1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH việt thắng

39 63 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 480 KB

Nội dung

Nếu doanh nghiệp có lực lượng lao động kém hoặc khôngqua tâm tới công tác phát triển nguồn nhân lực thì doanh ngiệp đó sẽ gặp rất nhiều khókhăn trong sản xuất kinh doanh: năng suất thấp,

Trang 1

TÓM LƯỢC

Hiện nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước cùng với cơ chếthị trường cạnh tranh, nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việcđóng góp vào sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Muốn phát triển nhanh vàbền vững, doanh nghiệp phải tạo dựng được một nguồn nhân lực chất lượng cao vàcần sử dụng các chính sách phát huy tối đa nguồn nhân lực đó Nhận thức được tầmquan trọng đó, công ty TNHH Việt Thắng cũng chú trọng và phát triển nguồn nhân lựccủa công ty mình để công ty ngày càng lớn mạnh và có sức cạnh tranh trên thị trường.Với đề tài phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng, bài khóa luậntập trung nghiên cứu các lý luận và thực tiễn liên quan tới vấn đề phát triển nguồnnhân lực Qua đó có những đánh giá đúng đắn về thực trạng phát triển nguồn nhân lựctại công ty TNHH Việt Thắng, đồng thời phân tích những thành công đã đạt được vànhững hạn chế mà công ty còn gặp phải trong công tác phát triển nguồn nhân lực Từnhững hạn chế chưa giải quyết được, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp từ phía doanhnghiệp, từ phía nhà nước để việc phát triển nguồn nhân lực tại công ty ngày càng đạthiệu quả cao, giúp công ty ngày càng thành công và phát triển trong tương lai

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề tài này được hoàn thành là nhờ sự cố gắng và nỗ lực của bản thân em và sựgiúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Minh Phương

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tập thể giảng viên

và cán bộ nhân viên Trường Đại Học Thương Mại đã luôn cố gắng tạo lập môi trườnghọc tập tốt nhất, tạo điều kiện cho sinh viên hoàn thành nhiệm vụ học tập

Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Th.S Nguyễn Minh Phương, người đã tậntình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoànthiện bài khóa luận này

Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, cán bộ công nhânviên của Công ty TNHH Việt Thắng, đặc biệt là bác Lê Văn Thùa – Tổng giám đốccông ty đã tạo điều kiện giúp cháu thực tập tại công ty và có những đóng góp quý báucho đề tài

Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài này không tránh khỏi những thiếusót, hạn chế Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô và cácbạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 4

