Trong điều kiệncạnh tranh gay gắt của các sản phẩm điện máy công nghiệp trên thị trường hiện naythì việc doanh nghiệp xây dựng một mạng lưới kênh phân phối tốt nhằm đem sảnphẩm công ty m
Trang 1TÓM LƯỢC
Trong nền kinh tế thị trường, sự thành công của một doanh nghiệp được đánhgiá bằng chính những sản phẩm họ cung cấp ra thị trường làm hài lòng nhu cầu tiêudùng của người tiêu dùng cả về chất lượng sản phẩm và dịch vụ Trong điều kiệncạnh tranh gay gắt của các sản phẩm điện máy công nghiệp trên thị trường hiện naythì việc doanh nghiệp xây dựng một mạng lưới kênh phân phối tốt nhằm đem sảnphẩm công ty mình có cơ hội tiếp cận người tiêu dùng một cách thuận tiện nhất sẽ cólợi thế cạnh tranh và chiếm giữ vị trí trên thị trường vững chắc hơn Chính vì vậy, cảitiến mạng lưới kênh phân phối là vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm,nghiên cứu để từ đó đưa ra những biện pháp nhằm cải tiến mạng lưới kênh phân phốiđáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của donahnghiệp hơn
Xuất phát từ những lý do khách quan trên cùng với hi vọng đóng góp của mìnhvào việc cải tiến mạng lưới kênh phân phối em đã chọn đề tài: “ Cải tiên mạng lướikênh phân phối cho sản phẩm điện máy công nghiệp của công ty TNHH thiết bị điệnmáy Tuấn Dũng trên thị trường Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình Mục tiêunghiên cứu chính của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến mạng lưới kênhphân phối của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng Nội dung khóa luận gồm
1
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, em đã hoàn thành xong bài khóa luận tốt nghiệpvới đề tài: “ Cải tiến mạng lưới kênh phân phối cho sản phẩm điện máy công nghiệpcủa công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng trên thị trường Hà Nội” Để hoànthành được khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Đoàn NgọcNinh – Bộ môn quản trị logistics kinh doanh đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạođiều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài này
Em cũng xin cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo và nhân viên công ty TNHH thiết
bị điện máy Tuấn Dũng đã tạo điều kiện cung cấp số liệu, tài liệu và những kinhnghiệm thực tế để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình
Do giới hạn về thời gian và kiến thức cũng như sự hiểu biết của bản thân cònhạn chế, bài viết của em còn nhiều sai sót Em rất mong nhận được những ý kiếnđóng góp của các thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn
Sinh viên Nguyễn Thị Tuyết
2
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1 Khái quát về mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm kênh phân phối 6
1.1.2.Khái niệm cải tiến mạng lưới kênh phân phối 7
1.2 Một số quan điểm về mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp 8
1.2.1.Vai trò của mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp 8
1.2.2.Chức năng của mạng lưới kênh phân phối 9
1.2 Những nội dung cơ bản trong mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp 9
1.2.1.Mạng lưới kho 9
1.3.2 Hệ thống vận tải 14
1.3.3 Mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp 20
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới kênh phân phối 22
1.4.1 Yếu tố bên trong 22
1.4.2 Yếu tố bên ngoài 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY TUẤN DŨNG TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 25
2.1 Tổng quan về công ty 25
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 25
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 26
3
Trang 42.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 27
2.2 Một số nguồn nhân lực của công ty 28
2.2.1 Nguồn nhân lực 28
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 30 2.3 Thực trạng mạng lưới kênh phân phối và các yếu tố ảnh hưởng tới mạng lưới kênh phân phối tại công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng trên về sản phẩm điện máy công nghiệp trên thị trường Hà Nội 31
2.3.1 Thực trạng mạng lưới kênh phân phối của công ty 31
2.4 Đánh giá thực trạng mạng lưới kênh phân phối sản phẩm điện máy công nghiệp tại công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 39
2.4.1 Đánh giá thực trạng mạng lưới kho bãi tại công ty 39
2.4.2.Đánh giá thực trạng hệ thống vận tải tại công ty 40
2.4.3.Đánh giá thực trạng mạng lưới bán lẻ tại công ty 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN CẢI TIẾN MẠNG LƯỚI KÊNH PHÂN PHỐI CHO SẢN PHẨM ĐIỆN MÁY CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY TUẤN DŨNG 42
3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Thiết Bị Điện Máy Tuấn Dũng 42
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty 42
3.1.2 Mục tiêu hoạt động của công ty 42
3.2 Giải pháp cải tiến kênh phân phối của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 43
3.2.1 Bố trí lại vị trí mạng lưới kho hàng, làm tốt công tác kiểm kê hợp lý, hiệu quả 43
3.1.2 Thay đổi cơ cấu dịch vụ vận tải của công ty nhằm hạn chế chi phí, nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng về chất lượng cung ứng dịch vụ 44
3.1.3 Điều chỉnh số lượng các đại lý nhằm đem lại sự thuận tiện trong quá trình phân phối hàng hóa và nâng cao hiệu quả kinh doanh 45
3.1.4 Nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên phục vụ tại mạng lưới kênh phân phối 46 3.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 46
3.3 Kết luận chương 3 47
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC
4
Trang 5DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2015-2017 30
Bảng 2.2: So sánh các hình thức vận tải 35
Bảng 2.3: Tình hình phân phối hàng hóa ở công ty 37
Bảng 2.4: Số lượng nhà bán lẻ của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 37
Bảng 2.5: Số lượng nhà bán buôn của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng 38 Bảng 3.1: Tỉ lệ hoa hồng mới áp dụng cho các nhà bán lẻ 46
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty 27
Hình 1.1: Sơ đồ vận chuyển thẳng đơn giản 15
Hình 1.2: Sơ đồ vận chuyển gom hàng theo tuyến 16
Hình 1.3: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối 17
Hình 1.4: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối, gom rải hàng theo tuyến 17
Hình 2.1: Logo của công ty 25
Hình 2.2: Biểu đồ trình độ lao động, văn phòng tại công ty 29
Hình 2.3: Biểu đồ trình độ nhân viên công ty 29
5
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của thế giới thì đời sống của conngười ngày càng được cải thiện hơn, vì thế mà nhu cầu sử dụng các sản phẩm vậtchất, dịch vụ từ đó cũng trở nên đa dạng và nâng cao Vì vậy,các doanh nghiệp gặpphải không ít khó khăn trong việc tìm hiểu, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùngcũng như tạo ra lợi thế để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm tồn tại vàphát triển hơn nữa trong tương lai cũng như khẳng định vị trí của mình trên thịtrường Một trong những mục tiêu mà các doanh nghiệp hướng tới chính là nâng caonăng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất đồng thời hạ giá thành sản phẩm.Tổchức quản lý và tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp, góp phần tạo nên nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trênthị trường Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và nhu cầu tiêu dùng củakhách hàng trước sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành, doanh nghiệp khôngnhững phải quan tâm đưa sản phẩm ra thị trường với giá cả bao nhiêu mà còn phảiquan tâm đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào Do đó, doanh nghiệp cần thực sựhiểu biết về kênh phân phối cũng như mạng lưới kênh phân phối để tổ chức công tácquản lý và tiêu thụ sản phẩm
Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng doanh nghiệp phải có một mạng lướikênh phân phối chặt chẽ từ khâu lưu trữ sản phẩm một cách phù hợp để sản phẩmkhông bị hư hỏng trước khi giao đến cho khách hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp cũngphải có một hệ thống vận tải hợp lý nhằm rút gọn thời gian vận chuyển mà vẫn đảmbảo thỏa mãn yêu cầu của khách hàng; cuối cùng là một hệ thống bán lẻ thích hợp đểngười tiêu dùng có thể tiếp cận với sản phẩm một cách thuận tiện nhất Vì vậy việctập trung cải tiến mạng lưới phân phối sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì lợithế cạnh tranh dài hạn Xét về phương diện đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh,phân phối tiêu thụ hàng hóa là một trong 4 yếu tố chính quyết định đến sự thành cônghay thất bại của doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố sản phẩm, giá và xúc tiến hỗn hợp.Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa quan tâm, chú trọng đúng mức đếnkênh phân phối của mình, chưa hiểu rõ được vai trò của mạng lưới kênh phân phối
Trang 7cũng như quy trình thiết kế mạng lưới kênh phân phối, chưa có biện pháp để cải tiếnmạng lưới kênh phân phối sao cho hiệu quả Công ty TNHH thiết bị điện máy TuấnDũng cũng nằm tromg số đó Cải tiến mạng lưới kênh phân phối là vấn đề bức thiếtđối với công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng Xuất phát từ thực tiễn đó, với đềtài” Cải tiến mạng lưới kênh phân phối cho sản phẩm điện máy công nghiệp của công
ty TNHH thiết bị điên máy Tuấn Dũng tại thị trường Hà Nội” em mong muốn sẽ giúpdoạnh nghiệp nhận diện được những thiết xót trong mạng lưới kênh phân phối từ đógiúp doanh nghiệp có có thể đứng vững và phát triển hơn nữa trên thị trường
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Hoạt động quản trị kênh phân phối và mạng lưới kênh phân phối là một hoathđộng rất quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai Vì vậy
đã có một số bài khóa luận nghiên cứu về vấn đề phát triển kênh phân phối như sau:
- Khóa luận “ Phát triển kênh phân phối trà Docy ( Sơn Trà) của chi nhánh
công ty cổ phần y dược phẩm Vimediex tại Hà Nội trên thị trường Miền Bắc”, sinh
viên Đỗ Thị Thu Hiền- Đại học Thương Mại
Nội dung bài khóa luận này dựa trên cơ sở lý luận về phân phối và kênh phânphối như: khái niệm về phân phối, khái niệm kênh phân phối và những nội dung về tổchức và quản lý kênh phân phối Khóa luận này đã chỉ ra được thực trạng tổ chức vàquản lý kênh phân phối trà Docy tại chi nhánh công ty cổ phần y dược phẩmVimediex tại Hà Nội để đánh giá những thành công và hạn chế trong kênh phân phốitại công ty Tuy nhiên,đề tài vẫn chưa đánh giá rõ quá trình tổ chức kênh phân phốisản phẩm đến tay người tiêu dùng để đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp
- Khóa luận “ Phát triển kênh phân phối sản phẩm máy tính xách tay trên thị
trường Hà Nội của công ty TNHH thiết bị kỹ thuật tin học Hải Anh” , sinh viên Trần
Thị Thu Hằng- Đại học Thương mại
Dựa trên cơ sở lý luận về kênh phân phối, phát triển kênh phân phối cũng nhưcác yếu tố ảnh hưởng đến kênh phân phối, đề tài này đã chỉ ra thực trạng phát triểnkênh phân phối sản phẩm máy tính xách tay trên thị trường Hà Nội của công tyTNHH thiết bị kỹ thuật tin học Hải Anh Tuy vậy, các việc đánh giá các yếu tố gâyảnh hưởng đến sự phát triển kênh phân phối vẫn chưa được làm rõ
Những nghiên cứu về đề tài trên chủ yếu tập trung vào đánh giá thưc trạng kênhphân phối của các công ty qua việc thu thập số liệu rồi phân tích đánh giá, từ đó đưa
ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những thiếu xót trong kênh phân phối
Trang 8cũng như giúp công ty phát triển kênh phân phối trong tương lai để có thể cạnh tranhđược với các đối thủ khác trên thị trường.
- Hệ thống một số vấn đề lý luận về mạng lưới kênh phân phối và cải tiến
mạng lưới kênh phân phối
- Đánh giá thực trạng mạng lưới kênh phân phối của công ty TNHH thiết bị
điện máy Tuấn Dũng giai đoạn 2015 – 2017 thông qua việc thu thập dữ liệu thứ cấp
- Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải tiến mạng lưới kênh phân
phối của công ty giai đoạn 2018- 2023
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: mạng lưới kênh phân phối của doanhnghiệp; Đánh giá tình hình mạng lưới kênh pân phối của công ty TNHH thiết bị điệnmáy Tuấn Dũng; Các giải pháp, kiến nghị nhằm cải tiến mạng lưới kênh phân phối tạicông ty trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường
và hạn chế trong mạng lưới kênh phân phối của công ty từ đó đưa ra giải pháp, kiếnnghị nhằm khắc phục những hạn chế trong mạng lưới kênh phân phối của công ty
Về thới gian: Đề tài thu thập số liệu, tài liệu giai đoạn 2015-2017 của công tyTNHH thiết bị điên máy Tuấn Dũng
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu bao gồm:
Trang 9+ Dữ liệu thứ cấp: Những dữ liệu thứ cấp được thu thập bên trong doanh nghiệp
như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014- 2016;website của công ty, bảng quyết toán của phòng kế toán của công ty trong những nămgần đây, danh sách khách hàng Từ những dữ liệu trên đem ra so sánh, đánh giá để từ
đó đưa ra những giải pháp cải tiến mạng lưới kênh phân phối tại công ty Ngoài ra,còn có các sách, bài giảng, giáo trình, luận văn tốt nghiệp của trường đại học ThươngMại cũng như của các trường khác
+ Dũ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp qua phương pháp điều tra bằng việc
sử dụng phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu về tình hình mạng lưới kênh phân phốicủa công ty cũng như biết được những cản nhận của khách hàng về việc phân phốihàng hóa của công ty
Nội dung phỏng vấn: Bảng câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục a
Đối tượng phỏng vấn: giám đốc công ty, nhân viên công ty và một số kháchhàng của công ty
Không gian: phỏng vấn tại công ty và tại cơ sở bán lẻ của công ty
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp so sánh: Thông qua các báo cáo kết quả tình hình kinh doanh
của công ty năm 2015- 2017 để tìm ra nguyên nhân khác biệt với mục tiêu đặt ra củacông ty Từ đó là cơ sở phân tích và đánh giá các vấn đề công ty đang gặp phải
+ Phương pháp phân tích: Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn về thực trạng
mạng lưới kênh phân phối tại công ty và lựa chọn những thông tin phù hợp với đề tàinghiên cứu
+ Phương pháp tổng hợp: Dựa vào những so sánh, phân tích để thấy được
những mặt ưu điểm và hạn chế trong mạng lưới kênh phân phối của công ty, từ đóđưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục và cải tiến mạng lưới kênh phân phốicủa công ty
Trang 106 Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, các từ viết tắt, tàiliệu tham khảo thì bài của em chia làm 3 chương như sau
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về mạng lưới kênh phân phối
Chương 1 hệ thống hóa cơ sở lý luận về kênh phân phối, mạng lưới kênh phânphối, những vấn đề cơ bản về mạng lưới kênh phân phối và các yếu tố ảnh hưởng đếnmạng lưới kênh phân phối của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
- Chương 2: Thực trạng mạng lưới kênh phân phối sản phẩm thiết bị điện máy công nghiệp của công ty thiết bị điện máy Tuấn Dũng tại thị trường Hà Nội
Sau phần giới thiệu tổng quan về công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũngthì chương 2 sẽ tập trung đánh giá thực trạng mạng lưới kho, hệ thống vận tải vàmạng lưới bán lẻ của công ty từ đó đưa ra những thành công và hạn chế công ty đãlàm được trong mạng lưới kênh phân phối
- Chương 3: Giai pháp và kiến nghị nhằm góp phần cải tiến mạng lưới kênh phân phối cho sản phẩm điện máy công nghiệp của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng
Đưa ra những phương hướng , chiến lược hoạt động của công ty về cải tiếnmạng lưới kênh phân phối, từ đó đề xuất giải pháp và các kiến nghị nhằm phát triển
và cải tiến mạng lưới kho, hệ thống vận tải và mạng lưới bán lẻ của công ty
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠNG LƯỚI
KÊNH PHÂN PHỐI TRONG DOANH NGHIỆP
Trang 111.1 Khái quát về mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm kênh phân phối
Phân phối là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình sản xuất
kinh doanh, nó chính là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng Bản chất của phânphối là làm thay đổi vị trí cúa sản phẩm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùngcuối cùng
“ Phân phối trong marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau” ( Nguồn: “ Marketing thương mại” GS.TS Nguyễn Bách Khoa và TS.
