Khái niệm “Đơn vị hành chính sự nghiệp là: Đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên mônnhất định hay quản lý Nhà nước v
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS.Nguyễn Thị Hồng Lam
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng bản thântôi Các tài liệu được sử dụng để phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và
đã được công bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là dotôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tế
Học viên
Tống Thị Đào
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhậnđược sự giúp đỡ nhiệt tình của các y bác, sỹ và nhân viên trong Bệnh viện đa khoahuyện Chương Mỹ, Bệnh viện mắt Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Hà Đông, các thầy
cô giáo trong khoa sau đại học và nhà trường cùng toàn thể các bạn
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo –TS.Nguyễn Thị Hồng Lam Cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn cho tôi kể từkhi tôi nhận được đề tài cho đến khi hoàn thành bài luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các các y bác, sỹ vànhân viên kế toán trong Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, Bệnh viện mắt HàNội, Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã tạo điều kiện cho tôi được học hỏi và tìm hiểu
để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn của mình
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cô trong khoa và nhà trườngcũng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt Tôi xin cảm ơn rất nhiều!
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn của mình tới gia đình, người thân và bạn
bè của tôi Tất cả mọi người đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trongquá trình thực tập
Dù đã rất cố gắng, xong bài luận văn của tôi không tránh khỏi những thiếu sót.Rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các thầy cô cùng toàn thể các bạn
Xin chân thành cảm ơn
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các nghiên cứu về kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6
7 Kết cấu của Luận văn 6
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 8
1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập 8
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 8
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập 12
1.2.Nội dung hoạt động thu, chi và cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập 13
1.2.1.Nội dung hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập 13
1.2.2.Cơ chế quản lý hoạt động thu chi tại ĐVSN công lập 20
1.2.3.Quy trình quản lý thu chi 23
1.3 Kế toán hoạt động thu chi ở các đơn vị sự nghiệp công lập 27
1.3.1.Cơ sở kế toán 27
1.3.2 Phương pháp kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập 30
Trang 7KẾT LUẬN CHƯƠNG I 44
Trang 8CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN
CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ HÀ NỘI 45
2.1 Tổng quan về các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 45
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngành y tế Hà Nội 45
2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 45
2.1.3.Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 48
2.2 Thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 52
2.2.1 Nội dung hoạt động thu chi và cơ chế quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 52
2.2.2 Thực trạng kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 58
2.3 Đánh giá thực trạng kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 72
2.3.1 Những ưu điểm 72
2.3.2.Những hạn chế 74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP THUỘC SỞ Y TẾ HÀ NỘI 78
3.1 Định hướng phát triển của các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 78
3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 79
3.3 Các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 82
3.3.1 Hoàn thiện nội dung thu,chi và cơ chế quản lý 82
3.3.2.Hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi 84 3.4 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi ở các
Trang 9bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội 93
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Quy trình quản lý thu chi 24
Sơ đồ1.2 Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ 26
Sơ đồ1.3 Mô hình phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ .26
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức tại các bệnh viện 49
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện đa khoa Chương Mỹ 49
Sơ đồ 2.3:(Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của bệnh viện ĐK Chương Mỹ) 50
Trang 11DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp kinh phí sự nghiệp y tế đã sử dụng năm 2016 57
Bảng 2.2 Danh mục một số báo cáo kế toán đang sử dụng 71
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 “ Tính cấp thiết của đề tài ”
Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định trực tiếp đến sự phát triểncủa xã hội Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển, đòi hỏi chúng ta phải phát triểnnguồn nhân lực, trong đó có việc bảo vệ và CSSK con người Đây cũng là mục tiêuquan trọng mà Đảng và nhà nước ta hướng tới Nghị quyết 46-NQ/TW ngày23/02/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ đãnêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng: “Đầu tư cho lĩnh vực sức khỏe con người làđầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”
“Trong thời gian nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới hoạt động củalĩnh vực y tế nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các đơn vị trong lĩnh vực này.Các chủ trương chính sách mới đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các cơ
sở y tế trong việc phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để phát triển, tăng thunhập cho người lao động đồng thời khuyến khích các đơn vị giảm dần sự phụ thuộcvào NSNN Tuy nhiên trong bối cảnh các chính sách liên quan hiện hành còn nhiềuđiểm chưa phù hợp đặc biệt là chính sách thu một phần viện phí đã làm cho tính tựchủ của các cơ sở y tế phần nào bị giới hạn.”
