1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nội soi cắt polyp đại trực tràng tại Bệnh viện Bình Dân (1/1/2010 → 31/12/2014)

7 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 335,59 KB

Nội dung

Polyp đại trực tràng là bệnh lý hay gặp ở đường tiêu hóa và có nguy cơ hóa ác. Cắt polyp sớm có khả năng ngăn ngừa diễn tiến ung thư. Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá đặc điểm chẩn đoán và kết quả sớm của phương pháp cắt polyp tại Bệnh viện Bình Dân.

Trang 1

NỘI SOI CẮT POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

(1/1/2010 → 31/12/2014)

Nguyễn Ngọc Tuấn*, Tạ Văn Ngọc Đức*, Văn Tần*, Lê Thành Hiệp*

TÓM TẮT

Mục tiêu: Polyp đại trực tràng là bệnh lý hay gặp ở đường tiêu hóa và có nguy cơ hóa ác Cắt polyp sớm có

khả năng ngăn ngừa diễn tiến ung thư Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá đặc điểm chẩn đoán và kết quả sớm của phương pháp cắt polyp tại Bệnh viện Bình Dân

Phương pháp: hồi cứu mô tả Đối tượng là bệnh nhân trên 16 tuổi Chẩn đoán dựa vào nội soi đại tràng ống

mềm Cắt đốt polyp bằng thòng lọng nhiệt Khảo sát biến chứng và kết quả gần

Kết quả: Trong 5 năm chúng tôi cắt polyp cho 1548 trường hợp (TH) gồm 877 nam và 671 nữ Tuổi trung bình 53 tuổi Số lượng polyp: 1(1294 TH), ≥ 2 (254 TH) Vị trí polyp: đại tràng lên (173TH), Đại tràng ngang (118 TH), Đại tràng xuống (129 TH), Đại tràng sigma (623 TH), Trực tràng (723TH) Kích thước polyp: 0,3-1cm (1145 TH), 1-2cm (267 TH), > 2cm (136 TH) Loại polyp: có cuống (869TH), không cuống (620 TH), villous (59 TH) Kết quả giải phẫu bệnh: polyp tuyến ống (591TH), polyp tuyến (106 TH), polyp tuyến ống nghịch sản (806 TH), carcinoma tuyến (25 TH) Chúng tôi thực hiện cắt polyp bằng thòng lọng nhiệt cho 1493 TH, cắt bằng thòng lọng nhiệt kết hợp chích dưới niêm mạc 55 TH 7 TH được mổ cắt đoạn đại tràng do ung thư Biến chứng: chảy máu 5 TH (0,3%), thủng 1TH (0,06%) Theo dõi 800 TH từ 1-12 tháng, kết quả tốt Tái phát 65 TH/800 (8,1%)

Kết luận: chẩn đoán polyp đại tràng không khó nhờ nội soi đại tràng Cắt đốt polyp sớm qua nội soi có hiệu

quả tốt, ít biến chứng và ngăn ngừa diễn biến ung thư

Từ khóa: polyp đại tràng

ABSTRACT

ENDOSCOPIC COLORECTAL POLYPECTOMY IN BINH DAN HOSPITAL (01/2010 – 12/2014)

Nguyen Ngoc Tuan, Ta Van Ngoc Duc, Van Tan, Le Thanh Hiep

* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement of Vol 20 - No 2 - 2016: 291 - 297

Purpose: Colorectal polyps are usually lesions detected by colonoscopy procedure and its have the risk for

cancer The early polypectomy may reduce the risk for developing colorectal cancer We study characteristic diagnosis and early results of endoscopic polypectomy

