1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực ti n thực hiện pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển BIDV– chi nhá

58 175 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 479 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV –

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ - LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV – CHI NHÁNH BỈM SƠN.

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT THƯƠNG MẠI

Giáo viên hướng dẫn

Họ và tên: Th.S Nguyễn Thái Trường

Bộ môn: Luật Chuyên ngành

Sinh viên thực hiện

Họ và tên: Phan Thị Phương LinhLớp: K50P1

Hà Nội, 2018

Trang 2

TÓM LƯỢC

Hợp đồng giữ vai trò quan trọng đối với đời sống xã hội Hợp đồng là sự thỏathuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trongnhững quan hệ xã hội cụ thể Hiện nay, phần lớn các quan hệ kinh doanh thương mạiđều được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý chủ yếu là hợp đồng Vìvậy, ở nước ta, việc ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng là việc làmthiết yếu, đáng quan tâm và coi trọng Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất của mỗi loạihợp đồng mà các quy định của pháp luật cũng có sự khác nhau

Trong số các loại hợp đồng thì Hợp đồng tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng,nhất là đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay Nội dung

cơ bản của khóa luận được tóm lược như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín

dụng trong ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương

mại và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV– Chinhánh Bỉm Sơn

Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi

quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Thực tiễn thực hiện pháp luật

về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn.”, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy

hướng dẫn khóa luận của tôi, Thầy Nguyễn Thái Trường đã tạo mọi điều kiện, độngviên và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này Sự hiểu biết sâu sắc về chuyên môncũng như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tôi có được những bài học quýbáu trong suốt quá trình làm khóa luận

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn các Thầy cô giáo tại Trường Đại học Thương Mại vàban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn đãtạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt bài khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Phan Thị Phương Linh

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan: 1

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề cần nghiên cứu 2

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp: 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Khái quát chung về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 5

1.1.1 Khái quát về Hợp đồng tín dụng 5

1.1.2 Khái quát về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 7

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 8

1.2.1 Cơ sở ban hành 8

1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 9

1.3 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 11

1.3.1 Nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng, bình đẳng và cùng có lợi 11

1.3.2 Nguyên tắc trung thực, công khai, minh bạch 11

1.3.3 Nguyên tắc tuân thủ, thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV– CHI NHÁNH BỈM SƠN 13

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 13

2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 13

Trang 5

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 14

2.2 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 15

2.2.1 Pháp luật về giao kết Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 15 2.2.2 Pháp luật về thực hiện Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 24

2.3 Thực trạng thực hiện pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn 33

2.3.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn 33 2.3.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về Hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn 34 2.3.3 Đánh giá về thực tiễn thực hiện pháp luật về Hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn 37

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 39 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 42 3.1 Một số quan điểm hoàn thiện quy định của pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 42 3.2 Các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 43

3.2.1 Kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 43 3.2.2 Các kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại 45

3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 48 KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, tiền là phương tiện thanh toán chủ yếutrong tất cả các muối quan hệ kinh tế, nền kinh tế hàng hoá càng phát triển bao nhiêuthì tốc độ quay vòng của đồng tiền càng nhanh bấy nhiêu, lúc này bản thân mỗi chủthể trong nền kinh tế không thể tự đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình mà họ phảidựa vào các chủ thể kinh tế khác đặc biệt là Các tổ chức tín dụng thông qua quan hệtín dụng mới có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của mình

Đối với hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mạinói riêng thì hợp đồng tín dụng được coi là công cụ quan trọng giúp cho hoạt độngkinh doanh tiền tệ diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi Do đó, việc xây dựngmột hành lang pháp lý và ban hành các quy định pháp luật nhằm điều chỉnh hợp đồngtín dụng là hết sức cần thiết

Thực tế trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay không thiếu những quy định

về Hợp đồng tín dụng Các quy định này được thể hiện trong Bộ Luật Dân sự 2015,Luật Thương mại 2005, Luật Các tổ chức tín dụng 2010, … và nhiều văn bản dưới luậtkhác Những quy định này đã giúp cho hoạt động cho vay tại các ngân hàng ngày càngphát triển, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy nền kinh tế pháttriển Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, pháp luật về ngân hàng nóichung và pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng nói riêng vẫn còn một số bấtcập Đặc biệt, với một hệ thống văn bản pháp luật như vậy, việc tìm hiểu và đảm bảotuân thủ tốt các quy định của pháp luật đối với các ngân hàng nói riêng là không hềđơn giản

Xuất phát từ những thực tiễn đó tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực tiễn thực hiện phápluật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển BIDV– Chi nhánh Bỉm Sơn.” làm đề tài khóa luận của mình với mongmuốn tìm hiểu các quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thươngmại, đánh giá thực trạng áp dụng và đề ra những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện

và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng tín dụng tại các ngân hàng ViệtNam hiện nay

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan:

Pháp luật về hợp đồng tín dụng là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trongpháp luật về hợp đồng ở Việt Nam Bộ luật Dân sự 2015, Luật Các tổ chức tín dụng

2010 và Luật Thương mại 2005 là các văn bản luật điều chỉnh chính nên sẽ được đềcập đến trong nhiều công trình nghiên cứu Các công trình chủ yếu xoay quanh việc

Trang 8

nghiên cứu và phân tích các quy định trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng tíndụng.

Hiện nay, ở Việt Nam, liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng nói chung vàhợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những

khía cạnh khác nhau như: Luận văn thạc sỹ luật học “Chế định bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng – Thực trạng và giải pháp” của Ths.Trần Thu Lan (Trường Đại học

Luật Hà Nội, 2011) Haycó một số công trình nghiên cứu về HĐTD tại các ngân hàngnhưng các công trình này chỉ nghiên cứu về các chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký

kết, thực hiện HĐTD tại một TCTD như “Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Láng Hạ" của tác giả Bùi Thị Nga, (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012).

Ngoài ra còn có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về tính pháp lý của

HĐTD như bài viết của tác giả Nguyễn Văn Vân "Mấy vấn đề suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng" đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2015; bài viết của tác giả Lê Thị Thu Thủy "Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng" đăng trên tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 12/2015.

Bên cạnh đó, sau khi BLDS 2015 đã có những công trình nghiên cứu kỹ lưỡng và

so sánh BLDS 2015 với BLDS 2005 và đánh giá, nhận xét mà tiêu biểu trong đó là

“Bình luận Khoa học Những điểm mới Bộ luật Dân sự năm 2015” của PGS.TS Đỗ

Văn Đại (Chủ biên) Công trình này đã chỉ ra những điểm mới và so sánh, đánh giánhững thay đổi của BLDS 2015 mà trong đó đáng chú ý là vấn đề giao kết hợp đồng.Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thựctiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng Tuy nhiên, việcnghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về vấn đề hợp đồng cho vay tại các NHTM vẫncòn nhiều bỏ ngỏ Do đó, tôi mong muốn bài nghiên cứu của bản thân có thể đem đếnmột khía cạnh mới mẻ và rõ ràng hơn về vấn đề này, vì vậy, tác giả đã quyết định chọn

đề tài “Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn.” để thể

hiện được những quan điểm, đánh giá riêng của bản thân về hợp đồng tín dụng thôngqua việc tìm hiểu các cơ sở lý thuyết và thực tiễn thực hiện tại một ngân hàng thươngmại cụ thể

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề cần nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích một số nội dung pháp luật về hợp đồngtín dụng trong

ngân hàng thương mại, tìm hiểu về điều kiện, nội dung và hình thức của một hợpđồng tín dụng

