1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vài nhận xét nội dung SGK VL11(CT Chuẩn)

4 283 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG : THPT PHẠM PHÚ THỨ TỔ : VẬT LÝ. BẢNG NHẬN XÉT NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN. CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG. Nhìn chung, việc sắp xếp thứ tự các bài học có thay đổi so với sách giáo khoa cũ. Các bài trình bày đơn giản hơn Trình tự sắp xếp, dẫn dắt vấn đề dễ hiểu và đơn giản hơn nhiều. Đã lược bỏ bớt hai nội dung là : “Vật dẫn và điện môi trong điện trường” và “ ghép các tụ điện”. BÀI 1 : Điện tích. Định luật Cu – lông. Thứ nhất : Bài 1 trình bày đẹp, có thí nghiệm minh họa cụ thể, rõ ràng.Trong đó, đặc biệt có giới thiệu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cân xoắn Culông để suy ra định luật Culông. Điều mà sách giáo khoa cũ chỉ nói qua mà không đi vào cụ thể. Thứ hai, sau khi giới thiệu định tính về điện tích điểm, tương tác giữa các loại điện tích là đưa ra công thức tính lực tương tác điện ( định luật Culông) khác với sách giáo khoa cũ là tách ra làm hai bài. Điều này làm cho HS nắm vấn đề rõ ràng hơn. Thứ ba, ở phần ‘ Em có biết” đã đưa ra công nghệ sơn tĩnh điện ứng dụng về sự hút nhau của hai điện tích trái dấu đã giúp HS hiểu rõ hơn ứng dụng thực tế của bài lý thuyết vừa học. Có thể nói, mục này trong sách giáo khoa mới rất có ích cho GV cũng như HS, nó làm cho bài học trở nên sinh động và thúc đẩy thái độ yêu thích đối với bộ môn ở HS. BÀI 2 : Thuyết electron. Định luật bào toàn điện tích. Nội dung trong Bài 2 trình bày tương đối giống với sách giáo khoa cũ Bài trình bày ngắn gọn, các câu hỏi củng cố bên trong bài học hay, giúp học sinh hiểu tốt về các chất dẫn điện và cách điện, các hiện tượng nhiễm điện, HS trả lời tốt các câu hỏi sẽ nắm vững nội dung bài học BÀI 3 : Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện. Bài 3 trình bày dễ hiểu hơn ở phần cường độ điện trường. Câu hỏi củng cố C1 sẽ giúp HS phân biệt tốt hơn giữa việc xác định lực điện trường và vectơ cường độ điện trường. Điều mà những học sinh còn yếu rất hay nhầm lẫn. Hình vẽ các đường sức điện rõ ràng và đẹp hơn so với sách cũ. BÀI 4 : Công của lực điện So với sách cũ thì ở bài này quá trình thành lập công thức tính công của lực điện đơn giản và gọn Sách mới đưa ra khái niệm thế năng của một điện tích trong điện trường và công thức W M = V M q để bài sau đưa ra khái niệm về điện thế là cách dẫn dắt vấn đề khác hoàn toàn sovới sách cũ. Và nhìn chung thì đơn giản và dễ hiểu hơn cho HS. BÀI 5 : Điện thế. Hiệu điện thế. Bài trình bày logic, dễ hiểu. Phần giới thiệu “ thiết bị lọc hút tĩnh điện” rất hay ở phần “Em có biết”. Nếu mỗi bài vật lý đều nêu được những ứng dụng cụ thể của bài lý thuyết vừa học sẽ giúp ích rất nhiều cho khả năng hiểu bài của HS. BÀI 6 : Tụ điện Trình bày gần giống với sách cũ. Sách mới đã đưa ra hẳn công thức tính năng lượng điện trường trong tụ điện. CHƯƠNG II : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. Chương II đã giảm tải rất nhiều phần so với sách giáo khoa cũ bao gồm các bài mà HS đã được học ở cấp II trong khi đó sách giáo khoa cũ trình