Cao Tuấn Khanh) Do vậy, để tiến hành phân phối có hiệu quả, công ty thường xuyênthiết kế kênh phân phối để phục vụ việc tiêu thụ hàng hóa
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kênh phân phối, bởi dưới góc độ của mỗiđối tượng tham gia vào kênh phân phối sẽ có cách nhìn về kênh khác nhau:
Theo quan điểm của người tiêu dùng: Họ nhận thấy sản phẩm để đến được tay
họ phải trải qua rất nhiều trung gian và họ cũng cho rằng khi trải qua nhiều trunggian như vậy thì chất lượng sản phẩm cũng sẽ giảm hơn cũng như họ phải trảnhiều tiền hơn để được tiêu dùng sản phẩm đó Vì vậy, họ cho rằng kênh phânphối là hình thức liên kết lỏng lẻo của các công ty liên doanh để cùng thực hiệnmột mục đích thương mại
Theo quan điểm của nhà sản xuất: Họ nhấn mạnh vào các loại trung gian khác
nhau để đưa sản phẩm của họ đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và tốtnhất Họ quan tâm đến sự dịch chuyển của hàng hóa, dịch vụ qua các trung gian khácnhau Vì vậy, họ cho rằng, kênh phân phối là con đường đưa hàng hóa từ nơi sản xuấtđến nới tiêu dùng, từ người sản xuất đến người tiêu dùng
Theo quan điểm của các nhà thương mại: Khi tham gia vào kênh phân phối họ
chỉ hi vọng có được dự trữ tồn kho thuận lợi từ người sản xuất và tránh được các rủi
ro gây tổn hại cho họ trong qua trình kinh doanh Do vậy, họ quan niệm kênh phânphối là các dòng chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Trang 12Theo quan điểm của các nhà quản trị: Kênh phân phối là tập hợp các quan hệ
với các tổ chức và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp nhằm tăng cường hoạt động tiêuthụ sản phẩm của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.Mặc dù kênh phân phối được định nghĩa dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng ta
có thể định nghĩa nó một cách tổng quát như sau: “ Kênh phân phối là sự kết hợp hàihòa giữa người sản xuất với người trung gian để tổ chức vận chuyển hàng hóa hợp lýnhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng cuối cùng”
1.1.2.Khái niệm cải tiến mạng lưới kênh phân phối
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm khác nhau về mạng lưới kênh phân phối Nhàkinh tế học Corey cho rằng: “ Hệ thống phân phối là một yếu tố nguồn lực bên ngoàihết sức quan trọng Đồng thời đây cũng được xem như nguồn lực bên trong cùng vớicác nguồn lực về sản xuất, nghiên cứu và công nghệ đóng vai trò là các nhân tố thànhcông của doanh nghiệp Mạng lưới phân phối thể hiện cam kết lâu dài của doanhnghiệp đối với các nhà phân phối hạ nguồn và các thực thể khác khi tham gia vào quátrình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Ngoài ra, mạng lưới phân phối cũng biểuhiện các cam kết về chính sách và cách thức, theo đó tạo nên mối quan hệ hợp tác lâudài trong kinh doanh giữa các bên có liên quan”
Philip Kotler xem kênh phân phối là “ tập hợp những cá nhân hay những cơ sởchấp hữu, hoặc hỗ trợ việc chuyển nhượng quyền sở hữu một hàng hóa hay dịch vụnào đó, khi chuyển nó từ người sản xuất tới người tiều dùng” Ông cùng với GaryArmstrong đã định nghĩa kênh phân phối bao gồm “ các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau
có liên quan tới quá trình làm cho hàng hóa được sẵn sàng sử dụng bởi khách hàngcông nghiệp hoặc khách hàng dân dụng”
Tóm lại, mạng lưới kênh phân phối được hiểu là: “ hệ thống hậu cần nhằmchuyển một sản phẩm hay một dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ở mộtthời điểm nhất định, tại một địa điểm nhất định với một cách thức trình bày đúng nhưngười tiêu dùng mong muốn” Thông qua mạng lưới kênh phân phối, nhà marketingtạo ra đường dây liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, mang đến cho ngườitiêu dùng những tiện ích về thời gian – làm cho hàng hóa có sẵn đúng lúc khách hàng
có nhu cầu cần đến, và tiện ích về không gian – làm cho hàng hóa có sẵn đúng nơi màkhách hàng yêu cầu
Trang 13Để sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất đòihỏi các doanh nghiệp phải thiết kế một mạng lưới kênh phân phối hợp lý Bởi tùy vàođặc điểm, tính chất của hàng hóa mà mỗi sản phẩm sẽ có cách bảo quản, lưu trữ khácnhau; các doanh nghiệp sẽ cần phải quan tâm đến việc vận chuyển hàng hóa như thếnào để nhanh nhất, thuận tiện nhất và làm cách nào để người tiêu dùng có thể tiếp cậnvới hàng hóa của họ dễ dàng Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng vàkhông ngừng cố gằng cải tiến mạng lưới kênh phân phối của mình nhằm đáp ứng nhucầu của khách hàng
Nói về cải tiến thì cải tiến chính là sự thay đổi và làm tốt hơn Vì vậy, cải tiênmạng lưới kênh phân phối là việc khắc phục, sửa đổi những hạn chế, thiếu xót trongmạng lưới kênh phân phối giúp sản phẩm được chuyển đến tay người tiêu dùng mộtcách thuận tiện và hiệu quả hơn Đó có thể là việc khắc phục, thay đổi những vấn đềdoanh nghiệp gặp phải trong việc xây dựng mạng lưới kho, hệ thống vận tải hay tổchức mạng lưới bán lẻ một cách hợp lý hơn
1.2 Một số quan điểm về mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp
1.2.1.Vai trò của mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, gia tăng chất lượng cảm nhậnkhách hàng: Các doanh nghiệp luôn mong muốn được cung cấp các sản phẩm, dịch
vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Vì vậy, doanh nghiệp có một mạng lưới kênhphân phối hoàn thiện đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ được vận chuyển một cáchnhanh hơn, đúng thời gian đúng địa điểm khách hàng yêu cầu, đảm bảo trong suốtquá trình cung ứng không xảy ra sai sót, hư hỏng, giúp tạo được lòng tin và chấtlượng cảm nhận của khách hàng
Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Những doanh nghiệp cólợi thế về mạng lưới phân phối luôn có cơ hội đứng vững trên thị trường cũng nhưđưa sản phẩm tiếp cận nhanh hơn so với những doanh nghiệp có mạng lưới kênhphân phối chưa được hoàn thiện Nắm bắt được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệpphải biết thay đổi, cải tiến mạng lưới kênh phân phối của công ty như thế nào để
có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng được việc tiêu thụ sảnphẩm của công ty mình
Trang 14Giảm chi phí của doanh nghiệp: một mạng lưới kênh phân phối hợp lý đồngnghĩa với việc doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong việc xây dựng kho dự trữ,căn cứ vào quyết định sử dụng kho hợp lý; tiết kiệm được thời gian vận chuyển bằngviệc lựa chọn phương tiện vận tải cũng như tuyến đường vận chuyển; và cuối cùng làviệc tổ chức một mạng lưới bán lẻ quy mô phù hợp giúp hàng hóa đến tay người tiêudùng nhanh chóng Tất cả đều góp phần giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinhdoanh cho doanh nghiệp.
Hình thành và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng: mạnglưới kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm của công tythường xuyên và dễ dàng hơn Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể giữ được các kháchhàng trung thành và thu hút các khách hàng mới, các khách hàng tiềm năng, thúc đẩyhiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.2.Chức năng của mạng lưới kênh phân phối
Khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữangười sản xuất và những ngưởi sử dụng các hàng hóa, dịch vụ, giúp đưa sản phẩmđến người tiêu dùng cuối cùng với đúng mức giá mà họ có thể mua, đúng chủng loại
họ cần, đúng thời gian, địa điểm mà họ yêu cầu
Mạng lưới kênh phân phối đã giải quyết 3 mâu thuẫn cơ bản giữa người sảnxuất và tiêu dùng Thứ nhất, đó là nhu cầu đa dạng nhưng số lượng ít của người tiêudùng với sản xuất 1 loại sản phẩm cụ thể nhưng với khối lượng lớn Thứ hai, là sảnxuất thường ở một địa điểm nhưng tiêu dùng thì rộng khắp hoặc ngược lại Thứ ba,thời gian sản xuất và tiêu dùng không trùng khớp nhau
1.2 Những nội dung cơ bản trong mạng lưới kênh phân phối trong doanh nghiệp
1.2.1.Mạng lưới kho
Dự trữ hàng hóa vẫn luôn là một khía cạnh quan trọng trong nền kinh tế pháttriển Khi năng lực vận tải phát triển, hoạt động cất trữ hàng hóa dần trở nên chuyênmôn hóa Các nhà kho được sử dụng để lưu trữ hàng hóa trong kênh giao vận, đồngthời giúp điều phối cung cầu về sản phẩm, nó là một công cụ giúp phân loại các mặthàng trong kho để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Trang 15Kho là loại hình cơ sở logistics thực hiện việc dự trữ, bảo quản và chuẩn bị hànghóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịch vụ cao nhất và chi phíthấp nhất.( theo giáo trình quản trị logistics – đại học Thương Mại).
Hoạt động kho liên quan trực tiếp đến việc tổ chức, bảo quản hàng hóa nhằmđáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nhu cầu cung ứng hàng hóatrên thị trường Vì vậy, mạng lưới kho được hiểu là một hệ thống các cơ sở, các khohàng có cùng một chức năng là lưu trữ và bảo quản hàng hóa, được thiết kế, bố trí mộtcách hợp lý nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa
1.3.1.1 Tổ chức mạng lưới kho hàng
Tổ chức mạng lưới kho hàng là việc doanh nghiệp lựa chọn cho mình một môhình kho phù hợp, tiến hành bố trí, triển khai việc thực hiện xây dựng mạng lưới khonhằm đạt được mục tiêu dự trữ công ty đưa ra Tổ chức mạng lưới kho hàng rất quantrọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và số lượng hàng hóa sẽ được cungứng ra thị trường Tổ chức mạng lưới kho hàng dựa trên kế hoạch doanh nghiệp đưa
ra về việc xác định địa điểm, vị trí các kho trong một khu vực hay nhiều khu vựcnhằm thuận tiện trong quá trình di chuyển hàng hóa, vận chuyển hàng hóa
1.3.1.2 Các quyết định cơ bản trong quản trị kho hàng
Căn cứ quy hoạch mạng lưới kho hàng
Doanh nghiệp cần quyết định trong việc cần sử dụng bao nhiêu kho, diện tíchkho như thé nào,vị trí đặt kho ở đâu, gần khu vực nào để thuận tiện trong việc cungứng hàng hóa ra thị trường Đó là các quyết định về kho tuy vậy nó còn bị ảnhhưởng bởi nhiều yếu tố:
Thị trường mục tiêu:
Qúa trình phát triển của doanh nghiệp: doanh nghiệp muốn mở rộng thịtrường tiêu thụ, hướng đến tập khách hàng mục tiêu mới đòi hỏi phải xây dựng thêmkho hoặc thuê ngoài tùy vào mục đích và yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
Nhu cầu về dịch vụ logistics của khách hàng: mặt hàng, thời gian giao hàng,địa điểm nhận hàng
Nguồn hàng:
Số lượng hàng hóa, đặc điểm, tính chất của hàng hóa để có hệ thống kho phùhợp với từng mặt hàng
Trang 16 Vị trí phân bổ nguồn hàng cả về địa điểm và khoảng cách từ đó để lựa chọn
vị trí kho hàng phù hợp nhằm thuận tiện cho quá trình cung cấp hàng hóa ra thịtrường và đến được tay người tiêu dùng cuối cùng
Điều kiện giao thông vận tải:
Hệ thống giao thông vận tải: vị trí kho ở những nơi giao thông thuận lợi thì sẽrút ngắn được thời gian vận chuyển, đem đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ chokhách hàng
Hạ tầng cơ sở kĩ thuật của cá điểm dừng đỗ: bến cảng, sân bay, ga tàu Tùyvào đặc điểm, tính chất kinh doanh của từng doanh nghiệp với lượng hàng hóa khácnhau thì việc lựa chọn kho gần các bến cảng hay sân bay sẽ thuận tiện trong quátrình giao nhận hàng hóa hơn
Nguyên tắc quy hoạch và bố trí không gian kho:
Nguyên tắc quy hoạch không gian kho hàng