Trang 9

Thứ hai, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng, các

biện pháp bảo đảm, hình thức giải quyết tranh chấp khi thực hiện hợp đồng tín dụng

Thứ ba, nghiên cứu về thực tiễn thực hiện các quy phạm pháp luật về hợp đồng

tín dụng tại ngân hàng thương mại

Thứ tư, đánh giá thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp

đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại

Thứ năm, đề ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín

dụng tại ngân hàng thương mại

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu là những vấn đề pháp luật về HĐTDtại NHTM như: Khái niệm HĐTD; đặc điểm của HĐTD; vấn đề giao kết và thực hiệncùng thực tiễn áp dụng pháp luật về HĐTD trong NHTM tại BLDS 2015, Luật cácTCTD 2010 và LTM 2005 Bên cạnh đó, khóa luận cũng kết hợp phân tích thực tiễn ápdụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn Trên cơ

sở đó phát hiện ra được những hạn chế, thiếu sót của pháp luật về hợp đồng tín dụngtại ngân hàng thương mại để có hướng hoàn thiện phù hợp

4.2 Mục tiêu:

Mục đích nghiên cứu của khóa luận là luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễncủa pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại, từ đó đưa ra cácgiải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng để đảm bảo thực thi cóhiệu quả các quy định của pháp luật quả trên thực tế, nhằm đáp ứng yêu cầu của thựctiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tếhiện nay Đồng thời giúp cho các ngân hàng thương mại áp dụng và tuân thủ tốt cácquy định pháp luật về hợp đồng tín dụng

4.3 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu về các nội dung pháp lý liên

quan đến việc thực hiện hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại, chủ yếu tậptrung ở ba văn bản quan trọng, đó là BLDS 2015, Luật các TCTD 2010 và LTM 2005

Để khóa luận có góc nhìn chân thực hơn, tôi tập trung tìm hiểu thực tiễn thực hiệnpháp luật về hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV – Chinhánh Bỉm Sơn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợpđồng tín dụng của ngân hàng

- Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu các quy định của pháp luật từ thời điểm

năm 2005 cho đến nay và dựa trên tình hình thực tế thực tập tại tại Ngân hàng TMCP

Trang 10

Đầu tư và Phát triển BIDV – Chi nhánh Bỉm Sơn cùng với các tài liệu liên quan đượcngân hàng cung cấp trong năm 2016 và năm 2017.

5 Phương pháp nghiên cứu.

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ ChíMinh đề tài tập trung sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thu nhập,phân tích, suy diễn, tổng hợp

Ở chương khóa luận sử dụng phương pháp phân tích các vấn đề chung về HĐTDtrong ngân hàng thương mại, đặc điểm, hình thức và nội dung của hợp đồng

Ở chương 2 khóa luận sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ những quyđịnh của pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng, có sự đối chiếu với luật cũ mà cụ thể

ở đây là Bộ luật Dân sự 2005 qua đó thấy được những điểm mới so với luật cũ cũngnhư bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành

Ở chương 3 khóa luận này, tác giả đã sử dụng phương pháp suy diễn và tổng hợp

ý kiến đã thu thập được để đưa ra những quan điểm, kiến nghị, đóng góp để giải quyếtđược các vấn đề còn tồn tại từ phía ngân hàng cũng như trong công tác hoàn thiệnpháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật tại Việt Nam

6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật điều chỉnh hợp đồng tín

dụng trong ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương

mại và thực tiễn thực hiện tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV– Chinhánh Bỉm Sơn

Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi

quy định pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP

ĐỒNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.1 Khái quát chung về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

1.1.1 Khái quát về Hợp đồng tín dụng.

1.1.1.1 Khái niệm về Hợp đồng tín dụng.

Theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015 thì "Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định"

Đối với nghiệp vụ ngân hàng thì cho vay là một hình thức cấp tín dụng Tại

khoản 16 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010, có hiệu lực từ 01/01/2011 quy định: "Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi".

Như vậy, có thể hiểu, “Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa

tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay

sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoán trả cả gốc và lại, dựa trên sự tín nhiệm".

Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trongtrường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ yếu là các ngânhàng thương mại (sau đây gọi chung là ngân hàng)

1.1.1.2 Đặc điểm của Hợp đồng tín dụng.

Hợp đồng tín dụng (HĐTD) là một dạng của hợp đồng vay, vì vậy nó cũng mangnhững đặc điểm của hợp đồng vay tài sản nói chung theo quy định của BLDS 2015.Tuy nhiên, do hoạt động ngân hàng có những đặc thù so với các hoạt động kinh doanhkhác nên HĐTD cũng có những đặc điểm riêng Ngoài những đặc điểm chung của mọiloại hợp đồng, HĐTD còn có một số dấu hiệu đặc trưng sau đây để phân biệt với cácloại hợp đồng khác trong giao dịch dân sự và thương mại

Trước hết, HĐTD luôn luôn phải được ký kết dưới hình thức văn bản và thườngtheo mẫu chung do Ngân hàng ban hành tương ứng với phương thức cho vay Bêncạnh đó, theo quy định tại Điều 463 BLDS 2015 thì HĐTD là loại hợp đồng song vụ.Điều đó có nghĩa là trong HĐTD khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa

Trang 12

vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thựchiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ các trường hợp hoãntheo quy định của pháp luật Ngoài ra:

Về chủ thể: một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ

điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là

tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định

Về đối tượng: đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền (bao gồm

tiền mặt và bút tệ) Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũngphải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bảnhợp đồng

Về mục đích: Hợp đồng tín dụng luôn nhằm mục đích sinh lời (hợp đồng có lãi

suất) Trong giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng, tổ chức tín dụng thu lợi nhuận từviệc cho khách hàng vay tiền và thu các khoản lãi phát sinh theo hợp đồng vay Khoảnlợi thu được từ việc cho vay không chỉ nhằm mục đích bù đắp chi phí kinh doanh như:trả lãi tiền gửi, trả lương nhân viên…mà còn nhằm bù đắp những rủi ro có thể xảy racho tổ chức tín dụng và cũng có thể là rủi ro của người gửi tiền Vì vậy, việc thu hồilợi nhuận không chỉ xuất phát từ lợi ích của tổ chức tín dụng mà còn xuất phát từ lợiích của ngời gửi tiền và lợi ích của toàn xã hội

Về tính rủi ro: hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền

lợi của bên cho vạy Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên chovay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định Nếu thời hạn cho vaycàng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn

Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: trong HĐTD, nghĩa vụ chuyển giao tiền

vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm

cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay Do đo, chỉ khi nàobên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tíndụng cho bên vay thì khi đó họ với có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa

vụ đối với mình

1.1.1.3 Phân loại Hợp đồng tín dụng

*Căn cứ vào thời hạn vay

- HĐTD ngắn hạn: Loại HĐTD này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng

để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắnhạn của cá nhân

- HĐTD trung hạn: Loại HĐTD trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay

từ trên 12 tháng đến 60 tháng Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việcđầu tư vào tài sản cố định như: đầu tư mua máy móc trang thiết bị …

Trang 13

- HĐTD dài hạn: là các khoản vay có thời hạn vay từ trên 60 tháng trở lên Mụcđích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ, đầu tư vào các dự án đầu tư Thờigian thu hồi vốn của các chủ thể có nhu cầu vay là tương đối lâu do các chủ thể nàyphải có thời gian kinh doanh lâu dài như: vay vốn để đầu tư xây dựng khách sạn đểkinh doanh, xây dựng cơ sở sản xuất…

*Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay.

