Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) là một hội chứng lâm sàng riêng biệt. Những nghiên cứu trước đây cho thấy chỉ 80% loại nhịp nhanh trên thất với QRS hẹp có thể được phân biệt bằng ECG 12 chuyển đạo. Nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất là hai dạng phổ biến của NNKPTT. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định những đặc điểm lâm sàng và khảo sát điện sinh lý của NNKPTT có vòng vại lại nút nhĩ thất và vòng vào lại nhĩ thất.
Trang 1ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÝ NHỊP NHANH KỊCH PHÁT
TRÊN THẤT QRS HẸP DO VÒNG VÀO LẠI NÚT NHĨ THẤT
HOẶC VÒNG VÀO LẠI NHĨ THẤT
Tôn Thất Minh *
TÓM TẮT
Mở đầu: Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) là một hội chứng lâm sàng riêng biệt Những nghiên cứu trước đây cho thấy chỉ 80% loại nhịp nhanh trên thất với QRS hẹp có thể được phân biệt bằng ECG 12 chuyển đạo Nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất và nhịp nhanh vào lại nhĩ thất là hai dạng phổ biến của NNKPTT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định những đặc điểm lâm sàng và khảo sát điện sinh lý của NNKPTT có vòng vại lại nút nhĩ thất và vòng vào lại nhĩ thất
Phương pháp nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ tháng 04/2012 – 03/2013 tại Bệnh viện Tim Tâm Đức chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 99 bệnh nhân có NNKPTT với phức bộ QRS hẹp gồm 62 bệnh nhân nhịp nhanh có vòng vào lại tại nút nhĩ thất (NNVVLNNT) và 37 bệnh nhân nhịp nhanh có vòng vào lại nhĩ thất (NNVVLNT) Tất cả bệnh nhân đều được thu thập các dữ liệu lâm sàng và khảo sát điện sinh lý
để chẩn đoán cơ chế cơn nhịp nhanh
Kết quả: Tuổi trung bình lúc nhập viện là 45,42 ± 12,95 (tuổi trung bình trong nhóm NNVVLNNT là 47,20 ± 13,07 và trong nhóm NNVVLNT là 42,43 ± 12,34 với p=0,07) Tuổi trung bình khởi phát triệu chứng cơn nhịp nhanh là37,08 ± 13,62 (39,29 ± 14,34 ở nhóm NNVVLNNT và 33,37 ± 11,59 ở nhóm NNVVLNT với p=0,03) Triệu chứng thường gặp trong cơn nhịp nhanh là hồi hộp, mệt, vã mồ hôi, choáng váng và đau ngực Phân tích ECG rất hữu ích trong việc phân biệt NNVVLNNT và NNVVLNT Bệnh tăng huyết áp và bệnh van tim chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm nghiên cứu Adenosine là thuốc thường được sử dụng nhiều nhất để cắt cơn nhịp nhanh Trong nghiên cứu của chúng tôi có 37 trường hợp phải kích thích nhĩ qua thực quản để chẩn đoán cơn NNKPTT
Kết luận: Nhóm bệnh nhân với NNVVLNT có tuổi trung bình khởi phát triệu chứng nhỏ hơn so với nhóm bệnh nhân có NNVVLNNT Việc phân tích ECG rất hữu ích trong việc phân biệt NNVVLNNT và NNVVLNT Chẩn đoán đúng cơn nhịp nhanh bằng ECG thường quy thì phổ biến hơn ở nhóm NNVVLNNT Kích thích nhĩ qua thực quản thì giúp ích để chẩn đoán cơn nhịp nhanh ở những bệnh nhân không có ECG cơn nhịp nhanh và giúp phân biệt cơ chế NNKPTT
Từ khóa: Nhịp nhanh kịch phát trên thất, khảo sát điện sinh lý, vòng vào lại nút nhĩ thất, vòng vào lại nhĩ thất
ABSTRACT
CLINICAL AND ELECTROPHYSIOLOGICAL CHARACTERISTICS OF PAROXYSMAL NARROW QRS SUPRAVENTRICULAR TACHYCARDIA HAVE