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG 5

1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Nguồn nhân lực 5

1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 6

1.2 Một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực 7

1.2.1 Một số lý thuyết 7

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực 8

1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng 10

1.3.1 Nội dung 10

1.3.2 Nguyên lý giải quyết vấn đề 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG 13

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng 13

2.1.1 Tổng quan tình hình về phát triển nguồn nhân lực 13

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng 14

2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng 16

2.2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2017 .16

Trang 4

2.2.2 Thực trạng phát triển số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực công ty TNHH Việt

Thắng 18

2.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng 20

2.3 Đánh giá về phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng 24

2.3.1 Những thành tựu đạt được 24

2.3.2 Những hạn chế 25

2.3.3 Nguyên nhân 25

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG 27

3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực 27

3.2 Quan điểm và định hướng phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng 28

3.2.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của công ty 28

3.2.2 Định hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty 29

3.3 Một số đề xuất kiến nghị nhằm phát triền nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng 30

3.3.1 Một số đề xuất kiến nghị từ phía công ty TNHH Việt Thắng 30

3.3.2 Một số đề xuất kiến nghị với Nhà nước 32

3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

TNHH Việt Thắng giai đoạn 2014 – 2017

2 Bảng 2.2 Bảng doanh thu bình quân một lao động công ty TNHH

Việt Thắng giai đoạn 2014-2017

3 Bảng 2.3 Bảng so sánh doanh thu bình quân một lao động của Công

ty TNHH Việt Thắng giai đoạn 2014- 2017

4 Bảng 2.4 Bảng lợi nhuận bình quân một lao động công ty TNHH

Việt Thắng giai đoạn 2014-2017

5 Bảng 2.5 Số lượng lao động công ty TNHH Việt Thắng giai đoạn

2014 – 2017

6 Bảng 2.6 Bảng cơ cấu ngồn nhân lực của công ty TNHH Việt Thắng

theo độ tuổi lao động

7 Bảng 2.7 Bảng cơ cấu nguồn nhân lực của công ty TNHH Việt

Thắng theo giới tính

8 Bảng 2.8 Bảng tổng hợp kết quả khám sức khỏe định kỳ công ty

TNHH Việt Thắng giai đoạn 2014-2017

9 Bảng 2.9 Bảng cơ cấu nhân lực công ty TNHH Việt Thắng theo

12 Bảng 2.12 Bảng đánh giá đạo đức và ý thức làm việc của người lao

động tại công ty TNHH Việt Thắng

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ngoài việc nỗ lực sản xuấtkinh doanh thì việc phát triển nguồn nhân lực cũng là việc làm không thể thiếu trongmỗi doanh nghiệp Thật vậy, nguồn nhân lực chính là nền móng của doanh nghiệp, khi

có lực lượng lao động tốt sẽ có chất lượng sản xuất kinh doanh tốt cũng như có lợi thếcạnh tranh trên thị trường Nếu doanh nghiệp có lực lượng lao động kém hoặc khôngqua tâm tới công tác phát triển nguồn nhân lực thì doanh ngiệp đó sẽ gặp rất nhiều khókhăn trong sản xuất kinh doanh: năng suất thấp, chất lượng kém, khả năng cạnh tranh

vì thế cũng mất dần Đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệthực vật thì nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiêp

Việt Nam là một nước nông nghiệp, hiện nay cả nước có trên 200 doanh nghiệpthuốc bảo vệ thực vật, gần 100 nhà máy chế biến thuốc và có khoảng 30000 đại lýthuốc bảo vệ thực vật Các doanh nghiệp này cũng đóng góp một phần cho sự pháttriển kinh tế xã hội của nước ta khi đã tạo được công ăn việc làm cho nhiều lao độngđặc biệt ở vùng nông thôn Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vậtcần sử dụng vốn và công nghệ nên yếu tố con người là yếu tố quan trọng quyết địnhtới chất lượng, năng suất, năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay

Hiện nay, nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vậtđang trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, do đó việc phát triển nguồn nhân lực để đápứng nhu cầu của các doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai là một việc làm cần thiết vàkhông dễ dàng Công ty TNHH Việt Thắng cũng là một trong các doanh nghiệp sảnxuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật cũng phải đối mặt với tình trạng này Công

ty đã có những chính sách thay đổi cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực theo hướngtích cực, phù hợp, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác tuyển dụng, đàotạo và sử dụng nên hiệu quả lao động chưa cao Hằng năm công ty cũng tuyển chọncác lao động có trình độ chuyên môn vào công ty để giải quyết vấn đề lao động nhưngvẫn chưa thể giải quyết một cách toàn diện nên dẫn tới nhiều hạn chế và năng suất laođộng chưa cao Để góp phần nâng cao hiệu quả hiệu quả sản xuất kinh doanh, mỗidoanh nghiệp cần sử dụng các chính sách để phát triển nguồn nhân lực và tận dụng tối

đa nguồn lực đó để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Nhậnthấy rõ tầm quan trọng của nguồn lực con người đối với doanh nghiệp,vì vậy chúng tacần phải chú trọng phát triển hơn nữa nhân tố này

Trang 8

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Đề tài phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp được nhiều người nghiêncứu ở nhiều góc nhìn khác nhau như:

Lê Thị Thu Thủy (2016),’’Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình”, khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Thương Mại Đề tài đã đưa ra một số chỉ

tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cũng như một số nhân tố ảnh hưởng tới việcnâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp Kết hợp với việc thu thập dữliệu, đề tài cũng đã đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và đưa ra một sốbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang được thực hiện tại công ty

Từ đó đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanhnghiệp Bên cạnh đó, đề tài vẫn còn một số hạn chế như chưa đánh giá đầy đủ về chấtlượng nguồn nhân lực

