Khái quát về thương hiệu Thương hiệu theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ : “ Thương hiệu là một cái tên, từngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trê
Trang 1TÓM LƯỢC
Ngày nay, toàn cầu hóa vừa là cơ hội vừa là thách thức Xét dưới góc độmarketing toàn cầu hóa tạo ra rất nhiều cơ hội giúp hàng hóa có thể lưu thông đếnkhắp mọi nơi trên thế giới Nhưng toàn cầu hóa cũng đem lại thách thức không hề nhỏđối với các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng Khi người tiêu dùng cóquá nhiều sự lựa chọn với các chủng loại sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng phongphú Đứng trước một thị trường mở, cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt thì điều
gì sẽ mang đến cho người tiêu dùng những thông tin , đưa ra quyết định nhanh chóng
và gắn bó với thương hiệu dài lâu, đó chính là các điểm tiếp xúc thương hiệu
Dựa vào quá trình thực tập em đã được tiếp cận các công việc và tìm hiểu đượcthông tin tại Công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất – Best Way em nhận thấy tầm quantrọng và vai trò thiết thực của hoạt động quản trị thương hiệu đối với Công ty nói riêng
và các doanh nghiệp trong nước nói chung.Trên cơ sở đó, em quyết định chọn đề tài:
“Hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất” làm
khóa luận tốt nghiệp
Về thực tiễn, khoá luận phản ánh và phân tích thực trạng tình hình thực hiện hoạtđộng quản trị thương hiệu của doanh nghiệp Đồng thời chỉ ra những điểm thành công
và điểm hạn chế trong các hoạt động quản trị thương hiệu của Công ty nhằm phát triểnthị trường, tăng khả năng cạnh tranh Qua đó đưa ra một số giải pháp, các kiến nghị để
phát triển chính sách hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu cho công ty TNHH Con
Đường Tốt Nhất
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, đối với em là một thành công rất lớn, bên cạnhnhững nỗ lực và cố gắng của bản thân em còn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, độngviên của các thầy cô, quý công ty, gia đình và bạn bè, những người luôn theo sát giúp
đỡ em
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Marketing – Trường Đạihọc Thương Mại, những người tạo điều kiện, định hướng cho em để em có thể hoànthành tốt bài luận văn tốt nghiệp này
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo Lê Thị Duyên đã luôn hướng dẫn,chỉ bảo em một cách tận tình trong suốt thời gian thực tập và thực hiện khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn giám đốc Công ty ông Trần Ngọc Hưng và các anh chịtrong Công ty TNHH con đường tốt nhất – Best Way đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướngdẫn để em có thể nghiên cứu thực tiễn, có các tư liệu cụ thể để hoàn thành bài khóaluận
Mặc dù đã cố gắng trong học tập, nghiên cứu nhưng em cũng không thể tránh đượcnhững khiếm khuyết, sai sót do còn hạn chế về năng lực, thời gian nghiên cứu Vì vậy, emrất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô giáo và những ai quan tâm tới đề tài này
để bài khóa luận để bài khóa luận của em được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa
Sinh viên
Đặng Thị Huyền Trang
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 2.1 Bảng mô tả một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2014 – 2016
tại Công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất
16
2 Biểu đồ 2.1 Kết quả đánh giá khả năng nhận biết qua các điểm tiếp xúc
thương hiệu của khách hàng
26
3 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ kết quả đánh giá nhân viên của Best Way 27
4 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ kết quả đánh giá điểm tiếp xúc thương hiệu thông
qua các hoạt động quảng cáo
1 Hình 2.1 Logo công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất – Best Way 14
2 Hình 2.2 Quảng cáo của Best Way trên trang web
trangvangvietnam.com
20
3 Hình 2.3 Thông tin công ty hiển thị trong top 10 kết quả tìm kiếm 20
4 Hình 2.4 Hình ảnh công ty đăng tải trên trang tìm việc làm 24h 21
Trang 45 Hình 2.5 Website của công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất – Best Way 21
8 Hình 2.8 Bao bì đựng sản phẩm biểu trưng bằng pha lê của công ty 26
DANH MỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa đầy đủ
Trang 51. Tính cấp thiết của đề tài
Với môi trường kinh tế cạnh tranh như hiện nay, mối quan tâm hàng đầu đối vớihầu hết doanh nghiệp là làm thế nào để tên gọi cũng như sản phẩm của doanh nghiệpmình được nhiều khách hàng biết đến, được yêu thích và chọn lựa trong rất nhiều cácdoanh nghiệp khác có cùng loại hình hoạt động Điều này đặt ra yêu cầu cho các doanhnghiệp không chỉ xây dựng được thương hiệu mà còn phải phát triển thương hiệu mộtcách bền vững với mục tiêu là gia tăng hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp mình Thươnghiệu mạnh sẽ giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được tốt hơn đồngthời gia tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường Thương hiệu tạo nên sự tintưởng cho các đối tác trong các hoạt động hợp tác, đầu tư Nhận thức được tầm quancủa vấn đề này, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến vấn đềxây dựng và phát triển thương hiệu, tạo cho mình một sự khác biệt, một dấu ấn riêngtrong tâm trí công chúng
Hiện nay, lĩnh vực quà tặng, biểu trưng đang không ngừng phát triển với vô vàncác nhu cầu mở ra một triển vọng lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất và phân phốiquà tặng biểu chưng nói chung và công ty TNHH Con đường tốt nhất nói riêng
Công Ty TNHH Con Đường Tốt Nhất – Best Way là một trong những công ty quàtặng uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quà tặng Thực tế nghiên cứu chothấy, công ty đã đầu tư nhiều cho chất lượng dịch vụ để đáp ứng khách hàng, hạn chế ítnhất sai sót, luôn coi sự hài lòng của khách hàng, đối tác là phương châm hoạt động.Nhưng về hoạt động phát triển thương hiệu vẫn chưa được công ty quan tâm đúngmực
Hiểu rõ được tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp và làm thếnào giúp công ty mang đến cho khách hàng, đối tác của mình những thông tin , đưa ra
quyết định nhanh chóng và gắn bó với thương hiệu lâu dài Em xin chọn đề tài: “Hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu Công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất” làm khóa luận tốt
nghiệp
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Có không ít công trình nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp, bài viết, báochí, đã được thực hiện để nghiên cứu về vấn đề thương hiệu nói chung và phát triểnthương hiệu nói riêng Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đếnvấn đề hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu như:
Trang 6- Luận văn: “Giải pháp phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH nhựađường Petrolimex” của Đào Quang Nam năm 2013, trường đại học Thương Mại Bàikhóa luận cũng đã đi vào nghiên cứu hoạt động điểm tiếp xúc thương hiệu công tyTNHH nhựa đường Petrolimex, tập trung làm rõ thực trạng xúc tiến của công ty đối vớisản phẩm nhựa đường nhưng chưa đi sâu vào phân tích hệ thống các điểm tiếp xúccủa công ty.