Với chủ trương xã hội hóa các dịch vụ công trong đó có dịch vụ KCB đã buộccác cơ sở y tế có những bước chuyển mình trong việc nâng cao chất lượng dịch vụKCB nhằm đa dạng nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi sử dụng hiệu quảcác nguồn lực hiện có để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngàycàng khốc liệt Các dịch vụ KCB trong các bệnh viện công lập ngày càng trở lên đadạng và phong phú Điều đó đặt ra yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ được các hoạtđộng thu, chi tuân thủ quy định của chế độ kế toán HCSN Song song với việc quản
lý tốt hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng CSSK thì quản lý thu, chi cũng
là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của các bệnh viện
Hiện nay các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội là một trong nhữngđơn vị HCSN có thu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố Hà
Trang 14Nội, nhất là trong việc đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố.Trong thời gian qua công tác kế toán thu, chi tại các bệnh viện còn nhiều điểm bất
cập cần phải hoàn thiện Xuất phát từ những lý do trên nên em chọn đề tài “Kế toán
hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội” để làm đề tài
luận văn của mình, với mong muốn góp phần vào hoàn thiện công tác tổ chức kế
toán tại các bệnh đang hoạt động trong tình trạng quá tải hiện nay sao cho phù hợpvới yêu cầu đổi mới của đất nước
2 Tổng quan các nghiên cứu về kế toán hoạt động thu chi tại các đơn vị
sự nghiệp công lập
Để hoàn thiện kế toán công nói chung và kế toán đơn vị HCSN nói riêng, cókhông ít tác giả đã nghiên cứu về đề tài này Mặc dù các đề tài đều đã đề cập đượcnội dung cơ bản liên quan đến kế toán thu chi tại đơn vị HCSN, nhưng các côngtrình nghiên cứu vẫn còn bộc lộ nhiều điểm yếu, thiếu tính khách quan trong việc đềxuất các giải pháp Do vậy giá trị thực tiễn của các đề tài nghiên cứu còn thấp Tácgiả đã tìm hiểu một số nghiên cứu trước đây về đề tài như:
Luận văn thạc sĩ: “Kế toán hoạt động thu, chi tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh”của Nguyễn Hữu Hiệp do TS Đặng Văn Lương hướng dẫn – năm 2017 Luận văn
đã trình bày được khái quát chung về kế toán thu, chi trong ĐVSN công lập, đồngthời mô tả được thực trạng kế toán hoạt động thu, chi của bệnh viện đa khoa tỉnh, từ
đó đánh giá những ưu điểm, tồn tại và đề xuất được 05 giải pháp hoàn thiện Tuynhiên phần đề xuất hoàn thiện tác giả còn viết chung chung, chưa rõ đóng góp khoahọc về tài khoản và hệ thống báo cáo kế toán
Luận văn “Kế toán hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng công lập trên địabàn tỉnh Hải Dương” của Đỗ Thị Hải Yến (2016) Tác giả đã sử dụng phương phápthống kê như điều tra, so sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng công tác
kế toán hoạt động thu chi tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh HảiDương Luận văn đã khá thành công khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện về nộidung, chính sách quản lý và tổ chức công tác kế toán hoạt động thu chi tại cáctrường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương Tuy nhiên, do phạm vi
Trang 15nghiên cứu của đề tài nên trong luận văn mới chỉ đưa ra thực trạng hoạt động thuchi tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Hải Dương, chứ chưa đi sâuvào nghiên cứu hoạt động thu chi tại các trường đại học sư phạm.
Luận văn “Kế toán hoạt động thu, chi tại Viện hàn lâm khoa học xã hội ViệtNam” của tác giả Lê Thị Thu Thủy-Trường Đại Học Thương Mại do PGS.TS PhạmThị Thu Thủy hướng dẫn - 2016 Luận văn đã trình bày và làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận cơ bản về đặc điểm hoạt động của các ĐVSN công lập và chính sách kế toán
áp dụng tại các đơn vị hoạt động theo mô hình này Đồng thời thông qua cácphương pháp nghiên cứu luận văn làm sáng tỏ những vấn đề về tổ chức công tác kếtoán thu chi và các đánh giá khách quan ưu, nhược điểm tại đơn vị khảo sát.Tuynhiên phạm vi đề tài nghiên cứu khá rộng nên các vấn đề tác giả đưa ra chưa phải
đã bao hàm hết
Luận văn thạc sĩ “ Kế toán hoạt động, thu,chi dịch vụ đào tạo tại các trườngđại học công lập trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hằng do PGS.TSPhạm Đức Hiếu hướng dẫn- 2015 Luận văn đã khái quát được những vấn đề lýluận, thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại các trường đại học công lập trên địabàn Hà Nội, từ đó đưa ra được yêu cầu của việc hoàn thiện.Tuy nhiên đề tài mới chỉtập trung nghiên cứu hoạt động đào tạo liên kết chưa mở rộng nghiên cứu các dịch
vụ đào tạo khác Giải pháp còn mang tính định hướng
Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng” của tác giả Đặng Thị Thảo Nguyên – Trườngđại học Đà Nẵng do PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên hướng dẫn-2015.Luận văn đãtrình bày được khái niệm,đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp sau đó phân tích
và đánh giá thực trạng công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Xâydựng thành phố Đà Nẵng , trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện côngtác kế toán phục vụ cho quản lý tài chính tại các đơn vị này Mặc dù những vấn đềđược nêu trong đề tài là toàn bộ hoạt động kế toán, tác giả không đi sâu vào kế toánhoạt động thu chi tại các đơn vị sự nghiệp ngành xây dựng Do đó luận văn chưacung cấp đầy đủ cơ sở lý luận và giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi tạicác ĐVSN thuộc Sở Xây dựng
Trang 16Luận văn thạc sĩ: “ Kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc
Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội”, chuyên ngành kế toán của Dương Thị Vân Anh doTS.Nguyễn Tuấn Duy hướng dẫn – 2013 Luận văn đã trình bày được tổng quan vềcác ĐVSN, nội dung hạch toán kế toán các nghiệp vụ thu chi.Trên cơ sở khảo sátthực tế luận văn đã phân tích thực trạng kế toán hoạt động thu – chi, chế độ kế toán
áp dụng, từ đó rút ra những tồn tại và đưa ra đề xuất để hoàn thiện chế độ tàichính.Tuy nhiên, số liệu phân tích của đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích để hoànthiện các nghiệp vụ kế toán thu, chi không đi sâu vào phân tích cơ chế tài chính
“Các đề tài đã nêu ở trên đều góp phần cụ thể hóa những vấn đề lý luận cơ bản,phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu chi ở từng đơn vị Từ đó các tác giả cónhững quan điểm, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi ởtừng đơn vị Trên cơ sở đó các luận văn cũng đề ra một số giải pháp hoàn thiện chế
độ kế toán nhà nước Việt Nam nói chung, chế độ kế toán HCSN nói riêng.”
Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt nào vềvấn đề “kế toán thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán thu, chi tại các ĐVSNcông lập
Tìm hiểu phân tích thực trạng “kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh việncông lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”, tìm ra những ưu điểm và tồn tại, trên cơ sở đó đềxuất các giải pháp hoàn thiện trong kế toán hoạt động thu, chi
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:
Kế toán hoạt động thu, chi trong các đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể là tạicác bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: Các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội
Cụ thể:
+ Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nhiên cứu thực trạng kế toán hoạt độngthu chi tại 39 bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội trong năm 2016, 2017
Trang 17+Về mặt không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu thực trạng “kế toán hoạtđộng thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”, trong đó tập trungnghiên cứu điển hình tại 03 bệnh viện công lập gồm Bệnh viện Đa khoa huyệnChương Mỹ, Bệnh, Bệnh viện Mắt Hà Nội, bệnh viện đa khoa Hà Đông (trong tổng
số 39 bệnh viện) Vì đây là 3 bệnh viện có tính đại diện một bệnh viện đại diện chobệnh viện đa khoa tuyến huyện,01 bệnh viện chuyên khoa, 01 bệnh viện đại diệncho bệnh viện đa khoa tuyến thành phố
5 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận là: phương pháp duy vật biện chứng trong đó dựa trênnền tảng nhận thức các vấn đề nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến hiện thực khách quan về
“kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”
Phương pháp duy vật biện chứng vận dụng bước đầu trong nghiên cứu đượcdựa trên quá trình khảo sát các công trình đã công bố có liên quan nhằm tìm ranhững vấn đề cần giải quyết về mặt lý thuyết Trên cơ sở đó luận văn phân tích vàtổng kết những vấn đề nghiên cứu có liên quan hoạt động kế toán thu, chi và xácđịnh mục tiêu nghiên cứu của mình
Trong quá trình hoạt động các bệnh viện chịu tác động của rất nhiều nhân tốkhác nhau cả khách quan và chủ quan xuất phát từ chính nội tại của các đơn vị Do đó
để nghiên cứu về kế toán hoạt động thu chi cần thiết phải kết hợp sử dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu khác nhau để nhận biết thực trạng hoạt động thu, chi tại cácbệnh viện đó Luận văn sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:-Phương pháp thu thập dữ liệu và nghiên cứu tài liệu: Đây là công việc rất cầnthiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào Các phương pháp sử dụng đểthu thập tài liệu sử dụng trong luận văn này là;
+Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Được thực hiện để thu thập thông tin trêncác đối tượng cần lấy thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu, thông tin tài liệu thuthập được khi sử dụng phương pháp này là tài liệu sơ cấp mang tính chính xác cao.+Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này dùng để thu thập các thôngtin về từng nội dung liên quan đến kế toán hoạt động thu chi như các nhân tố về đặc
Trang 18điểm, cơ chế quản lý tài chính, nguồn tài chính đầu tư cho các ĐVSN công lập.
Để thực hiện được phương pháp này cần tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ chứng từ,
sổ sách kế toán, báo cáo kế toán có liên quan kế toán hoạt động thu chi Việc sửdụng phương pháp này nhằm phát hiện sự tác động của các nhân tố từ môi trườngkhách quan ảnh hưởng tới “kế toán hoạt động thu chi tại các bệnh viện công lậpthuộc Sở Y tế Hà Nội”
+Phương pháp quan sát thực tế : Đây là phương pháp sinh động và thực tế vìphương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng ván đều được sử dụng.-Phương pháp tổng hợp phân tích dữ liệu: Dựa vào thông tin tài liệu thu thậpđược qua các cuộc phỏng vấn, qua việc khảo sát tại các các bệnh viện công lậpthuộc Sở Y tế Hà Nội, qua việc sưu tầm trên sách, báo, tạp chí, qua việc tìm kiếmtrên các webside… các thông tin được lựa chọn, phân loại và sắp xếp một cách có
hệ thống thông qua việc sử dụng phần mềm EXCEL để phân tích, tính toán tỷ lệphần trăm áp dụng hay không áp dụng ở từng nội dung, ở từng phần hành
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Dựa vào kết quả nghiên cứu, về mặt khoa học luận văn đã góp phần quan trọngtrong việc hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về kế toán thu, chi tại các ĐVSN cônglập Bên cạnh đó luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ công tác học tập, là cơ sở đểphát triển các công trình nghiên cứu có liên quan trong giai đoạn tới
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở phân tích thực trạng “kế toán thu chi tại các bệnhviện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội”, luận văn đã đưa ra những giải pháp kiến nghịnhằm giải quyết những tồn tại qua đó phát huy tốt lợi thế nhằm nâng cao chất lượnghoạt động của mỗi đơn vị nâng cao tính tự chủ tự chịu trách nhiệm qua đó giảm bớtchi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực y tế
7 Kết cấu của Luận văn.
Xuất phát từ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu nói trên, đề tài có bố cục 3chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán hoạt động thu, chi tại các ĐVSN công lập
Trang 19Chương 2: Thực trạng“kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnh viện công lậpthuộc Sở Y tế Hà Nội.”
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện“kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnhviện công lập thuộc Sở Y tế Hà Nội.”
Trang 20CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU, CHI
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
a Khái niệm
“Đơn vị hành chính sự nghiệp là: Đơn vị được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên mônnhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó (các cơ quan chính quyền,
cơ quan quản lý Nhà nước trong các ngành Giáo dục - Đào tạo, Y tế Văn hóa, Thểthao, Sự nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp, Trạm, trại) hoạt động bằng nguồn kinh phíngân sách Nhà nước cấp toàn bộ hay chỉ một phần, và các nguồn khác đảm bảo chiphí hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc không hoàn trực tiếp.”[15,tr12]
Từ khái niệm trên có thể thấy đơn vị HCSN được chia thành hai loại các đơn
vị hành chính và các ĐVSN
“Đơn vị hành chính là: cơ quan quản lý nhà nước các cấp từ Trung ương đếnđịa phương gồm ba hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp.Nguồn thucủa các đơn vị này do NSNN đảm bảo.Ví dụ: Quốc hội, UBND các cấp, tòa án, việnkiểm sát nhân dân các cấp.”
“ĐVSN là các đơn vị được cấp có thẩm quyền nhà nước thành lập để thựchiện những nhiệm vụ chuyên môn nhất định Nguồn kinh phí hoạt động của các đơn
vị này một phần là do NSNN cấp, một phần được thu từ các khoản phí, lệ phí đểduy trì hoạt động theo chức năng của mình.Ví dụ: Bệnh viện, trường học.”
“Nguyễn Thị Đông (2005), Giáo trình Kế toán công trong đơn vị HCSN, Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội thì “Đơn vị sự nghiệp là đơn vị do nhà nước quyết địnhthành lập thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước vềhoạt động nào đó Đặc trưng cơ bản của các đơn vị sự nghiệp công lập là được trangtrải kinh phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh
Trang 21phí từ Ngân quỹ nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trựctiếp”.[ 15,tr12].