bày lại là : Định luật Ôm cho đoạn mạch. Điện trở ; Đoạn mạch nối tiếp và song song . Ngoài ra , sách mới còn giảm tải một số phần như : điện trở phụ trong các dụng cụ đo điện, Định luật Ôm cho các loại đoạn mạch. Đặc biệt , sách mới đã bỏ qua các khái niệm như : máy thu điện, suất phản điện Các bài đều có hình vẽ minh họa đẹp, rõ ràng Tuy nhiên, trong chương này chưa trình bày nhiều về các ứng dụng thực tế của các kiến thức cho trong bài. Phần định luật Ôm cho đoạn mạch không được đặt ra thành một mục mà nằm trong bài ghép các nguồn điện thành bộ có thể làm cho HS ít chú ý cũng như khó vận dụng vào giải một số bài tập phức tạp. Ngoài ra , chỉ trình bày đoạn mạch có nguồn điện và nhận biết nguồn điện có chiều dòng điện đi ra cực dương và vào cực âm mà không có những ví dụ về trường hợp ngược lại. Các bài tập áp dụng chỉ trình bày ở những bài quá đơn giản, trong mạch chỉ có điện trở và nguồn. Nếu gặp phải những bài tập khó hơn HS sẽ khó mà giải được nếu không học thêm ở ngoài. Ở bài11 Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch các bài giải không giải hoàn toàn cho HS như sách giáo khoa cũ mà chỉ nêu phương hướng để giải cũng như một số câu hỏi gợi ý. Điều này đã giải quyết tốt vấn đề là phát huy được tính tích cực của học sinh và đòi hỏi học sinh phải tư duy để tìm cách giải. Đây là một điểm rất đáng phát huy. CHƯƠNG III : DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG. BÀI 13 : Dòng điện trong kim loại Trong bài cần có hình vẽ mô tả mạng tinh thể trong không gian để học sinh có thể hình dung dễ dàng hơn. Trong bài này, cần có phần “Em có biết” trong đó có thể nêu lên một số ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện hoặc hiện tượng siêu dẫn và hình vẽ minh họa để học sinh mở mang thêm kiến thức thực tế chứ không chỉ dừng lại ở việc hiểu lý thuyết. Hoặc có thể giới thiệu hiện tượng siêu dẫn trên thế giới đã được nghiên cứu đến đâu và đã có những ứng dụng nào trong thực tế hay chưa? Bởi vì những vấn đề nào càng hình tượng và chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam thì ta nên có những minh chứng cụ thể thì học sinh sẽ yêu thích và tích cực tìm hiểu hơn. BÀI 14 : Dòng điện trong chất điện phân. Đây là một bài mà sách cũ đã đưa ra lý thuyết rất nhiều nhưng rất ít có hình vẽ minh họa cho cụ thể như hiện tượng cực dương tan, cũng như sự di chuyển của các hạt mang điện trong dung dịch. Sách mới đã đưa vào nhiều hình ảnh minh họa. Ở phần ứng dụng của hiện tượng điện phân bao gồm kỹ thuật luyện nhôm và mạ điện cần có thêm một số hình ảnh minh họa các quá trình sẽ làm cho các ứng dụng sinh động và dễ nhớ hơn. Cũng như các hình ảnh này không quá khó để tìm được. So với sách cũ thì sách mới đã đưa hẳn nội dung của thuyết điện li để học sinh ôn lại từ đó có thể hiểu được hiện tượng điện phân nhanh và tường minh hơn. Ở phần định luật Faraday chỉ cần đưa ra biểu thức cuối cùng, không cần phải giới thiệu định luật thứ nhất và thứ hai rồi rút ra biểu thức cuối. BÀI 15 : Dòng điện trong chất khí. Ở bài này sách mới đã trình bày bài học có trình tự logic tốt hơn và giải thích các hiện tượng cũng dễ hiểu hơn khi đưa ra hai khái niệm “ quá trình dẫn