1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh của quân và dân nhà trần trong chiến thắng chống quân nguyên mông lần 3 năm 1288 (2017)

99 421 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2PHẠM VĂN SÁNG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH” CỦAQUÂN VÀ DÂN NHÀ TRẦN TRONG CHIẾN THẮNG N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

PHẠM VĂN SÁNG

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH” CỦAQUÂN VÀ DÂN NHÀ TRẦN TRONG CHIẾN THẮNG NGUYÊN - MÔNG LẦN

3 NĂM 1288

KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI – 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2

PHẠM VĂN SÁNG

NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH” CỦAQUÂN VÀ DÂN NHÀ TRẦN TRONG CHIẾN THẮNG NGUYÊN - MÔNG LẦN

3 NĂM 1288

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học:

Thượng tá Phạm Văn Dư

HÀ NỘI – 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thượng tá Thạc sĩPhạm Văn Dư đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và động viên tôi trong quá trìnhthực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong trung tâm giáo dụcQuốc phòng Hà Nội 2, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã dạy dỗ tôitrưởng thành trong suốt thời gian học tập tại trung tâm, đã tạo điều kiện vàđóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi đã luôntạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian học tập

và quá trình thực hiện đề tài

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Phạm Văn Sáng

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi Những kết quả thu được hoàn toàn chân thực và chưa có đề tài nàonghiên cứu

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Sinh viên

Phạm Văn Sáng

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

Nghệ thuật quân sự NTQS

Quốc phòng và an ninh QP - AN

Quốc phòng toàn dân QPTD

An ninh nhân dân ANND

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH” TRONG LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC 5

1.1 Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” 5

1.1.1 Khái niệm về nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” 5

1.1.2 Nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” trong lịch sử đánh giặc của dân tộc ta 7

1.2 Cơ sở hình thành nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của quân và dân nhà Trần trong chiến thắng Nguyên - Mông lần 3 năm 1288 8

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội và truyền thống sử dụng nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của dân tộc ta 8

1.2.2 Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông năm 1288 9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 16

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH” CỦA QUÂN VÀ DÂN NHÀ TRẦN TRONG CHIẾN THẮNG NGUYÊN - MÔNG LẦN 3 NĂM 1288 17

2.1 Đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch chiến đấu với kẻ thù 17

2.1.1 Đặc điểm tình hình, bối cảnh trong nước 17

2.1.2 Tình hình địch 19

2.1.3 Tình hình ta 20

2.2 Tổ chức xây dựng lực lượng của quân và dân nhà Trần 21

2.2.1 Chủ trương xây dựng lực lượng của quân nhà Trần 21

2.2.2 Bố trí lực lượng của nhà Trần 24

Trang 7

2.3 Xây dựng phương thức tác chiến chống kẻ thù xâm lược 25

2.3.1 Các phương thức tác chiến của quân và dân nhà Trần và diễn biến chính các trận giao tranh 25

2.3.2 Trận đánh lớn của quân và dân nhà Trần trên sông Bạch Đằng 27

2.4 Nét đặc sắc trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 3 năm 1288 30

2.4.1 Đánh giá đúng kẻ thù, khai thác điểm yếu của địch 31

2.4.2 Tài thao lược của các tướng nhà Trần 32

2.4.3 Nghệ thuật lợi dụng địa hình địa vật để đánh giặc 33

2.5 Những bài học kinh nghiệm 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 37

CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG TRUYỀN THỐNG “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH” TRONG NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC 38

3.1 Một số nội dung về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay 38

3.1.1 Đặc điểm, đối tượng của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới 38

3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới 40

3.2 Sự vận dụng truyền thống nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của Đảng ta trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 44

3.2.1 Trong chống Pháp và chống Mỹ 44

3.2.2 Vận dụng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay 47

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 55

KẾT LUẬN 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 9

Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc ta đã hìnhthành nên rất nhiều loại hình nghệ thuật đánh giặc đặc sắc như nghệ thuậtchiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ítđịch nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông Chính sự độc đáo đócủa nghệ thuật đánh giặc đã góp phần làm nên những chiến công hiển háchvang dội của lịch sử dân tộc, làm cho quân thù luôn bị động, bất ngờ từ mạnhthành yếu và cuối cùng đi đến thất bại nặng nề.

Thế kỷ thứ XIII, trong vòng 30 năm (1258 - 1288), quân và dân ta dưới

sự lãnh đạo của vương triều Trần đã ba lần chiến thắng vẻ vang quân xâmlược Nguyên - Mông Đây là một trong những giai đoạn lịch sử hào hùng vàoanh liệt nhất của quá trình đấu tranh giữ nước và cứu nước của dân tộc ta Từkinh nghiệm của dân tộc ta hơn một ngàn năm đấu tranh giữ nước đó, nhữngnhà lãnh đạo đất nước ta thời Trần đã nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, kiêncường, bất khuất, ý chí cấu kết cộng đồng và trí thông minh sáng tạo trong

Trang 10

cách đánh giặc; biết đánh giá đúng địch, ta từ đó có những quyết sách đúngđắn trong phát huy thế mạnh của quân và ta; từng bước kìm hãm thế mạnh vàkhai thác điểm yếu của kẻ thù để có thể giành thắng lợi trong các cuộc chiến.

Từ thực tiễn ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông cho thấy,nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn cũng như thế mạnh của kẻ thù quân vàdân nhà Trần đã biết kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống nghệthuật đánh giặc của dân tộc ta trong lịch sử; đồng thời, vận dụng linh hoạt,sáng tạo các nghệ thuật đó để hình thành nên nhiều nghệ thuật quân sự đặcsắc đảm bảo phù hợp với tình hình đất nước, thực tiễn sức mạnh của quân vàdân ta, cũng như khắc chế được sức mạnh của kẻ thù

Trong các loại hình nghệ thuật đánh giặc, nghệ thuật “Lấy ít địch nhiều,lấy yếu chống mạnh” được coi là nghệ thuật tiêu biểu, được quân và dân nhàTrần sử dụng nhiều nhất trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại của triều đại; nóđược thể hiện rõ nét trong nhiều trận đánh khác nhau, mà nổi bật nhất là trongcuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông năm 1288 Chính việc sử dụngnghệ thuật đánh giặc này đã trực tiếp làm nên thắng lợi của quân và dân nhàTrần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên -Mông lần 3, cũng góp phần tolớn để dân tộc ta luôn giành chiến thắng trước các cuộc xâm lăng của quânxâm lược để giữ vững nền độc lập nước nhà

Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trước thực tiễn, đặc điểm, tình hình của đấtnước đã và đang đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu những giá trị củanghệ thuật quân sự cha ông ta trong quá khứ nói chung, nghệ thuật quân sự

“lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của quân và dân nhà Trần năm 1288nói riêng, từ đó tìm ra những kinh nghiệm hay, có giá trị sâu sắc để vận dụngphù hợp trong bối cảnh mới để quân và dân ta có thể dành chiến thắng trướcmọi kẻ thù khi có chiến tranh xảy ra Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã

Trang 11

chọn “Nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh của quân và dân nhàTrần trong chiến thắng Nguyên - Mông lần 3 năm 1288” làm đề tài khóa luậntốt nghiệp của mình.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu nghệ thuật đánh giặc “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”của dân quân nhà Trần trong chiến thắng Nguyên - Mông năm lần 3 năm

1288, và những bài học kinh nghiệm mà Đảng ta đã vận dụng trong việc xâydựng và phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam

3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Khát quát nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự “lấy ít địch nhiều, lấy yếuchống mạnh” trong chiến thắng Nguyên - Mông lần 3 năm 1288

- Nghiên cứu sự vận dụng nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”của Đảng ta trong xây dựng nghệ thuật quân sự Việt Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghệ thuật đánh giặc “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” và dân vàquân nhà Trần trong chiến thắng Nguyên - Mông

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông lần 3 năm 1288 và sự vậndụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp :

+ Phương pháp logic lịch sử:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

6 Ý nghĩa và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Trang 12

- Khẳng định truyền thống đánh giặc giữ nước độc đáo của dân tộc ta và ý chíquật cường của dân tộc nhỏ bé đứng lên chống quân xâm lược lớn hơn nhiềulần.

