1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vị trị, chức năng, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam.doc

4 4,2K 47
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 80 KB

Nội dung

Vị trị, chức năng, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn Việt Nam

Trang 1

Công đoàn là tổ chức duy nhất đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng củangười lao động Chính vì vậy, việc nghiên cứu vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ củaCông đoàn có ý nghĩa vô cùng thiết thực, làm cơ sở để người lao động bảo vệ tốt nhất lợiích hợp pháp của mình khi tham gia quan hệ lao động.

1 Vị trí của Công đoàn Việt Nam1.

Từ khi ra đời (1929), Công đoàn Việt Nam đã giữ một vị trí quan trọng trong phong tràođấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân Cùng với sự phát triển của xã hội, quátrình lao động cũng có nhiều thay đổi Công đoàn Việt Nam dần chiếm được vị trí quantrọng trong hệ thống chính trị và trong đời sống của người lao động

Điều 10 Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giacấp công nhân và người lao động, cùng với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chứcchăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân viên chức và những người lao độngkhác” Điều 1 Luật Công đoàn cũng có sự ghi nhận: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hộirộng lớn nhất của giai cấp công nhân và của người lao động, tự nguyện lập ra dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên hệ thống chính trị xã hội, là tổ trường họcchủ nghĩa xã hội của người lao động”.

Như vậy, Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị, là trung tâm tập hợp,đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động Công đoàn làchỗ dựa vững chắc của Đảng, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng.

Với tính chất là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân, của người lao động.Công đoàn kết nạp đồng đảo công nhân viên chức và người lao động Việt Nam không phânbiệt giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo Công đoàn không chỉ bảo vệlợi ích của người lao động mà còn đại diện cho họ tham gia quản lý kinh tế - xã hội.

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội có tính chất nghiệp đoàn, thể hiện ở thành phầntham gia và mục đích tồn tại của Công đoàn Các thành viên của Công đoàn mặc dù khôngphân biệt về thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo nhưng nhất thiết phải thuộc về lựclượng lao động xã hội đã hoặc đang tham gia một công việc nhất định; Công đoàn tồn tạichủ yếu nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động Do đó, Công đoàncó thể coi là một tổ chức nghề nghiệp rộng lớn nhất, thu hút tham gia đông đảo của mọi tầnglớp trong xã hội.

Tóm lại, sự thừa nhận của xã hội, của nhà nước trên các phương diện khác nhau đã khẳngđịnh vị trí của Công đoàn, đồng thời tạo điều kiện pháp lý – xã hội cho hoạt động Côngđoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

2 Vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam2.

Vai trò của Công đoàn thể hiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau:1 Vị trí của Công đoàn được hiểu là địa vị của Công đoàn với các tổ chức khác của hệ thống chính trị nói chung, tổ chứcchính trị xã hội nói riêng và mối quan hệ của công đoàn với các tổ chức đó.

2 Vai trò của Công đoàn là tác dụng của Công đoàn đối với các thành viên của nó, với các đối tác khác trong quan hệ(Nhà nước, NSDLĐ…) thông qua đó mà phát huy tác dụng đối với toàn xã hội Vai trò của Công đoàn do vị trí của Côngđoàn và hoạt động thực tiễn của Công đoàn quyết định.

1

Trang 2

Trong lĩnh vực chính trị Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và

nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị-xã hội XHCN Tăng cường mối liên hệ mật thiếtgiữa Đảng và nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từngbước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật để Nhà nước thựcsự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân

- Trong lĩnh vực kinh tế Công đoàn tham gia xây dựng hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế.

Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tếNhà nước giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợicho quốc kế dân sinh Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từng bước đưakinh tế tri thức vào Việt Nam, góp phần nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới Đặcbiệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc đẩy mạnhhoạt động của các thành phần kinh tế vẫn đảm bảo cho kinh tế quốc doanh giữ vị trí thenchốt, đóng vai trò chủ đạo.

- Trong lĩnh vực văn hóa –tư tưởng Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo

dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động,phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựutiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc Việt Nam.

Mác Trong lĩnh vực xã hội Công đoàn có vai trò trong tham gia xây dựng giai cấp công nhân

vững mạnh cả về số lượng và chất lượng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị,tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, thực sự là lực lượng nòng cốt củakhối liên minh công - nông-trí thức, làm nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sởvững chắc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cường sức mạnh của Nhà nước

3 Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

a Chức năng của Công đoàn Việt Nam.

Chức năng của Công đoàn được xác định bởi vị trí, vai trò của Công đoàn Điều 2 LuậtCông đoàn năm 1990 đã quy định cho Công đoàn Việt Nam ba chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng củacông nhân, viên chức lao động.