Nguyễn Thị Quyên (2016),’’Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Viễn thông FPT”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương Mại Đề tài đã cung

cấp cơ sở lý thuyết về nguồn nhân lực cũng như phát triển nguồn nhân lực Đồng thờichỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực từ bên trong và bên ngoàidoanh nghiệp Kết hợp thu thập thông tin, số liệu đề tài đã làm rõ thực trạng phát triểnnguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Viễn thông FPT về mặt số lượng, chất lượng cũngnhư các chính sách mà công ty đang áp dụng để phát triển nguồn nhân lực Từ đó, tácgiả của bài khóa luận đã đưa ra một số giải pháp để có thể cải thiện và hoàn thiện hơnviệc phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Viễn thông FPT Nhưng đề tài cũngcòn một số hạn chế như: chưa đưa ra hết được những nhân tố ảnh hưởng tới phát triểnnguồn nhân lực, thực trạng phát triển nguồn nhân lực còn khá sơ lược

Bùi Thị Hoàn (2015),’’Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần thế giới nhân lực’’, khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Thương Mại Đề tài đưa ra

được hệ thống lí luận cơ bản về nguồn nhân lực, hiệu quả sử dụng và công tác quản trịnguồn nhân lực Từ đó, phân tích được thực trạng nguồn nhân lực tại công ty về cơcấu, công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty Tuy nhiên, chưa làm rõ được nhữnghiệu quả trong sử dụng nguồn nhân lực dẫn đến việc đánh giá về nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn nhân lực thiếu hợp lí và đưa ra những biện pháp chưa thực sự phù hợp vớitình hình công ty

Lê Thị Tâm (2014),’’Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội”, khóa luận tốt nghiệp, Trường đại

học Thương Mại Với bài khóa luận này đã làm rõ một số lý thuyết liên quan đến pháttriển nguồn nhân lực và các nhân tố ảnh hưởng từ cả bên trong lẫn bên ngoài đến việc

Trang 9

phát triển nguồn nhân lực Cùng với đó là sự phát triển về mặt số lượng cũng như chấtlượng của nguồn nhân lực Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi HàNội trong thời gian qua cùng các chính sách hiện hành mà công ty đang áp dụng Đềtài đã đưa ra 4 nhóm giải pháp khác nhau cùng với các kiến nghị dành cho các Bộ, Banngành khác để có thể cải thiện việc phát triển nguồn nhân lực trong công ty cũng nhưcủa nền kinh tế.

Phạm Thị Loan (2009),’’Giải pháp phát triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ (T&S)”, khóa luận tốt nghiệp,

Trường đại học Thương Mại Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa vấn đề phát triểnnguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh Liên hệ thực tế vào vấn đề pháttriển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần vận tải và dịch vụ (T&S) và từ đó đưa ranhững giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Và còn rất hiều các công trình nghiên cứu liên quan khác

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Khi nghiên cứu vấn đề này, tôi đặt ra các câu hỏi và lần lượt giải quyết để trả lờinhững câu hỏi đặt ra xuyên suốt toàn bài:

- Nguồn nhân lực là gì ? Phát triển nguồn nhân lực là gì ?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ?

- Thực trạng phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng như thế nào

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực và phát triểnnguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng

Phạm vi nghiên cứu:

- Về thời gian: trong bài sử dụng các số liệu nghiên cứu giai đoạn 2014 – 2016

- Về không gian: trong bài khóa luận này nghiên cứu các vấn đề về phát triểnnguồn nhân lực tại công ty TNHH Việt Thắng

Mục tiêu nghiên cứu: bài khóa luận tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận vàthực tiễn về phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó đề xuất ra một số giải pháp pháttriển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Việt Thắng,

Trang 10

Nội dung nghiên cứu: Bài khóa luận tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạngphát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH Việt Thắng, phân tích thành công, hạnchế và từ đó đưa ra các đề xuất kiến nghị để phát triển nguồn nhân lực tại công ty.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nghiêncứu các hiện tượng kinh tế xã hội

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu và đượcthu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thong qua các cuộc điều trathống kê Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu, tuy nhiên việc thu thập dữliệu sơ cấp lại thường phức tạp, tốn kém Đề tài này sử dụng phương pháp thu thập dữliệu sơ cấp thông qua thiết kế phiếu phỏng vấn điều tra trắc nghiệm và phỏng vấnchuyên sâu

5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Đề tài này sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc tập tậphợp các số liệu về nhân sự của Công ty TNHH Việt Thắng trong các năm được ghichép lại theo từng giai đoạn

