Can thiệp mạch vành qua đường động mạch quay ngày càng phổ biến, tuy nhiên biến chứng tại chỗ của động mạch quay sau can thiệp còn ít được quan tâm. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ biến chứng mạch máu tại chỗ và các yếu tố liên quan đến biến chứng tại chỗ của bệnh nhân sau can thiệp mạch vành qua đường động mạch quay được băng ép 6 giờ so với 24 giờ.
Trang 1KHẢO SÁT BIẾN CHỨNG MẠCH MÁU TẠI CHỖ CỦA BỆNH NHÂN SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA ĐƯỜNG ĐỘNG MẠCH QUAY
ĐƯỢC BĂNG ÉP 6 GIỜ SO VỚI 24 GIỜ
Phan Thanh Toàn*, Trương Quang Bình*, Nguyễn Thượng Nghĩa**
TÓM TẮT
Mở đầu: Can thiệp mạch vành qua đường động mạch quay ngày càng phổ biến, tuy nhiên biến chứng tại
chỗ của động mạch quay sau can thiệp còn ít được quan tâm
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ biến chứng mạch máu tại chỗ và các yếu tố liên quan đến biến chứng tại chỗ của
bệnh nhân sau can thiệp mạch vành qua đường động mạch quay được băng ép 6 giờ so với 24 giờ
Phương pháp: Chụp và can thiệp mạch vành qua đường động mạch quay trên 240 bệnh nhân, băng ép sau
can thiệp được thực hiện 6 giờ trên 120 bệnh nhân và băng ép 24 giờ cho nhóm bệnh nhân còn lại
Kết quả: Trong nhóm băng ép 6 giờ có 9 trường hợp chảy máu (7,5%), tắc mạch gặp 1 trường hợp (0,8%),
tụ máu gặp 29 trường hợp (24,2%) Đối với nhóm băng ép 24 giờ không có trường hợp chảy máu (0%), tắc mạch gặp 7 bệnh nhân (5,8%), tụ máu gặp 36 bệnh nhân (30%) Biến chứng chảy máu 2 nhóm khác nhau có ý nghĩa (p<0,05) Biến chứng tắc mạch quay (Radial Artery Occlusion) (RAO) liên quan thời gian băng ép kéo dài, ngoài
ra còn liên quan với BMI thấp, tuổi cao, liều heparin thấp dùng lúc thủ thuật (p<0,05) Biến chứng tụ máu có liên quan đến yếu tố hút thuốc lá (p<0,05)
Kết luận: RAO thường gặp ở nhóm băng ép 24 giờ, BMI thấp, tuổi cao và có liều heparin trung bình trong
thủ thuật thấp hơn Biến chứng chảy máu gặp nhiều hơn ở nhóm băng ép 6 giờ
Từ khóa: biến chứng mạch máu tại chỗ, tắc mạch quay, tụ máu, chảy máu
ABSTRACT
LOCAL VASCULAR COMPLICATIONS ASSOCIATED WITH RADIAL ARTERY ACCESS IN PERCUTANEOUS CORONARY INTERVENTION: COMPARISON BETWEEN POST- PROCEDURE 6
HOURS VERSUS 24 HOURS OF MANUAL COMPRESSION
Phan Thanh Toan, Truong Quang Binh, Nguyen Thuong Nghia
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol 23 - No 2- 2019: 196 - 201
Introduction: Radial artery access in PCI is common However, local vascular complications of radial artery
after PCI are less care
Objective: Determine local vascular complications and their related factors associated with radial artery
access in PCI and compare between 6 hours versus 12 hours of manual compression after percutaneous coronary intervention (PCI)
Methods: PCI was performed in 240 patients by transradial approach Post - procedure manual compression
was done in 6 hours of duration for 120 patients and 24 hours of duration for the rest of the group
Results: In 6 - hour radial compression group, there were 9 cases with bleeding at the access site (7.5%), 1
case with radial artery occlusion (RAO) (0.8%) and 29 cases with hematoma (24.2%) In 24 - hour radial
