Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
1,69 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong chương trình THPT, Hìnhhọc là môn học có tầm quantrọng rất lớn đối với học sinh. Nó không những trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về hìnhhọc mà còn là phươngtiện để học sinh rèn luyện các phẩm chất trí tuệ và các kỹ năng nhận thức. Trong quá trình vận dụng kiến thức giải các bài tập về chứng minh, dựng hình, quỹ tích học sinh có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy thuật toán và tư duy biện chứng. Tuy nhiên kiến thức hình học, đặc biệt là hìnhhọckhông gian, là mảng kiến thức khó đối với học sinh. Chính vì vậy trongdạyhọchìnhhọckhônggianviệcsửdụng các phươngtiệntrựcquan là rất cần thiết. Xu thế chung của vấn đề đổi mới PPDH môn Toán ở nhiều nước là phải sửdụng nhiều loại hìnhphươngtiệndạyhọc nhằm hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy hoạt động (HĐ) nhận thức tích cực của học sinh (HS), góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc môn Toán. Xây dựng các phươngtiệntrựcquan và chỉ dẫn phương pháp sửdụng chúng một cách có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả dạyhọc đang là một đòi hỏi bức xúc đối với giáo viên toán nước ta hiện nạy. Với sự trợ giúp của các phươngtiệntrực quan, chúng ta sẽ có điều kiện để hình thành ở học sinh các hình ảnh cảm tính của đối tượng nghiên cứu, gợi cho học sinh các tình huống có vấn đề, tạo nên sự hứng thú trong các giờ học toán. Trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh nhận thức đúng và chính xác kiến thức cũng như rèn luyện tư duy khônggian phối cảnh ta cần phải đưa ra các biểu tượng trựcquan phong phú, chân thực. Bên cạnh các bộ đồ dùngtrựcquan thông dụng, những trang bị kĩ thuật hiện đại hỗ trợ dạyhọc đã được đưa vào sửdụngtrong các trường học. Tuy nhiên ở nhiều địa phươngviệc đầu tư vẫn còn hạn chế và chưa đồng bộ. Hiệu quả sửdụng vì vậy chưa được như mong muốn. 1 Qua thăm dò ý kiến của giáo viên các trường THPT, chúng tôi thấy rằng kết quả học tập hìnhhọckhônggian của học sinh hiện nay còn thấp, lí do chủ yếu là: Thứ nhất, kiến thức hìnhhọc được xây dựng theo tinh thần phương pháp tiên đề nên có tính lôgic chặt chẽ. Mặc dù yêu cầu suy diễn ở trường phổ thông chưa thật sự cao nhưng phân biệt giữa nhận thức cảm tính, trực giác với kiến thức hìnhhọc được suy luận từ những khẳng định được thừa nhận đúng đối với học sinh thật sựkhông dễ dàng, nhất là diện đại trà. Thứ hai, kiến thức hình học, đặc biệt là hìnhhọckhông gian, có tính trừu tượng cao.Việc nhận thức những kiến thức trừu tượng này đòi hỏi học sinh phải có năng lực tưởng tượng khônggian phát triển. Diện học sinh đại trà thường những năng lực này chưa đủ đáp ứng yêu cầu học tập kiến thức hìnhhọckhông gian. Thứ ba, để giúp học sinh vượt qua những khó khăc nói trên thường người ta giải quyết bằng cách sửdụng các đồ dùngtrực quan. Tuy nhiên trong thực tế dạyhọc ở trường phổ thông của chúng ta hiện nay đồ dùngtrựcquan vừa thiếu vừa kém chất lượng. Đa số giáo viên chưa được chuẩn bị năng lực thiết kế, chế tạo hay đề xuất ý tưởng về tạo ra đồ dùngtrựcquan phục vụ dạy học. Vì vậy hầu như giáo viên chỉ quen dạyhọchìnhhọckhônggian với các hình vẽ, tức là hình biểu diễn của các hìnhkhônggian lên mặt phẳng. Giải pháp này có hỗ trợ ít nhiều cho học sinh trong tiếp thu bài nhưng hiệu quả không hoàn toàn được như ý muốn cả giáo viên lẫn học sinh. Ngày nay khoa học máy tính và công nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Riêng