Đối với quản lý tài chính: Nguồn lực tài chính phục vụ chủyếu cho các hoạt động vẫn là kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp nên việc quản lý và sử dụng nguồn lực bắt buộc phải tuân theo các q
Trang 1-PHẠM MAI HẢI YẾN
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI
CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 2-PHẠM MAI HẢI YẾN
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI
CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN
MÃ SỐ : 60 34 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS ĐỖ MINH THÀNH
HÀ NỘI, NĂM 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi Các tàiliệu được sử dụng để phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đã đươccông bố theo đúng quy định Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìmhiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tế
Học viên
Phạm Mai Hải Yến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bài luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi cònnhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều thành viên và tập thể
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS, TS Đỗ Minh
Thành – Người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi rất
nhiều trong thời gian gian làm bài luận văn này
Tiếp đó, tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong ViệnKiểm nghiệm thuốc Trung Ương và Viện Pháp y Quốc gia đã tạo điều kiện cho tôiđược học hỏi và tìm hiểu để tôi có thể hoàn thành tốt bài luận văn của mình
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Kế toán,khoa Sau đại học trường Đại học Thương mại đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡtôi về mọi mặt
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Phạm Mai Hải Yến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7
7 Kết cấu của Luận văn 7
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU CÔNG LẬP 8
1.1 Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu công lập 8
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu công lập 8
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu công lập 10
1.2 Nội dung thu chi và cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập 13
1.2.1 Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập 13
1.2.2 Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập 15
1.2.3 Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập 17
1.3 Kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu công lập 27
1.3.1 Khái quát hệ thống kế toán áp dụng trong đơn vị sự nghiệp có thu công lập 27
1.3.2 Nguyên tắc kế toán hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập 32
1.3.2 Kế toán các khoản thu, chi trong đơn vị sự nghiệp có thu công lập 34
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI TẠI CÁC
VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ 40
2.1 Tổng quan về các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế 40
2.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý các Viện Nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế 42
2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng 44
2.2 Thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế 44
2.2.1 Nội dung và cơ chế quản lý hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế 44
2.2.2 Thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế 48
2.3 Đánh giá về thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế 59
2.3.1 Những ưu điểm, kết quả đạt được 59
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN HỌAT ĐỘNG THU, CHI TẠI CÁC VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ 64
3.1 Định hướng phát triển của các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế và yêu cầu hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế 64
3.1.1 Định hướng phát triển các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế 64
3.1.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế 64
3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế 65
3.2.1 Hoàn thiện chứng từ kế toán hoạt động thu, chi 65
3.2.2 Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hoạt động thu, chi 66
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống sổ kế toán hoạt động thu, chi 68
Trang 73.2.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán 68
3.2.5 Hoàn thiện các mặt khác 69
3.3 Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế 70
3.3.1 Điều kiện từ phía nhà nước và Bộ Y tế 70
3.3.2 Điều kiện từ phía các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT TỪ ĐẦY ĐỦ
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 CBVC Cán bộ viên chức
6 ĐVSN Đơn vị sự nghiệp
7 GTGT Giá trị gia tăng
8 KPCĐ Kinh phí công đoàn