Nguyễn Văn Lợi (2008),Giáo trình Quản trị tài chính đơn vị hành chính sự
nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội thì “Đơn vị sự nghiệp là đơn vị được nhà
nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, bảo đảm an ninhquốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội… các đơn vị này được Nhà nước cấp kinhphí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp” [ 16,tr29]”
Như vậy đơn vị sự nghiệp không phải là cơ quan quản lý nhà nước mà là các
tổ chức cung cấp các dịch vụ công về y tế, giáo dục,văn hóa, thể dục thể thao…nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đổi mới đất nước Đơn vị sự nghiệp
có thể chia thành hai loại như sau:
-Đơn vị sự nghiệp công lập
Đơn vị sự nghiệp công lập:Là những đơn vị do nhà nước thành lập để thựchiện nghiệp vụ chuyên môn có tính dịch vụ không vì mục đích lợi nhuận, hoạt độngchủ yếu bằng nguồn Ngân sách nhà nước cấp
- Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập: Là đơn vị ngoài khu vực Nhà nước cungứng dịch vụ sự nghiệp công do các tổ chức, cá nhân tự đầu tư, được cơ quan nhànước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
b Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
* Theo lĩnh vực hoạt động, Tại Mục VIII thông tư 71/2006/TT-BTC các ĐVSNcông lập được chia thành:
“ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực giáo dục & đào tạo: nguồn thu chủ yếu là từhọc phí, ngoài ra còn có các nguồn thu khác như hoạt động dịch vụ liên kết từ việcliên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực y tế, đảm bảo xã hội gồm: nguồn thu chủ yếu
là viện phí theo quy định của nhà nước và các hoạt động dịch vụ khác với mứcthu do đơn vị quy định
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực văn hóa thông tin: Các đơn vị này có nhiệm vụphục vụ nhu cầu giải trí tinh thần cho xã hội, có nguồn thu chủ yếu là từ dịch vụ in
Trang 22tráng, lồng tiếng, chiếu phim, quảng cáo, xuất bản tạp chí, bản quyền phát thanhtruyền hình… và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực thể dục thể thao:Nguồn thu chủ yếu từ hoạtđộng dịch vụ sân bãi, quảng cáo bản quyền thể thao trong sân đấu và một số khoảnthu khác theo quy định của nhà nước và một số nguồn thu dịch vụ khác
ĐVSN công lập thuộc lĩnh vực kinh tế :Các đơn vị này có nguồn thu chủ yếu
là một loại phí theo quy định của nhà nước và một số nguồn thu dịch vụ khác.”[3]
* Theo yêu cầu quản lý ngân sách đối với các ĐVSN công lập trong cùng một
ngành theo cùng một hệ thống dọc thì căn cứ vào cấp độ hoạt động, các ĐVSNcông lập được chia thành các đơn vị dự toán các cấp như sau:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm doThủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao Đơn vị dự toán cấp I thực hiệnphân bổ, giao dự toán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệmtrước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sáchcủa đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toáncấp dưới trực thuộc theo quy định
- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị dựtoán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấp III(trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thựchiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán
và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, được đơn vị dựtoán cấp I hoặc cấp II giao dự toán ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiệncông tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và đơn vị sử dụng ngânsách trực thuộc (nếu có) theo quy định
- Đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III được nhận kinh phí để thực hiệnphần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toántheo quy định”
Trang 23hoạt động thường xuyên =
Tổng nguồn thu sự nghiệp
lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi hoạt động tổ chức thu phí, lệ phí…Tổng số nguồn thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo
dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định
Căn cứ vào mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên, ĐVSN công lậpđược phân loại như sau:
- ĐVSN công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động là các đơn vị có nguồn thu từhoạt động sự nghiệp luôn ổn định nên bảo bảo đảm được toàn bộ chi phí cho hoạtđộng thường xuyên của đơn vị, gồm:
+ ĐVSN công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xácđịnh theo công thức trên, bằng hoặc lớn hơn 100%
+ ĐVSN công lập đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ nguồn thu sự nghiệp, từnguồn NSNN do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng
- ĐVSN công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động là ĐVSN có mức tựbảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên, từ trên 10%đến dưới 100% Đây là những đơn vị có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưngchưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN phải cấp mộtphần chi phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị
Trang 24- ĐVSN công lập do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, gồm:
+ ĐVSN công lập có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xácđịnh theo công thức trên, từ 10% trở xuống
+ ĐVSN công lập không có nguồn thu”
Từ năm 2015, ĐVSN công lập được phân loại theo quy định tại điều12,13,14,15 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ củaĐVSN Các ĐVSN công lập tự chủ về tài chính được chia thành 4 loại:
“ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
ĐVSN công tự bảo đảm chi thường xuyên
ĐVSN công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
ĐVSN công do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (không có nguồn thuhoặc nguồn thu thấp)””
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập
“ĐVSN công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội,không vì mục đích kiếm lời Sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủyếu là những sản phẩm dịch vụ có giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ,đạo đức, các giá trị về xã hội”…Đại bộ phận sản phẩm dịch vụ của ĐVSN công lập