Sử dụng tốt nhất không gian kho: Các sản phẩm, hàng hóa khác nhau sẽ cónhững đặc thù riêng về tính chất, đặc điểm và hình dáng Việc sắp xếp, sử dụngkhông gian kho hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được diện tích kho hàng, có thể
sẽ để được nhiều hàng hóa hơn trong kho mà không gây cản trở quá trình vận chuyểnhàng.Qua đó, việc bảo quản hàng hóa, kiểm kê hàng cũng sẽ được thuận tiện hơn
Đảm bảo di chuyển liên tục: Tùy vào nhu cầu cung – cầu trên thị trường màcác doanh nghiệp luôn tìm hiểu để dự trữ hàng hóa phù hợp, đáp ứng một cách nhanhchóng khi người tiêu dùng có nhu cầu Chính vì vậy, hàng hóa luôn được vận chuyển
ra vào liên tục, việc quy hoạch kho hợp lý sẽ giúp quá trình vận chuyển được diễn rathuận tiện hơn, đảm bảo an toàn cho cả người và hàng trong quá trình bốc dỡ, dichuyển hàng mà không gây ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian giao hàng
Phù hợp đặc trưng hàng hóa: Mỗi loại hàng hóa luôn có cách bảo quản, cấttrữ riêng tùy vào đặc tính từng mặt hàng Vì vậy, kho hàng là nơi dự trữ hàng hóa với
số lượng lớn cần đảm bảo yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và sự an toàn trong việc bảoquản hàng đối với những mặt hàng dễ gây cháy nổ, dễ vỡ, dễ bị ảnh hưởng bởi môitrường bên ngoài
Bố trí không gian kho hàng
Trang 17Việc bố trí không gian kho và thiết kế mặt bằng kho là một yếu tố rất quan trọngkhi doanh nghiệp nghiệp xây dựng hoặc lựa chọn kho, bởi nó quyết định đến hiệu quảquá trình tác nghiệp trong kho Chính vì vậy, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
Nhu cầu về khối lượng hàng hóa cần dự trữ, đặc điểm tính chất của hàng hóa,thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho
Bố trí đủ diện tích để dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa ra chỗ giao nhậnhàng, thuận tiện về đường đi tránh va chạm gây hư hỏng các hàng hóa khác
Nôi dung quy hoạch kho hàng
Quy hoạch kho hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định trongviệc xây dựng mạng lưới kho như thế nào cho hợp lý Tùy vào đặc điểm kinhdoanh cũng như hàng hóa dự trữ , quy hoạch kho hàng có 2 loại: quy hoạch tĩnh vàquy hoạch động
Quy hoạch tĩnh: Mỗi loại hàng hóa định vị lâu ở khu vực đã chọn: Hàng hóa
sẽ được sắp xếp, bố trí tại các kho khác nhau, được bảo quản trong một thời gian tùyvào mục tiêu và kế hoạch của công ty, hàng hóa sẽ ít khi được điều chuyển sang khokhác, sang vị trí khác mà nó sẽ ở cố định tại vị trí ban đầu để thuận tiện trong quátrình tìm hàng, kiểm kê hàng hóa.Việc để hàng hóa cố định như vậy sẽ giúp doanhnghiệp dễ dàng trong việc xác định được vị trí bảo quản để đưa hàng vào và lấy hàngra; vừa đơn giản mà lại thuận tiện, không bị nhầm lẫn khi kho có thể chứa nhiều mặthàng một lúc
Quy hoạch động: Vị trí hàng hóa sẽ thay đổi theo thời gian nhập lô hàng mới.
Khi doanh nghiệp có kế hoạch nhập thêm các sản phẩm mới, với số lượng nhiều hay
ít thì sẽ thay đổi trong việc bố trí vị trí đặt các hàng hóa; hàng hóa sẽ không đặt cốđịnh ở vị trí cũ mà được di chuyển đến một vị trí khác hay kho khác để phù hợp trongviệc sắp xếp các mặt hàng với nhau Việc quy hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp linhhoạt trong quá trình cung ứng các mặt hàng ra thị trường đồng thời giúp tối ưu hóatốc độ và sử dụng hiệu quả dung tích kho
1.3.1.3 Nghiệp vụ kho
Khái niệm: Nghiệp vụ kho là hệ thống các mặt công tác được thực hiện đối vớihàng hóa trong quá trình vận động qua kho nhằm đáp ứng cho quá trình trao đổi hànghóa qua kho với chi phí thấp nhất
Trang 18Nghiệp vụ tiếp nhận hàng
Tiếp nhận là công đoạn giữa quá trình nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ vậnchuyển và nghiệp vụ kho Tiếp nhận hàng thể hiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp,nguồn hàng và nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển Vì vậy, khi tiếp nhận hàng cần đảmbảo yếu tố sau:
+ Xác định trách nhiệm cụ thể giữa các đối tượng giao nhận hàng: Đây là việcxác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện các cam kết kinh tế - pháp lỹ giữa ngườibán hàng, người mua và đơn vị vận chuyển hàng hóa đã được ghi rõ trong hợp đồngmua bán và hợp đồng vận chuyển
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhập hàng của doanh nghiệp và kiểm traviệc thực hiện hợp đồng mua bán, vận chuyển giữa các bên: Khi các bên kí kết hợpđồng mua bán hay hợp đồng về dịch vụ vận chuyển thì sẽ khi rõ về thời gian, địađiểm giao nhận cũng như số lượng hàng hóa
+ Đảm bảo tiếp nhận kịp thời, chính xác và nhanh chóng: Việc tiếp nhận hànghóa phải được thực hiện đúng thời gian quy định bởi nó còn gây ảnh hưởng đến chấtlượng hàng hóa, tùy vào từng hàng hóa nhất định Vì vậy, các quá trình giao nhận vàvận chuyển phải diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và để không ảnhhưởng đến việc kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa
Quá trình tác nghiệp trong kho:
Quá trình tác nghiệp trong kho là một công đoạn cơ bản và không thể thiếu bởi
nó quyết định đến chất lượng cũng như chức năng của kho hàng Vì vậy, quá trình tácnghiệp kho cần đảm bảo:
+ Giữ gìn tốt cả về số lượng và chất lượng hàng hóa trong kho, cố gắng giảmthiểu hư hỏng, hao tổn về hàng hóa
+ Tận dụng diện tích và dung tích kho để nâng cao hiệu quả và năng suất dụng kho
Trang 19 Đảm bảo cho an toàn trong việc bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, tiết kiệm sứclao động, giảm chi phí cũng như tận dụng được sức chứa của kho hàng, tránh gấylãng phí
Vị trí phân bố hàng hóa bảo quản thường được xác định tùy thuộc vào : thờigian lưu trữ, kích thước, hình dạng của hàng Căn cứ vào đó để sắp xếp hàng sao chohợp lý, hàng hóa liên quan trong tiêu dùng cần xếp cạnh nhau