ATRIOVENTRICULAR NODAL REENTRANT OR ATRIOVENTRICULAR REENTRANT
Ton That Minh * Y Hoc TP Ho Chi Minh * Vol 20 - No 1 - 2016: 230 - 237
Background: Paroxysmal supraventricular tachycardia (PSVT) is a distinct clinical syndrome Previous studies have shown that only 80% of narrow QRS supraventricular tachycardia (SVT) types can
be differentiated by standard 12-lead electrocardiographic (ECG) criteria Atrioventricular (AV) nodal
Trang 2reentry and AV reentry is the common forms of PSVT This study was designed to determine the clinical and electrophysiological features of atrioventricular nodal reentry and AV reentry supraventricular tachycardia
Methods: From 04/2012 to 03/2013 at Tam Duc Cardiovascular Hospital, we studied 99 consecutive patients with paroxysmal narrow QRS supraventricular tachycardia have AV nodal reentrant or AV reentrant The clinical features were collected and the electrophysiological procedure were performed as a diagnostic method in 99 patients, include 62 patients with supraventricular tachycardia have AV nodal reentrant (AVNRT) and 37 patients with supraventricular tachycardia have AV reentrant (AVRT)
Results: In our study, the mean age of99 patients at hospitalization was 45.42 ± 12.95years (47.20 ± 13.07 in patients with AVNRT and 42.43 ± 12.34 in patients with AVRT, p=0.07) The mean age of symptom onset was 37.08 ± 13.62 (39.29 ± 14.34 in AVNRT group and 33.37 ± 11.59 in AVRT group, p=0.03) The most symptoms of the PSVT were palpitations, fatigue, sweating, dizziness and chest pain The analysis of ECG was helpful for differentiating between AVNRT and AVRT Had a high prevalence of hypertension and heart valve diseases in the study population but didn’t have the difference between two groups In drugs used to control the rate such as beta blocker, calcium blocker, digoxin, flecanide, adenosine was to be used most We used trans esophageal atrial stimulation to diagnose PSVT in 37 patients
Conclusions: Patients with AVRT have a lower mean age at arrhythmia symptom onset compared with those with AVNRT The analysis of ECG was helpful for differentiating between AVNRT and AVRT
A correct diagnosis by standard ECG is more frequent in AVNRT Trans esophageal atrial stimulation is useful for patients who did not have the ECG of tachycardia and help to differentiate the mechanisms of PSVT
Keywords: Paroxysmal supraventricular tachycardia, electrophysiology, atrioventricular (AV) nodal reentrant, AV reentrant
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhịp nhanh kịch phát trên thất thường
gặp là NNVVLNNT chiếm 2/3 trường hợp,
nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất NNVVLNT
dẫn truyền xuôi chiếm khoảng 1/3 trường hợp
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định
những đặc điểm lâm sàng và khảo sát điện
sinh lý của NNKPTT có vòng vào lại nút nhĩ
thất và vòng vào lại nhĩ thất giúp các bác sĩ
lâm sàng chẩn đoán phân biệt sớm 2 loại rối
loạn nhịp trên lâm sàng
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhân NNKPTT có phức bộ QRS hẹp
(<120ms) đã được khảo sát điện sinh lý (ĐSL)