Methods: A retrospective study performed from Jan 2010 to Dec 2014 on patients over 16y.o Diagnotic

procedure was performed by flexible colonoscopy and polypectomy by hot snare

Results: In 5 years, we performed endoscopic polypectomy for 1548 cases (877 males and 671 females), the

average age is 53 Amount polyps: 1294 cases had 1 polyp and 254 cases had ≥ 2 polyps Polyps position: ascending colon (173 cases), transverse colon (118 cases), descending colon (124 cases), sigmoid (623 cases), rectum (723 cases) Polyps size: 0,3-1cm (1145cases), 1-2cm (267 cases), >2cm (136cases) Polyps classification: type 0 – Ip (869 cases), type 0 – Is (620 cases), villous (59 cases) We used hot snare for polypectomy (1493 cases), injection submucosal assisted polypectomy (55 cases) 7 cases had been partial colectomy because of

* Khoa Nội soi tiêu hóa bệnh viện Bình Dân

Trang 2

adenocarcinoma Complications: bleeding 5cases (0.3%), perforation 1 case (0.06%) Pathology: tubuloadenoma (591 cases), adenoma (106 cases), tubuloadenoma dysplasia (806 cases), adenocarcinoma (25 cases) 800 patients were followed- up from 1 – 12 months (means 6 month) and get good results Recurrence: 65/800 cases (8.1%) polyps in different sites

Conclusion: the diagnosis of colorectal polyps is not difficult with flexible endoscope The endoscopic

removed of colorectal polyps were effective, safety and rare complications, and prevent the risk of cancer

Key words: the diagnosis of colorectal polyps

ĐẶT VẤN ĐỀ

Polyp đại - trực tràng là 1 bệnh lý thường

gặp ở đường tiêu hóa, đa số được phát hiện tình

cờ trong lúc nội soi đại tràng mà trước đó bệnh

nhân không có triệu chứng gì đặc hiệu Thường

bệnh nhân đến bệnh viện vì rối loạn tiêu hóa và

được chỉ định nội soi đại tràng, một số bệnh

nhân đến vì biến chứng đi tiêu ra máu Trước kia

polyp đại - trực tràng tương đối ít gặp, nhờ sự

phát triển của các phương tiện nội soi nên polyp

đại tràng ngày nay được phát hiện sớm và điều

trị sớm

Cách điều trị polyp đại - trực tràng cơ bản

hiện nay là cắt bỏ polyp qua nội soi Đây là

phương pháp điều trị hiệu quả, đơn giản, chi phí

thấp, ít tai biến biến chứng và loại bỏ được diễn

biến hóa ác của polyp

Mục tiêu nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm

nêu lên các đặc điểm chẩn đoán polyp đại trực

tràng tại Bệnh viện Bình Dân và đánh giá kết

quả sớm của phương pháp cắt đốt polyp qua

nội soi

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp hồi cứu mô tả

Thời gian nghiên cứu

Từ 1/1/2010 →31/12/2014

Đối tượng: bệnh nhân được nội soi đại - trực

tràng tại Bệnh viện Bình Dân phát hiện có polyp

d ≥ 0,3cm và được cắt đốt polyp nội soi

Phương pháp thực hiện

Chẩn đoán polyp đại - trực tràng bằng hệ

thống nội soi Videocolonoscope (Olympus,

Fujinon)

Phân loại polyp theo tiêu chuẩn Nhật Bản (The Japanese - Borrmann Classification) và phân loại các sang thương bề mặt ống tiêu hóa theo phân loại Paris 2002 (14) Xếp loại polyp có cuống (type 0-Ip) hoặc không cuống (type 0-Is)

Các phương tiện để cắt đốt polyp

Hệ thống nội soi đại tràng Video với ống soi mềm có chiều dài 1,7m và đường kính kênh sinh thiết 4,2mm

Máy cắt đốt điện

Thòng lọng nhiệt (hot - snare)

Kẹp sinh thiết nóng (hot biopsy)

Dây kim chích dưới niêm mạc

Thủ thuật cắt polyp:

Polyp có cuống: cắt đốt bằng thòng lọng nhiệt ở vị trí sát chân cuống và bề mặt niêm mạc Polyp không cuống: có thể cắt bằng thòng lọng nhiệt hoặc chích nước muối sinh lý 0,9 % vào dưới niêm mạc polyp rồi cắt bằng thòng lọng nhiệt (kỹ thuật EMR)