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thìcác đơn vị sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi vào pháttriển ổn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xãhội của đất nước Ngành y tế hiện nay được coi là một ngành quan trọng trong hệthống kinh tế quốc dân, thuộc nhóm ngành dịch vụ phục vụ có tính chất phúc lợi xãhội Để tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, kế toán nghiệp vụ thu, chi cầnđược hoàn thiện, đảm bảo các khoản thu, chi được phản ánh đầy đủ, kịp thời, rõràng và trung thực
Nhằm quản lý thống nhất nguồn thu, chi tạo điều kiện cho các đơn vị sựnghiệp tăng thu bảo đảm trang trải kinh phí hoạt động, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 10/2902/NĐ-CP ngày 16/1/2002 về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sựnghiệp có thu Sau 5 năm thực hiện Nghị định có hiệu quả, Chính phủ tiếp tục hoànthiện nghiên cứu ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tựchịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đốivới đơn vị sự nghiệp công lập Thực tế cho thấy Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày14/02/2015 thay thế cho Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chínhphủ đã tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các Viện nghiêncứu thuộc Bộ Y tế nói riêng được chủ động tổ chức hoạt động chuyên môn, gắn việcquản lý, sử dụng nguồn lực tài chính với chất lượng và hiệu quả hoạt động Theo đócác Viện đã thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ động, sángtạo, nâng cao năng lực quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước giảm dần
sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với hoạt độngcủa đơn vị để phù hợp với chủ trương phát triển hiện nay Chính vì thế, để đảm bảocho quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước thì côngtác kế toán hoạt động thu, chi đóng một vai trò rất quan trọng
Do vậy, việc đánh giá lại thực trạng công tác tổ chức kế toán thu, chi với việctăng cường tự chủ tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế là hết sức cần thiết.Trên cơ sở đó tìm ra giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán thu, chi cơ chế quản lý tàichính sao cho phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động và trình độ kế toán tại các
Trang 10Viện, góp phần thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nước, quản lý thống nhất thu, chitạo điều kiện cho các đơn vị tăng thu, đảm bảo trang trải kinh phí hoạt động Chính
vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kế toán hoạt động thu, chi tại
các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế”, với mong muốn góp phần vào hoàn
thiện cơ chế quản lý tài chính nói chung và công tác tổ chức kế toán nói riêng tạicác Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế cho phù hợp với yêu cầu đổi mới, phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quyết định 19/2006/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính được ban hành vềchế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng chung cho tất cả các đơn vị hànhchính sự nghiệp trong cả nước, không phân biệt lĩnh vực, đặc thù riêng có của từngngành Trên thực tế, có một số tác giả nhận thức được sự khác biệt của mỗi ngànhnên đã có những công trình đi nghiên cứu về công tác kế toán của từng ngành, từngloại hình đơn vị cụ thể, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như sau:
Đề tài: “Kế toán hoạt động thu chi và kết quả tài chính tại các bệnh viện công lập trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính” – luận văn thạc sĩ của tác giả
Mai Văn Thanh năm 2011
Luận văn này đã phân tích được thực trạng kế toán hoạt động thu – chi và kếtquả tài chính tại các bệnh viện công lập nói chung nhưng đi sâu vào kết quả tàichính trong điều kiện thực hiện tự chủ Đề xuất quan điểm mang tính định hướngtrên góc độ kế toán tài chính và kế toán quản trị
Đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ thu – chi và kết quả tài chính tại các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội” – luận văn thạc sĩ của tác giả
Phạm Thị Hồng Thúy năm 2008
Luận văn đã trình bày được tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu, nộidung hạch toán kế toán các nghiệp vụ thu chi và xác định kết quả tài chính tại cácđơn vị sự nghiệp có thu Trên cơ sở khảo sát thực tế luận văn đã phân tích thựctrạng kế toán hoạt động thu – chi và kết quả tài chính trong chế độ kế toán áp dụngtại một số đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế, từ đó rút ra nhữngtồn tại và đưa ra đề xuất để hoàn thiện chế độ tài chính Tuy nhiên, số liệu phân tíchcủa đề tài chủ yếu tập trung vào lĩnh vực y tế, do đó có những nghiệp vụ đặc trưng
Trang 11riêng và còn bỏ sót nhiều khía cạnh khác của kế toán hoạt động thu – chi cũng nhưkết quả tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu.
Đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán thu, chi với việc tăng cường tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc bộ y tế khu vực Hà Nội” – luận văn thạc sĩ
của tác giả Tô Thị Kim Thanh – Trường Đại Học Thương Mại năm 2011
Luận văn đã trình bày và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểmhoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu và chính sách kế toán áp dụng tại các đơn
vị hoạt động theo mô hình này Đồng thời thông qua các phương pháp nghiên cứu,điều tra, luận văn cũng làm rõ những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kế toán thuchi tại các bệnh viện công lập, đánh giá khách quan ưu điểm cũng như những tồn tạicần tiếp tục hoàn thiện kế toán thu, chi tại các đơn vị khảo sát
Từ những nghiên cứu đó, luận văn đã làm rõ sự cần thiết và yêu cầu hoànthiện kế toán thu, chi tại các bệnh viện công lập thuộc bộ y tế khu vực Hà Nội Từ
đó trình bày cụ thể các đề xuất, các giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi với việctăng cường tự chủ tài chính tại các bệnh viện công lập thuộc bộ y tế khu vực Hà Nội.Tuy nhiên, phạm vi đề tài nghiên cứu khá là rộng, không thể nghiên cứu đượchết các bệnh viện công lập thuộc bộ y tế khu vực Hà Nội, nên các vấn đề tác giả đưa
ra chưa phải đã bao hàm hết
Hoàn thiện công tác kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp công lậpnói chung và tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế nói riêng là yêu cầu cấp thiếttrong quá trình chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính Xuất phát từ những hoạt độngcủa các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế, đặc biệt đối với ngành y tế, nhữngphương hướng và giải pháp hoàn thiện phải phù hợp với định hướng phát triển hệthống cơ sở y tế của Việt Nam và đồng thời đạt được mục tiêu đảm bảo công bằng y
tế và hiệu quả kinh tế Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kế toán hoạt động thu,chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế hiện nay và qua quá trình tìm hiểu cácnghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ tiếp tục tập trungvào các vấn đề chính như kế toán hoạt động thu, chi khi thực hiện cơ chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm về tài chính, cách thức tổ chức công tác kế toán hoạt động thu, chitại các đơn vị này từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán, công tác lậpchứng từ, phản ánh ghi nhận và lập báo cáo tài chính, từ đó luận văn rút ra những kết
Trang 12quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng, làm cơ sở thực tiễn quan trọng đểxây dựng định hướng và đưa ra các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện kế toán hoạtđộng thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế nhằm tiết kiệm chi và sửdụng các nguồn thu một cách hiệu quả nhất.
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài sẽ hệ thống hoá và làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán hoạt độngthu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu
Tìm hiểu, phân tích thực trạng kế toán thu, chi tại các Viện nghiên cứu trựcthuộc Bộ Y tế, tìm ra những ưu điểm và bất cập trong kế toán hoạt động thu chi, trên
cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi tại các Việnnghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về kế toán thu,
chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu và thực trạng kế toán hoạt động thu, chitại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế
Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Số liệu trong luận văn tập trung vào năm 2015
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y
tế đó là
+ Viện Pháp y Quốc gia: là cơ quan chuyên ngành về pháp y của Bộ y tế, cóchức năng thực hiện giám định pháp y, nghiên cứu khoa học, xây dựng quy chuẩnchuyên môn trình Bộ y tế phê duyệt, xây dựng các chương trình và tổ chức bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giám định viên pháp y, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểmtra chuyên môn nghiệp vụ pháp y cho các đơn vị pháp y trong toàn quốc
+ Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương: là cơ quan chuyên ngành về kiểmnghiệm, giám sát chất lượng thuốc, mỹ phẩm , có chức năng nghiên cứu khoa học,phát triển hệ thống kiểm nghiệm và các biện pháp kỹ thuật để giám sát chất lượngthuốc, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các cơ sở kiểm nghiệm thuốc trong cả nước
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu công tác kế toán thu, chi hoạt động thườngxuyên và thu chi hoạt động dịch vụ
Trang 135 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện đề tài, dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biệnchứng, duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp tiếp cận: Luận văn vận dụng cơ sở lý thuyết về kế toán hoạt
động thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp công lập đề phân tích thực trạng về kế toánhoạt động thu chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế
- Phương pháp thu thập dữ liệu: để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu, các
phương pháp được sử dụng:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Phương pháp điều tra, khảo sát qua bảng câu hỏi
