ĐGTHCV liên quan hầu hết đến các nội dung củaquản trị nhân lực, do đó đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên.Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Công ty
Trang 1TÓM LƯỢC
1 Tên đề tài: “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị
thang máy tự động”
2 Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Văn Tuệ
3 Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Oanh
4 Thời gian thực hiện: 22/2/2017 - 25/4/2017
5 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng đánh giá hoàn thiện côngviệc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty
6 Nội dung chính
Khóa luận gồm 4 chương chính:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá thực hiện công việc tại doanh nghiệp
Chương 3: Phân tích thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Con người là yếu tố cấu thành nên mọi tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định
sự thành bại của tổ chức Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thểthiếu được của mọi tổ chức hay doanh nghiệp Do đó, vai trò của nhân lực trong doanhnghiệp rất quan trọng, muốn phát triển doanh nghiệp cần phải tuyển dụng và duy trìđược một đội ngũ lao động tốt, làm việc hiệu quả, gắn bó với công ty
Đánh giá thực hiện công việc là một nội dung có ý nghĩa vô cùng quan trọngtrong hoạt động quản trị nhân lực của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào mà các nhàquản lý cần phải chú trọng thực hiện Qua tìm hiểu thực tế về Công ty TNHH Thiết bịthang máy tự động, tác giả nhận thấy việc đánh giá thực hiện công việc tại công ty đãđược triển khai tương đối hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó
tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động ” nhằm tìm hiểu về lý thuyết đánh giá thực hiện
công việc cũng như thực tế hoạt động đánh giá thực hiện công việc trong một doanhnghiệp cụ thể, từ đó sử dụng kiến thức đã học để nhận xét, đánh giá và đưa ra giảipháp cho vấn đề
Tác giả xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới ThS Trần Văn Tuệ đã nhiệt tình hướngdẫn tác giả trong đợt thực tập và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này Tác giả cũngxin gửi lời cảm ơn tới Quý Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động, đặc biệt làphòng Hành chính – Nhân sự đã giúp tác giả thu thập được những tài liệu, tiếp cậnthực tế về tình hình hoạt động của công ty, những tài liệu này vô cùng hữu ích giúpcho tác giả hoàn thành bài khóa luận của mình tốt hơn
Tác giả rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý của các thầy cô đểkhóa luận được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm
Sinh viên
PHẠM THỊ KIM OANH
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vii
Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 1
1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình nghiên cứu năm trước 2
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu 3
1.5 Phạm vi nghiên cứu 3
1.6 Phương pháp nghiên cứu 3
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5
Chương 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP 6
2.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.1 Quản trị nhân lực 6
2.1.2 Đánh giá thực hiện công việc 6
2.2 Nội dung đánh giá thực hiện công việc 7
2.2.1 Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc 7
2.2.2 Thiết kế đánh giá thực hiện công việc 8
2.2.3 Triển khai đánh giá thực hiện công việc 10
2.2.4 Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc 11
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc trong DN 12
2.3.1 Nhân tố bên ngoài 12
2.3.2 Nhân tố bên trong……….
Trang 4Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY TỰ ĐỘNG 14
3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động 14
3.1.1 Khái quát về công ty 14
3.1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2014– 2016 16
3.1.3 Tình hình nhân lực của công ty 16
3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động 17
3.2.1 Các nhân tố bên ngoài công ty 17
3.2.2 Các nhân tố bên trong công ty 18
3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động 19
3.3.1 Thực trạng xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại công ty 19
3.3.2 Thực trạng thiết kế đánh giá thực hiện công việc tại công ty 20
3.3.3 Thực trạng triển khai đánh giá thực hiện công việc tại công ty 26
3.3.4 Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc tại công ty 29
3.4 Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân 32
3.4.1 Thành công và nguyên nhân 32
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 33
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY TỰ ĐỘNG 35
4.1 Định hướng và mục tiêu đối với hoàn thiện ĐGTHCV tại công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động 35
4.1.1 Định hướng hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty trong thời gian tới 35
4.1.2 Mục tiêu đối với hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty 35
4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động 36
4.2.1 Hoàn thiện xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại công ty 36
4.2.2 Hoàn thiện thiết kế đánh giá thực hiện công việc tại công ty 36
Trang 54.2.3 Hoàn thiện triển khai đánh giá thực hiện công việc tại công ty 39
4.2.4 Hoàn thiện sử dụng kết quả đánh giá thực hiện vào các hoạt động QTNL tại công ty 39
4.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại công ty 40 4.3.1 Xây dựng văn hóa đánh giá thành tích nhân viên trong công ty 40
4.3.2 Tăng cường tài chính cho công tác đánh giá 40
4.3.3 Nâng cao hiệu quả của tổ chức Công đoàn 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự
động năm 2014-2016 16
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn ĐGTHCV tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động 22
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá của 1 số phòng ban khối văn phòng công ty năm 2015 24
Bảng 3.4: Danh sách cán bộ quản lý tiến hành ĐGTHCV cho NLĐ trong công ty 25
Bảng 3.5: Số lượng người được thăng cấp, thuyên chuyển và buộc thôi việc tại 29
công ty giai đoạn 2014 – 2016 29
Bảng 3.6: Số lượng nhân viên được đào tạo tại công ty giai đoạn 2014 – 2016 30
Bảng 3.7: Mức thưởng theo thang điểm đánh giá năm 2015 tại công ty 31
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đánh giá của NLĐ về mục tiêu ĐGTHCV tại công ty 20
Biểu đồ 3.2: Mong muốn của người lao động về chu kỳ đánh giá trong công ty 21
Biểu đồ 3.3: Đánh giá của NLĐ về tiêu chuẩn ĐGTHCV tại công ty 23
Biểu đồ 3.4: Ý kiến của NLĐ về lựa chọn người đánh giá phù hợp 25
Biểu đồ 3.5: Xếp loại nhân viên khối văn phòng năm 2015 tại công ty 28
Biểu đồ 3.6: Mức độ chính xác của kết quả đánh giá 32
SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình ĐGTHCV ở tổ chức/Doanh nghiệp 7
Sơ đồ 3.1: Quy trình đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động 27
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Con người là nhân tố vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mọi tổ chức/DN.Là nguồn lực có tiềm năng, có tư duy và óc sáng tạo mà khôngnguồn lực nào có thể thay thế được Để khai thác tối đa tiềm năng nguồn lực này thì tổchức/DN cần phải thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực một cách có hiệu quả.Quản trị nhân lực bao gồm các hoạt động như tuyển dụng nhân lực, bố trí và sửdụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đãi ngộnhân lực,… Một nhà quản trị giỏi phải thu hút được nguồn nhân lực có tài, đào tạo vàphát triển họ để họ đạt hiệu quả tốt nhất trong công việc, giữ nguồn nhân lực gắn bólâu dàivới tổ chức/DN Để làm được như vậy, nhà quản trị cần quan tâm toàn diện tớitất cả các hoạt động của QTNL, ĐGTHCV là một trong những hoạt động đó Để nhậnbiết đâu là người có tài,cần phải đào tạo ai và đào tạo cái gì, giữ chân nhân viên nhưthế nào để họ gắn bó với tổ chức/DN, nhân viên căn cứ vào đâu để tự hoàn thiện khảnăng của mình và đưa ra mục tiêu để phát triển…? ĐGTHCV chính là chìa khóa để trảlời những câu hỏi đó.Chính vì vậy, việc hoàn thiện ĐGTHCV tại các tổ chức/DN làvấn đề cần quan tâm và nghiên cứu
Hiện nay, các tổ chức/DN chưa quan tâm nhiều đến hoạt động ĐGTHCV hoặc cónhưng thực hiện không hiệu quả ĐGTHCV liên quan hầu hết đến các nội dung củaquản trị nhân lực, do đó đòi hỏi phải thực hiện một cách nghiêm túc và thường xuyên.Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Công ty TNHH Thiết bịthang máy tự động đã tiến hành thực hiện công tác đánh giá và đạt được những thànhcông nhất định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục Chính vìvậy đòi hỏi cấp thiết là phải nghiên cứu và đề ra những giải pháp thiết thực, khả thinhằm hoàn thiện ĐGTHCV tại công ty
