- Tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp:
2.1.4.2. Định hướng các ưu tiên thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Lâm nghiệp giai đoạn
nghiệp giai đoạn 2013-2020
*Nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại
Đối với nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại được ưu tiên cho các lĩnh vực, chương trình và dự án sau:
- Hoàn thiện thể chế, chính sách và khuôn khổ luật pháp cho ngành lâm nghiệp tập trung vào các chính sách ưu tiên như giao đất giao rừng, cho thuê rừng, đổi mới mô hình quản lý rừng theo chức năng từng loại rừng, quản lý rừng, định giá rừng;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý lâm nghiệp, theo dõi diễn biến tài ngyên rừng, cảnh bảo cháy rừng;
- Ứng dụng công nghệ cao trong chọn giống, sản xuất giống gốc, nâng cao năng suất rừng trồng, làm giàu rừng tự nhiên;
- Các chương trình, dự án liên quan đến quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng, hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp;
- Các dự án nâng cao năng lực cán bộ kiểm lâm cho các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên tập trung vào thực hiện các đề án bảo tồn voi, bảo tồn hổ và các loài động thực vật quí hiếm, đặc hữu;
- Nâng cao năng lực cán bộ quản lý, kỹ thuật ở tất các cấp tập trung vào năng lực quản lý, điều hành, ra quyết định, hội nhập quốc tế;
- Thử nghiệm các mô hình quản lý rừng như quản lý rừng cộng đồng, đồng quản lý, chia sẻ lợi ích, bồi hoàn đa dạng sinh học…
Nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại được ưu tiên cho các lĩnh vực, chương trình và dự án sau:
- Các chương trình, dự án trồng rừng chắn sóng, bảo vệ đê biển, chống xâm thực ven biển;
- Các dự án trồng, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn các lưu vực sông lớn; - Các chương trình, dự án trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh cung cấp
nguyên liệu cho chế biến thay thế cho gỗ nhập khẩu;
- Các chương trình, dự án phát triển mạng lưới chế biến, thương mại lâm sản, công nghiệp phù trợ, cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, xúc tiến thương mại, chuyển đổi công nghệ tiên tiến.
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp ở những vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung;
- Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vườn quốc gia phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học;
- Các dự án cung ứng giống lâm nghiệp chất lượng cao;
2.1.4.3. Danh mục các dự án kêu gọi ODA giai đoạn 2013-2020
Dưới đây là danh mục các dự án ưu tiên thu hút vốn ODA của Quỹ ủy thác ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2013-2020
Bảng 13: Danh mục các dự án ưu tiên thu hút vốn ODA của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp giai đoạn 2013-2020*
STT Tên chương trình/dự án ưu tiên
A CÁC DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT VỐN ODA VIỆN TRỢ
KHÔNG HOÀN LẠI VÀ HỖ TRỢ QUỐC TẾ KHÁC
1 Dự án nghiên cứu đổi mới thể chế, chính sách ngành lâm nghiệp phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu, REDD+.
2 Dự án đánh giá thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, đề xuất sửa đổi, bổ sung.
3 Dự án đổi mới tổ chức lâm trường quốc doanh theo hướng tái cầu trúc ngành
4 Dự án Phát triển hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp.
6 Các Dự án liên quan đến REDD+ tại Việt Nam bao gồm nâng cao nhận thức, năng lực và phát triển thể chế, thiết lập mức phát thải cơ sở, thiết lập hệ thống đo đếm, báo cáo và xác minh (MRV), thử nghiệm cơ chế chi trả.
7 Dự án nâng cao năng lực và hiệu quả công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp.
8 Dự án nâng cao năng lực bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và thực thi lâm luật.
9 Dự án nâng cao năng lực thực hiện quản lý rừng cộng đồng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng, REDD+, tài chính các-bon.
10 Dự án nâng cao năng lực xây dựng các phương án quản lý rừng bền vững và phương án kinh doanh cho các chủ rừng.
B CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỐN VAY ODA VÀ VAY ƯU ĐÃI
1 Các dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển miền Trung và Tây Nam Bộ
2 Dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn các tỉnh phía Bắc
3 Các dự án Bảo vệ, phát triển và khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Bắc và Trung Trường Sơn gắn với hồ đập và công trình thủy điện lớn
4 Dự án sản xuất và cung ứng giống cây lâm nghiệp chất lượng cao phục vụ trồng rừng gỗ lớn
5 Các chương trình/dự án trồng rừng gỗ lớn phục vụ cho các vùng công nghiệp chế biến gỗ trọng điểm (miền núi phía Bắc, Bắc & Nam Trung Bộ và Tây Nguyên) gắn với bảo đảm tính hợp pháp của gỗ
Nguồn: Quỹ ủy thác Lâm nghiệp (* Chi tiết các dự án thầy cô xem tại phụ lục II)