Đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng” đã tập hợp, khái quát một số vấn đề lí luận cơ bản về thương hiệu và điểm
Trang 1TÓM LƯỢC
Ngày nay, thế giới tràn ngập vô số các loại hàng hóa dịch vụ, các sản phẩm hànghóa tương đối giống nhau Trong khi người tiêu dùng lại có quá ít thời gian để lựa chọnsản phẩm, dịch vụ Họ sẽ dựa vào thói quen tiêu dùng, sở thích, sự tin tưởng đối vớithương hiệu để mua sản phẩm Vậy thương hiệu sản phẩm không đơn thuần chỉ là dấuhiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trênthị trường; mà còn là hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp trong tâm tríkhách hàng
Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là một tài sản vô giá Để tạo ra một thươnghiệu mạnh, có ấn tượng tốt trong tâm trí khách hàng, thì công việc đầu tiên là phát triểnđiểm tiếp xúc thương hiệu Điểm tiếp xúc thương hiệu có vai trò quan trọng, được sửdụng để làm khách hàng biết đến thương hiệu, nâng cao giá trị thương hiệu doanhnghiệp
Đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng” đã tập hợp, khái quát một số vấn đề lí luận cơ bản
về thương hiệu và điểm tiếp xúc thương hiệu Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thựctrạng tại công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng, từ đó đề xuất một số giải pháp đểgiúp hoàn thiện hơn điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty
1
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp là một sản phẩm được đúc kết trong suốt quá trình mà emhọc tập lý thuyết tại trường và đi thực tập tại công ty TNHH thiết bị máy Tuấn Dũng.Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận, bên cạnh sự nỗ lực và cốgắng của bản thân, em còn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, giảng giải tường tận củaThs Lê Thị Duyên
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy cô trường đại học Thương Mại
đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm vừa qua, đặc biệt là các thầy cô trongkhoa Marketing, khoa Quản Trị Thương hiệu Em xin chân thành cảm ơn Ths Lê ThịDuyên đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này
Cám ơn ban lãnh đạo công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng đã tạo mọi điềukiện thuận lợi để em thực tập tại công ty và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.Cám ơn các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh đã cung cấp cho em các tài liệu đểhoàn thành khóa luận này
Mặc dù, em đã cố gắng hết sức để hoàn thành khóa luận, song cũng không tránhkhỏi những sai sót Em rất mong nhận được những lời đánh giá, nhận xét, góp ý củathầy cô để khóa luận của em được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1
3 Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài 2
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 3
7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU 5
1.1 Khái quát về điểm tiếp xúc thương hiệu 5
1.1.1 Khái quát về thương hiệu 5
1.1.2 Khái niệm điểm tiếp xúc thương hiệu 6
1.2 Phân định nội dung về điểm tiếp xúc thương hiệu 7
1.2.1 Phân loại các điểm tiếp xúc thương hiệu 7
1.2.2 Vai trò của điểm tiếp xúc thương hiệu 9
1.2.3 Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu 10
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới điểm tiếp xúc thương hiệu 10
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài 10
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN MẤY CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY TUẤN DŨNG 14
2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty và các yếu tố nội bộ của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng liên quan tới điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện máy 14
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 14
2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty 15
2.1.3 Tình hình các yếu tố nội bộ 16
2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện máy của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 16
3
Trang 42.2.1 Các yếu tố môi trường bên trong 16
2.2.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài 17
2.3 Kết quả phân tích thực trạng phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu cho sảm phẩm thiết bị điện máy của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 19
2.3.1 Kết quả phân tích dữ liệu thứ cấp 19
2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp 22
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện máy của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 28
2.4.1 Thành công đã đạt được 28
2.4.2 Hạn chế còn tồn tại 28
2.4.3 Nguyên nhân 29
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY CỦA CÔNG TY ĐIỆN MÁY TUẤN DŨNG 30
3.1 Dự báo triển vọng hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu choản phẩm thiết bị điện máy của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 30
3.1.1 Dự báo triển vọng của thị trường và các yếu tố môi trường 30
3.1.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 30
3.2 Các đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện máy của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 30
3.2.1 Tăng cường nhận thức nâng cao nhận thức về thương hiệu và điểm tiếp xúc thương hiệu cho toàn thể nhân viên, ban giám đốc 31
3.2.2 Xây dựng phát triển các điểm tiếp xúc chưa có; kết hợp các điểm tiếp xúc thương hiệu một các phù hợp để đạt được hiệu quả tối ưu 31
3.3 Các kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện máy của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 34
KẾT LUẬN 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lí tại công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 15
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng giai đoạn 2015 - 2017 15
Hình 2.1: website của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 19