- Nguyễn Thị Vân Quỳnh với luận văn Thạc Sĩ : “Giải pháp hoàn thiện các điểm tiếp xúcthương hiệu của ngân hàng Vietcombank” năm 2014, trường Đại học Thương Mại Bàinghiên cứu đã nêu bật và làm rõ thực trạng hoạt động của các điểm tiếp xúc thươnghiệu của ngân hàng Vietcombank và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống điểmtiếp xúc của ngân hàng Vietcombank
- Ngoài ra còn rất nhiều sách báo, tạp trí, tài liệu đề cập đến vấn đề phát triển thương
hiệu điển hình là cuốn: “Thương hiệu với nhà quản lý” NXB Lao động – xã hội của tác
giả Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung năm 2013 Cuốn sách đề cập khá chi tiếttới vấn đề thương hiệu, phát triển thương hiệu Về điểm tiếp xúc thương hiệu, cácđiểm đối thoại thương hiệu, cuốn sách thương hiệu với nhà quản lý đa đưa ra cách tiếpcận cụ thể và đa dạng nhất các điểm tiếp xúc thương hiệu
- Cuốn Quản trị tài sản nhãn hiệu của tác giả Đào Công Bình năm 2006¸ Nhà xuất bản trẻ
TP Hồ Chí Minh Cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề về phát triển các điểm tiếp xúcthương hiệu, tăng khả năng tương tác của thương hiệu với khách hàng để từ đó nângcao giá trị cảm nhận của khách hàng với thương hiệu, gia tăng giá trị tài chính củathương hiệu
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều tài liệu, trong 3 năm gần đây chưa cóbài viết nào nghiên cứu vấn đề phát triển thương hiệu của ngành quà tặng Trong khi
đó, ngành quà tăng ở Việt Nam hiện nay đang có xu hương phát triển và cạnh tranhngày càng gay gắt Chính vì vậy khi đi vào nghiên cứu, đề tài đảm bảo được tính độc lập,không bị trùng lặp, không sao chép và được đúc rút kinh nghiệm từ những tài liệu đãnghiên cứu
3. Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài
Khi đi vào nghiên cứu đề tài ta cần đi sâu vào tìm hiểu:
Thương hiệu là gì? Điểm tiếp xúc thương hiệu là gì? Điểm tiếp xúc thương hiệu
có vai trò như thế nào trong phát triển thương hiệu? Phân loại điểm tiếp xúc thươnghiệu
Trang 7Thực trạng triển khai điểm tiếp xúc thương hiệu tại Công ty Best Way hiện naynhư thế nào?
Định hướng một số giải pháp nhằm hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệuCông ty TNHH Con Đường Tốt Nhất - Best Way trong thời gian tới như thế nào?
4. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu đề tài khóa luận là đưa ra một số giải pháp nhằm hoànthiện các điểm tiếp xúc thương hiệu về lĩnh vực quà tặng của công, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH ConĐường Tốt Nhất - Best Way
Trên cơ sở mục tiêu của khóa luận đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu gồm:
Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về thương hiệu, phát triển thương hiệu, ápdụng vào các vấn đề thực tiễn của công ty và đưa ra giải pháp
Phân tích đo lường, đánh giá thực trạng của công ty về thực trạng triển khai hệthống các điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty Từ đó đưa ra kết luận về những kếtquả đạt được và những hạn chế của hoạt động công ty
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện điểm tiếp xúc thươnghiệu Công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống các điểmtiếp xúc thương hiệu công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu hệ thống các điểm tiếp xúc thương hiệu tạithị trường Hà Nội
- Thời gian: Nghiên cứu dữ liệu thu thập thông tin về doanh thu, chi phí trong 3năm 2014– 2016 và đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống các điểm tiếp xúcthương hiệu cho công ty
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các thông tin về hệ thống điểm tiếp xúc hiện tại của công ty
Thông tin về website của Công ty: thông tin về công ty, về sản phẩm,
Từ phòng tài chính kế toán: Thông tin từ báo cáo tài chính về kết quả kinh doanh củacông ty, số liệu về doanh thu, lợi nhuận, ngân sách phân bổ cho hệ thống điểm tiếp xúctrong 3 năm từ năm 2014 – 2016
Trang 8Các nguồn dữ liệu nội bộ tại công ty, các thông tin được đảm bảo minh bạch và chínhxác.
