Khi nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì việc điều chỉnh bằngpháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện.Trên thực tế, việc giao kết hợp đồng
Trang 1TÓM LƯỢC
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hình hợp đồng chính được sử dụng tronghoạt động của công ty Mặc dù đã phát triển từ rất lâu, là hợp đồng phổ biến nhưng đôikhi các công ty thường coi nhẹ việc giao kết và thực hiện hợp đồng này Việc nghiêncứu về hoạt động mua bán hàng hóa là thật sự cần thiết bởi đây là một vấn đề quantrọng không chỉ đối với bản thân công ty, mà còn đối với sự phát triển của luật quốcgia bởi hiện nay việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa không còn giới hạn ở
trong nội địa của một quốc gia nữa mà nó đã vươn ra tầm quốc tế.
Trong bài khóa luận này, phạm vi đề tài em chọn Công ty cổ phần xi măng VicemBút Sơn làm địa điểm thực tế Bằng những kiến thức đã học tại trường Đại họcThương mại và những gì nghiên cứu được em hy vọng sẽ đóng góp một số giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt đẩymạnh tính hiệu quả của vấn đề này tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
1 Xác định rõ những vấn đề cần nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật đối vớihợp đồng mua bán hàng hóa, chủ yếu là về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
2 Làm rõ những lý luận cơ bản liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cơ sở ban hành pháp luật, những nguyên tắc, nội dungpháp luật điều chỉnh đến quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung
3 Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng thực hiện vấn đề này tại Công
ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
4 Đưa ra định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bánhàng, đồng thời đề xuất những kiến nghị để góp phần hoàn thiện vấn đề này
Kết quả nghiên cứu mang yếu tố thực tiễn, có thể áp dụng tham khảo cho vấn đềxây dựng pháp luật liên quan thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của Nhà nước vàhoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ ở Công ty cổphần xi măng Vicem Bút Sơn mà còn ở các công ty cổ phần tương tự
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại, được sự chỉ bảo tận tìnhcủa các Thầy Cô, em đã có được những kiến thức, bài học quý báu Đó thật sự là mộtmón quà vô giá Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, đặc biệt là các Thầy giáo,
Cô giáo trong khoa Kinh tế - Luật trường Đại học Thương mại đã dạy dỗ, tạo điều kiệnthuận lợi cho em thực hiện Khóa luận trong suốt thời gian qua
Em xin cảm ơn đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ của cô ThS Phùng Bích Ngọc trongquá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, các chị cán bộ công nhân viêncông ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn đã tạo điều kiện cho em có khoảng thời gianquý báu học tập và nghiên cứu tại quý công ty
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan, nhưng
do trình độ lý luận, kiến thức bản thân còn có phần hạn chế nên bài khóa luận khôngtránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự phản hồi, góp ý của Thầy, Côgiáo để khóa luận được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Tuyết Chinh
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC VIẾT TẮT v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài khóa luận 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1
1.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 5
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1.1.1 Khái niệm về hoạt động thương mại 6
1.1.2 Khái niệm về hợp đồng 6
1.1.3 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1.1.4 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.2.1 Cơ sở ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.2.2 Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.2.3.Các quy định của Luật Thương mại về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 9
1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa 17
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN 19
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 19
2.1.1 Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 19
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 19
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 21
2.2.1 Địa điểm giao hàng khi không có trong thỏa thuận của hợp đồng 21
Trang 42.2.2 Nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán 21
2.2.3 Cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro 22
2.2.4 Mức phạt vi phạm hợp đồng 22
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn 22
2.3.1 Thực hiện điều khoản số lượng 23
2.3.2 Thực hiện điều khoản về chất lượng 23
2.3.3.Thực hiện điều khoản về giao nhận hàng hóa 23
2.3.4 Thực hiện điều khoản giá cả, thanh toán 24
2.3.5 Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa 25
2.3.6 Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 25
2.3.7.Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 26
2.4 Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn 26
2.4.1 Thành tựu đạt được 27
2.4.2 Những khó khăn còn tồn tại 28
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG 30
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 30
3.1.1 Tính ổn định của pháp luật 30