Hình 2.2: Bao bì sản phẩm của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 20
Hình 2.3: Hình ảnh Logo của công ty 21
Hình 2.4: Hình ảnh tên thương hiệu của công ty 21
Biểu đồ 2.1: Khả năng nhận biết thương hiệu sản phẩm thiết bị điện máy 23
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của khách hàng về thái độ phục vụ của nhân viên 24
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của khách hàng về website của công ty 25
Biểu đồ 2.4: Đánh giá của khách hàng về bao bì sản phẩm 26
Biểu đồ 2.5: Mức độ đánh giá chung của khách hàng về các điểm tiếp xúc 27
5
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển Trong những năm gần đây,Việt Nam không ngừng hội nhập toàn cầu, kí kết các hiệp định kinh tế châu Á Thái BìnhDương; đã tạo được những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong nước, thu hút đượcnhiều vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó cũng tạo ra những sự cạnh tranh khốc liệtgiữa các thương hiệu hàng đầu, đẳng cấp quốc tế với các thương hiệu nhỏ, lẻ, khá yếucủa các doanh nghiệp nội địa Điều này khiến các doanh nghiệp trong nước dần nhận ratầm quan trọng của thương hiệu Ngày nay thương hiệu không còn là một khái niệm xa
lạ đối với người dân Việt Nam Thương hiệu đã trở thành một đề tài được dư luậnthường xuyên nhắc tới Một thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá trị của sản phẩm và dịch
vụ gia tăng, giúp khách hàng khẳng định được giá trị, đẳng cấp của họ với những ngườixung quanh Thương hiệu mạnh sẽ dễ làm cho khách hàng tin dùng, trung thành vớithương hiệu hơn Điều này đã được chính những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp khẳngđịnh Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là vấn đề đơn giản,đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam
Để có thể xây dựng một thương hiệu mạnh, có tầm ảnh hưởng lớn, và được ngườitiêu dùng tin tưởng sử dụng, thì doanh nghiệp đó phải có các điểm tiếp xúc phát triểnmạnh Điểm tiếp xúc thương hiệu giúp cho doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, giúp chokhách hàng nhận biết được thương hiệu sản phẩm Điểm tiếp xúc thương hiệu là cầu nốigiữa khách hàng, người tiêu dùng với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán buôn, thì yếu tố thương hiệu
là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp Doanhnghiệp muốn có thương hiệu tốt phải có điểm tiếp xúc thương hiệu tốt Công ty TNHHthiết bị điện máy Tuấn Dũng hoạt động trong lĩnh vực bán buôn thiết bị điện máy Đây
là thị trường đang phát triển trong những năm gần đây, với nhiều công ty lớn, đã khẳngđịnh được tên tuổi của mình trên thị trường
Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng tại công ty TNHH thiết bịđiện máy Tuấn Dũng, cùng với các kiến thức về quản trị thương hiệu em quyết định lựa
1
Trang 7chọn để tài khóa luận: “Hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, em đã tìm được một số tài liệu về thương
hiệu như cuốn sách “Thương hiệu với nhà quản lý” của PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
và Nguyễn Thành Trung xuất bản năm 2009 Cuốn sách đã cung cấp những kiến thứcnhất định về thương hiệu, xây dựng và quản trị thương hiệu, đưa ra các mô hình xâydựng thương hiệu thông qua việc phân tích các chiến lược xây dựng thương hiệu của cácdoanh nghiệp thành đạt
Bài giảng “Quản trị thương hiệu” của bộ môn Quản trị thương hiệu, trường Đại học Thương Mại năm 2013 Bài giảng “Quản trị thương hiệu” là tài liệu chính thống
dành cho sinh viên đang theo học tại trường Đại học Thương Mại Tài liệu đã cung cấpcác thông tin cơ bản nhất về thương hiệu, hệ thống nhận diện, điểm tiếp xúc thươnghiệu… một cách khái quát ngắn gọn hơn so với giáo trình Thương hiệu với nhà quản trị;giúp sinh viên có những hiểu biết nhất định về thương hiệu, điểm tiếp xúc thương hiệu
Bên cạnh đó, em cũng tìm hiểu, nghiên cứu một số đề tài luận văn của các anh chị
khóa trước về vấn đề hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu Khóa luận tốt nghiệp “ Giải pháp phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH một thành viên giấy Sài Gòn- Mỹ Xuân” của tác giả Lương Thị Huyền Trang, trường đại học Thương
Mại năm 2015: Khóa luận đưa ra những thông tin cơ bản về thương hiệu, điểm tiếp xúcthương hiệu;thực trạng các điểm tiếp xúc thương hiệu tại của công ty TNHH một thànhviên giấy Sài Gòn- Mỹ Xuân; một số đề xuất giúp phát triển điểm tiếp xúc thương hiệucủa công ty
Luận văn thạc sĩ “ Phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu của ngân hàng Vietcombank” của tác giả Nguyễn Thị Vân Quỳnh trường Đại học Thương Mại năm
2014 Luận văn thạc sĩ của tác giả đã khái quát lý thuyết về khái niệm thương hiệu, điểmtiếp xúc thương hiệu; một số vấn đề lý luận cơ bản của điểm tiếp xúc thương hiệu, phânloại các điểm tiếp xúc; thực trạng các điểm tiếp xúc thương hiệu tại ngân hàng nóichung, tại Vietcombank nói riêng; các đề xuất để hoàn thiện điểm tiếp xúc cho ngânhàng
2
Trang 8Khóa luận “Hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty Cổ phần nội thất Otopro” của tác giả Trịnh Thị Lan, trường Đại học Thương Mại năm 2017: Đề tài
đã phân tích rõ các vai trò của thương hiệu đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp vànền kinh tế; phân loại các điểm tiếp xúc thương hiệu; thực trạng phát triển các điểm tiếpxúc thương hiệu của công ty Cổ phần nội thất Otopro, đề ra một số giải pháp phươnghướng phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty Cổ phần nội thất Otopro
3 Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài
Điểm tiếp xúc thương hiệu là gì? Các loại điểm tiếp xúc thương hiệu?
Công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng đã triển khai các điểm tiếp xúcthương hiệu nào cho sản phẩm thiết bị điện máy ?