Trường hợp chảy máu: cầm máu bằng kẹp sinh thiết nóng hoặc chích cầm máu bằng Adrenalin 1/10.000

Đánh giá kết quả

Khó khăn và tai biến trong lúc nội soi cắt polyp

Kết quả gần: theo dõi và xử trí biến chứng sau nội soi

KẾT QUẢ

Tổng số: 1548 trường hợp gồm 877 nam và

671 nữ

Tỉ lệ nam/ nữ: 1,31

Trang 3

Tuổi trung bình: chung (cả nam - nữ) 53,44 ±

15,54 (16 – 91t)

Nam: 52,94 ± 15,16

Nữ: 54,08 ± 15,99

Bảng 1: Phân bố độ tuổi

Giới

< 20 12 16 28 (1,8%)

20 - < 40 143 110 253 (16,3%)

40 - < 60 441 292 733 (47,4%)

≥ 60 281 253 534 (34,5%)

Tổng cộng 877 671 1548 (100%)

Bảng 2: Số lượng polyp

Giới

Số lượng polyp Nam Nữ Tổng cộng

1 706 588 1294 (83,6%)

≥ 2 171 83 254 (16,4%)

Tổng cộng 877 671 1548 (100%)

Bảng 3:Vị trí polyp:

Giới

Đại tràng (P) 100 73 173 (9,8%)

Đại tràng ngang 73 45 118 (6,7%)

Đại tràng (T) 86 43 129 (7,3%)

Đại tràng Sigma 366 257 623 (35,3%)

Trực tràng 400 323 723 (40,9%)

Tổng cộng 1025 741 1766 (100%)

Bảng 4: Kích thước polyp

Giới

Kích thước (cm) Nam Nữ Tổng cộng

0,3 - ≤ 1 654 491 1145 (73,9%)

1 - ≤ 2 152 115 267 (17,2%)

> 2 71 65 136 (8,9%)

Tổng cộng 877 671 1548 (100%)

Bảng 5: Dạng polyp:

Nam Nữ Tổng cộng

Có cuống 490 379 869 (56,1%)

Không cuống 353 267 620 (40,1%)

Villous nhiều thùy 34 25 59 (3,8%)

Tổng cộng 877 671 1548 (100%)

Bảng 6 Kết quả giải phẫu bệnh

Nam Nữ Tổng cộng

Bướu Carcinoid ruột 0 1 1

Carcinoma tuyến 11 14 25 (1,6%)

Mô viêm hoại tử 2 1 3 Nghi bướu tế bào mô đệm 0 1 1 Polyp tuyến ống 336 255 591 (38,2%) Polyp tuyến 63 43 106 (6,8%) Polyp tuyến ống nghịch sản nhẹ

và vừa 338 244 582 (37,6%) Polyp tuyến ống nghịch sản nặng 124 100 224 (14,5%)

Tăng sản tuyến kèm viêm 1 6 7 Viêm kinh niên và xuất huyết 0 1 1

Tổng cộng 877 671 1548 (100%)

Bảng 7: Tương quan giữa dạng polyp và kích thước

Kích thước (cm) Dạng Polyp

0,3 - ≤ 1 1 - ≤ 2 > 2 Tổng

cộng

Có cuống 541

(34,9%)

226 (14,6%)

102 (6,6%)

869 (56,1%) Không cuống 595

(38,4%) 18 (1,2%) 7 (0,45%)

620 (40,1%) Villous nhiều thùy 9 (0,58%) (1,49%) 23 (1,74%) 27 59 (3,8%) Tổng cộng 1145 267 136 1548

(100%)

Vị trí polyp trong đa polyp

Bảng 8

Vị Trí

Đại tràng (P)

Đại tràng ngang

Đại tràng (T)