*Trung Tâm Tim Mạch Bệnh Viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
**Khoa Tim Mạch Can Thiệp Bệnh Viện Chợ Rẫy
Trang 2compression group, there were no bleeding complications (0%), 7 cases with RAO (5.8%) and 36 cases with hematoma (30%) Bleeding complications in two groups was significant (p <0.05) RAO was associated with prolonged compression, low BMI, old age and low dose heparin in procedure (p <0.05) Hematoma was related to smoking (p <0.05)
Conclusions: RAO was more common in 24 - hour radial compression population, low BMI, old age, and low dose heparin Bleeding complications were more common in 6 - hour compression group
Key words: local vascular complications, Radial Artery Occlusion (RAO), hematoma, bleeding
ĐẶT VẤN ĐỀ
Can thiệp mạch vành qua đường động mạch
quay có liên quan đến giảm tỉ lệ và mức độ
nghiêm trọng của chảy máu, tụ máu, biến chứng
mạch máu tại chỗ, cải thiện sự thoải mái của
bệnh nhân và giảm chi phí nằm viện Tuy nhiên,
đường tiếp cận này cũng có nhiều biến chứng tại
chỗ: chảy máu, tụ máu, phình mạch, giả
phình… Đặc biệt là biến chứng tắc mạch quay
(Radial Artery Occlusion – RAO) sẽ ảnh hưởng
đến việc sử dụng động mạch này trong tương
lai Tỉ lệ RAO thay đổi rộng từ 0,8 - 38% phụ
thuộc vào nhiều yếu tố (17) Trong đó thời gian
băng ép là yếu tố tiên lượng mạnh của RAO và
liên quan đến biến chứng chảy máu Hầu hết các
nghiên cứu nước ngoài thực hiện băng ép 4 - 6
giờ là thường quy, khoảng thời gian này không
tăng tỉ lệ chảy máu mà lại hạn chế được biến
chứng RAO(13) Ở Việt Nam nhiều trung tâm tim
mạch can thiệp còn băng ép thường quy 24 giờ
Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để
tìm thời gian băng ép tối ưu cho bệnh nhân
nhằm hạn chế biến chứng tại chỗ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ở khoa Tim Mạch Can Thiệp
bệnh viện Chợ Rẫy được can thiệp động mạch
(ĐM) vành qua đường động mạch quay từ
tháng 4/2017đến tháng 4/2018
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tuổi lớn hơn 18, can thiệp ĐM vành qua
đường ĐM quay
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả có phân tích và theo dõi
Quy trình băng ép bệnh nhân
Sau khi thực hiện can thiệp mạch vành Rút sheath ngay sau khi kết thúc thủ thuật, dựa trên băng ép có trọng điểm với lực ép trực tiếp động mạch quay bởi miếng gạc gấp lại khoảng 2x2cm, lực vừa đủ không thấy máu chảy ra ở vị trí đâm kim của động mạch quay, trong khi đó dòng máu động mạch trụ được lưu thông, miếng gạc được bao phủ và giữ lực
ép trọng điểm tại vị trí chọc kim bởi ba miếng băng đàn hồi bên ngoài, dài khoảng 5cm, một miếng thì đi từ bên ngoài vào giữa, 2 miếng còn lại thì hầu như vuông góc nhau tại vị trí tấm gạc gấp Siêu âm Doppler: 24 - 48 giờ sau
khi tháo băng và 30 ngày sau xuất viện
Các biến chứng
Chảy máu: được xác định khi cần phải thực hiện thủ thuật khác để cầm máu được chia làm 3 nhóm: chảy máu lượng lớn: khi đòi hỏi phải truyền máu, chảy máu lượng nhỏ: không đòi hỏi truyền máu Tụ máu vùng chi trên:độ I tụ máu
<5 cm, độ II tụ máu <10 cm, độ III tụ máu > 10