đối với ngành toán đã có những phầnmềm tương đối hữu dụng và nhiều chương trình chuyên dụng cho từng bộ môn của toán học. Những phầnmềm này giúp ích rất nhiều cho việc giảng dạy toán, học. Chính vì vậy việcsửdụng nhiều loại hìnhphươngtiệntrực 2 quan, đáng chú ý là các phầnmềmdạyhọc (cabri, PowerPoint, Đồ Thị, Violet, , Maple ) nhằm hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy hoạt động nhận thức tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc môn toán là việclàm hoàn toàn đúng đắn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạyhọc là một định hướng căn bản về đổi mới thiết bị dạyhọc hiện nay. Xây dựng, ứng dụng các phầnmềmdạyhọc (PMDH) nói chung và các phầnmềm ứng dụngtrongdạyhọc Toán nói riêng đòi hỏi không chỉ đầu tư vào thiết bị mà vấn đề quantrọngkhông kém là đầu tư vào con người. Chỉ có khi người giáo viên có hiểu biết về tin học, làm chủ các thiết bị phần cứng cũng như các phầnmềm thì các phươngtiệndạyhọc mới phát huy được hiệu quả của nó. Trong tình trạng hiện nay ở nước ta, các phầnmềm hỗ trợ dạyhọc môn toán chưa có nhiều, việc bồi dưỡng năng lực khai thác, sửdụng máy vi tính như một công cụ dạyhọc tuy đã được được triển khai rộng rãi nhưng sự hưởng ứng của giáo viên chưa thực sự mạnh mẽ và hiệu quả đạt được chưa cao. Qua quá trình nghiên cứu các phầnmềmdạyhọc khác nhau chúng tôi nhận thấy Cabri3D là một phầnmềm có những tính năng vượt trội trong lĩnh vực dạyhọchìnhhọckhông gian. Ưu điểm nổi bật của phầnmềm này là đã thiết kế sẵn các mô hình cụ thể và làm cho các đối tượng chuyển động, có thể dựng nên các mô hìnhkhônggian mang tính trựcquan hơn rất nhiều so với hình vẽ phẳng thông thường. Hơn thế nữa, với tính năng động của nó, ta còn có thể xoay chuyển các mô hìnhdựng được theo nhiều góc độ khác nhau làm tăng tính trựcquan cho các mô hình. Liên hệ điều này với các khó khăn đã nêu trongviệcdạyhọchìnhhọckhônggian tôi nhận thấy việcsửdụngphầnmềmCabri3D có thể sẽ giúp cho giáo viên trình bày các minh hoạ với chất lượng cao, giảm bớt thời gianlàm những công việc vụn vặt, thủ công, dễ nhầm lẫn. Nhờ đó, giáo viên có 3 điều kiện để đi sâu vào các vấn đề bản chất của bài giảng. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạyhọc lên một cách rõ nét. Xuất phát từ những lí do trên tôi lựa chọn đề tài cho luận văn của mình là: “Sử dụngphầnmềmCabri3Dlàmphươngtiệntrựcquantrongviệcdạyhọchìnhhọckhônggian 11” (Thể hiện qua chương III – Quan hệ vuông góc). 2. Mục đích nghiên cứu Khai thác một số ứng dụng của phầnmềmCabri vào việc thiết kế bài giảng hìnhhọckhônggian nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác các phươngtiệntrựcquan nói chúng, ứng dụng của phầnmềm vi tính nói riêng vào nâng cao hiệu quả dạyhọc môn toán Nghiên cứu các chức năng của phầnmềmCabri3D từ đó làm bật lên ưu thế của nó trongviệcdạyhọc toán nói chung và dạyhọchìnhhọckhônggian nói riêng. Thực hành ứng dụngphầnmềmCabri3D vào trongdạyhọchìnhhọckhônggian (thể hiện qua chương III – Quan hệ vuông góc). Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việcsửdụngphầnmềmCabri3Dlàmphươngtiệntrựcquantrongdạyhọchìnhhọckhônggian11. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý luận: -Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở tâm lý học, giáo dục học, hình học, phương pháp dạyhọc toán và sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu 4 Đọc các tài liệu về các phầnmềm hỗ trợ dạy học, đặc biệt là phầnmềmCabri3D kết hợp xem xét tình hình phát triển của phầnmềm trên các Website chuyên ngành. Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát tình hìnhsửdụng các công cụ trựcquantrongdạyhọchìnhhọc nói chung và hìnhhọckhônggian nói riêng ở các trường phổ thông hiện nay và so sánh với mức độ phát triển của nền khoa học công nghệ. Thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm chứng nhằm xem xét tính hiệu quả của việcsửdụngphầnmềmCabrilàmphươngtiệntrựcquantrongdạyhọchìnhhọckhônggian11. 5. Giả thuyết khoa học Trên cơ sở chương trình SGK nếu thiết kế các bài giảng có sửdụngsự hỗ trợ của phầnmềmCabri3D một cách hợp lý vào dạyhọchìnhhọckhônggian thì sẽ làm tăng hiệu quả giờ lên lớp, góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc môn Toán ở trường THPT. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, luận văn có 3 chương. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạyhọc môn toán 1.2 những đặc điểm của kiến thức môn toán 1.3 Vai trò và chức năng của phươngtiệntrựcquantrong quá trình dạy học. 1.4 Mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạyhọchìnhhọckhônggian ở trường phổ thông. 1.5 Vai trò công nghệ thông tin trong nhà trường THPT. 1.6. Thực trạng của việcsửdụngdụng cụ trựcquantrong giảng dạyhìnhhọckhônggian hiện nay ở các trường THPT. 5 CHƯƠNG 2: SỬDỤNGPHẦNMỀMCABRI3DLÀMPHƯƠNGTIỆNTRỰCQUANTRONGDẠYHỌCHÌNHHỌCKHÔNGGIAN11. 2.1 Các nguyên tắc của việc xây dựng và sửdụng các phươngtiệntrựcquantrong quá trình dạy học. 2.2 Tổng quan về phầnmềmCabri3D 2.3 SửdụngphầnmềmCabri3Dlàmphươngtiệntrựcquantrong quá trình dạyhọchìnhhọckhônggian11 (Thể hiện qua chương III - Quan hệ vuông góc). CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm 3.2. Tổ chức và nội dung thực nghiệm 3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.4. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm Kết luận. Tài liệu tham khảo và trích dẫn. Phụ lục. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌC MÔN TOÁN 1.1.1. Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trongdạyhọc Tích cực hóa người học là PPDH hướng vào việc tổ chức cho người họchọc tập trong HĐ và bằng HĐ tự giác, tích cực, sáng tạo. Những hoạt động đó được các học sinh thực hiện độc lập hoặc trongsự giao lưu. Đây là một định hướng đang được sựquan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu khoa học giáo dục và giáo viên. Định hướng này thể hiện tư tưởng chủ đạo là trong quá trình dạyhọchọc sinh suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, tích cực, chủ động hơn trongviệc kiến tạo kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Chính vì vậy nó còn được gọi là hoạt động hoá người học. Ngày nay nói đến đổi mới phương pháp dạyhọc có thể xem như đồng nhất với việc thực hiện quan điểm hoạt động hoá người học. Có thể phân tích một số nội dung chủ yếu của quan điểm này như sau: Thứ nhất, dạyhọc phải thực hiện trên cơ sở xác lập vị trí chủ thể của người học, bảo đảm tính tự giác, tích cực và sáng tạo của hoạt động học tập. Giáo viên phải khơi dậy tính tích cực, chủ động ở người học sinh. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ tính chủ động, bản lĩnh và trí tuệ của mình trong khi giải quyết các tình huống dẫn đến kiến thức thuộc nội dung bài học. Thứ hai, trongdạyhọc giáo viên cần xây dựng những tình huống có dụng ý sư phạm cho để học sinh học tập trong hoạt động. Chính thông qua các hoạt động được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu mà học sinh kiến tạo được kiến thức của bài học, rèn luyện được kỹ năng cần thiết, tích luỹ được kinh nghiệm và biết được cách thức thu nhận kiến thức. Đây chính là sự thể hiện vai trò của người giáo viên với tư cách là người thiết kế quá trình dạy học. Chính kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và tài năng sư phạm của người 7 giáo viên được bộc lộ rõ ràng trongviệc thiết lập các tình huống để học sinh hoạt động. Thứ ba, giáo viên cần thực hiện dạyviệc học, dạy tự học cho học sinh thông qua toàn bộ quá trình dạy học. Quan niệm xưa coi trọngviệcdạy nội dung kiến thức cho học sinh mà ít chú ý đến dạy cho học sinh cách thức thu nhận, kiến tạo kiến thức. Quan điểm hoạt động coi trọng cả hai nhưng trước hết phải làm cho học sinh nắm được nhu cầu nào dẫn tới kiến thức của bài học, cách thức tạo ra kiến thức, làm cách nào để từng bước tự mình kiến tạo kiến thức dựa trên những nguồn tư liệu phong phú từ môi trường xung quanh. Thứ tư, để đạt được mục tiêu làm cho học sinh với những hoạt động cần thiết kiến tạo nên hệ thống kiến thức đáp ứng nhu cầu xã hội và cá nhân, giáo viên cần biết cách sửdụng những phươngtiện hỗ trợ dạyhọcđúng chỗ, đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng, cường độ. Cũng giống như khi đánh giá trình độ một nền sản xuất, khi đánh giá quá trình dạy học, vấn đề không chỉ là người học sinh học được kiến thức gì qua quá trình dạyhọc đó mà người ta còn phải xem xét học sinh học được những kiến thức đó bằng cách nào, với công cụ, thiết bị nào. Theo quan điểm đó, vai trò của thiết bị dạyhọc ngày càng được chú trọng nghiên cứu và đánh giá cao hơn. Trong điều kiện tin học phát triển mạnh mẽ, vấn đề dạy cho học sinh tự học gắn liến với việcdạy cho học sinh nắm vững, biết cách sửdụng thiết bị công nghệ thông tin, biết tra cứu và chọn lọc thông tin từ các ngân hàng dữ liệu hỗ trợ cho việchọc tập. Vấn đề phát huy tính tích cực của người học đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ thập niên 60 của thế kỉ trước. Những lần cải cách giáo dục tiếp theo, phát huy tính tích cực là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, làm chủ bản thân và đất nước. 8 Tuy nhiên, cho đến nay sự chuyển biến còn chậm. Cách dạy truyền thống : thày thông báo các kiền thức có sẵn , trò thu nhận chúng một cách thụ động ; xen kẽ trong các bài dạy có sửdụng các phương pháp vấn đ áp tái hiện hoặc giải thích - minh hoạ với sự hỗ trợ của đồ dùngtrựcquan vén l chủ yếu Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đ áp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc Việt Nam gia nhập WTO là thách thức thực tế không nhỏ đối với đòi hỏi phải cải cách toàn diện nền giáo dục nước nhà. 1.1.2. Quan điểm đổi mới giáo dục toán học ở trường THPT Vấn đề đổi mới giáo dục toán học ở trường trung học phổ thông ở nước ta hiện nay được thực hiện theo quan điểm đổi mới một cách đồng bộ ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, ở tất cả các yếu tố có tác động đến chất lượng giáo dục. Sau đây chúng tôi trình bày một số vấn đề đã được xác định trong hướng dẫn thực hiện chương trình môn toán trung học phổ thông 2006. Thứ nhất, đổi mới chương trình. Chương trình dạyhọc môn toán là hệ thống kiến thức, kỹ năng , phương pháp toán học và kinh nghiệm của con người với tư cách là chủ nhân của đất nước được nhà trường đào tạo, trong đó có sự đóng góp của môn toán. Chương trình môn toán hiện nay so với những chương trình môn toán được xây dựngtrong các lần trước đã có sự thay đổi đáng kể về nội dung, cấu trúc và đặc biệt là có sựphân ban với chương trình cơ bản và chương trình nâng cao. Nhu cầu thực tiễn và nhu cầu học tập