1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sỹ: Chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay

117 85 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài đã được các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội các cơ quan tham mưu, các cơ quan nghiên cứu khoa học và nhiều nhà khoa học nước ta đã tập trung nghiên cứu, nhờ vậy các cơ quan lãnh đạo của Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, các quy định; các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học đã có nhiều quan điểm thể hiện trên sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng.

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chi bộ  là “nền tảng”, “gốc rễ” của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo   HTCT (hệ thống chính trị) ở cơ sở, chi bộ là cầu nối trực tiếp giữa Đảng   với nhân dân; chi bộ lãnh đạo đơn vị cơ sở thực hiện thắng lợi đường lối,   chủ  trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện  nhiệm vụ chính trị của đơn vị cơ sở; xây dựng tổ chức đảng và phát triển  đảng viên; làm cơng tác vận động quần chúng. Chi bộ  có mạnh thì nền   tảng của Đảng mới vững chắc, muốn chi bộ  mạnh, trước hết cấp  ủy,   đảng viên phải nêu cao trách nhiệm, tính tiên phong trong sinh hoạt chi bộ,  sinh hoạt Đảng. Sinh hoạt chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi bộ  là nhân  tố quyết định vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, giúp đảng  viên nâng cao nhận thức chính trị, tư  tưởng và thực hiện chức năng lãnh  đạo, giáo dục của chi bộ Sinh hoạt chi bộ có vai trò, tác dụng to lớn đối với xây dựng nội bộ  Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo tồn diện và   sức chiến đấu của TCCSĐ (tổ  chức cơ  sở  đảng), là khâu cuối cùng bảo   đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra. Cho nên, nếu sinh hoạt   của chi bộ  bị  bng lỏng, rời rạc, thiếu nội dung chính trị, tư  tưởng cụ  thể, thiết thực, thì vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng có nguy cơ suy yếu,  vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên khơng được phát  huy, kỷ luật lỏng lẻo, các hiện tượng tiêu cực nảy sinh và phát triển, sự  gắn bó giữa Đảng và quần chúng giảm sút. Thực tế cho thấy, cấp  ủy chi   bộ, đảng viên nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của sinh hoạt   chi bộ  thì   chi bộ  đó tính đảng được phát huy, cơng tác xây dựng Đảng  được chú trọng, vai trò của cấp ủy, tính tiền phong gương mẫu của đảng  viên và các nhiệm vụ chính trị của chi bộ đạt kết quả tốt Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Đảng ta đã có nhiều  chủ  trương, giải pháp về  xây dựng củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo,  sức chiến đấu của TCCSĐ, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực   hiện sự  chỉ  đạo của Trung  ương các cấp uỷ, các tổ  chức đảng đã tập  trung lãnh đạo, tạo được chuyển biến tích cực về  các mặt cơng tác xây   dựng Đảng. Tuy nhiên, vẫn còn khơng ít chi bộ  và TCCSĐ bộc lộ  những  khuyết điểm, yếu kém. Một trong những ngun nhân cơ  bản dẫn đến  tình trạng đó là do chất lượng sinh hoạt đảng ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở  chưa đạt u cầu. Do đó, trong Báo cáo xây dựng Đảng tại Đại hội đại   biểu tồn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã nhấn mạnh “Phải nâng  cao chất lượng sinh hoạt của các TCCSĐ từ trung ương đến chi bộ, nâng  cao chất lượng sinh hoạt của các cấp  ủy là vấn đề  quan trọng”. Sau đó,  Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII, VIII và IX của Đảng đều nêu rõ   lúng túng, nghèo nàn cả  về  nội dung và hình thức trong sinh hoạt chi  bộ. Báo cáo xây dựng Đảng tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của  Đảng (4/2006) tiếp tục khẳng định “Khơng ít cơ  sở  đảng yếu kém, năng  lực lãnh đạo và sức chiến đấu thấp, sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên   lỏng lẻo, nội dung sinh hoạt nghèo nàn; tự phê bình và phê bình yếu” [19,   tr. 27] Chỉ thị số 10 – CT/TW, ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương   đã chỉ rõ: Vẫn còn khơng ít TCCSĐ và chi bộ yếu kém; một bộ  phận cán   bộ, đảng viên, trong đó có cả  đảng viên lẫn lãnh đạo quản lý   các cấp   suy thối về  phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống; nhiều cấp uỷ, chi  bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng, bng lỏng cơng tác  quản lý, giáo dục đảng viên; nội dung sinh hoạt chi bộ  còn nghèo nàn   thiếu nội dung chính trị, tư tưởng cụ thể; tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính   chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, ý thức tổ chức, kỷ luật yếu   kém; tinh thần đồn kết và tình đồng chí bị giảm sút; chi bộ chưa thực sự  là nơi sinh hoạt tư  tưởng để  cấp  ủy nắm và hiểu tâm tư, nguyện vọng   của đảng viên; chi bộ chưa thể hiện tốt vai trò là nơi lãnh đạo, giáo dục,   quản lý, giám sát và rèn luyện đội ngũ đảng viên. Tình hình đó làm "Suy  giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, giảm năng lực lãnh đạo và sức   chiến đấu của Đảng ngay từ chi bộ”[2, tr.3] Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội, là đảng bộ  đặc thù,  TCCSĐ là các cơ  quan lãnh đạo và quản lý đầu não trong HTCT của  Thành phố, đảng viên của đảng bộ  bao gồm nhiều đồng chí là lãnh đạo   cán bộ chủ chốt của Thành phố. Do vậy, hoạt động của các TCCSĐ, của  đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan thành  phố Hà   Nội khơng chỉ có tác động đến phạm vi trong các cơ  quan, đơn vị  mà vai  trò ảnh hưởng của chúng có sức lan tỏa đến tồn Thành phố Thực hiện các nghị  quyết, chỉ  thị  của Trung  ương và Thành ủy về  nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Đảng bộ Khối  các cơ  quan Thành phố  đã có những chủ  trương, biện pháp tích cực lãnh  đạo và chỉ  đạo các TCCSĐ trực thuộc đẩy mạnh mọi hoạt động nhằm   nâng   cao   chất   lượng   sinh   hoạt  Đảng   Thực   hiện  nhiệm   vụ   xây   dựng   Đảng của Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội   lần thứ  XI, Đảng  ủy Khối đã xây dựng chương trình tồn khóa số  03 –   CTr/ĐUK, với nội dung tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến   đấu của TCCSĐ của Đảng bộ  Khối, trong đó đã thẳng thắn đánh giá:  “Khơng ít nơi, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ chưa đáp   ứng được u cầu, nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo còn mờ  nhạt, chất lượng   sinh hoạt tự phê bình và phê bình yếu, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm” Trên thực tế, chất lượng sinh hoạt chi bộ tại các TCCSĐ trực thuộc  Đảng bộ Khối đã đạt được nhiều kết quả tích cực; tuy nhiên, bên cạnh đó  vẫn còn một số  mặt hạn chế, chưa  đáp  ứng được u cầu nhiệm vụ  chính trị mới đang đặt ra. Chính vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, xác  định rõ ngun nhân và đề  xuất các giải pháp nhằm khắc phục một cách   có hiệu quả những khuyết điểm, yếu kém, nâng cao chất lượng sinh hoạt  chi bộ, trên cơ  sở  đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của   TCCSĐ là vấn đề  mang tính cấp bách. Với lý do đó, tác giả  chọn đề  tài:   “Chất lượng sinh hoạt chi bộ  của Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành   phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài đã được các  cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các đồn thể chính trị ­ xã hội các   quan tham mưu, các cơ  quan nghiên cứu khoa học và nhiều nhà khoa   học nước ta đã tập trung nghiên cứu, nhờ  vậy các cơ  quan lãnh đạo của   Đảng đã ban hành nhiều nghị  quyết, chỉ  thị, các quy định; các cơ  quan   nghiên cứu, các nhà khoa học đã có nhiều quan điểm thể  hiện trên sách  báo, tạp chí, các phương tiện thơng tin đại chúng. Cụ thể như: ­ Các đề tài khoa học, sách: + Ngơ Đức Tính, “Hướng dẫn nghiệp vụ cơng tác Đảng”, tập I, II,  Nxb Tư tưởng – Văn hóa, Hà Nội, 1992 + Ngơ Đức Tính, “Cơng tác Đảng ở cơ sở”, Nxb Chính trị Quốc gia,  Hà Nội, 1994 + Ngơ Đức Tính, “Chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn”, Đề tài nghiên  cứu cấp cơ sở trọng điểm năm 2006, Hà Nội, 2006 + TS. Trương Ngọc Nam, (chủ nhiệm đề tài) “Nâng cao chất lượng   sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà   Nội”, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2009 + PGS,TS Đ ỗ  Ng ọ c Ninh, “ Nâng cao ch ấ t l ượ ng sinh ho ạt chi   b ộ  t ổ  dân ph ố  c ủ a các qu ậ n   thành ph ố  Hà Nộ i trong  điề u ki ệ n   hi ệ n nay” , Nxb. Chính tr ị  qu ố c gia, Hà N ộ i, 2011 + Đ ứ c L ượ ng (ch ủ  biên), “V ề  đ ổ i mớ i và nâng cao ch ất l ượ ng   sinh ho ạt Đ ả ng ”, Nxb Chính tr ị  qu ố c gia, Hà N ộ i, 2007 + Ban Tổ chức Trung  ương: “Nâng cao chất lượng tự phê bình và   phê bình trong sinh hoạt Đảng”, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986 + Ban Tổ chức Trung ương: “Nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng   viên”, tập 1, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội 2004 + Ban Tổ chức Trung ương: “Nâng cao chất lượng TCCSĐ và đảng   viên”, tập 2, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2006 Các đề tài khoa học và sách nêu trên đã đưa ra những căn cứ lý luận   và thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đổi mới sinh  hoạt chi bộ cho phù hợp với đặc điểm từng loại hình chi bộ (chi bộ thơn,  chi bộ  tổ  dân phố, chi bộ  trong các đơn vị  hành chính, sự  nghiệp); từ  đó   đánh giá thực trạng, ngun nhân, rút ra những kinh nghiệm để  nâng cao   chất lượng sinh hoạt chi bộ; các đề  tài cũng đã đưa ra những phương  hướng và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở các   loại hình khác nhau; đồng thời, có những hướng dẫn và định hướng để  nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao chất lượng TCCSĐ và  đảng viên ­ Các luận văn thạc sỹ: + Cao Duy Tiến, “Nâng cao chất lượng sinh hoạt các chi bộ  khối   nghiên cứu, giảng dạy ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ”, luận  văn thạc sỹ chun ngành xây dựng Đảng, 2001 + Huỳnh Ngọc Thanh, "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến   đấu của các chi bộ    Huyện Hóc Mơn Thành phố  Hồ  Chí Minh",  Luận  văn thạc sỹ chun ngành xây dựng Đảng, 2005 + Lê Hồng Sơn, “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của   chi bộ  trong các trường phổ  thơng cơng lập tại thành phố  Hồ  Chí Minh   trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sỹ chuyên ngành xây dựng Đảng,  2005 Các luận văn thạc sỹ  nêu trên, mặc dù có những góc độ  tiếp cận   khác nhau nhưng đều tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng sinh hoạt  chi bộ và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, nêu ra  những cơ  sở  khoa học của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ,   đánh giá thực trạng, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm, các vấn đề  đặt ra; đồng thời đã đưa ra các phương hướng và giải pháp cơ  bản để  nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ­ Các bài viết trên báo, tạp chí: + Phạm Văn Thành, “Một số  biện pháp nâng cao chất lượng sinh   hoạt chi bộ”, Tạp chí xây dựng Đảng, số 5/2002 + Bùi Trọng Vy, “Cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ”,  Tạp chí xây  dựng Đảng, số 6/2002 + Phương Thảo, “Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ   ở một số đảng bộ cơ quan”, Tạp chí xây dựng Đảng, số 7/2004 + Hồng Định: “Sinh hoạt chi bộ  nơng thơn”,  Tạp chí Xây dựng  Đảng, số 7/2004  + Nguyễn Cơng Hun: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ   trong doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2004.  + Minh Hiếu: “Phát huy dân chủ  trong sinh hoạt đảng   xã ngoại   thành Hà Nội”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10/2004 + Hồng Phúc: “Sinh hoạt chi bộ    Đảng bộ  khối Cơng nghiệp Hà   Nội”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2005.  + Hà Văn Tài, “Từ một đại hội chi bộ ở khu dân cư”, Tạp chí Xây  dựng Đảng, số 8/2005 + Bạch Kim: “Chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ quan ­ Thực trạng và   giải pháp”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2005.  + Phạm Thu Huyền: “Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ   quan khối đồn thể”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2006.   + Trần Thu Thuỷ: “Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi   bộ bệnh viên”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2006.  + Phúc Sơn,  “Giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ     Đảng bộ Ban cơ yếu Chính phủ”, Tạp chí xây dựng Đảng, số 9/2007 + Minh Hồn: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ  trong doanh   nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2007 + Hà Triều, “Để  nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ   cơ  quan   hành chính”, Tạp chí xây dựng Đảng, số 1/2008 Các bài viết trên xem xét chất lượng sinh hoạt chi bộ dưới các góc   độ  khác nhau, đều đã đưa ra các căn cứ  lý luận và thực tiễn, đánh giá   những hạn chế, yếu kém trong sinh hoạt chi bộ, từ  đó khái quát thành  những kinh nghiệm để  nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ    các loại  hình chi bộ khác nhau; đồng thời đã đưa ra cách thức, biện pháp tổ  chức,  điều hành buổi sinh hoạt chi bộ có hiệu quả, và một số bài viết đã nêu ra  được phương hướng, giải pháp cơ  bản nhằm nâng cao chất lượng sinh   hoạt chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của   chi bộ, đảng bộ cơ sở Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đều đã đề cập đến vấn  đề  nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ   ở các góc độ  khác nhau, hoặc  ở  dạng chung nhất hoặc đặt nó trong phạm vi nghiên cứu tổ chức hoạt động  của những đơn vị  khác nhau; các cơng trình nghiên cứu trên đã có những   đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn về sinh hoạt đảng hiện nay.  Tuy vậy, cho đến nay chưa có cơng trình, đề tài nghiên cứu nào đi sâu  nghiên cứu có hệ thống dưới góc độ luận văn khoa học về chất lượng sinh   hoạt chi bộ  của Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội trong giai  đoạn hiện nay 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  3.1. Mục đích nghiên cứu Đề  tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ  những cơ  sở  lý luận và   thực  tiễn của chất lượng  sinh hoạt chi bộ  tại các TCCSĐ trực  thuộc  Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội hiện nay, từ  đó đề  xuất  những phương hướng và giải pháp chủ  yếu để  nâng cao chất lượng sinh  hoạt chi bộ  tại các TCCSĐ trực thuộc Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành  phố Hà Nội 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:  ­ Làm rõ một số vấn đề lý luận về chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi    ­ Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra những nguyên  nhân, rút ra một số  kinh nghiệm về  chất lượng sinh hoạt chi bộ  tại các   TCCSĐ trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay  ­ Xác định phương hướng và đề  xuất giải pháp chủ  yếu để  nâng   cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại các TCCSĐ trực thuộc Đảng bộ Khối  các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng sinh hoạt chi bộ tại   các TCCSĐ trực thuộc Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội  hiện nay 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Về không gian: Các chi bộ ở các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Khối các   quan thành phố  Hà Nội (chi bộ  cơ  sở, chi bộ  trực thuộc đảng  ủy cơ  sở) ­ Về phạm vi khảo sát: Khảo sát sinh hoạt chi bộ tại 45 chi bộ trực   thuộc Đảng uỷ cơ sở và 10 chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ  quan thành phố Hà Nội (trong tổng số 543 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ  sở và 18 chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố) ­ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ ở  các TCCSĐ thuộc Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội từ  năm  2008 đến nay 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận và phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật  biện chứng và chủ  nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời trên cơ  sở  tư  tưởng  Hồ  Chí Minh và hệ  thống các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam   về chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ 5.2. Phương pháp nghiên cứu  Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch  sử.  Đề  tài sử  dụng các phương pháp cụ  thể  sau: Phương pháp lơgic ­  lịch sử, phân tích – tổng hợp, khái qt hóa, thống kê, so sánh, khảo sát  thực tế, điều tra xã hội học… 6. Những đóng góp mới và ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận  văn 10 6.1. Những đóng góp mới ­ Hệ thống hố một số lý lý luận về chất lượng sinh hoạt chi bộ của  Đảng Cộng sản Việt Nam ­   Khái   quát   hoá   thực   trạng   chất   lượng   sinh   hoạt   chi       các  TCCSĐ trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay  và nêu lên một số kinh nghiệm ­ Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản góp phần nâng  cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Khối các  cơ quan thành phố Hà Nội, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay 6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ­ Luận văn có thể cung cấp thêm những luận cứ khoa học giúp các  TCCSĐ thuộc Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội thực hiện   việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ­ Luận văn có thể  làm tài liệu tham khảo cho dạy và học bậc đại   học chun ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước trong những   vấn đề có liên quan 7. Cấu trúc của luận văn Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ  lục, luận   văn gồm 3 chương, 8 tiết CHƯƠNG 1  MỘT SỐ VẤN ĐỀ LY LUÂN VÊ CHÂT L ́ ̣ ̀ ́ ƯỢNG SINH HOAT CHI BÔ ̣ ̣ 103 Để  thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, một trong những   nhân tố quan trọng bảo đảm nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt   chi bộ trước hết cần mở rộng dân chủ trong nội bộ Đảng, nhằm phát huy   mọi tiềm