cm và xa đầu khuỷu tay, độ IV tụ máu gần khuỷu tay, độ V liên quan hội chứng chèn ép khoang RAO: được xác định dựa vào siêu âm Doppler vào giờ 24 - 48 giờ sau thủ thuật và 30 ngày sau xuất viện
Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm thống kê và SPSS 18.0 Các giá trị được đánh giá với mức ý nghĩa khi p < 0,05
KẾT QUẢ
Cả 2 nhóm được băng ép 6 giờ và 24 giờ tương tự nhau về các đặc điểm: giới, BMI, tuổi, tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, chẩn đoán can thiệp, kháng đông được sử
Trang 3dụng, ĐMQ có can thiệp, liều heparin dùng,
rối loạn lipid máu, mức creatinine, chức năng
tâm thu thất trái (EF) (Bảng 1)
Bảng 1 Đặc điểm chung của bệnh nhân
Biến 6 giờ (N=120) 24 giờ (N=120) P
Nam 92 (76,7%) 101 (84,2%) 0,1
BMI 22,2±2,7 21,868±2,9 0,3
Tuổi 61,9 ± 11.7 63,916 ± 10,413 0,1
THA 78 (65%) 81 (67,5%) 0,1
HTL 82 (68,3%) 85 (70,8%) 0,6
ĐTĐ 20 (16,7%) 27 (22,5%) 0,2
HCVC 97 (80,8%) 95 (79,2%) 0,7
Kháng đông 92 (76,7%) 82 (68,3%) 0,1
ĐMQ đã CT 13 (10,8%) 23 (19,2%) 0,7
Heparin 4138,3±785,6 4097,5±801,9 0,6
RLLP 93 (77,5%) 88 (73,3%) 0,4
Creatinine
(mg/dl) 1,113±0,2 1,112±0,2 0,9
EF (%) 51,25±13,5 51,07±12,9 0,9
BMI: Body Mass Index/ chỉ số khối cơ thể;
THA: Tăng huyết áp; HTL: Hút thuốc lá;
ĐTĐ: Đái tháo đường; HCVC-Hội chứng vành cấp; ĐMQ
đã CT: Động mạch quay đã can thiệp,
RLLP: Rối loạn lipid máu,
EF: Ejection Fraction/phân suất tống máu thất trái
Bảng 2 Các yếu tố liên quan chảy máu
Biến Không
(N=231) Có (N=9) P
Nữ 187 (81%) 6 (66,7%) 1
BMI 22,01±2,8 22,5±3,9 0,5
Tuổi 63,03±11,2 61,6±9,2 0,7
THA 162 (70,1%) 8 (88,9%) 0,1
HTL 162 (70,1%) 5 (55,6%) 0,2
ĐTĐ 45 (19,5%) 2 (22,2%) 0,8
Kháng đông 166 (71,9%) 8 (88,9%) 0,4
ĐMQ can thiệp 35 (15,2%) 1 (11,1%) 1
Heparin 4109,5±794,2 4333,3±750 0,4
RLLP 174 (75,3%) 7 (77,8%) 1
Creatinine (mg/dl) 1,1±0,2 1,1±0,1 0,6
EF (%) 51,1±13,1 51,6±13,6 0,9
6 giờ 111 (92,5%) 9 (7,5%) 0,002
24 giờ 120 (100%) 0 (0%)
Chúng tôi ghi nhận có 9 bệnh nhân chảy
máu, nghiên cứu chúng tôi tìm thấy mối liên
quan giữa biến chứng chảy máu và thời gian
băng ép, tỉ lệ chảy máu 7,5% ở nhóm băng ép 6
giờ Biến chứng chảy máu chúng tôi ghi nhận chỉ
là chảy máu lượng nhỏ
Bảng 3 Các yếu tố liên quan RAO
Biến (N=232) Không Có (N=8) p
Nữ 189 (81,5%) 4 (50%) 0,05 BMI 22,1±2,7 19,2±2,8 0,004 Tuổi 62,6±11,04 73,8±7,9 0,005 THA 151 (65,1%) 8 (100%) 0,054 HTL 163 (70,3%) 4 (50%) 0,25 ĐTĐ 44 (19%) 3 (37,5%) 0,191 Kháng đông 167 (72%) 7 (87,5%) 0,519 ĐMQ đã CT 33 (14,2%) 3 (8,3%) 0,102 Heparin 4141,4±788 3437,5±623 0,013 RLLP 175 (75,4%) 6 (75%) 1
EF (%) 51±13 53,7±18,2 0,57 Creatinine (mg/dl) 1,1±0,2 1,1±0,2 0,953
6 giờ 1 (0,8%) 119 (99,2%)
0,03
24 giờ 7 (5,8%) 113 (94,2%)
Có 8 bệnh nhân xảy ra RAO (3,3%) Có mối liên quan giữa tình trạng RAO với BMI, tuổi, liều heparin, thời gian băng ép (p<0,05)
Bảng 4 Các yếu tố liên quan tụ máu:
Biến Không
(N=175) Có (N=65) p
Nam 146 (83,4%) 47 (72,3%) 0,054 BMI 21,9±2,8 22,2±2,7 0,478 Tuổi 62,9±11,2 63,2±10,9 0,847 THA 112 (64%) 47 (72,3%) 0,226 HTL 128 (73,1%) 39 (60%) 0,049 Kháng đông 122 (69,7%) 48 (73,8%) 0,531 ĐMQ có CT 27 (15,4%) 9 (13,8%) 0,76 Heparin 4090,3±785,03 4192,3±812,8 0,376 RLLP 132 (75,4%) 49 (75,4%) 0,99