6.1.2.Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hệ thống điểm tiếp xúc thươnghiệu của công ty Đề xuất một số định hướng và mục tiêu để hoàn thiện và phát triểncác điểm tiếp xúc của công ty trong thời gian tới
* Điều tra khách hàng của công ty:
+ Mẫu điều tra: Gồm các khách hàng và đối tác của Công ty trên địa bàn Hà Nội+ Công cụ điều tra: Bảng câu hỏi ( phụ lục)
+ Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn qua điện thoại, gửi bảng câu hỏi cho phòngkinh doanh để phỏng vấn khách hàng Phát ra 50 phiếu và thu về được 35 phiếu trong
Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để so sánh các tiêu chí với nhau rồi từ
đó ta rút ra được kết luận để đưa ra định hướng phù hợp trong tương lai
7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu bài khóa luận: " Hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH
Con Đường Tốt Nhất” bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về điểm tiếp xúc thương hiệu
Chương 2: Phân tích và đánh giá về điểm tiếp xúc thương hiệu của Công ty TNHH ConĐường Tốt Nhất
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu của Công tyTNHH Con Đường Tốt Nhất
Trang 9CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỂM
TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU
1.1. Khái quát về thương hiệu
1.1.1. Khái quát về thương hiệu
Thương hiệu theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ : “ Thương hiệu là một cái tên, từngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trênnhằm xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm ngườibán với hàng hóa dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.”
Theo Phillip Kotler “Một thương hiệu là một tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hoặc thiết kế hoặc một sự kết hợp của tất cả những thứ đó, nhằm xác định các hàng hóa và dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán và để phân biệt với nhữngđối thủ cạnh tranh.”
Thương hiệu theo quan điểm trong cuốn “ Thương hiệu với nhà quản lý” củatác giả PGS- TS Nguyễn Quốc Thịnh và CN Nguyễn Thành Trung năm 2013 cho rằng:
“Thương hiệu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp cácdấu hiệu phân biệt hàng hóa , dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh ( gọi chung làdoanh nghiệp ) này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, là hình tượng 1 loạihàng hóa, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí kháchhàng.”
Từ các khái niệm trên ta cá thể thấy rằng thương hiệu không chỉ là những dấuhiệu để phân biệt các sản phẩm, hàng hóa mà còn là hình ảnh của thương hiệu củadoanh nghiệp trong tâm trí khách hàng Thương hiệu tạo ra niềm tin của người tiêudùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng
1.1.1.2. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
+ Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng
và công chúng Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa thông qua sự cảm nhận của chínhbản thân mình Mỗi khi nhắc đến tên thương hiệu đó người tiêu dùng có thể dễ dàngchỉ ra công dụng, chất lượng sản phẩm và nhanh chóng đưa ra sự lựa chọn khi có nhucầu
+ Thương hiệu giúp phân đoạn thị trường và tạo nên sự khác biệt trong quá trình pháttriển của sản phẩm Thương hiệu với chức năng là phân biệt và nhận biết sẽ giúp doanhnghiệp phân đoạn thị trường Bằng cách tạo ra cách tạo ra các thương hiệu cá biệt
Trang 10doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của khách hàng hiện tại cũng như các kháchhàng tiềm năng Đối với từng chủng loại hàng hóa mang thương hiệu cụ thể sẽ tươngứng với tập khách hàng cụ thể, điều này giúp doanh nghiệp khai thác tốt hơn thịtrường
+ Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng Một khi ngườitiêu dùng đã lựa chọn sản phẩm mang một thương hiệu nào đó tức là họ đã chấp nhận
và gửi gắm lòng tin vào thương hiệu hay thương hiệu đã mang lại cho khách hàng mộtgiá trị cá nhân riêng biệt Chính điều bày như một lời cam kết thực sự nhưng không rõràng giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng
+ Thương hiệu thu hút đầu tư Khi doanh nghiệp đã nắm trong tay một thương hiệumạnh sẽ tạo một môi trường thuận lợi cho kinh doanh, thu hút sự đầu tư, đối tác tintưởng, nhà cung cấp cũng yên tâm hợp tác giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranhtrên thị trường
+ Thương hiệu là tài sản vô hình, có giá trị của doanh nghiệp Khi thương hiệu trở nên
có giá trị thì doanh nghiệp có thể thực hiện việc chuyển nhượng hoặc chuyển giaoquyền sử dụng thương hiệu Và lợi nhuận thu được từ việc khai thác giá trị thương hiệucủa doanh nghiệp là không nhỏ
1.1.2. Khái niệm về điểm tiếp xúc thương hiệu
Theo thuật ngữ điểm tiếp xúc thương hiệu được D.AAKer nêu ra trong cuốn “
Building Strong Brand” thì “điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm tương tác của thương hiệu với khách hàng”
Các điểm đó rất đa dạng và giúp cho khách hàng có thể tiếp nhận được cácthông điệp từ thương hiệu và doanh nghiệp ngoài ra điểm tiếp xúc còn giúp cho kháchhàng có thể tương tác được với sản phẩm và thương hiệu Tác giả Nguyễn Quốc Thịnhcũng cho rằng: sự tương tác giữa khách hàng và công chúng với thương hiệu có thể chỉđơn giản là tương tác một chiều và phức tạp hơn là tương tác 2 chiều Quá trình tiếpxúc được thực hiện thông qua các giác quan con người như thính giác, thị giác, xúcgiác, khứu giác, vị giác
Trên cơ sở đó ta có thể thấy rằng điểm tiếp xúc là tập hợp các điểm mà tại đókhách hàng hay công chúng có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy thương hiệucủa doanh nghiệp Nó cũng là nơi mà doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, đối thoạivới khách hàng, tiếp nhận thông tin từ khách hàng một cách trực tiếp Chính vì vậydoanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của các điểm tiếp xúc thương
Trang 11hiệu để có chiến lược hoàn thiện và phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu góp phầnphát triển thương hiệu một cách bền vững.
