Ngược lại, chất lượng công tác quản lýhàng tồn kho yếu kém làm phát sinh các khoản chi phí liên quan đến tồn kho, ảnhhưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.. CHƯƠNG 1: C
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô trongkhoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thứctrong 4 năm học tập Em chân thành cảm ơn thầy Ths.Nguyễn Việt Bình, đã tận tìnhhướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp Với vốn kiến thức được tiếpthu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn
là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc công ty TNHH May mặc Việt Thiên đã chophép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty Và em xin cảm ơn toàn thểban lãnh đạo cũng như các anh chị nhân viên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình
em thực tập tại công ty
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sựnghiệp cao quý Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong công ty TNHH May mặcViệt Thiên sức khỏe – hạnh phúc và chúc công ty ngày càng phát triển trong thời giantới
Em xin cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iv
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu khóa luận 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1 Hàng tồn kho 3
1.1.2 Quản trị hàng tồn kho 5
1.2 Các nội dung trong quản trị hàng tồn kho 6
1.2.1 Định giá hàng tồn kho 6
1.2.2 Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho 7
1.2.3 Quản trị hàng tồn kho 8
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho 11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị hàng tồn kho của công ty 13
1.3.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp 13
1.3.2 Các nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp 15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH MAY MẶC VIỆT THIÊN 17
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH may mặc Việt Thiên 17
2.1.1 Giới thiệu chung 17
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty 17
2.1.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đoạn 2016 – 2018 21
2.1.4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đoạn 2016-2018 25
Trang 32.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 27
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 27
2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 30
2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đoạn 2016-2018 31
2.3.1 Tình hình hàng tồn kho của Công ty TNHH may mặc Việt Thiên 31
2.3.2 Quy trình quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH may mặc Việt Thiên 33
2.3.3 Hệ thống sổ sách kế toán hàng tồn kho 34
2.3.4 Đánh giá hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH may mặc Việt Thiên 34
2.4 Đánh giá chung về công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH may mặc Việt Thiên 38
2.4.1 Những kết quả đạt được 38
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị hàng tồn kho 40
CHƯƠNG III: CÁC PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 43 3.1 Định hướng phát triển nâng cao chất lượng quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đoạn 2019 - 2021 43
3.2 Các giải pháp / đề xuất để hoàn thiện hiệu quả quá trình quản trị hàng tồn kho của Công ty 44
3.2.1 Đề xuất những giải pháp 44
3.2.2 Một số kiến nghị 47
KẾT LUẬN 49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU BẢ
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán (rút gọn) của Công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đoạn 2016-2018 21 Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đoạn 2016 – 2018 25 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu hàng tồn kho trong tổng tài sản của công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đọan 206 – 2018 31 Bảng 2.4: Bảng đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đoạn 2016 – 2018 35 Bảng 2.5: Bảng đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty TNHH may mặc Việt Thiên giai đoạn 2016-2018 37
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Hàng tồn kho là một trong những tài sản lưu động quan trọng và chiếm giá trị lớntrong tổng tài sản lưu động của hầu hết doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thươngmại Bởi hàng tồn kho được xem như là “miếng đệm an toàn” giữa cung ứng và sản xuất
Do đó, công tác quản lý hàng tồn kho giữ vai trò then chốt và có ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung và lới nhuận nói riêng Công tác quản
lý hàng tồn kho tốt sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí liên quan đến hàng tồn kho(chi phí nhân công, chi phí cơ hội của khoản đầu tư vào hoạt động quản lý hàng tồnkho, chi phí thiệt hại do sản phẩm lỗi thời,…) Ngược lại, chất lượng công tác quản lýhàng tồn kho yếu kém làm phát sinh các khoản chi phí liên quan đến tồn kho, ảnhhưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Cụ thể, trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH may mặc Việt Thiên em đượcbiết, trong 3 năm trở lại đây (giai đoạn 2016 – 2018) sản lượng hàng tồn kho của công tychiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tài sản lưu động Ban lãnh đạo công ty TNHH maymặc Việt Thiên cũng đã có rất nhiều những biện pháp và chiến lược trong quá trình quảntrị hàng tồn kho nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanhnghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em đã chọn đề tài khóa luận:
“Quản trị hàng tồn kho của công ty TNHH may mặc Việt Thiên”
Thứ ba: Đánh giá, nhận xét và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện công tác quảntrị hàng tồn kho tại công ty
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hàng tồn kho và công tác quản lý hàng tồn kho tại công
ty TNHH may mặc Việt Thiên
Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt không gian: Khóa luận được nghiên cứu tại Công ty TNHH may mặcViệt Thiên
Trang 6Về mặt thời gian: Trong 3 năm từ 2016 – 2018.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng tài liệu liên quan đến đề tài trongcác giáo trình, thông tu, tạp chí,… ở trên thư viện, trang web nhằm hệ thống hóa phần
cơ sở lý luận của công tác quản trị hàng tồn kho, cũng như thực trạng và đề ra một sốkiến nghị góp phần hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp
Các phương pháp xử lý thông tin: sử dụng các chỉ tiêu, chỉ số, phân tích thống
kê, tổng hợp, so sánh nhằm phân tích tình hình tồn kho của công ty
Các phương pháp sử dụng trong phân tích: phương pháp phân tích các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động quản trị hàng tồn kho
5 Kết cấu khóa luận
Nội dung chính của khóa luận được kết cấu chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản về quản trị hàng tồn kho trong doanh nghiệpChương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại Công ty TNHH may mặc ViệtThiên giai đoạn 2016 – 2018
Chương 3: Các phát hiện và phương hướng giải quyết vấn đề quản trị hàng tồnkho của Công ty TNHH may mặc Việt Thiên
Trang 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Hàng tồn kho
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm hàng tồn kho
Khái niệm hàng tồn kho:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – hàng tồn kho, quy định hàng tồn kho
là tài sản:
Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kỳ kinh doanh bình thường
Đang trong quá trình kinh doanh, sản xuất dở dang
Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinhdoanh hoặc cung cấp dịch vụ
Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn, có vaitrò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Theo giáo trình Quản trị tài chính – ĐHTM năm 2011, hàng tồn kho bao gồm:
hàng mua đang đi trên đường; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm,hàng hóa tồn kho; hàng gửi bán, dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Như vậy: hàng tồn kho của doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, dựtrữ cho sản xuất, lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất, chế tạo của doanhnghiệp
Đặc điểm của hàng tồn kho: Tùy từng loại hình doanh nghiệp, các dạng hàng tồnkho sẽ khác nhau và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng tồn kho cũng khác nhau.Đối với doanh nghiệp làm công tác dịch vụ, sản phẩm của họ là vô hình như dịch vụcủa các công ty tư vấn, các công ty giải trí… thì hàng tồn kho chủ yếu là các dụng cụ,phụ tùng và phương tiện, vật chất – kỹ thuật dùng vào hoạt động của họ Đối với lĩnhvực thương mại, doanh nghiệp mua hàng để bán kiếm lời hàng tồn kho chủ yếu của họ
là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng Trong lĩnh vực này doanhnghiệp hầu như không có dự trữ là bán thành phẩm trên dây chuyền như trong doanhnghiệp sản xuất Đối với lĩnh vực sản xuất chế tạo, sản phẩm của họ phái trải qua mộtquá trình chế biến lâu dài để biến đầu vào là nguyên liệu thành phẩm làm ra cuối cùng
Vì thế hàng tồn kho bao gồm hầu hết các loại, từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩmtrên dây chuyền và bán thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng
Trang 81.1.1.2 Phân loại hàng tồn kho
Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, đa dạng về chủng loại,khác nhau về đặc điểm, tính chất thương phẩm, điều kiện bảo quản, nguồn hình thành
có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Để quản lý tốthàng tồn kho, tính đúng và tính đủ giá gốc hàng tồn kho cần phân loại và xắp xếp hàngtồn kho theo những tiêu thức nhất định
Thứ nhất, phân loại hàng tồn kho theo mục đích sử dụng và công dụng của hàng tồn kho.
Theo tiêu thức phân loại này, những hàng tồn kho có cùng mục đích sử dụng vàcông dụng được xếp vào một nhóm, không phân biệt chúng được hình thành từ nguồnnào, quy cách, phẩm chất ra sao Theo đó, hàng tồn kho trong doanh nghiệp đượcchia thành:
Hàng tồn kho dự trữ cho sản xuất: là toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ để phục
vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất như NVL, bán thành phẩm, công cụdụng cụ, gồm cả giá trị sản phẩm dở dang
Hàng tồn kho dự trữ cho tiêu thụ: phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được dự trữ
phục vụ cho mục đích bán ra của doanh nghiệp như hàng hoá, thành phẩm
Cách phân loại này giúp cho việc sử dụng hàng tồn kho đúng mục đích, đồngthời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị trong quá trình xây dựng kế hoạch, dựtoán thu mua, bảo quản dự trữ hàng tồn kho, đảm bảo hàng tồn kho cung ứng kịp thờicho sản xuất, tiêu thụ với chi phí thu mua, bảo quản thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai, phân loại hàng tồn kho theo chuẩn mực 02:
Hàng hoá mua để bán: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi
đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến
Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán
Sản phẩm dở dang và chi phí dịch vụ chưa hoàn thành: Là những sản phẩm chưahoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ: Gồm tồn kho, gửi đi gia công chế biến đãmua đang đi trên đường
Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệpảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán
Trang 9và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh Vì vậy, việc phân loạihàng tồn kho là cần thiết trong mỗi doanh nghiệp.
Tóm lại: Mỗi cách phân loại hàng tồn kho đều có ý nghĩa nhất định đối với nhà quản trị doanh nghiệp Do đó, tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp mà kế toán thực hiện tổ chức thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về hàng tồn kho theo những cách thức nhất định.
