1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

N ng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH máy tính toàn cầu qa

44 51 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 198,37 KB

Nội dung

Tổ chức UNCTAD thuộc Liên Hợp Quốc cho rằng năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắchay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay,mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt và căng thẳng.Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải tạo ra những lợi thế choriêng mình, nắm bắt những cơ hội và thách thức từ thị trường để có thể khẳng định vịthế của mình Năng lực cạnh tranh phản ánh thực lực và lợi thế của mỗi doanh nghiệp,

là thước đo về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, việc nângcao năng lực cạnh tranh là vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp

Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A em nhậnthấy hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty vẫn còn nhiều hạn chế làmảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận cũng như việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của

công ty Chính vì vậy em đã quyết định chọn đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của

mình Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau:

Chương 1: Tập trung làm rõ các lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnhtranh Các công cụ cạnh tranh cơ bản và một số chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp

Chương 2: Dựa vào hệ thống lý thuyết đã nghiên cứu ở chương 1, bằng phươngpháp thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đi nghiên cứu sâu về thực trạng năng lực cạnhtranh của công ty máy tính Toàn Cầu Qua đó phân tích, đánh giá được thực trạng nănglực cạnh tranh của công ty, các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Đồng thời phát hiện ra những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải và chỉ ranguyên nhân

Chương 3: Dựa trên những mục tiêu, phương hướng hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp trong thời gian tới cũng như cơ hội, thách thức từ phía thị trường vànhững đánh giá tại chương 2, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của công ty Công ty có thể tham khảo, áp dụng các đề xuất đó để khắc phụcnhững hạn chế về năng lực cạnh tranh của mình, thực hiện tốt mục tiêu kinh doanh đã

đề ra

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại họcThương Mại đã tận tình truyền đạt, dạy dỗ chúng em trong suốt những năm tháng họctập tại trường Kiến thức thầy cô đã dạy dỗ chúng em không chỉ là kiến thức nền tảngphục vụ cho việc hoàn thành khóa luận mà còn là hành trang quý báu để chúng emthực hiện công việc của mình

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo – TS Lê Tiến Đạt trưởng

Bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ

em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài khóa luận của mình

Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và toàn thể nhân viên Công ty TNHHmáy tính Toàn Cầu Q&A đã tạo điều kiện, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập vànghiên cứu đề tài khóa luận

Cuối cùng, em xin kính chúc tất cả các thầy cô luôn mạnh khỏe, thành côngtrong sự nghiệp trồng người

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Chính Nghĩa

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH máy tính

Toàn cầu Q&A qua các năm 2015-2017

17

Bảng 2.2 Chỉ tiêu thị phần tuyệt đối của công ty và một số đối thủ cạnh

tranh chủ yếu của công ty

Bảng 2.5 Số lượng, chất lượng lao động của công ty TNHH máy tính

Toàn Cầu Q&A

27

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

2 United nations conference on trade and

development – Diễn đàn thương mại và phát

triển liên hợp quốc

UNCTAD

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường như hiện nay đặc biệt là việc hội nhậpkinh tế quốc tế tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực lớn,công nghệ khoa học tiên tiến, hiện đại Tuy nhiên, những thách thức mà các doanhnghiệp Việt Nam còn phải đối mặt cũng không hề nhỏ mà khó khăn lớn nhất là đối mặtvới các tập đoàn lớn để có thể duy trì và phát triển thị phần của mình Càng có nhiềudoanh nghiệp hoạt động thì mức độ cạnh tranh càng cao và phức tạp Cạnh tranh làquy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọithành phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất bình đẳng trong kinhdoanh Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo ra sức ép hoặc kích thích sựứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, phương thức quản lý nhằmnâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hóa Đối với xã hội, cạnhtranh là động lực quan trọng nhất để huy động nguồn lực của xã hội vào kinh doanh,qua đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội Với môi trường cạnh tranh khốcliệt như hiện nay, các doanh nghiệp phải thích ứng kịp thời với những yêu cầu của thịtrường, có chiến lược kinh doanh đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển Kết quả củaquá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển,doanh nghiệp nào sẽ phải ngừng sản xuất kinh doanh Vì vậy, nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết quyết định đến sự sống còn của doanhnghiệp, là vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm

Nhận thấy vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp hết sức quantrọng Vì vậy, qua quá trình học tập tại trường và thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu

hạn Máy Tính Toàn Cầu Q&A em đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh

tranh của công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng của hầuhết các doanh nghiệp Đây là đề tài đã được đề cập đến rất nhiều và được tiếp cận theonhiều hướng khác nhau như:

[1] Vũ Thị Minh Ngọc( 2010), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty

TNHH đầu tư phát triển thương mại Trường Thịnh”, Luận văn tốt nghiệp khoa Quản

trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại Luận văn đã trình bày khá tốt về thực trạngkhả năng cạnh tranh trong công ty cũng như đưa ra những giải pháp thực tế giúp công

ty nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

[2] Nguyễn Thị Huyền(2012), “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong Công ty

cổ phần vận tải TM và XD Xuân Diệu”, Khóa luận khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại

Trang 7

năng cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời cũng phân tích được thực trạng cạnhtranh và năng lực lãnh đạo quản lý của các nhà quản trị.

