1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng tài chính quốc tế

40 387 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 372 KB

Nội dung

Toàn cầu hóa và các xu thế tài chính quốc tế hiện nay

MỤC LỤC Lời mở đầu .3 CHƯƠNG1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ .7 1.1. Khái niệm tài chính quốc tế .7 1.2. Sự phát triển của tài chính quốc tế .7 1.2.1. Cở sở hình thành tài chính quốc tế 8 1.2.2.Quá trình phát triển của tài chính quốc tế 8 1.3. Đặc điểm tài chính quốc tế 9 1.4. Vai trò của tài chính quốc tế 10 1.4.3. Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính 11 1.4.2. Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nên kinh tế thế giới 11 1.4.1. Là công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước .11 1.5. Những thành phần cấu thành tài chính quốc tế 11 1.5.1.Tỷ giá hối đoái .12 1.5.2. Đầu tư quốc tế .12 1.5.3. Các thiết chế tài chính 12 CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ .12 2.1. Sự gia tăng mạnh mẽ về tốc độ và quy mô giao dịch tài chính trên phạm vi toàn cầu 13 2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ trở thành phổ biến .15 1 2.3. Đôla Mỹ vẫn tiếp tục giữ vai trò đồng tiền chủ đạo trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế, tuy nhiên vai trò đồng tiền chủ đao sẽ ngày càng được đa dạng hóa . .17 2.4. Các khu vực tiền tệ với một đồng tiền chung thống nhất hoặc với một cơ chế tiền tệ chung sẽ xuất hiện .21 2.5. Các thị trường chứng khoán thế giới sẽ ngày càng được hiện đại hóa và liên kết giữa các thị trường ngày càng chặt chẽ hơn .22 2.6. Xu hướng tập trung nguồn tài chính ngày một lớn .23 2.7. Các thiết chế tài chính như World Bank, IMF cũng đang tăng cường hoạt động trên phạm vi toàn cầu .25 CHƯƠNG 3: NHỮNG XU HƯỚNG TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM GẦN ĐÂY 28 3.1. Tổng quan về nền kinh tế và hệ thống tài chính ở Việt Nam 28 3.2. Những xu hướng chủ yếu trong hệ thống tài chính ở Việt Nam .29 3.2.1. Xu hướng chính trong tỷ giá hối đoái 29 3.2.2. Xu hướng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam .32 3.2.3. Xu hướng cơ cấu lại hệ thống tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng . 34 KẾT LUẬN 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 2 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trên toàn cầu, những hoạt động kinh tế quốc tế đã luôn khẳng định được tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế. Tài chính quốc tế là hệ thống những quan hệ kinh tế nảy sinh giữa nhà nước hoặc các tổ chức của nhà nước với các nhà nước khác, các tổ chức của các nhà nước khác, các công dân nước ngoài và với các tổ chức quốc tế, gắn liền với các dòng lưu chuyển hàng hóa và tiền vốn trên thế giới theo những nguyên tắc nhất định. Nó góp phần tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới; mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính. Tài chính quốc tế đã ra đời và trải qua quá trình phát triển lâu dài, vận động theo nhiều xu hướng khác nhau cùng với những biến động trong nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu về các xu hướng của tài chính quốc tế là việc hết sức cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước cả phát triển lẫn đang phát triển đang ra sức hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhằm giúp các nền kinh tế, các quốc gia có thể nhìn nhận được các hướng đi đúng đắn cho mình, phát huy được các lợi thế của quốc, xây dựng nền kinh tế phát triển lành mạnh, toàn diện và vững chắc. Từ những lý do trên, nhóm chúng mình đã chọn đề tài nghiên cứu: “ Xu hướng tài chính quốc tế” cho chuyên đề nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Chuyên đề tập trung làm rõ những vấn đề như sau: Làm rõ những kiến thức cơ sở lý luận về tài chính quốc tế, đặc điểm của các thành phần cấu thành, sự hình thành và quá trình phát triển của tài chính quốc tế. Phân tích những xu hướng chủ yếu của hệ thống tài chính quốc tế hiện nay. Đồng thời liên hệ liên hệ với Việt Nam trong xu hướng tài chính quốc tế của thế giới và những chính sách của chính phủ nhằm phát triển hệ thống tài chính. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề tập trung nghiên cứu quá trình vận động của các xu hướng tài chính quốc tế trên thế giới trong những năm gần đây, phân tích đặc điểm,nguyên nhân hình thành và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế. 3 4. Đóng góp của chuyên đề Chuyên đề đề sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về những kiến thức cơ sở lý luận về tài chính quốc tế, đặc điểm của các thành phần cấu thành, sự hình thành và quá trình phát triển của tài chính quốc tế. Những xu hướng chủ yếu của hệ thống tài chính quốc tế hiện nay. Chúng mình hy vọng chuyên đề sẽ đem lại những nội dung cần thiết cho những bạn đọc nào có quan tâm đến lĩnh vực tài chính quốc tế, một lĩnh vực còn khá là mới mẻ ở Việt Nam. 5. Kết cấu của chuyên đề Lời mở đầu CHƯƠNG1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm tài chính quốc tế 1.2. Sự phát triển của tài chính quốc tế 1.2.1. Cở sở hình thành tài chính quốc tế 1.2.2.Quá trình phát triển của tài chính quốc tế 1.3. Đặc điểm tài chính quốc tế 1.4. Vai trò của tài chính quốc tế 1.4.3. Tạo cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính 1.4.2. Thúc đẩy các nền kinh tế quốc gia nhanh chóng hội nhập vào nên kinh tế thế giới 1.4.1. Là công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước 1.5. Những thành phần cấu thành tài chính quốc tế 1.5.1.Tỷ giá hối đoái 1.5.2. Đầu tư quốc tế 4 1.5.3. Các thiết chế tài chính CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 2.1. Sự gia tăng mạnh mẽ về tốc độ và quy mô giao dịch tài chính trên phạm vi toàn cầu 2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ trở thành phổ biến 2.3. Đôla Mỹ vẫn tiếp tục giữ vai trò đồng tiền chủ đạo trong hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế, tuy nhiên vai trò đồng tiền chủ đao sẽ ngày càng được đa dạng hóa 2.4. Các khu vực tiền tệ với một đồng tiền chung thống nhất hoặc với một cơ chế tiền tệ chung sẽ xuất hiện 2.5. Các thị trường chứng khoán thế giới sẽ ngày càng được hiện đại hóa và liên kết giữa các thị trường ngày càng chặt chẽ hơn 2.6. Xu hướng tập trung nguồn tài chính ngày một lớn 2.7. Các thiết chế tài chính như World Bank, IMF cũng đang tăng cường hoạt động trên phạm vi toàn cầu CHƯƠNG 3: NHỮNG XU HƯỚNG TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM GẦN ĐÂY. 3.1. Tổng quan về nền kinh tế và hệ thống tài chính ở Việt Nam 3.2. Những xu hướng trong hệ thống tài chính ở Việt Nam 3.2.1. Xu hướng chính trong tỷ giá hối đoái 3.2.2. Xu hướng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 3.2.3. Xu hướng cơ cấu lại hệ thống tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội IDA Hiệp hội Phát triển Quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Thế giới M&A Sáp nhập và mua lại NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng Thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương TCQT Tài chính quốc tế TMCP Thương mại cổ phần UNCTAD Hội nghị Liên hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển WTO Tổ chức thương mại thế giới. WB Ngân hàng Thế giới 6 CHƯƠNG 1. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.1.Khái niệm về tài chính quốc tế - Đứng trên góc độ một quốc gia, tài chính quốc tế được hiểu là sự vận động của các luồng tiền giữa các quốc gia. Có nghĩa là các hoạt động tài chính diễn ra giữa một bên là các chủ thể của các quốc gia đó với một bên là chủ thể của các quốc gia khác hoặc các tổ chức tài chính quốc tế. Trong mỗi quốc gia, hoạt động tài chính quốc tế là một bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động tài chính của quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế và các chính sách của quốc gia đó trong quan hệ với cộng đồng quốc tế. - Đứng trên góc độ toàn cầu, tài chính quốc tế (TCQT) là thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động tài chính phát sinh trên bình diện quốc tế. Chủ thể thực hiện các hoạt động TCQT có thể là cá nhân công dân của các quốc gia, các tổ chức kinh tế - xã hội, Chính phủ của các quốc gia, cũng có thể là các tổ chức quốc tế và sự hoạt động của các thị trường TCQT và chúng hợp thành một lĩnh vực mới, lĩnh vực TCQT. Có thể nói, trên bình diện quốc tế, đó chính là sự di chuyển các luồng tiền vốn giữa các quốc gia; còn trên bề mặt đời sống xã hội của mỗi quốc gia thì những hình thức bất kỳ của quan hệ TCQT đều biểu hiện thành các hoạt động thu – chi bằng tiền, các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tóm lại, TCQT được hiểu đầy đủ là hoạt động tài chính diễn ra trên bình diện quốc tế. Đó là sự di chuyển các luồng tiền vốn, hàng hóa giữa các quốc gia gắn liền với các quan hệ quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự, ngoại giao…giữa các chủ thể của các quốc gia và