1.2. Phân định nội dụng về điểm tiếp xúc thương hiệu
1.2.1. Phân loại các điểm tiếp xúc thương hiệu
Dựa vào địa điểm, có thể chia các điểm tiếp xúc thương hiệu ra như sau: điểmtiếp xúc qua quảng cáo Qua quan hệ công chúng, qua nhân viên, điểm bán, website,qua bao bì sản phẩm,
- Điểm tiếp xúc thông qua quảng cáo
Quảng cáo được coi là điểm tiếp xúc phổ biến và rộng rãi nhất trong hệ thốngcác điểm tiếp xúc thương hiệu của doanh nghiệp Quảng cáo nhằm để thu hút kháchhàng từ bên ngoài, khách hàng mới Quảng cáo góp phần đưa hình ảnh doanh nghiệpđến khách hàng mục tiêu Qua tác động của truyền thông quảng cáo, có thể khách hàngbiết đến thương hiệu của doanh nghiệp Khi thương hiệu của doanh nghiệp được khắcsâu vào tâm trí khách hàng và khách hàng hiểu đúng giá trị mà doanh nghiệp muốnmang đến cho họ, thì khi đó thương hiệu trở thành 1 thương hiệu mạnh, chiếm ưu thếcạnh tranh trên thị trường
Một số phương tiện truyền thông được sử dụng phổ biến cho quảngcáo như truyền hình, đài phát thanh, các trang web, Google, báo chí, tạp chí,bảng hiệu, tất cả tạo ra những ấn tượng liên tục giúp ghi nhớ trong tâm trí kháchhàng về sản phẩm về chương trình quảng cáo đang thực hiện hay sâu rộng hơn là câuchuyện về doanh nghiệp
Khác với các điểm tiếp xúc qua nhân viên và điểm bán, điểm tiếp xúc thươnghiệu qua quảng cáo đa phần là sự tương tác 1 chiều, vì vậy khi phát triển các điểm tiếpxúc này doanh nghiệp thường thực hiện song hành và có sự kết hợp với các điểm tiếpxúc khác, có khả năng đối thoại cao để gia tăng hiệu quả Khi thực hiện điểm tiếp xúcthương hiệu thông qua hoạt động quảng cáo , doanh nghiệp cần tiến hành các hoạtđộng thường xuyên, liên tục, phối hợp nhiều kênh khác nhau để nâng cao khả năngtruyền tải thông điệp cũng như sự tương tác giữa khách hàng với thương hiệu
- Điểm tiếp xúc thông qua hoạt động quan hệ công chúng
Là một công cụ quan trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu quan hệ côngchúng nhằm quảng bá thương hiệu của mình vào đối tượng mục tiêu không chỉ lànhững khách hàng tiềm năng mà còn tạo mối quan hệ với các tổ chức xã hội, chínhquyền, nhà đầu tư,nhà cung cấp, nhà phân phối, giới tài chính, giới truyền thông, cộngđồng,
Trang 12Quan hệ công chúng tạo ra được những giá trị thương hiệu về mặt tiềm thức,xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Các phương tiện chủ yếu của hoạt động quan hệ công chúng gồm: Marketing sựkiện và tài trợ ; quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông; hội chợ triển lãm,
Quan hệ công chúng là điểm tiếp xúc quan trọng trong hệ thống các điểm tiếpxúc thương hiệu Khi thực hiện, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể, nhất quán,hướng đến mục tiêu cụ thể phối hợp với các điểm tiếp xúc khác để nâng cao hiệu quảhoạt động
- Điểm tiếp xúc thông qua hệ thống kênh
Hệ thống kênh của doanh nghiệp được xem là những kênh phân phối sản phẩmđến tay người tiêu dùng Hệ thống kênh đơn giản hay phức tạp còn phụ thuộc vào quy
mô doanh nghiệp Xây dựng hệ thống kênh là để doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp vớikhách hàng thông qua điểm bán, qua đó tạo mối liên hệ giữa khách hàng và doanhnghiệp, tạo dựng ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng
- Điểm tiếp xúc thông qua nhân viên
Nhân viên là đại diện doanh nghiệp khi tiếp xúc với khách hàng, do vậy nếu mỗi thànhviên trong doanh nghiệp đều hiểu rõ những giá trị cốt lõi và cam kết của doanh nghiệpthì sẽ tạo nên hiệu quả cộng hưởng đối với các nỗ lực xây dựng thương hiệu của toànthể doanh nghiệp Bởi vậy, nhân viên là một yếu tố quan trong trọng hệ thống điểmtiếp xúc thương hiệu của công ty Nhân viên nếu không được đào tạo bài bản sẽ rất cóthể gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp Đặc biệt là những thương hiệuđược xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ khách hàng thì việc đào tạo đội ngũ nhânviên là vô cùng quan trọng Các nhân viên phải có phong cách làm việc chuyên nghiệp,nhiệt tình, chu đáo, cởi mở, biết lắng nghe và duy trì mối quan hệ với khách hàng, biết
xử lí sự cố xảy ra một cách khéo léo, cẩn trọng
Chính vì vậy, để phát triển thương hiệu thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên là vôcùng quan trọng, doanh nghiệp cần tạo dựng văn hóa ứng xử của nhân viên đối vớikhách hàng theo 1 quy chuẩn nhất định, từ cách đi đứng, nói chuyện đến cách ứng xửvới khách hàng sao cho chuyên nghiệp thể hiện được hình ảnh doanh nghiệp Bên cạnhnhững yêu cầu khắt khe từ phía nhân viên doanh nghiệp nên quan tâm đến đời sốngnhân viên, tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên có thể phát triển, có những chínhsách đãi ngộ hợp lý Doanh nghiệp cũng nên thường xuyên tổ chức những buổi học,buổi trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm để nhân viên có thể trau dồi kiến thức bản
Trang 13thân, rèn luyện kĩ năng, nâng cao năng lực để truyền đạt tốt nhất hình ảnh thương hiệuđến với khách hàng, đối tác.