và điều trị cắt đốt tại Bệnh viện Tim Tâm Đức,
TP Hồ Chí Minh trong thời gian nghiên cứu (dự kiến từ 04/2012 đến tháng 03/2013)
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Gồm các bệnh nhân được điều trị tại Khoa nội tim mạch, Bệnh viện Tâm Đức với chẩn đoán NNKPTT Dựa trên các tiêu chuẩn:
Có triệu chứng lâm sàng của cơn nhịp nhanh (CNN)
Có điện tâm đồ bề mặt trong và ngoài CNN với phức bộ QRS hẹp (QRS < 120ms)
NNVVLNT qua khảo sát ĐSL trong buồng tim
và được điều trị cắt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio qua catheter
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không đồng ý khảo sát điện sinh lý và điều trị cắt đốt bằng năng lượng sóng tần số radio qua catheter
Trang 3Cơn nhịp nhanh ngoài hai nhóm trên,
đang có bệnh lý nhiễm trùng cấp, rối loạn
đông máu
Những bất thường về mặt giải phẫu của
mạch máu trên đường đi của catheter mà
không thể đặt catheter vào buồng tim
Phụ nữ có thai, bệnh lý toàn thân nặng
Cỡ mẫu
Đây là phương pháp nghiên cứu cắt ngang
ước tính tỷ lệ Cho nên cở mẫu được tính theo
công thức sau:
Tính được cỡ mẫu là n = 96
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả, tiến cứu
Thu thập số liệu
Đặc điểm dân số
Họ và tên, tuổi, giới, địa chỉ, số bệnh án,
điện thoại, lý do nhập viện
Đặc điểm lâm sàng
Tuổi của bệnh nhân khi khởi phát bệnh,
thời gian mắc bệnh, tần số cơn nhịp nhanh
trong 12 tháng cuối của bệnh, thời gian tối đa
của cơn nhịp nhanh, yếu tố khởi phát, triệu
chứng cơ năng trong cơn nhịp nhanh: hồi hộp,
mệt, khó thở, đau ngực, choáng váng, ngất,
toát mồ hôi, tiểu nhiều, tụt huyết áp…,
Bệnh lý tim mạch và các bệnh có liên quan
đến loạn nhịp (thiếu máu, basedow…)
Đặc điểm cận lâm sàng
XN máu: khối lượng hồng cầu, Hct, Hgb,
K+, Na+, FT4, TSH, bộ nhiễm (HIV, anti HbC,
HbsAg, VDRL)
Phân tích điện tâm đồ 12 chuyển đạo ngoại
vi và siêu âm tim
Thu thập các số liệu của quá trình khảo sát điện
sinh lý
Tất cả bệnh nhân đều được hội chẩn trước
khi tiến hành thủ thuật để xem xét lại chẩn đoán, chỉ định, lưu ý những nguy cơ có thể gặp khi tiến hành thủ thuật Thu thập một số thông tin sau khảo sát ĐSL để chẩn đoán cơ chế NNKPTT:
+ Do vòng vào lại tại nút nhĩ thất
+ Do vòng vào lại nhĩ thất Vị trí đường phụ gồm
Bên phải: thành bên, sau vách, trước vách Bên trái: trước bên, thành bên, sau bên, trước vách,
XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu được mã hóa và phân tích bằng phần mềm Stata 12
- Các biến số định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Các biến
số định tính được mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm
- Phân tích đơn biến để tìm mối liên quan giữa các biến số và 2 loại rối loạn nhịp (RLN) nói trên:
+ Dùng phép kiểm chi bình phương (χ2) để
so sánh thăm dò tỉ lệ giữa các nhóm của biến
số định tính, nếu có > 25% số ô trong bảng có tần số kỳ vọng nhỏ hơn 5 thì biến số đó được điều chỉnh bằng cách dùng phép kiểm chính xác Fisher (exact Fisher test)
+ Dùng phép kiểm t để so sánh thăm dò số trung bình giữa các số nhóm có biến số định lượng (phân tích Anova một yếu tố) Trước