[3] Đỗ Thị Kim Liên( 2014), “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu

xây dựng và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng”,

Khóa luận khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Thương Mại Khóa luận tập trung tìmhiểu giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty về lĩnh vực thiết kếcông nghệ xây dựng giai đoạn 2010-2014 Tác giả kết hợp phương pháp thu thập và xử

lý, phân tích số liệu để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng tronglĩnh vực thiết kế công nghệ xây dựng so với các doanh nghiệp cùng ngành

Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề

lý luận cơ bản về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đưa ra một sốcác giải pháp nhằm nâng cao khả năng của doanh nghiệp trên thị trường Việc nghiêncứu khả năng cạnh tranh tại công ty TNHH máy tính Toàn Cầu hiện chưa có công trìnhnghiên cứu nào thực hiện Đây có thể là hướng tiếp cận mới so với những đề tài đãnghiên cứu trước đó

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt những mục tiêu sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp

Thứ hai, làm rõ năng lực cạnh tranh của công ty TNHH máy tính Toàn CầuQ&A

Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công tyTNHH máy tính Toàn Cầu Q&A

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: năng lực cạnh tranh của công ty TNHH máy tính ToànCầu Q&A

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: chủ yếu là sử dụng phiếu điều tra, đây làphương pháp thu thập dữ liệu dựa trên các phiếu điều tra dành cho Ban giám đốc trong

Trang 8

công ty và khách hàng của công ty Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi có trảlời sẵn để thu thập thông tin về hoạt động chung và thực trạng khả năng cạnh tranh củacông ty như tình hình kinh doanh tại công ty, các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranhnhư thế nào.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: phương pháp này sử dụng để thu thậpcác dữ liệu như kết quả hoạt động kinh doanh, các kế hoạch chính sách, chiến lược củacông ty trong những năm tới

Chương III: Đề xuất và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của công tyTNHH máy tính Toàn Cầu Q&A

Trang 9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Các khái niệm có liên quan

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại ngày càng được

mở rộng như hiện nay thì cạnh tranh là một trong những cách thức để doanh nghiệp cóthể đứng vững và phát triển Cạnh tranh nói chung và cạnh tranh trong nền kinh tế nóiriêng là khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Với mỗi góc độ tiếp cận khác nhauthì khái niệm cạnh tranh cũng khác nhau

- Theo kinh tế học định nghĩa: Cạnh tranh là dự giành giật thị trường để tiêu thụ hànghóa giữa các doanh nghiệp Ở đây, định nghĩa mới chỉ đề cập đến cạnh tranh trongkhâu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

- Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bảnchất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuậntrung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quânhóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá có thểgiảm đi

- Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản C.Mác cũng đưa ra khái niệm: Cạnh tranh là sựganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiệnthuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch

- Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa nhữngngười sản xuất hàng hóa giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tếthị trường chi phối bởi quan hệ cung - cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ

1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầunhưng cho tới nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn

về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốcgia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp

Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là năng lựccủa một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệpkhác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về kinh tế

Trang 10

Tổ chức UNCTAD thuộc Liên Hợp Quốc cho rằng năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắchay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp.

Theo dự án VIA 01/025, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằngkhả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môitrường cạnh tranh trong nước và ngoài nước

Theo Michael Porter: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thựclực và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏamãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn

Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là

khả năng mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và bền vững trên thị trường cạnh tranh bằng cách tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý, cách bán thuận tiện và thu được mức lãi mong muốn.

