Xương chũm có chứa một hệ thống phức tạp nhiều hốc khí to nhỏ khác nhau được gọi là hệ thống thông bào xương chũm Sự đa dạng về mức độ phát triển của hệ thống thông bào xương chũm dẫn đến tương quan giữa các nhóm thông bào với cấu trúc giải phẫu của các cơ quan quan trọng ở vùng này ở mỗi người cũng rất khác nhau. Mục tiêu: Khảo sát các nhóm thông bào xương chũm bình thường trên CT Scans xương thái dương.
Trang 1KHẢO SÁT CÁC NHÓM THÔNG BÀO XƯƠNG CHŨM BÌNH THƯỜNG TRÊN CT SCAN XƯƠNG THÁI DƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 06/2016 ĐẾN 06/2017
Đoàn Vũ Ngọc Lâm*, Phạm Ngọc Chất**
TÓM TẮT
Mở đầu: Xương chũm có chứa một hệ thống phức tạp nhiều hốc khí to nhỏ khác nhau được gọi là hệ thống
thông bào xương chũm Sự đa dạng về mức độ phát triển của hệ thống thông bào xương chũm dẫn đến tương quan giữa các nhóm thông bào với cấu trúc giải phẫu của các cơ quan quan trọng ở vùng này ở mỗi người cũng rất khác nhau
Mục tiêu: Khảo sát các nhóm thông bào xương chũm bình thường trên CT Scans xương thái dương
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang
Kết quả: Sự khí hóa của 303 hệ thống thông bào xương chũm bình thường trên CT Scans của 222 bệnh
nhân được đánh giá có độ tuổi trung bình là 38,25 ± 15,75 Hệ thống thông bào xương chũm được chia thành 4 nhóm: ngoài sào bào, trong sào bào, đỉnh xương đá và thái dương – mỏm tiếp Nhóm ngoài sào bào hiện diện ở 100% các tai nghiên cứu, nhóm trong sào bào hiện diên trên 99,3%, nhóm đỉnh xương đá hiện diện 44,2% và nhóm thái dương – mỏm tiếp là 55,4% Xương chũm được chia thành các mức độ phát triển tốt (84,4%), trung bình (14,9%) và kém (0,7%) dựa trên tương quan của nó với xoang tĩnh mạch bên Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về mức độ phát triển của nhóm trong sào bào, nhóm đỉnh xương đá và nhóm thái dương – mỏm tiếp giữa xương chũm phát triển tốt và xương chũm phát triển trung bình
Kết luận: Mức độ phát triển của hệ thống thông bào xương chũm rất đa dạng Mức độ phát triển của nhóm
thông bào trong sào bào, nhóm đỉnh xương đá và nhóm thái dương – mỏm tiếp ở xương chũm phát triển tốt phát triển mạnh hơn ở xương chũm phát triển trung bình
Từ khóa: hệ thống thông bào xương chũm, sự khí hóa, xương thái dương
ABSTRACT
PNEUMATIZATION OF NORMAL MASTOID AIR CELLS SYSTEM ON TEMPORAL BONE COMPUTED TOMOGRAPHY AT HỒ CHÍ MINH EAR, NOSE AND THROAT HOSPITAL FROM
JUNE 2016 TO JUNE 2017
Doan Vu Ngoc Lam, Pham Ngoc Chat
* Y Hoc TP Ho Chi Minh * Supplement Vol 22 - No 1- 2018: 153 - 161
Introduction: Mastoid bone concludes a complex system of air cells that were very variant in pneumatized
degree The development of mastoid air cells leads to different patterns of relationship between them and
surrounding structures
Objectives: To survey the pneumatization of normal mastoid air cells system on temporal bone computed
tomography.
