GA 018/07
Xây dựng, thí điểm và thể chế hoá chương trình đào tạo quốc gia để nâng cao năng lực các cơ quan trong ngành bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học và
thực thi pháp luật ADB DA lớn Kết thúc
596.406 GA 025/06 Dự án phát triển ngành LN WB DA lớn Kết thúc 9.200.000 GA Lâm nghiệp hướng tới WB DA lớn Kết thúc
020/08
người nghèo ở Vùng Sinh thái Nông nghiệp
Bắc Trung Bộ 3.147.755
GA 021/07
Dự án phát triển rừng cải thiện đời sống người dân vùng Tây
Nguyên Thụy Điển DA lớn
Đang thực hiện
12.340.000 Dự án chương trình 5: đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát lâm
nghiệp. GA 002/05 Xây dựng Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng Thụy Điển
Hỗ trợ nhỏ 2005- 2007 42.000 GA 005/07 Xây dựng các văn bản pháp quy hỗ trợ thực hiện Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng Thụy Điển
Hỗ trợ nghành 2007- 2009 81.036 GA 006/07 Xây dựng các văn bản pháp quy hỗ trợ thực hiện Luật Bảo vệ và
Phát triển rừng Phần Lan Hỗ trợ nghành 2007- 2009 70.541 GA 007/08 Xây dựng các văn bản