- HĐTD có bảo đảm bằng tài sản: là sự thỏa thuận giữa TCTD với khách hàngvay, theo đó TCTD cho khách hàng vay vốn với điều kiện phải có tài sản cầm cố, thếchấp của bên vay hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba để bảo đảm cho việc thực hiệnnghĩa vụ trả nợ của bên vay

- HĐTD không có đảm bảo bằng tài sản: là sự thỏa thuận cho khách hàng vayvốn không kèm theo điều kiện bên vay phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc được bảolãnh bằng tài sản mà chỉ dựa vào uy tín khách hàng

*Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay.

- HĐTD với mục đích vay vốn kinh doanh: đây là HĐTD mà trong đó các bêncam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các hoạt độngkinh doanh của mình

- HĐTD với mục đích vay tiêu dùng: đây là HĐ TD mà trong đó các bên camkết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêudùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa

*Căn cứ vào chủ thể ký kết.

Dựa theo dấu hiệu chủ thể ký kết hợp đồng, có thể phân chia HĐTD thành:

-HĐTD được ký kết giữa TCTD với cá nhân, hộ gia đình

- HĐTD được ký kết giữa TCTD với tổ chức kinh tế là pháp nhân (các doanhnghiệp, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, …)

Ngoài các căn cứ để phân loại HĐTD như trên, thì theo các quy định của phápluật một số nước trên thế giới còn phân loại HĐTD theo một số căn cứ khác Có thểthấy, việc phân loại HĐTD không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn cả về thực tiễn.Trên cơ sở phân loại HĐTD, các nhà làm luật có thể xây dựng những quy chế cho vayphù hợp hơn với hoạt động của các TCTD nói chung và các ngân hàng thương mại nóiriêng

1.1.2 Khái quát về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

1.1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 thì: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

Trang 14

Như vậy, có thể hiểu, ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thựchiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chínhgiữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại.

Các hoạt động trong ngân hàng như: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết khấu,bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan

Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay

vốn đầu tư Tuy nhiên cũng có những thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của kháchhàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội Nhờ có các ngân hàng thương mại mà cácchính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước được thực hiện một cách nhanh chóng và kịpthời hơn, từ đó việc kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp được dễ dàng, theođúng luật pháp hơn

1.1.2.2 Khái niệm Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

Hợp đồng tín dụng về bản chất là những hợp đồng cho vay tài sản theo quy địnhcủa Bộ luật Dân sự 2015 Tuy nhiên, chỉ gọi là hợp đồng tín dụng trong trường hợpbên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó chủ yếu là các ngân hàng

Hợp đồng tín dụng (HĐTD) trong ngân hàng thương mại chính là hợp đồng chovay của ngân hàng thương mại Theo đó ngân hàng là bên cho vay giao cho bên vaymột khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theothoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Còn những hoạt động cấp tín dụngkhác như bảo lãnh, cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá được gọi chung là hợp đồng cấptín dụng

Nếu bên vay là doanh nghiệp và hộ kinh doanh, thì hợp đồng tín dụng sẽ là hợpđồng thương mại Nếu bên vay là cá nhân, thì hợp đồng tín dụng sẽ là hợp đồng dânsự

HĐTD trong ngân hàng thương mại phải có nội dụng về điều kiện vay, mục đich

sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hìnhthức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác đượccác bên thoả thuận

1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

1.2.1 Cơ sở ban hành.

*Cơ sở chính trị.

Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và là công cụ của chính phủtrong việc tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp và góp phần chuyển dịch cơ cấunền kinh tế Bên cạnh đó, cấp tín dụng còn được coi là công cụ quan trọng để thựchiện chính sách tiền tệ quốc gia Kể từ khi gia nhập WTO, ký kết Hiệp định Đối tác

Trang 15

xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì mối quan hệchính trị giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt

là trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ

Do đó, đối với các hoạt động liên quan đến ngân hàng, các hoạt động cấp tíndụng mà trong đó bao gồm các loại hợp đồng như hợp đồng tín dụng Nhà nước cầnxây dựng những quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng để điều chỉnh, quản lý, cũng nhưđảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan trong nền kinh tế

*Cơ sở kinh tế.

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, tín dụng ngày càng phát triển

cả về nội dụng lẫn hình thức Các quan hệ tín dụng ngày càng được mở rộng hơn, banđầu là quan hệ giữa các cá nhân với nhau, sau đó là giữa cá nhân với tổ chức, tổ chứcvới tổ chức, quan hệ với nhà nước và cao nhất là tín dụng quốc tế Trong quá trình pháttriển lâu dài đó quan hệ tín dụng đã hình thành và phảt triển qua nhiều hình thức khácnhau Hiện nay, trong các ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay là hoạt động cấptín dụng phổ biến nhất Hợp đồng tín dụng là tiền đề, cơ sở để hình thành mối quan hệtín dụng giữa các cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền với các tổ chức tín dụng trong

đó có ngân hàng thương mại

Vì vậy, việc ban hành các quy định của pháp luật về ngân hàng nói chung và hợpđồng tín dụng là rất cần thiết Nó không chỉ đảm bảo quá trình hoạt động của các ngânhàng thương mại diễn ra thuận lợi mà còn góp phần quan trọng, thúc đẩy nền kinh tếnước ta ngày càng phát triển

1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng không thể thiếu đối với hoạt động kinhdoanh của một ngân hàng thương mại Hiểu rõ và tuân thủ tốt các quy định của phápluật về hợp đồng tín dụng giúp cho các ngân hàng thực hiện hợp đồng một cách antoàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn, hạn chế những sai sót, tranh chấp không đáng có,tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Nội dung liên quan đến hợp đồng tíndụng bao gồm các vấn đề cơ bản như giao kết và thực hiện hợp đồng

Trước hết là vấn đề giao kết hợp đồng HĐTD là loại hợp đồng dân sự theo quyđịnh của BLDS 2015, vì vậy, loại hợp đồng này cũng phải đảm bảo các điều kiện vềgiao kết hợp đồng như một hợp đồng cho vay thông thường Về nguyên tắc, HĐTDđược hình thành trên cơ sở đề nghị giao kết hợp đồng từ bên vay (cá nhân, tổ chức, hộkinh doanh, doanh nghiệp …) và sự chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng từ phía bêncho vay là ngân hàng hoặc các TCTD khác Điều đó có nghĩa là, HĐTD sẽ khôngđược xác lập nếu chỉ có sự đề nghị của bên vay hoặc sự chấp nhận đề nghị từ bên cho

Trang 16

vay Tuy nhiên các chủ thể cần nhận thức rằng khác với các giao kết hợp đồng dân sựthông thường, giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình bao gồm nhiều khâu như:

Đề nghị vay vốn và lập hồ sơ tín dụng; Thẩm định hồ sơ tín dụng; Quyết định cho vay;Đàm phán các điều khoản trong hợp đồng và ký kết hợp đồng

Đối với hợp đồng tín dụng, thời điểm xác lập hợp đồng là một nội dung rấtquan trọng Như đã nói ở trên, hợp đồng tín dụng là một phần trong số hợp đồng dân

sự nên thời điểm giao kết hợp đồng được BLDS 2015 điều chỉnh Theo quy định củaBLDS đó có thể là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết, thời điểm cácbên đã thỏa thuận hoặc thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay các hình thức chấpnhận khác