Methods: A prospective cross – sectional study
Results: The pneumatization of 303 normal mastoid air cells systems on computed tomography was
* Họcviêncaohọckhóa 2015-2017, ĐHYD TP HCM, ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP HCM
Trang 2evaluated in 222 patients, average age is 38.25 ± 15.75 The mastoid air cells system was subdivided into 4 groups: outside antrum, inside antrum, petrous apex and zygomatic cells The outside antrum was pneumatized in 100% of all temporal bones, the inside antrum in 99.3%, the petrous apex in 44.2% and the zygomatic cells in 55.4% The mastoid bone was classified into good pneumatization (84.4%), moderate pneumatization (14.9%), and poor pneumatization (0.7%) according to the relationship with the sigmoid sulcus There was a significant difference (p<0.05) from degree development of inside antrum cells, petrous apex cells and zygomatic cells between the good pneumatized mastoid bone and the moderate pneumatized mastoid bone
Conclusions: The development of mastoid air cells system was very variable The inside antrum cells, petrous apex cells and zygomatic cells of good pneumatized mastoid bone were more developed than the moderate pneumatized mastoid bone.
Keywords: mastoid air cell system; pneumatization, temporal bone
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xương chũm có cấu trúc đặc biệt, trong
xương chũm có chứa một hệ thống phức tạp
nhiều hốc khí to nhỏ khác nhau được gọi là hệ
thống thông bào xương chũm (HTTBXC) Trên
người bình thường, quá trình khí hóa xương
chũm diễn ra tuần tự đầu tiên là sào bào, kế đến
là các thông bào của xương chũm, sau đó là các
thông bào quanh tiền đình, rồi cuối cùng là đỉnh
xương đá Tiến trình bình thường này có thể
ngưng lại bất kỳ giai đoạn nào, cho nên không
phải bất kỳ người bình thường nào cũng có tất cả
các nhóm thông bào trên, có người đủ tất cả, có
người thiếu nhóm này hay nhóm khác(1) Sự đa
dạng về mức độ phát triển của hệ thống thông
bào xương chũm dẫn đến tương quan giữa các
nhóm thông bào với cấu trúc giải phẫu của các
cơ quan quan trọng ở vùng này ở mỗi người
cũng rất khác nhau(10) Trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu khảo sát về sự thông bào xương
chũm bình thường trên CT Scan xương thái
dương Tuy nhiên, tại Việt Nam còn rất ít những
nghiên cứu về vấn đề này Do đó, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát các nhóm thông
bào xương chũm bình thường trên CT scan xương
thái dương” với mục tiêu chuyên biệt như sau:
Khảo sát độ phát triển của các nhóm thông
bào xương chũm
Khảo sát mức độ phát triển xương chũm
Tương quan giữa sự phát triển xương
chũm với sự phát triển các nhóm thông bào xương chũm
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đến chụp CT Scanner xương thái dương tại phòng CT bệnh viện Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh từ 06/2016 đến 06/2017 hội đủ các tiêu chuẩn sau:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên
Không có tiền căn bệnh lý tai
Màng nhĩ còn nguyên, bình thường
Phim CT scanner xương thái dương tư thế trục (axial) được chụp đúng kỹ thuật:
Các lát cắt song song với đường ống tai -
