- Tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp:
2.1.4.4. Định hướng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA
Quỹ ủy thác Lâm nghiệp phấn đấu trong giai đoạn 2013-2020, hàng năm tỷ lệ giải ngân vốn ODA đạt 70-75%.
Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát trong tất cả các khâu của quá trình phê duyệt, thẩm định và giám sát dự án thực hiện. Nâng cao vai trò của các tổ chức thanh tra trong việc thanh tra để chấn chỉnh và nâng cao trách nhiệm của các Ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn. Mặt khác cần quy rỏ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình từ khảo sát, thiết kế, thi công, thực hiện quy chế đấu thầu, đến kiểm tra giám sát công trình, hoàn công công trình.
Hàng năm các Ban quản lý dự án cơ sở phải soát xét lại các công trình xây dựng để có sự điều chỉnh hay cắt giảm vốn hợp lý để đảm bảo hiệu quả đầu tư trong năm, Quỹ ủy thác phải giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện và giám sát các mục tiêu của các dự án đặt ra để nắm bắt tình hình vào báo cáo cho nhà tài trợ. Hàng năm Quỹ ủy thác Lâm nghiệp phải cân đối đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ và theo hiệp định đã ký kết với nhà tài trợ để thúc đẩy giải ngân vốn ODA.
Đẩy mạnh tiến độ cũng như chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án ODA (từ khâu lập, thẩm định, và ra quyết định đầu tư ), nhằm sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, củng như đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư trong quá trình hoạt động.
Quỹ ủy thác phải nâng cao trách nhiệm của các chủ dự án, của các Ban quản lý dự án trong việc quản lý thực hiện đầu tư, chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện dự án nhất là phê duyệt thiết kế bản vẻ thi công, xác định tổng mức dự án, tiến độ, chất lượng dự án, trong tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu. Nâng cao năng lực quản lý điều hành của các Ban quản lý dự án, cần tổ chức theo hướng chuyên nghiệp hoá, cần bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngủ cán bộ dự án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai minh bạch trong tất cả các khâu của quá trình đầu tư và có sự quy định rỏ trách nhiệm của các cán bộ chương trình, cán bộ tài chính và cán bộ kế toán trong việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt các dự án ODA. Đảm bảo hài hoà thủ tục đối với các dự án sử dụng vốn ODA.
2.2. Giải pháp tăng cường việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Quỹ
ủy thác Lâm nghiệp.
Những năm gần đây các quốc gia tài trợ đang đứng trước sức ép phải giảm ngân sách dành cho viện trợ do đó nguồn vốn ODA cung cấp ngày càng khan hiếm.
Trong khi đó nhu cầu về ODA đang không ngừng tăng lên, các nước giàu không cung cấp vố ODA như cam kết (0.7% GNP hàng năm). Vì vậy, một số nhà tài trợ đã bắt đầu cho vay vốn thương mại cùng với vốn ODA , như ADB bắt đầu cho vay vốn OCR ( vốn vay thông thường) bên cạnh vốn ADF ( vay vốn ưu đãi), hay một số nhà tài trợ song phương bắt đầu cho vay theo điều kiện dựa trên Libor (ADF: Erribor-2% năm). Theo báo cáo tổng kết hàng năm thì với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân/ người ngày càng tăng Việt Nam được xếp vào loại nước B1, đây là kết quả tốt nhưng cũng đồng nghĩa với việc trong thời gian tới Việt Nam sẽ là một nước phải vay vốn hỗn hợp, không còn được vay hoàn toàn ưu đãi.
Hiện nay, theo danh mục một số chương trình dự án ưu tiên vận động sử dụng vốn ODA giai đoạn tới, Quỹ ủy thác Lâm nghiệp đã được Ngành Lâm nghiệp giao cho thực hiện 22 dự án để thực hiện được mục tiêu đề ra của Ngành trong giai đoạn tới, và việc nghiên cứu các dự án mới để đề đạt phê duyệt. Để đạt được chiến lược đề ra thì Việt Nam cần có chính sách phù hợp để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA và sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn này.
Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp trong giai đoạn 2013-2020 .