- Xây dựng niềm tin tuyệt đối vào Đảng vào nghệ thuật quân sự trong giaiđoạn phát triển hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc cần phải nghiên cứu, vận dụng những giá trị của nghệ thuật quân sự

“lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” trong lịch sử dựng nước và giữ nước

- Góp phần xây dựng và phát triển nền nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng, giáo dục và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc ta

Trang 13

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH” TRONG LỊCH SỬ ĐÁNH GIẶC

GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC 1.1 Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”

1.1.1 Khái niệm về nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”

Nghệ thuật quân sự có vị trí hết sức quan trọng trong chỉ đạo chiếntranh Nó là một trong những nhân tố quyết định thành bại của chiến tranh.Theo từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam: “Nghệ thuật quân sự là lý luận vàthực tiễn chuẩn bị, tổ chức và tiến hành đấu tranh vũ trang Nó nghiên cứu cácquy luật của chiến tranh và đấu tranh vũ trang, xác định những nguyên tắc vàphương pháp tiến hành các hoạt động quân sự trong chiến tranh Nghệ thuậtquân sự được hình thành từ ba bộ phận: Chiến lược quân sự, nghệ thuật chiếndịch và chiến thuật quân sự Ba bộ phận nghệ thuật quân sự là một thể thốngnhất có quan hệ biện chứng chặt chẽ, trong đó chiến lược quân sự đóng vai tròchủ đạo” [6]

Như vậy, nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” được coi

là một trong những loại hình, một bộ phận cấu thành nên nghệ thuật quân sựViệt Nam Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, quân và dân

ta đã sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật quân sự khác nhau, trong đó nghệthuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” là loại hình được sử dụng nhiềunhất

Nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” là dựa trên mốiquan hệ giữa thế và lực, tạo thế có lợi, kết hợp “Mưu - Thời - Thế - Lực” Đây

là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta, khi dân tộc

ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí, trang bị lớn

Trang 14

hơn nhiều lần Nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” chính làsản phẩm của lấy “thế” thắng “lực” Quy luật của chiến tranh là mạnh được,yếu thua, nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, cha ông ta đã xácđịnh đúng đắn về sức mạnh trong chiến tranh, đó là: sức mạnh tổng hợp củanhiều yếu tố, chứ không thuần túy là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khícủa mỗi bên tham chiến.

Theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh luôn kế thừa và phát huy truyềnthống của dân tộc ta: “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” Biết đánh bằngmọi lực lượng, mọi quy mô, bằng mọi vũ khí có trong tay Theo Người, đó lànghệ thuật tạo thời, lập thế, tranh thời, biết đánh địch bằng mưu, thắng địchbằng thế Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, tạo lực phải đi đôi với lậpthế, bởi thế và lực có mối quan hệ khăng khít Nếu chỉ có lực thôi thì chưa đủ,

mà còn phải có thế mới phát huy được tác dụng của lực Trong chiến tranhcũng vậy, chỉ có lực mà không có thế, thì cũng không thể đánh thắng đượcquân địch Thế trong nghệ thuật quân sự là tình thế, thế nước, thế trận chiếntranh, thế bố trí lực lượng gắn với địa hình và điều kiện địa lý nhất định Nhưvậy, muốn đánh thắng địch phải có thế và được thế tốt thì một lực lượng quân

sự dù nhỏ hơn, vũ khí, kỹ thuật ít và kém hiện đại nhưng vẫn có thể biếnthành nhiều, nhỏ biến thành lớn và nhất định thắng lợi

Từ cách tiếp cận trên, có thể khẳng định là: Nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” là một trong những hình thức cơ bản của Nghệ thuật quân sự thể hiện sự thuần thục, mưu trí, sáng tạo trong tổ chức, sử dụng lực lượng, vận dụng tốt thế và lực đã được tạo dựng từ trước để đánh địch theo cách đánh của ta, giành thắng lợi.

Trang 15

1.1.2 Nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” trong lịch sử đánh giặc của dân tộc ta

Đây là nét đặc sắc và tất yếu trong nghệ thuật quân sự của ông cha ta,khi dân tộc ta luôn phải chống lại các đội quân xâm lược có quân số, vũ khí,trang bị lớn hơn nhiều lần Nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chốngmạnh” chính là sản phẩm của “thế” thắng “lực” Quy luật của chiến tranh là

“mạnh được, yếu thua” nhưng từ trong thực tiễn chống giặc ngoại xâm, chaông ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh, đó là: sức mạnhtổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không thuần túy là sự so sánh hơn kém về “vũkhí, quân số” của mỗi bên tham chiến Kết quả một số cuộc chiến tranh chothấy

Để chống lại 30 vạn quân xâm lược Tống (1077), nhà Lý trong khi chỉ

có 10 vạn quân, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân và dân nhà Lý đãtận dụng được ưu thế địa hình và các yếu tố khác để tạo ra sức mạnh hơn địch

và đánh thắng địch

Thời Trần có khoảng 15 vạn quân, chống lại giặc Nguyên - Mông, lầnthứ 2 là 60 vạn, lần 3 khoảng 50 vạn Nhà Trần đã kết hợp giữa “Lấy ít địchnhiều, lấy yếu chống mạnh” và đã “lấy đoản binh để chế trường trận” hạn chếsức mạnh của giặc để đánh thắng giặc

Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn, quân số lúc cao nhất có khoảng 10 vạn,nhưng đã đánh thắng 80 vạn quân Minh xâm lược Vì Lê Lợi và Nguyễn Trãi

đã vận dụng “tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà” và vận dụng cách đánh

“vây thành diệt viện” kết hợp với nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chốngmạnh”

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mãn Thanh xâm lược, nhà TâySơn có khoảng 10 vạn quân, nhưng đã đánh thắng 29 vạn quân xâm lược và

Trang 16

quân bán nước Lê Chiêu Thống vì Nguyễn Huệ đã dùng lối đánh táo bạo, thần tốc, bất ngờ [3 Tr 83]

1.2 Cơ sở hình thành nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của quân và dân nhà Trần trong chiến thắng Nguyên - Mông lần 3 năm 1288

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội và truyền thống sử dụng nghệ thuật “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” của dân tộc ta