5.3 Phương pháp xử lý số liệu thống kê

Những dữ liệu sơ cấp, thứ cấp sau khi thu thập được cần trải qua quá trình chọnlọc, xử lý để có được những thông tin giá trị, phục vụ cho đề tài nghiên cứu Đề tài sửdụng phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so sánh

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồhình vẽ, danh mục từ viết tắt và các phụ lục, bài khoá luận được chia thành:

Trang 11

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Nguồn nhân lực

a Khái niệm

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người luôn được chú trọng trong mọi lĩnh vực.Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, nền kinh tế côngnghiệp cũng chuyển dần sang nền kinh tế tri thức thì yếu tố con người là yếu tố khôngthể thiếu Một doanh nghiệp có nguồn lực tài chính tốt, kỹ thuật hiện đại nhưng nếuthiếu lao động thì doanh ngiệp đó cũng không thể tồn tại và hát triển được Tuy nhiên,con người là tổng thể hóa các mối quan hệ xã hội, vì vậy mà mỗi người lại có nhữngcách tiếp cận khác nhau về khái niệm nguồn nhân lực:

- Theo Liên Hợp Quốc:’’ Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức

và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để pháttriển kinh tế-xã hội trong một cộng đồng ”

- Theo giáo trình’’Nguồn nhân lực” của Trường Lao động xã hội địnhnghĩa: ’’Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phânbiệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi

đây là nguồn nhân lực xã hội”

- Nhưng PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh, giáo trình kinh

tế nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế quốc dân lại cho rằng: ’’ nguồn nhân lực là nguồnlực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội đượcbiểu hiện ra số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.’’

- Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn trong sách Quản lý và phát triển nguồn nhân lực

xã hội xuất bản năm 2006 thì:’’Nguồn nhân lực doanh nghiệp là lực lượng lao độngcủa từng doanh nghiệp, là số người có trong danh sách của doanh nghiệp, do doanhnghiệp trả lương”

Như vậy có thể hiểu khái niệm nguồn nhân lực trong bài khóa luận này như sau:Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà cáctiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực màbản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo

vì sự phát triển và tiến bộ xã hội

b Phân loại nguồn nhân lực

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:

- Theo loại hợp đồng lao đồng: nguồn nhân lực được phân chia thành lao độngkhông xác định thời hạn, lao động hợp đồng ngắn hạn và lao động thời vụ

Trang 12

- Nếu chia theo đào tạo: có hai loại là nguồn nhân lực đã qua đào tạo và nguồnnhân lực chưa qua đào tạo

- Chia theo trình độ của nguồn nhân lực: có 5 loại đó là nhân lực có trình độtrên đại học, nhân lực có trình độ đại học, nhân lực có trình độ cao đẳng, nhân lực cótrình độ trung cấp và nhân lực có trình độ sơ cấp

- Nếu phân theo cơ cấu chức năng nguồn nhân lưc trong doanh nghiệp: có hailoại là lao động làm công tác quản lí và lao động trực tiếp sản xuất Trong đó, lao độngquản lí được hiểu là tất cả những người làm việc trong bộ máy quản lí tham gia vàoviệc thực hiện các chức năng quản lí Trong doanh nghiệp lao động quản lí bao gồm:cán bộ quản lí cao cấp, cán bộ quản lí trung cấp, cán bộ quản lí cấp cơ sở và các viênchức thừa hành Lao động sản xuất là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sảnxuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp

- Theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động thì chia hành: lao động nông nghiệp,lao động công nghiệp, lao động dịch vụ

1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực

Cũng như khái niệm nguồn nhân lực thì khái niệm về phát triển nguồn nhân lựccũng được tiếp cận theo những quan điểm khác nhau:

- Theo Tổ chức Lao động Thế giới(ILO),‘‘Phát triển nguồn nhân lực là làmcho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn phù hợp với sự phát triển của đất nước Vàchỉ nên giới hạn trong phạm vi kỹ năng lao động và thích ứng với nhu cầu việc làm

- Theo sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo: Kinhnghiệm Đông Á của Viện Kinh tế thế giới xuất bản năm 2003:‘‘Phát triển nguồn nhânlực, xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng động có

kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả, xét từ góc độ cá nhân là việc nâng cao kỹ năng,năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động và thunhập Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đónggóp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sảnxuất Kiến thức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu kinh nghiệm, trong khi đó thểlực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế” Khái niệmnày xem xét phát triển nguồn nhân lực của đất nước, từ đó khuyến nghị cho nhà nướcnhững chính sách về giáo dục, đào tạo, y tế để phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô

- Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn trong Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xãhội : “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách vàbiện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thểchất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự pháttriển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển”

Trang 13

- Giáo trình Quản trị nhân lực, trường Đại học Kinh tế quốc dân lại viết : “Pháttriển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trongnhững khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp củangười lao động”

- Nhưng theo Henry J Sredl & Willam J Rothwell thì: Phát triển nguồn nhânlực ở doanh nghiệp được thiết kế và thực hiện với mục tiêu nâng cao kết quả thực hiệncông việc và cải thiện điều kiện con người thông qua việc đảm bảo kết hợp giữa mụctiêu của tổ chức và mục tiêu cá nhân

Kế thừa các quan điểm trên thì khái niệm phát triển nguồn nhân lực trong bài này

có thể được hiểu như sau: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về số lượng

và việc học tập có tính tổ chức góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thôngqua việc thực hiện các giải pháp một cách toàn diện và đồng bộ nhằm ngày càng nângcao thể lực, trí lực và phẩm chất tâm lý xã hội

1.2 Một số lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực

1.2.1 Một số lý thuyết

a Lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực trình độ cao

Trong ‘‘Giáo trình nguồn nhân lực” của Trường Đại Học Lao Động – Xã hội đưa

ra một số quan điểm về phát triển nguồn nhân lực ở trình độ cao như sau:

Thứ nhất, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao phát góp phần phát triển đất

nước

Nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những lao động có trình độ, bằng cấpđược qua đào tạo và có trình độ chuyên môn Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay,thì nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng có vai trò quyết định Đầu tiên nguồnnhân lực chất lượng cao quyết định sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế xã hội.Không chỉ vậy nguồn nhân lực chất lượng cao còn có vai trò như một trong những yếu

tố quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa nước ta

Vì vây để phát triển đất nước thì việc phát triển nguồn nhân lực trình độ cao là cầnthiết

Thứ hai, nguồn nhân lực trình độ cao năng động sáng tạo và rất phức tạp

Nguồn nhân lực trình độ cao được đào tạo, học tập và có trình độ chuyên mônnên có đầy tính sáng tạo Họ ham học hỏi, tìm tòi và luôn tìm ra những cái mới đểphục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp

Thứ ba, giáo dục đào tạo, một nhân tố quan trọng bậc nhất đối với phát triển nhân

lực trình độ cao

Nếu nguồn nhân lực chất lượng cao mang tính quyết định sự phát triển của mỗiquốc gia thì giáo dục và đào cũng có vai trò quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực

Trang 14

Vì vậy nguồn nhân lực chất lượng cao phải không ngừng học tập, hoàn thiện, nâng caohiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay.

Thứ tư , sử dụng lao động hiệu quả góp phần quan trọng thúc đầy phát triển vốn

nhân lực trình độ cao

Trong doanh nghiệp, việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý sẽ nâng cao chấtlượng nguồn nhân nhân lực và đảm bảo tốt công tác quan trọng trong phát triển nguồnnhân lực

Cuối cùng, đảm bảo quyền lựa chọn việc làm của lao động trình độ cao cũng như

có tác động thúc đẩy phát triển nhân lực trình độ cao

b Lý thuyết của Berker

Theo lý thuyết của ông thì cho rằng có nhiều cách khác nhau để đầu tư phát triểnvốn nhân lực như khi làm việc phải giữ cho tinh thần của mình thoải mái, khi tuyểnchon lao động đầu vào thì chọn đầu vào nhân lực chất lượng cao, giáo dục đào tạo…Tuy nhiên theo ông để phát triển vốn nhân lực một cách hiệu quả thì chủ yếu nhất vẫnthông qua giáo dục, đào tạo Việc giáo dục, đào tạo sẽ giúp lao động có được kiếnthức, kỹ năng chuyên môn nối với công việc của mình, điều này theo ông là hiệu quảnhất để phát triển vốn nhân lực

1.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá phát triển nguồn nhân lực

1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá sự chuyển biến về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