các môn học khác như Vật lý, Sinh học đã được xem xét để sắp xếp lại một số nội dung môn toán sao cho chức năng công cụ của môn toán được thể hiện rõ nét hơn. Kế hoạch dạyhọc theo hệ thống giáo dục phổ thông dành cho các bộ môn có sự thay đổi nhiều so với trước đây, trong đó thời lượng dành cho môn toán giảm đi đáng kể. Điều này dẫn đến mức độ yêu cầu của các nội dung môn toán cũng được xác định lại theo hướng giảm bớt các nội dung có tính 9 kinh viện, ít ứng dụng, giảm các nội dung quá khó so với trình độ nhận thức của học sinh phổ thông diện đại trà. Các yếu tố ứng dụng toán học được chú trọng hơn. Một số nội dung như số phức, xác suất, … đã được đưa vào giảng dạylàm cho chương trình môn toán Việt Nam tiếp cận được với chương trình môn toán các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, sách giáo khoa được biên soạn theo tinh thần mới. Trước đây sách giáo khoa được biên soạn với chức năng chủ yếu là nguồn kiến thức để giáo viên làm căn cứ trình bày lại cho học sinh. Học sinh sửdụng sách giáo khoa như một tài liệu quy định lượng kiến thức mà mình cần nắm được. Các chức năng khác của sách giáo khoa ít được chú ý. Ngày nay sách giáo khoa được xác định có nhiều chức năng hơn. Chức năng truyền thống là nguồn kiến thức mang tính chuẩn tắc học sinh cần nắm được vẫn là quan trọng. Bên cạnh đó sách giáo khoa còn có các chức năng khác đối với học sinh và giáo viên. Đối với học sinh, sách giáo khoa còn là một tài liệu tham khảo giúp học sinh đào sâu, mở rông kiến thức, hiểu sâu thêm về lịch sử toán học. Sách giáo khoa còn có chức năng định hướng con đường kiến tạo kiến thức, chức năng tự kiểm tra, đánh giá, chức năng giáo dục tư tưởng, tác phong, Đối với giáo viên, sách giáo khoa còn có chức năng đào tạo sư phạm và định hướng quá trình dạy học, định hướng việcsửdụngphương pháp dạy học. Tóm lại, sách giáo khoa toán hiện nay được biên soạn theo tinh thần mới, tính giáo dục toàn diện thể hiện rõ hơn. Thứ ba, đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. định hướng đổi mới PPDH như vậy đã được xác định trong các Nghị quyết TW từ năm 1996, được thể chế hoá trong Luật giáo dục (2005): ” Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”Có thể nói, vấn đề chủ yếu 10 [...]... việcdạyhọc môn toán Trongphần cuối của chương chúng tôi điểm qua thực trạng khai thác các ứng dụng công nghệ thông tin vào dạyhọc môn toán trong các trường THPT 32 CHƯƠNG 2: SỬ DỤNGPHẦNMỀMCABRI3D LÀM PHƯƠNGTIỆNTRỰCQUANTRONGDẠYHỌCHÌNHHỌCKHÔNGGIAN11 2.1 CÁC YÊU CẦU SƯ PHẠM CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬDỤNG CÁC PHƯƠNGTIỆNTRỰCQUANTRONG QUÁ TRÌNH DẠYHỌC Như đã nhận xét ở phần trên, việc. .. một việclàm có ích và phù hợp với thực tế hiện nay Trongphần sau chúng tôi trình bày về một công cụ như vậy Đó là sử dụngphầnmềmCabri làm phươngtiệntrựcquan trong dạyhọchìnhhọckhônggian lớp 11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương này chúng tôi đề cập đến một số vấn đề lý luận về dạyhọc môn toán và định hướng đổi mới thiết bị dạyhọcTrong đó chúng tôi dành sự ưu tiên đến vấn đề khả năng sử dụng. .. PHƯƠNG PHÁP DẠYHỌCHÌNHHỌCKHÔNGGIAN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường Trung học phổ thông chúng tôi phân tích mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy họchìnhhọckhônggian theo sách giáo, nhằm xác định các nhiệm vụ và yêu cầu sư phạm của phươngtiệntrựcquantrong quá trình dạy và học 1.4.1 Mục đích yêu cầu dạyhọchìnhhọckhônggian ở trường phổ thông Môn hình. .. việcsửdụng các