1.2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Nước Đại Việt thời Trần là một quốc gia độc lập, tự chủ So với thời

Lý, lãnh thổ Đại Việt không mấy thay đổi Về đại thể, Đại Việt bao gồm vùnglãnh thổ Bắc Bộ và một phần Trung Bộ ngày nay với trung tâm chính trị, kinh

tế, văn hóa là kinh thành Thăng Long vốn đã nổi tiếng từ hai thế kỷ trước

Phía bắc giáp với Trung Quốc ở vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông vàQuảng Tây) bấy giờ thuộc nhà Tống và nhà Nguyên đồng thời giáp với vươngquốc Đại Lý (tức Nam Chiếu) ở vùng Vân Nam Phía đông là biển rộng bao la

và các hải đảo Phía tây giáp với lãnh thổ các bộ tộc Lão Qua (Lào) Phía namgiáp với vương quốc Chăm Pa (Chiêm Thành) Như vậy, Đại Việt có vị trí địa

lý quan trọng, nằm trên đường giao lưu từ bắc xuống nam, từ đông sang tây,

từ đất liền sang biển cả

Một đất nước giàu đẹp lại nằm ở vị trí địa lý quan trọng thì không thểtrách khỏi con mắt nhòm ngó đầy tham vọng của những thế lực bành trướngxâm lược ở sát nách qua thế kỷ này đến thế kỷ khác

1.2.1.2 Đặc điểm xã hội

Xã hội Đại Việt là một xã hội đã phân tầng đẳng cấp trên quy mô quốcgia với 2 đẳng cấp chính: vua quan và thứ dân (bách tính) dưới thứ dân là tầnglớp nô tỳ Tuy nhiên, sự phân hóa xã hội chưa sâu sắc, giữa hai đẳng cấp nàyvẫn có những mối quan hệ gần gũi Cộng đồng làng xã còn tương đối thuầnnhất, lúc này sự phân loại các hạng dân chủ yếu theo lứa tuổi (tiểu hoàng

Trang 17

nam, đại hoàng nam, lão, long lão) Tục trọng lão, trọng xỉ (thiên trước) còn rất đậm trong làng xã.

Nhà Vua đứng đầu nhà nước và là biểu tượng của quốc gia, trên danhnghĩa, có uy quyền tối thượng và toàn năng Khi vua còn trẻ, quyền hành thực

tế nằm trong tay Thái Thượng Hoàng

Quý tộc quan liêu là chỗ dựa của nhà vua và triều đình trong các cuộckháng chiến chống Nguyên - Mông cũng như trong công cuộc trị nước

Tăng ni, tăng quan thời Trần đã giữ một vị trí quan trọng trong xã hội(như các sư Pháp Loa Huyền Quang) Nhà chùa có ruộng đất riêng và nô tỳriêng

Đẳng cấp thứ dân bao gồm chủ yếu bộ phận nông dân tự do - tự canhtrong các làng xã, đa số cày ruộng công và một số ít có ruộng tư, có nghĩa vụnộp tô thuế, lao dịch và binh dịch cho Nhà Nước Trong làng xã, có thể đã cómột số ít tá điền

Nô tì (nô: nam, tì: nữ) tuy không hẳn là một đẳng cấp riêng biệt nhưng

là một tầng lớp xã hội ở thời Trần khá đông đảo Nô tì có nhiều nguồn gốc cóthể là nông dân bị bần cùng hóa (năm 1290 đói kém, một người bán làm nôgiá 1 quan tiền, tương đương 1 thăng (2 lít gạo), hoặc bị gán nợ (như Hà ÔLôi, trong Lĩnh Nam chích quái), hoặc các phạm nhân mắc tội đồ tù binh(ChamPa và Nguyên), người nước ngoài bị bắt cóc Có nhiều loại nô: quan nô(của Nhà Nước) làm việc trong các đồn điền, trại lính, gia nô (của các nhàquyền quý) làm việc trong gia đình và điền trang, tam bảo nô phục vụ trongcác chùa chiền Nô tỳ có địa vị thấp kém nhất trong xã hội, nhưng một số sau

đó đã trở thành những người tự do có địa vị trong xã hội

1.2.2 Bối cảnh lịch sử trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông năm 1288

Trang 18

1.2.2.1 Khái quát về quân Nguyên - Mông trong cuộc xâm lược nước ta lần 3 (1285 - 1288)

Bấy giờ là thế kỷ XIII, sau khi tiến hành các cuộc chiến tranh chinhphục các bộ lạc trên lãnh địa Mông Cổ, Thiết Mộc Chân được tôn làm “hãn”đứng đầu các bộ lạc Năm 1206, Thiết Mộc Chân triệu tập đại hội quý tộc,trước đại hội các lãnh chúa, thủ lĩnh bộ lạc để tổ chức chính quyền trên toànlãnh thổ đã chiếm đóng Thiết Mộc Chân (44 tuổi) được suy tôn làm đại hãn(tức là hãn lớn mạnh nhất, gọi là Thành Cát Tư Hãn) Từ đây một nhà nướcphong kiến quân sự độc tài tập quyền ra đời đặt tên là nước Mông Cổ

Ngay từ đầu Nhà nước Mông Cổ đã là một nhà nước đế quốc, lấy quânđội mạnh làm chỗ dựa và dùng xâm lược vũ trang làm cơ sở tồn tại và pháttriển Quân đội của họ là quân đội phong kiến, trong đó gồm các quý tộc caocấp, các thủ lĩnh quân sự và các tướng lĩnh chỉ huy trung thành với đại hãn.Quân đội Mông Cổ rất thiện chiến, thêm vào đó với năng lực về mặt quân sựthiên tài, Thành Cát Tư Hãn đã sáng tạo ra cách dụng binh thích hợp với điềukiện bản thân và hoàn cảnh khách quan trên chiến trường Những tướng lĩnhMông Cổ cũng rất tài giỏi chỉ huy Quân Mông Cổ đặc biệt biết lợi dụng điềukiện hành động nhanh chóng mẫn tiệp của kỵ binh

Từ những thảo nguyên mênh mông vùng Trung Á, từng đoàn kỵ binhcủa đế quốc Mông Cổ cuốn theo cát bụi và máu lửa, ào ạt kéo sang phươngTây, phương Đông rồi phương Nam, gieo chết chóc và tàn hại khắp Châu Á,Châu Âu Hàng trăm thành thị lớn và kinh đô của nhiều nước bị phá hủy,hàng ngàn làng mạc bị đốt phá và san bằng, mấy triệu người bị giết hại Trongvòng mấy chục năm đầu thế kỷ XIII, vua chúa Mông Cổ đã thành lập một đếquốc rộng lớn từ bờ Thái Bình Dương đến bờ Bắc Hải Nửa thế giới kinhhoàng, lo sợ ngập chìm trong đau thương Vào giữa thế kỷ thứ XIII, quân

Trang 19

Mông Cổ đã dần dần đánh bại nhà Tống, chiếm được toàn bộ lãnh thổ TrungQuốc, Hốt Tất Liệt lên làm vua đổi quốc hiệu là Nguyên.