3.1.2 Tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật 30
3.1.3 Tính minh bạch của pháp luật 30
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn 31
3.2.1 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng nói chung 31
3.2.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 31
3.2.3 Kiến nghị về phía công ty 33
3.3 Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 35
KẾT LUẬN 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBTS Hợp đồng mua bán tài sản
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài khóa luận
Trong đời sống xã hội, hợp đồng là một hình thức thiết lập mối quan hệ giữangười với người Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hợp đồng đã chứng minh đó làmột hình thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hànghóa và tiền tệ Khi nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì việc điều chỉnh bằngpháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện.Trên thực tế, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân, giữacác doanh nghiệp với nhau ngày càng tăng về số lượng Vấn đề đặt ra trong việc nângcao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, là làm thếnào để hợp đồng được xác lập nhanh chóng, đảm bảo hợp đồng được thực hiện mộtcách nghiêm túc đưa đến lợi nhuận tối ưu, tránh các thiệt hại không đáng có Điều nàyphụ thuộc trước hết vào hệ thống pháp luật hiện hành, đồng thời phụ thuộc vào nhiềukhả năng nhận biết cũng như trình độ áp dụng pháp luật của từng doanh nghiệp
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn, em thấyCông ty hàng năm ký kết rất nhiều hợp đồng, chủ yếu là hợp đồng mua bán hàng hóa
Do nhận thức được vai trò to lớn của hợp đồng mua bán hàng hóa, nên việc tìm hiểupháp luật hợp đồng là điều cần thiết đối với Công ty Trên thực tế, quá trình thực hiện,thiết lập hợp đồng vẫn còn nhiều bất cập và mang nặng tính hình thức, công việc soạnthảo hợp đồng cũng như việc xây dựng những điều khoản cho hợp đồng còn tồn tạinhiều bất hợp lí, chưa hoàn thiện Do đó cần phải đưa ra giải pháp để giúp Công ty cổphần xi măng Vicem Bút Sơn nói riêng cũng như các công ty khác nói chung trongviệc thực hiện hợp đồng để đạt được hiệu quả trong kinh doanh
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa có vị trí quan trọng trong pháp luật vềhợp đồng ở Việt Nam Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa được hình thành vàphát triển với các quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989( đã hết hiệu lực)
và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 2005( đã hết hiệu lực), Luật Thương mại1997( đã hết hiệu lực), và hai văn bản pháp luật hiện hành là Luật Thương mại2005( LTM 2005) và Bộ luật Dân sự 2005( nay là BLDS 2015) Vấn đề pháp luật điềuchỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiêncứu, dưới những góc độ khác nhau
Trên thực tế đã có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ… Nghiên cứu các đề tàiliên quan đến hợp đồng, như đề tài:
- “Tự do giao kết hợp đồng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận văn Thạc
Trang 7quyền tự do giao kết hợp đồng Bên cạnh đó, luận văn còn phân tích những khía cạnh
cơ bản của nguyên tắc quyền tự do giao kết hợp đồng và các trường hợp ngoại lệ củanguyên tắc này và đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về tự dogiao kết hợp đồng ở Việt Nam
- “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, luận án Tiến sĩĐại học Luật - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 của Lê Minh Hùng đã nghiên cứucác vấn đề lý luận, khảo sát thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hiệulực hợp đồng ở Việt Nam
- “Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nướcngoài- Kinh nghiệm so sánh với luật Trung Quốc và những định hướng hoàn thiện chopháp luật Việt Nam” luận văn Thạc sỹ năm 2012 của Trương Thị Bích đã luận giảinhững vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thươngnhân nước ngoài và phân tích một cách có hệ thống về thực trạng và thực tiễn áp dụngpháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nướcngoài So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc về giao kết hợp đồng muabán hàng hóa với thương nhân nước ngoài và đề xuất các khuyến nghị những địnhhướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa vớithương nhân nước ngoài
- “Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty TNHHVật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochin’’, luận văn của Phạm Thị Hải Ninhnăm 2013 tạị Đại học Thương mại
Cùng với các công trình nghiên cứu và các sách, giáo trình nêu trên, đã có nhiềubài báo khoa học đăng trên các tạp trí, như:
- “Một số bất cập của chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005”, của tác giảTrần Thị Huệ, Tạp chí dân chủ và pháp luật số định kỳ tháng 6 đã nghiên cứu, chỉ rõmột số bất cấp về vấn đề hợp đồng trong Bộ luật dân sự và đưa ra một số đề xuất hoànthiện chúng
- “Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng những vấn đề đặt ra khi sửa đổi
Bộ luật Dân sự năm 2005”, của tác giả Phạm Văn Bằng, tạp chí dân chủ và pháp luật
Số định kỳ tháng 4 năm 2013