Để đánh giá sự chuyển biến về số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực tại mỗi doanhnghiệp cần xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thích hợp Phát triền nguồn nhân lực phảiđảm bảo quy mô và cơ cấu lao động phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp mình Căn cứ vào các kế hoạch, chiến lược kinh danh mà ban lãnh đạocần có những dự báo về nhu cầu lao động để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất

Sự chuyển biến về số lượng và cơ cấu nhân lực được đánh giá qua các chỉ tiêu

- Tỷ lệ chênh lệch lao động qua các năm được tính bằng tổng số lao động củanăm sau so với tổng số lao động của năm trước

- Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp qua các năm được tính theo tỷ lệ phầntrăm giữa lao động trực tiếp, gián tiếp trên tổng số lao động

- Cơ cấu lao động theo giới tính: là tỷ lệ phần trăm giữa lao động nam, laođộng nữ trên tổng số lao động

1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu đánh giá về sức khỏe lao động qua các năm được xem xét trên cơ sở

số liệu thống kê về sức khỏe của nhân lực như: tỷ lệ sức khỏe người lao động, số nhân

Trang 15

lực phải nghỉ ốm, bị mắc các bệnh nghề nghiệp phải nghỉ điều trị hưởng BHXH hàngnăm

- Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật qua các năm phản ánh

chất lượng nhân lực cũng như kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực bao gồm:

cơ cấu nhân lực theo thâm niên qua các năm

- Tỷ trọng nhân lực có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học trở lên qua các

năm, phản ánh kết quả công tác đào tạo trong phát triển nhân lực, tỷ trọng càng cao thì

chất lượng nhân lực càng tốt Tuy nhiên, khi xem xét chỉ tiêu này cần đối chiếu với nộidung quy hoạch phát triển nhân lực và kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ,tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” hoặc đào tạo chưa sát với nhu cầu sử dụng nhânlực

1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá về nâng cao năng suất lao động

Phát triển nguồn nhân lực cuối cùng phải thể hiện ở nâng cao năng suất laođộng của doanh nghiệp Năng suất đó thường được đo bằng sản lượng, giá trị tạidoanh nghiệp qua các năm và năng suất lao động bình quân theo doanh thu, lợinhuận bình quân trên một lao động tạo ra

- Doanh thu bình quân trên một lao động

Trang 16

1.3.Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề phát triển nguồn nhân lực công

ty TNHH Việt Thắng

1.3.1 Nội dung

Phát triển nguồn nhân lực một xu thế tất yếu của mỗi doanh nghiệp trong quátrình hội nhập kinh tế hiện nay Phát triển nguồn nhân lực bao gồm các nội dung nhưsau:

a Phát triển số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực

Số lượng lao động của mỗi doanh nghiệp phản ánh quy mô của doanh nghiệp đó.Doanh nghiệp nào càng lớn thì quy mô về nhân lực càng lớn và ngược lại Việc tăngthêm số lượng lao động để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpmình là rất cần thiết

Cơ cấu lao động bao gồm tổng thể các thành phần, bộ phận có quan hệ với nhau,phản ánh tỷ trọng nhân lực theo từng tiêu thức nghiên cứu nguồn nhân lực Cơ cấu laođộng trong doanh nghiệp có thể bao gồm cơ cấu lao động theo độ tuổi, cơ cấu lao độngtheo tính chất công việc , cơ cấu lao động theo giới tính

Số lượng và cơ cấu lao nhân lực cần phải được sử dụng phù hợp với tình hình sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp mình

b Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn nhân lực có thực sự tốt thì mới cóthể giúp cho doanh nghiệp thành công và phát triển vững mạnh trên thị trường Vì vậy

để nâng cao chất lượng nguồn lực, thì cần chú trọng tới:

- Thể lực cho người lao động

Thể lực của lao động chính là tình hình sức khỏe của những người lao động baogồm cả về thể chất và tinh thần Một người có thể lực tốt thì trong công việc sẽ nhanhnhẹn, tháo vát , dẻo dai và bền bỉ Thể lực là một trong những điều kiện quan trọng đểphát triển trí lực, bởi nếu không có thể lực thì không thể học tập cũng như nghiên cứu

Mỗi doanh nghiệp lại có đặc thù sản xuất kinh doanh riêng của mình, vì vậy đểnâng cao thể lực cho người lao động cần đề ra những tiêu chuẩn sức khỏe cho từng

Trang 17

khâu của công việc, từ đó làm cơ sở cho việc theo dõi và bồi bổ sức khỏe cho ngườilao động.

- Nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp

Thứ nhất, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực thì có thể đánh giá thông qua trình độchuyên môn nghiệp vụ của lao động

Để thát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ người lao động cần trang bị nhữngkiến thức, kỹ năng mới về chuyên môn để bắt kịp những thay đổi của thực tế thịtrường lao động hiện nay Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, công nghệ thôngtin đã tác động rất lớn tới các doanh nghiệp Vì vậy để theo kịp những thay đổi đódoanh nghiệp phải có những kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao trình độchuyên môn cho người lao động, phục vụ cho sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, cácchương trình đào tạo phải thực sự hiệu quả, không được dừng ở mức đối phó, phải xâydựng ra các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phải kiểm tra kết quả đàotạo đó Đông thời các cấp lãnh đạo, quản tri cũng phải nâng cao chuyên môn và các kỹnăng để phù hợp với công việc trong thời đại hiện nay

- Nâng cao phẩm chất người lao động

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ nâng cao thể lực và trình độchuyên môn nghiệp vụ của người lao động, mà còn phải phát triển giá trị về nhân cách

và phầm chất của người lao động Nâng cao phầm chất người lao động thực chất là nângcao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác, tinh thần hợp tác có trách nhiệm trong côngviệc Việc nâng cao phẩm chất người lao động một phần giúp doanh nghiệp nâng caonăng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng trong quá trình hội nhập Vì vây nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực là việc làm không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp

Trang 18

1.3.2 Nguyên lý giải quyết vấn đề

Phát triển nguồn nhân lực được nhà nước và các doanh nghiệp rất quan tâmNhà nước đã đưa ra những chính sách vĩ mô, quy định luật pháp để khuyếnkhích phát triển doanh nghiệp trong đó có phát triển nguồn lực Đối với các nướcđang phát triển như nước ta, bên cạnh hỗ trợ của Nhà nước, các doanh nghiệp cònnhận hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình du học,liên kết đào tạo nguồn nhân lực, cử các chuyên gia tư vấn đào tạo, bồi dưỡng chocác bộ công nhân viên trong một số lĩnh vực, đặc biệt trong các ngành công nghệcao

Các doanh nhgiệp đã sử dụng luật lao động để áp dụng đối với lao động củacông ty mình Luật lao động của nước ta đã quy định về tiêu chuẩn, trình độ củangười lao động, chế độ đãi ngộ, mức lương tối thiểu của doanh nghiệp đối vớingười lao động Rõ ràng là chính sách pháp luật của Nhà nước cũng có ảnh hưởngđến chính sách phát triển chất lượng lao động của doanh nghiệp Vì vậy, các chínhsách phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp đưa ra phải phù hợp với luậtpháp và quy định của Nhà nước

Giáo dục góp phần vào tăng trưởng kinh tế thông qua tăng năng suất laođộng của mỗi cá nhân nhờ nâng cao trình độ và quan điểm của họ lẫn tích lũy kiếnthức Giáo dục cung cấp trình độ văn hóa cơ bản là điều kiện để tiếp thu tri thức,góp phần cải thiện sức khỏe, giảm tỷ lệ chết và nâng cao tuổi thọ Báo cáo pháttriển nguồn nhân lực của Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng: không có nước côngnghiệp hóa giàu có nào đạt tăng trưởng có ý nghĩa trước khi hoàn thành phổ cậpgiáo dục trung học

Giáo dục cơ bản, một nền tảng để tạo ra một xã hội học vấn Những khámphá khoa học và các phát minh không chỉ đòi hỏi nguồn tài chính dồi dào mà còncần lực lượng lao động có chất lượng cao với năng lực của con người và sự nhạybén kinh doanh để thắng lợi trong cạnh tranh Giáo dục, đào tạo là con đườngngắn và nhanh nhất để một doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong thời đại công nghệ số ngày nay

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY

TNHH VIỆT THẮNG 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực công ty TNHH Việt Thắng

2.1.1 Tổng quan tình hình về phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp Nhận thứcđược vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, các doanh nghiệp đã chú trọng phát huytối đa nguồn lực đó Cũng nhận thức được điều đó nên công ty TNHH Việt Thắngcũng chú trọng phát triển nguồn lực con người