Sự hợp nhất giữa thế lực người Thát Mông Cổ với thế lực Đại Hán ởTrung Quốc đã biến triều Nguyên do người Mông Cổ lập ra thành một triềuđại chính thống ở Trung Quốc Tình hình đó càng làm tăng thêm sức mạnhcủa đế chế Nguyên: kết hợp hai tính cách tiêu biểu của hai thế lực, giữa tưtưởng cuồng chiến xâm lược hết sức tàn bạo của người Mông Cổ với tư tưởngĐại Hán bình thiên hạ ở Trung Hoa Đó thực sự là một nguy cơ lớn đối vớicác dân tộc láng giềng trước âm mưu bành trướng thiên hạ của đế chếNguyên

Quân đội Nguyên - Mông là đội quân hùng mạnh với quân số đông,thiện chiến, từng giành chiến thắng trong các cuộc xâm lược Với thể chấtcường tráng, tinh thần chiến đấu cao, kĩ năng bắn cung và đánh trên ngựa giỏikết hợp với tiền đề về kinh tế, tiềm lực quân sự (vũ khí, phương tiện, lươngthực) Tất cả những yếu tố nêu trên đã hình thành nên điểm mạnh của quânđội Nguyên - Mông

Với tiền đề lớn mạnh như vậy nhưng đội quân Nguyên - Mông khôngthể tránh được những điểm yếu mà từ đó quân và dân nhà Trần đã dựa vào đểđánh thắng quân xâm lược Cuộc chiến tranh xâm lược của quân Nguyên -Mông mang bản chất là một cuộc chiến tranh phi nghĩa gây ra đau thương tổnthất, không mang lại lợi ích cho nhân dân, không được sự ủng hộ của lòngdân Việc đi xâm lược của quân đội Nguyên - Mông vấp phải sự phản đốimạnh mẽ của nhân dân ưa chuộng hòa bình trên thế giới Mặt khác đại đa sốquân lính là người Trung Hoa bị chinh phục, tinh thần chiến đấu không có,gặp khó khăn là chán nản

Khi sang xâm lược Đại Việt, quân đội Nguyên - Mông áp dụng kế sách

“đánh nhanh thắng nhanh” nhưng lại vấp phải vô vàn khó khăn trong quá

Trang 20

trình di chuyển Đất nước ta có nhiều núi, rừng; nhiều sông, ngòi; nhiều ao,

hồ cản trở bước tiến của kỵ binh khiến cho sức khỏe giảm sút, nhuệ khí haohụt Đặc biệt, đối với quân Nguyên - Mông lương thực là điểm yếu lớn nhấtcủa họ Quân giặc chinh chiến xa, công tác bảo đảm hậu cần khó khăn, nếuchiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suygiảm Trong ba lần tiến đánh Đại Việt đội quân Nguyên - Mông đều bị TrầnHưng Đạo đánh vào điểm yếu lương thực và cuối cùng phải chịu thất bại

Nước ta trong mùa hè có khí hậu nóng ẩm, một loại khí hậu mà ngườiMông Cổ không ưa Vào những lúc giao mùa thời tiết thay đổi, quân Nguyên

Mông không chịu nổi thời tiết này Mặt khác, kị binh của quân Nguyên Mông có khả năng cơ động cao sức đột kích mạnh mẽ, quen tung hoành ào ạttrên những chiến trường bằng phẳng nhanh chóng đè bẹp đối phương nhưnggặp phải khó khăn với địa hình Đại Việt Đất nước ta có nhiều núi rừng, sôngngòi; nhiều ao hồ là khó khăn cản trở kị binh Những đồng ruộng của ta cũngkhông mấy tốt cho kị binh khi mùa mưa đến Những rừng già um tùm, xentrong các núi cao là các điểm cho quân ta dễ mai phục đánh bất ngờ Với cácyếu tố về địa chất thì địa hình này không thuận lợi cho kị binh Mông Cổ

-Mặt khác, thủy chiến vốn là sở trường của dân quân Đại Việt, đồng thờilại là chỗ yếu của quân Nguyên Thủy binh giặc phần lớn là quân tân phụ(quân miền Nam của nhà Nam Tống cũ) vùng Quảng Đông, Hải Nam, tinhthần chiến đấu kém Tuy được chuẩn bị công phu, thuyền vững chắc, vũ khíđầy đủ song thủy binh địch đã chịu nhiều thất bại, lại không thiện chiến bằng

kỵ binh và bộ binh Kỵ binh và bộ binh cưỡi ngựa - bắn cung đều tài giỏinhưng không quen tác chiến trên sông biển

1.2.2.2 Khái quát về quân và dân nhà Trần trong cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần 3

Trang 21

Triều Trần là một triều đại lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam ThờiTrần được xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn

mà dân tộc ta đã vươn lên mạnh mẽ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổquốc, viết lên trang lịch sử chói lọi trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước

Theo quy luật tất yếu của lịch sử, đầu thế kỷ XIII vương triều Lý suyyếu, đất nước lâm vào cảnh hoạn lạc bởi những cuộc chiến tranh đẫm máugiữa các phe phái phong kiến Kinh thành Thăng Long nhiều lần chìm trongbiển lửa nội chiến và bị tàn phá nặng nề Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.Trong số các phe phái phong kiến lúc bấy giờ, thế lực họ Trần ở Hải ấp dầndần phát triển và trở thành lực lượng mạnh nhất mà người đại diện là Điệntiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ và Thái Uý Trần Tự Khánh đã khống chế đượcchính quyền trung ương và chiến thắng các tập đoàn phong kiến khác, thốngnhất đất nước

Đầu năm 1226, với sự kiện Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho TrầnCảnh, triều Lý rời khỏi vũ đài chính trị; một vương triều mới thay thế - triềuTrần (1226 -1400) Với sự thiết lập của triều Trần, nước Đại Việt trải qua giaiđoạn phát triển mới Về khách quan, điều đó phù hợp với nguyện vọng hòabình, thống nhất của nhân dân và yêu cầu phát triển của lịch sử Triều Trần trẻtrung thay thế triều Lý - một triều đại đã già cỗi đã mất hết sinh khí để lãnhđạo đất nước trong một bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Dưới sự lãnhđạo của triều Trần, nước Đại Việt vươn lên mạnh mẽ, đạt được những thànhtựu đáng tự hào trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và trên cả lĩnhvực quân sự

Sự phát triển về mọi mặt của đất nước là nền tảng của quốc phòng, cóquan hệ lớn đối với các hoạt động quân sự cũng như thành quả của sự nghiệpgiữ nước chống giặc ngoại xâm lúc đó Trong bối cảnh triều đình nhà Nguyênđang ráo riết chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược sau thất bại thảm hại

Trang 22

của cuộc xâm lược thứ 2 năm 1285, thì triều đình nhà Trần và quân dân nước

ta cũng đang nhộn nhịp chuẩn bị kháng chiến

Sau chiến thắng oanh liệt năm 1285, quét sạch quân xâm lược ra khỏi

bờ cõi, triều Trần muốn tỏ thái độ nhân nhượng để cho nhà Nguyên đỡ mấtthể diện mong tránh được nội chiến báo thù Nhưng bản chất xâm lược, thái

độ nước lớn của nhà Nguyên không thay đổi Trước thái độ khiêu khích của

kẻ thù, triều đình nhà Trần cũng như quân đội và nhân dân cả nước hết sứccảnh giác, sẵn sàng chiến đấu Khi được tin vua Nguyên lại chuẩn bị xâmlược thì cả nước chuyển sang trạng thái sẵn sàng đánh địch