Đại tràng Sigma Trực tràng

Đại tràng

Đại tràng ngang 20 0 18 31 17 Đại tràng (T) 8 18 6 37 12 Đại tràng

Sigma 27 31 37 25 66 Trực tràng 24 17 12 66 30

Bảng 9: Tương quan vị trí polyp và giải phẫu bệnh

Giải phẫu bệnh

Vị trí Polyp tuyến Polyp tuyến ống

Polyp tuyến ống nghịch sản

Carcinoma tuyến Tổng cộng Nhẹ và Vừa Nặng

Trang 4

Bảng 10: Tương quan giữa kết quả giải phẫu bệnh và kích thước polyp

Kích thước

Polyp tuyến 96 (8,6%) 7 (2,65%) 3 (2,2%) 106 Polyp tuyến ống 464 (41%) 88 (33,3%) 39 (29%) 591 Polyp tuyến ống nghịch sản nhẹ và vừa 446 (39,5%) 87 (32,9%) 49 (36,6%) 582 Polyp tuyến ống nghịch sản nặng 115 (10%) 71 (26,9%) 38 (28,4%) 224 Carcinoma tuyến 9 (0,9%) 11 (4,17%) 5 (3,7%) 25 Tổng cộng 1130 (100%) 264 (100%) 134 (100%) 1528

Thủ thuật thực hiện

Hầu hết polyp được cắt bỏ toàn phần bằng

thòng lọng nhiệt (hot snare) ở vị trí sát bề mặt

niêm mạc

55 trường hợp có d > 1,5cm không cuống

hoặc cuống rộng được chích dưới niêm mạc

dung dịch Natri chlorua 0,9% để tách polyp lên

khỏi lớp dưới niêm trước khi dùng thòng lọng

nhiệt cắt trọn hoặc cắt lát từng phần (kỹ thuật

EMR = Endoscopic Mucosal Resection)

Các trường hợp chảy máu trong lúc thủ

thuật được cầm máu bằng đốt nhiệt (hot biopsy)

hoặc chích Adrenalin pha loãng 1/10.000

Đặc điểm riêng của 25 TH carcinoma tuyến

Tuổi trung bình: 61,24 ± 12,46

Giới tính: nam: 11TH; nữ: 14 TH

Đặc điểm polyp

Vị trí

Đại tràng sigma: 12 TH; Trực tràng: 13 TH

Kích thước

0,3 - ≤ 1: 9 TH; 1 - ≤ 2: 11 TH; > 2: 5 TH

Dạng polyp

Có cuống: 21 TH; Không cuống: 3 TH;

Villous: 1 TH

Liên hệ giữa kích thước và dạng polyp

(carcinoma)

Bảng 11

Dạng polyp Kich thước

Có cuống Không

cuống

Villous Tổng cộng

Các trường hợp phẫu thuật

5/25: phẫu thuật cắt đại tràng sigma sau khi

có kết quả giải phẫu bệnh

2/25: phẫu thuật cắt trực tràng

6/25: bệnh nhân không đồng ý mổ

12/25: bệnh nhân không nhập viện

Biến chứng

Chảy máu: 5TH /1548 (0,3%) Xảy ra trong 24g sau cắt polyp

Xử trí: nội soi kiểm tra và chích cầm máu tại chỗ bằng Arenalin 1/10.000

Thủng: 1TH/1548 (0,06%)

Xử trí: phẫu thuật khâu lỗ thủng đại tràng sigma

Theo dõi: Hẹn soi kiểm tra sau 1 tháng - 3 tháng - 6 tháng -12 tháng

800 TH/ 1548 (51,7%) từ 1- 12 tháng (trung bình 6 tháng)

Kết quả tốt

65 TH/ 800 (8,1%) có polyp tái phát ở vị trí khác

Xử trí cắt đốt polyp

BÀN LUẬN

Polyp đại - trực tràng là bệnh lý thường gặp

ở Khoa nội soi Ngày nay nội soi là phương pháp được lựa chọn để chẩn đoán và điều trị đối với polyp đại tràng(10,15) Nội soi cho phép chẩn đoán chính xác kích thước polyp, cho phép sinh thiết

và cắt bỏ hầu hết các polyp được phát hiện Bệnh viện Bình Dân đã có máy nội soi đại tràng và thực hiện cắt polyp thường qui từ năm 1990 Nhiều nghiên cứu lâm sàng và dịch tễ học đã

