Toàn cầu hóa , và các xu hướng đầu tư quốc tế hiện nay
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------- CHUYÊN ĐỀ: XU HƯỚNG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Nhóm 4: Đào Kim Dung Mai Lan Anh Hà Nội,25/10/2012 Mục lục. Lời mở đầu. Chương 1: Những lý luận chung về đầu tư quốc tế 6 1.1 Khái niệm, bản chất đầu tư quốc tế .6 1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế 7 1.3. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế .7 1.4 Các hình thức đầu tư quốc tế .8 1.4.1. Hỗ trợ phát triển chính thức 8 1.4.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .8 1.4.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài .9 1.4.4. Tín dụng tư nhân quốc tế 10 1.5. Vai trò của đầu tư quốc tế 10 1.5.1. Vai trò của đầu tư quốc tế với nước xuất khẩu vốn đầu tư .10 1.5.2. Vai trò của đầu tư quốc tế với nước tiếp nhận vốn đầu tư .11 Chương 2: Các xu hướng đầu tư quốc tế 12 2.1 Xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước và các khu vực trên thế giới .12 2.2. Xu hướng đầu tư Nam - Nam, Bắc - Bắc, Bắc- Nam đan xen trong đó đầu tư Nam- Nam có xu hướng gia tăng .15 2.3. Triển vọng phục hồi của dòng vốn FDI toàn cầu .18 2.4. Xu hướng gia tăng đầu tư của các quỹ quốc gia (SWFs - sovereign wealth funds). .21 2.5 Các xu hướng đầu tư khác .25 Chương 3: Việt nam trong xu hướng đầu tư quốc tế 26 3.1 Tình hình đầu tư quốc tế tại Việt Nam .26 3.1.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam 26 3.1.2 Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài .28 3.2 Tác động hai mặt của đầu tư nước ngoài đến sự phát triển kinh tế xã hội Việt nam. .32 3.3 Những chính sách khuyến khích đầu tư của Việt nam trong xu hướng đầu tư quốc tế 36 Kết luận: .40 2 Tài liệu tham khảo .41 Lời mở đầu: 1.Tính cấp thiết của đề tài: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trên toàn cầu, những hoạt động kinh tế quốc tế đã khẳng định được tầm quan trọng của nó trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế. Đầu tư quốc tế là một đặc trưng quan trọng của toàn cầu hóa, có vai trò quan trọng trong tạo ra các nguồn lực cho phát triển kinh tế không chỉ cho nước đầu tư mà còn cho nước nhận đầu tư. Vì thế đầu tư quốc tế trở thành quy luật tất yếu khách quan, là tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Đầu tư quốc tế đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, vận đông theo nhiều xu hướng cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới. Tìm hiều về các xu hướng vận động của đầu tư quốc tế là vô cùng cấp thiết trong bối cảnh các nước trên thế giới cả nước phát triển và đang phát triển đang nỗ lực hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, từ đó mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia có thể tìm được hướng đi đúng đắn cho mình, phát huy được lợi thế so sánh của mỗi nước, xây dựng môi trường đầu tư lành mạnh và hiệu quả. Từ những lý do trên, chúng em đã chọn chủ đề nghiên cứu: “Xu hướng đầu tư quốc tế”cho chuyên đề nghiên cứu khoa học của mình. 2.Mục đích nghiên cứu: Chuyên đề tập trung làm rõ những vấn đề như sau: - Làm rõ những kiến thức lý luận về đầu tư quốc tế, phân loại các hình thức cũng như đặc điểm và vai trò của nó trong phát triển kinh tế mỗi quốc gia. - Phân tích cá xu hướng đầu tư quốc tế hiện nay, biểu hiện, tác động và nguyên nhân hình thành xu hướng. Đồng thời liên hệ với Việt nam trong xu hướng đầu tư quốc tế của thế giới, những phản ứng chính sách của chính phủ Việt nam trong nỗ lực khuyến khích đầu tư nước ngoài. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Chuyên đề tập trung nghiên cứu quá trình vận động của các xu hướng đầu tư quốc tế trên thế giới trong những năm gần đây, phân tích, đặc điểm cũng như nguyên nhân hình thành. 4. Kết cấu chuyên đề: Lời mở đầu Chương 1: Những lý luận chung về đầu tư quốc tế. 1.1 Khái niệm, bản chất đầu tư quốc tế. 3 1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế. 1.3. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế 1.4. Các hình thức đầu tư quốc tế. 1.4.1. Hỗ trợ phát triển chính thức. 1.4.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 1.4.