1.2. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Cạnh tranh bằng giá cả

Giá cả là biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hóa mà người bán hay doanhnghiệp dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hóa đótrên thị trường Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành thông quaquan hệ cung cầu Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như chi phí sản xuất,chi phí bán hàng, quan hệ cung cầu, cường độ cạnh tranh trên thị trường, chính sáchđiều tiết thị trường của Nhà nước…

Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giábán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có thể có các chínhsách định giá như:

Chính sách định giá thấp: là chính sách doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp hơngiá thị trường:

• Thứ nhất là định giá thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn cao hơn giá thành sản phẩm.Doanh nghiệp sử dụng chính sách này khi sản phẩm mới thâm nhập vào thị trường,doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của khách hàng Trường hợp này doanh nghiệp sẽthu được lợi nhuận thấp

• Thứ hai là định giá thấp hơn giá thị trường và thấp hơn giá thành sản phẩm Trườnghợp này doanh nghiệp không có lợi nhuận nhưng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, tăngnhanh vòng quay của vốn làm cơ sở cho chính sách định giá cao sau này

Chính sách định giá cao: Doanh nghiệp áp dụng mức giá cao hơn giá thị trường

và cao hơn giá thành sản phẩm trong trường hợp sản phẩm mới tung ra thị truồng chưa

có đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng chưa biết rõ về sản phẩm và chưa có cơ hội so

Trang 11

sánh về giá Giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tranh thủ chiếm lĩnh thị trường sau đó sẽ

hạ dần đến mức bằng hoặc thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn đảm bảo thu lợi nhuận

Chính sách ổn định giá: Theo chính sách này doanh nghiệp sẽ chọn một mứcgiá vừa phải và áp dụng trong thời gian dài để tạo uy tín và củng cố niềm tin của kháchhàng về sự ổn định của sản phẩm Nó giúp sản phẩm có những nét độc đáo khác biệtvới đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp có điều kiện giữ vững và mở rộng thị phần

Chính sách bán phá giá: Là doanh nghiệp bán hàng với mức giá rất thấp, không

có lợi nhuận, thậm chí không bù đắp được chi phí sản xuất làm cho đối thủ không thểcạnh tranh được về giá và phải rút lui khỏi thị trường Khi đó doanh nghiệp độc chiếmthị trường và lại chủ động nâng giá lên Chính sách này rất nguy hiểm, ít được sử dụng

và được coi là phương thức cạnh tranh không lành mạnh

Chính sách phân biệt giá: Là chính sách đưa ra những mức giá khác nhau đốivới cùng một loại sản phẩm khi bán cho những đối tượng khác nhau, cho những khuvực thị trường khác nhau hoặc khách hàng mua với số lượng khác nhau hoặc tại thờiđiểm khác nhau Chính sách này giúp doanh nghiệp thỏa mãn được nhiều đối tượngkhách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán khác nhau tạo nên sự linh hoạt về giá

để hấp dẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp được những chi phí phát sinh dosản xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn hoặc do vận chuyển sản phẩm đếnnhững địa điểm khác nhau

Tóm lại, chiến lược giá cả là công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp,quyết định tới quy mô, thị phần, uy tín doanh nghiệp Tùy trong từng giai đoạn, từngtrường hợp mà mỗi DN lựa chọn chính sách giá cho phù hợp với biến động của thịtrường, với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

1.2.2 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiệnnhất định về kinh tế kỹ thuật Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặtkhác nhau tính cơ lý hóa đúng như các chỉ tiêu quy định, hình dạng, màu sắc với mỗiloại sản phẩm khác nhau Là yếu tố đặt lên hàng đầu của đại bộ phận người tiêu dùngkhi chọn lựa sản phẩm Chất lượng sản phẩm thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầukhách hàng của doanh nghiệp Sản lượng tiêu thụ sẽ tăng cùng với sự gia tăng mức độthỏa mãn của khách hàng Như vậy chất lượng và cạnh tranh là hai phạm trù luôn đicùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng làm tăng năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp và ngược lại năng lực cạnh tranh cao tạo cơ sở tài chính và vật chất cần thiết đểnâng cao chất lượng sản phẩm

Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nângcao chất lượng sản phẩm, đó là điều kiện không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốngiành được thắng lợi trong cạnh tranh, nói một cách khác chất lượng sản phẩm là vấn

Trang 12

đề sống còn đối với doanh nghiệp Doanh nghiệp nào đáp ứng được nhu cầu người tiêudùng một cách tối đa sẽ giành được thị phần cao hơn Để sử dụng có hiệu quả công cụchất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm tốtcông tác quản lý chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là công cụ cạnh tranh hữuhiệu của mọi doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu lợi nhuận và đặc biệt

là uy tín, thương hiệu trên thị trường

1.2.3 Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối

Hệ thống kênh phân phối là cách thức mà doanh nghiệp cung ứng sản phầm chokhách hàng Vì vậy, doanh nghiệp nào có cách thức tổ chức hệ thống phân phối sảnphầm, dịch vụ của mình tốt, tạo ra sự thuận tiện nhanh chóng cho người tiêu dùng thìviệc đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trườnglên khá nhiều Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khác biệt

về thời gian và địa điểm giữa người sản xuất và người tiêu dùng Hiện nay, các doanhnghiệp sử dụng nhiều hình thức khách nhau để phân phối hàng hóa tới người tiêudùng nhưng về lý thuyết có ba loại kênh phân phối cơ bản là:

- Kênh phân phối trực tiếp: Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất

bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không qua bất kỳ một trung gian nào

- Kênh phân phối gián tiếp: Là loại kênh giữa người sản xuất và người tiêu dùngxuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đếnngười tiêu dùng

- Kênh phân phối hỗn hợp: Thực chất đây là loại kênh được tạo nên khi doanh

nghiệp sử dụng cùng một lúc để phân phối một hay nhiều sản phẩm trên một khu vực thịtrường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau

1.2.4 Các công cụ cạnh tranh khác

Bên cạnh việc cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng thì nhiềudoanh nghiệp hiện này còn bổ sung thêm các dịch vụ như bảo hành, bảo dưỡng, sửachữa, vận chuyển, lắp đặt Những dịch vụ này sẽ tạo ra sự tin tưởng cho khách hàngkhi tiêu dùng sản phẩm, tạo sự khác biệt so với các đối thủ khác từ đó sẽ nâng cao khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp Khi thị trường không thiếu những doanh nghiệpkinh doanh cùng ngành hàng, cùng loại mặt hàng thì dịch vụ là yếu tố quan trọngquyết định việc khách hàng có lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp hay không Vì vậyđây cũng là một công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Ngày nay, các doanh nghiệp chú trọng đầu tư nhiều hơn vào hoạt độngmarketing như là một công cụ cạnh tranh quan trọng Đó là các công cụ xúc tiếnthương mại như quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng…sẽ thu hút và lôi kéođược nhiều khách hàng Doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động marketing và có

Trang 13

chiến lược hợp lý sẽ tạo được thương hiệu, uy tín trong mắt công chúng qua đó tạođược vị thế cạnh tranh trên thị trường.

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanhnghiệp, không chỉ được đánh giá, đo lường từ các yếu tố nội hàm của doanh nghiệpnhư công nghệ, tài chính, nhân lực,…mà còn là sự đánh giá và so sánh với các đối thủcạnh tranh trong cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Thực tế cho thấy không mộtdoanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả các yêu cầu của khách hàng vìmỗi khách hàng có những yêu cầu khác nhau và các yêu cầu thì luôn thay đổi Mỗidoanh nghiệp đều có những lợi thế và hạn chế khác nhau, tuy nhiên sự khác biệt nằm ởviệc doanh nghiệp nhận biết và phát huy những điểm mạnh mà mình đang có để đápứng tốt nhất những yêu cầu của khách hàng Vì vậy để đánh giá năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ nhữnglĩnh vực hoạt động khác nhau và cần được đánh giá bằng cả định tính và định lượng.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

1.3.1.1. Thị phần

Thị phần là chỉ tiêu cơ bản đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành Nó cho biết khả năng chấp nhậncủa thị trường với sản phẩm doanh nghiệp cung cấp Thị phần lớn hơn tạo cho doanhnghiệp lợi thế cạnh tranh về cả quy mô và chi phí so với đối thủ cạnh tranh Thị phầncủa doanh nghiệp trong một thời kỳ là tỷ lệ phần trăm thị trường mà doanh nghiệp đãchiếm lĩnh được trong thời kỳ đó Thị phần bao gồm các loại sau:

+ Thị phần tuyệt đốiThị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệphần trăm doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả cácdoanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệphần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vàocủa tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liênquan theo tháng, quý, năm

Trang 14

nhiên chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết chính xác được hết tình hình kinh doanhcủa tất cả các đối thủ cạnh tranh.

+ Thị phần tương đốiThị phần tương đối là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ cạnhtranh mạnh nhất

độ chính xác không cao do khó lựa chọn được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, đặc biệtvới doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực

1.3.1.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càngcao tạo ra lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Chỉ tiêu lợi nhuậnđược thể hiện qua các yếu tố như giá trị tổng sản lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷsuất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ giữa lợi nhuận doanh nghiệp thu được với chi phí,doanh thu, tài sản hoặc vốn của doanh nghiệp bỏ ra để thu được khoản lợi nhuận đó

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh:

Lợi nhuận

H = Tổng vốn sản xuất kinh doanh+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh đánh giá thu được baonhiêu lợi nhuận khi bỏ ra một đơn vị chi phí

Lợi nhuận

H = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu đánh giá mức độ thu lợi nhuận của hoạtđộng bán hàng khi bán được một đơn vị doanh thu thì thu được bao nhiêu lợi nhuận