Trang 5

chứng minh nội soi và cắt polyp đại tràng có thể

làm giảm nguy cơ ung thư đại - trực tràng(3,4)

Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết các

polyp được phát hiện tình cờ trong lúc soi đại

tràng và không gây khó chịu gì cho bệnh nhân(13)

Hầu hết trường hợp adenoma- carcinoma là tiến

triển chậm, không thể biết được khuynh hướng

diễn tiến ác tính trên bệnh nhân ngay cả với

những polyp nhỏ Do đó nên tiến hành cắt bỏ

các polyp khi được phát hiện(16), trừ khi biết

trước chúng không phải là loại u tân sinh

(neoplastic)

Tác giả Sivac(5,6,18), phân loại mô học polyp

gồm 2 loại:

Loại không phải u tân sinh (Non - neoplastic

polyps) gồm các loại: Hamatomas, Juvenile,

Peutz-Jeghers, Lipoma, Hyperplastic,

Postinflammatory, Lympoid

Loại u tân sinh: (Neoplastic polyps) gồm:

Adenomatous, Tubular adenoma, Tubulovillous

adenoma, Villous adenoma, Flat adenoma

Trong nghiên cứu chúng tôi gặp: polyp

tuyến ống 38,2%, polyp tuyến 6,8%, polyp tuyến

ống nghịch sản (nhẹ + vừa + nặng) 52,1%,

carcinoma 1,6%

100% bệnh nhân tại BVBD được chẩn đoán

polyp nhờ nội soi đại tràng Hầu hết bệnh nhân

đến khám vì đau bụng hoặc có rối loạn đi tiêu

5% bệnh nhân có triệu chứng đi cầu ra máu

Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn những

polyp d ≥ 0,3cm Các polyp d < 0,3cm được xử trí

sinh thiết trọn polyp bằng forcep lạnh (cold

biopsy) và gởi làm giải phẫu bệnh (thực tế đây

cũng là phương pháp lấy bỏ polyp)

Đặc điểm bệnh nhân trong nhóm nghiên

cứu: tất cả bệnh nhân đều được soi toàn bộ

khung đại tràng trước khi cắt polyp Tỉ lệ

nam/nữ 1,31; tuổi trung bình 53,44 ± 15,54 (16 –

91t); đa số bệnh nhân > 40t (chiếm 81,9%) (Bảng

1); polyp đơn độc 83,6% (Bảng 2); polyp ở đại

tràng sigma và trực tràng chiếm đa số (76,2%)

(Bảng 3); đa số polyp có d ≤ 1cm (73,9%) (Bảng

4); tỉ lệ polyp có cuống và không cuống tương

đương nhau (Bảng 5); giải phẫu bệnh đa số là polyp tuyến lành tính (38,2% + 6,8% = 45%), polyp tuyến ống nghịch sản nhẹ và vừa 37,6%; polyp tuyến ống nghịch sản nặng 14,5% và carcinoma tuyến 1,6% (Bảng 6) Theo Konishi(11), 70% các polyp được cắt bỏ là polyp tuyến; các polyp có d ≤ 1cm thì tỉ lệ carcinoma thấp 0,9% nhưng các polyp có d > 1cm, và d > 2cm thì tỉ lệ carcinoma cao hơn 4,17% và 3,7% (Bảng 10) Đặc điểm nhóm 25 TH có kết quả giải phẫu bệnh là carcinoma tuyến: Tuổi trung bình 61,24 ± 12,46; nam 11 TH, nữ 14 TH; Vị trí polyp ở đại tràng sigma 12 TH và trực tràng 13 TH; Đa số là polyp có cuống 21TH / 25 TH; Kích thước ≤ 1cm

9TH và 1 - ≤ 2cm 11 TH, > 2cm 5 TH

Về kỹ thuật: đa số trường hợp chúng tôi dùng thòng lọng nhiệt (hot snare) để cắt đốt polyp