là sản phẩm dịch vụ có tính phục vụ không chỉ bó hẹp trong một ngành hoặc mộtlĩnh vực mà những sản phẩm dịch vụ đó khi tiêu dùng thường có tác dụng lan tỏa.Hoạt động của loại hình đơn vị này có các đặc điểm nổi bật sau:
“Thứ nhất, hoạt động của các đơn vị này không nhằm mục địch lợi nhuận trực
tiếp
Thứ hai, hoạt động của các đơn vị này là cung cấp các sản phẩn dịch vụ mang
lại lợi ích chung, lâu dài và bền vững cho xã hội
Thứ ba, hoạt động của các đơn vị này luôn gắn liền và bị chi phối bởi các
chương trình phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước”
Các ĐVSN công lập bao gồm những đơn vị trong các lĩnh vực như y tế, giáo
dục, văn hóa, thông tin, khoa học công nghệ, kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinhphí của nhà nước cấp hoặc từ các nguồn kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ
Trang 25phí, hoạt động kinh doanh hay viện trợ không hoàn lại Do đó, để quản lý và chủđộng trong các khoản chi tiêu của mình, hàng năm các ĐVSN công lập phải lập dựtoán cho từng khoản chi tiêu này Dựa vào bản dự toán, NSNN cấp kinh phí cho cácđơn vị Chính vì vậy, kế toán thu, chi không chỉ quan trọng đối với bản thân đơn vị
mà còn quan trọng đối với NSNN
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị này phải có trách nhiệm chấp hành quyđịnh của Luật NSNN, các tiêu chuẩn định mức, các quy định về chế độ kế toánHCSN do Nhà nước ban hành Cụ thể là đáp ứng yêu cầu về quản lý kinh tế - tàichính, tăng cường quản lý kiểm soát chi quỹ NSNN, quản lý tài sản công, nâng caochất lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý trong các đơn vị HCSN Vì thế,công tác kế toán thu,chi trong ĐVSN công lập phải đảm bảo được tính thống nhấtgiữa kế toán và yêu cầu quản lý của nhà nước và đơn vị; Đảm bảo sự thống nhất vềnội dung, phương pháp của kế toán với các chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;Đảm bảo sự phù hợp với đặc thù của đơn vị
1.2.Nội dung hoạt động thu, chi và cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị
sự nghiệp công lập
1.2.1.Nội dung hoạt động thu, chi trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1.1 Hoạt động thu chi trong đơn vị sự nghiệp công lập
Đặc điểm tổ chức hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập
-Tổ chức hoạt động của các ĐVSN công lập bao gồm hoạt động sự nghiệp vàhoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ Hoạt động sự nghiệp là hoạt động chủ yếu củacác đơn vị và được nhà nước giao chức năng nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ công ích
để phục vụ xã hội, phi lợi nhuận Hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ là hoạt động
mở thêm của các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao và chophép tổ chức hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ trên cơ sở lấy thu bù chi và cótích lũy nhằm tăng thu nhập cho viên chức đáp ứng nhu cầu của xã hội
-Mô hình hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm
Tổ chức hoạt động sự nghiệp tách biệt với hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ
Tổ chức hoạt động sự nghiệp kết hợp với hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ
Tổ chức hỗn hợp trong đó vừa thực hiện hoạt động và vừa hoạt động
Trang 26SXKD,cung ứng dịch vụ.
- Tổ chức bộ máy quản lý tại các ĐVSN công lập gồm ba mô hình sau:
Tổ chức bộ máy quản lý mô hình tập trung
Tổ chức bộ máy quản lý mô hình phân tán
Tổ chức bộ máy quản lý mô hình vừa tập trung vừa phân tán
Hoạt động thu, chi kinh phí NSNN cấp
Trong các ĐVSN công lập hoạt động thu, chi kinh phí NSNN cấp là quá trìnhtiếp nhận nguồn kinh phí do NSNN cấp để duy trì các hoạt động theo chức năngnhiệm vụ và quá trình sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động theoquy định
Hoạt động thu, chi kinh phí NSNN cấp bao gồm hoạt động thu, chi kinh phíthường xuyên và hoạt động thu chi kinh phí không thường xuyên
Hoạt động thu, chi sự nghiệp
Hoạt động thu chi sự nghiệp là hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định và quátrình sử dụng nguồn thu sự nghiệp để thực hiện các hoạt động trong chức năngnhiệm vụ chính được giao
Đối với hoạt động sự nghiệp tại các ĐVSN công lập, do đặc thù các khoản thu
sự nghiệp là các khoản thu liên quan đến số phí, lệ phí mà đơn vị được phép giữ lạinên sẽ phát sinh các khoản chi phí tương ứng liên quan đến các khoản thu này như:
- Thanh toán tiền công phục vụ cho công tác thu sự nghiệp
- Thanh toán tiền văn phòng phẩm, các chi phí phát sinh liên quan đến cácdịch vụ công cộng, chi phí liên quan đến nghiệp vụ thu sự nghiệp
Nguồn thu sự nghiệp là nguồn kinh phí có nguồn gốc từ ngân sách Đối vớiĐVSN công lập thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, kinh tế…sau khi được sử dụng để chi các khoản liên quan trực tiếp đến hoạt động thu thì nhànước cho phép được dùng để bổ sung kinh phí thường xuyên và chi phục vụ cho cáchoạt động trong chức năng nhiệm vụ chính được giao tương tự như nguồn kinh phíthường xuyên do ngân sách nhà nước cấp
Hoạt động thu chi sản xuất kinh doanh
Ở ĐVSN công lập có hoạt động SXKD, thì nguồn thu từ hoạt động này chính
Trang 27từ việc bán sản phẩm, hàng hóa hay cung cấp lao vụ, dịch vụ tùy theo chức năngcủa ĐVSN công lập Ngoài ra còn có thể thu được các khoản thu liên quan đến việcđầu tư tài chính từ nguồn tiền nhàn rỗi Nguồn thu từ hoạt động SXKD đó được sửdụng để trang trải các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD hay hoạtđộng đầu tư tài chính
Hoạt động thu chi khác
Hoạt động thu chi khác tại ĐVSN công lập bao gồm các hoạt động thu liênquan đến thanh lý và nhượng bán vật tư, TSCĐ, các khoản thu bắt bồi thường liênquan đến kiểm kê phát hiện thiếu tài sản… Như vậy các khoản chi phí phát sinhliên quan đến các hoạt động trên bao gồm:
Chi phí kiểm kê tài sản, Chi phí phá dỡ, hủy bỏ tài sản, Chi phí định giá vàthẩm định giá tài sản, Chi phí tổ chức bán đấu giá, Chi phí hoa hồng…
1.2.1.2 Nội dung thu tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Tùy theo đặc điểm của các ĐVSN công lập mà nguồn thu của các đơn vịnày được hình thành một phần từ nguồn kinh phí thụ hưởng do NSNN cấp, mộtphần từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị hoặc các nguồn thu khác theo quy địnhcủa pháp luật
* Nguồn NSNN cấp.