Những giải pháp để hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm của công
ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Phân tích thực trạng điểm tiếp xúc thương hiệu củacông ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng Từ đó phân tích điểm đạt được và chưa đạtđược, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩmthiết bị điện máy của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lí luận cơ bản về thương hiệu và điểm tiếp xúc
thương hiệu
Thứ hai, phân tích thực trạng các điểm tiếp xúc thương hiệu tại công ty TNHH
thiết bị điện máy Tuấn Dũng
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu của
công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
3
Trang 95 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện điểm tiếpxúc thương hiệu của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Các hoạt động kinh doanh; Nghiên cứu, phân tích thực trạng về các
điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty tại Hà Nội
Về thời gian: tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm gần đây: 2015 – 2017
Nội dung: Phân tích thực trạng điểm tiếp xúc thương hiệu; đề ra phương hướng,
giải pháp nhằm hoàn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHH thiết bịđiện máy Tuấn Dũng
6 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.1 phương pháp thu thập dữ liệu
a Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp
Bên trong doanh nghiệp: các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công tyTNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng qua các năm 2015, 2016, 2017, được cung cấp khi
đi thực tập Các thông tin đăng tải trên website của công ty
Bên ngoài doanh nghiệp: bao gồm các tài liệu về quản trị thương hiệu chủ yếu thuthập được qua sách, các website tìm kiếm dữ liệu
b Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp khảo sát khách hàng:
4
Trang 10Nội dung phỏng vấn: Khảo sát về điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty TNHHthiết bị điện máy Tuấn Dũng
Cách thức điều tra: Phát phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng của công
ty trên địa bàn Hà Nội Phát ra 53 phiếu, thu về 50/53 phiếu hợp lệ
Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng của công ty TNHH thiết bị điện máy TuấnDũng
Phương pháp quan sát:
Thực hiện quan sát các hoạt động, công việc thường ngày của các nhân viên trongphòng; hành vi ứng xử của nhân viên với nhau và với khách hàng khi đến làm việc tạicông ty; tác phong, thái độ làm việc của nhân viên giao hàng Quan sát không gian làmviệc của nhân viên, văn phòng giám đốc
Từ đó, ghi nhận những thông tin cần thiết, phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:
Phỏng vấn trực tiếp giám đốc công ty là ông Mai Văn Trường
6.2 Phương pháp xử lí dữ liệu
Phương pháp thống kê: Các dữ liệu sau khi thu thập về được tổng hợp, xử lý và
phân tích dựa trên phần mềm Excel, World 2013
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực trạng điểm tiếp xúc thương hiệu
của công ty TNHH điện máy Tuấn Dũng sau đó đưa ra nhận định về thành công, hạnchế và nguyên nhân
Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu, ấp dụng lý thuyết cho thực tiễn để đưa
ra các giải pháp hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu cho công ty TNHH thiết bị điệnmáy Tuấn Dũng
5
Trang 117 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu; luận án được bố cục theo 3chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về điểm tiếp xúc thương hiệu
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng về điểm tiếp xúc thương hiệu tại công
ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện điểm tiếp xúc thương hiệu cho công
ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
6
Trang 12CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐIỂM TIẾP XÚC
THƯƠNG HIỆU
1.1 Khái quát về điểm tiếp xúc thương hiệu
1.1.1 Khái quát về thương hiệu
a Khái niệm thương hiệu
Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rất rộng rãi ở Việt Nam Tuynhiên, vẫn có nhiều cách giải thích khác nhau cho thuật ngữ này
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên,
một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trênnhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm haydịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với cácđối thủ cạnh tranh”
Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu
hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch
vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức Đối vớidoanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ vớidấu hiệu của doanh nghiệpgắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chấtlượng và xuất xứ Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanhnghiệplớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệpchiếm một phần đáng kể trong tổng giátrị của doanh nghiệp”
Theo tác giả Philip Kotler trong cuốn sách “Marketing Management”: Thươnghiệu là một cái tên, một thuật ngữ, một ký hiệu, một biểu tượng hoặc một bản thiết kếđộc đáo, hoặc là sự kết hợp có ý định để xác định các hàng hóa, dịch vụ của người bánhoặc nhóm người bán để phân biệt và cạnh tranh với đối thủ
“ Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt hàng hóa dịch vụcủa doanh nghiệp này với hàng hóa dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hìnhtượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm tríkhách hàng và người tiêu dùng
Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, biểu tượng, sự thể hiện màu sắc âmthanh, hoặc sự kết hợp các yêu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt nổi trội củakiểu dáng, bao bì.”[2 tr 24, 25]
b Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Thương hiệu như một lời cam kết giữ doanh nghiệp và khách hàng Khi người tiêudùng đã lựa chọn sản phẩm thì họ đã gửi niềm tin vào thương hiệu đó.Thương hiệu tạo
Trang 13dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách hàng Đa phần người tiêudùng lựa chọn sản phẩm theo thói quen và theo cảm nhận của chính mình Khi thươnghiệu mới xuất hiện, cần phải trải qua sự nỗ lực của doanh nghiệp thì thương hiệu đó mớiđược khách hàng công nhận, ghi nhớ và đạt được giá trị thương hiệu
Thương hiệu mang lại lợi ích cho doanh nghiệp Thương hiệu giúp doanh nghiệptiếp cận thị trường mới nhanh hơn, dễ dàng hơn
Thương hiệu tạo sự khác biệt trong quá trình phát triển sản phẩm.Thương hiệunhằm phân đoạn thị trường: thông qua việc tạo ra những thương hiệu cá biệt, doanhnghiệp đã thu hút từng tập khách hàng khác nhau Các dòng sản phẩm khác nhau sẽ cónhững định vị thương hiệu khác nhau, vì vậy chiến lược phát triển sản phẩm cho từngdòng sẽ có sự khác biệt Nhờ sự khác biệt này cá tính thương hiệu dần được hình thành
và định hình rõ nét hơn nên doanh nghiệp cần xây dựng các chiến lược phù hợp để pháttriển sản phẩm cũng như thương hiệu sản phẩm để nhận dạng những sự khác biệt đó.Thương hiệu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều vốn đầu tư: một thương hiệumạnh, nổi tiếng không chỉ tạo ra lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bánhàng và cung cấp dịch vụ mà còn dễ dàng thu hút vốn đầu tư, gia tăng mối quan hệ bạnhàng
Thương hiệu là tài sản vô hình rất có giá trị của doanh nghiệp: giá trị của thươnghiệu được định giá cao hơn rất nhiều so với giá trị thực, vì thương hiệu là thành quả màdoanh nghiệp đã tạo dựng trong suột cả quá trình hoạt động của mình Thương hiệu làtổng hợp các yếu tố, thành quả mà doanh nghiệp đã xây dựng trong nhiều năm bằng sự
nỗ lực, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng Tài sản đó có thể đưa lại nguồn lợinhuận rất lớn nếu như doanh nghiệp biết khai thác hết vai trò của nó Một thương hiệunổi tiếng giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường một cách sâu rộng hơn, bán hàng hóavới giá cao hơn và giúp gia tăng giá trị tài sản thương hiệu
1.1.2 Khái niệm điểm tiếp xúc thương hiệu
“Điểm tiếp xúc thương hiệu là những điểm mà tại đó khách hàng, công chúng cóthể tiếp xúc được với thương hiệu”[1 tr 41]
Thuật ngữ điểm tiếp xúc thương hiệu được tác giả DA.Aaker nêu ra trong cuốnBuilding Strong Brand: Điểm tiếp xúc là những điểm tương tác của thương hiệu vớikhách hàng Đây là những điểm khách hàng có thể tiếp nhận các thông điệp từ thươnghiệu và doanh nghiệp, tương tác với sản phẩm, thương hiệu và doanh nghiệp
Các điểm tiếp xúc thương hiệu là các giao điểm mà tại đó vật phẩm truyền tải hìnhảnh thương hiệu qua các giác quan nhằm thực hiện đối thoại, tương tác với khách hàng.Hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp phải thông qua các điểm trung gian kết nối này
để đến với khách hàng
Trang 141.2 Phân định nội dung về điểm tiếp xúc thương hiệu
1.2.1 Phân loại các điểm tiếp xúc thương hiệu.
a Điểm tiếp xúc qua quảng cáo
“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đíchsinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừtin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”[1 khoản 1 điều 2]
Quảng cáo là giai đoạn tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với thương hiệu, thu hút
sự chú ý của khách hàng Vì vậy, các hình ảnh, âm nhạc sử dụng để quảng cáo phải phùhợp với sản phẩm thương hiệu, như vậy mới để lại được ấn tượng tốt trong lòng kháchhàng
Mục đích của quảng cáo: là tạo ra nhận thức về thương hiệu, đặc biệt là mộtthương hiệu mới trong tâm trí khách hàng
b Điểm tiếp xúc qua quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (PR) được hiểu là việc thực hiện các công việc, chiến lược cụthể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiệntại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông nhằm định hình, khẳng định tên tuổi,thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.Hơn thế nữa PR còn là một trong những công cụ hỗ trợ bán hàng hữu hiệu đối vớitất cả các doanh nghiệp, tổ chức Những doanh nghiệp muốn tạo ra một tầm ảnh hưởngnhất định của mình đối với những đối tượng nhất định Tuỳ vào mục đích của doanhnghiệp và đối tượng mà doanh nghiệp muốn tác động, các doanh nghiệp sẽ có nhữngcách thức và hình thức tiếp cận khác nhau: có thể tích cực tham gia vào các hoạt động
xã hội như các hoạt động từ thiện, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhằm tạo ra hình ảnhmột tổ có trách nhiệm với cộng đồng; hoặc cũng có thể tham gia dưới hình thức một nhàtài trợ luôn thấy xuất hiện hình ảnh trong các chương trình có quy mô lớn như các cuộcthi hoa hậu, các hội chợ triển lãm tầm cỡ
Tất cả những hình thức đó nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp, nổi bất và rộng khắp vềdoanh nghiệp với mong muốn thông qua những hình ảnh đó, khách hàng, công chúng sẽbiết đến thương hiệu, doanh nghiệp
PR là hoạt động hai chiều, có tính khách quan cao, có sự tương tác cao giữa kháchhàng và doanh nghiệp; giúp công ty truyền tải thông tin về sản phẩm, thương hiệu,doanh nghiệp nhiều hơn so với quảng cáo
c Điểm tiếp xúc qua điểm bán
Trang 15Điểm bán là nơi thương hiệu của doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.Tại các điểm bán khách hàng có thể tiếp xúc với thương hiệu thông qua nhân viên bánhàng, bảng hiệu, hình ảnh cửa hàng,… Tại các điểm bán, doanh nghiệp có thể truyền tảithông tin về sản phẩm, về thương hiệu qua rất nhiều cách khách nhau.