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Trong quá trình thực tập tại phòng Hành chính – Nhân sự của Công ty TNHHThiết bị thang máy tự động, tác giả đã được tìm hiểu và nghiên cứu thực tế hoạt độngĐGTHCV tại công ty và nhận thấy rằng hoạt động này có những thành công và hạnchế nhất định như đánh giá nhân lực còn đơn giản và ít khách quan, quy trình đánh giá
Trang 9còn chưa hợp lý,…Chính vì vậy tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động” làm đề tài
nghiên cứu khóa luận của mình
1.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình nghiên cứu năm trước
Đánh giá thực hiện công việc là nội dung đã được nghiên cứu khá nhiều trong những năm vừa qua
[ 1] Sinh viên Dương Thị Vân (2014), Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc
tại Công ty cổ phần Xây dựng và Môi trường Việt Nam, Khoa quản trị nhân lực,
trường Đại học Thương Mại, Hà Nội Bài khóa luận có nội dung cụ thể, chi tiết và đầy
đủ Tác giả đã phân tích thực trạng ĐGTHCV tại công ty với rất nhiều số liệu đượcđiều tra cụ thể, chân thực và phân tích theo đúng quy trình ĐGTHCV đã nêu ra ở phần
lý thuyết Tác giả đã nêu lên thành công và hạn chế của công ty về ĐGTHCV và từ đó
đề ra được những giải pháp hết sức thuyết phục.Xét một cách tổng thể, bài khóa luậnnày có sự logic, kết nối về nội dung giữa các chương nên bài có tính chặt chẽ cao,người đọc cũng dễ dàng hiểu được nội dung của bài
[ 2 ] Sinh viên Phạm Vân Anh (2015), Hoàn thiện quy trình đánh giá thực hiện
công việc tại Công ty cổ phần Quản trị Nguồn Nhân lực M-Talent, Khoa Quản trị nhân
lực, trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.Bài khóa luận đã phân tích thực trạngĐGTHCV tại Công ty cổ phần Quản trị Nguồn Nhân lực M-Talent khá chi tiết, trọngtâm nhất vào phương pháp và tiêu chuẩn ĐGTHCV, đồng thời cũng nêu ra đượcnhững thành công và hạn chế để trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoànthiện ĐGTHCV tại công ty Tuy nhiên phần phân tích thực trạng ĐGTHCV chưa đượctheo trình tự quy trình rõ ràng, khiến cho người đọc khó bao quát và khó tiếp cận vấnđề
[ 3 ] Sinh viên Phạm Thị Nguyệt (2010), Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện
công việc tại Công ty TNHH A Class Travel, Khoa Quản trị nguồn nhân lực, trường
Đại học Thương mại, Hà Nội Tác giả đưa đến cho người đọc cái nhìn toàn cảnh vềthực trạng công tác đánh giá nhân lực của công ty, đưa ra những dẫn chứng rất đầy đủ
và chi tiết Tác giả đưa ra ý kiến của mình trong việc hoàn thiện mẫu phiếu ĐGTHCV,nội dung của mẫu phiếu đánh gía rất hợp lý.Cách diễn đạt từ ngữ ngắn gọn, dễ hiểu,súc tích, nội dung cũng rất đầy đủ cả về lý thuyết lẫn thực tiễn
Trang 10[ 4 ] Sinh viên Lê Thị Thùy Dung (2016), “Hoàn thiện đánh giá thực hiện công
việc tại Công ty cổ phần cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc”, Khoa Quản trị nguồn nhân
lực, trường Đại học Thương mại, Hà Nội Bài khóa luận giúp cho độc giả có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng ĐTTHCV tại công ty với những số liệu được đưa ra và phân tích một cách rất đầy đủ, chi tiết và cụ thể Những kiến nghị, những giải pháp tác giả đưa ra rất hợp lý với thực trạng của việc ĐGTHCV tại công ty nói riêng và của toàn công ty nói chung
1.4 Các mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng ĐGTHCV tại Công tyTNHH Thiết bị thang máy tự động từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện ĐGTHCVtại công ty
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, hệ thống lai một số lý thuyết cơ bản về ĐGTHCV trong DN
Hai là, phân tích thực trạng về việc ĐGTHCV tại Công TNHH Thiết bị thang
máy tự động; đánh giá ưu, nhược điểm của công tác đó tại công ty
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện ĐGTHCV tại Công ty TNHH
Thiết bị thang máy tự động
1.5 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Thiết
bị thang máy tự động với đối tượng nghiên cứu là toàn bộ nhân viên các phòng bantrong công ty
• Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Nghiên cứu về ĐGTHCVtại Công ty TNHHThiết bị thang máy tự động, lấy dữ liệu tổng hợp trong giai đoạn từ năm 2014– 2016
và đề ra những giải pháp đến năm 2020
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1.Phương pháp thu thập dữ liệu
1.6.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
• Phương pháp bảng hỏi: Là việc sử dụng các bảng câu hỏi đã được thiết kế trước
cho các đối tượng được điều tra để thu thập những thông tin có liên quan tới công việc
và những thông tin mà người điều tra khảo sát muốn thu thập
Trang 11+ Đối tượng được điều tra : các nhân viên và nhà quản trị/cán bộ quản lý đang làm việc trong công ty và sẽ được điều tra bằng cách phát phiếu bảng hỏi cho từng cá nhân để lấy ý kiến.
+ Mục đích của việc điều tra bằng bảng hỏi : nhằm thu thập các thông tin sơ bộ
về đánh giá thực hiện công việc tại công ty thông qua những đối tượng được điềutra
+ Phục vụ cho quá trình thu thập dữ liệu về tình hình ĐGTHCV tại công ty, tácgiả đã thiết kế mẫu phiếu khảo sát và thực hiện khảo sát trên 20 người (phát ra 28
phiếu, thu về 24 phiếu), trong đó có 4 cán bộ quản lý và 20 nhân viên (Xem phụ lục
01, 02)
• Phương pháp phỏng vấn: Là phương pháp mà người điều tra tiến hành gặp gỡ
trực tiếp, phỏng vấn chuyên sâu các đối tượng trong DN dựa trên các dữ liệu thu thập được từ việc nghiên cứu tài liệu để lấy ý kiến đánh giá khách quan về tình hình
ĐGTHCV cũng như các nhân tố có thể ảnh hưởng tới ĐGTHCV
+ Đối tượng phỏng vấn : các nhân viên và cán bộ phụ trách ĐGTHCV đang làm việc trong công ty
+ Mục đích phỏng vấn: nhằm nắm bắt cảm nhận, những ý kiến riêng của cán bộ phụ trách công tác đánh giá và từng nhân viên về đánh giá thực hiện công việc tại
Công ty hiện nay (Xem phụ lục 03)
1.6.1.2.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Lấy từ hai nguồn nguồn bên trong và bên ngoài công
ty.Nguồn bên trong công ty như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tài liệu, số liệu về cơ cấu lao động của công ty, bảng lương, tài liệu về tổ chức và quản lý lao động của công ty, báo cáo ĐGTHCVM các ghi chép khác Nguồn bên ngoài của công
ty như : tạp chí, sách báo, các trang web
1.6.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
• Phương pháp tổng hợp và thống kê dữ liệu: Tổng hợp được các thông tin đã điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn và các thông tin thu thập được từ những báo cáo, tài liệu có sẵn tại công ty để chuẩn bị cho quá trình phân tích
• Phương pháp thống kê so sánh: Qua các dữ liệu thu thập được từ công ty về kế hoạch và kết quả ĐGTHCV đã được thực hiện, sau đó tiến hành so sánh kết quả 3 nămgần đây với nhau từ năm 2014 – 2016 Trên cơ sở so sánh các dữ liệu đó có thể biết
Trang 12được ĐGTHCV tại công ty có được thực hiện một cách hiệu quả hay không và còn hạn chế ở phần nào để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện ĐGTHCV cho công ty.
1.7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp có kết cấu 4 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về đánh giá thực hiện công
việc tại DN
Chương 3: Phân tích thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH
Thiết bị thang máy tự động
Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại
Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
Trang 13Chương 2 TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC
HIỆN CÔNG VIỆC TẠI DOANH NGHIỆP 2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Quản trị nhân lực
Có rất nhiều các cách tiếp cận khác nhau về khái niệm quản trị nhân lực
Theo ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2010), Giáo
trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Quản trị nhân lực
bao gồm việc hoạch định ,tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút,
sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân lực thông qua tổ chức của nó”.
Theo PGS.TS Hoàng Văn Hải và ThS Vũ Thùy Dương (2010), Giáo trình
Quản trị nhân lực, NXB Thống kê, Hà Nội: “Quản trị nhân lực là tổng hợp những
hoạt động quản trị liên quan đến việc tạo ra, duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả yếu tố con người trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của DN”.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về Quản trị nhân lực, nhưng trongphạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chọn sử dụng cách tiếp cận theo TS Mai Thanh Lan
và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản,
NXB Thống kê, Hà Nội Theo cách tiếp cận này: “Quản trị nhân lực được hiểu là
tổng hợp các hoạt động quản trị liên quan đến việc hoạch định nhân lực, tổ chức quản trị nhân lực, tạo động lực cho người lao động và kiểm soát hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức/DN nhằm thực hiện mục tiêu và chiến lược đã xác định”.