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài. 1.4.4. Tín dụng tư nhân quốc tế. 1.5. Vai trò của đầu tư quốc tế. 1.5.1. Vai trò của đầu tư quốc tế với nước xuất khẩu vốn đầu tư. 1.5.2. Vai trò của đầu tư quốc tế với nước tiếp nhận vốn đầu tư. Chương 2: Các xu hướng đầu tư quốc tế. 2.1 Xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước và các khu vực trên thế giới. 2.2. Xu hướng đầu tư Nam - Nam, Bắc - Bắc, Bắc- Nam đan xen trong đó đầu tư Nam- Nam có xu hướng gia tăng. 2.3. Triển vọng phục hồi của dòng vốn FDI toàn cầu. 2.4. Xu hướng gia tăng đầu tư của các quỹ quốc gia (SWFs - sovereign wealth funds). 2.5 Các xu hướng khác. Chương 3: Việt nam trong xu hướng đầu tư quốc tế. 3.1 Tình hình đầu tư quốc tế tại Việt Nam. 3.1.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam. 3.1.2 Tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoài. 3.2 Những xu hướng đầu tư quốc tế tại Việt Nam hiện nay. 3.3 Những chính sách khuyến khích đầu tư của Việt nam trong xu hướng đầu tư quốc tế. Kết luận: 4 Bảng danh mục viết tắt. AIA Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN ACIA Hiệp định đầu tư toàn diện của các nước ASEAN. APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ĐTNN Đầu tư nước ngoài EC Cộng đồng châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài. FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài GI Hình thức đầu tư mới MAI Hiệp định đầu tư của đa phương M&A Mua bán và sáp nhập MNCs Công ty đa quốc gia NGO Tổ chức phi chính phủ NIEs Nền kinh tế mới công nghiệp hóa. ODA Hỗ trợ phát triển chính thức. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển SWFs Quỹ đầu tư quốc gia TNCs Công ty xuyên quốc gia WTO Tổ chức thương mại thế giới. UNCTAD Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển 5 Chương 1: Những lý luận chung về đầu tư quốc tế. 1.1.Khái niệm, bản chất đầu tư quốc tế. Cho đến nay đầu tư không phải một khái niệm mới nhất là đối với những người hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ này lại được hiểu rất khác nhau. Có người cho rằng đầu tư tức là phải bỏ một cái gì đó vào một việc nhất định để thu lại một lợi ích trong tương lai. Thậm chí thuật ngữ này thường được sử dụng rộng rãi để nói lên sự chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào hoạt động của con người trong cuộc sống. Vậy đầu tư trong kinh tế là gì?. Những đặc trưng nào quyết định một hoạt động được gọi là đầu tư? Mặc dù vẫn còn khá nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này nhưng ta có thể đưa ra quan niệm cơ bản về về đầu tư ( investment) là “ việc sử dụng một lượng tài sản nhất định như vốn, công nghệ, đất đai,… vào một hoạt động kinh tế cụ thể nhằm tạo ra một hay nhiều sản phẩm cho xã hội để thu lợi nhuận”. Có hai đặc trưng cơ bản để phân biệt một hoat động được gọi là đầu tư hay không đó là tính sinh lãi và tính rủi ro trong quyết định đầu tư. Mục đích của đầu tư là thu lợi nhuận. Vì vậy, cần hiểu rằng bất kỳ chi phí về thời gian, sức lực và tiền bạc vào một hoạt động nào đó mà không nhằm mục đích thu lợi thì không phải là đầu tư. Trên cơ sở hiểu được khái niệm và bản chất của đầu tư, chúng ta có thể định nghĩa đầu tư quốc tế và những đặc trưng cơ bản của nó so với đầu tư trong nước. Cho đến nay, mặc dù có rất nhiều quan niệm về đầu tư quốc tế, nhưng khái niệm được nhiều người thừa nhận đó là: “ Đầu tư quốc tế (international investment) là sự di chuyển tài sản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý,… từ nước này sang nước khác để kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu”. Nước nhận đầu tư được gọi là nước chủ nhà (host country), nước chủ đầu tư được gọi là nước đầu tư (home country). Cũng có thể hiểu đầu tư quốc tế là quá trình kinh tế trong đó các nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kỳ hình thức giá trị nào vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt được các hiệu quả xã hội. Qua các định nghĩa trên ta có thể thấy bản chất chung nhất của đầu tư quốc tế là đầu tư trên phạm vi toàn cầu, tức là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh của chủ đầu tư. 6 1.2. Đặc điểm của đầu tư quốc tế. * Chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài: đặc điểm này có liên quan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ và phong tục tập quán, …làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư nước ngoài. * Sử dụng vốn vượt qua khỏi biên giới quốc gia. + Vốn: là các nguồn lực (resources) có thể được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lại lợi