Bảo quản và chăm sóc hàng hóa
Hàng hóa trong thời gian bảo quản tại kho dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môitrường bên ngoài như thời tiết, khí hậu, các loài động vật khác như chuột, mối gâyảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng trong việcquản lý, kiểm tra thường xuyên về các vấn đề trong kho, quản lý về nhiệt độ, độ ẩm,phòng cháy chữa cháy, sát trùng ở kho, giám sát chất lượng hàng hóa nhằm đảm bảomức hao hụt ở mức độ thấp nhất
Chuẩn bị và phát hàng
Sau khi đã tiến hành đóng gói, dán tem nhãn, sắp xếp hàng hóa ra cửa thì việcphát hàng sẽ được diễn ra theo thao tác:
Sắp xếp lịch chạy xe theo thời gian đơn hàng
Chất xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải
Kiểm tra chứng từ, hóa đơn thanh toán, lệnh xuất kho; làm chứng từ giaohàng và giấy phép vận chuyển
Cuối cùng là kiểm tra theo dõi tình hình vận chuyển hàng hóa, đảm bảo giaohàng đúng thời gian; khi xuất lô hàng phải ghi chép cẩn thận vào thẻ kho để kiểm tralượng hàng tồn và những hàng hóa thiếu để bổ sung kịp thời
1.3.2 Hệ thống vận tải
1.3.2.1 Xác định mục tiêu vận tải
Mục tiêu chi phí: mỗi doanh nghiệp sẽ có mức độ hàng hóa với các đặc tính,kích cỡ và khối lượng hàng hóa khác nhau Chi phí cố định cho vận chuyển một khốihàng tỉ lệ nghịch với khối lượng hàng được vận chuyển Doanh nghiệp cần biết cáchlựa chọn phương tiện vận tải và hệ thống vận tải phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí chodoanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được hàng đến tay khách hàng đúng hẹn
Trang 20Mục tiêu chất lượng dịch vụ khách hàng: Thể hiện năng lực đáp ứng nhu cầukhách hàng về thời gian, địa điểm, quy mô và cơ cấu mặt hàng trong từng lô hang vậnchuyển Trong vận chuyển hàng hoá, dịch vụ khách hàng được thể hiện ở hai khíacạnh đặc thù và quan trọng nhất, đó là thời gian và độ tin cậy.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì thời gian vận chuyển vô cùngquan trọng Vận chuyển càng đến sớm thì thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng càngnhanh và chất lượng dịch vụ khách hàng càng tốt Thời gian vận chuyển càng quantrọng thì mức độ ổn định của quá trình vận chuyển càng cao do đó ổn định được khảnăng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Độ tin cậy trong vận chuyển hàng hoá thể hiện qua tính ổn định về thời gian
và chất lượng dịch vụ khi di chuyển các chuyến hàng Sự giao động trong thời gianvận chuyển còn phụ thuộc vào yếu tố về thời tiết, tình hình tắc nghẽn giao thông
1.3.2.2.Thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển
Vận chuyển thẳng đơn giản
Tất cả các lô hàng được chuyển trực tiếp từ từng nhà cung ứng tới từng địađiểm của khách hàng Đây là những tuyến đường cố định và nhà quản trị logistics chỉcần xác định loại hình phương tiện vận tải nào phù hợp với số lượng, qui mô lô hàngcần vận chuyển
Đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đúng thời gian, địa điểm mà còn tiếtkiệm chi phí cho doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc tới mức độđánh đổi giữa chi phí vận chuyển và chi phí dự trữ hàng hóa
Nhà cung cấp Khách hàng
Hình 1.1: Sơ đồ vận chuyển thẳng đơn giản
Trang 21( Nguồn: slide bài giảng quản trị logistics – Đại học Thương Mại)
Với phương án vận chuyển này, có thể xoá được các khâu kho trung gian, đầynhanh quá trình dịch vụ khách hàng và quản lí đơn giản Các quyết định vận chuyểnmang tính độc lập tương đối và có thể giảm được chi phí vận chuyển trong trườnghợp cự li ngắn do giảm được số lần xếp dỡ hàng hoá
Tuy nhiên, nếu qui mô lô hàng không đủ lớn thì phương án này sẽ làm tổngchi phí vận chuyển tăng, do cước phí cao cộng với chi phí lớn cho việc giao nhậnnhiều lô nhỏ Do đó, nó chỉ phù hợp với những lô hàng có qui mô lớn hoặc vậnchuyển những mặt hàng cồng kềnh, trọng lượng lớn như máy giặt, tủ lạnh…
Vận chuyển gom rải hàng theo tuyến
Gom hàng rải theo tuyến là hành trình vận chuyển trong đó xe tải sẽ giaohàng từ một nhà cung ứng tới lần lượt nhiều khách hàng hoặc gộp các lô hàng từnhiều nhà cung ứng tới một khách hàng
Nhà cung cấp Khách hàng
Hình 1.2: Sơ đồ vận chuyển gom hàng theo tuyến
( Nguồn: slide bài giảng quản trị logistics – Đại học Thương Mại)
Thiết kế tuyến đường như vậy đặc biệt phù hợp khi mật độ khách hàng dàyđặc, cho dù khoảng cách vận chuyển là dài hay ngắn Phương án này phù hợp vớinhững doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh rộng lớn với những lô hàng nhỏ
Vận chuyển qua trung tâm phân phối
Phương án này, các nhà cung ứng không vận chuyển trực tiếp tới địa điểmcủa khách hàng mà vận chuyển thông qua một trung tâm phân phối trong một khu
Trang 22vực địa lý nhất định Sau đó, trung tâm phân phối này chuyển những lô hàng tươngứng đến từng khách hàng trên địa bàn hoạt động của mình
Nhà cung cấp Khách hàng
Hình 1.3: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối
( Nguồn: slide bài giảng quản trị logistics – Đại học Thương Mại)
Vận chuyển qua trung tâm phân phối, gom hàng theo tuyến
Ở phương án này, người ta thường thiết kế tuyến đường vòng để vận chuyển
từ trung tâm phân phối đến các khách hàng khi lô hàng theo nhu cầu của khách hàngtương đối nhỏ, không chất đầy xe tải Như vậy sẽ phải phối hợp nhiều lô hàng nhỏvới nhau để khai thác tính kinh tế nhờ qui mô và giảm số lần vận chuyển không tải.Còn các trung tâm phân phối được sử dụng để tập hợp các lô hàng lớn được vậnchuyển từ các nhà cung ứng ở khoảng cách xa và dự trữ tại đó
Trang 23Nhà cung cấp Khách hàng
Hình 1.4: Sơ đồ vận chuyển qua trung tâm phân phối, gom rải hàng theo tuyến