Ngoài ra, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng cũng là vấn đề được phápluật điều chỉnh HĐTD chỉ phát sinh hiệu lực pháp lí khi thỏa mãn các điều kiện dopháp luật quy định, nếu hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện này thì vô hiệu.Hợp đồng tín dụng được biết đến là một loại giao dịch dân sự, do đó điều kiện có hiệulực của giao dịch dân sự cũng chính là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng này Điềukiện có hiệu lực của hợp đồng tín dụng bao gồm: điều kiện về chủ thể; điều kiện về nộidung; điều kiện về hình thức, … Nếu không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêutrên thì hợp đồng tín dụng sẽ không có hiệu lực

Tiếp theo là vấn đề về thực hiện hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.Trong quan hệ hợp đồng tín dụng luôn tồn tại ít nhất hai mối quan hệ giữa bên vay vàbên cho vay Trong đó giữa hai chủ thể có mối quan hệ tác động lẫn nhau Quyền lợicủa chủ thể này chính là nghĩa vụ của chủ thể kia Trong mối quan hệ đó chủ thể nàocũng có quyền lợi nhất định, nhưng bên cạnh đó cũng phải đảm bảo những nghĩa vụ cụthể Việc thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo về quyền lợi chính là cơ sở pháp lý

để cho hợp đồng tín dụng diễn ra bình thường trên thị trường tài chính

Cùng với đó là trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm hợp đồng tín dụng.Khi vi phạm hợp đồng trong hoạt động tín dụng, bên vi phạm phải chịu trách nhiệmtrước bên bị vi phạm thông qua các hình thức trách nhiệm gọi là chế tài Các chế tàithương mại được áp dụng là để khôi phục về mặt vật chất cho bên bị vi phạm hoặc là

để ngăn ngừa thiệt hại hay có ý nghĩa trừng phạt về mặt vật chất đối với bên vi phạmhợp đồng Do đó, các chế tài xử lý vi phạm này được các bên áp dụng cho các vi phạmxuất hiện từ lúc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng

Cuối cùng, theo quy định pháp luật thì các bên phải thực hiện đúng và đủ cácnghĩa vụ của mình Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào các chủ thể cũng thựchiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình Do đó, để hạn chế rủi ro cũng như phòngtránh các tranh chấp về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên, các biện pháp

Trang 17

bảo đảm và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là những nội dung không thểthiếu trong hợp đồng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng, cũng như tạo điều kiện kinh doanh chocác ngân hàng thương mại, việc gia tăng các biện pháp bảo đảm và giải quyết cáctranh chấp là vô cùng quan trọng.

1.3 Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

1.3.1 Nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng, bình đẳng và cùng có lợi.

Tự do giao kết hợp đồng là nguyên tắc cơ bản của giao kết hợp đồng nói chung.Theo đó, dù thiết lập quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực nào (dân sự, thương mại hay laođộng), các chủ thể đều được tự do về mặt ý chí, không có chủ thể nào có quyền áp đặt

ý chí để bắt buộc hay ngăn cản chủ thể khác giao kết hợp đồng và trong hợp đồng tíndụng tại các ngân hàng thương mại cũng vậy Quyền tự do GKHĐ được thể hiện trongpháp luật hợp đồng khá nhất quán trong cả BLDS 2015 và LTM 2005 Theo đó, cácchủ thể có quyền bằng ý chí độc lập, tự do của chính mình giao kết hợp đồng Tuynhiên, cũng cần lưu ý rằng, mọi quyền tự do trong xã hội có Nhà nước đều phải đặttrong khuôn khổ pháp luật, không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹtục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên Ngoài ra, mọihành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ buộc ký kết hợp đồng tín dụng cũng là điều kiện làm

vô hiệu hợp đồng Bên cạnh sự tự do tự nguyện giao kết, cần thiết đảm bảo sự bìnhđẳng trong mối quan hệ giữa các chủ thể khi tham gia hợp đồng tín dụng Theo đó, bêncạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình (quyền lợi của bên vay và bên cho vay), cácchủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi íchcủa toàn xã hội

1.3.2 Nguyên tắc trung thực, công khai, minh bạch.

Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng, trung thực được coi là kim chỉ nang cho mọihoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong các hợp đồng tín dụng Tất cả các giao kết hợpđồng cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối Cả bên chovay và bên vay đều phải trung thực trong tất cả các nội dung thông tin liên quan đếngiao kết hợp đồng tín dụng Mục đích của nguyên tắc trung thực là giảm chi phí đánhgiá rủi ro và ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng

Theo nguyên tắc này, bên biết thông tin quan trọng liên quan đến hợp đồng tíndụng mà mình tham gia sẽ phải thông báo cho bên đối tác về thông tin đó Phạm vi củanguyên tắc áp dụng cho cả ngân hàng và khách hàng Theo đó, bên ngân hàng có tráchnhiệm cung cấp thông tin cho khách hàng về các giao dịch, được quyền ấn định vàphải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong

Trang 18

hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động giao kết hợp đồng tíndụng Phía khách hàng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính trung thựccủa các thông tin cần thiết để giao kết hợp đồng theo yêu cầu của ngân hàng, trên

cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Bên cạnh đó, các hoạt động liên quanđến giao kết, thực hiện hợp đồng tín dụng đều phải đảm bảo công khai, minh bạch

để các bên tham gia hợp đồng cùng được biết để tránh tình trạng rủi ro hoặc các hành

dụ trong trường hợp quá thời hạn cho vay nhưng khách hàng vẫn không trả đủ số tiền

đã vay kèm với khoản tiền lãi như trong hợp đồng, điều này sẽ gây bất lợi đối với phíangân hàng cho vay Nếu khách hàng vay ở đây là khách hàng lớn như doanh nghiệp, sốtiền vay lên đến hàng tỷ đồng và doanh nghiệp không có khả năng thanh toán thì đây

là một khoản nợ xấu của ngân hàng Nếu tình trạng nợ xấu kéo dài, ngân hàng thậmchí có thể rơi vào tình huống phá sản Hoặc việc ngân hàng không chịu giải ngân sớmcũng có thể gây ảnh hưởng đến công việc của khách hàng Bởi vậy, khi giao kếtHĐTD các bên cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc về đảm bảo tuân thủ đầy đủquyền và nghĩa vụ theo các điều khoản trong hợp đồng

Trang 19

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV– CHI NHÁNH BỈM SƠN.