Điều tra, khảo sát qua bảng câu hỏi phỏng vấn là phương pháp thu thập thôngtin, số liệu thông dụng trong nghiên cứu kinh tế Khi nghiên cứu được hình thành,mục đích nghiên cứu được xác định rõ, sẽ xác định được các câu hỏi cần điều traphỏng vấn Khi đó, sẽ xây dựng được bảng câu hỏi điều tra Gồm các câu hỏi dướidạng viết và các câu trả lời tương ứng để người trả lời ghi vào Được sự giúp đỡ củagiáo viên hướng dẫn cũng như thảm khảo một số mẫu và ý kiến của một số cán bộ
kế toán chuyên ngành, tác giả đã thiết kế mẫu Phiếu khảo sát và bảng câu hỏi phỏng
vấn (Phụ lục 1.9, 1.10 và 1.11) gồm các câu hỏi độc lập về nhiều vấn đề khác nhau
liên quan đến kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp được sử dụng phổ biến để thu thập ý kiếnchuyên gia mà phương pháp điều tra không thu thập được Người phỏng vấn đưacác câu hỏi và ghi lại các câu trả lời của người được phỏng vấn Phương pháp này
vô cùng hữu ích trong các tình huống cần thông tin đủ sâu, mà phương pháp điều trakhảo sát qua bảng câu hỏi không thực hiện được Để có thể phỏng vấn thành công,tác giả đã chuẩn bị trước các câu hỏi; sau đó sắp xếp lịch hẹn và phỏng vấn theo cácnội dung liên quan tới kế toán hoạt động thu chi tại đơn vị phù hợp với công việc
mà người được phỏng vấn đang thực hiện
Phương pháp quan sát
Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giácquan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc hành vi của con ngườiphục vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học
Trang 14Phương pháp này cũng thích hợp trong tình huống khi phỏng vấn không thuthập được các thông tin chính xác hoặc không lấy được đầy đủ thông tin vì đối táckhông muốn trả lời hoặc có thái độ bất hợp tác.
Với phương pháp quan sát, tác giả đã tiến hành quan sát các chứng từ, sổ sách,tài khoản, báo cáo kế toán có liên quan đến kế toán hoạt động thu, chi tại các bệnhviện công lập để nhận diện thực trạng vấn đề nghiên cứu tại các đơn vị này Quaquan sát thấy được môi trường làm việc, mối quan hệ giữa các khoa, phòng có liênquan với Phòng tài chính kế toán Để có thể thu thập được các thông tin có liênquan đến công tác thu, chi tài chính tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế, tácgiả đã tiến hành quan sát tại các Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, Viện Pháp
y Quốc gia Kết quả của phương pháp là các tài liệu bút ký, các biểu mẫu chứng từ,
sổ sách và báo cáo kế toán liên quan đến kế toán thu, chi tài chính của các Việnnghiên cứu trực thuộc Bộ y tế nêu trên
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các ngànhkhoa học xã hội Nghiên cứu tài liệu giúp cho chúng ta hiểu được lịch sử của vấn đềnghiên cứu, thông qua nghiên cứu tìm hiểu các công trình của các học viên ở trongnước và nước ngoài về vấn đề mà cá nhân đang nghiên cứu Từ kết quả phân tích tưliệu, học viên hệ thống hóa được những vấn đề nghiên cứu cơ bản của để tài, xácđịnh được những khái niệm cơ bản, những vấn đề lý luận quan trọng của đề tài làm
cơ sở cho việc điều tra thực tiễn
Giai đoạn đầu tiên của phương pháp nghiên cứu tài liệu là giai đoạn chuẩn bị
và xác định tài liệu nghiên cứu Đó là các tài liệu liên quan đến tổ chức công tácthu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế, chế độ kế toán hành chính sựnghiệp và các chuẩn mực kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán quốc tế có liênquan Luật kế toán, các thông tư hướng dẫn chuẩn mực kế toán, nghiên cứu củacác học viên trong nước và ngoài nước về vấn đề này trên các tạp chí, sách báo, cáctrang web, các luận án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học, Giai đoạn tiếptheo là phân tích tài liệu, diễn đạt kết quả và đưa ra kết luận Đây là giai đoạn phântích để xem xét sự phù hợp của chế độ kế toán Việt Nam với thực trạng kế toán hoạtđộng thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế hiện nay, từ đó là cơ sở chocác kiến nghị, đề xuất của luận văn
Trang 15- Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu: Thông qua những tài liệu đã được thu
thập từ các đơn vị khảo sát, tác giả kiểm định lại, đối chiếu với các văn bản quyđịnh, để đưa vào đề tài nghiên cứu những thông tin hữu ích có thể hoàn thiện cácvấn đề mà luận văn đặt ra
Mục đích của phương pháp là phân tích các thông tin đầu vào để đưa cácthông tin, kết luận phù hợp với trọng tâm nghiên cứu
Phương pháp xử lý dữ liệu là phép biện chứng duy vật lịch sử Từ các thôngtin thu được, thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu xử lý có tính nguyên tắcnhư logic, tổng hợp, phân tích… và phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh, đốichiếu, phân tích nội dung, và các kỹ thuật của thống kê Các phương pháp nàytương đối hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu Sử dụng cácphương pháp này tác giả sẽ chắt lọc được các thông tin có tính kiểm chứng cao vàthể hiện tính khoa học trong việc nghiên cứu các vấn đề cụ thể Điều này giúp íchrất lớn cho tác giả hoàn thiện luận văn
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Trong luận văn này, bằng nghiên cứu khoa học của mình, tác giả đã có nhữngđóng góp về mặt lý luận và thực tiễn:
- Về mặt lý luận: Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kế toán hoạt động thu,
chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và tại các Viện nghiên cứu trực thuộc
Bộ Y tế nói riêng
- Về thực tiễn: Trên cơ sở lý luận tổng quan và nghiên cứu thực trạng công tác
kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế, đề tài đãphân tích, làm rõ những ưu, nhược điểm, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoànthiện công tác kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ y tế
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục liênquan, luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1 : Những lý luận cơ bản về kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị
sự nghiệp có thu công lập
Chương 2: Thực trạng về kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu trực
thuộc Bộ Y tế
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện
nghiên cứu trực thuộc Bộ Y tế
Trang 16CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THU CHI
TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU CÔNG LẬP 1.1 Tổng quan về các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu công lập
1.1.1.1 Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp có thu công lập là đơn vị hành chính sự nghiệp do cơ quan
có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập, hoạt động trong các lĩnh vựcgiáo dục – đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin… Nhằm cung cấpcác dịch vụ công cộng và duy trì các hoạt động bình thường của các ngành kinh tếquốc dân không vì mục đích sinh lợi
Đơn vị sự nghiệp có thu công lập hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn NSNN.Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, đơn vị được Nhà nước cho phép khai tháccác nguồn thu để trang trải một phần hay toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyêncủa đơn vị Vì thế, đơn vị sự nghiệp có thu công lập có vai trò tự chủ trong hoạtđộng điều hành của đơn vị và quản lý hành chính, chủ động bố trí kinh phí để thựchiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp, tìmkiếm khai thác nguồn thu để tăng thu, giảm chi, tự trang trải một phần chi phí củađơn vị để phát triển các sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa…
Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế bao gồm các sở khámchữa bệnh như các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế thuộc các bộ, ngành vàđịa phương, cơ sở khám chữa bệnh thuộc các viện nghiên cứu, trường đạo tạo ydược, cơ sở điều dưỡng và phục hồi chức năng; các viện, phân viện thuộc hệ thốngphòng bệnh trung ương; các trung tâm y tế thuộc hệ thống phòng bệnh địa phương;các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe; trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ vàtrẻ em – kế hoạch hóa gia đình; trung tâm phòng chống các bệnh xã hội; các trungtâm kiểm định vắc xin, sinh phẩm máu, dịch truyền thuộc ngành y tế…
1.1.1.2 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu công lập
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thựchiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như quy định tại Nghị định số16/2015/NĐ-CP của chính phủ ngày 14/02/2015 được phân chia thành 03 loại:
Trang 17+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí là đơn vị có nguồn thu
sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, Ngân sáchNhà nước cấp một phần chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị Mức kinh phí
tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị này được xác định theo côngthức sau đây Mức này đạt từ trên 10% đến dưới 100%:
Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu sự nghiệp
hoạt động thường xuyên = - x 100 %
của đơn vị sự nghiệp (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Trong đó:
Tổng số thu sự nghiệp của đơn vị bao gồm:
Tiền thu phí, lệ thuộc ngân sách Nhà nước (phần được để lại của đơn vịtheo quy định) Mức thu phí, lệ phí, tỷ lệ nguồn thu được để lại đơn vị sử dụng vànội dung chi thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối vớitừng loại phí, lệ phí
Thu từ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ Mức thu từ các hoạt động này
do Thủ tướng đơn vị quyết định, theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tíchlũy
Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên: Là đơn
vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên,Ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên chođơn vị Đó là các đơn vị:
Có mực tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên tính theo công thức (*)bằng hoặc lớn hơn 100%
Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên từ nguồnthu sự nghiệp, ngân sách Nhà nước không cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thườngxuyên cho đơn vị
Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên từ nguồnthu sự nghiệp và từ nguồn Ngân sách Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhànước đặt hàng
Trang 18+ Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu thấp, đơn vị không có nguồn thu, kinh phíhoạt động thường xuyên do NSNN bảo đảm toàn bộ Các loại đơn vị này có mức tựđảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên tính theo công thức (*) từ 10% trở xuống.
