1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Mô tả một số nguyên nhân, hậu quả bạo lực nơi làm việc ở điều dưỡng viên do khách hàng gây ra tại các khoa lâm sàng - Bệnh viện Nhi Trung Ương, năm 2017

7 70 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 374,02 KB

Nội dung

Bài viết trình bày việc tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả bạo lực nơi làm việc ở điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng, bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017.

Trang 1

MÔ TẢ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ BẠO LỰC

NƠI LÀM VIỆC Ở ĐIỀU DƯỠNG VIÊN DO KHÁCH HÀNG GÂY RA TẠI CÁC KHOA LÂM SÀNG - BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG, NĂM 2017

Đỗ Mạnh Hùng, Đào Ngọc Phúc*, Phạm Thu Hiền*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả bạo lực nơi làm việc ở điều dưỡng viên tại các khoa lâm sàng,

bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017

Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng 300 điều dưỡng viên

Kết quả: Nguyên nhân: Do thời gian chờ 95,3%, do quá tải bệnh viện 97%, thiếu hướng dẫn, chỉ dẫn 93%,

hành vi không phù hợp của ĐDV 95 Hậu quả: Hậu quả tâm lý stress 89,4%; trầm cảm 43,6%; Hậu quả thể chất, công việc: Thể chất 45%, muốn thay đổi nơi làm việc 26,6%

Kết luận: Bạo lực nơi làm việc ở điều dưỡng viên do các nguyên nhân từ tổ chức quản lý (quá tải, thời gian

chờ, minh bạch, hướng dẫn, chỉ dẫn), kỹ năng điều dưỡng và do bệnh nhân, bạo lực nơi làm việc có thể gây ra các biểu hiện về tinh thần, thể chất và chất lượng công việc ở điều dưỡng viên

Từ khóa: Nguyên nhân, hậu quả, bạo lực nơi làm việc, điều dưỡng viên

ABSTRACT

A DESCRIPTION OF CAUSE AND EFFECTS OF VIOLENCE IN NURSES AT CLINICAL

DEPARTMENTS, VIETNAM NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL IN 2017

Do Manh Hung, Dao Ngoc Phuc, Pham Thu Hien

* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol 22 - No 6- 2018: 201 – 207

Objective: To investigate cause and effect of working violence of nurses at clinical departments, Vietnam

National Children’s Hospital in 2017

Methodology: A cross-sectional and quantitative study, we conducted on 300 nurses

Result: Cause: due to waiting time 95.3%, due to hospital overload 97%, lack guidance 93%, unsuitable

behavior of nurses 95% Effect: psychological effect: stress 89.4%; depression 43.6%; Physical effect: 45%, want to change working place 26.6%

Conclusion: Working violence of nurses results from management (overload, long waiting time, clearance,

guidance), nursing skill and patients Working violence can negatively affect spychological, physical health and quality in care giving of nurses

Keywords: Cause, effect, working violence, nurses

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo phân tích của Bộ lao động Mỹ, có tới

60% người lao động bị tấn công trong chăm sóc

sức khỏe và hầu hết những cuộc tấn công gây ra

bởi các bệnh nhân(5) Bạo lực nơi làm việc có thể

gây ra stress nghề nghiệp Ngoài ra các tổn thất

về kinh phí cho điều trị những nạn nhân bị bạo

lực cũng rất lớn, chi phí điều trị cho điều dưỡng viên bị tấn công, theo một nghiên cứu là 31 643 USD(5)

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng viên là nghề có nguy cơ bị bạo lực nơi làm việc cao nhất Do Điều dưỡng viên phải giao tiếp với những người mắc bệnh, rối loạn, bị mắc

Trang 2

stress (do bản thân hoặc người nhà bị bệnh), đau

đớn và cảm giác bất lực Mặt khác, người bệnh

và gia đình thườngxuyênở một trạng thái bị phụ

thuộc vào người khác về chăm sóc, có thể là

nguyên nhân họ bị áp lực dẫn tới sự hung

hăng(1,4,7,8)

Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện

tuyến đầu về nhi khoa, mặc dù được sự quan

tâm của Đảng và nhà nước, bệnh viện không

ngừng được đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực Tuy

vậy, do nhu cầu khám, chữa bệnh ngày một tăng

cao, các cán bộ y tế phải làm việc với áp lực của

tình trạng quá tải Qua khảo sát ban đầu, mỗi

điều dưỡng viên thường phải chăm sóc 20 - 30

bệnh nhân trong mỗi ca trực Một số trường hợp

được ghi nhận là người nhà bệnh nhân có sự đe

dọa, hành hung cán bộ tại bệnh viện

Đánh giá nguyên nhân, hậu quả bạo lực nơi

làm việc ở điều dưỡng viên qua đó có các giải

pháp can thiệp kịp thời là cần thiết Do vậy

chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Mô tả một số

nguyên nhân, hậu quả bạo lực nơi làm việc ở

điều dưỡng viên do khách hàng gây ra tại các

khoa lâm sàng, bệnh viện Nhi Trung ương,

năm 2017”

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả bạo lực nơi

làm việc ở điều dưỡng viên tại các khoa lâm

sàng, bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Điều dưỡng viên làm việc tại tất cả các khoa

lâm sàng của bệnh viện:

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu

định lượng kết hợp định tính

Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ:

(1 2)

2

n

d

Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu

Z: hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95%, tra bảng có (1 )

2

 = 1,96

p = 0,5 (Do chúng tôi không tìm thấy nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng bạo lực đối với điều dưỡng viên nên chọn p = 0,5 để có được cỡ mẫu lớn nhất)

d: sai số tuyệt đối cho phép, lấy d= 0,06 (sai số cho phép 6%)

Thay số vào ta được kết quả n = 267 mẫu Dự phòng 10% đối tượng nghiên cứu bỏ cuộc hoặc điền thiếu thông tin nên cỡ mẫu sẽ là 300 mẫu

Công cụ nghiên cứu

Bộ câu hỏi dựa vào nghiên cứu “Bạo lực tại nơi làm việc đối với điều dưỡng ở 3 cơ sở y tế khác nhau của Hy Lạp” năm 2014 và được đăng trên tạp chí WORK của tác giả Fafliora E và cộng

sự (2015)(3)

Bộ câu hỏi được tạo ra dựa trên các tiêu chuẩn của Văn phòng người lao động quốc tế (International Labour Office), Hội điều dưỡng thế giới (International Council of Nurses); Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

và mỗi phần của bộ câu hỏi được thiết lập từ các nghiên cứu có liên quan(6) Bộ câu hỏi được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn khám, chữa bệnh tại bệnh viện Nhi Trung ương, được hội đồng đạo đức bệnh viện Nhi Trung ương thông qua và triển khai thử nghiệm tại bệnh viện

Bộ câu hỏi gồm 55 câu hỏi, gồm các phần: Thông tin chung đối tượng nghiên cứu; Đánh giá bạo lực gây ra tại các khoa/phòng của bệnh viện; Đánh giá sự từng trải bạo lực, thủ phạm, các tình huống gây ra bạo lực và mức độ ảnh hưởng của bạo lực lên sức khỏe, công việc của người điều dưỡng viên; Xác định các giải pháp phòng ngừa

Một số khái niệm và phân loại bạo lực được sử dụng trong thang đo như sau:

Bạo lực thể chất: Việc sử dụng vũ lực (có vũ

khí và không có vũ khí) gây ra các tổn hại về thể chất hoặc tâm thần Nó bao gồm: Đánh,

Trang 3

đấm, đá, tát, đạp, xô đẩy, cắn, véo, cào, cấu và

các hành động khác

Bạo lực lời nói: Sử dụng có chủ đích về

quyền lực có thể gây lên tác hại về thể chất,

tâm thần, tâm hồn Nó bao gồm: Xúc phạm

bằng lời nói (chửi bới, lăng mạ, la hét), bắt nạt,

quấy rối và dọa nạt

BLNLV trong phạm vi nghiên cứu này tập

trung trên đối tượng ĐDV là những bạo lực về

thể chất và lời nói do bệnh nhân/người nhà

bệnh nhân gây ra cho ĐDV

KẾT QUẢ

Trong số 300 điều dưỡng viên được lựa chọn

vào nghiên cứu, có 218 ĐDV chiếm 72,7% đã

từng bị bạo lực nơi làm việc Bạo lực lời nói

chiếm 69,7%, bạo lực thể chất chiếm 32,6%

Nguyên nhân, hậu quả bạo lực nơi làmviệc ở

điều dưỡng viên như sau:

Nguyên nhân

Có 95,3% số điều dưỡng viên cho rằng thời

gian chờ đợi sẽ làm tăng khả năng bị bạo lực;