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng tới Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

Qúa trình hội nhập và phát triển đã tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong nềnkinh tế của nước ta Công cuộc đổi mới nền kinh tế đã đem lại những thành tựu quantrọng, trong đó hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng là “kênh tín dụng chủ yếuđáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế” và kênh tín dụng này đã góp phần đáng kể vàonhịp độ tăng trưởng GDP ở mức khá cao trong nhiều năm qua của đất nước ta Đây làthành quả của hệ thống các tổ chức tín dụng ở Việt Nam, mà trước hết là của các ngânhàng thương mại nhà nước Việt Nam Tuy nhiên, hoạt động tín dụng nói riêng và hoạtđộng ngân hàng nói chung muốn phát triển bền vững phải nâng cao năng lực cạnhtranh trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và áp dụng các chuẩnmực, thông lệ tốt của thế giới Vì vậy, Nhà nước cần phải có một khung pháp lý vữngchắc để điều chỉnh các hoạt động thương mại nói chung và hoạt động tín dụng theođúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà

Sự ra đời của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, BLDS 2015, Luật thương mại

2005 đã góp phần quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung,trong đó hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại Song, để hiểu đúng nhữngquy định của pháp luật trong từng lĩnh vực hoàn toàn không đơn giản và để thực hiệnđúng, hành xử đúng quy định của pháp luật phải trên cơ sở hiểu đúng nội dung quyđịnh của pháp luật Trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp phát sinh từ hoạt động cấp tíndụng ngân hàng, mà phần lớn các tranh chấp đó đều xuất phát từ các hợp đồng tíndụng Thông thường, các tranh chấp từ hợp đồng tín dụng có liên quan đến thỏa thuận

về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên tham gia Do đó có thể thấy việc quy địnhquyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng tín dụng một cách chi tiết và chặtchẽ không chỉ tạo sự yên tâm cho cả ngân hàng và khách hàng, mà còn hạn chế nhữngtranh chấp, rủi ro không đáng có trong thực tiễn hoạt động kinh doanh cấp tín dụng.Việc quy định như vậy thể hiện ràng buộc đối với các bên khi thực hiện nghĩa vụ củamình đối với bên còn lại giúp cho các bên có ý thức tôn trọng hợp đồng

Trang 20

Cùng với sự chuyển biến không ngừng của nền kinh tế, các hoạt động cấp tíndụng cũng có nhiều đổi mới Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn tồn tạinhiều bất cập và các vi phạm liên quan đến hợp đồng tín dụng ở các ngân hàng thươngmại Bởi vậy, cần thiết phải loại bỏ những quy định không phù hợp và có những thayđổi về pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng tín dụng Để quá trìnhgiao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng được thuận lợi, để đảm bảo hoạt động cấp tíndụng của các ngân hàng thương mại diễn ra trôi chảy, góp phần tích cực vào phát triểncủa nền kinh tế, các quy định của pháp luật cần phải được hoàn thiện hơn, cụ thể, rõràng, kịp thời, phù hợp và chính xác hơn.

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới pháp luật về Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

2.1.2.1 Nhân tố chủ quan.

 Nhân tố con người

Lênin từng chỉ rõ rằng, con người là nhân tố quyết định, làm biến đổi thế giớibằng chính những hành động thực tiễn của mình Con người là nhân vật trung tâm của

xã hội, là chủ thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật chất - tinh thần để phục vụ lạichính đời sống của mình Con người là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định mọihoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung hay các ngân hàng nóiriêng Nhờ có chiến lược kinh doanh hợp lý, sự am hiểu, nhạy bén với thị trường vàbản lĩnh của người lãnh đạo, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại sẽ diễn rathuận lợi và hiệu quả Tiếp đó, kiến thức và năng lực của đội ngũ nhân viên là yếu tốquyết định đến việc triển khai hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Đây là đội ngũ trựctiếp tham gia giao dịch, kí kết, triển khai các Hợp đồng tín dụng ngân hàng, thực hiệnchăm sóc khách hàng và giám sát các hoạt động sau khi giao kết Do đó, họ giữ vai tròđặc biệt quan trọng, quyết định đến cả hoạt động trước và sau khi giao kết hợp đồngtín dụng

 Nguồn tài chính

Tài chính vốn là nhân tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại củangân hàng cũng như hoạt động tín dụng Nguồn tài chính dồi dào sẽ đảm bảo sựhình thành các hợp đồng tín dụng Đặc trưng hoạt động của ngân hàng chính là luânchuyển các dòng tiền trong xã hội Hợp đồng tín dụng là cơ sở để tạo lập mối quan hệgiữa ngân hàng (bên cho vay) và khách hàng (bên vay) Những người có nhu cầu về tiền

và vốn sẽ được đáp ứng nhu cầu của mình thông qua các hợp đồng tín dụng tại ngânhàng thương mại Nguồn tài chính chính là nguồn lực đảm bảo hoạt động của ngân hàngdiễn ra trôi chảy, giúp ngân hàng áp dụng nhiều mức ưu đãi, các điều khoản có lợi đốivới khách hàng tham gia hợp đồng tín dụng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh

Trang 21

2.1.2.2 Nhân tố khách quan.

 Nhân tố kinh tế

Gia nhập WTO, kí kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã mở ranhiều cơ hội và nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt kinh tế nước ta Nhờ đó, các hoạtđộng liên quan đến tín dụng ngân hàng cũng có sự thay da đổi thịt, trên đà tang trưởngmạnh mẽ Để đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế, các giao dịch ngân hàng màtrong đó, các hoạt động giao kết hợp đồng tín dụng diễn ra liên tục và thường xuyên

Do đó, việc các hoạt động liên quan đến hợp đồng tín dụng được quy định cụ thể trongcác văn bản pháp luật là cần thiết Các hoạt động kinh tế như kí kết hợp đồng tín dụngcần được thực hiện theo quy định của pháp luật, cùng với đó, pháp luật cũng cần có sựđiều chỉnh sao cho phù hợp với sự phát triển của các loại hình hợp đồng tín dụng trongngân hàng, đảm bảo hiệu quả và góp phần phát triển nền kinh tế

 Nhân tố môi trường pháp luật

Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sách của nhànước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ, sự điều tiết vàkhuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật

có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Các chínhsách bao gồm luật, các văn bản dưới luật tạo ra một hành lang pháp lý cho các ngânhàng thương mại thực hiện các hoạt động kinh doanh Mọi hoạt động kinh doanh tiền

tệ nói chung hay giao dịch thông qua các hợp đồng tín dụng nói riêng đều phải dựatrên những quy định của pháp luật Các ngân hàng thương mại có quyền được phápluật bảo vệ, đồng thời có nghĩa vụ và trách nhiệm phải chấp hành các quy định củapháp luật, phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, với xã hội và với ngườilao động như thế nào là do pháp luật quy định (trách nhiệm nộp thuế, trách nhiệm đảmbảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanhnghiệp, tuân thủ các quy định khi thực hiện hợp đồng…)

2.2 Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

2.2.1 Pháp luật về giao kết Hợp đồng tín dụng trong ngân hàng thương mại.

Giao kết hợp đồng tín dụng là một quá trình mang tính chất kỹ thuật nghiệp vụ

và pháp lý do các bên thực hiện theo một trình tự luật định Việc giao kết hợp đồng tíndụng bao gồm các giai đoạn nhất định

2.2.1.1 Đề nghị giao kết Hợp đồng tín dụng.

Về bản chất, HĐTD được coi như một loại hợp đồng cho vay trong dân sự.Hiện nay, Luật các TCTD 2010 không có quy định cụ thể đề nghị giao kết HĐTD

Trang 22

trong NHTM, cho nên, vấn đề đề nghị giao kết HĐTD này vẫn chịu sự điều chỉnh bởiBLDS 2015.