( Nguồn: slide bài giảng quản trị logistics – Đại học Thương Mại) 1.3.2.3 Lựa chọn đơn vị vận tải
Căn cứ vào việc phân tích nhu cầu của khách hàng, số lượng, kích thước củahàng hóa cũng như đặc trưng dịch vụ và chi phí của các phương tiện vận tải để từ
đó doanh nghiệp lựa chọn đơn vị vận tải phù hợp với mục tiêu chiến lược đề ra cũngnhư hệ thống vận chuyển đã thiết kế
Tiêu chí lựa chọn
Để lựa chọn được phương tiện vận tải phù hợp doanh nghiệp cần dựa vào cáctiêu thức cụ thể bao gồm:
Chi phí vận chuyển: chi phí vận chuyển tùy thuộc vào loại phương tiện
doanh nghiệp lựa chọn cũng như số lượng, khối lượng hàng hóa cần vận chuyển,khoảng cách vận chuyển hàng hóa bao xa
Thời gian vận chuyển: bao gồm thời gian vận chuyển trọn gói từ điểm xuất
phát đến điểm nhận hàng của khách hàng yêu cầu Doanh nghiệp luôn phải vậnchuyển hàng hóa sao cho vừa tiết kiệm thời gian mà vẫn đến tay khách hàng đúngnhư trong hợp đồng
Trang 24Năng lực vận chyển: Năng lực vận chuyển thể hiện qua khả năng tiếp cận của
phương tiện với địa điểm và vị trí như khách hàng yêu cầu Vận tải đường bộ có chiphí tương đối cao nếu vận chuyển hàng hóa theo khối lượng lớn trên quãng đườngdài, tuy vậy nó lại linh hoạt trong việc đáp ứng được đúng địa điểm theo yêu cầu củakhách hàng, đến tận cửa kho hàng hóa của khách
Tính linh hoạt: Đây chính là khả năng đáp ứng hàng hóa nhanh chóng và kịp
thời của đơn vị vận tải trong mọi tình huống trong quá trình vận chuyển
An toàn hàng hóa: Việc lựa chọn bất kì phương tiện vận tải nào cũng phải
đảm bảo hàng hóa được an toàn đến tay khách hàng không bị hư hỏng, hao hụt Vìvậy, tùy vào từng mặt hàng riêng mà doanh nghiệp cần có cách bảo quản nhằm khi dichuyển hàng không bị ảnh hưởng đến chất lượng, chống những va chạm trên đườngvận chuyển
Quy trình lựa chọn đơn vị vận tải
Xác định các tiêu chí và tầm quan trọng của mỗi tiêu chí
Doanh nghiệp phải phân tích các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp theo địnhhướng người nhận hàng, chính là khách hàng của doanh nghiệp Hai khía cạnh chínhcần xem xét chính là dịch vụ và chi phí để có thể đảm bảo sự hiệu quả trong quá trìnhvận chuyển
Lựa chọn đơn vị vận tải
Kết quả thực hiện theo từng tiêu chí của từng đơn vị vận chuyển được đánh giábằng thang điểm từ 1 đến 3, trong đó 1 là điểm tốt nhất và 3 là điểm kém nhất Điểmđánh giá này bao gồm cả đánh giá điểm cả về số lượng và chất lượng.Tổng số điểmđánh giá được xác định bằng cách nhân điểm thực hiện tiêu chuẩn với hệ số quantrọng được đánh giá ở từng tiêu chuẩn, sau đó, cộng điểm đánh giá các tiêu chuẩn sẽđược tổng điểm Đơn vị vận tải nào có tổng điểm đánh giá thấp nhất sẽ là đơn vị vậntải có năng lực vận chuyển
Bảng 1.1 Đánh giá các đơn vị vận tải
Tiêu thức
đánh giá
Mức độquan
Kết quả đánh giáĐơn vị vận tải A Đơn vị vận tải B
Trang 25năng vậnhành(3)
Điểm đánhgiá(4)=(2)*(3)
Khảnăng vậnhành(5)
Điểm dánhgiá(6)=(5)*(2)
12322
1
6 ∑= 196
42
23121
2
9 ∑= 182
41
Giám sát và đánh giá dịch vụ lựa chọn
Việc giám sát việc trong quá trình vận chuyển là vô cùng quan trọng bởi từ đódoanh nghiệp có thể rút kinh nghiệm và có quyết định thay đổi đơn vị vận tải khácphù hợp hơn cho lần sau
Trang 261.3.3 Mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp
1.3.3.1.Lựa chọn địa điểm mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp áp dụng chính sách phân phối độc quyền thì sản phẩm sẽ đượcphân phối độc quyền tại một khu vực địa lý nhất định Doanh nghiệp xây dựng cáctiêu chí lựa chọn nhà phân phối độc quyền để tiến hành phát triển đo lường qua sự lựachọn tăng nhà phân phối, chính sách này thường được sử dụng cho những sản phẩmchất lượng cao, thương hiệu mạnh
Doanh nghiệp áp dụng chính sách phân phối chọn lọc nghĩa là các sản phẩmchỉ được bán tại các cửa hàng và đại lý có qui mô, chất lượng nhưng không độcquyền Chính sách này phù hợp với những dòng sản phẩm đòi hỏi dịch vụ sau bán
Doanh nghiệp áp dụng chính sách phân phối đại trà thì sản phẩm được bán tạicác cửa hàng mà không kèm theo bất kì điều kiện gì chỉ với mong muốn sản phẩmđến tay khách hàng một cách thuận tiện và nhanh chóng Chính sách phù hợp vớinhững sản phẩm phục vụ sinh hoạt hàng ngày
1.3.3.2 Xây dựng mạng lưới bán lẻ của doanh nghiệp
Cách xây dựng mạng lưới bán lẻ:
Sự phân bổ nhu cầu khách hàng: với những nơi tập trung nhu cầu lớn thìdoanh nghiệp có thể tổ chức lực lượng bán lẻ trực tiếp để doanh nghiệp có thể tiếpcận với khách hàng và quản lý việc hàng hóa đến tay người tiêu dùng như thế nào, từ
đó tìm hiểu những sai xót còn gặp phải trong hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp để tìmcách khắc phục Ngược lại, khu vực nhu cầu nhỏ lẻ, không tập trung thì tổ chức bánhàng thông qua đại lý hay hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp khác
Năng lực và trình độ quản lý của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có đội ngũnhân viên cũng như năng lực quản lý cao, hệ thống quản lý hiện đại thì có thể pháttriển mạng lưới bán lẻ rộng khắp Còn nếu doanh nghiệp có năng lực và trình độ quản
lý còn thấp thì nên tập trung phát triển hệ thống tại 1 số khu vực nhỏ lẻ, phù hợp vớiđiều kiện của doanh nghiệp
Định hướng và chính sách phát triển lâu dài: Doanh nghiệp phải trả lời đượccác câu hỏi: mặt hàng kinh doanh chính là mặt hàng nào? Đối tượng khách hàng củadoanh nghiệp là ai? Doanh nghiệp phải làm gì để luôn đáp ứng được nhu cầu củakhách hàng mục tiêu Trả lời những câu hỏi này giúp doanh nghiệp có thể đưa ra
Trang 27chiến lược phát triển về mạng lưới bán lẻ cũng như phát triển tình hình kinh doanhcủa doanh nghiệp và tạo nên thành công trong tương lai.