các tổ chức quốc tế thông qua việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ ở mỗi chủ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể đó trong các quan hệ quốc tế. 1.2 Sự phát triển của tài chính quốc tế 1.2.1 Cơ sở hình thành tài chính quốc tế - Các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, quân sự, ngoại giao, . đòi hỏi phải có và làm xuất hiện quan hệ tài chính quốc tế. 7 - Cùng với sự xuất hiện của tiền tệ như một vật trao đổi trung gian, tiền tệ dần có đầy đủ các chức năng trong trao đổi, thanh toán, trong dự trữ và chức năng tiền tệ thế giới. Chính chức năng trao đổi, thanh toán quốc tế của tiền đã là cơ sở cho việc hình thành và thực hiện các quan hệ TCQT: + Thương mại quốc tế ra đời càng phát triển thì càng xuất hiện ngày càng nhiều những người mua, bán chịu, những người thiếu hụt vốn tạm thời…làm xuất hiện những tổ chức tài chính trung gian thực hiện cho vay quốc tế. Hơn nữa, các quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, ngoại giao…của các quốc gia cũng ngày càng phát triển làm xuất hiện các khoản thanh toán và tín dụng giữa các quốc gia, trong lĩnh vực đầu tư và trong nhiều lĩnh vực khác. + Sự phát triển của khoa học công nghệ và xu thế hội nhập kinh tế với mục đích nâng cao lợi nhuận, tần dụng các điều kiện thuận lợi của các quốc gia, tránh hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và kéo dài chu kì sống của sản phẩm, các nhà đầu tư rất tích cực tìm kiếm và thực hiện đầu tư ra bên ngoài. Chính sự phát triển của đầu tư quốc tế đã làm cho hoạt động TCQT thêm nhộn nhịp. + Trong điều kiện hợp tác lao động quốc tế ngày càng mở rộng, điều kiện sống ngày càng nâng cao và phương tiện giao thông ngày càng phát triển thì hoạt động hợp tác lao động, hoạt động du lịch quốc tế cũng ngày càng phát triển làm cho các hoạt động TCQT trong các lĩnh vực này trở nên sôi động. Trong các tiền đề đã kể trên, yếu tố các quan hệ quốc tế giữa các quốc gia về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội có vị trí như là điều kiện cần tạo cơ sở cho sự hình thành và phát triển của TCQT; yếu tố tiền tệ có chức năng tiền tệ thế giới có vị trí như điều kiện đủ để các quan hệ TCQT vận hành thông suốt. 1.2.2 Quá trình phát triển của tài chính quốc tế - Thời kì chiếm hữu nô lệ gắn liền với Nhà nước chủ nô: Những hình thức sơ khai của quan hệ TCQT như việc trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các quốc gia, cống nộp vàng bạc, châu báu giữa nước này với nước khác đã xuất hiện. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế, thuế xuất nhập khẩu ra đời để điều chỉnh các quan hệ buôn bán giữa các quốc gia và tín dụng quốc tế đã xuất hiện do có các quan hệ vay nợ giữa các nước. 8 - Với sự xuất hiện của Chủ nghĩa tư bản: những hình thức cổ truyền của quan hệ TCQT như thuế xuất nhập khẩu, tín dụng quốc tế vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển đa dạng thích ứng với những bước phát triển mới của các quan hệ kinh tế quốc tế và thái độ chính trị của các nhà nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa - tiền tệ, kinh tế thị trường, những diễn biến phức tạp của cục diện chính trị thế giới, cũng như cách tiếp cận của chính phủ các nước trong quan hệ quốc tế, bên cạnh các hình thức cổ truyền, đã xuất hiện những hình thức mới của quan hệ TCQT như đầu tư quốc tế trực tiếp, đầu tư quốc tế gián tiếp với các loại hình đa dạng, viện trợ quốc tế không hoàn lại, hợp tác quốc tế tài chính – tiền tệ thông qua việc thiết lập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế. 1.3 Đặc điểm của tài chính quốc tế Các quan hệ tài chính quốc tế là một bộ phận trong tổng thể các quan hệ tài chính, vì vậy nó cũng mang các đặc điểm chung của các quan hệ tài chính là : + Các quan hệ nảy sinh trong phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị - phân phối các nguồn tài chính. + Gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. + Các quan hệ nảy sinh trong phân phối lần đầu và phân phối lại. Ngoài ra, TCQT còn có những đặc điểm riêng có sau: 1.3.1. Đặc điểm về phạm vi, môi trường hoạt động của các nguồn tài chính trong lĩnh vực TCQT. Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia, có rất nhiều chủ thể tham gia, nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau bị chi phối trực tiếp bởi nhiều nhân tố: a. Rủi ro tỷ giá hối đoái. Do tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà tỷ giá hối đoái luôn có sự biến động và có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ TCQT trong các lĩnh vực ngoại thương, đầu tư, tín dụng, thanh toán, cán cân thanh toán… Ví dụ: Đối với một quốc gia, tỷ giá hối đoái tăng cao ( đồng bản tệ giảm giá) có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái 9 thấp ( đồng bản tệ tăng giá ) lại có tác dụng khuyến khích nhập khẩu, nhưng lại hạn chế xuất khẩu. Trong lĩnh vực TCQT, các vấn đề về cơ chế xác lập tỷ giá giữa các đồng tiền, những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá và sự tác động trở lại của tỷ giá đến cán cân xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán quốc tế, đến tình hình tài chính của các tổ chức ngoại thương, các nhà đầu tư, các ngân hàng…là vấn đề rất được quan tâm nghiên cứu. b.Rủi ro chính trị Rủi ro này rất đa dạng, bao gồm những sự thay đổi ngoài dự kiến các qui định về thuế nhập khẩu, hạn ngạch, về chế độ quản lý ngoại hối hoặc là một chính sách trưng thu hay tịch biên các tài sản trong nước do người nước ngoài nắm giữ… Loại rủi ro này bắt nguồn từ những biến động về chính trị - xã hội của các quốc gia như sự thay đổi thể chế, những cuộc cải cách,… từ đó Chính phủ các nước có thể thay đổi các chính sách quản lý kinh tế của quốc gia mình; hoặc chiến tranh, xung đột sắc tộc…và các chủ thể nước ngoài phải gánh chịu rủi ro bất khả kháng. 1.3.2. Đặc điểm về sự chi phối của các yếu tố chính trị trong lĩnh vực TCQT Trong phạm vi quốc gia, TCQT là một bộ phận trong tổng thể các hoạt động tài chính của quốc gia. Do đó, các hoạt động TCQT phải gắn liền và nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội của Nhà nước. Trên bình diện quốc tế, hoạt động TCQT của các chủ thể của một quốc gia được tiến hành trong quan hệ với các chủ thể của quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế; do đó, nó cũng chịu sự ràng buộc bởi chính sách của các quốc gia khác, bởi các thông lệ mang tính quốc tế hoặc các quy định của các tổ chức quốc tế mà chủ thể đó có quan hệ. Do vậy, trong hoạt động TCQT các chủ thể của một quốc gia không những cần nắm vững các chính sách kinh tế, pháp luật của quốc gia mình mà còn phải thông hiểu chính sách, pháp luật của các quốc gia và các tổ chức quốc tế mà mình có quan hệ. 1.4. Vai trò của tài chính quốc tế 1.4.1. Là công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực ngoài nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước. 10 . kinh tế - xã hội trong nước 1 .5. Những thành phần cấu thành tài chính quốc tế 1 .5. 1.Tỷ giá hối đoái 1 .5. 2. Đầu tư quốc tế 4 1 .5. 3. Các thiết chế tài chính. mềm Thả nổi 1991 25 (16%) 98 (61%) 36 (23%) 1999 45 (24%) 63 (34%) 77 (42%) 2001 48 (26%) 56 (30%) 82 (44%) 2008 23 (12%) 81 (43%) 84 ( 45% ) Nguồn : Exchange

Ngày đăng: 18/09/2013, 10:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu trung bình ngày - Xu hướng tài chính quốc tế
Hình 2.1. Doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu trung bình ngày (Trang 15)
Bảng 2.1. Xu thế thay đổi chế độ tỷ giá hối đoái ở các nước trong thời kỳ 1991-2008 - Xu hướng tài chính quốc tế
Bảng 2.1. Xu thế thay đổi chế độ tỷ giá hối đoái ở các nước trong thời kỳ 1991-2008 (Trang 16)
Hình 2.2. Xu thế thay đổi tỷ giá hối đoái ở các nước trong thời kỳ 1991-2008 - Xu hướng tài chính quốc tế
Hình 2.2. Xu thế thay đổi tỷ giá hối đoái ở các nước trong thời kỳ 1991-2008 (Trang 17)
Hình 2.3. Tỷ trọng dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới - Xu hướng tài chính quốc tế
Hình 2.3. Tỷ trọng dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới (Trang 18)
Hình 2.4. Tỷ trọng dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới 1994 -2012 - Xu hướng tài chính quốc tế
Hình 2.4. Tỷ trọng dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới 1994 -2012 (Trang 19)
Bảng 3.1. Tỷ giá ( USD/VND) của Việt Nam giai đoạn (1989-1993) - Xu hướng tài chính quốc tế
Bảng 3.1. Tỷ giá ( USD/VND) của Việt Nam giai đoạn (1989-1993) (Trang 29)
Hình 3.Bảng số liệu lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) tại Việt Nam giai đoạn ( 1995-2005)  - Xu hướng tài chính quốc tế
Hình 3. Bảng số liệu lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI) tại Việt Nam giai đoạn ( 1995-2005) (Trang 32)
Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2010 - Xu hướng tài chính quốc tế
Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2010 (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w