1.1.2 Quản trị hàng tồn kho
1.1.2.1 Khái niệm quản trị hàng tồn kho
Quản trị hàng tồn kho là việc thực hiện các chức năng quản lý để lập kế hoạch,tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển, kiểm soát và cấp phát vật tư nhằm sử dụng tốt nhất cácnguồn lực phục vụ cho khách hàng, đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp
Quản trị hàng tồn kho là hoạt động kiểm soát sự luân chuyển hàng tồn kho thôngqua chuỗi giá trị từ việc xử lý trong sản xuất và phân phối
1.1.2.2 Vai trò, ý nghĩa công tác quản trị hàng tồn kho
Đảm báo có đủ hàng hóa thành phẩm để cung ứng ra thị trường
Ý nghĩa :
Công tác quản trị hàng tồn kho có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hoạtđồng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Muốn cho các hoạt động sản xuấtkinh doanh được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo cho nó cácloại vật tư, năng lượng đủ về số lượng, kịp về thời gian Đúng về quy cách phẩm chất,chất lượng Đó là một vấn đề bắt buộc mà nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuấtsản phẩm được
Trang 10Doanh nghiệp sản xuất cần phải có vật tư, năng lượng mới có thể tồn tại được Vìvậy đảm báo nguồn vật tư năng lượng cho sản xuất là một tất yếu khách quan, mộ điềukiện chung của mọi nền sản xuất xã hội
Doanh nghiệp thương mại cần phải có hàng hóa thì mới tồn tại được, chính vìvậy cần phải đảm bảo có đủ hàng hóa để cung ứng cho thị trường và xã hội
1.2 Các nội dung trong quản trị hàng tồn kho
1.2.1 Định giá hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02:
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiệnđược thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại
Chi phí tồn kho có liên quan trực tiếp đến giá vốn của hàng bán Bởi vậy cácquyết định tốt liên quan đến khối lượng hàng hóa mua vào và quản lý hàng tồn kho dựtrữ cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng thu nhập
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước
Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ítloại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho đượctính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từngloại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tínhtheo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanhnghiệp
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối
kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương phápnày thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu
Trang 11kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ởthời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
Phương pháp nhập sau, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn khođược mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ làhàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó Theo phương pháp này thì giá trị hàngxuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàngtồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho
1.2.2 Các chi phí gắn liền với hàng tồn kho
Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hànhđơn đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh toán Chi phí đặt hàngcho mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không phụ thuộc vào số lượng hàngđược mua.Trong mỗi kỳ kinh doanh chi phí đặt hàng thường tỷ lệ với số lần đặt hàngtrong kỳ Khi khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần đặt hàng tăng lên vàchi phí đặt hàng do vậy cũng tăng lên và ngược lại
Chi phí lưu kho: chi phí này xuất hiện khi doanh nghiệp phải lưu trữ hàng để bán,bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho, chi phí thuê kho, bảohiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng hóa,lãi vay… Cácyếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa mua vào.Nếu khối lượng hàngđặt mua mỗi lần lớn, thì chi phí lưu kho tăng và ngược lại
Các chi phí khác:
Chi phí giảm doanh thu do hết hàng: có thể xem đây là loại chi phí cơ hooijdodoanh nghiệp hết một loại hàng nào đó mà khách hàng có nhu cầu Doanh nghiệp cóthể xử lý tình trạng hết hàng bằng cách hối thúc một đơn đặt hàng từ người cung cấploại hàng đó Chi phí hối thúc cho lần đặt hàng sẽ bao gồm chi phí đặt hàng bổ sungcộng với chi phí vận chuyển Nếu không doanh nghiệp sẽ mất một khoản doanh thu dohết hàng
Chi phí mất uy tín với khách hàng: đây cũng được xem là một loại chi phí cơ hội
và được xác định căn cư vào khoản thu nhập dự báo sẽ thu được từ việc bán hàngtrong tương lai bị mất đi do việc mất uy tín với khách hàng vì hết hàng gây ra.Đây làmột chi phí quan trọng nhưng không được ghi chép trong hệ thống kế toán
Chi phí gián đoạn sản xuất…
Trang 121.2.3 Quản trị hàng tồn kho
1.2.3.1 Lập kế hoạch
Xác định quy mô và cơ cấu lượng hàng hóa tồn kho:
Trên cơ sở kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình biếnđộng của thị trường, nhà quản trị phải đặt ra chiến lược tồn kho của doanh nghiệptrong thời gian kinh doanh tới Tuy nhiên, chiến lược này phải đẩm bảo đối với sự biếnđộng của nhiều yếu tố như: giá cả, nguồn cung cấp, nhu cầu tiêu thụ của khách hàng
Cơ cấu hàng tồn kho là rất quan trọng vì việc mua hàng đòi hỏi doanh nghiệpphải sử dụng một lượng vốn lưu động nhất định nên sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanhtoán của doanh nghiệp.Vì vậy, xác định được quy mô hàng hóa cần mua phải hợp lýcho việc kinh doanh là vô cùng quan trọng
Quy mô lô hàng nhập kho chính là lượng hàng nhập vào để đáp ứng cho quátrình sản xuất diễn ra liên tục trong một thời gian dài, còn nếu quy mô lô hàng nhỏ thìquá trình nhập hàng sẽ phỉa liên tục.Trong thực tế kinh doanh, để tối thiểu hóa chi phítồn kho người kinh doanh mong muốn quy mô lô hàng càng nhỏ càng tốt
Xác định nguồn hàng và nhà cung cấp:
Sau khi xác định được quy mô cơ cấu, lượng hàng hóa cần mua doanh nghiệpphải dự kiến xem tìm kiếm nguồn hàng.Nguồn hàng của doanh nghiệp phải đáp ứngtoàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu cảu khách hàng và doanhnghiệp có thể mua được trong kỳ kế hoạch Để có nguồn hàng tốt và ổn định doanhnghiệp phải tổ chức công tác tạo nguồn hàng và không ngừng nghiên cứu lựa chọnnguồn hàng, doanh nghiệp phải chú ý tới các yếu tố:
Giá và điều kiện thanh toán:
Chất lượng sản phẩm và độ ổn định của sản phẩm
Thời gian giao hàng
Các dịch vụ bổ sung được cung cấp
Khả năng thích ứng với nhu cầu phát sinh
1.2.3.2 Tổ chức quản lý
Quản trị hàng tồn kho cần phải trả lời được các câu hỏi:
Lượng hàng đặt là bao nhiêu để chi phí tồn kho là nhỏ nhất?