EF (%) 51,2±13 50,8±13,7 0,807 Creatinine
(mg/dl) 1,1±0,2 1,09±0,2 0,469
6 giờ 91 (75,8%) 29 (24,2%)
0,3
24 giơ 84 (70%) 36 (30%)
Có mối liên quan giữa biến chứng tụ máu và tình trạng hút thuốc lá (p=0,049)
Bảng 5 Mức độ tụ máu
Độ tụ máu Độ 1 Độ 2 Tổng
Tần suất (%) 39 (60%) 26 (40%) 65 (100%)
Độ tụ máu trong nghiên cứu chỉ là độ 1 và
độ 2
Trang 4BÀN LUẬN
Biến chứng chảy máu
Tỉ lệ biến chứng chảy máu (7,5%) xảy ra ở
nhóm băng ép 6 giờ, không có trường hợp
chảy máu ở nhóm băng ép 24 giờ (p=0,002) Ở
thời điểm 24 giờ kết quả nghiên cứu của chúng
tôi tương tự Nguyễn An Khương ở 156 bệnh
nhân, không có trường hợp nào chảy máu ở
nhóm băng ép 24 giờ(12) Nghiên cứu tác giả
Pancholy và Patel thấy rằng nhóm băng ép 6
giờ không có trường hợp nào chảy máu(13)
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tháo băng
ép 6 giờ tỉ lệ chảy máu cao hơn có thể do việc
sử dụng kháng đông sau khi thực hiện thủ
thuật Chảy máu không đáng kể được ghi
nhận trong nghiên cứu chúng tôi và kiểm soát
dễ dàng bằng băng ép lại nên không có trường
hợp nào cần truyền máu Và đó cũng là ưu
điểm của tiếp cận qua đường mạch quay
Nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự liên
quan giữa BMI, tuổi với biến chứng chảy máu
tương tự Warren J Cantor (2006)(4) Tsuyoshi
Honda thấy được liên hệ BMI với biến chứng
chảy máu (p=0,0002) được giải thích là BMI cao
liên quan lớp da dày do lớp mỡ dưới da nên việc
băng ép hiệu quả hơn so với nhóm BMI thấp,
còn mối liên quan tuổi với biến chứng chảy máu
(p=0,0015), khi lớn tuổi sức co thắt động mạch
kém nên dễ gây biến chứng chảy máu hơn,
ngoài ra bệnh nhân lớn tuổi có thể có các bệnh
kèm theo làm tăng nguy cơ chảy máu
Trong nghiên cứu của chúng tôi không tìm
thấy sự liên quan giữa biến chứng chảy máu với
các tình trạng tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái
tháo đường, tình trạng rối loạn lipid máu
Tương tự nghiên cứu của tác giả Tsuyoshi
Honda (2012)(9), Warren J Cantor (2006)(4)
Liều Heparin trung bình, kháng đông trước
thủ thuật trong nghiên cứu chúng tôi không liên
quan đến biến chứng chảy máu Tsuyoshi
Honda (2012)(9) trên 500 bệnh nhân tìm thấy có
sự liên hệ giữa biến chứng chảy máu với liều
Heparin, kháng đông trước thủ thuật (p<0,05)
Có thể do cỡ mẫu của nghiên cứu chúng tôi còn
nhỏ nên chưa tìm thấy được sự liên quan
Biến chứng tắc mạch
Biến chứng RAO gặp ở 7 bệnh nhân (5,8%) ở nhóm bệnh nhân băng ép 24 giờ, gặp 1 bệnh nhân (0,8%) ở bệnh nhân băng ép 6 giờ (p=0,033)
Tỉ lệ RAO của chúng tôi nằm trong giới hạn của các nghiên cứu thay đổi rộng từ 0,8 - 38% Tỉ lệ RAO phụ thuộc tùy thời điểm đánh giá, BMI, đái tháo đường, kích thước sheath, sử dụng kháng đông, thời gian băng ép (17) Trong đó thời gian băng ép ảnh hưởng nhiều đến tỉ lệ tắc mạch cũng được thể hiện ở các nghiên cứu Politi(15), Pancholy(13), Dharma(7), Ming-Ting Chou(5) Như vậy tỉ lệ RAO nghiên cứu chúng tôi không cao hơn so với thế giới và tương tự như các tác giả khác phụ thuộc vào thời gian băng ép Kết quả chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Tsuyoshi Honda ở Nhật (2012)(9) , Surya Dharma (2015)(7), Marcelo Sanmartin(20), không thấy sự liên quan giữa tắc mạch và giới Nghiên cứu khác cho thấy tỉ lệ tắc mạch cao hơn ở nữ Pancholy SB(14), Lisowska A(10), Ahmet Aykan(200) Mối liên quan này được giải thích là do đường kính động mạch nhỏ hơn ở nữ nên dễ gây biến chứng tắc mạch