ổ mắt
Diện cắt đi từ mỏm chũm đến hết mặt trên xương đá
Không có dấu hiệu bệnh lý trên CT
Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang
Phân tích trên phim CT Scans
Phân chia các nhóm thông bào trên phim CT
Dựa vào nguồn gốc phôi thai học của các nhóm tế bào, ở tư thế bệnh nhân đứng, đầu thẳng, chúng tôi chia các nhóm thông bào xương chũm thành 4 nhóm lớn và 11 nhóm nhỏ:
Trang 3Nhóm tế bào ngoài sào bào: Nhóm này gồm
4 nhóm nhỏ:
Nhóm tế bào mỏm chũm
Nhóm quanh xoang tĩnh mạch bên
Nhóm góc xoang tĩnh mạch bên – màng não
Nhóm trần sào bào
Nhóm tế bào trong sào bào: nhóm này gồm 5
nhóm nhỏ:
Nhóm quanh dây thần kinh VII
Nhóm sau trên
Nhóm sau giữa
Nhóm dưới cung
Nhóm dưới tiền đình
Nhóm thông bào vùng đỉnh xương đá
Nhóm thông bào phụ: chủ yếu thường gặp là
nhóm thái dương- mỏm tiếp
Xác định sự hiện diện các nhóm thông bào trên CT:
Tư thế axial:
Trên phim CT axial, sào bào quan sát rõ ở
ngang mức lát cắt đi qua ống tai trong và khớp
búa đe Đường thông bào trung tâm đi thấp dần
xuống ngang mức ống tai ngoài Xung quanh sào
bào là các nhóm tế bào quanh sào bào Nhóm tế
bào trần sào bào nằm phía trên sào bào(11) Các lát
cắt theo thứ tự từ dưới lên trên, ta có:
Lát cắt phía dưới ống tai ngoài: có thể quan sát được nhóm tế bào mỏm chũm và nhóm tế bào dưới tiền đình, nhóm này nếu phát triển mạnh có thể thông nối với nhóm tế bào quanh vòi nhĩ ở phía ngoài ống động mạch cảnh Phía sau nhóm tế bào mỏm chũm là đường khớp chẩm chũm, nhóm tế bào chẩm chũm nếu có sẽ hiện diện ở đây
Lát cắt ngang qua ống tai ngoài: có thể thấy đường thông khí trung tâm, xoang tĩnh mạch bên và đường thông bào sau giữa tiền đình có thể xuất hiện phía sau tiền đình.phía trong nó là nhóm tế bào quanh dây thần kinh mặt, phía sau
nó là nhóm tế bào quanh
Lát cắt ngang qua ống tai trong và khớp búa đe: sào bào và sào đạo được nhìn thấy, đường thông bào sau giữa có thể còn hiện diện và có thể thấy được các nhóm tế bào đỉnh xương đá Lát cắt ngang qua ngách thượng nhĩ và sào bào: ở phía sau trong sào bào, nhóm tế bào góc xoang tĩnh mạch bên – màng não được nhìn thấy, phía ngoài là nhóm tế bào phần trai, phía trước nhóm này là nhóm tế bào cung gò má Phía trong sào bào, đường thông bào sau trên và đường thông bào dưới cung nếu có sẽ xuất hiện
ở đây Cả hai đường thông bào này cùng tham gia thông khí cho vùng đỉnh xương đá
Hình 1 Lát cắt phía dưới ống tai ngoài Hình 2 Lát cắt ngang qua ống tai ngoài
Trang 4Hình 3 Lát cắt ngang qua khớp búa đe Hình 4 Ngang ngách thượng nhĩ, sào bào
Hình 5.Cắt dọc đường thông bào trung tâm Hình 6 lát cắt đi qua lỗ trâm chũm
Tư thế coronal: trên phim coronal từ sau ra
trước, ta có:
Lát cắt đi ngang qua đường thông bào trung
tâm: ở mặt cắt này ta có thể thấy rõ nhóm trần
sào bào Ngoài ra một số nhóm đã xuất hiện trên
phim tư thế axial cũng xuất hiện lại tại mặt cắt
này bao gồm các nhóm thông bào phần trai ở
phía ngoài đường thông bào trung tâm, nhóm
quanh dây thần kinh mặt ở trong đường thông
bào trung tâm và nhóm mỏm chũm ở dưới
đường thông bào trung tâm
Lát cắt đi qua lỗ trâm chũm: nhóm thông bào
mỏm trâm nếu có sẽ xuất hiện ở chân mỏm trâm