Việc chuẩn bị kháng chiến rất khẩn trương của toàn dân trên cơ sở lãnhđạo của triều đình và truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và tinh thầnđoàn kết nhất trí đã được thử thách trong cuộc kháng chiến thứ hai Với kinhnghiệm phong phú của hai cuộc kháng chiến thắng lợi, triều đình và quân dân

ta bước vào cuộc kháng chiến thứ ba này với tư thế chủ động đàng hoàng vàlòng tin cao độ Tháng 6 năm Trùng Hưng thứ hai (26/3 - 22/7/1286) TrầnNhân Tông ra lệnh cho tất cả vương hầu, tôn thất mộ thêm binh lính, chấnchỉnh lực lượng; quân dân gấp rút chế tạo tu sửa khí giới, chiến thuyền HưngĐạo Vương Trần Quốc Tuấn lại được cử làm Quốc công tiết chế, đôn đốcviệc chuẩn bị kháng chiến của triều đình, vương hầu và chủ tướng Các tướngđược phân công trấn giữ các hướng địch có thể tấn công

Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư được làm phó tướng đóng quân ởVân Đồn, trấn giữ vùng biển Đông Bắc Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duậtđược điều lên vùng Bạch Hạc, chuẩn bị chặn đánh quân địch từ Vân Namxuống Nhiều tướng khác được giao nhiệm vụ đem quân chặn đánh địch vàbám trụ hoạt động ở các vùng hiểm yếu trên các nẻo đường tiến quân của địch

từ Lạng Sơn về Thăng Long Theo trinh thám biết quân Nguyên tăng cường

Trang 23

thủy binh, nhà Trần đã chú trọng tăng cường phòng thủ biển Tất cả chuẩn bịcho một cuộc đấu tranh đánh đuổi quân thù ra khỏi bờ cõi Đại Việt.

Khi quân Nguyên chuẩn bị tiến công, Trần Quốc Tuấn nhận định “nămnay thế giặc dễ đánh” Với tinh thần “Sát Thát”, có quyết tâm cao tiêu diệtđịch, quân sĩ ta đã ra sức luyện tập để có khả năng chiến đấu cao Tinhthần hết sức khẩn trương nhưng dưới sự lãnh đạo của Hưng Đạo Vương TrầnQuốc Tuấn, quân dân ta bước vào cuộc kháng chiến thứ 3 với một khí thế đầyquyết tâm, tin tưởng Tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa quân đội và nhân dântrong việc chuẩn bị chiến trường, bố trí trận địa và hợp đồng tác chiến

Qua kinh nghiệm dày dặn, phong phú của 2 cuộc kháng chiến trước,Trần Quốc Tuấn đã đề ra kế hoạch đánh giặc rất chủ động, tài giỏi Theo tiếnggọi của Trần Quốc Tuấn nhân dân các vùng sông Bạch Đằng phối hợp vớiquân Trần khẩn trương đi vào một cuộc chiến đấu gian khổ và quyết liệt.Thóc gạo được chuẩn bị, sẵn sàng cung cấp cho quân đội, vũ khí được chế tạothêm để trang bị cho dân binh, thuyền bè được tu sửa để sử dụng trên chiếntrường sông nước Những đội dân chúng vũ trang ở vùng sông Bạch Đằng vàcác nơi khác, giàu lòng yêu nước, sẵn sàng chiến đấu giữ nước, giữ làng.Nhiều người có gia đình bị giặc tàn phá giết hại trong những cuộc càn quéttrước đó không lâu, nợ nước và thù nhà chồng chất càng làm tăng thêmsức mạnh và quyết tâm của họ Sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội và nhândân trong trận quyết chiến Bạch Đằng là sự thực hiện thành công phươngchâm chỉ đạo chiến tranh của Trần Quốc Tuấn: “Cả nước chung sức” Sự kếthợp đó đã phát huy cao độ sức mạnh tinh thần và vật chất của quân và dân

ta, là hình ảnh tuyệt đẹp của chiến tranh nhân dân trong lịch sử đất nước

Dựa vào những nguyên nhân và điều kiện đã nêu trên, có thểkhẳng định quân và dân nhà Trần sử dụng nghệ thuật “lấy ít địch nhiều,lấy yếu chống mạnh” trong kháng chiến đấu chống quân Nguyên - Môngxâm lược lần 3 năm 1288 là hoàn toàn đúng đắn mang tính tất yếu kháchquan lịch sử

Trang 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghệ thuật quân sự là nghệ thuật chỉ đạo vũ trang hay nghệ thuật tiếnhành chiến tranh, gồm 3 bộ phận là chiến lược quân sự, nghệ thuật chiếndịch và chiến thuật quân sự Nghệ thuật quân sự bao hàm cách đánh, hay nóicách khác cách đánh là một bộ phận cơ bản của nghệ thuật quân sự Nếunghệ thuật quân sự xem xét tổng thể việc tạo ra và sử dụng mưu trí, sáng tạogiữa thế và lực nhằm đạt được mục tiêu của đấu tranh vũ trang, thì cáchđánh được hiểu là cách thức sử dụng và vận động các thế và lực đã được tạodựng hoặc có sẵn hoặc phát sinh trong từng chiến dịch, từng trận đánh vớikhông gian, thời gian cụ thể

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phảichống lại kẻ thù xâm lược mạnh hơn nhiều lần về kinh tế, quân sự Song vớitinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí sáng tạo, ông cha

ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùngcủa dân tộc

Dưới thời Trần, công cuộc xây dựng đất nước được đẩy mạnh trên quy

mô lớn Kinh tế phát triển mạnh mẽ, quốc gia thống nhất, được củng cố, vănhóa dân tộc bước vào một giai đoạn rực rỡ Sự lớn mạnh về mọi mặt củađất

nước cho phép nhà Trần đối phó với âm mưu xâm lược của Nguyên - Môngmột cách kiên quyết chủ động, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập và ý chí tựlập, tự cường mạnh mẽ của cả dân tộc Trên cơ sở đó, những nghệ thuậtquân sự đặc sắc của cha ông ta đã được hình thành

Chương 1 đã làm rõ cơ sở hình thành nghệ thuật “Lấy ít địch nhiều, lấyyếu chống mạnh” của quân và dân Nhà Trần, biết vận dụng và phát huynhững kinh nghiệm và truyền thống quí báu của dân tộc trong việc chuẩn

bị và thực hành chiến tranh chống giặc ngoại xâm Đó là xuất phát điểm quan

Trang 25

trọng để phát triển nghệ thuật “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh” đượctrình bày ở Chương 2.