phươngtiệntrựcquantrong quá trình dạyhọc là thật sự cần thiết Tuy nhiên để đảm bảo tính khoa học và tính hiệu quả của việc xây dựng và sửdụng các phươngtiệntrựcquantrong quá trình dạyhọc nhất thiết phải đảm bảo các yêu cầu sư phạm chủ yếu sau: 2.1.1 Yêu cầu sư phạm thứ nhất: Việc xây dựng và sửdụng các phươngtiệntrựcquan trước hết phải đáp ứng được mục đích của việc dạy, ... hưởng lớn đến quá trình nhận thức của học sinh chính là tính trựcquan của tri thức được truyền thụ Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng các phươngtiệndạyhọctrựcquan để giúp học sinh dễ dàng hơn trong quá trình học tập là điều hết sức quantrọng và cấp thiết Trong quá trình dạy học, chức năng của phươngtiệndạyhọc nói chung và phươngtiệntrựcquan nói riêng chính là tác động tích... giáo Dạyhọc dựa trên sự nghiên cứu tác động của những quan niệm và kiến thức sẵn có của người họcDạyviệc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạyhọcDạy tự họctrong quá trình dạyhọc Xác định vai trò mới của người thầy với tư cách người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa Vì vậy, việc xây dựng và sửdụng các phươngtiệntrựcquan phải dựa trên định hướng đổi mới phương pháp dạy học. .. thể giải quyết vấn đề này bằng việcsửdụng hợp lý các phươngtiệntrực quan, đồng thời làm chỗ dựa vững chắc cho việchình thành các khái niệm và tính chất, lập luận có căn cứ Tóm lại, bằng phương pháp trực quan, các phươngtiệntrựcquan khi dạyhọcphầnquan hệ vuông góc có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cho hoạt động dạy học, kích thích quá trình học tập, cung cấp cho học sinh những kiến thức bền... trongdạyhọc Toán ở trường phổ thông Ngày nay với sự phát triển của công nghệ phần mềm, chúng ta có nhiều phầnmềm khai thác trongdạyhọc toán như: Cabri Geometry, Sketchpad, Maple, PowerPoint… Trong đó phần mềmCabri Geometry, Geometer’s Sketchpad được thiết kế chủ yếu phục vụ cho việc nghiên cứu Hìnhhọc Những phầnmềm như vậy người ta thường gọi là phầnmềmHìnhhọc động hay vi thế giới Hình học. .. giáo viên trong quá trình dạyhọc Giáo viên phải là người hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới Thông qua các phươngtiệntrựcquandạy cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả phương pháp họctrong đó cốt lõi là phương pháp tự học ở trường THPT, thông qua dạyhọc toán cần quan tâm tới phương pháp trựcquan nhằm tạo cho học sinh hứng thú tiến hành các hoạt động toán học, tự giác... trình dạyhọc chức năng của phươngtiệntrựcquan thể hiện sự tác động tích cực có định hướng đến học sinh nhằm đạt được mục đích học tập Có thể nêu ra các chức năng chủ yếu của phươngtiệntrựcquantrựcquan như sau: 1.3.1 Chức năng kiến tạo tri thức 22 Nếu học sinh chưa biết nội dung thông tin chứa trongphươngtiệntrựcquan thì phươngtiệntrựcquan này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối . 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM CABRI 3D LÀM PHƯƠNG TIỆN TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC KHÔNG GIAN 11. 2.1 Các nguyên tắc của việc xây dựng và sử dụng các phương tiện trực quan trong quá trình dạy học. 2.2. dạy học. 2.2 Tổng quan về phần mềm Cabri 3D 2.3 Sử dụng phần mềm Cabri 3D làm phương tiện trực quan trong quá trình dạy học hình học không gian 11 (Thể hiện qua chương III - Quan hệ vuông góc). CHƯƠNG. mềm Cabri 3D làm phương tiện trực quan trong dạy học hình học không gian 11. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý luận: -Nghiên cứu các tài liệu về cơ sở tâm lý học, giáo dục học, hình học, phương