Vào thời điểm nào thì bắt đầu đặt hàng?
Trang 13Phương pháp quản lý theo mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản EOQ
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sửdụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp
Mục đích của quản lý hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí: chi phí lưu giữ
và chi phí đặt hàng sao cho tổng chi phí tồn kho là thấp nhất
Trong mô hình EOQ việc phân tích dựa theo giả định:
Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau
Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định Thời gian mua hàng –thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng là xác định
Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt Giảthiết này làm cho chi phí mua hàng sẽ không ảnh hưởng đến mô hình EOQ bởi vì chiphí mua hàng của tất cả các hàng hóa mua vào sẽ như nhau bất kể quy mô đơn hàngvới số lượng hàng đặt là bao nhiêu
Không xảy ra hiện tượng hết hàng
Đồ thị 1.1 Mô hình hàng tồn kho EOQ Lượng hàng cung ứng
Tổng chi phí tồn kho = tổng chi phí đặt hàng + tổng chi phí bảo quản
Trang 14= (D/EOQ) *P + (EOQ/2)*CNhư vậy theo lý thuyết về mô hình số lượng đặt hàng có hiệu quả thì:
EOQ = √2 DB C
Trong đó:
EOQ: số lượng hàng đặt có hiệu quả
D: tổng nhu cầu số lượng 1 loại sản phẩm cho một khoảng thời gian nhất định.P: chi phí cho mỗi lần đặt hàng
C: Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho
Gọi TC là tổng chi phí cho hàng tồn kho của doanh nghiệp
TC = C Q2 + FQ SCông thức này được thể hiện qua đồ thị sau:
Đồ thị 1.2 Mối quan hệ giữa các loại chi phí tồn kho
Trang 15S là tổng lượng hàng hóa được sử dụng trong kỳ.
F là chi phí cho mỗi lần đặt hàng
C là chi phí lưu kho cho mỗi đơn vị hàng hóa
Số lần đặt hàng tối ưu trong năm = Tổng lượng hàng cần sử dụng trong năm /Lượng nhập hàng tối ưu mỗi lần ( L* = S/Q*)
Khoảng thời gian giữa 2 lần đặt hàng = Số ngày trong năm / Số lần đặt hàng tối
ưu trong năm (N* = 365/L*)
Nhận xét: Mô hình EOQ có ưu điểm cơ bản là chỉ ra được mức đặt hàng tối ưutrên cơ sở cực tiểu chi phí đặt hàng và tồn kho cho nhu cầu xác định Tuy nhiên, nhượcđiểm lớn của mô hình là dựa trên quá nhiều giả thiết khó đạt được trên thực tế.Vì vậy
mô hình EOQ cần được thực tiễn hóa bằng cách loại bỏ dần các giả thiết, chấp nhậncác điều kiện thực tế
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho: Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản
trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quânluân chuyển trong kỳ Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàngbán chia cho bình quân hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = b ình qu â n h à ng tồn kho giá vốn h à ng b á nTrong đó
Bình quân hàng tồn kho = h à ng tồnkho n ă mtr ư ớc+h à ng tồn kho n ă m nay2
Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giánăng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm Hệ số này lớn cho thấy tốc
độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc
độ quay vòng hàng tồn kho thấp Cần lưu ý là hàng tồn kho mang đậm tính chất ngànhnghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu
Trang 16Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàngnhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi rohơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng
dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khảnăng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần Hơnnữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiếndây chuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủlớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng
Trang 17Khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán
hiện thời –current ratio cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn được bù đắp bằng bao nhiêu
đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyểnđổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho DN
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = t à i sảnngắn hạn nợ ngắn hạnChỉ tiêu này càng cao càng thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ đượcthanh toán kịp thời
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn < 1là tài sản ngắn hạn không đủ bù đắpcho nợ ngắn hạn(vốn hoạt động thuần)
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 1 thể hiện tài sản ngắn hạn vừa đủ bùđắp các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệpvà doanh nghiệp có khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn, tuy nhiên trong thực tế, nếu chỉ tiêu này ở mức 1 thì khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng vẫn rất mong manh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiềnhoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiềSn để trả nợ ngay khi đến hạn và quáhạn Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản có thể chuyển đổithành tiền là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu) Nợ đến hạn vàquá hạn phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn phải trả, nợ khác kể cảnhững khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ Khả năng thanh toánnhanh của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Tỷ số thanh khoản nhanh =Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho
Giá trị nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trảcho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không Tỷ số nàyphản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành Một doanh nghiệp có tỷ số thanhtoán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn nên ta cầnlưu ý điều này
Nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa
là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho
Trang 18Khả năng sinh lời của hàng tồn kho
Khả năng sinh lời của hàng tồn kho = lợinhuận tr ư ớ c thuế (sauthuế ) h à ng tồnkho b ì nh qu â n
Chỉ tiêu này cho biết một đồng hàng tồn kho sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợinhuận trước thuế hay sau thuế
Hệ số này lớn thể hiện công ty có mức lợi nhuận cao và có mức tồn kho thấp, thểhiện công ty đang làm ăn tốt Ngược lại, khi mức tồn kho lớn, mà lợi nhuận thấp, chothấy tình hình kinh doanh của công ty đang bị trì trệ, mức sinh lời của hàng tồn kho rấtthấp
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị hàng tồn kho của công ty
1.3.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Môi trường kinh tế
Trong môi trường kinh tế, công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp chịu tácđộng của các yếu tố như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), yếu tố lạm phát
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh
nghiệp, Nhà nước, tức là GDP đã tác chi phối và làm thay đổi quyết định tiêu dùng trongtừng thời kỳ nhất định Vì vậy, doanh nghiệp cần dựa theo GDP và tình hình thực tế để đưa
ra các giải pháp, các chính sách về mức dự trữ hàng tồn kho trong từng thời kỳ nhất định đểtránh ứ đọng hàng hóa hay tích trữ quá nhiều, và tránh tình trạng thiếu hàng hóa
Yếu tố lạm phát: lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của người tiêu dùng Khi
lạm phát xảy ra thì giá cả là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm nhất Thôngthường khi lạm phát tăng sẽ kéo theo sự tăng giá, mà đối với mặt hàng là ô tô thì lạm phát
có ảnh hưởng rất lớn, nó làm tăng giá, mà giá trị của tiền lại giảm, làm cho người tiêu dùnghoang mang, và họ không dám bỏ một số tiền lớn để mua hàng Vì vậy, để quản trị tốt hàngtồn kho thì các nhà quản trị cần phải có chính sách ổn định giá cả, phải kết nối giữa nhàcung cấp, phân phối một cách hợp lý Để tránh tồn đọng hàng hóa quá nhiều làm tăng cácchi phí tồn kho
Môi trường chính sách – pháp luật
Chính sách pháp luật có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, cũng như công tác quảntrị hàng tồn kho của doanh nghiệp Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương đều
có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và dự trữ của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệpđều có cơ quan Nhà nước và chính quyên theo dõi, kiểm tra giám sát mọi hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp mình Một nhà quản trị giỏi cần phải thông qua các cơquan nhà nước để biết được các chính sách mới của chính phủ đối với lĩnh vực mình
Trang 19đang hoạt động hoặc tận dụng các mối quan hệ quen biết của họ, giúp doanh nghiệp cóthể tìm kiếm những nguồn hàng tốt, đảm bảo được mục tiêu của mình.
Các cơ quan nhà nước cũng là người đề ra các chính sách, quy định về hàng tồnkho trong doanh nghiệp.Các nhà quản trị cần phải tuân thủ các nguyên tắc này tronghoạt động tác nghiệp của mình
Môi trường văn hóa – xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị hàngtồn kho như: văn hóa, tôn giáo Văn hóa, tôn giáo bao gồm các phong tục, tập quán, lốisống… ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của mọi người Nó chi phối những nhu cầu vềchủng loại chất lượng và kiểu dáng hàng hóa Vì vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu thịtrường về nhu cầu, phong tục, lối sống của khách hàng để tiến hành nhập hàng, phân phốihàng hóa đúng nơi
Văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường Mục đích tồn khonguyên vật liệu trong quá trình sản xuất là để đảm bảo cung ứng bình thường, liên tụcđáp ứng nhu cầu sản xuất Do vậy, nhu cầu của sản xuất thị trường có ảnh hưởng lớnđến số lượng, chủng loại của hàng tồn kho Cụ thể:
Vào các ngày lễ tết, nhu cầu hàng tiêu dùng tăng lên đáng kể, vì thế số lượng,chủng loại hàng tồn kho cũng tăng lên
Nhu cầu thị trường xe ô tô, xe chuyên dụng ở nơi có giao thông vận tải tốt khácnơi có nhiều đồi núi, hiểm trở
Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp
Nhà cung cấp là người cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp Nhà quản trị phải theo dõi giá cả của các mặt hàng mà nhà cung ứngcung cấp, để điều chỉnh giá cả hợp lý, và có thể chọn ra nhà cung ứng tốt nhất chomình Nếu trên thị trường có nhiều nhà cung cấp, nhà cung cấp có khả năng cung ứngđều đặn, kịp thời theo điều kiện kinh doanh của danh nghiệp thì không cần đến tồn khonhiều và ngược lại
Khách hàng
Khách hàng ảnh hưởng đến mọi hoạt động quản trị của doanh nghiệp Kháchhàng luôn bị thu hút bởi những hứa hẹn sẽ được hưởng khi mua hàng; nhu cầu củakhách hàng thì luôn thay đổi, lòng trung thành của khách hàng thì luôn bị lung laytrước nhiều hàng hóa đa dạng Vì vậy, các nhà quản trị cần phải nắm bắt được tâm lý
và nhu cầu của khách hàng để đưa ra được những chiến lược hợp lý Trong quản trị
Trang 20hàng tồn kho, nhà quản trị cũng phải phân tích các nhân tố về khách hàng, để đưa rachiến lược nhập hàng hợp lý về số lượng cũng như chất lượng, mẫu mã; các mức tồnkho sao cho hợp lý để tránh thiếu hàng hóa khi nhu cầu của khách hàng tăng cao, cũngnhư khi thị trường bão hòa thì phải có mức tồn kho hợp lý để tránh tồn đọng nhiều, giatăng các chi phí tồn kho.