Các nguồn lực của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần xác định doanh nghiệp
có các nguồn lực nào: về nhân lực, tài lực, vật lực, thương hiệu Xác định được tàisản của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dưng được những định hướng phùhợp, từ đó quá trình quản lý mạng lưới bán lẻ được diễn ra tốt hơn và ít gặp phải cácvấn đề xảy ra ngoài dự định của doanh nghiệp
Mục tiêu cần đạt được sau quá trình kinh doanh: doanh nghiệp cần đưa raước chừng các số liệu mong muốn đạt được sau khi xây dựng mạng lưới bán lẻ như
về doanh số, lợi nhuận, thị phần, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Nguyên tắc xây dựng mạng lưới bán lẻ
Xác định, lựa chọn một cơ cấu tổ chức mạng lưới bán lẻ hiện đại , chuyênnghiệp, phù hợp với từng yếu tố và điều kiện của doanh nghiệp Đối với 1 tổ chứcnhỏ thì cơ cấu quản lý sẽ đơn giản hơn bởi nhiệm vụ của mọi người được bố trí dễdàng Tuy nhiên, đối với một mạng lưới bán lẻ có quy mô lớn thì cần có một cơ cấu
tổ chức phức tạp hơn nhằm phân chia nhiệm vụ, công việc phù hợp với năng lực saocho đạt được hiệu quả nhất
Nguyên tắc về vị trí địa lý: việc quyết định đầu tư hay mở thêm bất kì cửa
hàng, đại lý, siêu thị nào cũng cân phải tuân theo các nguyên tắc về vị trí địa lý( mật
độ các cửa hàng , siêu thi không dày quá có thể dân đến sự xung đột, cạnh tranh giữacác thành viên cũng như gây lãng phí; còn mật độ cửa hàng hay siêu thi quá thưa thìkhông phủ kín được thị trường, gây mất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp )
Nguyên tắc về tầm quản lý: Một người chỉ có thể quản lý được tốt khi giới
hạn người quản lý dưới quyền ở mức độ hợp lý tùy theo mức độ công việc, khi sốlượng người quản lý dưới quyền vượt quá giới hạn thì chất lượng quyết định, quan lýcông việc sẽ bị giảmđi
Nguyên tắc phân chia công việc: Những công việc phải được phân chia theo
năng lực và trình độ chuyên môn của mỗi người, các công việc cần được chia nhỏnhằm tăng hiệu quả và chất lượng công việc lên Nhân viên được giao cho công việcnào phải có trách nhiệm hoàn thành và quyền hạn cần thiết để thực hiện công việc đó
Trang 281.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mạng lưới kênh phân phối
1.4.1 Yếu tố bên trong
Nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố quyết định đến quá trình quản lý, phân phối sản phẩm , bởi
để có một mạng lưới phân phối hoàn chỉnh cần phải có chiến lược và kế hoạch cụ thể;điều này không tự nhiên có mà phải dựa vào trình độ quản lý và năng
lực đội ngũ cấp cao trong công ty, từ ban giám đốc đến đội ngũ cán bộ quản lýtại doanh nghiệp và nhân viên doanh nghiệp đó Để doanh nghiệp có một mạng lướiphân phối hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp phải có đội ngũ nhân viên sáng tạo, cótrình độ chuyên môn, sự hiểu biết về thị trường, nhu cầu khách hàng để từ đó đemđến những đóng góp, ý kiến để cải tiến mạng lưới phân phối
Nguồn tài chính
Tình hình tài chính tại doanh nghiệp là yếu tố quan trọng trong việc xây dựngmột mạng lưới kênh phân phối hoàn thiện Bởi doanh nghiệp luôn phải cân nhắc giữachi phí xây dựng mạng lưới và tình hình nguồn vốn hiện có tại doanh nghiệp nhằmđầu tư xấy dựng một cách phù hợp cũng như tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc lựachọn kho, nếu xây dựng kho riêng thì cần có nguồn vốn đầu tư vào
mặt bằng, trang thiết bị, cơ sở vật chất thuê các dịch vụ vận tải uy tín cũngnhư mở rộng được thì trường bán lẻ hơn
Chiến lược phát triển của công ty
Công ty nào cũng sẽ có những mục tiêu, chiến lược mở rộng mạng lưới kênhphân phối trong tương lai, các công ty sẽ đặt ra mục tiêu để từ đó tiến hành thực hiện.Chính vì vậy, tùy vào chiến lược đưa ra mà công ty sẽ có những kế hoạch để mở rộngmạng lưới kho hay thay đổi hệ thống vận tải, thay đổi tuyến đường vận chuyển chophù hợp cũng như mở rộng mạng lưới bán lẻ ra không chỉ một thị trường mà mở rộng
ra các thị trường lớn trong nước hay cả nước ngoài
1.4.2 Yếu tố bên ngoài
Yếu tố luật pháp
Các yêu tố về luật pháp, chính phủ và tình hình kinh tế luôn là nhân tố nhạycảm tác động đến mọi hoạt động trong nền kinh tế quốc dân và trong đó có mạng lướikênh phân phối
Trang 29+ Tình hình chính trị , pháp luật trong nước: Trong nền kinh tế chính phủ đóngvai trò rất quan trọng bởi chính phủ là người tiêu dùng lớn nhất của xã hội Khi lượngtiêu dùng của chính phủ lớn và ổn định có nghĩa là tình hình kinh tê đang phát triển
ổn đinh do đó tạo điều kiện cho sự phát triển về mạng lưới vận tải hay việc tổ chứcmạng lưới kênh phân phối sẽ được hiệu quả hơn
+ Tình hình chính trị, pháp luật nước ngoài: Thị trường quốc tế luôn là thịtrường khó tính và đầy trở ngại Bao gồm những tiêu chuẩn về hàng hóa, an toànthực phẩm được quản lý chặt chẽ Chính vì vậy, những doanh nghiệp có ý định
mở rộng mạng lưới kênh phân phối tại nước ngoài phải có hiểu biết rõ về luậtpháp và chính trị nước đó để tránh các vấn đề gây ảnh hưởng đến tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp
Tình hình kinh tế - xã hội
Thực trạng nền kinh tê và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng không nhỏđến mạng lưới phân phối Tốc độ tăng trưởng khác nhau của nền kinh tế sẽ ảnhhưởng đến quyết định tiêu dùng của người tiêu dùng mà chỉ tiêu tiêu dùng ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả mạng lưới phân phối
Mạng lưới phân phối là công cụ để cạnh tranh của doanh nghiệp Khi kinh tê
sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí cho tiêu dùng đồng thời làm tăng đối thủ cạnhtranh cho doanh nghiệp vì vậy mạng lưới phân phối của doanh nghiệp phải được cảitiến, sáng tạo hơn nữa Bên cạnh đó, lạm phát cao thì việc kiểm soát giá và sức muacủa người tiêu dùng cũng khó khăn hơn Vì vậy, mạng lưới phân phối hoạt động tốt
và hiệu quả chỉ khi hàng hóa được tiêu dùng ổn định và thường xuyên
Chủng loại sản phẩm
Với những loại sản phẩm, hàng hóa khác nhau sẽ có cách bảo quản , lưu trữkhác nhau Tùy vào đặc tính của từng loại hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ có cách bốtrí xấy dựng mạng lưới kho, vận tải hay mạng lưới bán lẻ phù hợp.Đối với những sảnphẩm có thời gian lưu trữ và hán sử dụng nhanh thì phải đòi hỏi phân phối nhanhchóng, kịp thời Chính vì vậy, doanh nghiệp phải xây dưng mạng lưới kênh phân phốiphù hợp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng mà không gây thiệt hại cho công ty