năng, trí tuệ  và sức sáng tạo của cán bộ, đảng viên quần chúng   trong cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện để họ tham gia xây dựng chủ trương,   phương hướng, nhiệm vụ và những giải pháp lãnh đạo của cấp ủy, của chi   nhằm nâng cao hiệu quả  lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ  chính trị. Bên   cạnh đó phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; từng cấp ủy viên,  từng đảng viên trong chi bộ phải chấp hành nghiêm chinh các ngun tắc,  chế  độ  sinh hoạt đảng, các chỉ  thị, nghị  quyết của cấp trên và nghị  quyết  của chi bộ, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên trên  vị trí cơng tác của mình Đồng thời, cấp ủy cần làm tốt việc thu thập thơng tin về ưu khuyết  điểm trong lãnh đạo của chi bộ, của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ  chốt để  định hướng và tổ  chức thực hiện tự  phê bình và phê bình trong  mỗi kỳ  sinh hoạt. Cần tạo khơng khí cởi mở, chân tình và khích lệ  mọi   người phát huy được tính chủ  động, dân chủ, mạnh dạn góp ý, phê bình  sự lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ cũng như tự phê bình và phê bình lẫn nhau   một cách thẳng thắn, mang tính xây dựng cao, giúp nhau cùng tiến bộ Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây   dựng Đảng hiện nay” đã nêu bốn nhóm giải pháp quan trọng đối với cơng tác  xây dựng đảng, trong đó nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao  tính tiền phong gương mẫu của cấp trên có ý nghĩa cực kỳ  quan trọng. Vì   vậy, nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp  ủy và chi bộ gắn với thực hiện tốt   chế độ tự phê bình và phê bình là thiết thực qn triệt và thực hiện nghiêm túc  Nghị  quyết Trung  ương 4, góp phần xây dựng đảng ta thực sự  trong sạch,   vững mạnh.  Mặt khác, việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt cấp ủy và sinh hoạt  chi bộ  gắn với tự  phê bình và phê bình, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên,  nhất là cán bộ  chủ  chốt nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ  của mình trong  sinh hoạt đảng; thấy rõ việc thực hiện tốt dân chủ trong sinh hoạt đảng là  104  sở  để  nâng cao tính đảng. Càng mở  rộng dân chủ  càng phải giữ  vững   ngun tắc, nhất là những ngun tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê  bình và ngun tắc đồn kết thơng nhất… Trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí  Minh từng dạy “trong Đảng thực hành dân chủ rơng rãi, thường xun và   nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để  củng cố và phát   triển sự đồn kết và thống nhất của Đảng”. Cho nên, cấp ủy, tổ chức đảng  đồng thời với nhận thức đúng, có trách nhiệm cao thì phải xem mở  rộng   dân chủ và đề cao tự phê bình và phê bình là nhân tố quan trọng bảo đảm  nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp  ủy và chi bộ, thể  hiện năng lực lãnh  đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng 3.2.6. Duy trì nề  nếp sinh hoạt chi bộ, thực hiện nghiêm quy   trình sinh hoạt chi bộ * Duy trì nề nếp sinh hoạt chi bộ Sinh hoạt chi bộ  là hoạt động bắt buộc đối với tổ  chức đảng và   đảng viên. Điều lệ Đảng cũng ghi rõ: chi bộ hàng tháng sinh hoạt định kỳ  một lần; đảng viên phải sinh hoạt trong một tổ chức đảng, nếu ba tháng  trong năm bỏ sinh hoạt đảng hoặc khơng đóng đảng phí mà khơng có lý do  chính đáng    thì xóa tên trong danh sách đảng viên. Thơng qua sinh hoạt   đảng mà chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước được  quán triệt tới mỗi đảng viên, đảng viên biết mà thực hiện. Mặt khác, qua  sinh hoạt đảng, chi bộ  giáo dục cho đảng viên về  lập trường tư  tưởng,   đạo đức lối sống, sinh hoạt đảng cũng là điều kiện để đảng viên trình bày   tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như  phản ánh nguyện vọng của   quần chúng với Đảng; và đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho Đảng Chính vì những điều này, việc duy trì nề  nếp sinh hoạt đảng là tất  yếu và có tính bắt buộc. Đảng viên là những người  ưu tú được xét kết   nạp vào Đảng, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tính tự giác ln tn thủ  nghiêm túc kỷ  luật Đảng. Tuy nhiên, cũng có một số  đảng viên do nhiều  yếu tố vẫn chưa tự giác chấp hành kỷ luật Đảng trong đó có quy định về  sinh hoạt Đảng, do đó mà chi bộ ­ nơi quản lý đảng viên trực tiếp cần có   biện pháp về  giáo dục tư tưởng và kỷ  luật để  khép đảng viên vào khn  khổ kỷ luật đảng, có ý thực tham gia sinh hoạt đảng đầy đủ. Việc duy trì  105 nề  nếp sinh hoạt đảng góp phần nâng cao chất lượng mỗi cuộc họp chi  bộ. Nhưng chi ủy, đứng đầu là bí thư chi bộ cần có biện pháp để làm cho   đảng viên tự  giác chấp hành nề  nếp sinh hoạt chi bộ, chứ khơng phải là  đến sinh hoạt chiếu lệ cho có mặt, cho qua kỷ luật đảng Để duy trì nề nếp sinh hoạt chi bộ cần thực hiện tốt một số nội dung   sau: Một là, thực hiện nghiêm túc chế  độ  sinh hoạt đảng do Điều lệ  Đảng quy định. Cần duy trì thành nền nếp thời điểm tổ  chức sinh hoạt  chi bộ thường kỳ, để đảng viên chủ động  sắp xếp thời gian,  bố trí cơng  việc để tham gia sinh hoạt đầy đủ. Nếu có thay đổi lịch họp chi bộ, thì  chi  ủy, bí thư  chi bộ thơng báo sớm ít nhất một ngày để  đảng viên chủ  động hơn; duy trì đúng thời gian  là cần thiết cho một cu ộc sinh ho ạt chi    thường kỳ, trừ  một số  cuộc sinh ho ạt chi b ộ b ất th ường, sinh ho ạt   sơ  kết, tổng kết hoạt động của chi bộ, tự  phê bình và phê bình, đánh  giá, phân loại đảng viên và sinh hoạt học tập   Hai   là,   cần   quán   triệt   cho   đảng   viên     chi     thực     nghiêm túc, tự  giác việc tham gia sinh ho ạt chi b ộ, coi tham gia sinh   hoạt chi bộ vừa là quyền vừa là trách nhiệm của đảng viên Ba là, tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc tham gia sinh ho ạt  đảng của đảng viên. Cử  một  đồng chí trong chi  ủy  điểm danh  đảng  viên đi sinh hoạt. qn triệt cho đảng viên biết đây là căn cứ  đánh giá   chất lượng đảng viên cuối năm. Có biện pháp tác động nhắc nhở những   đảng viên có ý thức kém trong việc tham gia sinh ho ạt  : đi muộn, nghỉ  họp… bên cạnh đó các đồng chí trong chi  ủy, đứng đầu là bí thư  cũng   phải làm gương cho đảng viên trong chi bộ về tham gia sinh ho ạt đảng * Thực hiện nghiêm quy trình sinh hoạt chi bộ Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cần thực hiện nghiêm quy   trình sinh hoạt chi bộ, gồm những bước sau đây:  Bước một: Chuẩn bị nội dung sinh hoạt chi bộ ­ Xây dựng chương trình sinh hoạt chi bộ: Chi  ủy dự kiến các nội  dung sinh hoạt chi bộ. Trong q trình chuẩn bị  nội dung sinh hoạt cần  phân cơng rõ người thực hiện, tạo điều kiện để  nhiều đảng viên của chi   106 bộ cùng tham gia vào cơng việc này. Cần phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho   từng chi uỷ viên và một số đảng viên của chi bộ.  ­ Xây dựng nội dung sinh hoạt chi bộ  hằng tháng: Nội dung sinh  hoạt là cốt lõi của buổi sinh hoạt chi bộ. Nội dung được chuẩn bị và xây  dựng chu đáo, thiết thực, sát thực tế bao nhiêu thì hiệu quả cuộc sinh hoạt   chi bộ sẽ cao. Nội dung sinh hoạt chi bộ được xây dựng cần có trọng tâm,  trọng điểm gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị  của cơ  quan, đơn  vị.   Nội dung sinh hoạt chi bộ, gắn chặt với hai loại thơng tin: những  thơng tin mang tính chất thơng báo để biết cho đảng viên, khơng thảo luận   và những thơng tin cần thảo luận để  thống nhất nhận thức hoặc ra nghị  quyết.  Những căn cứ  để  xây dựng nội dung sinh hoạt chi bộ: Căn cứ  vào  chức năng, nhiệm vụ của chi bộ; bám sát nhiệm vụ  chính trị  của chi bộ;   căn cứ vào sự chỉ đạo của cấp  ủy cấp trên về  nội dung sinh hoạt chi bộ  như: học tập các chỉ  thị, nghị  quyết, các đợt sinh hoạt chính trị  chung,   thơng tin, thơng báo thời sự; căn cứ kế hoạch cơng tác của đại hội chi bộ;  nắm chắc các hoạt động của chi bộ để lựa chọn vấn đề  cụ  thể, đưa vào  nội dung sinh hoạt cho phù hợp, đáp  ứng được đòi hỏi của thực tế  cũng   tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên. Đồng chí bí thư  chi bộ  (hoặc đồng chí chi  ủy viên được phân cơng) dự  kiến nội dung, chương  trình và thời gian sinh hoạt.  ­ Nội dung sinh hoạt chi bộ được chuẩn bị trước mỗi buổi sinh hoạt  phải đảm bảo các phần sau:    +  Các văn bản của cấp trên, tình hình kinh tế  ­ xã hội của đất  nước, Thành phố, của Đảng bộ  khối: những chủ  trương, chính sách mới  của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết chỉ thị của cấp ủy cấp trên,  nhất là  những văn bản, báo cáo trực tiếp liên quan đến cơ quan đơn vị của Đảng  bộ Khối + Báo cao đánh giá kết quả hoạt động của chi bộ tháng trước, chỉ rõ  những  ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân. Phương hướng, nhiệm vụ  trong  107 tháng.  + Phần dự thảo kế hoạch cơng tác: cần dự  kiến rõ việc phân cơng  nhiệm vụ trong chi uỷ và đảng viên của chi bộ.  ­ Sinh hoạt chi bộ theo chun đề: Ngồi nội dung sinh hoạt thường   lệ, mỗi kỳ nên chọn một đề tài mới có tính thời sự (sát với tình hình thực   tế) để  trao đổi thảo luận: giới thiệu kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ  chính trị  của chi bộ; các kỹ  năng, nghiệp vụ  cơng tác, văn hóa giao tiếp  cơng sở, văn hóa trong tự phê bình và phê bình; nghiệp vụ cơng tác đảng;  ­ Gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với duy trì thành nền nếp việc làm   theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.  Chi  ủy thống nhất lựa chọn hình thức sinh hoạt: Hình thức sinh  hoạt cần đổi mới và hấp dẫn, do đó cần xác định hình thức sinh hoạt phù  hợp, phong phú, hấp dẫn: kết hợp giữa cung cấp thơng tin với sinh hoạt   chun đề, kết hợp giữa báo cáo theo kiểu truyền thống với báo cáo có sử  dụng phương tiện hiện đại kết hợp kênh chữ  với kênh hình  ảnh; tham  luận, kể chuyện, văn nghệ    Xác định thời điểm tổ chức sinh hoạt chi bộ và thời gian dành cho  một cuộc sinh hoạt chi bộ:  Xác định rõ thời điểm tổ  chức sinh hoạt chi bộ, cố  gắng duy trì  thành nền nếp về thời điểm tổ chức sinh hoạt chi bộ. Việc làm này, có tác  dụng tốt đối với việc chủ  động chuẩn bị  nội dung sinh hoạt của chi uỷ,  sắp xếp cơng việc để tham gia sinh hoạt chi bộ của đang viên và chuẩn bị  ý kiến phát biểu trong sinh hoạt chi bộ.  Căn cứ  vào nội dung sinh hoạt để  xác định thời gian sinh hoạt cho   phù hợp. Thời gian cần xác định phù hợp khơng q ngắn hoặc q dài,  nếu q dài gây mệt mỏi, căng thẳng cho đảng viên. Thời gian sinh hoạt  chi bộ thường khoảng 2 giờ.  Chương trình nội dung sinh hoạt chi bộ đã được cấp uỷ thống nhất   được thơng báo trước cho đảng viên trước ngày tổ  chức sinh hoạt chi   bộ, để đảng viên bố trí sắp xếp cơng việc, tham gia sinh hoạt chi bộ đầy   đủ  và chủ  động chuẩn bị  nội dung được phân cơng, đảm bảo có chất  108 lượng để tham gia phát biểu trong cuộc họp. Các báo cáo chun đề, tham  luận đều phải có văn bản để  lưu trữ, tránh tình trạng chuẩn bị  sơ  sài,  chiếu lệ như khi tham gia phát biểu đột xuất bằng lời.   Chuẩn bị  đầy đủ, chu đáo các phương tiện, tài liệu phục vụ  sinh   hoạt:   Phòng   họp,   máy   chiếu,     hình,   máy   vi   tính,       báo   cáo,  chương trình, dự thảo kế hoạch…và địa điểm sinh hoạt chi bộ.  Bước hai: Tiến hành sinh hoạt chi bộ ­ Tổ  chức sinh hoạt chi bộ  đúng ngày giờ  đã thơng báo (hoặc theo  lịch cố  định đã thống nhất), trong khi sinh hoạt khơng để  chng điện  thoại reo, khơng nói chuyện hoặc làm việc riêng.  ­ Trong sinh hoạt chi bộ phải thực hiện đúng các ngun tắc về sinh   hoạt Đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu của  sinh hoạt chi bộ. Cần thực hiện tốt ngun tắc tập trung dân chủ; nêu cao   tinh thần tự  phê bình và phê bình, tạo khơng khí cởi mở, chân thành để  đảng viên tham gia đóng góp ý kiến và bộc lộ  tâm tư, nguyện vọng của  mình; sinh hoạt nghiêm túc, có chất lượng nhưng khơng gay gắt, căng  thẳng.  ­ Phát huy vai trò trách nhiệm của từng đảng viên trong sinh hoạt chi  bộ, tích cực nghiên cứu đề xuất những vấn đề có liên quan cần thiết đến  nội dung cuộc sinh hoạt chi bộ, cùng nhau tham gia ý kiến để  sinh hoạt  chi bộ  có chất lượng và dân chủ  hơn. Cần tập trung thảo luận và xây   dựng chương trình hành động nhằm đưa nghị quyết của cấp trên vào cuộc  sống.  ­ Trong sinh hoạt chủ toạ nên gợi ý trước để  việc thảo luận được  tập trung, khơng tản mạn. Khi đảng viên phát biểu, chi bộ cần tập trung,   bình tĩnh, lắng nghe và tổng hợp đầy đủ ý kiến.  ­ Đảng viên là cán bộ  lãnh đạo, quản lý, các chi hội đồn thể  phải  thực sự gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ để  mọi người noi theo.Trước   hết đồng chí bí thư, chi uỷ viên phải nêu cao tinh thần tiền phong, gương   mẫu trong thực hiện nhiệm vụ được phân cơng.  ­ Thư ký cuộc họp cần ghi chép đầy đủ, chính xác diễn biến cuộc   109 họp chi bộ  và kết luận của chủ  tọa, ý kiến tán thành, khơng tán thành  chiếm tỷ lệ  bao nhiêu phần trăm. Những vấn đề  thuộc về  kết luận, chủ  trương hay ra nghị  quyết của chi bộ, cần ghi rõ từng việc, ngắn gọn để  đảng viên dễ nhớ, dễ thực hiện, tránh tình trạng kết luận và ghi biên bản  một cách chung chung, dài dòng ­ Đánh giá, kết luận cuộc sinh hoạt và giao nhiệm vụ chuẩn bị cho   cuộc sinh hoạt chi bộ lần sau:  + Đánh giá kết quả buổi sinh hoạt, biểu dương và ghi nhận những   đảng viên có thành tích nổi bật, những đảng viên có các bài báo cáo và các  ý kiến có chất lượng, đồng thời rút kinh nghiệm đối với những đảng viên  được phân cơng chuẩn bị  báo cáo và phát biểu ý kiến nhưng thực hiện   chưa chu đáo, chất lượng khơng cao.  + Tổng hợp ý kiến của đảng viên, những ý kiến được đa số  đảng  viên tán thành, sẽ thành kết luận chung của chi bộ trong kỳ họp.  + Nêu một số nội dung và phân cơng chuẩn bị các nội dung đó, cho  kỳ họp sau, nhất là các nội dung về sinh hoạt chuyên đề.  Bước 3: Tổ chức thực hiện nghị quyết chi bộ Tổ  chức thực hiện thắng lợi nghị quyết chi bộ là bước quyết định  trong hành động của chi bộ, thể hiện cụ thể vai trò và hiệu quả lãnh đạo  của chi bộ, là cơ  sở  thực tiễn để  rút kinh nghiệm cho kỳ  họp tiếp theo   Trên cơ sở  các nội dung đã thông qua, nhất là các nghị  quyết của chi bộ,   cần tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên, trên cơ  sở  nhiệm vụ  cụ  thể  và khả  năng, sức khỏe, điều kiện, năng lực của đảng  viên; thực hiện tốt công tác kiểm tra, nhắc nhở, đôn đốc đảng viên trong   việc thực hiện nhiệm vụ  được giao. Kết quả  thực hiện công việc được   giao phải  được   đảng viên báo cáo theo mẫu thống nhất và thực  hiện   thường xun hàng tháng.  Trong q trình tổ  chức thực hiện nghị  quyết của chi bộ, cần coi   trọng cơng tác kiểm tra giám sát; tăng cường kiểm tra định kỳ  hoặc đột  xuất.  110 3.2.7   Tăng   cường   bồi   dưỡng   nâng   cao   trình   độ     mặt     nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ chi uỷ viên Muốn nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Ban Thường vụ Đảng   uỷ Khối và cấp uỷ các TCCSĐ trực thuộc cần quan tâm có kế  hoạch bồi   dưỡng nâng cao trình độ, chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ chi ủy viên,  đặc biệt là bồi dưỡng về  nghiệp vụ  cơng tác đảng. Bởi vì chi  ủy là cơ  quan lãnh đạo của chi bộ, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của  chi bộ, trong đó có hoạt động sinh hoạt chi bộ. Chi ủy, đứng đầu là bí thư  chi bộ là người có nhiệm vụ chuẩn bị mọi mặt cho các cuộc họp chi bộ,   từ  nội dung sinh hoạt, chọn lựa thời gian, cách thức tiến hành cuộc họp   tới điều hành, chủ  trì cuộc họp chi bộ. Do đó có sự  chuẩn bị  chu đáo cả   nội dung và hình thức phục vụ  cuộc họp tốt thì cuộc họp chi bộ  mới   có chất lượng hiệu quả Đội ngũ chi  ủy viên các chi bộ  của  TCCSĐ  trực thuộc Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà Nội đều là cán bộ  lãnh đạo quản lý, có  trình độ  học vấn cao, tuy nhiên nhiều đồng chí chưa am hiểu, chưa tinh  thơng về  nghiệp vụ  cơng tác đảng, đặc biệt là chưa được đào tạo, bồi  dưỡng bài bản về nghiệp vụ tổ chức sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ. Do   đó, để  nâng cao được chất lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ  trong   thời gian tới cấp  ủy lãnh đạo Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà  Nội cần mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác đảng cho đội ngũ chi  ủy viên Để  bồi dưỡng nâng cao trình độ  mọi mặt và nghiệp vụ  cơng tác   đảng cho đội ngũ chi  ủy viên, Đảng bộ  Khối các cơ  quan thành phố  Hà   Nội cần làm tốt những cơng việc sau: Một là, có chính sách khuyến khích các đồng chí trong chi ủy đi học  tập nâng cao trình độ  chun mơn nghiệp vụ. Cử  những đồng chí trong   diện quy hoạch đi đào tạo nâng cao trình độ, có chính sách hỗ  trợ  về  tài  chính, tạo điều kiện thời gian cho các đồng chí đi học tập Hai là, phối hợp với trường Đào tạo cán bộ  Lê Hồng Phong, Học  viện Hành chính khu vực 1 mở  lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác đảng  cho đội ngũ chi ủy viên Ba là, cần coi trọng trao đổi, thảo luận và hết sức chú ý đưa những  111 người  tham dự  lớp học  đi tham quan, giao lưu, trao  đổi học tập kinh   nghiệm về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ  ở ngay những chi bộ có  chất lượng sinh hoạt chi bộ tốt trong Thành phố 3.2.8.  Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ  cấp   trên đối với cơng tác xây dựng Đảng nói chung và vấn đề  đổi mới,   nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nói riêng Đổi mới sinh hoạt chi bộ  nhằm nâng cao chất lượng cơng tác sinh  hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ quan trọng của các cấp bộ đảng   trong Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội. Những năm gần đây,  việc đổi mới sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ nhận được sự quan tâm của   Trung  ương, Thành  ủy Hà Nội. Trung  ương, Thành  ủy có nhiều văn bản  hướng dẫn chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chi bộ, Đảng ủy Khối các cơ  quan   thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo tiến hành đổi mới sinh hoạt đảng bộ, sinh  hoạt chi bộ  vừa tiến hành công tác kiểm tra, giám sát các chi bộ  đối với   vấn đề đổi mới sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ Tăng cường sự  chỉ  đạo, kiểm tra, giám sát của cấp  ủy đảng cấp   trên đối với nâng cao chất lượng sinh hoạt chi b ộ  c ần th ực hi ện t ốt   những nội dung sau đây:  ­ Cấp ủy các cấp cần xác định rõ trách nhiệm của mình, đó là người   trực tiếp nâng cao nhận thức cho đội ngũ chi uỷ  viên và đảng viên về  vị  trí, vai trò của sinh hoạt chi bộ, tính chất của sinh hoạt chi bộ  và sự  cần   thiết nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Trong các kỳ sinh hoạt nêu trên cấp  ủy các cấp cần làm rõ vai trò,   trách nhiệm của chi  ủy, đảng viên   chi bộ. Bằng những dẫn chứng cụ  thể  từ  những chi bộ  đã làm tốt và những chi bộ  chưa thực hiện tốt quy   định về  sinh hoạt chi bộ, cấp  ủy các cấp làm rõ vai trò, trách nhiệm của   chi uỷ và đảng viên về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.  Ngay sau mỗi nhiệm kỳ đại hội, việc quán triệt nghị quyết đại hội  đảng các cấp cần gắn với yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng sinh  hoạt đảng, trước hết là chất lượng sinh hoạt chi bộ. Cấp ủy cấp trên cần   chuẩn bị tốt tài liệu phục vụ hội nghị quán triệt nghị quyết, hội nghị học   tập, triển khai các văn bản của cấp trên có liên quan đến sinh hoạt chi  112   ­ Cấp ủy các cấp cần tiếp tục phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc  các nội dung của Chỉ  thị  số  10­CT/TW ngày 30­3­2007 của Ban Bí thư  Trung  ương Đảng về  “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ“; Hướng   dẫn số 57­HD/BTCTW ngày 16­3­2006 về “Một số vấn đề nâng cao chất  lượng sinh hoạt chi bộ” và Hướng dẫn số 09­HD/BTCTW ngày 02/3/2012  của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ để mỗi chi ủy  viên, mỗi đảng viên   chi bộ  hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc. Ngoài ra,   cần tổ chức cho đảng viên học tập nắm vững Điều lệ Đảng, qui định của  Trung  ương về  thi hành Điều lệ  Đảng, về  quản lý đảng viên, nhất là  những điểm mới trong quy định của Hội nghị Trung  ương ba khóa XI về  thi hành Điều lệ Đảng; thực hiện nghiêm ngun tắc tập trung dân chủ, tự  phê bình và phê bình và ngun tắc đồn kết, thống nhất trong Đảng.  ­ Xử  lý kịp thời và nghiêm những đảng viên vi phạm quy định của   Điều 8 Điều lệ  Đảng “Đảng viên bỏ  sinh hoạt chi bộ  hoặc khơng đóng   đảng phí ba tháng trong năm mà khơng có lý do chính đáng; đảng viên   giảm sút ý chí phấn đấu, khơng làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ  giáo dục mà khơng tiến bộ  thì chi bộ  xem xét, đề  nghị  lên cấp có thẩm  quyền xố tên trong danh sách đảng viên”. Những đảng viên khơng tham   gia sinh hoạt chi bộ đều đặn nhiều lần sẽ bị đưa ra khỏi Đảng. Các đồng   chí     chi   ủy   cần   làm   gương   tham   gia   sinh   hoạt   chi       cách  nghiêm túc, đầy đủ.   ­ Căn cứ vào hướng dẫn của cấp  ủy cấp trên, cấp ủy các cấp tiếp  tục xây dựng và hướng dẫn các chi bộ trực thuộc thực hiện những chuẩn   mực đạo đức theo tư  tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ  Chí  Minh phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan đơn vị. Trên cơ sở, đó   mỗi chi bộ  chọn những nội dung phù hợp để  thảo luận và tổ  chức sinh   hoạt chi bộ theo chun đề  để  tìm giải pháp thực hiện có kết quả  những  nội dung đó  ­ Cấp ủy các cấp tiếp tục coi trọng sự chỉ đạo chi bộ thực hiện tự  phê bình và phê bình thành nền nếp, thường xun trong sinh hoạt thường   kỳ  hằng tháng, khơng để  dồn đến cuối năm khi tổng kết, đánh giá hoạt  113 động của chi uỷ, chi bộ mới thực hiện tự phê bình và phê bình.   ­ Từng đồng chí cấp ủy viên được phân cơng phụ trách các chi bộ  cần có kế hoạch dự sinh hoạt chi bộ.  ­ Cấp  ủy các cấp cần thực hiện tốt việc kiểm tra định kỳ  6 tháng   một lần đối với sinh hoạt chi bộ  của các chi bộ  về  thực hiện quy định  sinh hoạt chi bộ, chất lượng sinh hoạt chi bộ và những nội dung khác liên   quan đến sinh hoạt chi bộ ­ Thành uỷ  Hà Nội, Ban Thường  vụ   Đảng uỷ  Khối, cấp uỷ  các  TCCSĐ cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các chi bộ nâng cao chất  lượng sinh hoạt chi bộ. Tập trung hơn vào cụ thể hoá các văn bản của Đảng   về sinh hoạt chi bộ, hướng dẫn kịp thời các cấp uỷ trực thuộc để thực hiện;   bồi dưỡng cấp uỷ viên cơ sở và đội ngũ chi uỷ viên; cải thiện về phụ cấp  cho chi uỷ viên                ­ Thành uỷ, trước hết là Ban Thường vụ  Đảng  ủy Khối các cơ  quan Thành phố cần tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng các cuộc sinh  hoạt   đảng   viên   theo   Quy   định   số   76­QĐ/TW,   ngày   15­6­2000     Bộ  Chính trị về đảng viên đang cơng tác ở các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị   nghiệp về giữ mối quan hệ với chi uỷ, đảng uỷ  cơ  sở  và gương mẫu   thực hiện nghĩa vụ cơng dân nơi cư trú Tiểu kết chương 3 Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế  về  sinh hoạt chi bộ  của các   TCCSĐ thuộc Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Hà Nội, tác giả nhận  thấy bên cạnh những ưu điểm, cơng tác sinh hoạt chi bộ ở đây còn có một   số hạn chế nhất định. Từ thực tế sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Khối các cơ  quan thành phố Hà Nội và việc nghiên cứu đề  tài, tác giả  đưa ra phương   hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt  chi bộ của Đảng bộ khối các cơ quan thành phố Trong chương 3, luận văn đã nêu lên phương hướng nâng cao chất  lượng  sinh hoạt chi bộ  của TCCSĐ thuộc Đảng bộ  khối các cơ  quan   114 thành phố  Hà Nội trong thời gian tới. Để  từ  những cơ  sở  đó, trọng tâm  của chương 3 tác giả  đưa ra một số  giải pháp chủ  yếu nhằm  nâng cao   chất lượng sinh hoạt chi bộ của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan   thành phố Hà Nội trong thời gian tới KIẾN NGHỊ 1. Đối với Thành uỷ Hà Nội ­ Thứ nhất, xây dựng và thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Cấp   ủy đảng với Đảng đồn, Ban cán sự, Lãnh đạo cơ  quan, đơn vị, tạo cơ  chế, sự  phối hợp và những điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động của  chi bộ và xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; xác định rõ mối quan hệ  của chi ủy, bí thư chi bộ với  ban lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, đơn vị ­  Thứ   hai,   Thành   ủy   Hà   Nội     ban   hành   Chương   trình   số   31­ CTr/TU về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng  và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên”. Tuy nhiên theo tác giả Thành ủy  115 cần nhanh chóng xây dựng và ban hành một chương trình riêng về “Đổi  mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ  đạo của Thành  ủy, sự  hướng dẫn của các Ban đảng của Thành  ủy về  hoạt động sinh hoạt chi bộ như vậy chất lượng sinh hoạt chi bộ  ở Đảng   Khối các cơ quan Thành phố  nói riêng và tồn Đảng bộ  thành phố  Hà  Nội nói chung sẽ được nâng lên rất nhiều ­  Thứ  ba, Ban Thường vụ  Thành  ủy cần chỉ  đạo Trường Đào tạo   cán bộ  Lê Hồng Phong phối hợp với các cấp uỷ  đảng mở  định kỳ  hằng  năm lớp bồi dường kiến thức tồn diện cho đội ngũ bí thư chi bộ, cấp ủy   viên cơ sở 2. Đối với Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội ­ Thứ nhất, cần tổ chức hội nghị chun đề về  “Đổi mới, nâng cao  chất lượng sinh hoạt chi bộ”. Trước tiên, các chi bộ  tiến hành sinh hoạt   chun đề để tập trung thảo luận chun đề về  “Đổi mới, nâng cao chất   lượng sinh hoạt chi bộ”. Sau đó các đồng chí bí thư chi bộ tiến hành tổng   hợp ý kiến của đảng viên đưa ra tại buổi thảo luận và báo cáo lên cấp ủy   cấp trên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Thành phố giao Ban Tổ  chức, phối hợp với Ban Tuyên giáo Đảng uỷ Khối để tổng hợp các ý kiến  tham luận từ hội nghị chuyên đề  và hội nghị sinh hoạt chi bộ, đưa ra hội   nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối mở rộng để thảo luận Sau khi đã hoàn thiện chuyên đề  “Đổi mới, nâng cao chất lượng   sinh hoạt chi bộ”, cần tiến hành tổ  chức hội nghị quán triệt và triển khai  thực hiện chun đề “Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ” tới   từng chi bộ và cán bộ đảng viên của Đảng bộ Khối 116 ­ Thứ hai, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối thành lập các tổ cơng tác  của Đảng ủy Khối, do các Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối làm tổ  trưởng, để trực tiếp chỉ đạo việc đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt   chi bộ, dự sinh hoạt chi bộ điểm để rút ra kinh nghiệm, hồn thiện chun  đề  “đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” của Đảng bộ  Khối   Định kỳ  sáu tháng một lần, các đảng  ủy kiểm tra về  sinh hoạt chi bộ;   nghe các chi bộ phản ánh tình hình và kiểm tra sổ biên bản, phân cơng cấp   ủy dự sinh hoạt chi bộ để rút kinh nghiệm, sau đó thơng báo để các chi bộ  biết, trao đổi kinh nghiệm và học tập lẫn nhau ­  Thứ  ba,  Ban thường vụ  Đảng  ủy Khối các cơ  quan Thành phố  giao Ban Tổ  chức Đảng  ủy Khối xây dựng bộ  “Tiêu chí đánh giá chất  lượng sinh hoạt chi bộ”, làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng sinh hoạt   đảng của các chi bộ trong tồn Đảng bộ Khối KẾT LUẬN Sinh hoạt chi bộ có vai trò quan trọng trong việc cũng cố  kiện tồn  nâng cao chất lượng TCCSĐ. Chất lượng sinh hoạt chi bộ tác động trực   tiếp đến chất lượng lãnh đạo và xây dựng nội bộ  của chi bộ. Do vậy,   việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ  phải được tiến hành thường   xun và có chất lượng. Mỗi chi bộ có nội dung và hình thức sinh hoạt cụ  thể, phù hợp với u cầu, tính chất và điều kiện cụ thể trong đơn vị cơng  117 tác. Song điều quan trọng là sinh hoạt chi bộ  phải đúng kỳ, có nội dung  thích hợp và bảo đảm tính chất của sinh hoạt Đảng Chất lượng sinh hoạt chi bộ phụ thuộc vào sự chỉ đạo trực tiếp của  đảng  ủy cơ  sở, và sự  chuẩn bị  chu đáo của ban chi  ủy về  nội dung, về  việc cung cấp thơng tin cho đảng viên và thực hiện nghiêm túc ngun tắc  tập trung dân chủ, cả về thời gian sinh hoạt. Chất lượng sinh hoạt chi bộ  còn phụ thuộc vào q trình, tinh thần trách nhiệm tham gia lãnh đạo tập  thể, đấu tranh khắc phục những hiện tượng tiêu cực, nghiêm túc tự  phê  bình và phê bình, xây dựng đồn kết thống nhất trong chi bộ  của mỗi   đảng viên. Đảng khơng chấp nhận những đảng viên coi thường sinh hoạt   chi bộ, đến họp với tư cách cấp trên, thủ trưởng Hiện nay, nhiều chi  ủy, chi bộ  thuộc Đảng bộ  Khối các cơ  quan   thành phố Hà Nội vẫn giữ được sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần, có  thơng báo nội dung sinh hoạt cho đảng viên trước, hướng dẫn nội dung  sinh hoạt cho đảng viên, có kết luận từng phần rõ ràng, phát ý kiến tập  thể, phân cơng cụ thể tạo điều kiện cho đảng viên hồn thành nhiệm vụ.  Tuy nhiên chất lượng sinh hoạt chi bộ vẫn còn hạn chế, bất cập.  Trên cơ sở khảo sát thực trạng, chỉ rõ ngun nhân và đề  xuất giải  pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng bộ Khối các cơ quan  thành phố Hà Nội. Hy vọng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ giúp   phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ  của các TCCSĐ   Đảng bộ  Khối các cơ quan Thành phố.  ... các TCCSĐ trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội hiện nay 4.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Về không gian: Các chi bộ ở các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Khối các quan thành phố Hà Nội (chi bộ cơ  sở, chi bộ  trực thuộc đảng ...   chi n đấu của Đảng ngay từ chi bộ [2, tr.3] Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội,  là đảng bộ  đặc thù,  TCCSĐ là các cơ quan lãnh đạo và quản lý đầu não trong HTCT của Thành phố, đảng viên của đảng bộ. .. Việc đáng giá chất lượng sinh hoạt chi bộ của các chi bộ  thuộc   Đang bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội khơng thể khơng lấy tiêu chí  này làm căn cứ đánh giá 1.3.3. Nội dung sinh hoạt chi bộ 31 Nội dung sinh hoạt chi bộ là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất

Ngày đăng: 18/01/2020, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w