Ngoài ra nhóm thông bào trên tiền đình và dưới tiền đình đã thấy trên phim axial cũng sẽ hiện diện ở lát cắt này
Xác định mức độ phát triển HTTBXC
Xác định mức độ phát triển nhóm ngoài sào bào và trong sào bào: HTTBXC được chúng tôi
chia thành 4 nhóm lớn và 11 nhóm nhỏ, mức độ phát triển toàn bộ HTTBXC được tính bằng số nhóm nhỏ có xuất hiện trên phim, có nghĩa là mức độ phát triển toàn bộ HTTBXC thấp nhất sẽ
là không phát triển nhóm nhỏ nào và cao nhất là đầy đủ 11 nhóm nhỏ nhỏ Tương tự, mức độ phát triển của nhóm ngoài sào bào thấp nhất sẽ
Trang 5là không phát triển và cao nhất là phát triển đầy
đủ 4 nhóm nhỏ, mức độ phát triển nhóm trong
sào bào thấp nhất sẽ là không phát triển và cao
nhất là phát triển đầy đủ 5 nhóm nhỏ
Xác định mức độ phát triển nhóm thông
bào vùng đỉnh xương đá: Chúng tôi chấm điểm
sự phát triển nhóm đỉnh xương đá thành 3 mức
điểm: 0 điểm, 1 điểm và 2 điểm theo sự tương
quan của đỉnh xương đá với ống ĐM cảnh trong:
Không điểm: thông bào vùng đỉnh xương đá không phát triển
Một điểm: có một vài thông bào ở phần thấp ngang với ống ĐM cảnh trong hoặc phần cao ở trên ống ĐM cảnh trong
Hai điểm: toàn bộ phần thấp và phần cao của đỉnh xương đá đều được thông bào
Hình 7 Nhóm thông bào đỉnh xương đá không phát triển, phát triển phần thấp và phát triển phần cao
Xác định mức độ phát triển nhóm thái dương- mỏm
tiếp
Chúng tôi chấm điểm sự phát triển nhóm
thái dương – mỏm tiếp thành 3 mức điểm: 0
điểm, 1 điểm và 2 điểm dựa theo mức độ khí hóa
của nó:
Không điểm: thông bào vùng thái dương-mỏm tiếp không phát triển
Một điểm: thông bào vùng thái dương-mỏm tiếp phát triển đến rễ mỏm tiếp
Hai điểm: thông bào vùng thái dương-mỏm tiếp phát triển đến trước hố thái dương
Hình 8 Nhóm thái dương – tiếp không phát triển, phát triển quanh khớp thái dương – hàm và phát triển đến
trước hố thái dương
Trang 6Đánh giá sự phát triển xương chũm
Theo Han và Song, chọn hình CT scan xương
thái dương tư thế Axial, vị trí lát cắt ngang qua
khớp búa-đe Vẽ 3 đường cắt ngang qua trục
xương đá, 1 ở bờ trên xoang tĩnh mạch bên; 1
ngay giữa xoang tĩnh mạch bên; 1 ở bờ dưới
xoang tĩnh mạch bên
Nếu thông bào xương chũm phát triển
không quá đường vạch ở bờ trên xoang tĩnh
mạch bên, được xếp vào nhóm thông bào phát triển kém
Nếu thông bào phát triển qua bờ trên xoang tĩnh mạch bên, nhưng không quá đường vạch qua bờ giữa xoang tĩnh mạch bên, được xếp vào nhóm thông bào phát triển trung bình
Nếu thông bào xương chũm phát triển quá giới hạn bờ giữa xoang tĩnh mạch bên, được xếp vào nhóm thông bào phát triển tốt
Hình 9 Xương chũm phát triển tốt (A) trung bình (B) và kém (C).
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung
Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu
thập được 303 mẫu Tuổi trung bình là 38,25 ±
15,75, tuổi nhỏ nhất là 16 và lớn nhất là 85 Có
152 tai phải và 151 tai trái, tỉ lệ tai phải : tai trái là 1: 1.01 Chúng tôi chia mẫu nghiên cứu thành 3 nhóm tuổi: nhóm tuổi từ 16 đến 20 chiếm 18,5%, nhóm từ 21 đến 40 tuổi chiếm 37,6% và nhóm trên 40 chiếm 43.9%
Sự phát triển của HTTBXC
Sự phát triển của toàn bộ HTTBXC
Biểu đồ 1 Mức độ phát triển của toàn bộ HTTBXC