Những công trình này đã tiếp cận ở những góc độ khác nhau của vấn đề mua bánhàng hóa như vấn đề giao kết hợp động, thực hiện hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồngmua bán hàng hóa… Tuy nhiên nhiều nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa chưađược các công trình nêu trên khai thác hoặc khai thác chưa đẩy đủ như quan hệ hợpđồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Trang 8Những công trình khoa học trên là tài liệu vô cùng quý báu giúp em có thêm nhiềuthông tin quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu bài khóa luận tốt nghiệp Bởi vậy,việc lựa chọn đề tài “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễnthực hiện tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn” sẽ đi sâu phân tích cụ thể vấn
đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật hiện hành và áp dụng cụ thể vàoCông ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn Từ đó, chỉ ra các bất cập và đưa ra giải pháphoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng
1.3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Từ những phân tích ở trên, em đã chọn đề tài “Pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn’’ để làm khóa luận tốt nghiệp Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là
quan hệ giữa các thương nhân trong nước với nhau mà còn là quan hệ giữa các thươngnhân trong nước với các thương nhân nước ngoài Song để tập trung vào nội dung cầnbàn bạc, khóa luận sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đếnthực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
1.4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề liên quan đến việc thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005, thực tiễn thực hiện tại Công
ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
1.4.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, khảo sát thựctrạng áp dụng pháp luật và thực tiễn áp dụng Luật Thương mại trong việc thực hiệnhợp đồng mua bán hàng hóa tại doanh nghiệp, để có thể:
- Tiếp cận nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định hiện hành của Luậtthương mại về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên cũng như thực tiễnthi hành các quy định trong luật này
- Đánh giá việc thực hiện Luật thương mại 2005 trong thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa của doanh nghiệp
- Lập luận đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật cũng nhưtính hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của doanh nghiệp
1.4.3 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung và hướng tiếp cận: Tên đề tài nghiên cứu khóa luận là : “Pháp luật vềthực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện tại Công ty cổ phần ximăng Vicem Bút Sơn” Vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa rất rộng cho nên trong
Trang 9tiễn các khía cạnh pháp lý của quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa trongLuật thương mại 2005.
Đối tượng phân tích là Luật Thương mại 2005, bổ sung kèm theo như Bộ luật Dân sự
2005 và các hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàcác phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý luận
và pháp lý liên quan đến các quy định về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.Một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp tổng hợp và phântích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp logic… Dưới đây là hai phươngpháp em sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp thu thập thông tin: Mục đích của việc thu thập thông tin là làm cơ
sở lý luận khoa học hay luận cứ để đi sâu vào vấn đề thực hiện hợp đồng mua bánhàng hóa
+ Thu thập các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu tổngquan quy định về thực hiện hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nóiriêng như Luật Thương mại 2005 hay Bộ luật dân sự 2015, các văn bản quy phạmpháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa Từ đó đưa ra một số nội dung pháp lý vềhợp đồng mua bán hàng hóa trong chương 1 về: Khái niệm, đặc điểm của hợp đồngmua bán hàng hóa
+ Thu thập sổ sách, số liệu có liên quan đến thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn Để làm rõ thực trạng áp dụng Luậtthương mại 2005 trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty,Chương 2 của khóa luận đã thu thập các tài liệu của Công ty cổ phần xi măng VicemBút Sơn như: Điều lệ, các Quy chế, quy trình, Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh từ năm 2012- 2015, các hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: Dựa trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được,
em phân tích đánh giá nội dung các quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa được thực hiện trong Chương 1 và thực trạng áp dụng pháp luật trongthực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty Cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
Từ những kết quả đã phân tích, tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, tìm
ra được bản chất, quy luật vận động của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nóichung cũng như Luật thương mại nói riêng và đề xuất giải pháp hoàn thiện
Trang 101.6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu như đã nêu ở trên, đề tài ngoài tóm lược, lờicảm ơn, lời mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung, thì khóa luậngồm có 3 chương:
Chương 1 Những lý luận cơ bản về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóaChương 2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh việc thực hiện hợp đồng mua bán hànghóa tại Công ty cổ phần xi măng Vicem Bút Sơn
Chương 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa
Kết luận
Trang 11
CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.1 Khái niệm về hoạt động thương mại
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại 2005 (LTM) đã định nghĩa: “Hoạt độngthương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, baogồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiếnthương mại nhằm mục đích lợi nhuận hoặc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội” Như vậy hành vi thương mại đã cấu thành nên hoạt động thương mại và hoạt độngthương mại cũng gắn liền với chủ thể là thương nhân Có thể nói rằng hoạt độngthương mại là một khái niệm giản đơn, song phạm vi các hoạt động là rất rộng, nó baogồm bốn loại: Hoạt động mua bán hàng hóa ở thị trường trong nước (của thương nhânViệt Nam và thương nhân nước ngoài); cung ứng dịch vụ cho khách hàng; các hoạtđộng xúc tiến thương mại như: quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triểnlàm hàng hóa; các hoạt động trung gian thương mại
1.1.2 Khái niệm về hợp đồng
Theo Điều 388 – Bộ luật Dân sự 2005 “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa cácbên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Nguyên tắc giaokết hợp đồng dân sự là tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực vàngay thẳng
Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thoả thuậnvới nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác đnh khi nào và trong điều kiện nào thìcác quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt Các chủ thể thamgia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác Khách thểcủa hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, hàng hoá hoặc dịch vụ Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận,bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt mụcđích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêu dùng
1.1.3 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa
“Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó bên bán có nghĩa vụ giaohàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; còn bên mua
có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏathuận” (Điều 3, Khoản 8, LTM 2005)
Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) có bản chất chung của hợp đồng vàmang đầy đủ các đặc điểm mà hợp đồng có, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi
Trang 12hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ mua bánhàng hóa LTM không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH trong thương mại nhưng chúng
ta có thể dựa vào khái niệm của hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật Dân Sự(BLDS) để xác định bản chất của HĐMBHH
Theo Điều 428, BLDS 2005 có quy định “hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏathuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền,còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” Hàng hóa thuộc tài sản
và có phạm vi hẹp hơn tài sản Từ đó cho thấy, HĐMBHH trong kinh doanh – thươngmại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản
1.1.4 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm riêng xuất phát từ bản chấtthương mại của hành vi mua bán hàng hóa
- Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHH được thiết lập giữa các chủ thể trong đó ít nhất một trong các bên chủthể của HĐMBHH là thương nhân Theo LTM 2005 quy định thương nhân bao gồm tổchức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độclập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.Thương nhân có thể mang quốc tích củaViệt Nam hoặc mang quốc tịch nước ngoài Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải
là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của HĐMBHH Theo khoản 3 Điều 1LTM 2005 quy định hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và khôngnhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo LTM khichủ thể này lựa chọn áp dụng LTM
- Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Về hình thức của HĐMBHH có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng vănbản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong một số trường hợp nhất định,pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ nhưHĐMBHH quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác
có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, TELEX, FAX hay thông điệp dữ liệu
- Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
Về đối tượng của HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa Theo nghĩa thông thường
có thể hiểu hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đíchthỏa mãn nhu cầu của con người Càng ngày cùng với sự phát triển của xã hội, hànghóa càng trở nên phong phú Khái niệm hàng hóa được quy định trong luật pháp cácnước hiện nay dù có những khác biệt nhất định song đều có xu hướng mở rộng các đốitượng là hàng hóa được phép lưu thông Theo LTM 2005, hàng hóa là đối tượng của
Trang 13quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tươnglai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông thương mại.