điện không tự lực” và “ quá trình dẫn điện tự lực” ở chất khí cũng như ngôn ngữ . So với sách cũ ở phần “a. cường độ dòng điện trong chất khí” phần giải thích trình bày khá lộn xộn và quá khó hiểu với học sinh Ở phần giới thiêu về tia lửa điện và hồ quang điện có các ví dụ cũng như hình vẽ minh họa đẹp , rõ. Nội dung trình bày cũng dễ hiểu hơn rất nhiều so với sách cũ. BÀI 16 : Dòng điện trong chân không. Ở phần tóm tắt cuối bài có nêu điốt chân không có tính chỉnh lưu nhưng trong bài học không giải thích tại sao và hầu như không nhấn mạnh rằng dòng điện trong ống chân không chỉ chạy theo một chiều từ A sang K như sách cũ. Sách mới chỉ nêu rằng “tia catot được phát ra từ catot” còn sách cũ nhấn mạnh rằng “ tia catot phát ra từ catot bị nung nóng”. BÀI 17 : Dòng điện trong chất bán dẫn. Sách giáo khoa phải ngày càng cung cấp được những kiến thức mới, theo kịp sự phát triển rất nhanh của nền khoa học kỹ thuật nói chung và về vật lý học nói riêng. Vì vậy, việc đưa ra các kiến thức về bán dẫn, điốt bán dẫn, tranzito vào chương trình đã phần nào giúp cho HS tiếp cận với các ứng dụng của vật lý ngày nay. Tuy nhiên, bài còn dài và khó hiểu, khó hình dung. Khi dạy, GV cần phải có những minh họa cụ thể hoặc phải dùng những hình ảnh động ( giảng dạy bằng máy vi tính, đèn chiếu …) thì học sinh mới có thể tiếp thu tốt hơn. Tuy bài dài và có nhiều thuật ngữ mới nhưng nếu phân bổ số tiết hợp lý cộng với việc minh họa sinh động thì các kiến thức trên là rất hay và bổ ích cho học sinh. BÀI 18 : Thực hành : Cần phải biết xác định Transitor còn tốt hay hỏng trước khi làm thí nghiệm. CHƯƠNG IV : TỪ TRƯỜNG. Chương từ trường đã thực sự thay đổi rất nhiều so với sách cũ. Nhiều khái niệm quá rườm rà, có nhiều kiểu phát biểu đã được lược bỏ bớt. Các hình vẽ minh họa đầy đủ. Nhìn chung, chương IV đầy đủ nhưng vẫn đơn giản và dễ hiểu. Bài 19 Phần đường sức từ vận dụng quy tắc nắm tay phải thay vì quy tắc đinh ốc là thuận tiện và dễ hiểu hơn so với quy tắc đinh ốc. Ký hiệu vectơ 0 phù hợp về mặt toán học. CHƯƠNG V : Cảm ứng điện từ BÀI 23 : Từ thông. Cảm ứng điện từ. Trong bài có đưa ra mục “4. Trường hợp từ thông qua một tiết diện s biến thiên do chuyển động” giúp HS hiểu rõ hơn về sự xuất hiện dòng điện Fu cô và một số hiện tượng trong thực tế. Còn sách cũ không nói đến điều này nên khi chuyển qua bài dòng điện Fucô HS sẽ khó hiểu hơn. BÀI 24 : Suất điện động cảm ứng. Mục 2. Định luật Faraday quá trình thành lập công thức còn khó hiểu và dài. PHẦN 2 : QUANG HÌNH HỌC. Trình bày đầy đủ, hình vẽ đẹp rõ ràng, nội dung dễ hiểu. Có những thí nghiệm minh chứng cụ thể. Hoà Vang, …………………… Trưởng nhóm Thư kí Lê Thái Trung Lê Trần Nguyệt Vi . TRƯỜNG : THPT PHẠM PHÚ THỨ TỔ : VẬT LÝ. BẢNG NHẬN XÉT NỘI DUNG SÁCH GIÁO KHOA LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN. CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH sắp xếp, dẫn dắt vấn đề dễ hiểu và đơn giản hơn nhiều. Đã lược bỏ bớt hai nội dung là : “Vật dẫn và điện môi trong điện trường” và “ ghép các tụ điện”.

Ngày đăng: 18/09/2013, 10:10

Xem thêm: Vài nhận xét nội dung SGK VL11(CT Chuẩn)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w