Trong giai đoạn 2015 -2017 đã có rất nhiều văn bản luật và dưới luật quy định đổi mới trong công tác khám bệnh, chữa bệnh (KCB), đặc biệt công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) và giá dịch vụ KCB BHYT. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu 88.313 hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh điều trị nội trú có bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2017.
Trang 1CHI TRẢ BẢO HIỂM Y TẾ Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC 2015 - 2017
Nguyễn Thị Hoài Thu 1 , Đỗ Thị Châm 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội, 2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc Trong giai đoạn 2015 -2017 đã có rất nhiều văn bản luật và dưới luật quy định đổi mới trong công tác khám bệnh, chữa bệnh (KCB), đặc biệt công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) và giá dịch
vụ KCB BHYT Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu 88.313 hồ sơ bệnh án điện
tử của người bệnh điều trị nội trú có bảo hiểm y tế tại bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Vĩnh Phúc từ năm
2015 đến hết tháng 6 năm 2017 Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí điều trị nội trú có BHYT trung bình
có xu hướng tăng theo thời gian, thấp nhất năm 2015 là 3.261.115 đồng, tăng lên 3.747.426 trong năm
2016 và 5.014.160 đồng trong năm 2017 Trong cấu phần chi phí thì tỷ lệ thuốc, máu, dịch truyền chiếm
tỷ lệ cao nhất với 45,2% (2015) đến 39,5% (2016) và 36,4% năm 2017 tổng chi phí cho một đợt điều trị nội trú Thấp nhất là tỷ lệ chi phí chi cho vật tư y tế (từ 1,9% đến 2,7%) Tỷ lệ chi phí cho thuốc, máu, dịch truyền; xét nghiệm (XN) có xu hướng giảm theo thời gian từ 2015 đến 2017; trong khi tỷ trọng chi phí cho giường bệnh; phẫu thuật thủ thuật (PTTT) và chẩn đoán hình ảnh (CĐHA) có xu hướng tăng lên
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khóa: Chi trả bảo hiểm y tế, chi phí điều trị nội trú, bảo hiểm y tế, cơ cấu chi phí
Chi phí khám bệnh và chữa bệnh tại các
bệnh viện tăng cao và nhanh trong thời gian
gần đây luôn là vấn đề được nhiều người quan
tâm đặc biệt, từ các nhà hoạch định chính
sách, các nhà quản lý bệnh viện đến người sử
dụng dịch vụ Với tỷ lệ người dân tham gia bảo
hiểm y tế (BHYT) trên 80% [1] và lộ trình tiến
tới BHYT toàn dân đặc biệt việc áp dụng tính
lương vào giá dịch vụ y tế (DVYT) từ năm 2016
thì việc nghiên cứu chi phí khám chữa bệnh
(KCB) bảo hiểm y tế là một vấn đề quan trọng
và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà
hoạch định chính sách và các bên liên quan
Những nghiên cứu này khảo sát chi trả BHYT
cho người bệnh điều trị nội trú tại BVĐK Vĩnh
Phúc, giúp các nhà quản lý bệnh viện có cái nhìn tổng thể và khái quát hơn về xu hướng thay đổi mức chi trả BHYT trong KCB khi có sự điều chỉnh về giá dịch vụ y tế (DVYT) cũng như các chính sách mới được ban hành
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc với quy
mô 750 giường bệnh kế hoạch, là cơ sở KCB tuyến cuối của tỉnh Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh nên nhận người bệnh từ các tuyến trong tỉnh và một số vùng lân cận tỉnh Vĩnh Phúc Bệnh viện được phê duyệt 14.045 kỹ thuật theo Thông tư