đó, phương sai của các nhóm đã được kiểm định là không có sự khác biệt
Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống
kê khi p < 0,05
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc Điểm Chung Của Nhóm Nghiên Cứu
Đặc điểm về giới tính
Tỷ lệ nữ (64,65%) cao hơn nam (35,35%) trong nhóm nghiên cứu Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ giới tính giữa hai
nhóm RLN (p=0,033)
Trang 4Bảng 1: so sánh sự khác nhau về tỷ lệ giới tính
giữa hai nhóm RLN
0,03
3
Tuổi của BN tại thời điểm nhập viện
Bảng 2: tuổi trung bình của BN tại thời điểm nhập
viện giữa 2 nhóm RLN
Tuổi trung bình
lúcnhập viện:
45,42 ± 12,95
47,20 ± 13,07
42,43 ± 12,34
0,0757
Nhận xét: Tuổi trung bình chung của
nhóm nghiên cứu là 45,42 ± 12,95 tuổi và sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tuổi
trung bình của bệnh nhân lúc nhập viện ở hai
nhóm RLN (p=0,0757)
Đặc Điểm Lâm Sàng Và Cận Lâm Sàng
Tuổi của bệnh nhân khi khởi phát bệnh
Bảng 3: tuổi của bệnh nhân khi khởi phát bệnh
Tuổi trung bình
khi khởi phát
bệnh:
37,08 ± 13,62
39,29 ± 14,34
33,37 ± 11,59
0,0361
Nhận xét: tuổi khởi phát bệnh trung bình
chung cho nhóm nghiên cứu là 37,08 ± 13,62
Trong nhóm NNVVLNT tuổi khởi phát bệnh
(33,37 ± 11,59 tuổi) sớm hơn nhóm
NNVVLNNT (39,29 ± 14,34 tuổi) và sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0361)
Thời gian mắc bệnh
Bảng 4: thời gian mắc bệnh trung bình của bệnh nhân
Trung bình
(năm)
Độ lệch chuẩn
Ngắn nhất
Dài nhất
TG mắc
bệnh
8,131313 7,011138 1 33
Nhận xét: thời gian mắc bệnh trung bình
của bệnh nhân là 8,13 ± 7,01
Bảng 5: so sánh thời gian mắc bệnh trung bình
giữa hai nhóm RLN
TG mắc bệnh
trung bình
8,13 ± 7,01
8,29 ± 6,82 7,86 ±
7,40
0,7719
Nhận xét: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về thời gian mắc bệnh trung bình
giữa hai nhóm RLN (p=0,771)
Thời gian của CNN
Bảng 6: thời gian (TG) trung bình của CNN
Trung bình (phút)
Độ lệch chuẩn
Ngắn nhất
Dài nhất
TG cơn
NN
100,2424 121,6934 5 480 Nhận xét: thời gian trung bình của CNN là 100,24 ± 121,69
Bảng 7: so sánh thời gian trung bình CNN giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
TG trung bình CNN 8,58 ± 6,42 phút
99,43 ± 123,381 phút
101,59 ± 120,48 Phút
0,93
2
Nhận xét: sự khác nhau về thời gian trung bình CNN giữa hai nhóm RLN không có ý
nghĩa thống kê (p=0,9325)
Triệu chứng trong CNN
Bảng 8: so sánh triệu chứng trong CNN giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
Hồi hộp 99 (100%) Ngất 6 (6,06%) Chóng mặt 40 (40,40%) Đau ngực 46 (46,46%)
Vả mồ hôi 43 (43,43%) Mệt 63 (63,64%) Khó thở 23 (23,23%) Nhức đầu 24 (24,24%)
Hạ huyết áp 8 (8,08%)
62 (100%)
5 (8,26%)
22 (35,48%)
30 (48,39%)
27 (43,55%)
40 (64,52%)
12 (19,35%)
14 (22,58%)
7 (11,29%)
37 (100%)
1 (2,70%)
18 (48,65%)
16 (43,24%)
16 (43,24%)
23 (62,16%)
11 (29,73%)
10 (27,03%)
1 (2,70%)
0,279 0,197 0,620 0,976 0,814 0,237 0,617 0,129
Nhận xét: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về các triệu chứng trong CNN giữa hai nhóm RLN
Bệnh tim mạch kèm theo
Bảng 9: bệnh lý tim mạch kèm theo
Tần suất Phần trăm (%) Bệnh van tim