2.1.2 Đánh giá thực hiện công việc
Tương tự như khái niệm Quản trị nhân lực, trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tácgiả chọn sử dụng cách tiếp cận theo TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị MinhNhàn (2016), Giáo trình Quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống kê, Hà Nội Theo
cách tiếp cận này: “Đánh giá thực hiện công việc được hiểu là quá trình thu nhận và
xử lí thông tin về quá trình và kết quả thực hiện công việc của nhân lực trong tổ chức/
DN để đưa ra những nhận định chính xác về mức độ hoàn thành công việc của nhân lực đối với một tổ chức/DN trong một khoảng thời gian nhất định”
Bản chất của việc ĐGTHCV là sự so sánh giữa những đóng góp của từng cánhân đối với tổ chức với tiêu chuẩn tham chiếu phù hợp đối với chức danh mà người
Trang 14này đảm nhận.ĐGTHCV bao gồm đánh giá năng lực thực hiện công việc và đánh giámức độ hoàn thành công việc Trong đó:
+ Đánh giá năng lực thực hiện công việc (competence evaluation) là nhữngđánh giá nhằm xác định yếu tố tiềm năng của nhân lực so với các yêu cầu vị trí côngviệc nhất định nào đó Các DN thường sử dụng mô hình ASK (Attitudes – Skills –Knowledges) để xem xét năng lực so với yêu cầu của vị trí công việc.Kết quả đánh giáđược sử dụng chủ yếu trong công tác phát triển cán bộ
+ Đánh giá mức độ hoàn thành công việc (performance appraising) là nhữngđánh giá nhằm xác định mức độ hoàn thành công việc của nhân lực so với những tiêuchuẩn đã đề ra của tổ chức.Kết quả đánh giá hoàn thành công việc được sử dụng chủyếu trong đãi ngộ,đào tạo và phát triển cán bộ
2.2 Nội dung đánh giá thực hiện công việc
Nội dung đánh giá thực hiện công việc được cụ thể hóa theo quy trình sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình ĐGTHCV ở tổ chức/Doanh nghiệp
Nguồn: TS Mai Thanh Lan và PGS.TS Nguyễn Thị Minh Nhàn (2016), Giáo trình
Quản trị nhân lực căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội.
2.2.1 Xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc
Xác định mục tiêu ĐGTHCV là bước quan trọng cần phải thực hiện đầu tiên Ởmỗi giai đoạn khác nhau mục tiêu ĐGTHCV có thể sẽ khác nhau Xác định mục tiêuĐGTHCV chính là việc tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Đánh giá thực hiện công việcnhằm đo lường cái gì?” ĐGTHCV có thể hướng tới nhằm đo lường: Kết quả thực hiệncông việc, thái độ, hành vi, kiến thức, kỹ năng của người thực hiện công việc Các nhàquản trị cần xác định mục tiêu của tổ chức/DN mình, bởi mục đích đánh giá là cơ sở
để cho tổ chức xác định việc lựa chọn phương pháp và chu kỳ đánh giá.Bên cạnh việcxác định mục tiêu đánh giá, tổ chức/DN cần xác định những yếu tố nào được dùng dểđánh giá.Các yếu tố này đượ xác định dựa vào kết quả của phân tích công việc, cụ thể
Xác định mục tiêu ĐGTHCVThiết kế ĐGTHCVTriển khai ĐGTHCV
Sử dụng kết quả ĐGTHCV
Trang 15là bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc đối với người thực hiện,bản tiêuchuẩn thực hiện công việc.
2.2.2 Thiết kế đánh giá thực hiện công việc
2.2.2.1 Xác định chu kỳ đánh giá thực hiện công việc
Chu kỳ ĐGTHCV được hiểu là một giai đoạn được tính từ khi bắt đầu tiến hànhĐGTHCV cho đến khi “chốt sổ” tổng hợp kết quả đánh giá
Về mặt lý thuyết, chu kỳ ĐGTHCV có thể được tính bằng đơn vị giờ, ngày,tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm Tuy nhiên trong thực tế, các DN hiện nay thường chọnchu kỳ đánh giá theo 6 tháng hoặc 1 năm hoặc tùy thuộc vào từng đợt hoàn thành côngviệc Lý thuyết và thực tế quản lý cho thấy không nên quy định chu kỳ dài hơn 1 năm
và cũng không nên quá ngắn Nếu chu kỳ quá dài sẽ không bắt kịp sự thay đổi củacông nghệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế, còn nếu quá ngắn có thể gây ra sựbiến đổi lớn trong thực hiện công việc của người lao động, có ảnh hưởng không tốt tớiquá trình sản xuất kinh doanh của DN
2.2.2.2 Xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc
Tiêu chuẩn ĐGTHCV được hiểu là bộ thước đo về mức độ hoàn thành nhiệm
vụ của đối tượng thực hiện công việc trong từng tổ chức/ DN
Xác định tiêu chuẩn ĐGTHCV là hệ thống các chỉ tiêu về mặt số lượng, chấtlượng, thời gian và tiến trình, là các chuẩn mực cho việc đo lường nhằm xác địnhnhững yêu cầu cần thiết để hoàn thành công việc Tùy thuộc vào từng tiêu chí có thểphân tiêu chuẩn ĐGTHCV thành các loại khác nhau: Theo mục tiêu đánh giá có tiêuchuẩn kết quả và tiêu chuẩn hành vi, theo phương thức đo lường có tiêu chuẩn địnhlượng và tiêu chuẩn định tính
Việc xây dựng tiêu chuẩn ĐGTHCV chủ yếu dựa vào bản mô tả công việc, bảntiêu chuẩn công việc Khi thiết kế bản ĐGTHCV phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
+ Phải tương thích với chiến lược
+ Phải bao quát và chi tiết
+ Phải sát thực
+ Phải có độ tin cậy cao
Khi xây dựng các tiêu chuẩn ĐGTHCV, DN cần xây dựng các trọng số chotừng tiêu chuẩn.Trọng số phản ánh mức độ quan trọng của tiêu chuẩn trong kết quả
Trang 16đánh giá cuối cùng.Và tùy từng mục tiêu trong từng giai đoạn mà mỗi DN có thể thayđổi trọng số này.
2.2.2.3 Xác định phương pháp đánh giá thực hiện công việc
Có rất nhiều phương pháp ĐGTHCV khác nhau, mỗi phương pháp đều cónhững ưu điểm và nhược điểm nhất định Việc xác định và lựa chọn phương pháp cầnđảm bảo thực hiện mục tiêu của cả tổ chức/DN và cá nhân đánh giá, đảm bảo sự giaotiếp thoải mái, bình đẳng, thẳng thắn giữa những người đánh giá và người được đánhgiá, có tin cậy và chính xác cao để tạo lập nên một môi trường làm việc thuận lợi trong
tổ chức/DN Có những phương pháp cơ bản sau:
• Phương pháp mức thang điểm: Đây là phương pháp đánh giá đơn giản và phổbiến nhất để ĐGTHCV Theo phương pháp này, đánh giá kết quả thực hiện công việccủa nhân lực được thông qua một bảng điểm, trong bảng điểm đó liệt kê những yêucầu đối với nhân lực khi thực hiện công việc và sắp xếp theo một logic nhất định như:
Số lượng, chất lượng, hành vi, tác phong, triển vọng phát triển,… Sau khi cho điểmđối với từng hạng mục,tổng điểm cuối cùng sẽ thể hiện kết quả đánh giá
• Phương pháp so sánh cặp: Đây cũng là một trong những phương pháp thựchiện đơn giản và có tính chính xác cao Theo phương pháp này, mỗi người sẽ đượcđánh giá so sánh với từng người trong nhóm tham gia đánh giá theo cặp Người đượcđánh giá tốt hơn hẳn sẽ có số điểm cao hơn
• Phương pháp xếp hạng: Người đánh giá so sánh từng người lao động vớinhững người lao động còn lại nhằm sắp xếp đối tượng đánh giá theo thứ tự từ ngườigiỏi nhất đến người kém nhất theo một số điểm chính như: thái độ làm việc, kết quảcông việc,…
• Phương pháp ghi chép – lưu trữ: Theo phương pháp này, người lãnh đạo sẽghi lại những vụ việc quan trọng, tích cực, tiêu cực trong quá trình công tác của nhânviên Theo dõi, kiểm tra việc sửa chữa sai sót của nhân viên, giúp họ tránh những sailầm trong quá trình thực hiện công việc
• Phương pháp quan sát hành vi: Phương pháp này căn cứ vào hai yếu tố: Số lầnquan sát và tần số nhắc lại của các hành vi Nhà quản trị sẽ đánh giá được tình hìnhthực hiện của nhân viên bằng cách quan sát hành vi thực hiện công việc của nhân viên
Trang 17Ngoài những phương pháp trên còn có phương pháp đánh giá 360, phương pháp quảntrị theo mục tiêu (MBO – Management by objective) và phương pháp KPIs (KeyPerformance Indicator – Chỉ số ĐGTHCV).