Cách bố trí sản phẩm và trưng bày tại điểm bán là vô cùng quan trọng Bất kì mộtđiểm bán nào được bố trí gọn gàng, dễ nhìn, sản phẩm trưng bày dễ tìm dễ lấy đều dễgây được sự chú ý, dễ lấy được sự hài lòng của khách hàng
d Điểm tiếp xúc qua nhân viên
Nhân viên bán hàng là những người đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.Thái độ của nhân viên trong quá trình chào hàng và bán hàng góp một phần rất lớn vàoviệc tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp Những nhân viên không đượcđào tạo tốt sẽ phá hỏng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng rất nhanh
Đối với các thương hiệu được xây dựng trên chất lượng dịch vụ khách hàng thìnhân viên phải kiên nhẫn, biết lắng nghe và thỏa mãn các đáp ứng của khách hàng mộtcách phù hợp Tránh các trường hợp cãi nhau, gây gổ… làm mất hình tượng uy tín củacông ty
Doanh nghiệp sử dụng đội ngũ nhân viên để quảng bá thông tin sản phẩm, thươnghiệu của doanh nghiệp đến khách hàng công chúng Hình ảnh thương hiệu của công ty
sẽ được khách hàng cảm nhận thông qua nhân viên Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý đầu
tư cho việc đào tạo nhân viên phù hợp
e Điểm tiếp xúc qua bao bì
Bao bì sản phẩm là một yếu tố không thể thiếu đối với mỗi sản phẩm cũng nhưdoanh nghiệp sản xuất
Bao bì là phương pháp chủ yếu để quảng cáo và nhận diện sản phẩm Bao bì đóngvai trò như một tấm danh thiếp của sản phẩm, thu hút khách hàng và tác động đến quyếtđịnh mua hàng của sản phẩm Bao bì giúp tăng giá trị của sản phẩm Thậm chí, nhiềukhách hàng sẽ nhận diện bao bì của sản phẩm nhanh hơn nhận diện thương hiệu doanhnghiệp
f Điểm tiếp xúc qua Website
Điểm tiếp xúc bằng website là điểm tiếp xúc dựa trên tương tác giữa khách hàng
và mạng Internet Khách hàng có thể tiếp cận, tìm kiếm thêm nhiều thông tin về sảnphẩm, doanh nghiệp thông qua website mà doanh nghiệp cung cấp
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, đã giúp cho khách hàngtìm kiếm được nhiều thông tin hơn, nhanh chóng hơn về sản phẩm cũng như doanhnghiệp tại các website mà công ty cung cấp
Trang 16g Điểm tiếp xúc qua hệ thống kênh
Hệ thống kênh của doanh nghiệp là hệ thống kênh phân phối sản phẩm đến tayngười tiêu dùng Hệ thống kênh đơn giản hay phức tạp là tùy thuộc vào quy mô doanhnghiệp
Hệ thống kênh tạo mối liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng,khách hàng Sản phẩm của doanh nghiệp được gửi đến khách hàng có đúng yêu cầu chấtlượng số lượng, thời gian, địa điểm hay không cũng có tác động đến hình ảnh thươnghiệu trong tâm trí khách hàng Chỉ một lần sai số lượng, chất lượng,… khách hàng sẽmất thiện cảm với doanh nghiệp, và có thể sẽ không tiếp tục mua hàng nữa
Ngày nay, giao thông phát triển, việc di chuyển hàng hóa cần được đẩy nhanh hơn
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
i Điểm tiếp xúc qua ấn phẩm công ty
Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn tới việc phát hành các ấnphẩm của công ty, không chỉ là phát hành ấn phẩm trong nội bộ mà còn có thể quảng bátrong doanh nghiệp khác
Ấn phẩm có thể là bút viết, túi xách có in logo, thương hiệu công ty, Ấn phẩmcũng có thể là các tạp chí in định kì, catalog phát hành trong nội bộ, hoặc lưu thông bênngoài, giúp giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp đến với các đối tác, bạnhàng, công chúng
1.2.2 Vai trò của điểm tiếp xúc thương hiệu
Điểm tiếp xúc thương hiệu được sử dụng để làm khách hàng biết đến thương hiệu,nâng cao giá trị thương hiệu doanh nghiệp
Điểm tiếp xúc thương hiệu tốt mang tính thuyết phục và hấp dẫn cao hơn, nó giớithiệu một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt, dễ nhận biết đối với kháchhàng
Thuận lợi hơn cho lực lượng bán hàng: Mọi hoạt động quảng cáo, quan hệ côngchúng,… đều nhằm mục đích thúc đẩy cho việc bán hàng tốt hơn Các điểm tiếp xúcthương hiệu mang thông tin sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp đến với công chúng,khách hàng; giúp cho khách hàng biết đến sản phẩm, thương hiệu nhiều hơn Như vậy,khách hàng đã ít nhiều biết đến các thông tin về sản phẩm thương hiệu, đội ngũ bánhàng sẽ thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc giới thiệu, tư vấn sản phẩm cho khách hàng
Dễ dàng hơn trong việc xây dựng tài sản thương hiệu: Mục tiêu của các công ty làtạo ra lợi nhuận, danh tiếng thương hiệu Đặc biệt thương hiệu là một trong những tàisản có giá trị nhất của doanh nghiệp Sự thành công của một thương hiệu phụ thuộc rấtlớn vào việc xây dựng nhận thức công đồng Các điểm tiếp xúc thương hiệu tốt sẽ giúp
Trang 17tạo ra giá trị tài sản thương hiệu cao hơn, giúp cho thương hiệu phát triển mạnh và bềnvưỡng hơn.
Phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mởrộng giao diện tiếp xúc với khách hàng, kiến thức về thương hiệu của khách hàng tănglên gián tiếp giúp doanh nghiệp tự bảo vệ thương hiệu của mình Thông qua các điểmtiếp xúc, người tiêu dùng sẽ ghi nhớ những đặc điểm riêng biệt của thương hiệu doanhnghiệp Nếu trên thị trường xuất hiện những thương hiệu giả, nhái, người tiêu dùng cóthể phân biệt thương hiệu nào là thật, thương hiệu nào là giả, và báo cáo những vụ việcxâm hại hình ảnh thương hiệu với doanh nghiệp cũng như công chúng
1.2.3 Đồng bộ hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu
Một thương hiệu có thể có nhiều hoặc ít điểm tiếp xúc thương hiệu, tùy thuộc vàođịnh hướng và đặc điểm của nhóm sản phẩm được cung ứng ra thị trường cũng như bốicảnh cạnh tranh Tập hợp các điểm tiếp xúc thương hiệu sẽ tạo thành giao diện tiếp xúccủa thương hiệu Một thương hiệu có giao diện tiếp xúc rộng, đồng nghĩa với việcthương hiệu đó có khả năng nhận biết cao Vì vậy, các công ty thường cố gắng gia tăngnhiều hơn các điểm tiếp xúc thương hiệu
Đồng bộ hóa điểm tiếp xúc thương hiệu là đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ tạitất cả các điểm mà khách hàng có thể tiếp xúc với thương hiệu Như vậy, các doanhnghiệp không nhất thiết phải phát triển nhiều điểm tiếp xúc, để tránh sự không thốngnhất giữa các điểm tiếp xúc Công ty có thể xác định những điểm tiếp xúc quan trọng và
có những sự ưu tiên nhất định cho chúng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới điểm tiếp xúc thương hiệu
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài
a Sự phát triển của nền kinh tế
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng hiểu biết vàquan tâm hơn tới thương hiệu Họ xây dựng, phát triển thương hiệu ngày một mạnh hơnbằng cách hoàn thiện, phát triển mạnh hơn các điểm tiếp xúc thương hiệu
Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các diểm tiếp xúc thương hiệu được đầu
tư mạnh hơn, có chiến lược hơn, phát triển mạnh hơn Ngược lại, các nước đang pháttriển, dù doanh nghiệp đã có ý thức hơn về phát triển điểm tiếp xúc, nhưng điều kiện tàichính chưa cho phép Vì vậy, lập kế hoạch triển khai phát triển điểm tiếp xúc tương hiệucòn nhiều khó khăn
Việt Nam là quốc gia đang phát triển Đối với các công ty lớn, có vốn đầu tư nướcngoài thì đã có những bước xây dựng và phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu Đốivới các công ty vừa và nhỏ, thì chưa đủ nguồn lực về tài chính nhân sự nên chỉ mới pháttriển 1, 2 điểm tiếp xúc như: hệ thống nhận diện, hay quảng cáo …
Trang 18Nền kinh tế Việt Nam đang gặp khủng hoảng trong những năm gần đây Dẫn đếnviệc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân nhắc đến các hoạt động phát triểnđiểm tiếp xúc thương hiệu: phát triển điểm bán, các hoạt đông quảng cáo, quan hệ côngchúng, đào tạo nhân viên… khi mà ngân sách không đủ để chi trả.
Khi mà thu nhập, mức sống của người dân ngày càng tăng cao, thì nhu cầu của họngày phong phú và đa dạng hơn Họ có yêu cầu cao hơn về chất lượng và giá trị gia tăng
mà sản phẩm mang lại Các giá trị gia tăng là hiệu quả kinh tế được tạo ra từ các điểmtiếp xúc thương hiệu mà doanh nghiệp sử dụng
b Văn hóa xã hội
Văn hóa lối sống cũng có ảnh hưởng tới các điểm tiếp xúc thương hiệu Bởi cónhững logo, giai điệu,… không phù hợp với lối sống, văn hóa của người địa phương sẽgây phản cảm đối với khách hàng Mỗi đất nước, vùng miền, địa phương lại có nhữngphong tục tập quán, những điều cấm kị khác nhau Vậy nên, các doanh nghiệp khi xâmnhập vào thị trường mới cần phải biết, nắm rõ điều này để tránh những rủi ro đáng tiếc
và dễ được công chúng chấp nhận hơn
Hiện nay, văn hóa của Việt Nam đã trở nên phong phú hơn Điều này tạo sự thuậnlợi cho các doanh nghiệp phát triển các điểm tiếp xúc của mình Lối sống nhanh, nhịpsống trẻ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đồ ăn nhanh, các thiết bị máymóc giúp con người làm việc năng suất hơn, tốn ít thời gian và sức lao động hơn
c Chính trị, pháp luật
Mỗi quốc gia đều có luật lệ riêng Mà hệ thống pháp luật lại ảnh hưởng trực tiếptới việc lựa chon và phát triển các điểm tiếp xúc của doanh nghiệp Khi pháp luật đưa racác điều cấm đối với mặt hàng kinh doanh nào đó thì mặt hàng đó sẽ rất khó chào hàng
Ví dụ, pháp luật Việt Nam cấm quảng cáo thuốc lá, rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trởlên, sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinhdưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo …
Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị ổn định Điều này tạo nhiều thuậnlợi để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư, phát triển tại ViệtNam Các doanh nghiệp nước ngoài mới sẽ xây dựng phát triển các điểm tiếp xúc theonhiều cách khác nhau Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm nhiều bài học kinhnghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó giúp phát triển và hoàn thiện hơn cácđiểm tiếp xúc của doanh nghiệp mình
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhận thức của ban lãnh đạo.