Trang 7Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mức độ
phát triển của toàn bộ HTTBXC thường gặp nhất
là phát triển đến 9 nhóm nhỏ chiếm 22,8%
HTTBXC phát triển đầy đủ tất cả 11 nhóm nhỏ
chiếm 12,2%
Sự phát triển của nhóm ngoài sào bào
Trong nhóm ngoài sào bào, nhóm quanh
xoang tĩnh mạch bên và nhóm góc xoang tĩnh
mạch bên – màng não hiện diện tuyệt đối ở tất cả
100% các tai nghiên cứu Nhóm mỏm chũm và
nhóm trần sào bào cùng hiện diện ở 302 tai,
chiếm 99,7%
Sự phát triển của nhóm trong sào bào
Ở nhóm trong sào bào, nhóm quanh dây
thần kinh VII có 301 tai, chiếm 99,3%, nhóm dưới
tiền đình có 244 tai, chiếm 80,5% và nhóm trên
tiền đình có 252 tai, chiếm 83,5% Trong nhóm
trên tiền đình, nhóm sau trên chiếm 49,2%,
nhóm sau giữa chiếm 71% và nhóm dưới cung
chiếm 37,6%
Về mức độ phát triển: nhóm trong sào bào
không phát triển chiếm 0,7%, phát triển 1
nhóm nhỏ 6,6%, 2 nhóm nhỏ 15,2%, thường
gặp nhất là phát triển đến 3 hoặc 4 nhóm nhỏ
cùng chiếm 29,7% và phát triển đầy đủ tất cả 5
nhóm nhỏ là 20,1%
Sự phát triển của nhóm đỉnh xương đá
Nhóm thông bào đỉnh xương đá hiện diện
trong 144 tai, chiếm 44,2%
Trong 303 tai nghiên cứu, nhóm thông bào
xương đá không phát triển chiếm 55,8%, chỉ
phát triển một trong hai phần: phần thấp dưới
ống ĐM cảnh trong hoặc phần cao ở trên ống
ĐM cảnh trong chiếm 32% và phát triển hết
toàn bộ phần đỉnh xương đá chiếm 12,2% Kết
quả này trong nghiên cứu của Hentona(4), đỉnh
xương đá không thông bào chiếm 67,3%,
thông bào 1 phần chiếm 12,8% và thông bào
toàn bộ chiếm 19,9% Trong một nghiên cứu
của tác giả Jiann Jy Chen và cộng sự(5) cho thấy
tế bào đỉnh xương đá không phát triển chiếm
70,5%, phát triển 1 phần xương đá chiếm
13,6% và phát triển hết hoàn bộ vùng đỉnh xương đá chiếm 15,9%
Sự phát triển của nhóm thái dương – mỏm tiếp:
Nhóm thái dương – mỏm tiếp hiện diện ở
168 tai, chiếm 55,4% Theo tác giả N.L.Đ Nhân, sự hiện diện của nhóm thái dương – mỏm tiếp chiếm 32 tai trong tổng số 55 tai nghiên cứu, chiếm 58,2% Một nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ của tác giả Gupta
D(2) có kết quả nhóm thông bào thái dương – mỏm tiếp hiện diện ở 30% số tai
Về mức độ phát triển, nhóm thông bào thái dương – mỏm tiếp không phát triển chiếm 44,6%, phát triển quanh rễ mỏm tiếp khớp thái dương hàm chiếm 32% và phát triển đến trước
hố sọ giữa chiếm 23,4%
Nhìn chung, có thể thấy sự phát triển của các nhóm thông bào xương chũm trong nghiên cứu của chúng tôi xấp xỉ với nghiên cứu trong nước của tác giả N L Đ Nhân và hầu hết cao hơn đáng kể so với mức độ phát triển các nhóm thông bào xương chũm trong nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Kết quả này phù hợp với nhận định trong nghiên cứu
về đặc điểm giải phẫu, cấu trúc xương chũm người Việt Nam trên phẫu tích xương thái dương của tác giả Trần Tố Dung khi kết luận rằng so với các tác giả nước ngoài xương chũm người Việt Nam có tỉ lệ cấu trúc thông bào nhiều hơn(9)
Sự phát triển xương chũm
Theo phân loại phát triển xương chũm của S
J Han; M H Song, trong tổng số 303 tai nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận nhóm thông bào xương chũm phát triển tốt có 256 tai, chiếm 84,4%, trung bình có 45 tai chiếm 14,9% và kém có 2 tai, chiếm 0,7%