2.2.2.4 Xác định đối tượng tham gia đánh giá thực hiện công việc
Đối tượng tham gia ĐGTHCV có thể bao gồm: Hội đồng đánh giá, đồng nghiệpđánh giá chéo, cá nhân tự đánh giá, cấp trên trực tiếp, cấp trên gián tiếp, cấp dưới đánhgiá cấp trên, khách hàng, đối tác Việc xác định đối tượng tham gia ĐGTHCV tùythuộc vào mục tiêu đánh giá.Tuy nhiên, phương thức đánh giá thông thường là cấptrên trực tiếp tiến hành đánh giá và trao đổi với người được đánh giá
2.2.3 Triển khai đánh giá thực hiện công việc
2.2.3.1 Truyền thông đánh giá thực hiện công việc
Mục đích của truyền thông ĐGTHCV là giúp người lao động trong DN hiểu rõchức năng, nhiệm vụ và các nội dung của chương trình đánh giá
Khi tiến hành đánh giá, tổ chức/DN cần gửi thông điệp rõ ràng đến từng nhânviên về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia chương trình đánh giá Nhân viên cần phảithực sự hiểu được mục tiêu và ý nghĩa của việc đánh giá vì điều này rất có ý nghĩatrong việc tạo động lực và động viên tinh thần làm việc của họ
Khi hoàn tất đánh giá, việc truyền thông cũng hết sức cần thiết vì nó giúp ngườiđược đánh giá hiểu rõ vị trí của họ trong mắt nhà quản lý và tổ chức/DN mình.Do vậyviệc tổ chức các cuộc thảo luận giữa nhà quản lý và nhân viên sau khi tiến hành đánhgiá là việc hết sức cần thiết
2.2.3.2 Đào tạo đánh giá thực hiện công việc
Đào tạo ĐGTHCV có mục đích là đảm bảo cho công tác đánh giá được tiếnhành đạt kết quả cao
Để đảm bảo thu thập thông tin một cách tin cậy và chính xác về nhân sự và quátrình thực hiện công việc của nhân sự thì các nhà lãnh đạo và những chuyên viên đánhgiá phải được đào tạo triển khai kỹ năng đánh giá một cách thực sự nghiêm túc,tức làphải đảm bảo trang bị cho họ những kỹ năng cần thiết về việc thực hiện việc phân tích,đánh giá về năng lực thực hiện công việc để đảm bảo tính công bằng, hợp lý, chínhxác, khích lệ phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ trong tổ chức/DN
DN cần chú trọng đào tạo cho hai đối tượng là các cán bộ chuyên trách dự án vàđào tạo nhân sự chuyên sâu Cán bộ chuyên trách dự án được đào tạo bài bản sẽ nhằm
Trang 18cập nhật kiến thức, kỹ năng và thông tin phục vụ cho triển khai dự án Còn đào tạonhân sự chuyên sâu sẽ cho phép DN hạn chế các sai lệch và xung đột trong quá trìnhtriển khai đánh giá.Có thể đào tạo đánh giá bằng 2 cách là cung cấp các văn bản hướngdẫn hoặc tổ chức các lớp đào tạo.
2.2.3.3 Tiến hành đánh giá thực hiện công việc
Tiến hành đánh giá là việc kết hợp giữa phương pháp đánh giá đã được thiết kếvới tiêu chuẩn thực hiện công việc và thực tế thực hiện công việc của người lao động
để đưa ra một con số cụ thể phản ánh mức độ hoàn thành công việc của người laođộng Để có thể đưa ra được con số chính xác, người đánh giá phải thu thập thông tinbao gồm các công việc cụ thể như: Quan sát nhân viên thực hiện công việc, kiểm tralại các công việc đã hoàn thành, xem xét sổ công việc và các báo cáo công việc, nóichuyện và trao đổi trực tiếp với người được đánh giá để thu thập thông tin phục vụ chocông tác đánh giá
2.2.3.4 Phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc
Phỏng vấn ĐGTHCV là quá trình trao đổi thông tin về quá trình và kết quả thựchiện công việc giữa người đánh giá và người được đánh giá, nhằm xác định các sai sóttrong quá trình ĐGTHCV và tiếp thu ý kiến của người lao động để hoàn thiện chươngtrình đánh giá ở chu kỳ tiếp theo
Quy trình phỏng vấn ĐGTHCV gồm 2 bước là chuẩn bị phỏng vấn và tiến hànhphỏng vấn Trong đó:
+ Trước khi phỏng vấn: Cần chuẩn bị tài liệu, địa điểm, lập kế hoạch phỏngvấn, dự đoán các vấn đề nảy sinh khi phỏng vấn, nghiên cứu bản mô tả công việc củanhân viên với các tiêu chuẩn mẫu,…
+ Khi phỏng vấn: Cần tạo không khí thân thiện cho nhân viên trong suốt quátrình phỏng vấn Người đánh giá cần thông báo cho nhân viên biết được mục đích củabuổi phỏng vấn sau đó thông báo trình tự phỏng vấn, trao đổi kết quả đánh giá vớinhân viên, thống nhất về đánh giá cho kỳ sắp tới
+ Sau khi phỏng vấn: Người đánh giá cần thông báo kết quả đánh giá cho NLĐ,hoàn thiện hồ sơ và chuyển cho phòng nhân sự
2.2.4 Sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc
• Sử dụng vào tuyển dụng nhân lực: Kết quả ĐGTHCV của DN là một trongnhững căn cứ giúp nhà quản lý xem xét, so sánh giữa khả năng thực hiện công việc
Trang 19của NLĐ với khối lượng công việc cần phải hoàn thành, từ đó đưa ra quyết định cónên tiến hành tuyển mộ, tuyển chọn hay không? Kết quả ĐGTHCV giúp cho DN thấyđược những hạn chế trong việc thực hiện công việc của NLĐ, từ đó định hướng đượcchất lượng nguồn nhân lực cần tuyển, giúp cho việc tuyển mộ, tuyển chọn được NLĐ
có trình độ chuyên môn phù hợp và thực hiện công việc có hiệu quả hơn
• Sử dụng trong bố trí và sử dụng nhân lực: Kết quả ĐGTHCV giúp nhà quảntrị đánh giá được năng lực của nhân viên đang ở mức độ nào Từ đó có kế hoạch bố trí
và sử dụng phù hợp với năng lực của từng nhân viên, đảm bảo đúng người đúngviệc.Kết quả ĐGTHCV sẽ giúp cho DN sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả nhằmđạt được mục tiêu đề ra
• Sử dụng trong đào tạo và phát triển nhân lực: Kết quả ĐGTHCV là căn cứquan trọng để xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực trong DN về: đối tượng,nội dung, hình thức, phương pháp, chi phí đào tạo và phát triển…Nhìn vào bảngĐGTHCV, sẽ thấy được kết quả thực hiện công việc của nhân viên, từ đó nắm đượcnăng lực của họ đang ở mức độ nào, họ đang thiếu những gì để có thể hoàn thành côngviệc một cách tốt nhất…Từ đó, quyết định ai là người cần được đào tạo và định hướngphát triển nghề nghiệp, những kỹ năng, kiến thức cần thiết nào được lĩnh hội hay chútrọng trong quá trình đào tạo và phát triển
• Sử dụng trong đãi ngộ nhân lực: ĐGTHCV là căn cứ quan trọng của hệ thốngđãi ngộ trong DN Thông qua đánh giá thành tích, DN có cơ sở và định hướng sử dụngkết quả đánh giá vào hoạt động trả lương thưởng
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thực hiện công việc trong DN
2.3.1 Nhân tố bên ngoài
Khách hàng: Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh thì DN cần một đội ngũ
nhân sự tốt, hiểu và nắm rõ được nhu cầu của khách hàng… Đây là nhân tố hết sứcquan trọng và có ảnh hưởng lớn đến ĐGTHCV của các nhân viên trong DN, đặc biệt
là đối với những đối tượng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như: Nhânviên kinh doanh, nhân viên tư vấn, nhân viên chăm sóc khách hàng Thông qua kháchhàng, người đánh giá có thể đánh giá được kiến thức, kỹ năng, thái độ, tác phong,…của các nhân viên dựa trên sự thu thập ý kiến từ khách hàng, góp phần nâng cao tínhchính xác và khách quan của kết quả đánh giá
Trang 20Chính trị - pháp luật: Pháp luật về lao động và pháp luật liên quan, đây là yếu
tố ảnh hưởng tương đối rõ nét đến bất cứ hoạt động nào của DN nói chung và công tácĐGTHCV nói riêng Chính sách pháp luật của Nhà nước sẽ ảnh hưởng đến chính sách
và các chương trình QTNL và do đó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đếnĐGTHCV Thứ nhất là, khi ban hành quy chế ĐGTHCV, tổ chức/DN tiế hành đánhgiá phải cân nhắc các yếu tố pháp luật – về cơ bản, những yếu tố pháp luật liên quanđến công bằng trong đánh già và tránh phân biệt đối xử cần phải được xem xét kỹlưỡng trước khi áp dụng chương trình thực hiện.Thứ hai là những yếu tố chính trị -pháp luật có ảnh hưởng tới các hoạt động quản trị nguồn nhân lực.Do vậy có thể sẽảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình ĐGTHCV
Khoa học kỹ thuật công nghệ: Sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ sẽ làm
thay đổi cách thức tạo ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động nên đòi hỏi nhàQTNL phải sắp xếp lao động hợp lý, tuyển dụng lao động chất lượng cao hay đào tạotay nghề cho người lao động, và cơ sở để làm những việc này chính là đánh giá kết quảthực hiện công việc của người lao động
2.3.2 Nhân tố bên trong
Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức của DN: Yếu tố này sẽ ảnh
hưởng đến các tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân lực trong DN.Các yêu tố thuộc về nguồn lực kinh doanh của DN cũng ảnh hưởng đến quy mô, tầnsuất và mức độ triển khai công tác đánh giá trong DN
Chiến lược và các chính sách nhân sự: Do trong QTNL, các hoạt động quản trị
đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau nên các chiến lược vàchính sách nhân sự sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến QTNL nói chung và ĐGTHCV nóiriêng Đây được coi là kim chỉ nam hướng dẫn cho các hoạt động QTNL, có ảnhhưởng quan trọng đến cách hành xử công việc của các thành viên trong DN.Các chínhsách và chiến lược cần linh hoạt, mềm dẻo, rõ ràng, được cân nhắc kỹ lưỡng
Năng lực của người đánh giá và người được đánh giá: Năng lực của người
đánh giá ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dưng và lựa chọn các chỉ tiêu cũng nhưcác phương pháp đánh giá đảm bảo phù hợp với mục tiêu và môi trường của tổ chức
DN Do vậy, thông thường để đảm bảo chất lượng đánh giá cán bộ trong DN, ngườiđánh giá cần được huấn luyện về các kỹ năng và phương pháp đánh giá chuyênnghiệp, người đánh giá cần được trao đổi trước về mục tiêu và yêu cầu đánh giá
Trang 21Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ THANG MÁY TỰ ĐỘNG 3.1 Đánh giá tổng quan tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
3.1.1 Khái quát về công ty
3.1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
Trong thời đại kinh tế ngày một phát triển mạnh mẽ, tình trạng đô thị hoá ngày càng tăng, các chung cư cao tầng mọc lên như nấm, một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm tăng chất lượng của các khu đô thị, trung tâm thương mại, hay các khu chung
cư nhà ở chính là hệ thống thang máy, nhằm đảm bảo an toàn, tiện lợi cho mọi người
sử dụng.Với sự nghiên cứu kĩ càng về lĩnh vực thang máy cũng như nhận thấy được tình hình của thị trường,công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động đã ra đời nhằm đápứng nhu cầu của thị trường.Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động đã trải qua 4 năm hoạt động
• Tên công ty: Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
• Tên giao dịch: Automatic Elevator Device Company Limited
3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty hiện nay khá đơn giản với 6 phòng ban chính: PhòngMarketing, phòng Dịch vụ, phòng Xuất nhập khẩu, phòng Kinh doanh, phòng Tàichính- Kế toán và phòng Hành chính- Nhân sự Đứng đầu là BGĐ và theo sau là PGĐrồi đến các phòng ban Là một DN vừa và nhỏ với cơ cấu đơn giản nên công ty rất linh
hoạt trong việc hoạt động các hoạt động quản trị (Xem phụ lục 04 )
Trang 223.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ bộ máy tổ chức
- GĐ công ty: GĐ là người quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàngngày của công ty
- PGĐ công ty: Là người giúp việc cho GĐ, được GĐ ủy quyền trực tiếp, chịu tráchnhiệm về những quyết định
- Phòng Marketing: Điều tra nghiên cứu và thăm dò nhu cầu của thị trường; đưa rachiến lược, chính sách phù hợp để thâm nhập và khai thác thị trường mới,phối hợp vớicác phòng ban khác để thực hiện các hoạt động kinh doanh
- Phòng Hành chính - Nhân sự: Tổ chức, quản lý, theo dõi nhân sự của công ty; chịutrách nhiệm về công tác tiền lương; giải quyết các chế độ chính sách cho NLĐ; xâydựng, điều chỉnh các nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể…
- Phòng Kế toán – Tài chính: Phụ trách quản lý tài chính,thu,chi ngân sách của côngty
- Phòng Kinh doanh: Phụ trách về doanh thu chính cho công ty Các nhân viên cónhiệm vụ thường xuyên đi thị trường, khảo sát giá các công ty đối thủ trong và xungquanh địa bàn và liên hệ khách hàng tiềm năng để cung ứng sản phẩm
- Phòng Xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm nhập máy móc thiết bị phục vụ cho sảnxuất và kinh doanh trong các dự án của công ty
- Phòng Dịch vụ: Chịu trách nhiệm phục vụ , lắp đặt và bảo trì sản phẩm sau lắp đặtcho khách hàng
3.1.1.4 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động có kinh nghiệm hoạt động trong cácngành nghề sản xuất, kinh doanh sau đây:
- Sản xuất- lắp ráp các thiết bị thang máy công nghệ cao
- Kinh doanh các hệ thống thiết bị thang máy được nhập khẩu từ Nhật Bản và các nước khác:thang máy quan sát, thang máy lồng kính,tủ bảng điện…
- Cung cấp các gói dịch vụ bảo hành, bảo trì thiết bị thang máy cho một phần hay toàn bộ
- Tư vấn và cung ứng thiết bị thang máy cho các nhà thầu
- Cung cấp dịch vụ: bảo trì thang máy, co ngang máng cáp, dịch vụ sửa chữa
Trang 23thang máy, thang cuốn, thang máng cáp,thang máy gia đình…
Trang 243.1.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2014– 2016
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thiết bị thang máy
Lợi nhuận trước thuế 6.474.324.000 7.575.423.000 10.145.879.000
Lợi nhuận sau thuế 4.855.743.000 5.681.567.250 7.913.785.620
Nộp thuế TNDN 1.618.581.000 1.893.855.750 2.232.093.380
Chi phí 12.525.352.000 15.416.655.000 25.576.223.000
Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán
Trong giai đoạn 2014 - 2016, công ty có sự tăng trưởng vượt bậc, với tổngdoanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 19,99%, và năm 2016 so với năm 2015tăng vượt bậc đến 50% do trong khoảng thời gian này, công ty đã thực hiện đượcnhiều hợp đồng lớn với chủ yếu với các nhà thầu trưc thuộc nhà nước Việc củng cốquan hệ tốt với nhà nước Việt Nam khiến công ty lần lượt thắng được các dự án đầu tư
đô thị Từ bảng, ta nhận thấy lợi nhuận sau thuế của DN 2015-2014 và 2016-2015 lầnlượt 825.824.250 VNĐ và 2.232.218.370 VNĐ nằm ở mức khá cao so với mặt bằngchung của DN Việt Nam hiện nay Tình hình tài chính của công ty hiện đang ở mức ổnđịnh
3.1.3 Tình hình nhân lực của công ty
3.1.3.1 Tình hình nhân lực chung của công ty
Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2016 trong công ty là 134 người Trong
đó, lao động nam chiếm tỷ trọng lớn (năm 2016 chiếm 77,61 %) do đặc điểm củangành nghề là kinh doanh thị trườngvà sản xuất… đều là nam Lao động nữ chủ yếu ởkhối văn phòng và tạp vụ Lao động trong công ty có trình độ Đại học, Cao đẳngchiếm tỉ lệ trung bình (năm 2016 chiếm 41.04 %) phù hợp với đặc điểm kinh doanh
Trang 25sản xuất Công ty có số lao động tăng qua các năm từ lao động phổ thông đến đại học
và sau đại học (Xem phụ lục 05)
3.1.3.2 Bộ phận Hành chính-Nhân sự của công ty
Hiện tại, Phòng hành chính nhân sự của công ty gồm có 07 nhân viên.Gồm:
- 01 Trưởng phòng: Tổ chức và điều hành phòng; chịu trách nhiệm về toàn bộhoạt động của phòng,giao nhiệm vụ cho các cấp dưới
- 02 Nhân viên phụ trách tuyển dụng: Lập và triển khai các kế hoạch tuyểndụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các bộ phận Xây dựng và thực hiện quytrình tuyển dụng như quảng cáo, thu nhận hồ sơ, thi và phỏng vấn, và thương lượngvới ứng viên
- 02 Nhân viên phụ trách đào tạo và đánh giá nhân lực:Lập và triển khai các kếhoạch đào tạ, phát triển cho cán bộ công nhân viên.Theo dõi và đánh giá chất lượngcủa các chương trình đào tạo đã thực hiện
- 01 Nhân viên phụ trách tiền lương: Tính lương và các chế độ chính sách phúclợi có liên quan, làm quyết định lương, thưởng và các báo cáo có liên quan Thực hiệntrích nộp và đăng ký BHXH, BHYT, giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, chữa bệnh,
- 01 Văn thư: Có nhiệm vụ quản lý văn bản, công văn đến hoặc công văn đi,condấu, lưu trữ tài liệu của công ty, đóng dấu lệnh văn bản…
3.2 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường quản trị nhân lực đến đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
3.2.1 Các nhân tố bên ngoài công ty
Khách hàng: Khách hàng là môt trong những nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến
việc ĐGTHCV của CBCNV toàn công ty, đặc biệt là những phòng ban như phòngkinh doanh và dịch vu.Thông qua khách hàng, công ty sẽ biết đươc thái độ phục vụ,phong cách làm việc của nhân viên để từ đó đánh giá được hiệu quả làm việc của nhânviên Nhận thấy được tầm quan trọng của nhân tố này, công ty đã chú trọng vào việcphát triển các mạng lưới chăm sóc khách hàng, đặt hòm thư góp ý về tinh thần phục
vụ, đánh giá chất lượng sản phẩm tại các địa bàn dân cư; thường xuyên kiểm tra kháchhàng …Với những hoạt động như vậy sẽ giúp cho cá nhân nhân viên có ý thức hơntrong việc phục vụ khách hàng và công ty cũng sẽ có cái nhìn khách quan, tổng thểhơn về khả năng làm việc của nhân viên mình Khi phỏng vấn một số khách hàng sử
Trang 26dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, đa phần họ đều hài lòng với phong cách và thái độphục vụ của các nhân viên.