Thương hiệu là yếu tố đẩm bảo cho sự phát triển bền vũng của mỗi doanh nghiệp.Muốn có hình ảnh thương hiệu tích cực trong tâm trí khách hàng, doanh nghiệp cần phải
Trang 19có chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc thương hiệu Để thànhcông trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, nhận thức của ban lãnh đạo có vaitrò quan trọng.
Ban lãnh đạo là người sẽ đưa ra, xây dựng các chiến lược, kế hoạch để phát triểnthương hiệu; nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp cũng như khả năng củadoanh nghiệp mình, ban lãnh đạo sẽ có sự phân bổ các nguồn lực: tài chính, nguồn lực,
cơ sở vật chất, lựa chọn các điểm tiếp xúc phù hợp
Doanh nghiệp phải có nguồn tài chính thì mới có thể đầu tư vào các điểm tiếp xúcthương hiệu: quảng cáo, quan hệ công chúng, mở rộng kênh phân phối, bày trí điểm bánhàng, đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi chuyên nghiệp, nâng cấp website
Phân bổ nguồn tài chính sao cho phù hợp luôn là vấn đề khó trong mỗi doanhnghiệp Khi doanh nghiệp có nguồn tài chính trong tay thì phải tính toán đầu tư sao chophù hợp Đầu tư bao nhiêu từng điểm tiếp xúc: quảng cáo bao nhiêu, đào tạo nhân viênbao nhiêu trong từng giai đoạn khác nhau, thị trường khác nhau cũng phải tính toán để
Hơn nữa, bản thân mỗi nhân viên cũng sẽ là một khách hàng trung thành củadoanh nghiệp Khi cần sử dụng đến sản phẩm, họ sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm của doanhnghiệp mình
Nhân viên bán hàng là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng Những hành
vi, lời nói, cử chỉ của mỗi nhân viên bán hàng đều có những ảnh hưởng nhất định đếnthương hiệu, danh tiếng, hình ảnh của công ty trong tâm trí khách hàng Vì vậy nhữngngười bán hàng phải có kiến thức về sản phẩm, nhận thức rõ mình cần nói gì, làm gì
Trang 20Đối với thương hiệu được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ khách hàng nhưngân hàng… thì nhân viên phải học cách kiên nhẫn, lắng nghe ý kiến khách hàng đểthỏa mãn cho phù hợp, tránh được trường hợp khách hàng yêu cầu một kiểu, nhân viênlàm một kiểu.
Nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh thương hiệu củadoanh nghiệp Vì vậy doanh nghiệp cần phải đầu tư đào tạo phù hợp với từng nhóm đốitượng nhân viên
Trang 21CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN MẤY CỦA CÔNG TY
TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY TUẤN DŨNG
2.1 Đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của công ty và các yếu tố nội bộ của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng liên quan tới điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện máy
2.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng.
Công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng được thành lập theo quyết định của
Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội Đăng ký lần đầu vào ngày 03/04/2013, đăng
ký thay đổi lần thứ 3 vào ngày 14/12/2015
Tên công ty: Công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
Tên giao dịch: TUAN DUNG ELECTRIC EQUIPMENT COMPANY LIMITED.Tên công ty viết tắt: TUAN DUNG ELECTRIC EQUIPMENT CO, LTD
Địa chỉ trụ sở chính: Số 9, ngách 41, ngõ 207, phố Bùi Xương Trạch, phườngKhương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Mã số thuế: 0106141956
Điện thoại: 0906.232.322
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng
Công ty bắt đầu hoạt động ngày: 02/04/2013
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác (Chính)
Sửa chữa máy móc, thiết bị
Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp
Lĩnh vực : bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Mặc dù là một doanh nghiệp mới được hình thành hơn 5 năm nhưng công tyTNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trênthương trường, trở thành một công ty tin cậy chuyên cung cấp các sản phẩm như: máynén khí, thiết bị công nghiệp, đầu phun xịt,… và một số máy móc, linh kiện thay thếkhác
Tổ chức quản lí của công ty trong bất cứ doanh nghiệp nào là cũng cần thiết, nóđảm bảo cho quá trình hoạt động, giám sát chặt chẽ tình hình kinh doanh của công ty
Để thực hiện tốt chức năng quản lí, công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng đã tổ chứcmột bộ máy nhỏ , gọn, nhẹ để phù hợp với tình hình hoạt động và quy mô của công ty
Sơ đồ về bộ máy quản lí:
Trang 22Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lí tại công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng.