BÀN LUẬN
Sự phát triển của toàn bộ HTTBXC
Tất cả 303 tai đều có sào bào, chiếm tỉ lệ 100%, kết quả này tương tự của tác giả N.L.Đ.Nhân cũng như như kết quả của Han(3)
Trang 8Sự phát triển của nhóm ngoài sào bào
Trong số 303 tai nghiên cứu, có 301 tai hiện
diện đầy đủ tất cả các nhóm thông bào ngoài sào
bào, 2 tai thiếu còn lại bao gồm 1 tai thiếu nhóm
mỏm chũm và 1 tai thiếu nhóm trần sào bào
Sự phát triển của nhóm trong sào bào
Ở nhóm quanh tiền đình, theo kết quả
nghiên cứu của tác giả N L Đ Nhân tỉ lệ hiện
diện của nhóm này là 98,2%(7), cao hơn kết quả
của chúng tôi Nhưng trong một nghiên cứu
của Virapongse tỉ lệ này chỉ có 31% và nghiên
cứu của Khalid Hindi cho thấy nhóm quanh
tiền đình hiện diện ở 39,9%, thấp hơn khá
nhiều so với kết quả của tôi và tác giả N L Đ
Nhân(7). Nghiên cứu của tác giả Yamakami(11)
và cộng sự cho thấy tỉ lệ hiện diện của nhóm
sau giữa là 17% Kết quả này trong một nghiên
cứu của tác giả Lang J(6) là 22% Kết quả này
có sự chênh lệch khá nhiều so với kết quả
nghiên cứu của chúng tôi khi nhận thấy tỉ lệ
hiện diện nhóm thông bào sau giữa lên đến
71% Cũng tương tự như nhóm sau giữa, tỉ lệ
hiện diện nhóm thông bào sau trên trong
nghiên cứu của chúng tôi là 37,6%, cao hơn
khá nhiều so với kết quả của tác giả Mazzoni
A với sự hiện diện của nhóm này chỉ là 3%
Trong phẫu thuật, các nhóm thông bào quanh
tiền đình là một trong những con để tiếp cận
các vùng bệnh lý của xương thái dương, tai
trong và sọ não
Sự phát triển của nhóm đỉnh xương đá
Kết quả nghiên cứu của tác giả N L Đ
Nhân cho thấy nhóm thông bào đỉnh xương
đá chiếm tỉ lệ 60%, trong khi nghiên cứu của
Hentona và cộng sự(4) chỉ ra tỉ lệ hiện diện
của nhóm thông bào xương đá là 32,7% Kết
quả tỉ lệ hiện diện nhóm đỉnh xương đá trong
nghiên cứu của Ito A và cộng sự là 36,6%,
nghiên cứu của Virapongse và cộng sự cho
thấy nhóm đỉnh xương đá chiếm 35%
Sự phát triển xương chũm
Kết quả này khá tương đồng với tác giả
N.L.Đ Nhân nghiên cứu trên 55 tai có 52 tai có
thông bào xương chũm phát triển tốt, chiếm 94,5%, 3 tai phát triển trung bình, chiếm 5,5%,
và không ghi nhận tai nào có hệ thống thông bào xương chũm phát triển kém Tác giả người Nhật Bản Yamakami và cộng sự(11) cũng dùng xoang tĩnh mạch bên làm mốc để đánh giá mức độ phát triển của xương chũm bình thường, nhưng tỉ lệ xương chũm phát triển kém, tức thông bào xương chũm chưa phát triển đến bờ trên xoang tĩnh mạch bên lên đến 14%
Tương quan giữa sự phát triển xương chũm và
sự phát triển của các nhóm thông bào:
Do xương chũm kém phát triển chỉ ghi nhận
có 2 trường hợp , nên chúng tôi chỉ khảo sát tương quan giữa sự phát triển của các nhóm thông bào xương chũm giữa 2 mức độ phát triển xương chũm trung bình và tốt Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra các nhóm thông bào trong sào bào, đỉnh xương đá và thái dương – mỏm tiếp ở xương chũm phát triển tốt phát triển mạnh hơn ở xương chũm phát triển trung bình
có ý nghĩa thống kê, phép kiểm Mann Whitney ở