Lợi nhuận

H = Tổng doanh thu

Trang 15

1.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

1.3.2.1. Uy tín, thương hiệu

Chỉ tiêu này bao gồm nhiều yếu tố như chất lượng sản phẩm, các hoạt độngdịch vụ doanh nghiệp cung cấp, hoạt động Marketing, quan hệ của doanh nghiệp vớicác tổ chức tài chính, hình ảnh doanh nghiệp trong mắt khách hàng, công chúng Là tàisản vô hình và có giá trị lớn đối với mỗi doanh nghiệp Uy tín cao, thương hiệu mạnhgiúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường cũng như khảnăng huy động được nhiều nguồn lực về vốn, nguyên vật liệu và đặc biệt là con ngườikhi tạo được sự tin tưởng, gắn bó của người lao động với doanh nghiệp Một thươnghiệu mạnh là một thương hiệu tạo được sự ấn tượng và sự tò mò cho khách hàng, kíchthích họ sử dụng sản phẩm Thương hiệu làm cho khách hàng tin tưởng, yên tâm và sửdụng sản phẩm của thương hiệu đó, tạo nên sự trung thành của khách hàng đối vớithương hiệu đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp giúp cho việc triển khai sảnphẩm dễ dàng hơn, giảm chi phí tiếp thị tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khicạnh tranh về giá với các doanh nghiệp khác

1.3.2.2. Kinh nghiệm của doanh nghiệp

Bề dày kinh nghiệm trên thương trường phản ánh năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm sẽ nắm bắt và xử lý kịp thờivới những cơ hội và thách thức mà thị trường mang lại Hiểu rõ nhu cầu thị hiếu củakhách hàng từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàngđem lại lợi thế về chi phí và thời gian trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một phần của xã hội tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh tếcủa một quốc gia, có mối quan hệ hữu cơ với các chủ thể khác trong môi trường hoạtđộng của mình và chịu sự tác động qua lại nhất định với các nhân tố thuộc môi trườngbên ngoài doanh nghiệp bao gồm các nhân tố môi trường vĩ mô và vi mô

1.4.1.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

 Sự biến đổi của nền kinh tế

Là nhân tố có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Bao gồm các yếu tố như:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạn là khác nhau

và ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạonhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp, ngược lại khi nềnkinh tế sa sút sẽ làm giảm chi phí tiêu dùng vì vậy cạnh tranh trong giai đoạn này chủyếu là cạnh trạnh tranh về giá cả

- Tỷ lệ lãi suất: có thể ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng và ảnh hưởng đến tính khả thi của

dự án khi sử dụng vốn vay

Trang 16

- Tỷ lệ lạm phát: là một yếu tố quan trọng cần phải xem xét, nếu tỷ lệ lạm phát cao thìviệc kiểm soát giá cả và tiền cung có thể không làm chủ được gây mất cân bằng trongnền kinh tế và ảnh hưởng tới các yếu tố khác của nền kinh tế.

Tóm lại, sự biến đổi của nền kinh tế có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt và đánh giá đúngcác tác động để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình

 Chính trị và pháp luật:

Môi trường chính trị ổn định, ít biến động và có một thể chế minh bạch, rõ ràng

dễ thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàphát huy tốt năng lực cạnh tranh của mình Hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng trựctiếp đến lợi ích cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp Hệ thống pháp luật cồng kềnh,phức tạp, thủ tục hành chính rườm rà, chính sách không phù hợp sẽ là rào cản lớn chocác doanh nghiệp làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

 Văn hóa xã hộiVăn hóa xã hội là yếu tố tác động nhanh và nhạy cảm với doanh nghiệp Bêncạnh các chuẩn mực chung của một quốc gia, dân tộc nó còn tồn tại các chuẩn mựcriêng của từng vùng miền và của nhiều tầng lớp khác nhau Doanh nghiệp có thể dựavào yếu tố này để tạo ra các lợi thế cạnh tranh cho mình và tránh được tác động khôngmong muốn từ thị trường

 Các yếu tố công nghệĐây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh chocác doanh nghiệp Nó có thể giúp doanh nghiệp tạ ra những sản phẩm có chất lượngcao, khác biệt hóa với nhiều tính năng vượt trội tạo điều kiện cho các doanh nghiệpthực hiện chiến lược về sự khác biệt hóa Vì vậy, cần nắm bắt các xu hướng công nghệ

và không ngừng đầu tư cải tiến để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp củamình

Như vậy, các yếu tố môi trường vi mô có tác động không nhỏ đến sức cạnhtranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tinđầy đủ, phân tích và có quyết định đúng đắn để tận dụng tối đa các cơ hội từ môitrường bên ngoài gia tăng khả năng cạnh tranh