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
2.1.2 Tổng quan tình hình kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn
Dũng giai đoạn 2015 - 2017
(Đơn vị tiền: VND)
Doanh thu thuần về
Lợi nhuận sau thuế
Năm 2016, Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng gần gấp đôi
so với năm trước, (năm 2015 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 2,3
tỷ VND, đến năm 2016 là hơn 4 tỷ VND) cho thấy công ty đang từng bước pháttriển Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế vẫn âm nhiều, lợi nhuận sau thuế năm 2016 âmđến 305.703.701 VND
GIÁM ĐỐC
PHÒNG NGHIÊN CỨU
VÀ PHÁT TRIỂN PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
Trang 232.1.3 Tình hình các yếu tố nội bộ
Nhận thức của lãnh đạo
Nhận thức của lãnh đạo công ty là rất quan trọng Trả lời phỏng vấn, giám đốccông ty Mai Xuân Trường đã có những nhận thức đúng đắn về việc quản trị thươnghiệu, phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu của công ty Đất nước đang hội nhập mở ra cơhội và cũng nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước Đứng trước các đối thủ
có thương hiệu hàng trăm năm, các doanh nghiệp Việt Nam đều phải nép vế Các công
ty Việt Nam đều là vừa và nhỏ, đều ý thức được thương hiệu là quan trọng nhưng nguồnlực tài chính chưa cho phép nên nhiều công ty họ không làm Giám đốc công ty khẳngđịnh: “Dù chỉ là cái tên để cho người ta gọi hoặc thái độ lễ phép, hay giúp đỡ, nụ cườitươi của nhân viên giao hàng cũng có thể khiến khách hàng nhớ tới công ty mình là gì;đâu cần gì cao sang, nhỏ làm nhỏ, lớn làm lớn”
Nguồn tài chính:
Công ty có vốn điều lệ là 6 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanhnghiệp hằng năm (2015- 2017) đều âm; điều này gây khó khăn cho việc đầu tư vào cácđiểm tiếp xúc thương hiệu Hiện nay, công ty mới đầu tư một khoản nhỏ, chiếm khoang1% - 2% doanh thu thuần cho phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu, nhưng vẫn chưađạt được hiệu quả tối ưu
Công ty cần có kế hoạch đầu tư cho các điểm tiếp xúc sao cho phù hợp, nên đầu tưvào điểm tiếp xúc nào, bao nhiêu
Nguồn nhân lực
Tính đến thời điểm tháng 12/2017 công ty có khoảng 20 nhân viên Trình độ tốtnghiệp trung học phổ thông trở lên Trong đó có khoảng 75% là tốt nghiệp các trườngđại học, cao đẳng; 25% là tốt nghiệp cá trường trung cấp dạy nghề
Công ty chỉ có 3 phòng: kế toán, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển; đa số mỗinhân viên đều kiêm 2 nhiệm vụ, nên số người có chuyên môn cao là ít
2.2 Phân tích tác động của các yếu tố môi trường đến hoạt động phát triển điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện máy của công ty TNHH thiết
bị điện máy Tuấn Dũng
2.2.1 Các yếu tố môi trường bên trong
Nhận thức ban lãnh đạo
Giám đốc công ty, ông Mai Xuân trường từng nói: “Dù chỉ là cái tên để cho người
ta gọi hoặc thái độ lễ phép, hay giúp đỡ, nụ cười tươi của nhân viên giao hàng cũng cóthể khiến khách hàng nhớ tới công ty mình là gì; đâu cần gì cao sang, nhỏ làm nhỏ, lớnlàm lớn”
Trang 24Nhận thức được tầm quan trọng của điểm tiếp xúc thương hiệu, nên dù là một công
ty mới thành lập cách đây không lâu; nguồn tài chính, nguồn nhân lực chưa cho phépnhưng công ty vẫn làm điểm tiếp xúc thương hiệu Công ty đã lập website công ty, vớigiao diện đơn giản, dễ nhìn, gọn gàng, dễ tìm kiếm Công ty cũng đã đầu tư vào đào tạonhân viên Do thuộc ngành hàng bán buôn nên số lượng sản phẩm thiết bị điện máy củacông ty là số lượng lớn, công ty tổ chức đào tạo về sản phẩm cho nhân viên mỗi tháng 1lần Nhân viên giao hàng cũng được công ty chú trọng đào tạo Nhân viên giao hàng sẽtham gia khóa học giao tiếp định kì của công ty
Do quy mô công ty còn nhỏ nên một số điểm tiếp xúc như quảng cáo, PR… công
ty chưa làm
Nguồn tài chính
Nguồn tài chính có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động xây dựng và phát triểnđiểm tiếp xúc của công ty Công ty có vốn không lớn, nên việc phân bổ cho việc xâydựng điểm tiếp xúc bao nhiêu, sao cho phù hợp là rất quan trọng Công ty phân bổnguồn tài chính phân cho điểm tiếp chủ yếu cho xây dựng duy trì hoạt động website, đàotạo nhân lực
Công ty đầu tư nhiều cho website, thiết kế website đơn giản nên chi phí không quálớn Nhưng việc duy trì cập nhập thông tin trên website tốn khá nhiều chi phí mỗi nămchiếm khoảng 50% tổng chi phí công ty đầu tư cho phát triển các điểm tiếp xúc thươnghiệu
Nguồn nhân lực
Phân bổ nguồn lực như thế nào cũng rất quan trọng Công ty có khoảng 20 ngườilàm các việc kế toán, kinh doanh, giao hàng, nghiên cứu,… cần có sự phân công nhiệm
vụ phù hợp cho từng đối tượng
Năng lực của mỗi nhân viên là khác nhau, nên sẽ có những buổi đào tạo khácnhau Điều này đảm bảo cho việc tạo thái độ làm việc chuẩn mực, nhưng không quácứng nhắc, rập khuôn Đặc biệt là các anh chị nhân viên giao hàng, họ luôn nở nụ cười,sẵn sàng giúp đỡ khách hàng, giải thích những chỗ khách hàng xem chưa hiểu… Nhânviên là điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thể hiện hình ảnh của công ty, vậy nêncông ty cũng rất chú trọng đào tạo nguồn nhân lực Hằng tháng, công ty sẽ đầu tư 1 buổiđào tạo về sản phẩm, giao tiếp với khách hàng
2.2.2 Các yếu tố môi trường bên ngoài
Sự phát triển của nền kinh tế.
Việt Nam đang công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, rất cần các sản phẩm côngnghệ, giúp con người làm việc nhanh hơn, đỡ tốn sức hơn mà hiệu quả, năng suất làmviệc cao hơn