số 43/2013/TT-BYT và Thông tư số 21/2017/ TT-BYT của Bộ Y tế [2 - 3], đạt 82% kỹ thuật theo phân tuyến và 39% kỹ thuật vượt tuyến Hàng năm, bệnh viện khám bệnh cho hơn 120.000 lượt bệnh nhân, điều trị nội trú trên 44.000 lượt Trong 5 năm gần đây, chi phí điều trị trung bình của người bệnh điều trị nội trú
có thẻ bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 1,9 triệu (năm 2012) tăng lên 3,7 triệu (báo cáo năm
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Hoài Thu, Trường Đại
học Y Hà Nội
Email: nguyenhoaithu@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 14/12/2019
Ngày được chấp nhận: 17/01/2019
Trang 22016) [4 - 5] Hết năm 2016, tỉnh Vĩnh Phúc có
79,9% dân số tham gia bảo hiểm y tế [6]; tỷ
lệ người bệnh có thẻ BHYT điều trị tại BVĐK
tỉnh Vĩnh Phúc chiếm đa số từ 75 - 80% Trong
giai đoạn 2015 - 2017, đã có rất nhiều văn bản
luật và dưới luật quy định đổi mới trong công
tác khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt công tác
khám bệnh, chữa bệnh BHYT và giá dịch vụ
KCB BHYT Do vậy, nghiên cứu chi phí KCB
BHYT tại bệnh viện từ năm 2015 đến hết tháng
6 năm 2017 rất quan trọng và thiết thực cho BV
nhất là giai đoạn hiện nay Bệnh viện đang trên
lộ trình tiến tới tự chủ về tài chính Tại BVĐK
tỉnh Vĩnh Phúc, chưa có nghiên cứu nào về chi
phí KCB BHYT trong giai đoạn sửa đổi Luật
BHYT và thay đổi giá DVYT Vì vậy, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu nhằm mô tả “Chi trả bảo
hiểm y tế ở người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2015 đến
tháng 7 năm 2107” Trên cơ sở phân tích chi
phí, chúng tôi sẽ đưa ra được đề xuất phù hợp
để BV có giải pháp quản lý, kiểm soát chi phí
KCB BHYT hợp lý mà vẫn đạt hiệu quả điều trị
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1 Đối tượng
Đối tượng: Tất cả hồ sơ bệnh án điện
tử của người bệnh điều trị nội trú có BHYT
tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc từ 01/01/2015 đến
30/6/2017
Địa điểm: Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh
Phúc
Thời gian: từ tháng 10 năm 2017 đến
tháng 4 năm 2018
Cỡ mẫu: gồm 88.313 hồ sơ bệnh án điều
trị nội trú
Một số khái niệm sử dụng trong nghiên
cứu
Trong Y tế, chi phí được phân chia thành
4 nhóm: (1) Chi phí trực tiếp dành cho điều
trị; (2) Chi phí gián tiếp dành cho điều trị; (3)
chi phí trực tiếp không dành cho điều trị; (4)
chi phí gián tiệp không dành cho điều trị[2], [3] Trong phạm vi nghiên cứu này nhóm nghiên cứu chỉ đề cập đến chi phí trực tiếp dành cho điều trị, cụ thể là chi trả BHYT cho các dịch vụ bao gồm: thuốc, máu, dịch truyền; vật tư y tế; xét nghiệm; chẩn đoán hình ảnh; giường bệnh; phẫu thuật, thủ thuật (được thể hiện trong tờ phiếu thanh toán chi phí khám chữa bệnh nội trú của người bệnh khi ra viện)
2 Phương pháp
Mô tả cắt ngang, hồi cứu số liệu thứ cấp
Kỹ thuật thu thập thông tin: Sử dụng số liệu thứ cấp: Báo cáo của phòng Tài chính kế toán,
Hồ sơ bệnh án điện tử do phòng Công nghệ thông tin cung cấp từ năm 2015 đến 2017 Số liệu thứ cấp được thu thập theo phiếu thu thập thông tin về chi phí điều trị nội trú bệnh nhân
có BHYT
3 Xử lý số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel
2010, sau đó được tổng hợp, làm sạch, mã hóa lại và phân tích bằng phần mềm STATA 13 Thống kê mô tả bao gồm: Tổng chi trả BHYT, mức chi BHYT trung bình cho các biến số liên tục và tỷ lệ phần trăm cho các biến số phân hạng Cơ cấu chi trả BHYT, theo hình thức thanh toán và theo nơi đăng ký KCB BHYT được phân tích
4 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này được sự cho phép của Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc và
sự ủng hộ của của Lãnh đạo phòng Kế hoạch tổng hợp; Phòng Tài chính kế toán; nhân viên phòng Kế hoạch tổng hợp, Tài chính kế toán Tất cả các thông tin của đối tượng nghiên cứu được đảm bảo giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích khác
Trang 3III KẾT QUẢ
1 Chi trả BHYT ở người bệnh điều trị nội trú
Bảng 1 Chi trả BHYT cho một đợt điều trị nội trú qua các năm
Tổng chi trả BHYT trung bình cho một bệnh nhân điều trị nội trú năm 2015 là 3.261.115 đồng; năm 2016 là 3.747.426 đồng và 5.014.160 đồng năm 2017 Chi trả BHYT trung bình có xu hướng tăng dần, năm 2017 chi trả BHYT trung bình tăng gấp 1,5 lần năm 2015
2 Chi trả BHYT cho một số hệ bệnh theo phân loại bệnh tật ICD có tần suất lớn qua các năm
Chi trả BHYT cao chủ yếu ở các nhóm bệnh tần suất cao như khối u; hệ tuần hoàn; hệ hô hấp;
hệ tiêu hóa; chửa đẻ và sau đẻ; chấn thương và ngộ độc Do đó, chúng tôi mô tả diễn biến và xu hướng chi trả BHYT của các nhóm bệnh thường gặp và có chi phí cao từ năm 2015 đến hết tháng
6 năm 2017
Biểu đồ 1 Chi trả BHYT cho một số hệ bệnh theo ICD qua các năm
Chi trả BHYT cho các nhóm bệnh thường gặp theo phân loại ICD có xu hướng gia tăng về giá trị So với năm 2015, chi trả BHYT cho các nhóm bệnh hệ tuần hoàn, hô hấp; tiêu hóa; chửa đẻ và sau đẻ; chấn thương, ngộ độc trong năm 2016 tăng không đáng kể Tuy nhiên hầu như mức chi trả cho các hệ bệnh trong năm 2017 đều tăng lên cao so với 2015 và 2016
-
1.000.000
2.000.000
3.000.000
4.000.000
5.000.000
6.000.000
7.000.000
8.000.000
9.000.000
Bệnh hệ tiêu hóa Chửa đẻ và sau đẻ Chấn thương, ngộ độc
Trang 43.3 Mô tả cơ cấu chi trả BHYT cho người bệnh điều trị nội trú
Biểu đồ 2 Mô tả cơ cấu chi phí điều trị nội trú từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2017
(Ghi chú: CĐHA: Chẩn đoán hình ảnh; VTTH: Vật tư tiêu hao; PTTT: Phẫu thuật thủ thuật)
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2017, chi trả BHYT cho thuốc, máu, dịch truyền chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7%), đứng thứ 2 là chi trả cho ngày giường điều trị (19%); tiếp theo
là chi trả cho xét nghiệm; chi trả vật tư y tế thấp nhất (2,1%)
45.2%
39.4%
36.5%
14.8%
15.7%
13.2%
15.…
13.1%
17.2%
15.5%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
Biểu đồ 3 Cơ cấu chi trả BHYT theo dịch vụ qua từng năm
Ghi chú: CĐHA: Chẩn đoán hình ảnh; VTTH: Vật tư tiêu hao; PTTT: Phẫu thuật thủ thuật; XN: Xét nghiệm
Trong các nhóm thì tỷ lệ chi trả BHYT cho thuốc, máu, dịch truyền chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên
có xu hướng giảm theo thời gian (từ 45,2% năm 2015 còn 36,4% năm 2017) Tỷ lệ chi trả cho xét nghiệm năm 2015 là 14,8%, năm 2016 tăng lên là 15,7% và giảm xuống năm 2017 là 13,1%; Tỷ lệ chi trả cho vật tư y tế, tỷ lệ chi trả giường có xu hướng tăng theo thời gian Tỷ lệ chi trả tiền giường
41%
15%
08%
02%
15%
19%
Trang 5IV BÀN LUẬN
Từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2017,
BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc thanh toán giá DVYT
theo giá quy định của Nhà nước, tuy nhiên
trong giai đoạn này thực hiện theo các khung
giá viện phí khác nhau Từ 2015 đến hết tháng
2 năm 2016, áp dụng khung giá viện phí theo
Quyết định số 60/QĐ-UNBD ngày 30/12/2014
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Quy định mức giá
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở
y tế công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm
2015 [7] Quyết định số 60 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc phê duyệt dựa trên khung viện phí quy
định tại Thông tư liên tịch số 03 và Thông tư
liên tịch số 04 [8,9] Giá DVYT được phê duyệt
theo Quyết định số 60 chỉ bằng 75% khung giá
viện phí Nhà nước ban hành Từ 01/3/2016
đến 4/4/2017, BV áp dụng giá viện phí theo
Thông tư liên tịch số 37 với cột giá áp dụng
từ 1/3/2016 chưa có lương kết cấu trong giá
dịch vụ Từ ngày 5/4/2017, BVĐK tỉnh được
áp dụng giá viện phí theo cột giá đã kết cấu đủ các yếu tố bao gồm cả lương theo Thông tư liên tịch số 37[10]
Kết quả nghiên cứu từ 2015 đến tháng 7 năm 2017, có 88.313 lượt điều trị nội trú có BHYT với tổng viện phí 334.652 triệu đồng, chi trả BHYT trung bình cho một đợt điều trị nội trú là 3.389.380 đồng và cho một ngày điều trị là 510.0002 đồng, có sự chênh lệch so với kết quả nghiên cứu của Phùng Đắc Thanh vì trong nghiên cứu này chúng tôi chọn toàn bộ
hồ sơ bệnh án nội trú thay vì 10 bệnh nội trú [11] Tổng mức chi trả BHYT trung bình cho một bệnh nhân nội trú năm 2015 là 3.261.115 đồng; năm 2016 là 3.747.426 đồng và hết tháng 6 năm 2017 là 5.014.160 đồng Chi trả BHYT trung bình có xu hướng tăng dần, năm
2017 có mức chi trả trung bình tăng gấp 1,5
có xu hướng tăng cao nhất, năm 2017 tăng 9% so với năm 2015
Bảng 2 Mức chi trả BHYT cho từng loại dịch vụ cho đợt điều trị điều trị theo nơi đăng ký
khám chữa bệnh ban đầu
Chi trả cho thuốc, máu, dịch truyền đối với người bệnh có BHYT đúng tuyến (1.754 nghìn đồng chiếm 40,9%) cao hơn người bệnh có BHYT trái tuyến (699 nghìn đồng, chiếm 33,9%) Chi trả cho
XN, CĐHA, giường bệnh của người bệnh đúng tuyến cao hơn người bệnh trái tuyến, tuy nhiên khi xét về cơ cấu chi trả thì tỷ lệ chi trả cho XN, CĐHA của người bệnh có BHYT đúng tuyến lại thấp hơn
Trang 6lần năm 2015 Sự gia tăng về chi trả BHYT cho
khám chữa bệnh được giải thích do sự phát
triển của BV được đầu tư thêm nhiều trang
thiết bị y tế hiện đại như máy CT scanner 128
lát cắt, máy cộng hưởng từ 1.5 Tesla, hệ thống
máy can thiệp mạch,…và do tăng giá viện phí
theo quy định tiến tới giá viện phí được tính
đúng, tính đủ các cấu phần cấu thành DVYT
Bên cạnh đó, giá DVYT còn chịu ảnh hưởng
giá thị trường như tăng giá thuốc, vật tư y tế,…
Phân tích chi trả BHYT cho người bệnh
điều trị nội trú theo hệ bệnh phân loại theo ICD
từ năm 2015 đến tháng 7 năm 2017 cho thấy:
Chi trả cho nhóm bệnh khối u cao nhất và có
xu hướng tăng dần theo năm từ 5.158.242
đồng (năm 2015) lên 6.521.855 đồng (năm
2016) và lên 7.936.253 đồng (năm 2017) Các
nhóm bệnh hệ tuần hoàn; hệ hô hấp; hệ tiêu
hóa; chấn thương, ngộ độc và chửa đẻ và sau
đẻ là nhóm bệnh có tần suất mắc cao hơn và
chi phí điều trị cao hơn các nhóm bệnh khác