Bên cạnh đó tình trạng quá tải cũng sẽ làm tăng

khả năng bị bạo lực là rất cao, có tới 97,0% số

điều dưỡng trả lời vậy Sự khác biệt về văn hóa,

ngôn ngữ cũng ảnh hưởng rất lớn làm cho bạo

lực tăng cao (79,3%)

Bảng 1 Một số yếu tố nguyên nhân khách quan gây

bạo lực nơi làm việc

Tỷ lệ Nội dung

n (n=300)

Tỷ lệ (%)

Thời gian chờ đợi

ảnh hưởng đến

bạo lực nơi

làm việc (BLNLV)

Tăng khả năng bị bạo

lực 286 95,3 Giảm khả năng bị bạo

lực 9 3,0 Không ảnh hưởng gì 5 1,7

Quá tải bệnh viện

ảnh hưởng đến

BLNLV

Tăng khả năng bị bạo

lực 291 97,0 Giảm khả năng bị bạo

lực 5 1,7 Không ảnh hưởng gì 4 1,3 Khác biệt về văn

hóa, ngôn ngữ ảnh

hưởng

đến BLNLV

Tăng khả năng bị bạo

lực 238 79,3 Giảm khả năng bị bạo

lực 6 2,0 Không ảnh hưởng gì 56 18,7

Nếu có sự minh bạch trong cung cấp dịch vụ thì sẽ làm giảm khả năng bị bạo lực là 77,0% Có 95% số các điều dưỡng cho là các hành vi không phù hợp của điều dưỡng và việc sử dụng chất kích thích của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân

sẽ làm tăng nguy cơ bị bạo lực Sự thiếu kỹ năng ứng phó với bạo lực của điều dưỡng ảnh hưởng rất lớn, làm tăng nguy cơ bị bạo lực (97,0%) Thông tin của bệnh nhân/người nhà bệnh nhân không chính xác và thiếu hướng dẫn trong bệnh viện cũng làm tăng khả năng bị bạo lực lần lượt

là 87,0% và 93,0%

Nghiên cứu định tính cho thấy một số ĐDV cho biết một số khách hàng có lời nói xúc phạm cũng một phần họ chưa hiểu hoặc chưa biết về

giá dịch vụ: “Có trường hợp khách hàng họ bực mình chửi vì họ cho rằng bệnh viện tăng giá dịch vụ, tuy vậy giá thì đã theo quy định bên phòng tài chính

họ thu” (Một ĐDV khu khám bệnh)

Một số trường hợp ĐDV ghi nhận là khách hàng có biểu hiện ngáo đá, sử dụng ma túy,

rượu bia khi có hành vi bạo lực với ĐDV “Có trường hợp người nhà bệnh nhi quát tháo um lên, mặt đỏ người mùi sặc rượu” (ĐDV khu nội trú)

Bảng 2 Nguyên nhân chủ quan

Tỷ lệ Nội dung

Số lượng (n=300)

Tỷ lệ (%)

Minh bạch trong cung cấp dịch vụ

Tăng khả năng bị bạo lực 50 16,7 Giảm khả năng bị

bạo lực 231 77,0 Không ảnh hưởng

gì 19 6,3

Thiếu hướng dẫn/

chỉ dẫn trong bệnh viện

Tăng khả năng bị bạo lực 279 93,0 Giảm khả năng bị

bạo lực 15 5,0 Không ảnh hưởng

Hành vi không phù hợp của ĐDV

Tăng khả năng bị bạo lực 285 95,0 Giảm khả năng bị

bạo lực 5 1,7 Không ảnh hưởng

gì 10 3,3 Thiếu thông tin

của bệnh nhân/người

Tăng khả năng bị bạo lực 261 87,0 Giảm khả năng bị 5 1,7

Trang 4

Tỷ lệ Nội dung

Số lượng (n=300)

Tỷ lệ (%)

nhà bênh nhân bạo lực

Không ảnh hưởng

gì 34 11,3

Sử dụng chất kích

thích của bệnh

nhân/

người nhà bênh

nhân

Tăng khả năng bị bạo lực 287 95,7 Giảm khả năng bị

bạo lực 2 0,7 Không ảnh hưởng

gì 11 3,7

ĐDV thiếu kỹ năng

ứng phó với bạo lực

Tăng khả năng bị bạo lực 291 97,0 Giảm khả năng bị

bạo lực 4 1,3 Không ảnh hưởng

Hậu quả bạo lực nghề nghiệp ở ĐDV

Hình 1 Hậu quả tinh thần của BLNLV đối với ĐDV

(n=218)