Đối với polyp có cuống, vị trí cắt polyp là ở vùng gốc cuống cách bề mặt niêm mạc 1mm Chúng tôi dùng máy cắt đốt ở cường độ trung bình và sử dụng chức năng đốt - cắt luân phiên đồng thời thắt thòng lọng từ từ để cắt polyp Khi polyp đã rời ra thì đốt phần cuống cho đến khi

có màu trắng là vừa đủ, không đốt quá mức có thể gây bỏng sâu dẫn đến hoại tử và thủng Khi cắt đốt nên kéo cuống polyp lên cao để tránh bỏng nhiệt xuyên thành

55 trường hợp polyp khó do có kích thước lớn d > 1,5cm không có cuống hoặc cuống to, chúng tôi dùng kỹ thuật chích dưới niêm mạc trước khi cắt polyp Tuy nhiên bất kỳ polyp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này Theo Juan(9), polyp khó do có kích thước lớn (d ≥ 2cm

có cuống hoặc không cuống), do vị trí khó (ở thành ruột mà máy soi khó tiếp cận, hoặc ở vùng

có nhiều túi thừa, hoặc bị che bởi 1 nếp niêm mạc) Thông thường, có 10-15% polyp được xếp loại khó Ở Nhật tỉ lệ polyp có d > 2cm là 0,8 – 1,4% Tỉ lệ này ở nhóm bệnh nhân của chúng tôi

là 8,9% (Bảng 4)

Kỹ thuật chích dưới niêm, hay EMR

(Endoscopic Mucosal Resection) được thực hiện

Trang 6

đầu tiên bởi Rosenberg năm 1955 và sau đó là

Deyhle năm 1973(9) Đây là kỹ thuật căn bản để

cắt niêm mạc nội soi hoặc để cắt niêm mạc trong

các sang thương ở đường tiêu hóa bao gồm các

adenoma đại tràng dạng phẳng hoặc không

cuống Vào thập niên 1980, người Nhật đã áp

dụng kỹ thuật này để cắt niêm mạc trong điều trị

ung thư dạ dày giai đoạn sớm

Chất thường dùng là Normal saline 0,9%

hoặc Saline 0,9% và Adrenalin pha loãng

1/10.000 Cẩn thận khi dùng lượng lớn

epinephrine có thể gây mạch nhanh hoặc loạn

nhịp ở bệnh nhân lớn tuổi Một số tác giả có thể

dùng Saline 0,9% pha Dextrose 50% hoặc Saline

0,9% pha với xanh methylene hoặc

indigocarmin Nhóm bệnh nhân của chúng tôi

được dùng Normal saline 0,9% Sau khi chích,

thời gian nâng niêm mạc được 10-15 phút, nếu

thời gian thủ thuật lâu hơn thì có thể chích thêm

Lượng saline thường dùng là 3-4ml mỗi lần tiêm

Sau khi tiêm chúng tôi dùng thòng lọng

nhiệt (hot snare) cắt đốt khối polyp Nếu polyp

to cuống rộng không cắt hết cùng lúc được thì

cắt đốt nhiều lần đến hết polyp Mỗi miếng cắt

nên giới hạn ở kích thước d # 1cm để kiểm soát

chảy máu

Thời gian chúng tôi thực hiện thủ thuật 1 TH

từ 20-40 phút Trung bình 30 phút

Kỹ thuật chích dưới niêm có những thuận

lợi sau(16)

Cắt bỏ được hoàn toàn hơn

Xác định tổn thương có xâm lấn dính vào lớp

dưới niêm hoặc lớp cơ không? Nếu có xâm lấn

thì không thích hợp cho chỉ định cắt niêm mạc

nội soi

Nâng tổn thương dạng phẳng thành dạng

vòm không cuống để dễ dàng cắt bằng thòng

lọng

Nâng tổn thương lên khỏi lớp cơ nhằm giảm

nguy cơ bỏng xuyên thành

Biến chứng thủ thuật chúng tôi gặp là chảy

máu 5 TH/1548 (0,3%) và thủng 1TH/1548

(0,06%) Theo D.Christodoulou(3,17), chảy máu 1%

và thủng 0,3% Các trường hợp chảy máu chúng tôi gặp xảy ra trong 24 giờ sau cắt polyp Xử trí: nội soi kiểm tra và chích cầm máu bằng Adrenalin 1/10.000 Kết quả cầm máu tốt, không trường hợp nào phải mổ