và có xu hướng gia tăng về chi phí Năm 2016
tăng nhẹ so với năm 2015 và năm 2017 chi trả
các hệ bệnh đều tăng cao so với năm 2015 và
2016 Kết quả này phù hợp với sự gia tăng về
cơ cấu bệnh tật của các nhóm bệnh không lây
của Việt Nam nói chung [11], BVĐK tỉnh Vĩnh
Phúc nói riêng và sự phát triển kỹ thuật của
Bệnh viện trong lĩnh vực ung bướu, tim mạch,
chấn thương và tăng giá DVYT
Phân tích cơ cấu chi trả BHYT từ năm 2015
đến hết tháng 6 năm 2017, đều thấy rằng tỷ
lệ chi trả cao nhất dành cho thuốc, máu, dịch
truyền và thấp nhất dành cho vật tư tiêu hao
Trong cả giai đoạn từ năm 2015 đến hết tháng
6 năm 2017 thì tỷ lệ chi trả cho thuốc, máu,
dịch truyền chiếm tỷ lệ cao nhất (40,7%) có xu
hướng giảm dần theo thời gian (từ 45,2% năm
2015 còn 36,4% năm 2017), đứng thứ 2 là tỷ
lệ chi trả cho ngày giường điều trị (19%); tiếp
theo là tỷ lệ chi xét nghiệm (14,8%); tỷ lệ chi cho vật tư y tế thấp nhất 2,2% Tỷ lệ vật tư y
tế, giường bệnh có xu hướng tăng theo thời gian, trong khi đó tỷ lệ chi phí giường bệnh có
xu hướng cao nhanh năm 2017 tăng 9% so với năm 2015 Kết quả này nằm trong khoảng kết quả Bộ Y tế đã nghiên cứu năm 2007 về chi phí dịch vụ BV và phương thức thanh toán trọn gói theo trường hợp bệnh, kết quả cho thấy trong cơ cấu chi phí của dịch vụ bệnh viện thì
tỷ lệ chi trả lớn nhất là chi cho thuốc và vật tư
y tế (32% đến 59%), tỷ lệ chi cho xét nghiệm chiếm khoảng 7% đến 21% so với tổng chi phí dịch vụ BV [12], và tương đồng với kết quả báo cáo của Bảo hiểm xã hội năm 2017 [1] Kết quả này giúp Ban lãnh đạo bệnh viện và các nhà quản lý có một bức tranh tổng thể về cơ cấu chi trả BHYT cho các loại hình dịch vụ, nhằm
có giải pháp quản lý hạn chế lạm dụng một số dịch vụ như xét nghiệm, thuốc, ;hoặc theo dõi chặt chẽ hơn về việc tiếp nhận bệnh nhân nội trú để quản lý được chi trả tiền giường
Chi trả BHYT cho các dịch vụ PTTT năm
2015 và 2016 tương đương nhau và tăng gấp hai lần trong năm 2017 (911.640 đồng) Chi trả cho PTTT tăng cao do tăng giá viện phí đồng thời bệnh viện triển khai nhiều dịch vụ
kỹ thuật cao như chụp mạch vành, can thiệp mạch; phẫu thuật cột sống; phẫu thuật thay khớp nhân tạo, đồng thời tăng các nhóm bệnh cần can thiệp PTTT như chấn thương; tuần hoàn,…
Chi trả BHYT cho ngày giường điều trị tăng nhanh qua các năm Năm 2014 chi trả tiền giường cho một bệnh nhân 504.138 đồng, năm 2016 tăng lên là 753.573 đồng và năm
2017 là 1.119.296 đồng Mức chi trả cho ngày giường tăng nhanh do sự tăng giá viện phí khi BVĐK Vĩnh Phúc thực hiện các văn bản chính sách hiện hành về thay đổi giá dịch vụ [10]
Trang 7V KẾT LUẬN
- Chi trả BHYT trung bình ở người bệnh nội
trú tăng cao vào năm 2017 so với năm 2015
và 2016
- Về cơ cấu mức chi trả BHYT đối với người
bệnh điều trị nội trú từ năm 2015 đến hết tháng
6 năm 2017, tỷ lệ chi trả cao nhất dành cho
thuốc, máu, dịch truyền và thấp nhất dành cho
vật tư tiêu hao Chi trả cho giường bệnh tăng
lên chiếm gần 23% vào năm 2017 so với 15,2%
năm 2015, trong khi đó chi trả cho thuốc, máu,
dịch truyền giảm xuống chỉ chiếm 36% toàn bộ
mức chi trả BHYT vào năm 2017
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2016) Báo
cáo tổng kết công tác năm 2016 và triển khai
nhiệm vụ năm 2017
2 Bộ Y tế (2013) Thông tư số