Bệnh cơ tim dãn nở Bệnh mạch vành Bệnh tăng huyết áp Phẫu thuật thay van tim
14
2
3
27
1
14,14 2,02 3,03 27,27 1,01
Trang 5Nhận xét: tăng huyết áp và bệnh van tim
chiếm tỷ lệ cao
Bảng 10: so sánh bệnh tim mạch kèm theo giữa hai
nhóm RLN
Bệnh tim mạch
kèm theo
23 (37,10%) 11
(29,73%)
0,455 Nhận xét: sự khác biệt về tỷ lệ bệnh tim
mạch giữa hai nhóm RLN không có ý nghĩa
thống kê (p=0,455)
Điều trị trước cắt đốt bằng sóng có tần số
radio qua catheter
Điều trị cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Bảng 11: các thuốc sử dụng cắt cơn NNKPTT
Tần suất Phần trăm (%)
Nhận xét: adenosin được sử dụng cắt cơn
nhịp nhanh chiếm tỷ lệ cao (84,85%)
Bảng 12: sử dụng sốc điện cắt CNN
Tần suất Phần trăm (%)
Nhận xét: có 6 trường hợp cần sử dụng sốc
điện để cắt cơn nhịp nhanh (các trường hợp
này đều được sử dụng ở tuyến trước)
Bảng 13: sử dụng kích nhĩ vượt tần số cắt CNN
Tần suất Phần trăm (%) Kích nhĩ vượt tần số
cắt CNN
Nhận xét: có 01 trường hợp sử dụng kích
nhĩ qua thực quản để cắt cơn nhịp nhanh
Điều trị ngừa cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Bảng 14: số BN có sử dụng thuốc điều trị ngừa CNN
Tần suất Phần trăm (%)
Có
Không
74
25
74,75 25,25 Nhận xét: tỷ lệ BN phải sử dụng thuốc
điều trị ngừa CNN chiếm tỷ lệ cao
Bảng 15: các thuốc sử dụng điều trị ngừa CNN
Tần suất Phần trăm (%)
Tần suất Phần trăm (%)
Ức chế thụ thể beta 61 61,62
Nhận xét: thuốc ức chế thụ thể beta được
sử dụng điều trị ngừa CNN chiếm tỷ lệ cao
Điện tâm đồ
Sóng delta trên ECG ngoài cơn nhịp nhanh
Có 17 trường hợp ghi nhận được sóng delta trên ECG ngoài cơn nhịp nhanh và được
so sánh giữa hai nhóm rối loạn nhịp
Bảng 16: so sánh sóng delta trên ECG ngoài CNN giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
Sóng delta trên ECG ngoài cơn: 17 (17.17%)
1 (1,61%) 16
(43,24%)
0,000 Nhận xét: có sự khác biệt trong sự hiện diện sóng delta trên ECG ngoài cơn nhịp
nhanh ở hai nhóm RLN (p=0,000) Trong đó,
NNVVLNT chiếm tỷ lệ 43,24% cao hơn so với 1,61% ở nhóm NNVVLNNT
Hình thức ghi nhận ECG bề mặt của cơn nhịp nhanh
Bảng 17: các hình thức ghi nhận ECG bề mặt của CNN
Tần suất Phần trăm (%)
Tự nhiên Qua kích nhĩ
62
37
62,62 37,37 Nhận xét: 37,37% BN cần sử dụng phương pháp kích nhĩ để ghi nhận ECG của cơn nhịp nhanh
Tần số tim trong cơn nhịp nhanh
Bảng 18: tần số tim trung bình trong CNN
NNVVLNNT NNVVLNT P
TS tim trung bình 180,12 ± 25,06
178,88 ± 24,43
182,18 ± 26,29
0,528
Nhận xét: không có sự khác biệt giữa tần
số tim trung bình trên ECG trong cơn nhịp
nhanh ở hai nhóm nhịp nhanh (p=0,528) Một số đặc điểm trên ECG bề mặt trong CNN
Sóng P’
Bảng 19: sóng P’ giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
Phát hiện được sóng P’: Có Không
14 (22,58%)
48 (77,42%)
25 (67,57%)
12 (32,43%)
0,000
Trang 6Nhân xét: Tỷ lệ không phát hiện sóng P’ ở
nhóm NNVVLNNT (77,42%) cao hơn nhóm
NNVVLNT (32,43%) có ý nghĩa thống kê (p=0,000)
Khoảng cách RP’trên ECG trong CNN
Bảng 20: khoảng cách RP’ giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
Khoảng cách RP’
RP’ < 0,70ms
RP’ > 0,70ms
11 (78,57%)
3 (21,43%)
3 (12%)
22 (88%)
0,000