1.3.2 Các nhân tố môi trường bên trong doanh nghiệp
Hệ thống và chu kỳ vận chuyển của hàng tồn kho trong công ty:
Đây là một nhân tố cần tính đến khi xác định nhu cầu tồn kho nguyên vậtliệu.Bởi lẽ nếu một doanh nghiệp nằm trong khu vực có điều kiện vận chuyển khókhan hiểm trở thì phải tính toán lượng hàng tồn kho như thế nào đó để hạn chế việc đilại, không thể vận chuyển mua bán thường xuyên như các doanh nghiệp khácđược.Nếu không doanh nghiệp sẽ bị động trong hoạt động kinh doanh của mình Tuynhiên, với sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải nói chung và các phương tiệnvận chuyển nói riêng như hiện nhay đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác vậnchuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, từ kho của công ty đến các cửa hàng
… giảm bớt trở ngại trong giao nhận, vận chuyển, rút ngắn thời gian giao hàng hóa,góp phần đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu thông, tăng hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp
Quy mô kinh doanh :
Quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mạng lưới kinh doanh rộng hay hẹp, khảnăng bán ra thị trường nhiều hay ít, khả năng về vốn nhiều hay hạn chế, điều kiện vềdiện tích kho cũng như trang thiết bị phục cụ cho công tác bảo quản tốt hay không…tất cả đều ảnh hưởng đến hàng tồn kho Ví dụ như một doanh nghiệp, với khả năngvốn hạn chế thì không thể tồn trữ quá nhiều hàng hóa trong kho, vì điều đó cũng cónghĩa rằng họ đang chon vốn của mình, điều kiện để xoay trở vốn dưới dạng hàng hóa
sẽ khó khan hơn so với vốn dưới dạng tiền tệ Hay như một doanh nghiệp có điều kiện
về kho dự trữ hàng hóa không tốt, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trìnhbảo quản sẽ làm tăng thiệt hại do hàng tồn bị hư hỏng…
Vốn:
Vốn là điều kiện tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpđặc biệt là trong dự trữ hàng hóa.Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác dựtrữ và đầu tư các thiết bị máy móc phục vụ cho quản lý hàng tồn kho Khi có vôn đầy
đủ thì mọi hoặt động mua hàng được tiến hành nhanh chóng và thuận lới, tránh tình
Trang 21trạng kéo dài thời gian mua hàng và giảm được chi phí trong khâu thu mua Mặt khácđảm bảo tiền vốn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chớp được các thời cơ kinhdoanh Nhà quản trị luôn phải cân nhắc quy mô hàng hóa dự trữ sao cho phù hợp tìnhhình vốn của doanh nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Nó phản ánh thực lực của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại tạođiều kiện tốt trong dự trữ hàng hóa, bởi doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thìdoanh nghiệp sẽ quản lý thông tin về các mặt hàng nhanh chóng, chính xác hơn, bảoquản hang hóa tốt hơn… làm tang sức cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủcạnh tranh Nhưng nếu cơ sở vật chất thấp kém sẽ làm giảm chất lượng hàng hóa, tangchi phí dự trữ, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không cao và hạn chế trong vấn
đề nhập hàng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của doanhnghiệp
Trang 22CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY
TNHH MAY MẶC VIỆT THIÊN 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH may mặc Việt Thiên
2.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn May Mặc Việt Thiên
Tên tiếng anh: VIVA GARMENT PRODUCTS., LTD
Địa chỉ: Khu Đồng Sóc, xã Vũ Di, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại: (0211) 3819356
Mã số thuế doanh nghiệp: 2500243942
Người đại diện: Ông Chu Chun Po
Loại hình công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Vốn điều lệ: 88.500.000.000VNĐ (tám mươi tám tỷ năm trăm triệu đồng)
Ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH may mặc Việt Thiên là công ty hoạtđộng trong lĩnh vực may mặc, chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc
Công ty có tầm nhìn: Từ khi thành lập, Công ty TNHH may mặc Việt Thiên đãkhông ngừng mở rộng và phát triển, tạo dựng được uy tín và hình ảnh vững chắc.Công ty có 100% vốn đầu tư là vốn nước ngoài Tháng 9/2011, sau khi Công ty đượcchuyển giao cho Tập đoàn VIVA, hoạt động Công ty TNHH may mặc Việt Thiên đã
có những bước tiến đáng khích lệ, đảm bảo việc làm và đời sống cho người lao động,đáp ứng được nguyện vọng của người lao động
Với sứ mạng: “Thành công của một Công ty, xí nghiệp là dựa vào cả một tập thểchứ không chỉ là dựa vào một cá nhân Chất lượng là sự đảm bảo tốt nhất lòng trungthành của khách hàng” cùng với sự nỗ lực và phát triển không ngừng trong gần 13năm qua, đến nay công ty TNHH may mặc Việt Thiên là chuyên gia công may mặccho các đối tác Nhật Bản và Mỹ, đến hết năm 2018 số lượng đơn đặt hàng của các đốitác liên tục tăng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty
2.1.2.1 Chức năng của Công ty TNHH may mặc Việt Thiên
Công ty TNHH may mặc Việt Thiên có chức năng chính là sản xuất và kinhdoanh các sản phẩm may mặc như: áo phông, áo sơ mi, quần áo nỉ bông,…
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được tiến hành theo hai phươngthức:
Trang 23Nhận gia công toàn bộ theo hợp đồng: Công ty sẽ nhận nguyên vật liệu và phụliệu từ phía khách hàng theo yêu cầu trong hợp đồng, sau đó tiến hành gia công thànhphẩm hoàn chỉnh rồi giao cho khách hàng.