Theo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 “Ngân
sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực
hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:
“Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho
cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi củacấp trung ương”
“Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho
cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địaphương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa
Trang 28Vì các ĐVSN công lập thuộc cấp quản lý của nhà nước, được thành lập vàhoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà để thực hiện các nhiệm vụ do nhà nướcgiao cho, nên hoạt động chủ yếu nhờ nguồn NSNN cấp
Theo quy định khoản 1 Điều 14 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP Nguồn tàichính này được cấp dưới các hình thức:
Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đốivới đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sựnghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán đượccấp có thẩm quyền giao”
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị khôngphải là tổ chức khoa học và công nghệ)”
Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức”
Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”
“Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao”
Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quyđịnh”
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tàisản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phêduyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm”
Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩmquyền phê duyệt”
Kinh phí khác (nếu có)
Đối với đơn vị tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên,mức kinhphí NSNN cấp ổn định theo đình kỳ 3 năm và hàng năm được điều chỉnh theo tỷ lệquy định Hết 3 năm mức kinh phí này sẽ được xác định lại cho phù hợp
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động SXKD
-Thu hoạt động sự nghiệp: Là khoản thu phí, lệ phí theo quy định của nhà
Trang 29nước trên cơ sở căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi ĐVSN công lập được cơquan có thẩm quyền giao cho thu và được để lại tại đơn vị phục vụ cho hoạt độngthường xuyên của đơn vị.
Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động của các ĐVSN công lập mà các nguồn thuhoạt động sự nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, Theo mục VIII Thông tư71/2006/TT-BTC nguồn thu hoạt động sự nghiệp bao gồm:
- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định củanhà nước;
-Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng củađơn vị, cụ thể:
+ Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chứctrong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hànhthực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ
và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
+ Sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám,chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học vớicác tổ chức; cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạtđộng cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác); thu
từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu khác theoquy định của pháp luật
+ Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin: Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xemphim, các hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cungứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ các hoạt động đăng, phátquảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; thu phát hành báo chí,thông tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
+ Sự nghiệp Thể dục, thể thao: Thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo, bảnquyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.+ Sự nghiệp kinh tế: Thu tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông lâm, thuỷlợi, thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, xây dựng, địa chính, địa chất và các ngành
Trang 30khác; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
mở thêm hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ trên nguyên tắc công khai, dân chủlấy thu bù chi và có tích lũy, bảo đảm lợi ích của nhà nước, của tổ chức, cá nhântheo quy định của pháp luật: Bao gồm các khoản thu liên quan đến việc bán sảnphẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ tại các ĐVSN công lập có hoạt động SXKD
*“Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho”: Đây là những khoản thu khôngthường xuyên, không dự tính trước được nhưng có tác dụng hỗ trợ đơn vị trong quátrình thực hiện nhiệm vụ, nguồn này không phải nộp ngân sách theo chế độ
* Nguồn khác, khoản 4 điều 14 Nghị định số 43 quy định nguồn này gồm:
- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, côngnhân, viên chức trong đơn vị
- Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước theo quy định
Việc hạch toán nguồn kinh phí hoạt động áp dụng ở tất các ĐVSN công lậpphải đảm bảo nguyên tắc: Kinh phí được hình thành từ nguồn nào phải hạch toánđúng theo nguồn đó và phải theo dõi chi tiết từng nguồn hình thành
1.2.1.3 Nội dung chi của các ĐVSN công lập
Các ĐVSN công lập nói riêng và các đơn vị HCSN nói chung đều phát sinhcác khoản chi liên quan đến đơn vị bao gồm: chi thường xuyên và chi không thườngxuyên
Nội dung chi thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số
43/2006/NĐ-CP và tại khoản 2 mục VIII Thông tư số 71/2006/TT-BTC các nội dung chi đượcquy định và hướng dẫn cụ thể như sau:
Trang 31Chi thường xuyên: là khoản chi mang tính thường xuyên, ổn định để duy trì bộ
máy và thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch, bao gồm:
Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩmquyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản tríchnộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành;dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thườngxuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định
Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiềnlương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếpphục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữathường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụcho công tác thu phí và lệ phí
Chi cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấplương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theoquy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cốđịnh; sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thứcvay của cán bộ, viên chức; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật
và các khoản chi khác (nếu có)
Chi hoạt động không thường xuyên là những khoản chi không mang tính
thường xuyên, ổn định thường là những khoản chi liên quan đến các chức năng,nhiệm vụ được cấp trên giao cho, bao gồm:
Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát,nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;
Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
Trang 32Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cốđịnh thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;
Các khoản chi khác theo quy định (nếu có)
Đối với các ĐVSN công lập được tự chủ về tài chính, thủ trưởng đơn vị được
tự quyết định mức thu, chi hợp lý chứ không bắt buộc phải tuân thủ đúng các địnhmức chi tiêu Từ đó giúp cho việc tăng cường công tác quản lý thu chi giúp cho cácĐVSN có thể quyết định cắt giảm những khoản chi phí không hợp lý, nâng cao hiệuquả hoạt động
1.2.2.Cơ chế quản lý hoạt động thu chi tại ĐVSN công lập
Cơ chế quản lý tài chính trong các ĐVSN công lập là tổng thể các phương pháp,công cụ và hình thức tác động lên một hệ thống để liên kết phối hợp hành động giữacác bộ phận thành viên trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của quảnlý.Cụ thể tại một ĐVSN công lập quản lý tài chính là quản lý các nguồn thu và quản lýcác hoạt động chi Có hai cơ chế quản lý tài chính đối với ĐVSN công lập một là cơchế quản lý tài chính theo dự toán năm, hai là cơ chế tự chủ tài chính:
Cơ chế quản lý tài chính theo dự toán năm là cơ chế quản lý truyền thốngmang tính áp đặt phụ thuộc Các đơn vị hoạt động dựa trên nguồn do NSNN cấp vìvậy các đơn vị hoàn toàn thụ động trông chờ vào kinh phí do NSNN cấp, không chủđộng được nguồn kinh phí mọi hoạt động đều dựa trên sự cấp phát
Cơ chế tự chủ tài chính là cơ chế quản lý linh hoạt chủ động trong bố trí và sửdụng nguồn kinh phí Nhà nước khuyến khích các ĐVSN công lập tự chủ tài chínhtăng thu tiết kiệm chi nhằm tạo điều kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ
sở hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN
Về cơ chế quản lý hoạt động thu
Nguồn tài chính của các ĐVSN công lập nói chung gồm có 03 nguồn chính là
từ NSNN, từ nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu từ các hoạt động SXKD, cung ứng
Trang 33dịch vụ Để đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về chế độ thu và thực hiệncông bằng xã hội, đồng thời để sử dụng các nguồn thu hiệu quả và tiết kiệm trên cơ
sở đúng mục đích thì:
“Các ĐVSN công lập phải sử dụng nhiều biện pháp, trong đó liên tục giám sátquá trình chấp hành dự toán đã được xây dựng và phải tổ chức hệ thống thông tin đểghi nhận đầy đủ, kịp thời
Các ĐVSN công lập phải có kế hoạch theo dõi việc sử dụng các nguồn kinhphí, song song với việc tổ chức khai thác các nguồn thu để hoàn thành nhiệm vụđược giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm hiệu quả và đúng mục đích”
Bên cạnh các nguồn thu trên ĐVSN công lập còn được quyền huy động vốn từliên doanh, liên kết của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định củapháp luật, từ cán bộ, viên chức trong đơn vị và từ các tổ chức tín dụng
Ở Việt Nam khi tiến hành đổi mới trong khu vực sự nghiệp công lập, thì đổimới cơ chế tài chính là một nội dung đặc biệt quan trọng, giúp các ĐVSN công lập
tự chủ hoạt động để nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả chi ngân sách Nghịđịnh 43/2006/NĐ-CP đã trao quyền tự chủ, chủ động cho ĐVSN công lập.Tuynhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại, đòi hỏi cần sửa đổi, bổ sungcho phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Việc chuyển đổi sang cơ chế nhà nước “mua” các sản phẩm đầu ra đòi hỏi ĐVSNcông phải thực hiện cơ chế tính giá dịch vụ công Trong khi, Nghị định 43/2006/NĐ-
CP chưa quy định về cơ chế tính giá dịch vụ công nên một số sản phẩm dịch vụ sựnghiệp công vẫn duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí cần thiết
Do đó, Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định ĐVSN công không sử dụng kinhphí NSNN được xác định giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, ĐVSNcông sử dụng kinh phí NSNN giá dịch vụ sự nghiệp công được xác định trên cơ sởđịnh mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí ,địnhmức kinh tế - kỹ thuật, lộ trình tính giá kết cấu dần các chi phí vào giá dịch vụ
Với cơ chế tính giá này, các ĐVSN công được hạch toán đầy đủ các chi phícần thiết sẽ có động lực chuyển sang tự chủ ở mức cao hơn
Trang 34Về cơ chế quản lý hoạt động chi
Từ năm 2014 trở về trước, cơ chế quản lý hoạt động chi thực hiện theo quyđịnh tại điều 15 Nghị định 43/2006/NĐ-CP và khoản 2 mục VIII Thông tư 71/2006/TT-BTC
Từ năm 2015 trở lại đây cơ chế quản lý hoạt động chi thực hiện theo Nghịđịnh 16/2015/NĐ-CP quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ củaĐVSN công lập
Với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tàichính đối với ĐVSN công lập, chuyển dần sang hình thức đặt hàng , giao nhiệm vụcung cấp dịch vụ công thay vì giao dự toán trước đây, gắn liền với lợi ích mà đơn vị
đã năng động tạo nên bằng nhiều hình thức cung ứng các dịch vụ khác nhau,khuyến khích các đơn vị chủ động tăng thu, giảm dần việc thụ động phụ thuộc vàoNSNN
Điều 14 Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của
ĐVSN công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên Cơ chế tự chủ đó được thể hiện:
- Đơn vị sử dụng nguồn tài chính để chi cho các hoạt động thường xuyên vàkhông thường xuyên như sau:
+ Chi thường xuyên: Đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính:Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; Nguồn thu phí theo pháp luật vềphí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phần được để lại chi hoạt động thườngxuyên); Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phídịch vụ sự nghiệp công; Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có) Một
số nội dung chi được quy định như sau:
Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ vàcác khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi Nhànước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồntheo quy định; trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước cấp bổ sung;
Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao vàkhả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn,
Trang 35chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định.
+Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật Ngânsách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí (phần được để lạichi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí)
-Phân phối kết quả tài chính trong năm
Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoảnnộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơnchi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
- Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch,bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiềnlương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹtheo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp”
“Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiềnlương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định sử dụngtheo trình tự sau: Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác (nếu có)
Việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêunội bộ và phải công khai trong đơn vị Nội dung chi từ các quỹ thực hiện theo quyđịnh tại Điểm b Khoản 3 Điều 12 Nghị định này.”
1.2.3.Quy trình quản lý thu chi.
Để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và điều hành NSNN theo quy địnhcủa luật NSNN thì các ĐVSN công phải tuân thủ, chấp hành quy trình quản lý tàichính bao gồm 03 khâu; Lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán thu, chi Việclập dự toán, chấp hành dự toán, và quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước các đơn
Trang 36vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật kếtoán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Thông tư 71/2006/TT-BTC.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Quy trình quản lý thu chi
a.Lập dự toán thu chi
Theo hướng dẫn tại mục X Thông tư số 71/2006/TT-BTC công tác lập dựtoán được quy định như sau:
Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ củanăm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp, tìnhhình thu chi tài chính của năm trước liền kề, đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch;
số kinh phí đề nghị ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn
vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp cônglập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); cụ thể:
- Dự toán thu, chi thường xuyên:
- Dự toán chi không thường xuyên đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chitheo quy định hiện hành của Nhà nước
Lập dự toán Chấp hành dự toán Quyết toán
Trang 37Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo từngnội dung thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét tổng hợp gửi Bộ,ngành chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trung ương), gửi cơ quan chủ quản địaphương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) theo quy định hiện hành.
Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định:
- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên: Căn cứ quy định của nhànước đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên của năm kếhoạch Trong đó kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên(đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp
do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) theo mức kinh phí ngânsách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên của năm trước liên kề, cộng (+)hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch do cơ quan cóthẩm quyền quyết định
- Dự toán chi không thường xuyên, đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chitheo quy định hiện hành của Nhà nước
Dự toán thu, chi đơn vị sự nghiệp công lập gửi cơ quan quản lý cấp trên trựctiếp để xem xét, tổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trungương), gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương)theo quy định hiện hành
Có hai phương pháp lập dự toán thường được sử dụng là phương pháp lập
dự toán trên cơ sở quá khứ và phương pháp lập dự toán cấp không
Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉtiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnhtheo tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến Như vậy phương pháp này rất rõràng, dễ hiểu và dễ sử dụng, được xây dựng tương đối ổn định, tạo điều kiện, cơ sởbền vững cho nhà quản lý trong đơn vị trong việc điều hành mọi hoạt động
Trang 38Sơ đồ1.2 Mô hình phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ
Phương pháp lập dự toán cấp không: là phương pháp xác định các chỉ tiêutrong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợpvới điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị chứ không dựa trên kết quả hoạt động thực
tế của năm trước Như vậy, đây là phương pháp lập dự toán phức tạp hơn do khôngdựa trên số liệu, kinh nghiệm có sẵn Tuy nhiên, nếu đơn vị sử dụng phương phápnày sẽ đánh giá được một cách chi tiết hiệu quả chi phí hoạt động của đơn vị
Sơ đồ1.3 Mô hình phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ
Dự toán năm
trước
Dự toán năm nay
Quản lý cấp trên
Các yếu tố điều chỉnh
tăng trong năm
Quản lý bộ phận
Dự toán năm nay
Trang 39b Tổ chức chấp hành dự toán thu chi
“Đối với dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị sựnghiệp công lập được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế củađơn vị, đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tàikhoản giao dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán Cuối năm ngân sách
dự toán chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hếtđơn vị được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng
Đối với các khoản chi không thường xuyên, việc điều chỉnh nội dung chi, nhómmục chi; kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thực hiện theo quyđịnh của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.”
c Quyết toán thu chi
Các đơn vị sự nghiệp công lập phản ánh tình hình thực hiện thu, chi sự nghiệpcủa đơn vị gồm nguồn thu sự nghiệp, các khoản chi hoạt động thường xuyên và tìnhhình thực hiện so với dự toán giao về chế độ tiền lương, các khoản thanh toánchuyên môn nghiệp vụ, tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN Cuối quý, cuốinăm các đơn vị lập báo cáo quyết toán thu, chi NSNN gửi cơ quan quản lý cấp trênxét duyệt theo quy định Báo cáo quyết toán phải trung thực, chính xác, đầy đủ nộidung thu và các khoản chi của đơn vị
1.3 Kế toán hoạt động thu chi ở các đơn vị sự nghiệp công lập
1.3.1.Cơ sở kế toán
* Kế toán theo cơ sở dồn tích
Kế toán theo cơ sở dồn tích: Là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở dự thu,
dự chi ; kế toán cơ sở dồn tích cho phép mọi nghiệp vụ kinh tế của các ĐVSNliên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí đượcghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực tế thuhoặc thực tế chi tiền
Kế toán trên cơ sở dồn tích thường được lựa chọn áp dụng ở các tổ chức kinh
tế bao gồm doanh nghiệp và ĐVSN có hoạt động SXKD phát triển với doanh thuhàng năm cao và có kết cấu phức tạp Bên cạnh đó các ĐVSN công lập trong quá
Trang 40trình hoạt động SXKD có liên quan đến hàng hóa tồn kho khó áp dụng phương phápnày.Đặc biệt, việc áp dụng phương pháp kế toán dồn tích là thực sự cần thiết đối vớinhững doanh nghiệp phát sinh các hoạt động bán chịu, khi đó sẽ đảm bảo tính phùhợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong một kỳ kế toán nhất định
Cơ sở kế toán này được trình bày qua một số nội dung cơ bản sau đây:
+ Các tài sản vốn cần phải được trình bày trên báo cáo tài chính
+ Các nghiệp vụ giao dịch phi tiền tệ, chẳng hạn như khấu hao TSCĐ hữuhình, phân bổ giá trị của TSCĐ vô hình, lập dự phòng, các khoản phải trả, cáckhoản phải thu đều được ghi nhận trong kỳ nếu thỏa mãn các điều kiện
+ Kế toán cũng cần ghi nhận các khoản có liên quan đến lợi ích của nhân viên(như khoản nghỉ việc, khoảng lương hưu, ngày nghỉ phép…)
+ Các nội dung liên quan đến các khoản mục khác có tính chất gần tương tựnhư cách ghi nhận trong báo cáo tài chính của khu vực tư nhân
+ Các BCTC cần phải lập đối với một đơn vị công dưới sự kiểm soát củachính phủ cùng với các giải trình ngân sách cần thiết của tổ chức đó
Với việc lựa chọn kế toán theo cơ sở dồn tích sẽ thể hiện được đúng bản chấtcủa các khoản mục trong kế toán thu, chi ngân sách và cung cấp một bức tranh đầy
đủ và toàn diện hơn Hơn nữa, kế toán dồn tích sẽ yêu cầu tổ chức nghiêm túc hơntrong quá trình kinh doanh, hợp nhất được thông tin tài chính, hoạt động kinh doanh
và các chiến lược kinh doanh tương lai Kế toán dồn tích yêu cầu một trình độ quản
lý cao giữa bộ phận quản lý và nhân viên trong đơn vị Nếu một đơn vị có nhu cầuchuyển đổi sang kế toán dồn tích cũng như việc hoạch định ngân sách theo cơ sởnày thì đây là một thay đổi lớn cho bất kỳ tổ chức nào và yêu cầu cũng thay đổitrong cách thức quản lý, đồng thời cần lựa chọn áp dụng một hệ thống thông tin tàichính mới
Hiện nay theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tựchủ cho ĐVSN công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủcủa ĐVSN công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thay thếNghị định 43/2006/NĐ-CP Với mục tiêu thúc đẩy các ĐVSN công lập vươn lên,