Các yếu tố chính trị - pháp luật: Pháp luật lao động và pháp luật liên quan đến
hoạt động SXKD của Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động đều có ảnh hưởngđến ĐGTHCV tại công ty do yếu tố này nằm trong hệ thống tiêu chí đánh giá mà công
ty đã xây dựng (Xem phụ lục 06 ) Đối với pháp luật về lao động, NLĐ trong công ty
chịu sự chi phối về hợp đồng lao động, tiền lương, thời giờ làm việc – thời giờ nghỉngơi,… được quy định trong Bộ luật lao động Các quy định này sẽ tác động đến thái
độ, hành vi, tình hình thực thi nhiệm vụ của CBCNV trong công ty và rõ ràng sẽ ảnhhưởng đến kết quả ĐGTHCV cuối kỳ
Các yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ: Trong những năm vừa qua, Công ty
TNHH Thiết bị thang máy tự động đã đầu tư đổi mới công nghệ để phục vụ SXKD.Sựthay đổi về công nghệ dẫn đến sự thay đổi về kết quả ĐGTHCV của nhân viên Vì đặcthù ngành là sản xuất nên việc thay đổi các thiết bị máy móc trong công ty diễn ratương đối thường xuyên , sự đầu tư về công nghệ đã giúp cho tiến độ thực hiện côngviệc của NLĐ trong công ty diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn, khối lượng công việchoàn thành tăng lên kéo theo sự tăng năng suất lao động, nhờ đó mà khi ĐGTHCVcuối kỳ hầu như NLĐ đều đạt các tiêu chuẩn công ty đề ra Tuy nhiên, nếu có bất cứnhững trục trặc nào từ máy móc, thiết bị thì cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả thựchiện công việc của NLĐ trong công ty
3.2.2 Các nhân tố bên trong công ty
Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động:Về đặc điểm hoạt động kinh doanh, do đặc thù của công ty là
ngành sản xuất nên kết quả thực hiện công việc có thể lượng hóa được, việc xây dựngcách thức đánh giá là tương đối dễ dàng Hiện nay công ty đang áp dụng phương phápthang điểm để đánh giá CBCNV Về cơ cấu tổ chức, do cơ cấu tổ chức của công tykhông quá cồng kềnh nên việc quản lý DN tương đối dễ dàng và linh hoạt.ViệcĐGTHCV cũng từ đó mà được triển khai, áp dụng một cách nhanh chóng
Chiến lược và các chính sách nhân sự của công ty:Về chiến lược nhân sự, trong
giai đoạn tới (2016 – 2018), Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự độngcó định hướngnâng thu nhập bình quân (người/tháng) của NLĐ Tuy những mức thu nhập đưa ra mớichỉ là mức dự tính nhưng định hướng này của công ty sẽ tác động đến thái độ, tinh
Trang 27thần làm việc của NLĐ.NLĐ sẽ nỗ lực làm việc tốt hơn để được công ty đánh giá tốt
và nâng lương về sau.Đây là một trong những chiến lược mang lại hiệu quả tích cựcđến người lao động và cũng là một trong những cách cách tốt nhất để công ty sử dụngtriệt để hơn năng lực người lao động, từ đó nâng cao hiệu suất lao động, đạt lợi nhuận
và doanh thu cao Về chính sách nhân sự, công ty có nhiều chính sách đối với NLĐnhư: Chính sách lương; chính sách thưởng; chế độ làm việc; chính sách phụ cấp, phúclợi vào các dịp lễ, tết và các sự kiện quan trọng;… Các chính sách này sẽ tác động trựctiếp đến thái độ, hành vi và biểu hiện trong công việc của NLĐ tại công ty
Năng lực của người đánh giá và được đánh giá: Đây là một trong những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả ĐGTHCV của công ty, đặc biệt là năng lựccủa người đánh giá Hiện tại, công ty vẫn chưa đầu tư nâng cao năng lực của ngườiđánh giá, các khóa học liên quan đến bồi dưỡng kỹ năng đánh giá cho các cán bộ hầunhư không có.Tuy nhiên, các cán bộ ở công ty vẫn đã và đang thực hiện tốt được côngtác này, song vẫn không thể tránh khỏi các lỗi như : việc đánh giá còn mang tính chủquan, chưa đánh giá đúng và bám sát năng lực của người được đánh giá
3.3 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp về đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
3.3.1 Thực trạng xác định mục tiêu đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Mục tiêu ĐGTHCV tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động được trưởngphòng Hành chính – Nhân sự cùng Ban lãnh đạo công ty bàn bạc và thống nhất nhưsau:
+ Xác định đúng năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, đạo đức
và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của CBCNV
+ Kết quả của đánh giá, phân loại CBCNV là yếu tố quan trọng để xác định nhucầu về tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân lực, đãi ngộ, nâng lương, khen thưởng, kỷluật, thực hiện các chính sách với CBNV
Trong quá trình điều tra, khảo sát lấy ý kiến của 20 nhân viên thông qua bảng hỏixem họ có hiểu đúng mục tiêu của công tác ĐGTHCV tại công ty hay không, tác giả
đã thu được kết quả sau:
Trang 28Biểu đồ 3.1: Đánh giá của NLĐ về mục tiêu ĐGTHCV tại công ty
4.17% 8.33%
4.17%
83.33%
Phản ánh năng lực của NLĐ
Là cơ sở để xét lương, thưởng
Là cơ sở để bố trí lại lao động, đảm bảo đúng người, đúng việc
Là cơ sở để xác định số lượng người cần đào tạo Tất cả các ý kiến trên
Nguồn: Tổng hợp điều tra của sinh viên nghiên cứu
Qua kết quả điều tra cho thấy, 80% số NLĐ hiểu được mục tiêu của việc đánhgiá tại công ty, 20% số còn lại chưa hiểu hết mục tiêu của việc đánh giá Số liệu nàycho thấy, hầu hết NLĐ đều nắm được rõ tinh thần và bản chất của hoạt độngnày.Chứng tỏ rằng, công ty đã coi trọng, quan tâm tới công tác ĐGTHCV và thực hiệnviệc truyền thông hoạt động này rất tốt và hiệu quả, tuy vẫn còn số ít người chưa thực
sự nắm rõ được Theo như điều tra thì mục tiêu chính khi công ty ĐGTHCV choCBCNV là để thực hiện các hoạt động quản trị như bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng,nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CBCNV Công ty đãhiểu rõ được tầm quan trọng của việc ĐGTHCV, coi đó là nền tảng cho các hoạt độngkhác của quản trị nhân lực
3.3.2 Thực trạng thiết kế đánh giá thực hiện công việc tại công ty
3.3.2.1 Xác định chu kỳ đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Hiện nay Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động đang tiến hành ĐGTHCVtheo năm Cứ vào tháng 11 hàng năm, trưởng phòng Hành chính-Nhân sự sẽ giaonhiệm vụ cho nhân viên của mình phát phiếu đánh giá tới các trưởng phòng ban kháctrong công ty Các trưởng phòng ban này sẽ phải hoàn tất việc đánh giá CBCNV củaphòng ban mình trước thời hạn được đưa ra
Khi điều tra ý kiến của 20 nhân viên trong công ty về việc nhận xét chu kỳĐGTHCV trong công ty, tác giả đã thu được kết quả như sau:
Trang 29Biểu đồ 3.2: Mong muốn của người lao động về chu kỳ đánh giá trong công ty
210
260 500
Nguồn: Tổng hợp điều tra của sinh viên nghiên cứu
Qua bảng điều tra khảo sát cho thấy, có 50% nhân viên cảm thấy rằng chu kỳĐGTHCV 1 năm/lần của công ty là hợp lý, đồng nghĩa với việc họ hài lòng với chu kỳ
mà công ty đang áp dụng.Ý kiến này chiếm số đông nhất Bên cạnh đó có 26% nhânviên cho rằng nên đánh giá 6 tháng/lần, 21% nhân viên cho rằng chu kỳ đánh giá nênngắn lại là 3 tháng/lần để đảm bảo kết quả thực hiện công việc của nhân viên bám sátvới những mục tiêu đã đề ra, còn lại 3% đối với chu kỳ khác và không có ai chọn chu
kỳ đánh giá 1 tháng/lần Chu kỳ đánh giá 1 năm/lần đang được sử dụng tại công tynhận được sự ủng hộ cao của các nhân viên được điều tra, song chu kỳ này rất dễ gâynên sự xao lãng làm việc của nhân viên và còn mang nặng tính hình thức Vì thời gianđánh giá này quá dài, nhân viên sẽ không được giám sát một cách liên tục khi thựchiện công việc, từ đó dẫn đến hiệu quả công việc không cao Chính vì vậy, công ty cầnxem xét lại chu kỳ đánh giá này để thay đổi, điều chỉnh sang một chu kỳ khác đủ dài,
đủ ngắn nhằm kiểm soát tốt hơn quá trình thực hiện công việc của NLĐ trong công ty
3.3.2.2 Xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ĐGTHCV cho 2 nhóm đối tượng chính là nhân viên, công nhân và cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
Trang 30Bảng 3.2: Tiêu chuẩn ĐGTHCV tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với vị trí công tác, nhiệm vụ được giao.