1.4.1.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Môi trường vi mô quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành củadoanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp TheoMicheal Porter cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào 5 lực lượng là các đối thủtiềm năng, sản phẩm thay thế, nhà cung ứng, khách hàng và những đối thủ cạnh tranhhiện tại trong ngành( hình 1.1)

Trang 17

Mối đe dọa thay thế

 Người cung ứng

Nhà cung cấp là những người cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vốn, nhânlực…Nhà cung cấp chi phối doanh nghiệp ở khía cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giáhàng hóa, chất lượng sản phẩm trong quá trình hợp tác kinh doanh Đóng vai trò quantrọng đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ratheo kế hoạch Bất kỳ sự thay đổi nào từ nhà cung cấp cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp tới hoạt động kinh doanh từ đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp Nếu nhà cung cấp giao hàng không đúng hẹn, chất lượng hàng hóa không đảmbảo,…thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến thờigian đáp ứng nhu cầu khách hàng chậm trễ làm giảm năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp

 Khách hàng

Mục đích của các doanh nghiệp suy cho cùng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng nhằm tìm kiếm lợi nhuận Khách hàng là bộ phận không thể tách rời trongmôi trường cạnh tranh, là lực lượng chính tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Sự tínnhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp, sự tín nhiệm đó là

do thỏa mãn được nhu cầu và thị hiếu của khách về sản phẩm một cách tối đa Vì vậy,doanh nghiệp luôn phải tìm những biện pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách

Trang 18

tốt nhất nhằm nhận được sự ủng hộ và trung thành từ phía khách hàng nâng cao khả năngcạnh tranh cho doanh nghiệp.

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định tới tính chất và mức độ cạnh tranhtrong ngành với mục đích cuối cùng là giữ vững thị phần và phát triển thị phần hiện cónhằm thu được mức lợi nhuận cao nhất Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như

số lượng tham gia cạnh tranh, mức độ tăng trưởng của ngành, mức độ đa dạng hóa sảnphẩm, cơ cấu chi phí cố định Sự hiện hữu của các yếu tố này thúc đẩy sự cạnh tranh giữacác doanh nghiệp làm cho môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt Cạnh tranh là quá trìnhkhông ổn định và thay đổi theo thời gian hay bị ảnh hưởng bởi đặc tính của nền kinh tế,của khoa học công nghệ, của ngành

Đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành là lực lượng cạnh tranh quan trọng nhất màdoanh nghiệp phải đương đầu Vì vậy doanh nghiệp cần phải nắm rõ từng đối thủ cạnhtranh của mình để có những chiến lược và bước đi đúng đắn để tồn tại và phát triển lâubền

 Đối thủ tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong ngành nhưng

có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành Đây là nhân tố gây ảnh hưởngtrực tiếp đến mức độ cạnh tranh trong ngành, thị phần và lợi nhuận đạt được Các đối thủcạnh tranh mới tham gia vào thị trường sẽ có lợi thế trong ứng dụng thành tựu khoa họccông nghệ mới Vì vậy doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một hàng rào ngăn cản sựxâm nhập của các đối thủ mới như là lợi thế về quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, các kênhtiêu thụ sẵn có

 Các sản phẩm thay thế

Sự tồn tại của các hàng hóa thay thế làm hạn chế khả năng tăng giá của doanhnghiệp do độ co giãn nhu cầu theo giá của một sản phẩm chịu tác động của sự thay đổi giácủa hàng hóa thay thế Cho nên các sản phẩm thay thế cũng tạo ra một áp lực về giá chocác doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.4.2.1 Tài chính

Nguồn lực về tài chính ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính đảm bảo sẽ có ưu thế trong việc đầu tư đổi mớimáy móc thiết bị, tiến hành các hoạt động khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.Doanh nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ rất khó khăn để tạo lập, duy trì và nâng cao khảnăng cạnh tranh của mình trên thị trường Vì vậy doanh nghiệp nên huy động được nguồnvốn đủ lớn để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh

1.4.2.2 Nguồn nhân lực

Trang 19

Con người là yếu tố chủ yếu, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhất của doanhnghiệp, họ quyết định sự thành bại trong hoạt đông sản xuất kinh doanh Bởi chỉ có conngười mới có đầu óc và sáng kiến để sáng tạo ra sản phẩm, chỉ có con người mới biết vàkhơi dậy được nhu cầu của con người, tạo được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp màtất cả điều này hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Vậy để nâng caonăng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tác động, quan tâm đến vấn đề nhân lực trongdoanh nghiệp không chỉ nhà quản trị cấp cao mà còn phải quan tâm đến tất cả nhân viên.Nhà lãnh đạo tài tình cùng những nhân viên có trình độ năng lực và đội ngũ lao động giỏiluôn cống hiến hết mình vì mục tiêu chung của doanh nghiệp sẽ tạo ra sản phẩm có chấtlượng, nâng cao hiệu quả trong công việc, điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo được thếđứng vững chắc trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay Muốn đảm bảo được điềunày các doanh nghiệp phải làm tốt ngay từ khâu tuyển dụng, tổ chức đào tạo và đào tạo,đãi ngộ đội ngũ người lao động của mình, giáo dục cho họ lòng nhiệt tình hăng say và tinhthần đoàn kết trong doanh nghiệp tạo nên sức mạnh tập thể.