Sản xuất hàng xuất khẩu: Công ty sẽ căn cứ vào hợp đồng tiêu thụ đã ký vớikhách hàng, tiến hành tự sản xuất rồi xuất sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng đãký
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty TNHH may mặc Việt Thiên
Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường, đa dạng hóa sản phẩm,không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và hệ thống chất lượng quản lý;
Thực hiện đầy đủ cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, giải quyết thỏa đángcác mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng, cùng cólợi;
Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng quy mô sản xuất theo khả năng của công
ty và thị trường;
Bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh;
Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất, đảm bảothực hiện nộp thuế
2.1.2.3 Mô hình tổ chức
Mô hình tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức theo nguyên tắc lãnh đạo –chỉ đạo trực tiếp Tổ chức bộ máy của Công ty như sau:
Trang 24Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH may mặc Việt Thiên
(Nguồn: Tự tổng hợp).
Nhiệm vụ và chức năng của từng bộ phận:
Hội đồng quản trị: Trong công ty có cơ quan lãnh đạo cao nhất là hội đồng quản
trị, hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty
Ban giám đốc: Là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt
động kinh doanh và quản lý của công ty
Tổng quản lý: Trực tiếp giúp Tổng giám đốc quản lý, giám sát thi hành các kế
Quản đốc
Cắt
Khâu
Hoàn chỉnh
Trang 25hoạch hoạt động kinh doanh các phòng.
Quản lý cắt, Quản lý sản xuất, Quản đốc: Đảm bảo các vấn đề liên quan đến bộ
phận may, hậu chỉnh, kiểm hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, kho, cắt, sửa máy,…
Quản lý điều hành: Có nhiệm vụ tiến hành lập kế hoạch, tổ chức, điều hành,
kiểm tra, giám sát các phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu,…Chịutrách nhiệm về an toàn lao động, sự cố trong lao động,…
Phòng sản xuất: Tiếp nhận các nguyên vật liệu hàng hóa, chịu trách nhiệm về
quá trình sản xuất hàng hóa sự an toàn của người lao động trong quá trình hoạt độngkinh doanh sản xuất,…
Phòng nhân sự - hành chính: Bảo đảm quyền lợi, trách nhiệm giữa người sử
dụng lao động và người lao động thực hiện đúng theo HĐLĐ, nội quy lao động,…Cung ứng, tổ chức sắp xếp và phát triển nguồn nhân lực Tuyển dụng và đào tạo, quản
lý hồ sơ cán bộ, công nhân viên công ty, tiến hành ký kết hợp đồng lao động, xây dựng
hệ thống trả lương,… Quản lý con dấu, quản lý trang thiết bị văn phòng
Phòng tài chính kế toán: Thu nhập, xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế tài chính bằng các báo cáo tài chính Kiểm tra giám sát khoản thu, chi tàichính, các khoản phải thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồnhình thành tài sản, phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính,
kế toán Tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính của công ty
Phòng xuất nhập khẩu: Làm các thủ tục hải quan để nhập nguyên vật liệu và xuất
hàng ra nước ngoài theo đơn đặt hàng Lưu trữ chứng từ, nghiên cứu thị trường,…
Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và liên hệ với các đối tác, xử lý các
hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch ngắn và dài hạn, quản lý và điều hành sản xuất, lưu trữgiấy tờ, tài liệu quna trọng của công ty
Phòng quản lý chất lượng và phòng thu mua: Xậy dựng kế hoạch, chất lượng và
triển khai công tác kiểm tra chất lượng, số lượng vật tư, hàng hóa (hàng hóa nhập về
và xuất đi) Giám sát hàng hóa nhập về và xuất đi
Phòng an ninh, vệ sinh, ban cơ điện: Bảo vệ tài sản, vật tư hàng hóa, người lao
động của công ty, phòng chống cháy nổ, công ty ký hợp đồng thuê bảo vệ hàng năm,
…
Trang 26Tỉ trọng (%) Số tiền
Tỷ lệ (%) Số tiền