Chúng tôi thấy có sự liên quan giữa BMI với tắc mạch (p=0,004) có thể giải thích khi BMI nhỏ liên quan với đường kính động mạch quay nhỏ hơn nên dễ xảy ra biến chứng tắc mạch hơn Tuy nhiên các tác giả Tsuyoshi Honda(9), Marcelo Sanmartin, Surya Dharma(7), Ahmet Aykan(1) không tìm thấy mối liên quan trên Biến chứng RAO thường xảy ra ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi hơn (p=0,005), khi bệnh nhân có xơ vữa động mạchvành thì kèm theo xơ vữa động mạch ngoại biên(11) Khi đó lòng động mạch nhỏ lại làm cho biến chứng này dễ xảy ra hơn Theo Ahmet Aykan(1), Ruhnau (2013)(18) không thấy sự liên quan này
Nghiên cứu của chúng tôi không thấy sự liên quan giữa biến chứng tắc mạch và tăng huyết áp, tương tự Tsuyoshi Honda (2012)(9) Riêng nghiên cứu Aykan (2015)(1), Buturak A (2014)(3) thấy rằng tăng huyết áp làm giảm
Trang 5nguy cơ tắc mạch được cho là động mạch xơ
cứng do tăng huyết áp sẽ làm lưu thông dòng
máu tốt trong quá trình băng ép
Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan
giữa hút thuốc lá và RAO, tương tự Tsuyoshi
Honda(9), Ahmet Aykan(1), Ruhnau 2013(18) Tuy
nhiên theo tác giả Jose M Cubero(6) có sự liên
quan giữa hút thuốc lá và RAO (p<0,04) Có thể
hút thuốc lá làm rối loạn chức năng nội mạc, làm
phát triển mảng xơ vữa, dễ gây huyết khối tại
thành mạch tổn thương(16)
Giữa đái tháo đường và RAO chúng tôi
tương tự như Nguyễn An Khương(12), Tsuyoshi
Honda(9), Ahmet Aykan (2014)(1), Ruhnau(18),
không thấy mối liên hệ, tuy nhiên, Samir B
Pancholy trên 200 bệnh nhân, đái tháo đường có
liên quan với biến chứng tắc mạch (OR=11,
p<0,001)(14), đái tháo đường làm tăng nguy cơ xơ
vữa động mạch do rối loạn nội mạc, tế bào cơ
trơn và chức năng tiểu cầu
Nghiên cứu của chúng tôi thấy sự liên quan
giữa biến chứng tắc mạch và liều heparin,
(p=0,013), tương tự Ahmet Aykan(1), Christian
Spaulding(21) (p<0,05), các tác giả thấy rằng liều
Heparin càng cao càng hạn chế biến chứng tắc
mạch Nghiên cứu Bernat(2), không thấy sự liên
quan này (p>0,05) có thể giải thích Bernat thời
gian băng ép trung bình thấp hơn 2,1 ± 0,78 giờ
Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy
liên quan giữa biến chứng tắc mạch và kháng
đông được sử dụng (p=0,519) Tương tự nghiên
cứu Tsuyoshi Honda (2012)(9), không ghi nhận
mối liên quan RAO và số lượng kháng đông
được dùng (p=0,08) Nghiên cứu Hasan Feray(8)
về việc sử dụng enoxaparin trước thủ thuật có
xu hướng làm giảm RAO được cho là cơ chế
RAO chủ yếu do huyết khối tại chỗ Ngoài ra
theo nghiên cứu Madlen Uhleman (2011) việc sử
dụng kháng đông làm tăng tái thông sau khi
RAO xảy ra
Động mạch quay có can thiệp trước đó, tình
trạng rối loạn lipid máu, mức creatinine, chúng
tôi không tìm thấy sự liên quan với RAO Tương
tự tác giả Surya Dharma(7), Tsuyoshi Honda(9),
Ahmet Aykan(1), Ruhnau(18) Tác giả Lisowska