Nhân viên,
công nhân
Năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm.
Tinh thần trách nhiệm trong công tá: cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; có sáng kiến và kinh nghiệm công tác được áp dụng trong thực tiễn …
Tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng với yêu cầu vị trí làm việc, nhiệm
vụ được giao.
Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự
Hiện nay công ty chưa có các tiêu chuẩn riêng cho từng vị trí công việc nên chưaphản ảnh hết được năng lực cũng như mức độ hoàn thành công việc của NLĐ, chưaxây dựng hạn mức cho các nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban hay từng vị trí côngviệc Điều này rất dễ khiến cho việc đánh giá thiếu sự chính xác Công ty cần phải xâydựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc một cách đầy đủ, chi tiết và hợp lý cho từngchức danh cụ thể, có như vậy việc đánh giá sẽ trở nên khách quan, công bằng và hiệuquả hơn
Khi điều tra mức độ hài lòng của nhân viên về tính hợp lý của các tiêu chuẩnĐGTHCV tại công ty thông qua bảng hỏi, tác giả đã thu được kết quả sau:
Trang 31Biểu đồ 3.3: Đánh giá của NLĐ về tiêu chuẩn ĐGTHCV tại công ty
750
210
40
Rất hợp lý Cần sửa đổi và bổ sung Cần bỏ đi một số tiêu chuẩn Hoàn toàn chưa hợp lý
Nguồn: Tổng hợp điều tra của sinh viên nghiên cứu
Qua kết quả điều tra cho thấy, 79% nhân viên được phát bảng hỏi cho rằng tiêuchuẩn hiện tại của công ty là hợp lý, 21% cho rằng cần bổ sung thêm, 4% cho rằng cầnloại bỏ một số tiêu chuẩn và không có ai chọn đáp án còn lại Bên cạnh đó, qua điềutra bằng bảng hỏi đối với nhà quản trị/cán bộ quản lý về tính đầy đủ của các tiêu chuẩnđánh giá thì 4/6 cán bộ trả lời rằng rất đầy đủ, 2/6 cán bộ còn lại trả lời là đầy đủ chothấy họ đã có sự bàn bạc, thống nhất cao khi xây dựng những tiêu chuẩn này 4% trongtổng số nhân viên cho rằng cần phải loại bỏ đi một số tiêu chuẩn, điều này phản ánhphần nào về sự chính xác của bản tiêu chuẩn mà công ty đã đề ra Phần lớn tiêu chuẩnđược đề ra làm cho nhân viên hài lòng nhưng công ty vẫn cần phải bổ sung, sửa đổichi tiết hơn nữa, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đánh giá để đạt được sự hài lòng tuyêtđối của nhân viên
3.3.2.3 Xác định phương pháp đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Hiện nay, Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động đang áp dụng phương phápmức thang điểm để đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBCNV trong côngty.Tổng điểm tối đa các cá nhân có thể đạt được là 100 điểm Cụ thể về phiếu đánh giá
thực hiện công việc tại Công ty (xem Phụ lục 06) Sau đây là kết quả đánh giá tại một
số phòng ban trong công ty năm 2015:
Trang 32Bảng 3.3: Kết quả đánh giá của 1 số phòng ban khối văn phòng công ty năm 2015
Đơn vị: Người
viên
Hoàn thành xuất sắc
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Không đạt
Qua bảng trên ta thấy hầu hết nhân viên tại các phòng đều hoàn thành chỉ tiêu đề
ra chứng tỏ phương pháp đánh giá theo thang điểm mà công ty đang sử dụng là hợp lý
và phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty
Khi điều tra nhân viên và nhà quản lý thông qua bảng hỏi, 20/20 nhân viên đềutrả lời rằng phương pháp đánh giá công ty đang áp dụng là phù hợp, 2 cán bộ quản lýtrả lời rất hiệu quả, 1 cán bộ trả lời hiệu quả và 1 cán bộ còn lại trả lời là bình thường.Đồng thời khi phỏng vấn cán bộ phụ trách đánh giá và các nhân viên khác lí do vì saolại lựa chọn và chấp nhận phương pháp đánh giá này, họ đều trả lời rằng đây làphương pháp đơn giản, dễ thực hiện, dễ hiểu, kết quả đánh giá được lượng hóa thànhđiểm nên có độ chính xác cao Qua đó cho thấy, phương pháp đánh giá mà công ty lựachọn là đúng đắn
3.3.2.4 Xác định đối tượng tham gia đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Hiện nay, đối tượng tham gia ĐGTHCV tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy
tự động bao gồm: Cán bộ quản lý trực tiếp và NLĐ tự đánh giá.Sau đây là danh sáchcán bộ quản lý tiến hành ĐGTHCV cho NLĐ tại các phòng ban trong công ty:
Trang 33Bảng 3.4: Danh sách cán bộ quản lý tiến hành ĐGTHCV cho NLĐ trong công ty ST
1 Lê Thị Thu Hiền Trưởng phòng Marketing
2 Nguyễn Vân Anh Trưởng phòng Xuất nhập khẩu
3 Hoàng Văn Tùng Trưởng phòng Kinh doanh
4 Trần Tiến Duy Trưởng phòng Dịch Vụ
5 Phạm Thu Trang Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự
6 Lê Phương Thảo Trường phòng Tài chính – Kế toán
Nguồn: Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động
Khi điều tra ý kiến của 20 nhân viên, hỏi theo anh (chị) công ty nên chọn ai làmngười đánh giá để cho kết quả đánh giá chính xác nhất, tác giả đã thu được kết quảsau:
Biểu đồ 3.4: Ý kiến của NLĐ về lựa chọn người đánh giá phù hợp
Cả 5 phương án
Nguồn: Tổng hợp điều tra của sinh viên nghiên cứu
Qua biểu đồ trên ta thấy, 48% lựa chọn Trưởng bộ phận đánh giá, 36% cho rằngnên chọn thêm đồng nghiệp và cấp dưới đánh giá, 6% lựa chọn BGĐ, 8% lựa chọnkhách hàng và còn lại 4% muốn cả 5 đối tượng này đều tham gia đánh giá Việc lựachọn đối tượng tham gia đánh giá còn phải dựa vào tính chất công việc của mỗi bộphận Ví dụ như phòng Kinh Doanh , phòng Dịch Vụ là bộ phận thường xuyên tiếpxúc trực tiếp với khách hàng còn bộ phận khác thì không hay BGĐ là những ngườiđảm nhiệm công việc, trọng trách lớn của công ty, họ không thể nắm rõ được cụ thể,chi tiết quá trình thực hiện công việc của từng cá nhân được Sẽ rất khó khăn và không
Trang 34thích hợp nếu như BGĐ và Khách hàng là hai đối tượng đánh giá chung cho cả công
ty Điều này tác động không hề nhỏ đến sự chính xác của việc đánh giá,tuy nhiên cácđối tượng tham gia đánh giá hiện nay tại công ty được cho là khá hợp lý Đối tượngchính tham gia đánh giá trực tiếp là trưởng các bộ phận trong công ty còn các đốitượng như đồng nghiệp, cấp dưới sẽ gián tiếp đánh giá thông qua các bảng câu hỏi,phỏng vấn… ( tuy nhiên kết quả từ những đối tượng này cũng chỉ mang tính chất thamkhảo và xem xét ) Nhân viên trong công ty đều hài lòng với những đối tượng tham giađánh giá này
3.3.3 Thực trạng triển khai đánh giá thực hiện công việc tại công ty
3.3.3.1 Truyền thông đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Trước khi tiến hành đánh giá, Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự sẽ thông báo
về đợt đánh giá trong cuộc họp giao ban cuối năm tại công ty và nêu rõ mục tiêu,quyền lợi, nghĩa vụ khi tiến hành đánh giá để NLĐ nắm bắt được thông tin cần thiếtchuẩn bị cho đợt đánh giá đó Khi hoàn tất đánh giá, văn thư là người chịu trách nhiệmgửi thông báo kết quả đánh giá, phân loại CBCNV của các phòng cho Trưởng cácphòng đó bằng văn bản, các Trưởng phòng sẽ thông báo cho nhân viên để tất cả mọingười đều biết được kết quả đánh giá của mình Nếu nhân viên có thắc mắc phản hồi
gì về kết quả đánh giá thì Trưởng phòng hoặc cán bộ phụ trách công tác đánh giáphòng Hành chính-Nhân sự của công ty sẽ có nhiệm vụ giải đáp những phản hồi đó.Khi điều tra nhân viên về tình hình truyền thông đánh giá tại công ty, 20/20 nhânviên được điều tra đều trả lời rằng họ được thông báo khi tiến hành đánh giá và thờiđiểm biết thông báo là trước lúc triển khai Qua đó cho thấy, Công ty TNHH Thiết bịthang máy tự động đã quan tâm đến công tác truyền thông đánh giá tới nhân viên trongcông ty và có sự trao đổi, thảo luận giữa NLĐ và cán bộ phụ trách đánh giá về kết quảcủa cuộc đánh giá