Trang 26

CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU, LẤY YẾU CHỐNG MẠNH”

CỦA QUÂN VÀ DÂN NHÀ TRẦN TRONG CHIẾN THẮNG NGUYÊN

- MÔNG LẦN 3 NĂM 1288 2.1 Đánh giá tình hình, xây dựng kế hoạch chiến đấu với kẻ thù

2.1.1 Đặc điểm tình hình, bối cảnh trong nước

Sau hồi binh lửa, quân Nguyên bại trận trong lần xâm lược thứ hai(1285), thây phơi đầy nội đã đành, quân dân Đại Việt là bên chiến thắng cũngkhông tránh khỏi nhiều tang thương, giặc đi đến đâu là xóm làng xơ xác tới

đó Quân dân ta vừa thắng trận, vết thương chiến tranh chưa kịp lành đã phảichuẩn bị bước vào một cuộc chiến tranh vệ quốc mới trước đế chế hùngmạnh nhất thế giới thời bấy giờ

Giữa năm 1285, quan quân rước vua Trần Nhân Tông và Thượnghoàng Trần Thánh Tông về lại kinh thành Thăng Long, trăm họ trở về quênhà sau những ngày tránh giặc và chiến đấu bên cạnh quân đội triều đình.Một trong những việc quan trọng đầu tiên mà vua Trần thực hiện là xétthưởng công trạng cho những người có công lao trong cuộc chiến, xử tộinhững kẻ hèn nhát hàng giặc Vua thương trăm họ vừa chịu khổ chiếntranh, xuống chiếu đại xá cho cả nước

Cuối năm 1285, vua Trần Nhân Tông lại chiếu cho cả nước định lại hộkhẩu, muốn qua đó thống kê lại sổ sách về thuế má, dân đinh Triều thần sợviệc này sẽ gây ra nhũng nhiễu cho dân, đồng loạt can vua: “Dân đương laokhổ, mà định số nhân khẩu, không phải là việc cấp”

Vua đáp lời: “ Chỉ có thể định hộ khẩu vào lúc này Chẳng nên qua đó

mà xem xét sự hao hụt, điêu tàn của dân ta hay sao?”

Trang 27

Triều thần nghe vua nói thế đều khen là phải, khắp nơi trong nướcnhộn nhịp việc định lại nhân khẩu Về việc này, sử gia các đời có nhiều ýkiến trái

Trang 28

chiều Mặt lợi là giúp hệ thống cai trị được tổ chức chặt chẽ hơn saunhững ngày xáo trộn do chiến tranh, giúp cho triều đình dễ dàng lắm rõ vàhuy động các tiềm lực trong dân Mặt hại là bởi thời kỳ này việc hành chínhcòn phức tạp mà định lại nhân khẩu cho cả nước là việc lớn, do đó sinh ranhiều phiền phức trong dân Tuy nhiên qua những diễn biến thời bấy giờcho thấy mọi việc đang diễn ra khá suôn sẻ Dân phiêu tán đã bắt đầu trở lạilàng quê cày cấy, các hải cảng đã sầm uất trở lại Từ đống tro tàn của chiếntranh, quân dân ta gấp rút xây dựng lại đất nước.

Tù binh bắt được trong trận chiến rất nhiều, trong quân của Toa Đô cónhững tù binh người Chiêm Thành đã quy hàng và chiến đấu cùng quânNguyên, vua Trần lệnh bắt những người này đem trả về cho vua Chiêm Thànhxét xử, thể hiện thiện chí giữa hai nước

Đối với quân Nguyên Mông, triều đình Đại Việt thể hiện thái độ hếtsức mềm mỏng để tìm kiếm hòa bình lâu dài Vừa dứt chiến tranh không lâu,

sứ bộ Đại Việt đã sang Nguyên tặng cống phẩm, đưa biểu “tạ tội” Đầu năm

1286, vua Trần đã lệnh trao trả 5 vạn tù binh quân Nguyên về nước.Những động thái này thể hiện thiện chí rất lớn của triều đình Đại Việt Khivua Nguyên sai sứ là Hợp Tán Lý Hải Nha sang nước ta, triều đình Đại Việt

đã đón tiếp thân thiện hòng nối lại mối quan hệ thân thiện với NguyênMông Tuy nhiên, sự nhún nhường, thân thiện của triều đình Đại Việt cũngkhông đủ dập tắt được tai họa chiến tranh do tham vọng và lòng thù hận củaquân Nguyên quá lớn Yêu sách của Nguyên triều vẫn là đòi đặt chức Đạt LỗHoa Xích, thiết lập nền đô hộ trên đất nước Đại Việt Để bảo vệ nền độc lập,triều đình nước ta đã phải từ chối yêu sách này

Trang 29

Sứ Nguyên về rồi, tin tức do thám liên tục báo về rằng Nguyên triềuđang ráo riết sửa soạn quân đội ở các vùng phía nam Vua Trần Nhân Tôngbiết chuyện chẳng lành, đoán rằng giặc sẽ tiến sang trong nay mai.

Trang 30

2.1.2 Tình hình địch

Nguyên Mông chuẩn bị xâm lược trong bối cảnh khó khăn hơn lần xâmlược trước Ở các vùng phía nam nước Nguyên, việc lao dịch, bắt lính, vơ vétthuế má, lương thực đã khiến cho dân chúng nhiều nơi lâm vào cảnh khốncùng, rủ nhau phất cờ khởi nghĩa Quân đội nhà Nguyên hùng mạnh, tạmthời vẫn làm chủ tình hình nhưng việc này đã khiến cho quá trình chuẩn bịxâm

lược Đại Việt gặp trở ngại lớn Một số quan lại địa phương nước Nguyên còn

có lòng thương dân, liên tiếp tâu trình xin Hốt Tất Liệt giãn tiến độ chuẩn bị.Khoảng tháng 7.1285, Tuyên úy ti Hồ Nam đã dâng sớ xin Hốt Tất Liệt hoãnbinh

Tham vọng bành trướng và lòng thù hận của Hốt Tất Liệt vẫn còn đó Khi mà khó khăn trong nước tạm thời dịu xuống, công cuộc chuẩn bị xâmlược Đại Việt lại được tiến hành mạnh mẽ Việc chuẩn bị càng dời tiến độ, thìbinh lực của đạo quân xâm lược càng ta lớn hơn Cuối năm 1286, ngựa chiếnđược cấp thêm cho Thoát Hoan Chinh Giao Chỉ được lập ra, giao cho A BátXích làm Hữu Thừa Tháng giêng năm 1287, Hốt Tất Liệt hạ lệnh điều độngthêm quân lính Gồm có 1.000 quân Tân Phụ (người Nam Tống cũ), 7 vạnquân Mông Cổ và quân Hán (người nước Kim cũ), 6000 quân Vân Nam(người nước Đại Lý cũ), 15.000 quân Lê (đảo Hải Nam) cùng với một sốquân người Choang (người Âu Việt ở Quảng Tây) Số quân tăng thêm nàycộng với những quân lính đã điều động từ trước và tàn quân của lần xâmlược trước chạy về, gộp chung toàn bộ đạo quân xâm lược nước Đại Việt lầnnày theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là 30 vạn quân Một số tướng lĩnh cũngđược tăng cường thêm dưới quyền Thoát Hoan là Ái Lỗ (Aruq), Tích ĐôNhi (Siktur), Trương Ngọc, Lưu Khuê

Trang 31

Rút kinh nghiệm từ lần thất bại lần trước, quân Nguyên trang bị haihạm thuyền lớn Hạm đội tải lương dưới quyền của Trương Văn Hổ, chở theo