Hiện nay nhiều tác giả (Juan F Gallegos)(12)

chuộng phương cách kẹp clip cầm máu hơn Nếu có phương tiện thì dùng vòng thắt cũng tốt Chúng tôi gặp 1 TH thủng ở đại tràng sigma Triệu chứng: đau bụng, bụng chướng hơi sau soi, X quang có liềm hơi Xử trí: phẫu thuật khâu

lỗ thủng Kết quả tốt Theo D Christodoulou(4), thủng có thể xảy ra 2 tình huống:

Thủng thật sự gây viêm phúc mạc cần mổ sớm

Hội chứng tại chỗ sau cắt polyp (localized postpolypectomy syndrome) do thủng khu trú

và bỏng lớp thanh mạc Có thể điều trị bảo tồn, nghỉ ngơi, truyền dịch, nhịn ăn, kháng sinh phổ rộng Chúng tôi không gặp trường hợp nào có hội chứng này

Sau khi có kết quả giải phẫu bệnh, chúng tôi

có 25 TH là carcinoma tuyến Có 5/25 TH được

mổ cắt đại tràng sigma, 2/25TH cắt trực tràng, 6/25 TH bệnh nhân không đồng ý mổ, 12/25 TH bệnh nhân không nhập viện Theo Eckardt

VF(4), các polyp có carcinoma nông phía trên mặt polyp thì chỉ cần cắt polyp nội soi là đủ Hội tiêu hóa Hoa Kỳ (American college of gastroenterology)(2) khuyến cáo chỉ cần cắt polyp nội soi và không làm gì thêm nếu hội đủ

5 điều kiện sau: (1) polyp đã được cắt bỏ hoàn toàn, (2) giải phẫu bệnh xác định chính xác độ xâm lấn, tế bào biệt hóa, (3) carcinoma không phải là loại biệt hóa kém, (4) không có xâm lấn mạch máu và bạch huyết, (5) phần bờ của polyp cắt ra không có tế bào ung thư 25 TH carcinoma chúng tôi gặp là biệt hóa vừa và biệt hóa cao Tuy nhiên, kết quả giải phẫu bệnh không cho biết mặt cắt polyp có tế bào ung thư hay không Vì vậy, có 7 TH bệnh nhân đã đồng

ý phẫu thuật cắt đoạn đại tràng, kết quả phẫu

Trang 7

thuật tốt 6TH không đồng ý mổ và 12 TH

không trở lại tái khám

Theo dõi được 800TH/1548 (51,7%) từ 1-12

tháng (trung bình 6 tháng) Kết quả tốt 91% Có

65 TH/800 (8,1%) có polyp tái phát ở vị trí khác

Được tiếp tục cắt đốt polyp Theo John H.Bond(2),

tỉ lệ adenoma tái phát trong 3 năm sau khi cắt

polyp là 32-42% Adenoma tái phát thường nhỏ

< 1cm, độ loạn sản thấp Chỉ 3,3% có adenoma d

> 1cm hoặc có villous sau 3 năm Atkins WS(1),

theo dõi 1618 trường hợp sau cắt polyp thấy

không tăng nguy cơ ung thư ở nhóm polyp có d

< 1cm đơn độc, tăng gấp 3,6 lần ở nhóm polyp d

≥ 1cm hoặc có villous và gấp 6,6 lần ở bệnh nhân

có nhiều polyp

KẾT LUẬN

Polyp đại - trực tràng là bệnh lý thường gặp

trong nội soi tiêu hóa Chẩn đoán không khó nhờ

nội soi đại tràng bằng ống soi mềm và thường là

phát hiện tình cờ

Cắt đốt polyp qua nội soi đại tràng ống mềm

là phương pháp được lựa chọn hiện nay vì có

hiệu quả, an toàn, dễ thực hiện, chi phí thấp và

ngăn ngừa diễn biến ung thư đại tràng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Atkins W.S, Morson B.C, Cuzik J (1992) Long – term risk of