Theo chức năng quản lý Nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể thìđơn vị sự nghiệp có thu gồm:
+ Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Y tế Các đơn vị này có chức năng,nhiệm vụ chăm sóc, khám chữa bệnh cho cộng đồng, nguồn thu chủ yếu là viện phítheo quy định của Nhà nước Bên cạnh đó đợn vị cũng có thể triển khai các hoạtđộng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, mức thu do đơn vị tự quy định
+ Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực văn hóa, du lịch và thể thao Các đơn
vị này có chức năng nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tinh thần cho cộng đồng, nguồn thuchủ yếu là phí thu được từ các hoạt động biểu diễn, thi đấu mang lại
+ Đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo Các đơn vị này
có chức năng nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho đất nước Nguồn thuchủ yếu là học phí theo quy định của Nhà nước Ngoài ra các đơn vị cũng có thểliên kết với các đơn vị khác để đào tạo theo yêu cầu
1.1.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu công lập
Các ĐVSN có thu hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và với tínhchất, đặc điểm quy mô hoạt động khác nhau Nhưng cho dù đơn vị đó có thuộcngành nào, loại hình ĐVSN nào thì chúng đều có một số đặc điểm chung nhất định:
Thứ nhất, ĐVSN có thu là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội là chính chứ không vì mục tiêu lợi nhuận.
Là ĐVSN có thu của Nhà nước nên chịu sự chỉ đạo của các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền, hoạt động chủ yếu giúp Nhà nước thực hiện vai trò của mình trongviệc điều hành các hoạt động kinh tế – văn hóa – xã hội theo hướng hiệu quả, côngbằng Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động của các ĐVSN nhằmmục đích cung cấp cho xã hội những sản phẩm dịch vụ đặc biệt để hỗ trợ cho cácngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡngnhân tài, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển và đạt hiệuquả cao hơn, bảo đảm và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn hóa tinhthần của nhân dân Vì vậy quá trình hoạt động của các ĐVSN chủ yếu là phục vụ
Trang 19cho xã hội, thực hiện chức năng và các nhiệm vụ do Nhà nước giao là chính, khôngnhằm mục đích lợi nhuận như các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Thứ hai, sản phẩm của ĐVSN có thu là sản phẩm mang lại lợi ích chung, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Những sản phẩm, dịch vụ do hoạt động sự nghiệp tạo ra chủ yếu là những sảnphẩm có giá trị về tri thức, sức khỏe, văn hóa, đạo đức và các giá trị xã hội… Đó lànhững sản phẩm ở dạng vật chất hoặc phi vật chất, có thể dùng chung cho nhiềungười, mang tính xã hội hóa cao Sản phẩm, dịch vụ của hoạt động sự nghiệp cơ bản
là những “hàng hóa công cộng”, “hàng hóa công cộng” có hai đặc điểm cơ bản:không loại trừ và không tranh dành Đó là những hàng hóa mà việc tiêu dùng củangười này không loại trừ việc tiêu dùng của người khác và không ai có thể canthiệp, ngăn chặn việc người khác sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó
Những “hàng hóa công cộng” từ hoạt động sự nghiệp không những có giá trị,giá trị sử dụng mà còn có giá trị xã hội rất cao Việc sử dụng những loại sản phẩmnày giúp cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và có hiệu quả hơn.Chẳng hạn như hoạt động sự nghiệp y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, văn hóathông tin mang lại sức khỏe, tri thức, những hiểu biết cần thiết, giúp cho sự pháttriển toàn diện của con người – nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xãhội đất nước Vì vậy hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và có tác động tíchcực đến quá trình tái sản xuất xã hội
Thứ ba, hoạt động của ĐVSN có thu luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Với chức năng của mình, Chính phủ luôn tổ chức duy trì và bảm đảm hoạtđộng sự nghiệp để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội Để thực hiệncác mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định, Chính phủ thực hiện các chương trình mụctiêu quốc gia như: Chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Chương trình xóa
mù chữ, Chương trình phòng chống HIV – AIDS, Chương trình Dân số và Kếhoạch hóa gia đình, Chương trình Xóa đói giảm nghèo… Với những chương trìnhmục tiêu quốc gia này chỉ có Nhà nước mà cụ thể ở đây là các ĐVSN mới có thểthực hiện một cách triệt để và có hiệu quả bởi nếu để tư nhân thực hiện họ sẽ vì mục
Trang 20tiêu lợi nhuận là chính mà không quan tâm đến các mục tiêu xã hội dẫn đến hạn chếviệc tiêu dùng và kìm hãm sự phát triển hiệu quả, công bằng của xã hội.