A(10) tìm thấy liên quan giữa RAO và mức creatinine (p=0,04), mức creatinine ở nhóm tắc mạch thấp hơn được cho là chủ yếu ở phụ nữ nên dễ xảy ra tắc mạch do đường kính động mạch nhỏ hơn
Biến chứng tụ máu
Biến chứng tụ máu gặp ở 29 trường hợp (24,2%) ở nhóm bệnh nhân băng ép 6 giờ, gặp 36 trường hợp (30%) ở bệnh nhân băng ép 24 giờ (p=0,309) Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy chỉ có tụ máu độ 1, độ 2 và không biến chứng phải truyền máu Tương tự tác giả Trương Quang Bình(22), Abdullah Tuncez(23), Said Assaf Neto (2015) ở Brazil hematome nhỏ ở 7,1%(19) gặp
ở dụng cụ ở tay, và cao nhất ở thời điểm rút sheath sau thủ thuật, như vậy tụ máu nhỏ còn phụ thuộc vào tay nghề thủ thuật viên
Hạn chế
Nghiên cứu thuộc nghiên cứu mô tả nên tính thuyết phục về mối liên quan giữa biến chứng
và yếu tố nguy cơ chưa cao Trong nghiên cứu không khảo sát các yếu tố về trình độ tay nghề, thao tác can thiệp, dụng cụ can thiệp có thể ảnh
hưởng đến biến chứng
KẾT LUẬN
Thời gian băng ép 6 giờ làm tăng nguy cơ chảy máu, ngược lại băng ép 24 giờ làm tăng nguy cơ tắc mạch Ngoài ra biến chứng RAO dễ xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, BMI thấp và liều heparin dùng trong thủ thuật thấp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Aykan AC, Gökdeniz T, Gül I et al (2015) “Comparison of low dose versus standard dose heparin for radial approach in
elective coronary angiography” Int J Cardiol, 187:389-92
2 Bernat I, Bertrand OF, Rokyta R et al (2011) “Efficacy and safety of transient ulnar artery compression to recanalize acute radial artery occlusion after transradial catheterization”
Am J Cardiol, 107(11):1698-701
3 Buturak A, Gorgulu S, Norgaz T, Voyvoda N et al (2014)
“The long-term incidence and predictors of radial artery
occlusion following a transradial coronary procedure” Cardiol
J, 21(4):350-6
4 Cantor WJ, Mahaffey KW, Huang Z, Das P et al (2007)
“Bleeding complications in patients with acute coronary syndrome undergoing early invasive management can be reduced with radial access, smaller sheath sizes, and timely
Trang 6sheath removal” Catheter Cardiovasc Interv, 2:73-83
5 Chou MT (2014) “Effect of Short-Time Compression with
Kaolin-Filled Pad on Radial Artery Occlusion After
Transradial Acess Catheterization” Glob Heart, 4:321-6
6 Cubero JM, Lombardo J, Pedrosa C, Diaz-Bejarano D et al
(2009) “Radial compression guided by mean artery pressure
versus standard compression with a pneumatic device
(RACOMAP)” Catheter Cardiovasc Interv, 73(4):467-72
7 Dharma S, Kedev S, Patel T, Kiemeneij F et al (2015) “A novel
approach to reduce radial artery occlusion after transradial
catheterization: postprocedural/prehemostasis intra-arterial
nitroglycerin” Catheter Cardiovasc Interv, 85(5): 818-25
8 Feray H, Izgi C, Cetiner D, Men EE et al (2010) “Effectiveness
of enoxaparin for prevention of radial artery occlusion after
transradial cardiac catheterization” J Thromb
Thrombolysis,29(3):322-5
9 Honda T, Fujimoto K, Miyao Y, Koga H et al (2012) “Access
site-related complications after transradial catheterization can
be reduced with smaller sheath size and statins” Cardiovasc
Interv Ther,27(3):174-80