- Về số lượng lao động và cơ cấu nguồn nhân lực thì công ty đã thực hiện cácchính sách để thay đổi số lượng lao động và cơ cấu lao động sao cho hợp lý

Số lượng lao động trong những năm qua của công ty đã được tăng lên để phù hợpvới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mình

Còn về cơ cấu lao động tại công ty cũng được điều chỉnh để phù hợp theo yêucầu sản xuất kinh doanh Cơ cấu lao động theo độ tuổi thì công ty đang có xu hướngtăng lao động có độ tuổi trẻ và giảm bớt lao động lớn tuổi và lao động sắp về hưu Đốivới cơ cấu lao động theo giới tính công ty tăng lao động nam để có thể đáp ứng tốtđược đặc thù của công việc và nâng cao năng suất lao động

- Về chất lượng của người lao động thì cũng được công ty chú trọng nâng cao.Công ty TNHH Việt Thắng chú trọng tới tình hình sức khỏe, trình độ chuyên môn vàphẩm chất của người lao động

Đối với tình hình sức khỏe của người lao động, công ty quan tâm tới người laođộng bằng cách kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm.Việc kiểm tra này có thể đánh giátình hình sức khỏe lao động để từ đó có thể xây dựng được lực lượng lao động khỏemạnh, đáp ứng tốt yêu cầu công việc đề ra

Đối với trình độ chuyên môn, công ty ngày càng gia tăng những lao động có trình

độ chuyên môn cao, thay thế các lao động có trình độ chuyên môn thấp hơn để tạo ranhững sản phẩm tốt hơn, tạo ra năng suất cao hơn để tăng khả năng cạnh tranh trên thịtrường

Ngoài việc chú trọng tới sức khỏe và trình độ chuyên môn công ty cũng chútrọng nâng cao ý thức, phẩm chất của người lao động Công ty chú trọng xây dựng tácphong và đạo đức làm việc chuyên nghiệp cho người lao động để xây dựng một môitrường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp hơn

Nhìn chung trong thời gian vừa qua,công ty TNHH Việt Thắng đã chú trọng pháttriển nguồn nhân lực của công ty cả về số lượng và chất lượng Nhờ việc thực hiện tốtcông tác phát triển nguồn nhân lực mà hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Ngày đăng: 15/01/2020, 19:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Viện kinh tế thế giới (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo Kinh nghiệm Đông á, NXB khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dụcvà đào tạo Kinh nghiệm Đông á
Tác giả: Viện kinh tế thế giới
Nhà XB: NXB khoa học xã hội
Năm: 2003
2. GS. TS. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, Nhà xuất bản Bộ Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội
Tác giả: GS. TS. Bùi Văn Nhơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Bộ Tư pháp
Năm: 2006
3. PGS.TS Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguồn nhân lực, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình nguồn nhân lực
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Tiệp
Nhà XB: NXB Lao động –xã hội
Năm: 2005
4. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh
Nhà XB: NXB đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2008
5. PGS. TS. Trần Kim Dung (2011), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB tổng hợp TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: PGS. TS. Trần Kim Dung
Nhà XB: NXBtổng hợp TP. HCM
Năm: 2011
6. Phạm Thị Loan(2009),’’Giải pháp phát triển nguồn nhân lực với nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ(T&S)”, khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực với nâng caohiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và dịch vụ(T&S)”
Tác giả: Phạm Thị Loan
Năm: 2009
7. Lê Thị Tâm, (2014),’’Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội”, khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: ’’Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công tyTNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội”
Tác giả: Lê Thị Tâm
Năm: 2014
8. Bùi Thị Hoàn(2015),’’ Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần thế giới nhân lực’’, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: ’ Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổphần thế giới nhân lực’’
Tác giả: Bùi Thị Hoàn
Năm: 2015
9. Nguyễn Thị Quyên(2016),’’Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Viễn thông FPT”, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: ’’Phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phầnViễn thông FPT”
Tác giả: Nguyễn Thị Quyên
Năm: 2016
10. Lê Thị Thu Thủy (2016),’’Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình”, khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: ’’Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạiCông ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi HòaBình”
Tác giả: Lê Thị Thu Thủy
Năm: 2016

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w