1.4.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định tới năng lực sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật tốt sẽ tạo ra những sản phẩm tốt, năng suấtcao, sử dụng ít năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng ít nhân lực… Điều

đó giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và giảm giá thành sảnphẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

1.4.2.4 Năng lực lãnh đạo, quản lý và văn hóa trong doanh nghiệp

Năng lực lãnh đạo và quản lý được hiểu là khả năng tổ chức, quản lý và sử dụngcác nguồn lực của doanh nghiệp Là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại củahoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào Năng lực quản lý, lãnh đạocủa doanh nghiệp thể hiện qua việc thực hiện quản trị các hoạt động tác nghiệp như quảntrị chiến lược, quản trị bán hàng, quản trị mua hàng và dự trữ hàng hóa, quản trị nhân sự,quản trị tài chính…Nhà quản trị có năng lực lãnh đạo thì mới đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp diễn ra đúng kế hoạch và hoàn thành tốt mục tiêu đề ra

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tác động trực tiếp tới nguồn nhân lực Văn hóadoanh nghiệp tạo động lực nhưng cũng là những tác nhân kìm hãm tới chất lượng nguồnnhân lực Văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ tạo động lực tinh thần làm việc cho người laođộng, làm cho họ trung thành và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệpnên xây dựng cho mình một văn hóa riêng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên sáng tạo

và phát triển tối đa năng lực bản thân nhằm nâng cao sức mạnh bên trong doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH TOÀN CẦU Q&A

Trang 20

2.1 Khái quát về công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A

Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Máy tính Toàn Cầu Q&A

Địa chỉ: Số 229 - Hai Bà Trưng - Phường Đề Thám - TP Thái Bình

Mã số thuế: 1000374254

Điện thoại: 0363.743.678

Email: kdtoancau@vnn.vn

Công ty TNHH Máy Tính Toàn Cầu Q&A được thành lập theo quyết định do

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Thái Bình cấp 2005

Xuất phát từ một cửa hàng kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng mở vàonăm 2004 với đội ngũ cán bộ gồm 07 người Từ tháng 12/2005, mọi sản phẩm củacông ty Toàn Cầu đều được thiết kế, lắp ráp và vận hành theo đúng tiêu chuẩn đảm bảotuyệt đối an toàn, chất lượng Trong suốt quá trình phát triển của mình, tư tưởng hoạtđộng chung của các cán bộ, nhân viên là luôn cần cù, sáng tạo trong công việc và tậntụy với khách hàng do đó đã được khách hàng tin cậy và hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Hiện nay, Toàn Cầu là một trong những công ty tin học hàng đầu với đội ngũcán bộ nhân viên có trình độ, quy mô hoạt động kinh doanh lớn và trở thành đại lý củanhiều hãng máy tính lớn trên thế giới và trong khu vực ASIAN Công ty hoạt độngtrong các lĩnh vực:

- Bán buôn, bán lẻ máy tính, linh kiện, thiết bị văn phòng

- Mua bán, lắp ráp các máy móc, thiết bị máy tính, máy in, thiết bị điện tử

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông, phần mềm máy tính, an ninh viễnthông

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp

Công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A là một doanh nghiệp có tư cách phápnhân, hoạt động kinh doanh theo chức năng và nhiệm cụ của mình và được pháp luậtbảo vệ Chức năng chính của công ty là bán buôn, bán lẻ máy tính, linh kiện và cácthiết bị văn phòng Toàn Cầu không những cung cấp các dịch vụ thương mại mà cònluôn chú trọng việc đầu tư phát triển các sản phẩm phần mềm đặc thù, nhằm tạo ta cácgiải pháp tổng thể phục vụ khách hàng trong và ngoài nước

Nhiệm vụ của công ty là:

- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao đảm bảo uy tín cho khách hàng

- Hoạt động kinh doanh tuân thủ theo chính sách pháp luật của nhà nước, thực hiện cácnghĩa vụ về thuế, bảo hiểm, an toàn,…và các nghĩa vụ khác Đồng thời công ty phải nỗlực hết mình, đóng góp vào sự phát triển và hội nhập của đất nước