43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế về việc ban
hành quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn
kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh
3 Bộ Y tế (2017) Thông tư số
21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ Y tế về việc sửa
đổi, bổ sung Danh mục kỹ thuật trong khám
bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư
số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ
Y tế về việc ban hành quy định chi tiết phân
tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh
4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
(2012) Báo cáo tổng kết công tác Bệnh viện
5 Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
(2016) Báo cáo tổng kết Công tác Bệnh viện
năm 2016
6 Sở y tế Vĩnh Phúc (2016) Báo cáo tổng
kết công tác y tế năm 2016
7 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014) Quyết
định số 60/QĐ-UNBD ngày 30/12/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Quy định mức giá dịch
vụ khám, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015
8 Bộ Y tế - Bộ Tài chính – Bộ LĐ-TB &
XH (2006) "Thông tư liên tịch số 03/2006/
TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH về việc thu một phần viện phí do Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành,
để bổ sung Thông tư liên bộ số 14/TTLB ngày 30/9/1995 của liên bộ Y tế - Bộ Tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện việc thu một phần viện phí"
9 Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2012) "Thông tư
liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ban hành mức tối đa khung giá một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước"
10 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2017) Công
văn số 2217/UBND-VX3 về việc triển khai thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT bao gồm cả chi phí tiền lương
11 Phùng Đắc Thanh (2017) THỰC
TRẠNG BẢO HIỂM Y TẾ CHI TRẢ CHO 10 BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN NĂM
2013 – 2015 - 2017 Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội
12 Bộ Y tế (2015) Báo cáo thống kê y tế
2015
Trang 8Summary INSURANCE PAYMENT FOR INSURED INPATIENTS ADMITTED
TO GENERAL HOSPITAL OF VINH PHUC PROVINCE
DURING 2015-2017
This study applied a cross-sectional design, retrieving 88,313 electronic medical records of insured inpatients admitted at the general hospital of Vinh Phuc province from January 2015 to June 2017 Results showed that the mean cost of treatment for insured inpatients increased over the period The lowest mean cost was 3.261.115 vnd in 2015, which increased to 3.747.426 vnd in 2016, and dramaticly increased to 5.014.160 vnd in 2017 The proportional cost for drugs, blood, and transfusion liquids accounted for the highest percentage with 45.2% (2015), 39.5% (2016) and 36.4% in 2017 The cost for consumable supplies accounted for the lowest proportion, ranging from 1.9% to 2.7% The trend shows that proportion of the cost for drugs, blood and transfusion liquid, and cost for laboratory test decreased over the period, while proportion of cost for beds, operation and image diagnosing increased
Keywords: Insurance payment, treatment cost for inpatient, health insurance, cost
structure