Điều 386 BLDS 2015 quy định phạm vi lời đề nghị như sau: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị” Cụ thể đó là quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ

ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận trong việc cùng nhau xáclập những quyền và nghĩa vụ đối với nhau

Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng trong NHTM là hành vi pháp lý domột bên thực hiện dưới hình thức văn bản chính thức gửi cho bên kia, với nội dung thểhiện ý chí mong muốn được giao kết hợp đồng tín dụng

Về cơ bản, khi một bên muốn thiết lập một HĐTD thì ý muốn đó phải thể hiện rabên ngoài thông qua một hành vi nhất định Chỉ có như vậy, phía đối tác mới có thểnhận biết được ý muốn của họ và từ đó mới có thể đi đến việc giao kết hợp đồng Dođặc thù riêng của ngân hàng việc giao kết HĐTD tại NHTM có những trình tự và thủtục riêng

Thông thường, bên đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng là các tổ chức, cá nhân cónhu cầu vay vốn và văn bản đề nghị chính là đơn xin vay, được gửi kèm theo các giấy

tờ, tài liệu chứng minh tư cách chủ thể và khả năng tài chính hay phương án sử dụngvốn vay Những thông tin trong giấy đề nghị vay do ngân hàng cung cấp có giá trị nhưmột lời đề nghị của khách hàng, thể hiện ý định muốn giao kết hợp đồng tín dụng của

họ với ngân hàng Giấy đề nghị vay và các tài liệu này do bên vay gửi cho NHTM đểxem xét, thẩm định và được coi như bằng chứng đề nghị giao kết HĐTD đề nghị vayvốn là khâu đầu tiên trong quá trình giao kết hợp đồng tín dụng tại ngân hàng thươngmại Đây được coi là cơ sở để các ngân hàng xem xét để lập hồ sơ khách hàng, từ đótiến hành thẩm định hồ sơ và quyết định có cho vay hay không

Thực tiễn giao kết HĐTD ở Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy, cónhiều trường hợp bên chủ động giao kết hợp đồng tín dụng lại chính là NHTM chứkhông phải là khách hàng Đối tượng mà NHTM hướng đến đề nghị giao kết có thể là

khách hàng “đã được xác định” hoặc “công chúng” tức đối tượng không xác định cụ

thể (ví dụ: NHTM chỉ đưa ra lời mời cho vay với lãi suất ưu đãi thông qua websitehoặc áp phích quảng cáo) Đó được coi là phương thức mới nhằm tăng cường khảnăng cạnh tranh và mở rộng thị trường tín dụng Trong trường hợp này, văn bản đềnghị là thư chào mời được NHTM gửi cho tổ chức, cá nhân có khả năng tài chínhmạnh, có uy tín trên thương trường và có nhu cầu vay vốn thường xuyên (gọi là nhữngkhách hàng tiềm năng) mà NHTM lựa chọn là bên đối tác Trong thư chào mời, bên đề

Trang 23

nghị (tổ chức tín dụng) thường đưa ra những điều kiện có tính chất tổng quát nhất kèmtheo những ước khoản cụ thể để cho bên kia xem xét chấp nhận Tuy nhiên, do một thưchào mời có thể không nhất thiết phải là một văn bản dự thảo hợp đồng nên trong thực

tế, nếu bên tiếp nhận thư chào mời có hành vi chấp nhận toàn bộ nội dung của thưchào mời đó thì không vì thế mà HĐTD được coi là đã hình thành

Việc đề nghị giao kết HĐTD được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau Bên đềnghị (khách hàng) có thể trực tiếp (đối mặt) với bên được đề nghị (ngân hàng) để traođổi, thoả thuận hoặc có thể thông qua điện thoại… Bên cạnh đó, đề nghị giao kết còn

có thể được thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện Tuynhiên, trong hoạt động cấp tín dụng, đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng được thựchiện bằng cách thức trực tiếp tại ngân hàng

Thời điểm đề nghị giao kết HĐTD có hiệu lực được xác định do bên đề nghị ấnđịnh hoặc khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó Lời đề nghị giao kết hợp đồngchưa phải là hợp đồng nhưng đã có tính chất ràng buộc đối với người đề nghị Tuynhiên, theo Điều 389 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên đề nghị vẫn có thể thay đổi hoặc rútlại đề nghị trong trường hợp bên được đề nghị chưa nhận được đề nghị hoặc bên đềnghị có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại đề nghị và điều kiện đó đã đến.Ngoài ra, nếu như bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị giao kết hợp đồngtrước đó thì được coi là hình thành nên một đề nghị mới Trường hợp hủy bỏ đề nghịgiao kết hợp đồng thì theo, bên đề nghị phải thông báo cho bên được đề nghị trước khibên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

2.2.1.2 Chấp nhận đề nghị giao kết Hợp đồng tín dụng trong NHTM.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên được đề nghị nhận lời đề nghị

và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị Thời hạn chấp nhận

nhận giao kết hợp đồng được hiểu như sau (Điều 394 Bộ luật Dân sự 2015): “ Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời”.

Căn cứ theo quy định trên, chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD trong NHTM làhành vi pháp lý do bên nhận đề nghị thực hiện dưới hình thức một văn bản chính thứcgửi cho bên kia với nội dung thể hiện sự đồng ý giao kết hợp đồng tín dụng Theo đó,hành vi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng chỉ có giá trị như một lời tuyên

bố đồng ý ký kết hợp đồng chứ không thể thay thế cho việc giao kết hợp đồng giữa cácbên Có nghĩa là việc giao kết hợp đồng tín dụng chỉ được xem là hoàn thành saukhi các bên đã trải qua giai đoạn thương lượng, đàm phán trực tiếp các điều khoản

Trang 24

của hợp đồng (bao gồm các điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoảntùy nghi) và người đại diện có thẩm quyền của các bên đã trực tiếp ký tên vào bảnhợp đồng tín dụng.

Trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do kháchquan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấpnhận giao kết hợp đồng vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khôngđồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị Trường hợp khi các bên trực tiếp giaotiếp với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bênđược đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp cácbên có thỏa thuận về thời hạn trả lời Ngoài ra, khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạntrả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạnhợp lý

Chấp nhận đề nghị giao kết HĐTD sẽ là thông báo của bên được đề nghị chuyểncho bên đề nghị về việc chấp thuận toàn bộ nội dung đã nêu trong đề nghị giao kết hợpđồng Thời hạn chấp nhận được tính từ thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng đượcchuyển đi cho bên được đề nghị đến hết thời hạn chấp nhận đề nghị được ghi trong đềnghị giao kết hợp đồng Thời điểm chấp nhận là thời điểm thông báo chấp nhận đềnghị được chuyển cho bên đề nghị BLDS 2015 đã bổ sung thêm về thời hạn trả lời

chấp nhận giao kết hợp đồng khi bên đề nghị không rõ thời hạn trả lời như sau: “Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý” Thông thường, khi NHTM nhận được đề

nghị giao kết hợp đồng từ khách hàng, ngân hàng đó sẽ đưa ra một khoảng thời gianhợp lý để trả lời đề nghị

Và như vậy, nếu bên được đề nghị ở đây là ngân hàng sẽ được coi là chấp nhận

đề nghị giao kết hợp đồng tín dụng sau khi có thông báo chính thức cho bên đề nghị(bên khách hàng) về quyết định của mình trong một khoảng thời gian nhất định Thôngbáo này được đưa ra dựa trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ tín dụng, đánh giá tínhkhả thi, hiệu quả của dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và khả năng hoàntrả của khách hàng Sau khi thực hiện đầy đủ những nghiệp vụ ngân hàng kể trên, ngânhàng phải ra quyết định và thông báo cho khách hàng về quyết định chấp nhận đề nghịgiao kết của mình Trong trường hợp quyết định không chấp nhận đề nghị giao kết hợpđồng tín dụng, NHTM phải nêu rõ lý do từ chối

2.2.1.3 Thời điểm xác lập Hợp đồng tín dụng trong NHTM.

Việc giao kết hợp đồng tín dụng không có quy định riêng, do đó, quy định tạiBLDS 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng được lấy làm cơ sở pháp lý để xác địnhthời điểm xác lập hợp đồng tín dụng trong NHTM

Trang 25

Theo Điều 400 BLDS 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng như sau:

“1 Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

2 Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

3 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận

về nội dung của hợp đồng.