Trang 32

17 vạn thạch lương (có sách chép 70 vạn) để giúp đảm bảo hậu cần cho quânNguyên, giảm bớt sự lệ thuộc vào việc tải lương đường bộ vốn rất khó khăn

và tốn nhiều nhân lực Hạm đội chiến đấu gồm có cả thảy hơn 600 chiếnthuyền dưới quyền tổng chỉ huy của Ô Mã Nhi, với hàng vạn thủy quân tinhnhuệ nhất của nước Nguyên là những sắc quân người Lê đảo Hải Nam, quânTân Phụ miền Giang Nam Hạm đội của Ô Mã Nhi có nhiệm vụ đánh mởđường và hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ, đồng thời sẽ là mộtlực lượng quan trọng để phá tan ưu thế thủy chiến của quân Đại Việt

Cuối thu năm 1287, quân Nguyên đã tập kết thành ba khối quân Khốiđại quân do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy tập kết tại Quảng Tây Khối quân ởVân Nam dưới quyền chỉ huy của Ái Lỗ là khối quân phối hợp Khối thủyquân Nguyên dưới quyền Ô Mã Nhi, Trương Văn Hổ tập kết ở Khâm Châu,sẵn sàng vượt biển tiến vào Đại Việt Lần xâm lược này, quân Nguyên cótổng quân số ít hơn lần trước nhưng đặc biệt nguy hiểm là thủy quâncủa chúng được tăng cường mạnh mẽ rõ rệt Trong lần xâm lược trước,quân Nguyên cực kỳ mạnh về kỵ bộ nhưng cách điều quân của Đại Việt đãkhiến cho nhiều lực lượng kỵ bộ của quân Nguyên trở thành “người thừa”.Trái lại, thủy quân tinh nhuệ là lực lượng mà quân Nguyên trong lần xâmlược năm

1285 rất cần nhưng lại thiếu thốn Lần này, sức mạnh quân Nguyên cân đốihơn giữa thủy và bộ, lại chú trọng hậu cần hơn trước Dù binh thủy bộ đềurất hùng hậu, Nguyên chủ Hốt Tất Liệt vẫn chưa hoàn toàn yên tâm Gầnsát ngày tiến quân, Hốt Tất Liệt ra chỉ dụ căn dặn các tướng : “Không đượccho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường”

2.1.3 Tình hình ta

Trang 33

Càng gần đến ngày quân Nguyên tiến sang, không khí chuẩn bị khángchiến ngày càng tích cực Để khích lệ lòng quân, Trần Hưng Đạo soạn HịchTướng Sĩ cho mọi người cùng đọc Binh sĩ nghe lời hịch hết sức sảng khoái,

Trang 34

rủ nhau xăm lên cánh tay hai chữ “Sát Thát” để bày tỏ ý chí quyết chiến Tạicác vùng tây bắc, quân của các tù trưởng đã chuẩn bị chiến đấu Thế lực

họ Hà ở châu Quy Hóa trước đây đã có nhiều chiến công trong cuộc khángchiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nay tiếp tục sản sinh ra những ngườianh hùng mới

Nhà Trần nhằm có lực lượng đông đảo cần thiết khi chống quân xâmlược, nhà Trần tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” của nhà Lý,vừa đảm bảo số quân cần thiết phòng khi có chiến tranh xảy ra Trong

đó quân chủ lực của nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ, quân các lộ ởđồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh

Phía Đại Việt đã tiến hành tổng động viên, lần này lãnh đạo là TrầnNhân Tông còn tướng chỉ huy toàn bộ quân đội là Hưng Đạo Vương TrầnQuốc Tuấn, Trần Nhân Tông đại xá thiên hạ, chỉ những người từng hàng quânNguyên đều không được đại xá, nhiều tù nhân được ra tình nguyện tòng quân

ra mặt trận để báo ơn

Trần Quốc Tuấn với những kinh nghiệm tác chiến thu được sau khiđánh bại quân Nguyên 2 năm trước, sau khi phân tích tình hình quânNguyên, đã tự tin tâu với vua Trần: “Thế giặc năm nay dễ phá”

2.2 Tổ chức xây dựng lực lượng của quân và dân nhà Trần

2.2.1 Chủ trương xây dựng lực lượng của quân nhà Trần

Vua cho triệu Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đến hỏi: “Năm nayquân Nguyên tất lại sang, chưa biết tình thế chúng thế

nào?”

Hưng Đạo Vương đáp rằng : “Nước ta thái bình lâu ngày, dân khôngbiết việc binh Cho nên, năm trước quân Nguyên vào cướp, thì có kẻ đầu hàngchốn chạy Nhờ uy tín của tổ tông và thần võ của bệ hạ, nên quét sạch

Trang 35

được bụi Hồ Nay nếu nó lại sang thì quân ta đã quen việc chiến trận, màquân nó

Trang 36

thì sợ phải đi xa Vả lại, chúng còn lơm lớp cái thất bại không còn chí khíchiến đấu Theo như thần thấy phá được chúng là điều chắc chắn”.

Lời phân tích của Hưng Đạo Vương lại dựa trên những thuận lợi màquân dân Đại Việt đang nắm giữ Qủa thực sau cuộc chiến năm 1285, toàn

bộ dân tộc ta đã được tôi rèn trở thành một dân tộc chiến binh Tuy nhiên sựchắc thắng như lời Hưng Đạo Vương nói chỉ có thể có được khi mà quândân ta vẫn giữ được sự đoàn kết, mưu trí, dũng cảm như lần kháng chiếntrước đó

Tất nhiên là dù ý thức được những thuận lợi so với lần kháng chiếntrước nhưng triều đình Đại Việt không hề tỏ ra chủ quan Việc binh bị trongnước được củng cố rất khẩn trương để đề phòng quân giặc Vua Trần nghe lờitâu của Hưng Đạo Vương xong, khen ngợi là phải lẽ rồi giao cho Hưng ĐạoVương quyền đốc suất quân đội cả nước chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu HưngĐạo Vương cho triệu tập vương hầu, hạ lệnh khẩn trương chiêu mộ thêm binhlính, sắm sửa vũ khí, thuyền bè, đêm ngày luyện tập Đồng thời, các ải hiểmyếu ở biên giới, các hải cảng phía đông bắc đều có binh lực mạnh đóng giữ

Đầu đông năm 1286, Hưng Đạo Vương tổ chức duyệt binh quy mô lớnhòng kiểm tra chất lượng quân đội, đặc biệt là những tân binh mới điềuđộng Bấy giờ quân đã tinh nhuệ, có thể dùng được Nắm được rằng quânNguyên đã tăng cường thủy binh rất mạnh, lần này Đại Việt tăng cường phòngthủ mặt biển Phó đô tướng - Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một tướng giỏithời bấy giờ được Hưng Đạo Vương giao cho trọng trách tổng chỉ huy phòngthủ ven biển đông bắc, đóng thủy binh mạnh tại hải cảng Vân Đồn NhânĐức hầu Trần Toàn cùng phối hợp với Trần Khánh Dư sắp đặt binh thuyềnđón đánh thủy quân Nguyên

Trang 37

Sang năm 1287, tình hình chuẩn bị chiến tranh của hai bên Đại Việt Nguyên Mông càng khẩn trương hơn Lúc này quân Nguyên đã hoàn toàn lộ