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1 Cơ sở ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
Tháng 12/1986, Đại hội VI của Đảng quyết định đổi mới toàn diện, chuyển nềnkinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Ngày 25/9/1989 Hội đồng nhà nước đãthông qua Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và sau đó là hàng loạt các văn bản như: Nghịđịnh số 17/HĐBT ngày 25/9/1989, Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/01/1990, và cácvăn bản hướng dẫn khác
Bộ luật Dân sự được ban hành ngày 28/10/1995, tiếp theo là 10/5/1997 LuậtThương mại được Quốc hội thông qua quy định về hợp đồng trong một số hành vithương mại Tuy nhiên trên thực tế cho thấy các quan hệ hợp đồng trong kinh doanhthương mại thì pháp lệnh hợp đồng kinh tế nam 1989 vẫn là căn cứ chính Dẫn đếntình trạng các quy định chồng chéo gây nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng, nộidung của các văn bản có nhiều điểm không thống nhất Ngay khi đưa vào thực tiễn ápdụng đã lộ rõ ra những bất cập Hơn nữa trong giai đoạn Việt Nam gia nhập WTO,pháp luật cần có những thay đổi theo những quy định mà WTO đề ra Nên đến14/6/2005 Quốc hội đã thông qua BLDS 2005 trong đó thống nhất điều chỉnh các mốiquan hệ về hợp đồng nói chung và mới nhất là BLDS 2015 đã được sửa đổi và bổ sung
có hiệu lực vào ngày 1/7/2015, bên cạnh các văn bản pháp luật riêng đối với từng lĩnhvực, LTM 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh được ra đời
1.2.2 Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHH là một loại hợp đồng trong thương mại nên trước hết HĐMBHH chịu
sự điều chỉnh của LTM 2005 Nhưng để xác định bản chất pháp lý về HĐMBHH trongthương mại cần dựa trên cơ sở quy định của BLDS 2005 về hợp đồng mua bán tài sảnnên HĐMBHH còn chịu sự điều chỉnh của BLDS 2005 Như vậy, với HĐMBHH,LTM 2005 đóng vai trò là luật riêng áp dụng, BLDS 2005 là luật chung áp dụng Trình
tự áp dụng luật được tuân theo quy định chung, áp dụng luật riêng trước, nếu không cónhững quy định có liên quan thì sẽ áp dụng đến Luật chung tức là áp dụng LTM 2005trước BLDS 2005
LTM 2005 không coi đất đai – quyền sử dụng đất là hàng hóa trong thương mạinhưng nhà và các công trình xây dựng luôn gắn liền với đất đai – quyền sử dụng đất
Trang 14nên quyền sử dụng đất cũng được chuyển nhượng mua bán Giao dịch này do Luật đấtđai điều chỉnh Do đó, HĐMBHH là nhà, công trình gắn liền với đất đai không nhữngchịu sự điều chỉnh của BLDS 2005, LTM 2005 mà còn chịu sự điều chỉnh của LuậtKinh Doanh Bất Động Sản 2015 và Luật Đất Đai 2013.
Bên cạnh các luật kể trên thì HĐMBHH còn chịu sự điều chỉnh của nhiều Nghịđịnh, Thông tư như là:
- Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sungdanh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP
- Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 của Chính phủ Quy định về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm,hàng hoá
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại muabán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóavới nước ngoài
- …
Bên cạnh luật quốc gia, HĐMBHH quốc tế còn phải chịu sự điều chỉnh của cácđiều ước quốc tế mà điển hình là Công ước Viên 1980 về HĐMBHH quốc tế, các tậpquán quốc tế khác về thương mại và hàng hải
1.2.3 Các quy định của Luật Thương mại về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.3.1 Giao hàng và chứng từ có liên quan
mà phải qua người vận chuyển thì bên bán phải ký hợp đồng vận chuyển, hợp đồngbảo hiểm rủi ro trên đường vận chuyển Nếu hợp đồng quy định bên bán không ký hợpđồng bảo hiểm mà bên mua ký thì bên bán phải cung cấp cho bên mua những thông tin
về hàng hóa để họ tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm( Khoản 3- Điều 36- LTM 2005)
Trang 15Mọi vấn đề liên quan đến giao hàng các bên có thể thỏa thuận ghi vào hợp đồng.Nếu những vấn đề này không được ghi vào hợp đồng thì sẽ theo quy định chung củapháp luật.