ích cho chủ đầu tư. Đặc điểm này liên quan đến khía cạnh về chính sách, pháp luật, hải quan và cước phí vận chuyển. *Tính sinh lợi: Lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội + Lợi nhuận là chênh lệch giữa thu nhập mà hoạt động đầu tư đem lại cho chủ đầu tư với chi phi mà chủ đầu tư phải bỏ ra để tiến hanh hoạt động đầu tư đó. +Lợi ích kinh tế xã hội là chênh lệch giữa những gì mà xã hội thu được với những gì mà xã hội mất đi từ hoạt động đầu tư. Lợi ich kinh tế xã hội được đánh giá qua các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng *Tính rủi ro: Hoạt động đầu tư thường diễn ra trong một thời gian dài vì vậy nó có tính mạo hiểm. Thời gian đầu tư càng dài thì tính mạo hiểm càng cao.Ngoài ra nhà đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của nước sở tại và chịu thêm rủi ro về chênh lệch tỷ giá. *Vốn đầu tư được tính bằng ngoại tệ ( thường là đồng USD): đặc điểm này có liên quan đến vấn đề tỷ giá hối đoái và các chính sách tài chính tiền tệ cua các nước tham gia đầu tư. 1.3. Nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế được hình thành do nhiều nguyên nhân trong đó chủ yếu là do: sự chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giữa các nước, các nhà đầu tư muốn phân tán rủi ro, và do sự phát triển của các TNCs - Chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giữa các nước: mục đích của đầu tư quốc tế là tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu vì thế ở đâu có hiệu quả sử dụng vốn cao thì ở đó sẽ thu hút được nhà đầu tư. Việc lưu chuyển vốn đầu tư giữa các nước được thực hiện theo nguyên tắc bình thông nhau. Mô hình Macdougall- Kemp (1964) đã giải thích rằng nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế là do sự chênh lệch về năng suất cận biên của vốn, giữa nước thừa vốn và những nước thiếu vốn. Nhưng trên thực tế thì đây chỉ là điều kiện cần, đầu tư quốc tế có được hình thành hay không còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường đầu tư. - Phân tán rủi ro: các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn cao mà còn quan tâm đến mức độ rủi ro của các hạng mục đầu tư đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, nhà đầu tư không muốn tập trung đầu tư vào một hang mục, một khu vực nhất định. - Sự phát triển của các TNCs: có rất nhiều học thuyết giải thích sự hình thành đầu tư quốc tế là hệ quả tất yếu của sự phát triển cua các TNCs như lý thuyết chu kỳ sản 7 phẩm của Raymond Vernon, lý thuyết sản phẩm bắt kịp của Akamatsu(1962), lý thuyết nội vi hóa hay sự cản trở của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đã thúc đẩy sự phát triển của các TNCs. Tóm lại sự ra đời của các TNCs là động lực khiến đầu tư quốc tế ngày càng mở rộng. - Ngoài các lý do trên thì đầu tư quốc tế cũng là hình thức quan trọng để các nước khẳng định vị thế của mình và thực hiện mục đích chính trị của mình. 1.4. Các hình thức của đầu tư quốc tế. 1.4.1. Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA (Official Development Assistance) là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát triển được các các cơ quan chính thức của chính phủ trung ương và điạ phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết.Hiệp định ký kết hổ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế. Mục tiêu chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi của các nước đang phát triển. ODA mang tính chất ưu đãi và có yếu tố không hoàn lại ≥ 25% (được tính với tỷ suất chiết khấu 10%). - Các nhà tài trợ (Donors) bao gồm: + Chính phủ các nước chủ yếu là các nước phát triển hoặc tương đối phát triển - ODA song phương. + Các tổ chức quốc tế: tổ chức liên chính phủ: EC, OECD; tổ chức thuộc Liên hợp quốc (United Nation); tổ chức tài chính quốc tế; Các tổ chức phi chính phủ (NGO). - Đối tượng nhận viện trợ: Là chính phủ các nước đang và kém phát triển. - Tính ưu đãi: lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, có thời gian ân hạn (chỉ trả lại, chưa phải trả gốc), giá trị cho vay lớn. - Có ràng buộc: các nước nhận viện trợ phải hội đủ một số điều kiện nhất định mới được nhận tài trợ, điều kiện này tuỳ thuộc quy định của từng nhà tài trợ. - Nhà tài trợ gián tiếp điều hành dự án: Các nhà tài trợ không trực tiếp điều hành dự án dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. - Có tính phúc lợi xã hội: lĩnh vực đầu tư của ODA chủ yếu là các lĩnh vực không hoặc ít sinh lợi nhuận, đó là các công trình công cộng mang tính chất phúc lợi xã hội. 1.4.