- Điểm tiếp xúc thông qua điểm bán
Điểm bán là nơi doanh nghiệp trưng bày sản phẩm, lưu trữ sản phẩm, là nơi màdoanh nghiệp thực hiện hoạt động bán hàng Tại điểm bán hàng này khách hàng có thểtiếp cận với hình ảnh doanh nghiệp Thông qua cách trang trí cửa hàng hay chỉ đơn giản
là thông qua đồng phục của nhân viên, logo, baner tại điểm bán hình ảnh thương hiệucũng có thể truyền tải đến khách hàng Vì vậy để phát triển thương hiệu thông quađiểm bán, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như biển hiệu quảng cáo cần thiết kếthu hút khách hàng chú ý Cách thức trang trí điểm bán cần thực hiện đồng bộ, yêu cầusạch sẽ, gọn gàng, hàng hóa được bày trí ngăn nắp, đẹp mắt Nên có những điểm nhấnsáng tạo đặc biệt và tạo cho khách hàng cảm giác ấn tượng đây là một cách ghi lại dấu
ấn trong tâm trí của khách hàng
- Điểm tiếp xúc thông qua bao bì sản phẩm
Bao bì sản phẩm như một điểm tiếp xúc thương hiệu trực tiếp và mạnh mẽ nhấtcủa doanh nghiệp đến với khách hàng Bao bì đẹp tạo cảm xúc cho khách hàng khi trảinghiệm sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn, muốn tiếp xúc với sản phẩm nhiều hơn,thậm chí còn giới thiệu cho những khách hàng tiềm năng khác
- Điểm tiếp xúc thông qua Website
Đây là điểm tiếp xúc vô cùng hiệu quả và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Trong thời đại công ngh thông tin đang không ngừng phát triển từng ngày từng giờ ênhư hiện nay thì website luôn nằm ở vị trí trung tâm trong hầu hết các chiến lược truyền thông của các doanh nghiệp Website là một công cụ truyền thông hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng, đặc biệt là tếp cận được với khách hàng tiềm năng, chính vì vậy trong danh sách các công vi c quan trọng cần làm ngay của các êdoanh nghi p mới luôn có vi c xây dựng website, kênh thông tin cho doanh nghiệp.ê ê
Lưu ý khi xây dựng hệ thống website, doanh nghiệp cần phải thiết kế website phải đồng bộ, nhất quán với b nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp Không ôngừng bổ sung, hoàn thiện, cập nhật thông tin về sản phẩm Về hình ảnh, màu sắc, nên
có sự đồng nhất với các điểm tiếp xúc thương hiệu khác như văn phòng, nhân viên, sảnphẩm v v v
Về việc bố trí hình ảnh hàng hóa nên đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhằm mụcđích thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của công ty
Trang 14Việc gia tăng khả năng tương tác của website sẽ rút ngắn khoảng cách về không gian vàthời gian, kéo khách hàng lại gần hơn với doanh nghiệp.
1.2.2. Vai trò của phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu
- Hệ thống điểm tiếp xúc thương hiệu góp phần nâng cao sự nhận biết và giá trị cảmnhận của khách hàng đối với thương hiệu
- Điểm tiếp xúc thương hiệu là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển thương hiệucho doanh nghiệp
- Giúp mở rộng kinh doanh, làm tăng độ uy tín, tin cậy, chất lượng cho thương hiệu;đồng thời cũng tạo ra những chiều hướng mới hay những lĩnh vực kinh doanh đa dạnghơn
- Duy trì lượng khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới,khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
- Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng thông quacác điểm tiếp xúc
- Điểm tiếp xúc thương hiệu tạo ra các điểm đối thoại giúp khách hàng tìm hiểu, nắm bắtthông tin về sản phẩm, thương hiệu và phản hồi về thương hiệu bên cạnh đó điểm tiếpxúc cũng tạo cho doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin từ khách hàng để đưa ra cácbiện pháp tốt nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
1.2.3. Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu
Điểm tiếp xúc thương hiệu là cách tiếp cận khác của yếu tố truyền thông thươnghiệu dựa trên cả tiếp xúc trực giác (hữu hình) và tri giác ( vô hình)
Thực tế, các điểm tiếp xúc thương hiệu là một hệ thống kết nối sâu sắc và hỗ trợlẫn nhau, tạo ra một chu kỳ trải nghiệm thương hiệu hoàn hảo cho khách hàng.Mộtthương hiệu có thể có nhiều hay ít điểm tiếp xúc thương hiệu, tùy thuộc vào địnhhướng và đặc điểm của nhóm sản phẩm cung ứng ra thị trường cũng như bối cảnhcạnh tranh ngành Thương hiệu nào có giao diện tiếp xúc càng rộng thì khả năng nhậnbiết và cảm nhận về thương hiệu càng cao Chính vì vậy, các doanh nghiệp có xu hướnggia tăng ngày càng nhiều hơn các điểm tiếp xúc thương hiệu Tuy nhiên, khi gia tăng cácđiểm tiếp xúc thương hiệu đồng nghĩa với việc đòi hỏi cao hơn về cả năng lực và tàichính trong việc quản lý hệ thống các điểm tiếp xúc đó Trong chiến lược phát triểnthương hiệu, việc xây dựng hệ thống các điểm tiếp xúc là vô cùng quan trọng Tuynhiên, dù là điểm tiếp xúc nào cũng nên tập trung vào những điểm tiếp xúc thươnghiệu giá trị nhất bởi mỗi điểm tiếp xúc sẽ có năng lực tiếp xúc khác nhau và mang đếnkết quả khác nhau về mặt nhận thức của khách hàng Điều này có thể thực hiện bằngviệc nghiên cứu và theo dõi hoạt động bán hàng, tham khảo ý kiến khách hàng Họ
Trang 15mong muốn được tương tác ra sao để đi đến lựa chọn đầu tư cho điểm tiếp xúcthương hiệu mang lại hiệu quả cao nhất.
Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu trong quá trình thiết kế và triển khai
hệ thống nhận diện thương hiệu đòi hỏi phải đảm bảo tính thống nhất và không xungđột lẫn nhau Tại các điểm tiếp xúc thương hiệu, có những điểm khách hàng không chỉtiếp xúc được với thương hiệu mà còn có thể đối thoại được với thương hiệu.Đồng bộhóa các điểm tiếp xúc thương hiệu cần đồng bộ hóa cả về hình thức thể hiện, thôngđiệp truyền tải và cách thức hoạt động của các điểm tiếp xúc
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống các điểm tiếp xúc thương hiệu
1.3.1. Nhân tố bên ngoài
a) Môi trường kinh tế
Với nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt và tăng trưởng không ngừngnhư hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nắm bắt cơ hội và không ngừng đổimới thì mới có thể cạnh tranh và phát triển Nhu cầu thị trường ngày càng lớn kéo theo
đó là việc các doanh nghiệp phải nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống điểm tiếp xúc nhưthế nào để điểm tiếp xúc thương hiệu có thể trở thành một trong những chiến lượcquan trọng, giúp tiếp cận khách hàng, xây dựng và phát triển doanh nghiệp, đóng gópvào nền kinh tế quốc dân
b) Môi trường chính trị - pháp luật
Việt Nam là một trong những nước có môi trường chính trị ổn định, các đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước đều tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệpphát triển, cạnh tranh lành mạnh thông qua các luật, bộ luật: luật thương mại, luật đầu
tư, luật sở hữu trí tuệ luật cạnh tranh, Những yếu tố trên tạo điều kiện cho công tyhoàn thiện và phát triển hệ thống các điểm tiếp xúc thương hiệu một cách dễ dàng,hiệu quả
c) Môi trường văn hóa – xã hội
Yếu tố văn hóa xã hội luôn có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư duy, thái độ và hành
vi của tập khách hàng mục tiêu Đối với Việt Nam, tặng quà đã trở thành một nét vănhóa phổ biến, mang ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện tình cảm của người tặng đối với ngườiđược tặng Chính vì vậy đã mở ra cơ hội không nhỏ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vựcnày Nghiên cứu thái độ, hành vi của tập khách hàng để đưa các chiến lược phát triểnđiểm tiếp xúc hiệu quả nhất là việc nên làm của mỗi doanh nghiệp hiện nay
d) Môi trường công nghệ
Trang 16Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay giúp ích rất nhiều trong việcquản lý vận hành doanh nghiệp Công nghệ phát triển kèm theo đó là sự phát triểnmạnh mẽ của máy móc , quy trình sản xuất, công nghệ thông tin từ các trang mạng xãhội như website, google, facebook Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vựcquản lý sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt lànhững thông tin về thị trường sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường thông tin, hoàn thiện
hệ thống điểm tiếp xúc hiện tại, mở ra các điểm tiếp xúc thương hiệu mới sao cho việctiếp xúc với khách hàng là tối ưu nhất
e) Thị trường
Thị trường là một yếu tố quan trọng trong xây dựng và phát triển thương hiệunói chung và phát triển hệ thống các điểm tiếp xúc nói riêng Ngày nay, thị trường cạnhtranh vô cùng khốc liệt do có quá nhiều các đối thủ cạnh tranh đang không ngừng pháttriển từng ngày Chính vì vậy, điểm đặt ra cho doanh nghiệp là làm thế nào để tăngcường hệ thống các điểm tiếp xúc thương hiệu để không chỉ duy trì các khách hàng, đốitác trung thành với thương hiệu mà còn có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng mới,
mở rộng thị phần, nâng cao doanh thu, lợi nhuận
a) Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có ảnh hướng rất lớn tới thương hiệu của doanh nghiệp.Trường hợp khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh trong ngành xuất hiện thì dùdoanh nghiệp có là một thương hiệu mạnh có uy tín trên thị trường và đang nắm giữthị phần lớn thì nguy cơ bị chiếm mất thị phần rất cao Do vậy, doanh nghiệp không nênchủ quan khi đưa ra một chiến lược xây dựng điểm tiếp xúc thương hiệu cần phải tìmhiểu đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì, phân tích chiến lược mà họ đưa ra nhằmxây dựng cho mình 1 chiến lược xây dựng và phát triển hệ thống điểm tiếp xúc thươnghiệu phù hợp và hiệu quả nhất
Trường hợp khi doanh nghiệp đang có lợi thế về sản phẩm, trên thị trường chưaxuất hiện đối thủ cạnh tranh nhưng đối thủ trong ngành khác vẫn quan tâm tới sảnphẩm của doanh nghiệp đang sản xuất Không nên lơ là đây chính là cơ hội giúp doanhnghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt nhất Tận dụng ưu thế của người dẫnđầu, phát huy lợi thế cạnh tranh của mình gia tăng thêm các điểm tiếp xúc thương hiệu
để để xây dựng và phát triển thương hiệu trước khi có những đối thủ cạnh tranh gianhập và chiếm lĩnh thị trường
Trang 17b) Khách hàng
Đối với từng loại sản phẩm hay thương hiệu, doanh nghiệp lại cần nghiên cứu
và xây dựng các điểm chạm khác nhau để làm sao tiếp xúc được khách hàng 1 cách tốtnhất Bởi với xu hướng người tiêu dùng khi đã sử dụng sản phẩm, thương hiệu và yêuthích sản phẩm hay thương hiệu thì họ sẽ có xu hướng giới thiệu sản phẩm đó cho mọingười xung quanh biết và kích thích họ tìm tòi và sử dụng thử sản phẩm Đây chính là
ưu thế khi xây dựng các điểm tiếp xúc thương hiệu thành công
c) Nhà cung cấp
Nhà cung cấp có vai trò rất quan trọng giúp cho quá trình hoạt động của doanh nghiệpdiễn ra liên tục Để các yếu tố đầu vào được cung cấp ổn định và giá cả hợp lý, doanhnghiệp cần tạo mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp
1.3.2. Nhân tố bên trong doanh nghiệp
a) Nguồn lực về tài chính
Trong hoạt động phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu nguồn tài chính là một yếu tố tácđộng mạnh đến vấn đề có thể thực hiện hay không Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏvới nguồn tài chính hạn chế thì việc xây dựng hệ thống điểm tiếp xúc thương hiệu hoàntoàn không đơn giản Nguồn lực tài chính sẽ buộc các doanh nghiệp phải có sự lựachọn và cân nhắc sao cho thật cẩn thận sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu so vớilượng chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra
b) Nguồn lực về con người
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.Mỗi nhân viên trong công ty như đại diện cho hình ảnh công ty, mọi hoạt động hành vikhông tốt dù cho là nhỏ của nhân viên khi tiếp xúc khách hàng cũng gây ảnh hưởng đếnhình ảnh, thương hiệu của công ty
c) Nhận thức của ban lãnh đạo
Xây dựng và phát triển hệ thống điểm tiếp xúc thương hiệu được thực hiện nhưthế nào phụ thuộc vào nhận thức của ban lãnh đạo Sự hiểu biết sâu sắc của ban giámđốc về thương hiệu, về việc doanh nghiệp có cần xây dựng điểm tiếp xúc thương hiệunhư thế nào sẽ tạo ra một hành động xây dựng điểm tiếp xúc hướng tới việc đạt đượcmục tiêu
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG
TY TNHH CON ĐƯỜNG TỐT NHẤT 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty và tình hình các yếu tố nội
bộ của công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất
Trang 182.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH CON ĐƯỜNG TỐT NHẤT
- Tên giao dịch: BestWay Co.,Ltd
- Tên quốc tế: Best Way Company Limited
- Người đại diện: Trần Ngọc Hưng Chức vụ: Giám đốc
Hình 2.1 Logo công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất – Best Way
Vào những năm 90 các công ty đã phát hiện ra nhu cầu mua các sản phẩm quàtặng của các đơn vị, tổ chức trong các dịp lễ, tết, tuy nhiên các doanh nghiệp đầu tiênhoạt động nhỏ lẻ, chỉ đơn giản là các xưởng sản xuất, chưa chuyên sâu nên hiệu quảthấp, chưa phục vụ được hết nhu cầu của khách hàng Cuối những năm 90, một sốcông ty quà tặng đầu tiên ra đời như: Vitagifts, Coco, nhưng chủ yếu là ở Thành phố
Hồ Chí Minh Vào đầu những năm 2000, nhận biết được nhu cầu ngày càng cao của lĩnhvực quà tặng, cúp, biểu trưng, trên thị trường Hà Nội cũng xuất hiện nhiều các công
ty quà tặng như Marcom, Golden Key, Surise,
Nắm bắt được xu thế, ngày 01 tháng 10 năm 2004, công ty TNHH con đường tốtnhất đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động với số vốn điều lệ2.000.000.000 VNĐ Trải qua 14 năm thành lập và phát triển công ty TNHH Con ĐườngTốt Nhất - Best Way không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị phần ,phát triển và mởrộng danh mục sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 19Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí lao động theo bộ phận chứcnăng Mỗi bộ phận thực hiện một chức năng nhiệm vụ riêng nhưng cùng hướng tớimục tiêu chung của công ty Với sơ đồ tổ chức này, giám đố công ty sẽ là người nắmquyền điều hành cao nhất đồng thời cũng là người đại điện pháp lý cho công ty, giúplãnh đạo công ty quản lý điều hành dễ dàng hơn nhờ việc phân định rạch ròi từng bộphận chức năng
Với quy mô công ty tương đối nhỏ do vậy, các hoạt động Marketing, quản trịthương hiệu, quản trị chất lượng, quản trị logistics của công ty sẽ được giám đốc trựctiếp chỉ đạo, các phòng ban phối hợp cùng nhau thực hiện Điều này phù hợp với tìnhhình thực tế của công ty giúp cho việc quản lý hiệu quả mọi hoạt động
Phòng Hành Chính nhân sự đảm nhiệm mọi hoạt động như tuyển dụng, tổ chứchọp, đào tạo nhân viên, giấy tờ hồ sơ nhân viên, hợp đồng,…của công ty đều phảithông qua phòng hành chính nhân sự
Phòng thiết kế có chức năng: Thiết kế sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Phòng kinh doanh với chức năng: Tìm kiếm khách hàng, tiếp xúc trực tiếp vớikhách hàng để tư vấn và ký kết hợp đồng; đề xuất các giải pháp với giám đốc để chămsóc, giải quyết khiếu nại của khách hàng Dưới sự chỉ đạo của giám đốc, xây dựng mốiquan hệ với khách hàng mới và duy trì hợp tác lâu dài với khách hàng cũ
phòng kế toán chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính, kế hoạch chi tiêu liên quanđến việc xuất, nhập hàng hóa, kế toán thuế, chi tiêu cho công ty
Phòng sản xuất - Xuất nhập khẩu: chịu trách nhiệm sản xuất sản phẩm theothiết kế và nhập hàng theo kế hoạch của công ty
2.1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của công ty
- Thiết kế, sản xuất và cung cấp quà tặng, hàng thủ công mĩ nghệ Cúp, Biểu Trưng và kỷniệm trưng bằng pha lê, thủy tinh
Giám Đốc
Phòngthiết kế
PhòngSản xuất– Xuấtnhập
Phòng KếToán
PhòngHànhchính nhânsựPhòng Kinh
Doanh
Trang 20- Xuất nhập khẩu các mặt hàng quà tặng, hàng thủ công mĩ nghệ của các thương hiệu nổitiếng như hãng bút cao cấp Montagut, bút Parker, Playboy, Chopin và các sản phẩmquà tặng mang thương hiệu nổi tiếng như Dona, Novo, Shuai Shuai Gifts, BJ CrystalHong Kong, Weaver Leather,
- In ấn, quảng cáo
- Danh mục các sản phẩm : Công ty Best Way cung cấp quà tặng trong các sự kiện quantrọng với các sản phẩm nổi bật: biểu trưng pha lê, bộ để bàn pha lê, cúp pha lê, biểutrưng đĩa đồng, huy hiệu, huy chương, cặp da, ấm chén sứ, chặn giấy pha lê, lọ hoa, lycốc thủy tinh, móc khóa, USB, ô, áo mưa đồng hồ để bàn, treo tường, các sản phẩmquà tặng bằng thủy tinh, quà tặng gốm sứ, quà tặng Mica, đồ thủ công mỹ nghệ
2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh
Bảng 2.1 Bảng mô tả một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2014 – 2016 tại Công ty TNHH
Con Đường Tốt Nhất
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2014, 2015, 2016)
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016cho biết các chỉ số doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng liên tục qua cácnăm.Doanh thu năm 2015 so với năm 2014 tăng 30,4% , năm 2016 tăng lên 36% so vớinăm 2014 kéo theo đó là lợi nhuận thuần của công ty cũng tăng lên Điều này cho thấyCông ty đã có những chính sách điều chỉnh và mở rộng phù hợp và công tác quản trịhiệu quả Mặc dù năm 2015 doanh thu công ty tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2014nhưng đến năm 2016 công ty vẫn giữ mức tăng trưởng nhưng bị trững lại Giải thíchnguyên nhân sụt giảm mức tăng trưởng năm 2016 là do trên thị trường có rất nhiều các
Trang 21đối thủ cạnh tranh mạnh, với nguồn vốn đầu tư lớn và không ngừng mở rộng quy mô
và thị phần thông qua việc quảng cáo, gây dựng thương hiệu, khiến cho việc tiếp xúckhách hàng mới và mở rộng thị trường của công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất gặpnhiều khó khăn
2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường tới hoạt động phát triển điểm tiếp xúc của công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất
2.2.1 Các yếu tố môi trường bên trong
a) Năng lực tài chính:
Mặc dù nguồn lực về tài chính công ty là khá eo hẹp, Tuy nhiên, với khả nănghuy đ ng từ chính nguồn thu, giúp công ty luôn chủ động và ổn định trong kinh doanh.ôMặc dù công ty chưa có sự quan tâm đúng mực về việc xây dưng và phát triển đồng bộcác điểm tiếp xúc nhưng mỗi năm công ty vẫn trích ra một số ngân sách dành cho việcphát triển hệ thống điểm tiếp xúc nhằm mục đính phát triển thương hiệu như ngânsách dành cho quảng cáo, đào tạo nhân viên,
b) Nguồn nhân lực
Là một trong những thế mạnh của Best Way nguồn nhân lực tại công ty đượcduy trì khá ổn định, chuyên môn rất tốt đều là những người có kinh nghiệm lâu năm,điều này khiến thương hiệu công ty được cải thiện, bằng chứng là hợp đồng được kíkết và mối quan hệ với các đối tác được duy trì ổn định qua các năm Các nhân viênđều có phong cách làm việc chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, cởi mở, biết lắng nghe
và duy trì mối quan hệ với khách hàng, biết xử lí sự cố xảy ra một cách khéo léo, cẩntrọng luôn coi sự hài lòng của khách hàng là phương châm hoạt động, điều này gópphần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh trong tâm trí khách hàng tăng cườnghiệu quả điểm tiếp xúc thương hiệu
c) Nhận thức của ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo công ty vẫn chưa có sự quan tâm đúng mực về tầm quan trọngtrong việc xây dựng và phát triển hệ thống điểm tiếp xúc thương hiệu Công ty khôngmuốn cung cấp nhiều thông tin ra bên ngoài, sợ bị đánh cắp thông tin nên thườngthông qua nhân viên để chuyển giao các tài liệu nội bộ cho khách hàng Chính vì vậylàm cho điểm tiếp xúc qua nhân viên đạt hiệu quả và chất lượng rất tốt Nhưng một sốcác điểm tiếp xúc hiện tại của công ty vẫn mang tính chất đơn giản, chưa phát triểnđồng bộ các điểm tiếp xúc thương hiệu khác
Trang 222.2.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
a)Thị trường
Hiện nay Best Way đang hoạt động ở thị trường Hà Nội và ở thành phố Hồ ChíMinh Hai thị trường này được đánh giá là thị trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt do cóquá nhiều các đối thủ cạnh tranh lớn đang không ngừng từng ngày phát triển
Về việc lựa chọn khách hàng mục tiêu, ban đầu Best Way xác định khách hàngmục tiêu của mình các doanh nghiệp và tổ chức, các ban ngành đoàn thể Tập kháchhàng này đã mang lại hiệu quả khá cao do ít đối thủ cạnh tranh và vẫn còn ít doanhnghiệp sản xuất và có uy tín trên thị trường
Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây, mức độ cạnh tranh trên địa bàn Tp Hà Nội ngàycàng gay gắt do có nhiều doanh nghiệp mới gia nhập ngành cùng với đó là sự phát triểncủa các công cụ bán hàng online hữu hiệu như Website, email, Mạng xã hội, Diễn đàn,Quảng cáo, google, giúp tiếp cận khách hàng tốt hơn Thêm vào đó, nhu cầu củakhách hàng ngày càng phức tạp hơn, có nhiều cơ hội lựa chọn hơn đòi hỏi Công ty phải
có nghiên cứu sâu về nhu cầu và hành vi của khách hàng
Chính vì vậy, Công ty phải tăng cường hệ thống các điểm tiếp xúc thương hiệuhiện tại để không chỉ duy trì các khách hàng, đối tác trung thành với thương hiệu màcòn có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng mới, mở rộng thị phần, nâng cao doanhthu, lợi nhuận
b) Môi trường công nghệ
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay giúp ích rất nhiều trong việcquản lý vận hành doanh nghiệp Công nghệ phát triển kèm theo đó là sự phát triểnmạnh mẽ của máy móc , quy trình sản xuất, công nghệ thông tin Điều này tạo điềukiện thuận lợi cho công ty Công ty TNHH Con Đường Tốt Nhất phát triển thương hiệuthông qua việc tạo dựng các điểm tiếp xúc bằng việc thiết lập website, quảng bá sảnphẩm qua các trang mạng như facebook, zalo, google,
c) Đối thủ cạnh tranh
Một nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến điểm tiếp xúc mà công ty không thể nào
bỏ qua đó chính là đối thủ cạnh tranh Hiện nay trên thị trường về ngành quà tặng , đốithủ cạnh tranh của công ty Best Way có thể kể đến đó là:
• Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Theo thống kê tại http://trangvangvietnam.com/ , hiện nay có trên 100 công tycung cấp các sản phẩm quà tặng tại Hà Nội Có thể kể đến các đối thủ cạnh tranh trực