b Địa điểm giao hàng
Chiếu theo Điều 35- LTM 2005 có quy định: Các bên có thể thỏa thuận về địađiểm, thời hạn và phương thức giao hàng tùy theo tính chất của hàng hóa trong hợpđồng khi đã thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì các bên phải tôn trọng thỏa thuận vàphải thực hiện đúng thỏa thuận đó Bên bán phải có nghĩa vụ giao hàng, bên mua phải
có nghĩa vụ nhận hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận
Trong trường hợp không thỏa thuận địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàngđược xác định theo khoản 2 điều 35 LTM 2005: Trường hợp hàng hóa là vật gắn liềnvới đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó; trong các trường hợpkhác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địađiểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thờiđiểm giao kết hợp đồng mua bán
c Thời gian giao hàng
Về thời gian giao hàng, Điều 37- LTM 2005 có quy định: Bên bán phải giao hàngvào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạngiao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giaohàng vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàngtrong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng Tuy nhiên, LTM 2005 không cóquy định cụ thể và chi tiết về thời hạn hợp lý này Thời hạn này có thể là thời điểm mà
cả bên bán và bên mua chuẩn bị đầy đủ phương tiện để cho quá trình giao hàng xảy ra
Về thời gian giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận, Điều 38- LTM 2005 có quyđịnh: Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua cóquyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thoả thuận khác
1.2.3.2 Nhận hàng
Tại Điều 56- LTM 2005 có quy định về việc nhận hàng như sau: “ Bên mua cónghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bênbán giao hàng” Trong HĐMMHH thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng thì bên mua cónghĩa vụ nhận hàng Trong quá trình nhận hàng này, bên mua tạo điều kiện cũng nhưchuẩn bị kho xưởng hay bãi đỗ để bên bán có thể giao hàng theo đúng thỏa thuận
1.2.3.3 Tính phù hợp của hàng hóa
Hàng hóa là đối tượng mà các b tên hướng tới, là mục đích để các chủ thể tiếnhành các hoạt động mua bán này Chính vì thế mà sự phù hợp của hàng hóa đối với
Trang 16hợp đồng là một yếu tố quan trọng Khi vi phạm điều này cũng chính là vi phạmnhững điều khoản cơ bản của hợp đồng Chính vì vậy mà LTM 2005 cũng quy định vềquyền và nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng Tại khoản 1 Điều 44 quyđịnh trường hợp các bên có thỏa thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiếnhành kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán phải đảm bảo cho bên muahoặc đại diện bên mua có điều kiện tiến hành kiểm tra Khoản 1 Điều 39, quy địnhhàng hóa không phù hợp với hợp đồng:
“1 Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi làkhông phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùngchủng loại;
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biếthoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đãgiao cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hànghoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợpkhông có cách thức bảo quản thông thường.”
Như vậy, trước tiên, hàng hóa đó có phù hợp với hợp đồng hay không là phụ thuộcvào sự thỏa thuận của các bên Nếu hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện quy định tronghợp đồng là không phù hợp với hợp đồng thì người bán phải chịu trách nhiệm về sựkhông phù hợp đó Trong trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hóađược coi là không phù hợp với hợp đồng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1Điều 43 Khoản 2 điều này quy định “ bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hànghóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 của Điều này” Như vậykhi kiểm tra hàng hóa mà phát hiện hàng hóa đó không phù hợp với hợp đồng thìngười mua có thể từ chối nhận hàng vào ngay lúc đó
Vậy trách nhiệm của người bán đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng lànhư thế nào?
Điều 40 quy định trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.Theo khoản 1 điều này thì trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồngcũng được ưu tiên xét theo thỏa thuận của các bên Trong trường hợp các bên không
có thỏa thuận thì bên bán không chịu trách nhiệm bất kỳ khiếm khuyết nào của hànghóa nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết những khiếmkhuyết đó; trừ trường hợp này thì trong thời hạn khiếu nại theo quy định lủa LTM, bên
Trang 17điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiệnsau thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được pháthiện sau thời điểm chuyển giao rủi ro Tuy nhiên, bên bán phải chịu trách nhiệm vềkhiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó
do bên bán vi phạm hợp đồng Người bán vẫn có quyền khắc phục trong trường hợpgiao hàng không phù hợp với hợp đồng Theo khoản 1 Điều 41 thì nếu hợp đồng chỉquy định thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bángiao hàng trước thời hạn và giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên bánvẫn có thể thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng trong thời hạn còn lại
1.2.3.4 Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ
Tại Điều 46- LTM 2005 quy định về ngĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ của bênbán như sau:
“1 Bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Bên bán phảichịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đốivới hàng hóa đã bán
2 Trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế,công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu tráchnhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từviệc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.”