Nhận xét: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
p=0,000 về khoảng cách RP’ giữa hai nhóm
RLN Trong đó, khoảng cách RP’ < 0,70ms
nhóm NNVVLNNT chiếm tỷ lệ 78,57% cao
hơn nhóm NNVVLNT tỷ lệ 12% và ngược lại
Sóng r’ ở V1
Bảng 21: sóng r’ ở V1 giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
Sóng r’ ở V1
Có
Không
36 (58,06%)
26 (41,94%)
2 (5,41%)
35 (94,59%)
0,000
Nhận xét: Tỷ lệ ghi nhận sóng r’ ở V1 ở
nhóm NNVVLNNT (58,06%) cao hơn nhóm
NNVVLNT (5,41%) có ý nghĩa thống kê
(p=0,000)
Sóng s’
Bảng 22: sóng s’ ở chuyển đạo DII, DIII và aVF
giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
Sóng s’ giả ở DII, DIII
và aVF: Có
Không
33 (53,23%)
29 (46,77%)
1 (2,70%)
36 (97,30%)
0,000
Nhận xét: Tỷ lệ ghi nhận sóng s’ giả ở DII,
DIII và aVF trong nhóm NNVVLNNT
(53,23%) cao hơn nhóm NNVVLNT (2,70%) có
ý nghĩa thống kê (p=0,000)
Vết khấc ở chuyển đạo aVL
Bảng 23: vết khấc ở aVL giữa hai nhóm RLN
Có
Không
3 (4,84%)
59 (95,16%)
1 (2,70%)
36 (97,30%)
0,520
Nhận xét: dấu hiệu vết khấc trên chuyển
đạo aVL khác biệt không có ý nghĩa thống kê
giữa hai nhóm RLN
Bảng 24: luân phiên biên độ QRS giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
Luân phiên biên độ QRS: Có Không
1 (1,61%)
61 (98,39%)
5 (13,51%)
32 (86,49%)
0,026
Nhận xét: Dấu hiệu luân phiên biên độ QRS ở nhóm NNVVLNT (13,51%) cao hơn nhóm NNVVLNNT (1,61%) có ý nghĩa thống
kê (p=0,026)
Thay đổi ST – T
Bảng 25: Thay đổi ST – T giữa hai nhóm RLN
NNVVLNNT NNVVLNT P
ST chênh xuống ở các chuyển đạo trước tim
ST chênh xuống ở chuyển đạo DI, DII, DIII, aVF
ST chênh lên ở aVR
T đảo
14 (22,58%)
8 (12,90%)
18 (29,03%)
2 (3,23%)
10 (27,03%)
6 (16,22%)
8 (21,62%)
3 (8,11%)
0,617
0,647
0,481 0,359 Nhận xét: không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của các dấu hiệu trên giữa hai nhóm
RLN (p>0,05)
Siêu âm tim
Bảng 26: phân độ chức năng tâm thu thất trái
Tần suất Phần trăm (%) Giảm nhẹ (40 - 54%)
Bình thường (≥ 55%)
02
97
2,02 97,98 Nhận xét: có 2 trường hợp EF giảm nhẹ Khảo Sát Điện Sinh Lý Trong Buồng Tim
Cơ chế rối loạn nhịp
Bảng 27: Cơ chế RLN
Tần suất Phần trăm (%) NNVVLNNT
Đơn thuần Phối hợp NNVVLNT Phối hợp NNN NNVVLNT
62
60
1
1
37
62,63 60,61 1,01 1,01 37,37
NNVVLNNT có 1 bệnh nhân có phối hợp nhịp nhanh nhĩ, 01 bệnh nhân phối hợp NNVVLNT
Trang 7Đặc điểm đường dẫn truyền phụ
Số lượng đường dẫn truyền phụ trong nhóm
NNVVLNT
Có 37 bệnh nhân NNVVLNT và một bệnh
nhân NNVVLNNT phối hợp NNVVLNT
Bảng 28: Tỷ lệ bệnh nhân có hai đường dẫn truyền
phụ
Tần suất Phần trăm (%) Một đường dẫn truyền phụ
Hai đường dẫn truyền phụ
35
3
92,11%
7,89%
Nhận xét: có ba bệnh nhân có 2 đường dẫn
truyền phụ chiếm 7,89%
Phân bố đường dẫn truyền phụ
Bảng 29: phân bố đường dẫn truyền phụ
Tần suất Phần trăm (%) Đường phụ bên phải
Thành bên phải
Sau vách phải
Đường phụ bên trái
Trước bên trái
Sau bên trái
Thành bên trái
Sau vách trái
1
5
1
3
26
5
2,44%
12,20 % 2,44 % 7,32 % 63,40 % 12,20 % Nhận xét: đường dẫn truyền phụ ở thành
bên trái chiếm tỷ lệ cao (63,40%) trong tổng số
41 đường dẫn truyền phụ
BÀN LUẬN
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi có