10 Lisowska A, Knapp M, Tycińska A, Sielatycki P et al (2015)
“Radial access during percutaneous interventions in patients
with acute coronary syndromes: should we routinely monitor
radial artery patency by ultrasonography promptly after the
procedure and in long-term observation” Int J Cardiovasc
Imaging, 31(1): 31-6
11 MacKay AJ, Hamilton CA, McArthur K, Berg G et al (2001)
“Radial artery hypertrophy occurs in coronary atherosclerosis
and is independent of blood pressure” Clin Sci (Lond),100(5):
509-16
12 Nguyễn An Khương, Lê Thị Thiên Hương, Võ Thành Nhân
(2009) “Khảo sát hình thái động mạch quay bằng siêu âm 2D
và Doppler trong chụp và can thiệp động mạch vành qua
đường động mạch quay” Luận văn thạc sĩ y học, Đại Học Y
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
13 Pancholy SB (2012) “Effect of duration of hemostatic
compression on radial artery occlusion after transradial
access” Catheter Cardiovasc Interv, 79(1):78-81
14 Pancholy SB, Bertrand OF, Patel T (2012) “Comparison of a
priori versus provisional heparin therapy on radial artery
occlusion after transradial coronary angiography and patent
hemostasis” Am J Cardiol, 110(2):173-6
15 Politi L, Pancholy SB, Patel TM (2011) “Randomized clinical trial on short-time compression with Kaolin-filled pad: a new strategy to avoid early bleeding and subacute radial artery
occlusion after percutaneous coronary intervention” J Interv Cardiol, 24(1):65-72
16 Powell JT (1998) “Vascular damage from smoking: disease
mechanisms at the arterial wall” Vasc Med, 3(1): 21-8
17 Rashid M, Kwok CS, Pancholy S, Chugh S (2016) “Radial
Artery Occlusion After Transradial Interventions” J Am Heart Assoc, 5(1): 223-285
18 Ruhnau J, Kwok CS, Pancholy S, Chugh S (2013)
“Prevalence of and risk factors for radial artery complications after transradial cardiac catheterization”
AHA Journal, 1278: A18953
19 Said Assaf Netoa, João Oráviode, FreitasJr.aSérgio, LuisBertibJ
et al (2015) “Comparison of conventional compressive dressings vs wristband devices after catheterization by radial
approach” Bras Cardiol Invasiva, 23(4): 271-275
20 Sanmartin M, Gomez M, Rumoroso JR, Sadaba M (2007)
“Interruption of blood flow during compression and radial
artery occlusion after transradial catheterization” Catheter Cardiovasc Interv, 70(2):185-9
21 Spaulding C, Lefèvre T, Funck F, Thébault B (1996) “Left radial approach for coronary angiography: results of a
prospective study” Cathet Cardiovasc Diagn, 39(4):365-70
22 Trương Quang Bình (2002) “Khảo sát biến chứng mạch máu
tại chỗ của thủ thuật chụp và can thiệp mạch vành” Tạp Chí Y Học TP Hồ Chí Minh, 8:50-54
23 Tuncez A, Zeynettin Kaya, Dursun Aras, Abdulkadir Yıldız et
al (2013) “Incidence and predictors of radial artery occlusion
associated transradial catheterization” Int J Med Sci,10: 1715-9
24 UhlemannM, Möbius-Winkler S, Mende M, Eitel I et al (2012)
“The Leipzig prospective vascular ultrasound registry in radial artery catheterization: impact of sheath size on vascular
complications” JACC Cardiovasc Interv, 5(1): 36-43
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018