Như vậy, bên bán phải đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc quyểngiao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua; và phải đảm bảo quyền sở hữucủa bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi các bên thứ ba Trườnghợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp quyền sở hữu thì bên bán phải đứng về phíabên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua Trong trường hợp người thứ ba có quyền
sở hữu một phần hoặc toàn bộ đối với hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏhợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại Theo quy định của pháp luật, bênbán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Nếu có tranh chấp liênquan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán, bên bán phải chịu trách nhiệm.Tuy nhiên, nếu bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, côngthức hoặc những số liệu khác do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệmđối với các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từviệc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua
1.2.3.5 Thanh toán
Về Thanh toán tại Điều 50 đến Điều 55 LTM 2005 có quy định: Thanh toán tiềnhàng được coi là nghĩa vụ quan trọng mà người mua phải thực hiện Bên mua phải cónghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo đúng thỏa thuận và các bên có thể thỏa thuận
Trang 18về phương thức, địa điểm, thời hạn thanh toán, và trình tự thủ tục thanh toán, đồng tiềnthanh toán…Khi đó bên mua phải tuân thủ đúng các phương thức thanh toán và thựchiện thanh toán theo trình tự , thủ tục theo thỏa thuận Nếu các bên không có sự thỏathuận này thì sẽ tuân theo quy định của pháp luật, điều này được quy định tại LTM2005: Xác định địa điểm thanh toán theo quy định tại Điều 54, thời hạn thanh toántheo quy định tại Điều 55 và khoản 3 Điều 50.
Trong trường hợp bên mua hàng vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng thìphải trả lãi trên số tiền trả chậm đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trườngtại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian trả chậm, khi bên vị phạm yêu cầu,trừ trường hợp có thỏa thuận khác Điều 306 LTM 2005 Khi người mua vị phạm nghĩa
vụ thanh toán thì người bán cũng có thể căn cứ vào Khoản 4 Điều 51, Điều 308 về tạmngưng thực hiện hợp đồng, Điều 312 về hủy bỏ hợp đồng, Điều 321về hình thức xử lýhành vi vi phạm pháp luật thương mại
1.2.3.6 Chuyển quyền sở hữu và quyền rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua
Chuyển rủi ro tại Điều 57 đến Điều 61 LTM 2005 có quy định: Vấn đề chuyển rủi
ro trong việc mua bán hàng hóa và một vấn đề cơ bản mà các bên cần nắm Các bêncần thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro để tránh phát sinh tranh chấp Trong hợpđồng không có thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro, nếu bên bán có nghĩa vụ giaohàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đượcchuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua Nếu hợp đồng không cóquy định về việc vận chuyển hàng hóa cũng như địa điểm giao hàng nhất định thì rủi
ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã đượcchuyển giao cho người vận chuyển đầu tiên Trong các trường hợp cụ thể thời điểmchuyển rủi ro được pháp luật quy định chi tiết hơn
Chuyển quyền sở hữu tại Điều 62 LTM 2005 có quy định: Việc chuyển quyền sởhữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua là do hai bên thỏa thuận hoặc nếu không có thỏathuận thì quyền sở hữu được chuyển sang người mua là tại thời điểm giao hàng Bên bánphải bảo đảm quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởibên thứ ba; hàng hóa đó phải hợp pháp; việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp
Trong trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo kiểu mẫu, công thức, sốliệu thì bên mua phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạmquyền sở hữu trí tuệ
Trang 191.2.3.7 Chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm
• Vi phạm hợp đồng khi không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặcthực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy đinh củapháp luật Vi phạm hợp đồng gồm vi phạm cơ bản và vi phạm không cơ bản Vi phạm
cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm chobên kia không đạt được mục đích của việc ký kết hợp đồng
Với vi phạm các thỏa thuận giữa các bên thì các hình thức trách nhiệm pháp lý căn
cứ theo Điều 292- LTM 2005; theo đó các hình thức chế tài là:
a, Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Khi một bên trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ quy định trong hợp đồng thì bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền yêu cầu thựchiện đúng hợp đồng hoặc áp dụng biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên
vi phạm phải chịu tổn phí phát sinh.( Điều 297- LTM 2005)
Chế tài này áp dụng trong trường hợp:
+ Khi bên vi phạm giao thiếu hàng thì phải giao đủ hàng theo đúng thỏa thuậntrong hợp đồng Trong trường hợp bên vi phạm giao hàng kém chất lượng thì phải loạitrừ khuyết tật của hàng hóa hoặc giao hàng khác thay thế theo đúng hợp đồng Bên viphạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại để thay thế nếu không được sựchấp nhận của bên vi phạm