Đây được coi là chức năng cơ bản, trung tâm và hàng đầu3.Văn kiện đại hội Công đoàn VI

(10/1998) đã chỉ rõ: “Công đoàn sinh ra, tồn tại, phát triển là để bảo vệ lợi ích cơ bản, lâudài và lợi ích hàng ngày của người lao động” Bảo vệ quyền lợi của người lao động là tính

tất yếu của sự ra đời và hình thành tổ chức Công đoàn

Để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động, Công đoàn chủ động tham giacùng chính quyền tìm việc làm và tạo điều kiện làm việc cho công nhân, lao động; đại diệncho tập thể công nhân, lao động ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia thương lượng,giải quyết tranh chấp lao động; tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật

3 Xác định như vậy bởi lợi ích (trước hết là lợi ích kinh tế) là mục tiêu, là động lực cho mọi hành vi của con người Người lao động trước hết và chủ yếu cần được chăm lo đời sống, được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, rồi sau đó mới đến các lợi ích khác.

2

Trang 3

về đình công; quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi tập thể và sự nghiệp phúc lợi tập thể, bảohiểm xã hội, bảo hộ lao động; tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo của công nhân, viên chứcvà lao động; phát huy dân chủ, bình đẳng, công bằng xã hội; phát triển các hoạt động vănhoá, văn nghệ, thể thao, du lịch, tham quan nghỉ mát…4.

Thứ hai, Công đoàn tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội, tham gia kiểmtra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế.

Việc Công đoàn tham gia quản lý nhà nước là một tất yếu bởi lẽ Công đoàn là đại diện chogiai cấp công nhân, khi giai cấp công nhân giành chính quyền, người lao động trở thànhngười chủ, họ có quyền và trách nhiệm tham gia quản lý kinh tế, xã hội và quyền và tráchnhiệm này được thực hiện thông qua đại diện của họ, đó chính là Công đoàn Tuy nhiên,việc Công đoàn tham gia quản lý không đồng nghĩa với việc Công đoàn làm thay, can thiệpvào công việc của Nhà nước Công đoàn tham gia quản lý thực chất là để thực hiện quyềncủa Công đoàn, quyền của công nhân, viên chức, lao động, và để thực hiện đầy đủ cácquyền, lợi ích của người lao động.

Thứ ba, Công đoàn giáo dục, động viên công nhân, viên chức, lao động phát huy quyềnlàm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Công đoàn thực hiện chức năng giáo dục thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dụcthực tiễn trong lao động, sản xuất và tổ chức các phong trào thi đua… Công đoàn tác độngvào công nhân, viên chức, làm cho họ hiểu lợi ích của họ gắn với lợi ích của tập thể, lợi íchcủa xã hội Muốn có lợi ích và muốn lợi ích của mình được bảo vệ, trước hết phải thực hiệntốt nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ của người công dân đối với cơ quan, xí nghiệp và xã hội.Trên cơ sở đó xây dựng ý thức lao động mới, lao động có kỷ luật và có tác phong côngnghiệp, nâng cao tinh thần tự giác học tập văn hoá, hiện đại hoá đất nước.

Như vậy, các chức năng của Công đoàn là một chỉnh thể, một hệ thống đồng bộ trong đó,chức năng đại diện và bảo vệ lợi ích mang ý nghĩa trung tâm, là mục tiêu hoạt động củaCông đoàn Việt Nam; chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa phương tiện; chức nănggiáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần để đạt được mục tiêu.

b Nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam.

Nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam là toàn bộ những vấn đề mà Công đoàn cần phải giảiquyết để thực hiện mục tiêu của Công đoàn Thực hiện nhiệm vụ của Công đoàn là đảm bảocho việc thực hiện đúng chức năng đã được xác định của Công đoàn trong một giai đoạnnhất định Trong thời điểm hiện nay, nhằm đảm bảo cho các chức năng của Công đoàn được

thực hiện tốt, góp phần đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ

văn minh”, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX đã xác định nhịêm vụ của Công đoàn

trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đó là: “Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh,xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khốiđại đoàn kết toàn dân trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giaicấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua

4 Trong các biểu hiện của việc thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích người lao động thì vai trò của Công đoàn trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động vẫn là quan trọng và cơ bản hơn cả.

3

Trang 4

yêu nước sôi nổi, rộng khắp và có hiệu quả trong công nhân, viên chức, lao động; tham giaquản lý, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức– lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức công đoàn trong các thành phần kinhtế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ Công đoàn; đổi mới nội dung và phương thứchoạt động, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, nhà nướctrong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắnglợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa”5 Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích củacông nhân viên chức, lao động là nhiệm vụ quan trọng nhất Nhiệm vụ này xuất phát từ chứcnăng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Tóm lại, việc nghiên cứu vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Công đoàn là vấn đềcần thiết để chúng ta hiểu rõ hơn về tổ chức đại diện cho người lao động, làm cơ sở để bảovệ tốt nhất quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ lao động với tư cách là người lao động.

5 Trích: Văn kiện Đại hội Công đoàn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2003 – 2008_Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

4

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w