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) 8 - FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. - FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. - Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. - Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho mình, do đó sẽ tự đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Vì thế, hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế nước nhận đầu tư. - FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà co thể tiếp nhận được công nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý. * Các hình thức thâm nhập chủ yếu của FDI: + Đầu tư mới (Greenfield Investment): là hoạt động đầu tư trực tiếp vào các cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở nước ngoài, hoặc mở rộng một cơ sở sản xuất kinh doanh đã tồn tại. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI cũng là kênh chủ yếu của các nhà đầu tư ở các nước phát triển vào các nước đang phát triển. +Mua lại và sáp nhập qua biên giới (M&A: Cross-border Merger and Acquisition): Mua lại và sáp nhập qua biên giới là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Kênh đầu tư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước công nghiệp hóa và rất phổ biến trong những năm gần đây. Ở Việt Nam hiện nay, FDI vẫn chủ yếu thực hiện theo kênh GI. Kiểu đầu tư này có vai trò rất quan trọng đối với quá trình tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, nếu chỉ thu hút FDI theo kênh GI thì không đón bắt được xu hướng đầu tư quốc tế ngày nay, sẽ làm hạn chế khả năng thu hút FDI vào nước ta. 1.4.3. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment - FPI) - FPI là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với công ty hoặc tổ chức phát hành chứng khoán. 9 - Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh sản xuất. - Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào loại chứng khoán mà nhà đầu tư mua, có thể cố định hoặc không. - Nước tiếp nhận đầu tư không có khả năng, cơ hội tiếp thu công nghệ, kỹ thuật máy móc thiết bị hiện đại và kinh nghiệm quản lý vì kênh thu hút đầu tư loại này chỉ tiếp nhận vốn bằng tiền. - Lý do đầu tư chứng khoán nước ngoài: Cơ cấu tương quan quốc tế, thu nhập đầu tư chứng khoán giữa các quốc gia ít tương quan với nhau như trong một quốc gia và phân tán rủi ro. 1.4.4. Tín dụng tư nhân quốc tế (International Private Loans) - Tín dụng tư nhân quốc tế là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lai suất tiền cho vay. - Chủ đầu tư không phải là chủ sở hữu của đối tượng tiếp nhận đầu tư. Quan hệ giữa chủ đầu tư với đối tượng tiếp nhận vốn là quan hệ vay nợ. - Người tiếp nhận đầu tư chỉ có quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi đến hạn. - Chủ đầu tư thu lợi nhuận qua lãi suất cho vay theo khế ước vay độc lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay. - Các khoản cho vay thường là bằng tiền, không kèm theo máy móc thiết bị, công nghệ, bí quyết hay chuyển giao công nghệ. - Đơn vị cung cấp vốn tuy không tham gia quản lý điều hành hay kiểm soát hoạt động doanh nghiệp nhưng trước khi cho vay đều nghiên cứu tính khả thi của dự án đầu tư qua hồ sơ đi vay, dự án sử dụng vốn, nếu đối tượng tiếp nhận đầu tư sử dụng vốn không có hiệu quả và đúng theo hồ sơ đi vay thì chủ đầu tư có quyền đòi tiền trước. - Đối với đối tượng tiếp nhận đầu tư: Không phụ thuộc vào kinh tế của chủ đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài không can thiệp vào việc sử dụng vốn. Tuy nhiên tính ổn định không cao do nhà đầu tư có thể đòi nợ sớm hoặc rút vốn khi đối tượng tiếp nhận đầu tư làm ăn thua lỗ. - Đối với chủ đầu tư: vốn ít, rủi ro ít, thu nhập không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, được ưu tiên thanh toán nếu doanh nghiệp phá sản. Tuy nhien nhược điểm là lợi nhuận không cao. 1.5. Vai trò của đầu tư quốc tế. 10 . dụng tư nhân quốc tế. 1.5. Vai trò của đầu tư quốc tế. 1.5.1. Vai trò của đầu tư quốc tế với nước xu t khẩu vốn đầu tư. 1.5.2. Vai trò của đầu tư quốc tế. đầu tư. Chương 2: Các xu hướng đầu tư quốc tế. 2.1 Xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước và các khu vực trên thế giới. 2.2. Xu hướng đầu