+ Khi bên vi phạm không thực hiện theo quy định nêu trên thì bên bị vi phạm cóquyền mua hàng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng
và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tựsửa chữa khuyết tật của hàng hóa và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.+ Bên bị vi phạm phải nhận hàng và thanh toán tiền hàng nếu bên vi phạm đã thựchiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật
b, Phạt vi phạm
Theo Điều 300- LTM 2005 quy định: “ Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêucầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng cóthỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của Luật thương mại”.Theo quy định này thì chủ thể có quyền đòi phạt vi phạm là bên bị vi phạm, chủ thể cónghĩa vụ là bên vi phạm, khách thể trong quan hệ này mà các bên hướng tới là mộtkhoản tiền phạt vi phạm
Theo Điều 301- LTM 2005 : “ Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặctổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng khôngquá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy đinh tại Điều
Trang 20266 của Luật này” Như vậy, theo quy đinh của LTM 2005 thì vấn đề phạt vi phạmhợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phầnnghĩa vụ hợp đồng, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.
c, Buộc bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc buộc bên vi phạm trả tiền bồi thường những tổn thất
do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổnthất thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợitrực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm( Điều
300 và Điều 301- LTM 2005)
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng: Tất cả những hành vi không theo đúng cam kếttrong hợp đồng đều bị coi là vi phạm hợp đồng Tuy nhiên, không phải tất cả nhữnghành vi ấy đều dẫn đến việc áp dụng hình thức bồi thường thiệt hại Chỉ những hành vinào trực tiếp dẫn đến những thiệt hại vật chất mà bên kia phải gánh chịu mới tạo thành
cơ sở của hình thức bồi thường thiệt hại
+ Có thiệt hại thực tế: Theo Điều 304- LTM 2005 thì những thiệt hại này phải làthiệt hại về vật chất và là những thiệt hại thực tế.Bên có thiệt hại có nghĩa vụ phảichứng minh tổn thất và mức độ tổn thất
+ Mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng của một bên và thiệt hạivật chất của bên kia: Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên là nguyên nhân trực tiếp
và cơ bản dẫn đến thiệt hại của bên kia và thiệt hại này là kết quả không thể tránh khỏicủa hành vi vi phạm hợp đồng
Hậu quả pháp lý:
+ Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực
+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của LTM
e, Đình chỉ thực hiện hợp đồng:
Là một chế tài mới quy định tại Luật thương mại, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc
Trang 21+ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;+ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng: Trong trường hợp một hợp đồng bịđình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báođình chỉ Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng nữa Bên đã thựchiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.Bên bị vi phạm vẫn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luậtthương mại.
Về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng:
- Trường hợp chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ Cácbên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bên đã thực hiện nghĩa vụ cóquyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng
- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc áp dụngchế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
f, Hủy bỏ hợp đồng:
Điều 312- LTM 2005 quy định, bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền tuyên bốhủy hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà các bên
đã thỏa thuận
Hậu quả pháp lý sau khi hủy bỏ hợp đồng:
+ Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tụcthực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền vànghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp
+ Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mìnhtheo hợp đồng Nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải đượcthực hiện hợp đồng Trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên
có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền
+ Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc ápdụng chế tài hủy bỏ hợp đồng
• Vi phạm hợp đồng do tình huống bất khả kháng
Theo quy định tại điểm b, Khoản 1- Điểu 294- LTM 2005 về các trường hợp miễntrách nhiệm đối với hành vi vi phạm, theo đó bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễntrách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng Điều này có nghĩa là dùhợp đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc viphạm hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lườngtrước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết
và khả năng cho phép