Trong số 218 điều dưỡng đã gặp phải

BLNLV có 92,7% bị ảnh hưởng tới tâm lý; trong

đó bị stress là 89,4%; lo lắng là 92,7%; thất vọng

là 84,9%; trầm cảm là 43,6%

Đối với điều dưỡng sau khi bị BLNLV thì có

45,0% để lại hậu quả thể chất, trong đó 26,6% là

muốn thay đổi nơi làm việc; 76,1% số người nói

là BLNLV làm giảm hiệu suất làm việc; 22,9%

nghỉ làm; 41,7% gây nên chấn thương; 27,1% số

người hài lòng với công việc của họ

Hình 2 Hậu quả thể chất, công việc của BLNLV đối

với ĐDV (n=218)

Khi tìm hiểu sâu hơn về hậu quả của BLNLV đối với ĐDV, chúng tôi nhận thấy hầu hết các điều dưỡng khi bị bạo lực đều bị tác động rất lớn đến công việc của họ, làm giảm hiệu suất làm việc, họ đều mong muốn và có xu hướng muốn thay đổi nơi làm việc

“Các anh chị thấy đấy, bị đánh thì sao còn hài lòng với công việc của mình được nữa, đúng không? Cái nghề này nó bạc bẽo thật, muốn bỏ quách cho xong, nhưng còn bị ràng buộc bởi gia đình, mấy đứa nhỏ nữa Nhiều lúc em cảm thấy cái nghề của mình làm ơn nên oán Không chừng càng làm lâu càng bị ăn đòn nhiều nữa hơn ấy chứ?” ĐD nữ Thảo luận nhóm 1

“Cái đợt trước em bị bố cái đứa bé chửi mà

cứ bực mình mất mấy ngày, rõ là mình đang cấp cứu bệnh nhân ngừng thở, thế mà họ đưa con vào, con sốt có 38 độ mà bố nó sồn sồn lên đòi khám xét ngay, chưa kịp làm thì bố nó hỏi mình: Mày có khám cho con tao không thì bảo? Lại còn dọa nạt mình nữa chứ, định hành hung với mình Thật sự thất vọng vô cùng, về bị stress mất

ăn mất ngủ, chồng cứ hỏi là bị làm sao? Cả tháng sau làm việc luôn trong tình trạng lo sợ, ai nói to mình cũng giật mình, vậy tôi thử hỏi mọi người

Trang 5

có còn tâm trí để làm việc nữa không? Nói gì tới

chuyện yêu nghề?” ĐD nữ Thảo luận nhóm 1

“Tôi nhận thấy sau khi bị người nhà bệnh

nhân hành hung, tôi cảm thấy rất mệt mỏi,

không còn yêu nghề, công sức và tâm huyết

mình bỏ ra mà họ đâu có hiểu Thực sự cảm thấy

chán nản, muốn bỏ nghề, nếu được thay đổi nơi

làm việc thì chắc sẽ tốt hơn” ĐD nam Thảo luận

nhóm 1

BÀN LUẬN

Nguyên nhân bạo lực nơi làm việc

Nghiên cứu của chúng tôi khi phỏng vấn

ĐDV cho thấy một số yếu tố gây lên tình trạng

bạo lực tăng lên gồm thời gian chờ đợi 95,3%,

quá tải bệnh viện với 97%; khác biệt về văn hóa,

ngôn ngữ với 79,3%

Thời gian chờ đợi lâu đặc biệt trong những

ngày quá tải, trong khi chờ đợi lâu mới đến lượt

khám bệnh, phải xếp hàng lấy mẫu, ngồi chờ kết

quả thường làm cho người nhà bệnh nhân và

bệnh nhân mệt mỏi, đặc biệt là những bệnh

nhân ở xa Tâm trạng chờ đợi lâu, thêm vào đó là

sự lo lắng về tình trạng bệnh tật của con mình,

thường làm cho khách hàng dễ có tâm lý ức chế,

dễ bị kích động và dễ có những hành vi không

kiểm soát được Theo tác giả Badger, Mullan

2004; Gates và Kroeger 2002; McKoy và Smith

2001; Wiley 2007 khi người bệnh và gia đình

người bệnh ở một trạng thái mỗi người túng

quẫn nhân cách, phẩm giá và trở lên bị phụ

thuộc vào người khác về chăm sóc, có thể là

nguyên nhân họ bị áp lực dẫn tới sự hung

hăng(1,4,7,8)