cả 3 nhóm trên đều có giá trị p < 0,05 Riêng ở nhóm ngoài sào bào, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Khi mới sinh, mỏm chũm chưa phát triển Nó bắt đầu xuất hiện khi trẻ 2 tuổi Sự phát triển của xương chũm là hệ quả của quá trình thông bào khí xảy ra bên trong
nó(8) Do đó, nếu quá trình hóa càng mạnh thì xương chũm càng phát triển Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu này của chúng tôi
KẾT LUẬN
Nhóm ngoài sào bào phát triển đầy đủ tất cả
4 nhóm nhỏ chiếm 99,7% Nhóm trong sào bào phát triển đủ cả 5 nhóm nhỏ chiếm 20,1%, thường gặp nhất là phát triển 3 nhóm và 4 nhóm nhỏ cùng chiếm 29,7%, phát triển 1 nhóm nhỏ chiếm 6,6%, phát triển 2 nhóm nhỏ chiếm 15,2%, không phát triển chỉ chiếm 0,7% Nhóm đỉnh xương đá không phát triển chiếm 55.8%, phát triển một phần chiếm 32%, phát triển toàn bộ chiếm 12,2% Nhóm thái dương – mỏm tiếp
Trang 9không phát triển chiếm 44,6%, phát triển quanh
rễ mỏm tiếp chiếm 32%, phát triển đến trước hố
thái dương chiếm 23,4%
Xương chũm phát triển tốt chiếm 84,4%,
trung bình 14,9% và kém chiếm 0,7%
Các nhóm trong sào bào, đỉnh xương đá và
thái dương – mỏm tiếp ở xương chũm phát triển
tốt phát triển mạnh hơn ở xương chũm phát
triển trung bình có ý nghĩa thống kê Trong khi
sự khác biệt này ở các nhóm ngoài sào bào
không có ý nghĩa thống kê
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ahuja AT et al (2003) Computed tomography imaging of the
temporal bone- Normal anatomy Clin Radiol, 58(9):681-6
2 Gupta D, Rashmi NC, Sheikh S et al (2014) The prevalence,
radiographic appearance, and characteristics of zygomatic air
cell defects (ZACDs) in symptomatic temporomandibular
joint disorder patients in North Indian population Oral
Maxillofac Surg, 18(4):453-7
3 Han SJ, Song MH et al (2007) Classification of temporal bone
pneumatization based on sigmoid sinus using computed
tomography Clin Radiol, 62(11):1110-8
4 Hentona H, Ohkubo J, Tsutsumi T et al (1994)
Pneumatization of the petrous apex Nihon Jibiinkoka Gakkai
Kaiho, 97(3):450-6
5 Chen JJ, Chang HF, Chen DL et al (2015) The pneumatization correlation between lateral and medial to bony labyrinth in adult temporal bone: a survey of brain computed tomography
scans J Radiol Sci, 40:7-11
6 Lang J, Kerr AG (1989) Pneumatization of the posteromedial
aircell tract Clin Otolaryngol Allied Sci, 14(5):425–7
7 Nguyễn Lâm Đạt Nhân, Bùi Thị Xuân Nga, Bùi Văn Te (2014) Viêm tai giữa mạn thủng nhĩ kéo dài ảnh hưởng đến sự phát
triển thông bào xương chũm Kỷ yếu hội nghị khoa học, Khoa
Tai Mũi Họng, Bệnh viện An giang
8 Mansour S (2013) Comprehensive and clinical anatomy of the
middle ear Springer
9 Trần Tố Dung (1984) Những đặc điểm giải phẫu, cấu trúc xương
chũm người Việt Nam Luận án tiến sĩ y học, Đại Học Y Dược
Hà Nội
10 Võ Tấn (1999) Tai Mũi Họng thực hành, tập 2, Nhà xuất bản Y
học TPHCM
11 Yamakami I, Uchino Y, Kobayashi E, Yamaura A (2003) Computed tomography evaluation of air cells in the petrous bone – relationship with postoperative cerebrospinal fluid
rhinorrhea Neurol Med Chir, 43(7):334-9
Ngày nhận bài báo: 11/09/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 02/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 28/02/2018