4 Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.”

Như vậy, thời điểm xác lập hợp đồng tín dụng được xác định khác nhau tùy thuộcvào cách thức giao kết Tuy nhiên, theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010,mọi hợp đồng tín dụng đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới có giá trị pháp lý.Bởi vậy, trong hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay, kí kết hợp đồng bằng văn bản làhình thức kí kết hợp đồng chủ yếu

Do đó, thông thường, thời điểm xác lập hợp đồng tín dụng trong NHTM phổbiến nhất chính là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản Đó là cơ sở hình thành nênmối quan hệ ràng buộc giữa các bên thông qua bản hợp đồng tín dụng và cũng là cơ sở

để chứng thực việc giao kết HĐTD giữa các bên tại NHTM

2.2.1.4 Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng tín dụng trong NHTM.

Để HĐTD có hiệu lực thì hợp đồng đó phải đáp ứng được những điều kiện nhấtđịnh theo quy định của pháp luật Luật các TCTD 2010 không có điều khoản cụ thểnào quy định về điều kiện có hiệu lực của HĐTD Do đó, ngoài những quy định tại Luậtcác TCTD, việc xác định các điều kiện sẽ dựa trên các quy định của BLDS 2015 (Điều

117 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự) và các văn bản khác có liên quan nhưThông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánhngân hàng nước ngoài đối với khách hàng của NHNN Việt Nam để làm căn cứ

*Điều kiện về chủ thể

Trên cơ sở quy định của Luật Các TCTD 2010 về chủ thể tham gia hợp đồng tíndụng tại NHTM, chủ thể giao kết HĐTD bao gồm bên cho vay (là NHTM) và bên đivay (các tổ chức, cá nhân có đủ những điều kiện do luật định) Các chủ thể này khitham gia giao kết HĐTD cần phải thỏa mãn những điều kiện được pháp luật quy định.Theo quy định tại Luật Các TCTD 2010, một NHTM muốn trở thành chủ thể chovay trong HĐTD phải thoả mãn các điều kiện sau: Có giấy phép thành lập và hoạtđộng do Ngân hàng Nhà nước cấp; Có điều lệ do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y; Cógiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp pháp; Có người đại diện đủ năng lực và

Trang 26

thẩm quyền để giao kết hợp đồng tín dụng với khách hàng Như vậy, nếu NHTMkhông đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng thì ngânhàng đó không được phép thiết lập các HĐTD với khách hàng.

Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: Pháp nhân phải cónăng lực pháp luật dân sự; Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lựcpháp luật và năng lực hành vi dân sự; Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực phápluật và năng lực hành vi dân sự; Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải cónăng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: Năng lực pháp luậtdân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp nhân đó

có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được BLDScủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của ViệtNam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quyđịnh

Khách hàng cần lưu ý người ký kết hợp đồng phải có thẩm quyền ký kết, có thể

là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo uỷ quyền Người đại diện này cũng phải

có đầy đủ năng lực hành vi dân sự Nếu NHTM xem nhẹ, không xác định đúng nănglực cũng như tư cách chủ thể (đặc biệt là trường hợp khách hàng vay là tổ chức, doanhnghiệp) sẽ dẫn đến việc ký HĐTD với chủ thể không có thẩm quyền ký kết Đây lànguyên nhân dẫn đến hợp đồng tín dụng bị vô hiệu Trường hợp hợp đồng bị tuyên bố

vô hiệu gây thiệt hại nặng nề cho các tổ chức tín dụng

*Điều kiện về nội dung của hợp đồng tín dụng

Theo quy định tại Luật các TCTD, nội dung của HĐTD bao gồm các điều khoản

cơ bản sau đây:

- Điều khoản về điều kiện vay vốn Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cầnghi rõ trong HĐTD những tiêu chuẩn cụ thể mà bên vay phải thỏa mãn thì HĐTD mới

Trang 27

bộ một lần khi hợp đồng vay đáo hạn Nếu khoản vay được thỏa thuận thanh toán theotừng kỳ hạn thì các bên cũng có thể dự liệu trước về khả năng điều chỉnh kỳ hạn trả nợcho phù hợp với khả năng tài chính của bên vay khi trả nợ.

- Điều khoản về mục đích sử dụng tiền vay Trong điều khoản này, các bên cầnghi rõ vốn vay sẽ được sử dụng vào mục đích gì Việc thỏa thuận điều khoản này trongHĐTD được xem như một giải pháp đảm bảo sự an toàn về vốn cho người đầu tư làNHTM, nhằm tránh trường hợp bên vay sử dụng vốn một cách tùy tiện vào mục đíchphiêu lưu, mạo hiểm Mặt khác, để bảo đảm lợi ích của cả hai bên và đảm bảo chođồng vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả, pháp luật cũng cho phép trong thời gian sửdụng vốn, các bên có quyền thỏa thuận lại về mục đích sử dụng vốn vay mỗi khi xétthấy thời cơ và điều kiện sử dụng vốn đã thay đổi

- Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Đây là điều khoảnmang tính chất thường lệ, theo đó các bên có quyền thỏa thuận về biện pháp giải quyếttranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải hoặc lựa chọn cơ quan tài phán sẽgiải quyết tranh chấp cho mình Nếu trong hợp đồng tín dụng không ghi điều khoảnnày, có nghĩa là các bên không thỏa thuận thì việc xác định thẩm quyền, thủ tục giảiquyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đó sẽ được thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật

Bên cạnh đó, do đặc thù của ngân hàng, nếu HĐTD được giao kết có điều kiệnbảo đảm bằng tài sản như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận mộtđiều khoản riêng rẽ nằm trong hợp đồng tín dụng (hợp đồng chính), hoặc lập thànhmột hợp đồng phụ đính kèm theo hợp đồng chính

Ngoài ra, về nguyên tắc chung, nội dung của HĐTD là tổng thể những điềukhoản do các bên có đủ tư cách chủ thể cam kết với nhau một cách tự nguyện, bìnhđằng Nội dung của HĐTD phải do các bên tự định đoạt trên nguyên tắc đồng thuận về

ý chí, không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội

Tuy nhiên, trên thực tế, khi đề cập đến nội dung của HĐTD, các NHTM vẫn gặpmột số khó khăn, bất cập khi áp dụng quy định về lãi suất vay trong BLDS 2015; vềmối quan hệ giữa lãi suất cơ bản với lãi suất cho vay trong BLDS 2015, Luật cácTCTD năm 2010 cũng như những thay đổi đáng kể trong Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016

*Điều kiện về nguyên tắc giao kết HĐTD:

HĐTD mang bản chất là một loại của hợp đồng dân sự nên các bên khi giao kếtphải tuân thủ các nguyên tắc đó là: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được tráipháp luật, đạo đức xã hội Các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng.HĐTD cũng là một dạng của hợp đồng thương mại nên các bên khi giao kết phải tuân

Trang 28

thủ các nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng Các bên tiến hành giao kết hợpđồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi Việc giao kết hợp đồng không tráivới các quy định pháp luật

Các điều khoản của HĐTD phải do chính các bên soạn thảo ra trên tinh thần tựnguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi Các điều khoản của HĐTD phải phản ánh ýchí đích thực của các bên giao kết và phải phù hợp với quy định của pháp luật