Trang 21

Phòng Kỹ thuậtPhòng hành chính, nhân sựPhòng CSKH Phòng kinh doanh Phòng kế toán

Giám đốc

Phó giám đốc

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động, đào tạo và phát triển trình độ cho nhân viêngiúp nâng cao trình độ dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ côngnhân viên và toàn xã hội, góp phần ổn định an ninh - chính trị - xã hội

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A

Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm: Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọihoạt động của công ty, đưa ra các quyết định cho hoạt động của công ty Dưới giámđốc là phó giám đốc chịu trách nhiệm về việc quản lý và hoạt động của các phòng bantrước giám đốc đồng thời hỗ trợ cho giám đốc trong công tác quản trị doanh nghiệp.Tiếp đó là các phòng ban chức năng thực hiện các chức năng nghiệp vụ riêng của mìnhbao gồm:

- Phòng kinh doanh: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đề racác hoạt động có hiệu quả nhất để phát triển công ty, tiếp cận, tìm kiếm khách hàng

- Phòng kế toán: lập kế hoạch thu chi tài chính hằng năm, tổ chức thực hiện công tác kếtoán, tổng hợp báo cáo kế toán định kỳ và quyết toán cuối năm

- Phòng kỹ thuật: Thiết kế, triển khai và giám sát các công tác kỹ thuật, thi công tronghoạt động kinh doanh của công ty Nghiên cứu, lên kế hoạch, phát triển, đổi mới côngnghệ, trang thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty cũng nhưcủa thị trường

- Phòng hành chính nhân sự: tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, tổchức, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty; lập kế hoạch, tổ chứctuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân sự

- Phòng chăm sóc khách hàng: Tư vấn, giải đáp thắc mắc, thu thập phản hồi khiếu nại từphía khách hàng

Trang 22

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 2017

2015-Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH máy tính Toàn cầu

Q&A qua các năm 2015-2017

( Nguồn: Phòng kế toán) Đơn vị: Triệu đồng

1.Doanh thu thuần về bán hàng

Qua bảng 2.1 có thể thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm

2015 – 2017 Doanh thu năm 2016 đạt 49.272 triệu đồng cao hơn nhiều so với năm

2015 là 46.503 triệu đồng Doanh thu năm 2017 đạt 48.405 triệu đồng giảm so vớinăm 2016 tuy nhiên vẫn cao hơn so với năm 2015 Điều này phản ánh biến động trongdoanh thu bán ra của công ty Mặc dù doanh thu năm 2016 và năm 2017 cao hơn năm

2015 nhưng lợi nhuận thu được 2 năm sau lại thấp hơn năm 2015 Có thể thấy được sựtăng lên rõ ràng của các chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệplàm giảm mức lợi nhuận của công ty Chi phí quản lý doanh nghiệp còn ở mức cao vàbiến đổi mạnh Đây chính là thách thức cho công ty với mục tiêu tăng trưởng lợinhuận, giảm thiểu những chi phí bất hợp lý Công ty nên có kế hoạch chi tiêu hợp lý

và quản lý chặt chẽ các loại chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của mình

2.2 Thực trạng về việc sử dụng các công cụ cạnh tranh của công ty TNHH máy tính Toàn Càu Q&A

2.2.1 Cạnh tranh bằng giá cả

Giá bán sản phẩm là yếu tố mà người tiêu dùng cũng như các nhà buôn quantâm nhiều Giá cả là yếu tố quyết định đến mức tiêu thụ của doanh nghiệp.Theo điềutra khách hàng, cũng như là đánh giá của những người mua hàng hóa của công ty thì

có xấp xỉ khoảng 57% cho rằng giá cả sản phẩm của công ty ở mức vừa phải, hơn 33%cho rằng mức giá cao và rất cao, còn lại 10% cho rằng mức giá là thấp

Ngày đăng: 16/01/2020, 15:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Minh Ngọc( 2010), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Trường Thịnh”, Luận văn tốt nghiệp khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH đầu tưphát triển thương mại Trường Thịnh
2. Nguyễn Thị Huyền(2012), “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong Công ty cổ phần vận tải TM và XD Xuân Diệu”, Khóa luận khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong Công ty cổ phần vậntải TM và XD Xuân Diệu
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Năm: 2012
3. Đỗ Thị Kim Liên( 2014), “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng”, Khóa luận khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng và các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng
6. Các bảng biểu, tài liệu từ phòng Kế toán, Hành chính nhân sự của công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A Sách, tạp chí
Tiêu đề: phòng Kế toán, Hành chính nhân sự
5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016, 2017 của công ty TNHH máy tính Toàn Cầu Q&A Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w