Tỷ lệ (%) Tài sản ngắn hạn 84941,6929 85,82 104537,6649 92,7 110261,6140 93,51 19595,972 23,06 5723,9491 5,48
I Tiền và các khoản
tương đương tiền 14064,1749 14,2 9864,2764 8,75 10859,9023 9,21 (4199,8985) (29,86) 995,6259 10,09
II Phải thu ngắn hạn 27633,4808 27,92 21113,8445 18,72 28240,4626 23,95 (6519,6363) (23,59) 7126,6181 33,75
- Phải thu khách hàng 16261,3929 16,43 15956,8841 14,15 22533,4129 19,11 2660,7055 20,01 6576,5288 41,21
- Trả trước cho người bán 11372,0879 11,49 5156,9604 4,57 5707,0496 4,84 409,2867 8,62 550,0892 10,67
- Giá trị hao mòn lũy kế (7730,6571) (7,81) (11730,9158) (10,4) (10732,7851) (9,10) (4000,2587) 51,74 998,1307 (8,51)
II Tài sản dài hạn 3400,0000 3,44 1600,0000 1,42 1400,0000 1,29 (1800) (52,94) (200,0000) (12,50) TỔNG TÀI SẢN 98973,7854 100 112769,4987 100 117914,2487 100 13795,7133 13,93 5144,7500 4,56
Trang 27Chỉ tiêu
Số tiền Tỉ trọng
(%) Số tiền
Tỉ trọng (%) Số tiền
Tỉ trọng (%) Số tiền
Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty TNHH may mặc Việt Thiên).
Trang 28Theo bảng cân đối kế toán, nhận thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn nhấttrong tổng tài sản qua các năm Năm 2016, tổng số tài sản ngắn hạn là 84941,6929triệu đồng, chiếm 85,82% tổng tài sản Năm 2017, tài sản ngắn hạn của công ty tăngthêm 19595,972 triệu đồng, tương ứng với 104537,6649 triệu đồng, chiếm 92,7% tổngtài sản Đến năm 2018, tài sản ngắn hạn tăng 12,71% so với năm 2017, số tài sản tănglên đến 117821,3387 triệu đồng và nâng tỉ trọng lên 92,91% trong tổng tài sản củacông ty
Trong tài sản ngắn hạn thì hàng tồn kho chiếm tỉ trọng cao nhất Năm 2016, giátrị hàng tồn kho là 43251,5442 triệu đồng, chiếm 43,7% tổng tài sản Năm 2017 hàngtồn kho tăng lên tới 65,23% so với năm 2016 là 30307,9998 triệu đồng, đến năm 2018hàng tồn kho giảm còn là 70100,0209 triệu đồng chiếm 59,45% tổng tài sản Tỉ trọngkhoản phải thu của công ty qua các năm giảm dần, năm 2017 khoản phải thu giảm23,59% so với năm 2016 và đồng thời cũng giảm tỉ trọng từ 27,92% xuống còn18,72% trong tổng tài sản Năm 2018, khoản phải thu giảm 655,7224 triệu đồng so vớinăm 2017 tương đương giảm 3,11% và chiếm 17,35% trên tổng tài sản của công ty.Trong danh mục tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỉ trọng cao nhất Giá trị tàisản cố định năm 2016 là 10632,0925 triệu đồng, năm 2017 giảm 4000,2587 triệu đồngtương đương giảm 37,6% so với năm 2016, năm 2018 giảm 995,5327 triệu đồng,tương đương giảm 15,01% so với năm 2017
Về nguồn vốn:
Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn nhất Năm 2016, giá trị
nợ phải trả là 50773,5518 triệu đồng, chiếm 51,3% giá trị tổng nguồn vốn Đến năm
2017, tăng thêm 25390,9676 triệu đồng tương ứng 50,01% so với năm 2016 Đến năm
2018, giá trị nợ phải trả tăng thêm 5337,8093 triệu đồng tương ứng 7,01% so với năm2017
Trong nhóm nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng chủ yếu Năm 2016, nợngắn hạn là 40599,0467 triệu đồng chiếm 41,02% trên tổng nguồn vốn Năm 2017, nợngắn hạn tăng 26690,5138 triệu đồng so với năm 2016 chiếm 59,67% trên tổng nguồnvốn Năm 2018, nợ ngắn hạn tăng thêm 4508,4262 triệu đồng tương ứng 6,7% so vớinăm 2017
Trang 29triệu đồng so với năm 2017.
Vốn chủ sở hữu giảm dần trong ba năm, điều này là do các khoản lợi nhuận chưaphân phối đang giảm, đồng thời các khoản thuế và các khoản chi phí hoạt động lạităng lên Cụ thể, năm 2016, vốn chủ sở hữu là 48200,2336 triệu đồng chiếm 48,7%tổng nguồn vốn Năm 2017 vốn chủ sở hữu giảm còn 32,46% tương úng với36604,9793 triệu đồng so với năm 2016 Năm 2018 vốn chủ sở hữu giảm nhẹ còn30,88% so với năm 2017
Qua đó, giai đoạn 2016 – 2018 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty đều tăng.Tuy nhiên, hàng tồn kho và các chi phí hoạt động của công ty vẫn ở mức khá cao