colorectal cancer after excision of rectosigmoid adenomas, N

Engl J Med 1992, 326 : 658 – 62

2 Bond JH (2000) Polyp Guideline: Diagnosis, Treatment and

Surveillance for patients with colorectal polyps The American

Journal of Gastroenterology 2000, Vol 95, No 11

3 Christodoulou D, Kandel G, Tsianos EV, Marcon N (2007)

Endoscopic resection of colonic polyps - A review Annals of

Gastroenterology 2007, 20(3) : 180 – 194

4 Eckardt VF, Fuchs M, Kanzler G, et al (1988) Follow- up of

patients with colonic polyps containing severe atypia and

invasive carcinoma Cancer 1988; 61 : 2552 – 2557

5 Fenoglio – Preiser CM, Hutter R.V (1985) Colorectal polyps;

Pathologic diagnosis and clinical significance, CA cancer J

Clin 1985; 35: 322 – 344

6 Fenoglio CM, Pascal RR (1982) “ Colorectal adenomas and cancer : Pathologic relationships ”, Cancer 1982; 50 : 2601 –

2608

7 Friedland S (2006) Optimizing resection of difficult colon polyps Gastrointest Endosc 2006; 63 : 148 – 149

8 Fyock CJ, Draganov PV (2010) Colonoscopic polypectomy and associated techniques World J Gastroenterol 2010 Aug 7;16 (29) : 3630 – 3637

9 Gallegos – Orozco JF and Gurudu SR (2010) Complex colon polypectomy Gastroenterol Hepatol (NY) 2010 Jun ;6(6) : 375 – 382

10 Irving EJ, O’ Connor J, Frost R.A et al (1988) Prospective comparision of double contrast barium enema plus flexible sigmoidoscopy versus colonoscopy in rectal bleeding, Gastroenterology 1988, 29 : 1188 – 1193

11 Konishi F, Morson B.C (1982) Pathology of colorectal adenomas: A colonoscopic survey J clin pathol 1982; 35 : 830 –

841

12 Lieberman DA, Rex DK, Winawer SJ, Giardiello FM, Johnson

DA and Levin TR (2012) Guidelines for colonoscopy surveillance after screening and polypectomy: A consensus update by the US Multi – Society task force on colorectal cancer Gastroenterology 2012; 143: 844 – 857

13 Morson BC (1966) Factors influencing the prognosis of early cancer of the rectum Proc R Soc Med 1966; 59 : 607 – 608

14 Participants in the Paris Workshop (2002) The Paris Endoscopic Classification of superficial neoplastic lesions: Esophagus, Stomach and Colon Gastrointestinal Endoscopy

2003, Vol 58, No 6 (Suppl)

15 Rex DK, Weddle RA, Lehman GA et al (1990) Flexible sigmoidoscopy plus air contrast Barium enema versus colonoscopy for suspected lower gastrointestinal bleeding, Gastroenterology 1990, 98 : 855 – 861

16 Riley SA (2008) Colonoscopic polypectomy and Endoscopic mucosal resection : A practical guide

17 The American society for Gastrointessiual Endoscopy (2011) Complications of colonoscopy Gastrointestinal Endoscopy

2011, volume 74, No.4: 745 -749

18 Williams CB, Talbot IC (1999) Endoscopic managements of polyps In : sivac M, ed Gastroenterologic Endoscopy 2 nd ed, W.B Saunders Company, 1999: chapter 85

Ngày nhận bài báo: 20/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24/12/2015 Ngày bài báo được đăng: 22/02/2016

Ngày đăng: 14/01/2020, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w