Việc giao kết HĐTD phải là kết quả của sự đồng ý giữa các bên giao kết Sự hòahợp ý chí chung giữa các bên ký kết là một trong những điều kiện căn bản để đảm bảocho sự hữu hiệu của HĐTD Trái lại, nếu bất kỳ một điều khoản nào đó của HĐTDhoặc quá trình giao kết mà có căn cứ chứng minh rằng không có sự đồng thuận giữacác bên tham gia giao kết thì hợp đồng có thể bị coi là vô hiệu

Ngoài ra, HĐTD còn là loại hợp đồng đặc biệt do chủ thể tham gia giao kết cũngnhư đối tượng của hợp đồng có khác biệt so với các loại hợp đồng khác (bên cho vay

là ngân hàng thương mại, bên vay là khách hàng) nên khi giao kết các bên tuân theonguyên tắc riêng

- Nguyên tắc thứ nhất: Mục đích vay vốn trong hợp đồng không trái pháp luật vàđạo đức xã hội, đồng thời khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại phải đảmbảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD

- Nguyên tắc thứ hai: Khách hàng vay vốn phải hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vayđúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD

Cũng như những quy định về điều kiện nội dung của HĐTD, nếu như việc giaokết HĐTD trái nguyên tắc, một trong các bên tham gia bị ép buộc, không tự nguyện,hoạt động cho vay không đảm bảo nguyên tắc cho vay theo quy định của pháp luật thì

đó có thể được coi là nguyên nhân dẫn đến trường hợp hợp đồng vô hiệu Bởi vậy, việctuân thủ nguyên tắc giao kết HĐTD là rất quan trọng

* Điều kiện về hình thức của hợp đồng tín dụng

Theo quy định tại Luật các TCTD và thông tư 39/2016 – NHNN về hoạt độngcho vay của các TCTD thì mọi HĐTD đều phải được ký kết bằng văn bản thì mới cógiá trị pháp lý Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là vì những ưu điểm sau đây:

- HĐTD được ký kết bằng văn bản sẽ tạo ra một bằng chứng cụ thể cho việc thựchiện hợp đồng và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐTD

- Việc ký kết HĐTD bằng văn bản thực chất là một sự công bố công khai,chính thức về mối quan hệ pháp lý giữa những người lập ước để cho người thứ babiết rõ về việc lập ước đó mà có những phương cách xử sự hợp lý, an toàn trongtrường hợp cần thiết

Trang 29

- Việc ký kết HĐTD bằng văn bản mới có thể khiến cho các cơ quan có tráchnhiệm của chính quyền thi hành công vụ được tốt hơn.

Theo quy định hiện hành, văn bản HĐTD được hiểu bao gồm văn bản viết và vănbản điện tử HĐTD được xác lập thông qua phương tiện điện tử dưới hình thứcthông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản Các hợp đồng điện tử đượccoi là có giá trị pháp lý như văn bản hợp đồng viết và có giá trị chứng cứ trong quátrình giao dịch

Trên thực tế, HĐTD được các NHTM sử dụng để giao kết chủ yếu là loại hợpđồng mẫu Mẫu hợp đồng mà các ngân hàng đưa ra không phải là hợp đồng mẫu theoquy định của BLDS 2015 (Điều 405), mà chỉ là bản thảo để thuận tiện trong quá trìnhđàm phán ký kết hợp đồng Bên vay hoàn toàn có thể thoả thuận với ngân hàng thayđổi bất kỳ nội dung nào Tuy nhiên, thì bên vay thường phải chấp nhận những điềukhoản thiên về ràng buộc chặt chẽ đối với bên vay và có lợi hơn cho ngân hàng So vớihợp đồng thương mại thông thường, trong NHTM, rất nhiều văn bản có các yếu tố nhưmột hợp đồng, như đơn đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ Chẳnghạn trong đơn đề nghị vay vốn có nhiều nội dung cơ bản của HĐTD như số tiền vay,mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay và cam kết của bên vay Trường hợp ngânhàng ký chấp thuận những nội dung đó, thì hoàn toàn có thể thay thế cho một bảnHĐTD

Hiện nay, các quy định về hình thức của HĐTD thường rất được coi trọng vàđảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt của pháp luật cũng như ngân hàng, vì vậy rất ítkhi xảy ra các trường hợp tranh chấp từ hình thức mà phần lớn là các tranh chấp phátsinh từ vấn đề xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ trong hợp đồng

Khi xem xét hiệu lực pháp lý của HĐTD, ngoài việc xem xét các yếu tố liên quanđến hiệu lực pháp lý của hợp đồng nói chung thì HĐTD được coi là có hiệu lực nếu nókhông rơi vào các trường hợp HĐTD bị vô hiệu HĐTD bị tuyên bố vô hiệu khi hợpđồng được ký không thoả mãn các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng như về năng lựcchủ thể, sự tự nguyện, về mục đích hay nội dung của hợp đồng

Một HĐTD sẽ đương nhiên vô hiệu hoặc có thể bị coi là vô hiệu khi hợp đồngnày không thỏa mãn đầy đủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định Do việc

vi phạm các điều kiện có hiệu lực có thể phương hại đến lợi ích chung của xã hội hoặclợi ích riêng của các bên giao dịch nên việc tuyên bố HĐTD vô hiệu cũng cần phảiđược cân nhắc Hiện nay, HĐTD vô hiệu cũng có nhiều trường hợp khác nhau

Trường hợp HĐTD vô hiệu toàn bộ là trường hợp HĐTD được các bên ký kếtnhưng mục đích, nội dung hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức

xã hội, hoặc HĐTD được xác lập một cách giả tạo để che giấu một giao dịch khác

Ngày đăng: 15/01/2020, 19:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thu Lan -Thạc sỹ luật học (2011) “Chế định bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng – Thực trạng và giải pháp” - Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định bảo đảm hợp đồng tín dụngngân hàng – Thực trạng và giải pháp
2. Bùi Thị Nga - Thạc sỹ luật học (2012) “Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc ký kết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn Láng Hạ" - Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ pháp lý và thực tiễn về việc kýkết, thực hiện hợp đồng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp & pháttriển nông thôn Láng Hạ
3. Nguyễn Thị Hồng Thúy - Thạc sỹ luật học (2008) “Pháp luật về hợp đồng tín dụng trong ngân hàng Việt Nam” – Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về hợp đồng tíndụng trong ngân hàng Việt Nam
4. Nhóm 16 – K0940B – “Hợp đồng tín dụng và những vấn đề thực tiễn” - Trường đại học Kinh tế - Luật – Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hợp đồng tín dụng và những vấn đề thực tiễn
5. Nguyễn Văn Vân - "Mấy vấn đề suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng" - Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tíndụng ngân hàng
6. Lê Thị Thu Thủy - "Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng”- Tạp chí Dân chủ & Pháp luật số 12/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng
7. PGS.TS Đỗ Văn Đại (Chủ biên) - “Bình luận Khoa học Những điểm mới Bộ luật Dân sự năm 2015”.II. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU KHÁC Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận Khoa học Những điểm mới Bộ luậtDân sự năm 2015
8. Trương Giang – “Bình luận các điều khoản trong hợp đồng tín dụng” - Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minhhttps://text.123doc.org/document/1323188-binh-luan-cac-dieu-khoan-trong-hop-dong-tin-dung.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận các điều khoản trong hợp đồng tín dụng

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w