Theo Wiley 2007; McKoy & Smith (2001) việc

phòng ngừa bạo lực với sự giới hạn tiếp cận có

thể thực hiện được ở những lĩnh vực khác,

nhưng nó không thực hiện được trong chăm sóc

sức khỏe, nơi mà phải mở cửa 24 giờ đón tiếp

BN và người nhà và sự đi lại không giới hạn của

cộng đồng Trong nhiều trường hợp, người dân

có thể mang vũ khi vào các cơ sở y tế(7,8)

Sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ trong giao

tiếp đặc biệt là các xưng hô, hay cách nói cũng là

một trong những nguy cơ có thể gây ra bạo lực đối với ĐDV Ở bệnh viện, đặc biệt khu vực phòng khám mức độ ồn thường là khá cao, ĐDV khi giao tiếp thường có thói quen nói to, điều này cũng là một yếu tố khiến phụ huynh bệnh nhi cảm thấy mình không được tôn trọng và đây

có thể là nguyên nhân của sự phản ứng hành vi bạo lực từ các phụ huynh bệnh nhi

Yếu tố chủ quan: Khi phỏng vấn ĐDV, một số

việc có thể giảm được bạo lực như tăng tính minh bạch trong cung cấp dịch vụ giảm bạo lực

ở 77% số ĐDV khi được hỏi; thiếu hướng dẫn/chỉ dẫn có thể làm tăng bạo lực với 93% số ĐDV được hỏi; hành vi không phù hợp ở ĐDV

có thể làm tăng bạo lực với 95% số ĐDV khi được hỏi; Thiếu thông tin của bệnh nhân/người nhà bênh nhân có thể làm tăng khả năng bạo lực với 95,7% ĐDV khi được hỏi; Sử dụng chất kích thích của bệnh nhân/người nhà bênh nhân có thể

là tăng tỷ lệ bạo lực với 95,7% ĐDV khi được hỏi; ĐDV thiếu kỹ năng ứng phó với bạo lực có thể là tăng bạo lực với 95% ĐDV khi được hỏi

Hậu quả bạo lực nơi làm việc đối với ĐDV

Hậu quả bạo lực nơi làm việc với ĐDV, trước tiên là hậu quả về mặt tinh thần Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 92,7% có biểu hiện ảnh hưởng đến tâm lý chung; 89,4% có biểu hiện stress, 92,7% có biểu hiện lo lắng, 84,9% có biểu hiện thất vọng và 43,6% có biểu hiện trầm cảm

So sánh với nghiên cứu của Gates và công sự (2011) cho thấy 94% điều dưỡng viên trải qua rối loạn stress sau sang chấn sau BL và 17% có điểm cao về chẩn đoán stress sau sang chấn(4)

Nghiên cứu của Howerton Child & Mentes (2010) tại Mỹ cho thấy BLNLV là nguyên nhân giảm chất lượng chăm sóc BN, lời nói nhân viên

đi xuống, và tăng số buổi nghỉ việc của nhân viên Các nhân viên bị tấn công có tỷ lệ cao lạm dụng các chất gây nghiện, và vấn đề tâm thần như rối loạn stress, lo âu sau sang chấn(2)

Theo Saari (2003), sang chấn có thể theo sau

là một giai đoạn shock tâm lý, là tình trạng mà ở

đó tâm trí của chúng ta đang bảo vệ chúng ta

Trang 6

khỏi một thứ gì đó rất tồi tệ để có thể kiểm soát

Trước những lời nói đe dọa, hay trước hành vi

bạo lực thì việc mắc các biểu hiện tâm thần là

điều hiển nhiên Do đó, ĐDV sau khi bị bạo lực

cần được chăm sóc và điều trị về mặt tâm lý

Nghiên cứu định tính cho thấy sau bạo lực

nghề nghiệp, điều dưỡng có những biểu hiện

mệt mỏi, và thường chán nản công việc Điều

này có thể làm giảm chất lượng công việc Do đó

nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh,

nghĩa là phải đảm bảo sức khỏe thể chất và lời

nói cho ĐDV

Hậu quả thể chất

Nhiều trường hợp tại bệnh viện đã được ghi

nhận về hậu quả thể chất ở điều dưỡng viên sau

bạo lực nghề nghiệp Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ

hậu quả thể chất như mệt mỏi, ốm do lo nghĩ

chiếm đến 45% số ĐDV bị bạo lực; ĐDV muốn

tahy đổi nơi làm việc chiếm đến 26,6%; ĐDV

cảm thấy giảm hiệu suất làm việc chiếm 76,1%;