-rõ ý đồ xâm lược, các cụm quân lớn đã bắt đầu quá trình tập kết Cũng như

Trang 38

những lần kháng chiến chống Nguyên Mông trước, các căn cứ dự phòng đượcquân Đại Việt chuẩn bị kĩ càng Những căn cứ như phủ Long Hưng, phủThiên Trường, Trường Yên đều có thể là nơi quân ta rút về khi gặp bất lợi.Nhân dân cả nước chỉ mới được ổn định sản xuất hơn một năm, đã lại bắtđầu chuẩn bị cất dấu lương thực, tự vũ trang hoặc chuẩn bị sơ tán TrầnKhánh Dư đóng ở cảng Vân Đồn, hạ lệnh cho các hạng dân phải đội nón MaLôi (một loại nón lá) để phân biệt với khách buôn ngoại quốc, đề phòng tronglúc hỗn loạn khó phân biệt gián điệp của địch cài vào Đây là việc làm rất cầnthiết, nhưng Trần Khánh Dư lại nhân cơ hội này cho người nhà mua nón MaLôi để đầu cơ, đẩy giá lên cao ngất rồi mới bán cho dân Vì việc này mà ông

đã bị Thượng hoàng Trần Thánh Tông khiển trách Các sử gia đời saucũng hết mực chê trách Tuy nhiên, Trần Khánh Dư là tướng tài cả nước phảitrông cậy lên Thượng hoàng cũng không xử mạnh tay

Nhận thấy rõ lần này của thủy quân Nguyên mạnh cả thủy lẫn bộ, vuaTrần và triều thần có nhiều người lo lắng binh lực của ta chưa đủ mạnh Quanchấp chính khuyên Hưng Đạo vương nên tuyển chọn thêm dân đinh sung vàoquân để tăng quân số Hưng Đạo vương đáp rằng: “Quân quý ở tinh nhuệ,không quý ở số đông Dẫu đến 100 vạn quân mà như Bồ Kiên thì cũng làm gìđược ?” Thêm quân đông sẽ càng làm cho hậu cần bị gánh nặng, điềuđộng chậm chạp Không bằng dùng quân số vừa đủ mà tinh nhuệ để cơ động

dễ dàng Vả lại luyện binh cũng đòi hỏi không ít thời gian, công sức Lời củaHưng Đạo Vương cũng là phương châm xây dựng quân đội của Đại Việt thờiTrần

Vua Trần Nhân Tông một lần nữa hỏi ý kiến của Hưng Đạo vương: “Nămnay thế giặc ra sao?” Hưng Đạo vương bình thảm đáp: “Năm nay thế giặc

Trang 39

nhàn” Sự tự tin của Quốc Công Tiết Chế là rất có cơ sở Dù cho thủy quânNguyên Mông hùng mạnh, nhưng thủy chiến là sở trường của quân ta.

Trang 40

Lại có thể cơ động dễ dàng, thêm lần này nước ta không bị lâm vào thế lưỡngđầu thọ địch như lần trước (năm 1285 Thoát Hoan từ bắc đánh xuống, Toa Đô

từ nam đánh lên) Về quân số, quân Nguyên lần này cũng không đông như lầntrước Tuy nhiên, trong chiến tranh có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà

ta sẽ thấy diễn biến trong cuộc chiến

Cuối năm 1287, quân Nguyên dưới quyền của Thoát Hoan đã tiến quânđến châu Tư Minh, sát biên giới nước ta Thủy quân địch đã tập kết tại cảngKhâm, sẵn sàng vượt biển Một cuộc chiến mới lại sắp bắt đầu

2.2.2 Bố trí lực lượng của nhà Trần

Để bảo đảm thắng lợi thật giòn giã, oanh liệt, Trần Quốc Tuấn đã tậptrung cho trận Bạch Đằng một lực lượng quân sự khá mạnh Không có một tàiliệu nào ghi chép cụ thể số lượng quân dân ta tham chiến trong trậnBạch Đằng Nhưng do vị trí và ý nghĩa chiến lược của trận quyết chiến, chắcchắn Trần Quốc Tuấn đã tập trung về Bạch Đằng một bộ phận quan trọngquân đội chủ lực của triều đình kết hợp với quân đội của các vương hầudân tộc thiểu số và lực lượng vũ trang của nhân dân

Bên cạnh quân đội chủ lực của triều đình, quân đội của các vương hầu

và lực lượng vũ trang của nhân dân các làng xã giữ vai trò chiến lược quantrọng trong kháng chiến Từ cuộc kháng chiến lần thứ hai, các đội dân binh đãđược thành lập rộng khắp các làng xã từ vùng đồng bằng đến miền núi rừng.Các đội dân binh có mặt khắp mọi nơi và mọi lúc đó là cơ sở của cuộc chiếntranh du kích rộng rãi đời Trần làm cho quân địch hao mòn, mệt mỏi

và không cướp bóc được lương thực để nuôi quân

Bước sang giai đoạn phản công, nhiều đội dân binh các lộ phủ đãtập hợp lại thành những lực lượng lớn cùng phối hợp chiến đấu với quân độichủ lực của triều đình Nhiều trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến lần

Ngày đăng: 16/01/2020, 13:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
[3]. Giáo trình giáo dục quốc phòng và an ninh, Nxb giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình giáo dục quốc phòng và an ninh
Nhà XB: Nxb giáo dục Việt Nam
[4]. Góp phần chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực quân sự quốc phòng, Nxb Chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực quân sự quốc phòng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc Gia
[5]. Lê Đình Sỹ - Nguyễn Minh Đức – Hoàng Thị Thảo. Những trận đánh hay trong lịch sử dân tộc, Nxb QĐND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trận đánh haytrong lịch sử dân tộc
Nhà XB: Nxb QĐND
[7]. Phạm Đức Quí, Bí mật về sức mạnh huyền thoại của chiến tranh nhân dân Việt Nam,Nxb Mũi Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí mật về sức mạnh huyền thoại của chiến tranh nhândân Việt Nam
Nhà XB: Nxb Mũi Cà Mau
[8]. Phan Huy Lê - Bùi Đăng Dũng - Phan Đại Doãn - Phạm Thị Tâm - Trần Bá Chí, Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc, Nxb QĐND, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc
Nhà XB: NxbQĐND
[9]. Giáo sư thiếu tướng Bùi Phan Kỳ, Một số vấn đề quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp đổi mới, Nxb QĐND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề quốc phòng, an ninh trong sự nghiệp đổi mới
Nhà XB: Nxb QĐND
[10]. Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí minh, Nxb QĐND, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí minh
Nhà XB: Nxb QĐND
[11]. Viện sĩ, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Một số vấn đề nghệ thuật quân sự trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, Nxb QĐND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề nghệ thuật quân sựtrong chiến tranh bảo vệ tổ quốc
Nhà XB: Nxb QĐND
[12]. Viện Khoa học xã hội Nhân văn Quân sự, Bảo vệ tổ quốc trong tnh hình mới, 1 số vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb QĐND Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ tổ quốc trong tnh hình mới, 1 số vấn đề lý luận thực tiễn
Nhà XB: Nxb QĐND
[2]. Bộ quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, Nghệ thuật quân sự Việt Nam Cổ - Trung Đại Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w