thời gian mắc bệnh của bệnh nhân ngắn hơn
so với N Bottoni và cộng sự thì thời gian đó là
17 ± 13 trong nhóm NNVLNNT và 22 ± 16
trong nhóm NNVVLNT(6) Thời gian trung
bình CNN trong nghiên cứu của chúng tôi
ngắn hơn so với nghiên cứu của tác giả N
Bottoni (NNVVLNT là 237 ± 515 phút và
NNVVLNNT là 238 ± 304 phút)(6) Điều này có
thể do bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng
tôi dùng thuốc ngừa cơn trong có tỷ lệ cao
(74,75%) và các thuốc ngừa cơn nhịp nhanh
hiện nay đa số có tác dụng kéo dài nên hạn
chế khả năng duy trì vòng vào lại trong cơn
nhịp nhanh
Kết quả khảo sát chúng tôi thấy 100% bệnh
nhân đã được điều trị cắt CNN bằng thuốc, 6
trường hợp cắt cơn bằng sốc điện đồng bộ chuyển nhịp và 1 trường hợp cắt CNN bằng kích thích nhĩ qua thực qhực quản.Trong cắt cơn bằng thuốc, chúng tôi nhận thấy adenosine được sử dụng nhiều nhất, gồm 84 bệnh nhân chiếm 84,85% Kết quả phân tích chúng tôi thấy có 74 bệnh nhân đã được sử dụng thuốc để ngừa cơn, chiếm tỷ lệ 74,75% Trên ECG bề mặt ngoài CNN, chúng tôi ghi nhận 17 mẫu ECG có sóng delta chiếm tỷ
lệ 17,17%
Tỷ lệ sóng delta gặp trong NNVVLNT là 43,24% và NNVVLNNT là 1,61%, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p=0,000 Đặc điểm
này trên ECG bề mặt ngoài cơn giúp chúng ta nghĩ nhiều RLN là NNVVLNT
Sóng P’: trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 39 trường hợp thấy được sóng P’ trên ECG trong CNN Tỷ lệ ghi nhận sóng P’ trong nhóm NNVVLNNT (22,58%) thấp hơn trong nhóm NNVVLNT (67,57%) Tương ứng trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lương Kỷ(5) tỷ
lệ ghi nhận sóng P’ trong NNVLNNT là 11,6%, NNVLNT là 76.4%, tác giả Erdinler I (2) tỷ lệ tương ứng là 14%, 70% và tác giả Esteban G.(3)
là 25%, 72%.Qua phân tích mối tương quan sóng P’ giữa hai nhóm RLN trong nghiên cứu, tương tự với các tác giả trên chúng tôi cũng nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,000) cho phép xem đây là đặc điểm giúp
phân biệt hai RLN trong nghiên cứu Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Việt nam(4) và Hội tim mạch Hoa kỳ(1) về chẩn đoán nhịp nhanh QRS hẹp thì khi không phát hiện sóng P’ trên ECG chúng ta nghĩ nhiều đến NNVVLNNT
Thời gian RP’: Qua so sánh khoảng cách RP’ trong 39 trường hợp có sóng P’ trên ECG trong CNN ở hai nhóm RLN với chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,000) RP’ < 70ms gặp nhiều ở nhóm
NNVVLNNT (78,57%) và RP’ > 70ms gặp nhiều ở nhóm NNVVLNT (88%) Kết quả
Trang 8nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ tương tự với
nghiên cứu của N Bottoni(6) RP’ < 70ms trong
nhóm NNVVLNT là 50% và RP’ trong
NNVVLNT là 79%
Sóng r’ ở chuyển đạo V1: trong nghiên cứu
chúng tôi ghi nhận dấu hiệu r’ ở chuyển đạo
V1 chiếm tỷ lệ 58.06% ở NNVVLNNT và
5,41% ở NNVVLNT Kết quả trong nghiên cứu
của Erdinler I.(2) có tỷ lệ tương ứng là 55%,
7,5% và tác giả Esteban G.(3) là 45%, 5%.Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê.Vì vậy, dấu
hiệu r’ giả ở V1 trên ECG trong CNN có giá trị
phân biệt cơ chế nhịp nhanh và khi có sóng r’
giả ở V1 gợi ý mạnh cho NNVVLNNT
Sóng s’ ở chuyển đạo DII, DIII, aVF:
Dấu hiệu này gặp trong nghiên cứu của
chúng tôi là 53,23% trong NNVLNNT và
2,70% trong NNVVLNT, sựkhác biệt có ý
nghĩa thống kê (p=0,000) Vì vậy, dấu hiệu này
trên ECG cơn nhịp nhanh giúp chẩn đoán
phân biệt cơ chế RLN và gợi ý nhiều đến
NNVLNNT Tương ứng trong nghiên cứu của
Erdinler I và cộng sự(2) gặp 20% trong
NNVVLNNT và không gặp trong NNVVLNT,
Esteban G và cộng sự(3) gặp 12% trong
NNVVLNT và 1,3% trong NNVVLNT Nhìn
chung các nghiên cứu đều nhận thấy dấu hiệu
này chiếm tỷ lệ cao trong NNVVLNNT
Luân phiên biên độ QRS: chúng tôi ghi
nhận dấu hiệu này trong nhóm NNVVLNT
chiếm 13,51% và trong nhóm NNVVLNNT là
1.61%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,026) Trong nghiên cứu của tác giả
Erdinler I và cộng sự(2) dấu hiệu này gặp
trong NNVVLNT là 20% và NNVVLNNT là
10%, còn trong nghiên cứu của Esteban G.(3) tỷ
lệ tương ứng là 10% và 20% Vì vậy dấu hiệu
này có thể giúp chẩn đoán phân biệt cơ chế
RLN Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng dấu
hiệu này còn liên quan đến tần số tim trong
cơn nhịp nhanh(7) Do đó, nên sử dụng phối
hợp dấu hiệu này với các dấu hiệu khác để phân biệt hai nhóm RLN trên
KẾT LUẬN
Bệnh nhân NNVVLNNT chiếm tỷ lệ cao hơn NNVVLNT Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm tỷ
lệ cao, trong nhóm NNVVLNNT nữ chiếm tỷ
lệ cao hơn nhóm NNVVLNT và ngược lại Phân tích ECG trong và ngoài cơn nhịp nhanh có ích để chẩn đoán phân biệt hai nhóm NNVVLNNT và NNVVLNT
Đối với những bệnh nhân nhập viện không có bằng chứng ECG trong CNN thì kích thích nhĩ qua thực quản cung cấp chứng cứ hữu ích để chẩn đoán bệnh nhân NNKPTT Ngoài ra kích thích nhĩ qua thực quản cũng giúp chẩn đoán cơ chế rối loạn nhịp nhanh giữa hai nhóm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 American College of Cadiology, American Heart Association, European Society of Cardiology (2003)
“Guidelines for the Management of Patients With Supraventricular Arrhymias”
2 Erdinler I., Okmen E., Oguz E., Akyol A., et al (2002):
“Differentiation of narrow QRS complex tachycardia types using the 12 lead electrocardiogram” Ann Noninvasive
Electrocardiol, 7(2), pp.120-126
3 Esteban G., Jesus A., et al (2008): “Independent predictive
accuracy of classical electrocardiographic criteria in the diagnosis of paroxysmal atrioventricular reciprocating tachycardias in the patients without pre-excitation” Europace
10(5), pp 624-628
4 Hội tim mạch học Việt nam (2010): “Khuyến cáo về chẩn
đoán và điều trị nhịp nhanh trên thất” Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa NXB Y học; tr 215-224
5 Nguyễn Lương Kỷ (2009) “Giá trị điện tâm đồ bề mặt trong
dự đoán cơ chế nhịp nhanh kịch phát trên thất QRS hẹp”Luận văn thạc sĩ Đại học y dược TP Hồ Chí Minh
6 N Bottoni et al (2003): “Clinical and electrophysiological
characteristics in patients with atrioventricular reentrant and atrioventricular nodal reentrant tachycardia” Europace; 5:
225–229
Electrocardiogram in Supraventricular Tachycardia”
Elservier saunder Cardiol Clin 24; 427–437
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015