3.3.3.2 Đào tạo đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Để đảm bảo các CBCNV đều nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung, thang điểmđánh giá, quy trình trình tự đánh giá,…Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động đãxây dựng và ban hành văn bản số 67/HD-TC ngày 10/10/2013 về hướng dẫn đánh giá,
phân loại CBCNV hàng năm (Xem phụ lục 07 ) Mặc dù đã có sự hướng dẫn NLĐ
trong việc thực hiện đánh giá nhưng đối với cán bộ đánh giá, công ty chưa tổ chức cáckhóa đào tạo để nâng cao kiến thức, kỹ năng ĐGTHCV cho họ nên nhiều bước trong
Trang 35quá trình đánh giá tại công ty còn thực hiện chưa tốt hoặc bị thiếu sót như: Xây dựngtiêu chuẩn đánh giá cho từng phòng ban vị trí, phỏng vấn đánh giá, xác định chu kỳđánh giá Muốn có đươc kết quả ĐGTHCV khách quan và chính xác nhất thì việc đàotạo cán bộ đánh giá là vô cùng quan trọng Cán bộ đánh giá là người tham gia trực tiếp
và có sự ảnh hưởng lớn đến kết quả đánh giá của nhân viên Thái độ và tinh thần làmviệc của nhân viên cũng từ đó mà ra, nếu như nhân viên cảm thấy không thỏa mãn vớikết quả thì sẽ dẫn đến tâm lý cực đoan, gây cản trở việc hoàn thành nhiệm vụ Công tycần chú trọng hơn vào việc đào tạo cán bộ làm công tác đánh giá để có thể cập nhậtđược các kiến thức mới về ĐGTHCV ,làm nền tảng cho việc hoàn thiện quy trình đánhgiá tại công ty
3.3.3.3 Tiến hành đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Việc tiến hành ĐGTHCV tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động được thực hiện theo một quy trình bài bản như sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thiết bị
mình
Tập thể cán bộ chủ chốt của
công ty tổ chức họp tham gia
gia đánh giá, góp ý
Lãnh đạo công ty phê duyệt,
quyết định kết quả đánh giá
phân loại
Công ty thông báo kết quả đánh
giá, phân loại CBCNV
Trang 36Biểu đồ 3.5: Xếp loại nhân viên khối văn phòng năm 2015 tại công ty
2429
3714 2142
1574
Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Không đạt
Nguồn: Tổng hợp điều tra của sinh viên nghiên cứu
Đây là số liệu được tính toán ra từ bảng 3.2, qua biểu đồ trên ta thấy, số nhânviên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao chiếm tỷ trọng lớn nhất (37,14%) Trong khi
số nhân viên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành chiếm lần lượt là 24,29%, 21,42%;còn lại là 15,74% số nhân viên không đạt, cần phải cố gắng Điều này chứng tỏrằng,việc tiến hành đánh giá tại Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động diễn ra khátốt, bài bản và theo quy trình Tỉ lệ nhân viên không đạt duy trì ở mức độ vừa phải vàhợp lý, tỉ lệ nhân viên đạt và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao chiếm tỷ lệ ngangbằng nhau, không có sự biến động hay chênh lệch quá nhiều Công ty nên duy trì cáchthức tiến hành đánh giá hiện tại và có thêm nhiều biện pháp để ngày càng nâng caochất lượng ĐGTHCV tại công ty hơn
3.3.3.4 Phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc tại công ty
Công tác phỏng vấn ĐGTHCV trong các DN hiện nay nói chung, đặc biệt lànhững DN vừa vả nhỏ nói riêng diễn ra còn khá đơn giản và sơ khai Công ty TNHHThiết bị thang máy tự động cũng như vậy, công ty chưa tổ chức phỏng vấn ĐGTHCVtheo một quy trình cụ thể nào, chỉ đơn giản là sự trao đổi kết quả đánh giá giữa cán bộquản lý và những nhân viên có kết quả đánh giá thấp ( khi họ thắc mắc và lên kiếnnghị với cán bộ đánh giá ), còn lại những nhân viên khác nếu không có ý kiến gì đồngnghĩa với việc là họ chấp nhận kết quả đánh giá Người đánh giá cũng không tương tác,hỏi han lại các nhân viên còn lại để tiết kiệm thời gian Chính vì vậy dẫn đến việc, cán
bộ đánh giá sẽ không nắm bắt chính xác được tâm tư, nguyện vọng cũng như thắc mắccủa nhân viên sau khi được đánh giá, có một số nhân viên không hoàn toàn hài lòng
Trang 37với kết quả nhưng lại im lặng chấp nhận kết quả vì không muốn đôi co với cấp trên.
Có thể nói rằng, công ty chưa chú trọng vào công tác phỏng vấn ĐHTHCV của nhânviên, công ty cần phải xây dựng thực hiện hoạt động này một cách bài bản và thườngxuyên hơn
3.3.4 Thực trạng sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc tại công ty
3.3.4.1 Sử dụng trong bố trí và sử dụng lao động
Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động luôn chú trọng sử dụng lao động đảmbảo nguyên tắc “Đúng người đúng việc”, nhất là lao động có nhiều kinh nghiệm, làmviệc tốt và có tinh thần trách nhiệm luôn được cân nhắc để đưa lên vị trí cao hơn vàcũng để BGĐ biết được những nhân viên nào phù hợp với vị trí công việc hiện tại,nhân viên nào không để thuyên chuyển sang vị trí khác phù hợp hơn với năng lực củangười đó hoặc thậm chí là sa thải
Bảng 3.5: Số lượng người được thăng cấp, thuyên chuyển và buộc thôi việc tại
công ty giai đoạn 2014 – 2016
Dựa vào bảng trên ta thấy, số lượng người thăng cấp, thuyên chuyển qua các năm có
sự biến động không ổn định, số người bị sa thải có xu hướng giảm dần Năm 2016 không
có ai bị sa thải và số người bị thuyên chuyển cũng giảm so với năm 2015 và 2014
Kết quả này chứng tỏ công tác ĐGTHCV tại công ty đã diễn ra tốt hơn, NLĐ ýthức được bản thân mình phải có trách nhiệm như thế nào trong công việc và hoànthành nhiệm vụ một cách hiệu quả hơn Bên cạnh đó, việc bố trí và sử dụng lao độngtại công ty đã hợp lý và chính xác hơn qua các năm, NLĐ dường như đã được sắp xếpcông việc đúng với năng lực và trình độ, khả năng thăng tiến của NLĐ cao hơn và bị
sa thải ít hơn, điều này góp phần cải thiện được chất lượng của nguồn nhân lực trongcông ty
Trang 383.3.4.2 Sử dụng trong đào tạo và phát triển lao động
Kết quả ĐGTHCV là cơ sở cho Công ty TNHH Thiết bị thang máy tự động xác định nhu cầu và số lượng lao động cần đào tạo trong 1 năm Những nhân viên luôn giữđược kết quả đánh giá cao sẽ được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn làm nền tảngcho sự thăng tiến trong tương lai.Còn những nhân viên có kết quả đánh giá ở mức trung bình và kém, công ty sẽ xem xét nguyên nhân, nếu nguyên nhân chỉ xuất phát từ việc trình độ kém thì cử đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ
Mỗi năm công ty sẽ tổ chức các khóa đào tạo khác nhau căn cứ vào kết quả đánh giá của từng nhân viên, nhân viên yếu kém chỗ nào thì sẽ đào tạo chỗ đó hoặc đào tạo bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động SXKD chứ không đào tạo tràn lan vì như vậy sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian của công ty Trong những trường hợp đặc biệt công ty sẽ xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho CBCNV tham gia các chương trình đào tạo tự nguyện, bằng kinh phí tự túc ngoài giờ.Chi phí đào tạo qua các năm có tăng đều và nhẹ, không tăng đột biến,điều này do công ty đã nhận thứcđược chính xác năng lực và trình độ của nhân viên để sử dụng và lên kế hoạch tốt hơn trong việc đào tạo
Bảng 3.6: Số lượng nhân viên được đào tạo tại công ty giai đoạn 2014 – 2016
độ chuyên môn của các cán bộ nhân viên trong công ty Các chương trình đào tạo công
ty đã tổ chức cho nhân đã giúp CBCNV nâng cao được kiến thức, năng lực chuyênmôn của mình để thực hiện tốt hơn những nhiệm vụ mới trong tương lai
3.3.4.3 Sử dụng trong xét nâng lương, thưởng cho người lao động