ĐDV phải nghỉ làm chiếm đến 22,9%; ĐDV bị

chấn thương chiếm 41,7%

Các nghiên cứu tại nước ngoài cho thấy thiệt

hại do bạo lực nơi làm việc ở ĐDV là rất lớn

Nghiên cứu của Howerton Child & Mentes

(2010) cho thấy năm 2011, tại Mỹ chi cho mỗi vụ

bạo lực là 250.000 USD Số tiền bao gồm cả chi

thời gian và phí luật pháp(2)

Nghiên cứu của Gates và cộng sự (2011) cho

thấy chi phí 344 vụ tấn công không chết người

trong chăm sóc sức khỏe, ước tính thiết hại

5.885.448 USD Những chi phí này bao gồm chi

điều trị y tế, chi lương, phí pháp luật, bảo hiểm,

các lợi ích, chi tại gia đình Chi phỉ cho mỗi điều

dưỡng bị tấn công là 31.643 USD(4)

Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi không tính

toán được các chi phí do bạo lực nghề nghiệp

gây ra, tuy vậy kết quả nghiên cứu định tính

cũng cho thấy một số ĐDV sau bạo lự bị sang

chấn lời nói và phải nghỉ làm nhiều ngày Do đó

bạo lực nơi làm việc không chỉ gây ra những

thiệt hại về sức khỏe lời nói đối với ĐDV, mà nó

còn gây ra những thiệt hại cho bệnh viện trong

việc thiếu vắng nhân sự hoặc do làm việc không hiệu quả do sang chấn lời nói

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu trên 300 điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2017 cho thấy các đặc điểm nguyên nhân, hậu quả bạo lực nơi làm việc tại các khoa lâm sàng Từ kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh viện cần tiến hành thực hiện một số các biện pháp sau:

1 Đẩy mạnh công tác an ninh tại các khoa phòng trong bệnh viện, đặc biệt đảm bảo mức

độ an toàn ở các khu vực khám bệnh và cấp cứu

2 Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn kỹ năng cho cán bộ điều dưỡng, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp với người nhà bệnh nhân, kỹ năng xử trí các tình huống xảy ra bạo lực tại bệnh viện

3 Cần hoàn thiện các bảng, biểu chỉ dẫn, thông tin về các nội quy, quy định tại bệnh viện, trong đó bao gồm công khai các các quy định về mức chi trả viện phí, thủ tục khám, chữa bệnh; quy định và thông tin cho khách hành về nghiêm cấm lời nói thô tục thiếu văn hóa tại bệnh viện

4 Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc ĐDV thực hiện giao tiếp, chăm sóc bệnh nhi đúng quy định

5 Cần bổ sung các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị nhằm giảm mức độ quá tải, giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhi và người nhà bệnh nhi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Badger F and Mullan B (2004), “Aggressive and violent incidents: perceptions of training and support among staff

caring for older people and people with head injury,” J Clin

Nurs, vol 13, no 4, pp 526–533

2 Child RJH and Mentes JC (2010), “Violence against women: the

phenomenon of workplace violence against nurses,” Issues Ment

Health Nurs, vol 31, no 2, pp 89–95

3 Fafliora E, Bampalis VG, Zarlas G, Sturaitis P, Lianas D and Mantzouranis G (2015), “Workplace violence against nurses in

three different Greek healthcare settings,” Work Read Mass, vol

53, no 3, pp 551–560

4 Gates D & Kroeger D (2002), Violence against nurses: the silent

epidemic, ISNA Bulletin, 29 (1): 25-30

5 Gates DM, Gillespie GL and Succop P (2011), “Violence against

nurses and its impact on stress and productivity,” Nurs Econ.,

Trang 7

vol 29, no 2, p 59–66

6 International Labour Office/International Council of Nurses/ and

World Health Organization/Public Services International (2002),

Framework guidelines for addressing workplace violence in the

health sector: The training manual Geneva, International

Labour Office, whqlibdoc.who.int/publications/9221134466.pdf

7 McKoy Y and Smith MH (2001), “Legal Considerations of

Workplace Violence in Healthcare Environments,” Nurs Forum

(Auckl), vol 36, no 1, pp 5–14

8 Wiley KK (2007), “2007 Nebraska nurses survey results Making

a world of difference: workplace violence and nursing,” Nebr

Nurse, vol 40, no 4, pp 14–19

Ngày nhận bài báo: 10/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018

Ngày đăng: 16/01/2020, 00:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w