Thứ tư, các ĐVSN có thu có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động sự nghiệp
Là tổ chức do Nhà nước thành lập thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cung cấpcác dịch vụ công cộng nhằm thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân Nhìn chungnguồn tài chính cơ bản phục vụ cho hoạt động sự nghiệp của các ĐVSN này doNgân sách Nhà nước cấp Tuy nhiên với sự đa dạng của các hoạt động sự nghiệptrong nhiều lĩnh vực cũng như khó khăn của Ngân sách Nhà nước và với mục tiêu
để đảm bảo tính hiệu quả trong các hoạt động của các ĐVSN, Nhà nước đã chophép ĐVSN thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thông qua việc giao cho họ quyềnđược khai thác nguồn thu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và được
bố trí một số khoản chi một cách chủ động
Các đặc điểm cơ bản nêu trên của ĐVSN có thu đã tác động đáng kể tạo ranhững đặc trưng đối với công tác quản lý tài chính và việc tổ chức công tác kế toántrong các ĐVSN có thu Đối với quản lý tài chính: Nguồn lực tài chính phục vụ chủyếu cho các hoạt động vẫn là kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp nên việc quản lý và
sử dụng nguồn lực bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật về quy trìnhlập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách, các khoản thu, chi phải tuân theocác khung, định mức đã quy định và theo hệ thống Mục lục Ngân sách, việc quản lýtài chính của các đơn vị chịu sự tác động trực tiếp bởi các chính sách phát triển kinh
tế - xã hội quốc gia… Song song với tác động về quản lý tài chính của các đơn vịthì việc tổ chức công tác kế toán của các ĐVSN có thu cũng khá đặc thù: với mụctiêu là phục vụ xã hội là chính nên việc tổ chức hạch toán kế toán trong ĐVSN cóthu vẫn chủ yếu nghiêng về các kế toán các hoạt động thu – chi được thực hiệntrong đơn vị, cụ thể là việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí và các khoản thukhác, còn việc tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động vẫn chưa được đề cập tới.Nhưng đến nay, hoạt động kinh tế tài chính ở các ĐVSN có thu đã và đang cónhững chỉnh sửa để phù hợp với những thay đổi trong hoạt động của các đơn vị, đó
là việc nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động, đặc biệt làhoạt động tài chính trong các ĐVSN có thu
Trang 211.2 Nội dung thu chi và cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp
có thu công lập
1.2.1 Nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
Nguồn tài chính của các ĐVSN có thu công lập tùy thuộc vào từng đơn vị baogồm các nguồn: nguồn NSNN cấp, nguồn thu sự nghiệp, nguồn thu từ hoạt độngsản xuất kinh doanh, nguồn khác
a Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sáchnhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí;
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phầnđược để lại chi thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sảnphục vụ công tác thu phí);
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếucó), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị khôngphải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục
vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thựchiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật
b Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, bao gồm cả nguồn ngân sáchnhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá tính đủ chi phí;
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phầnđược để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị,tài sản phục vụ công tác thu phí);
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (nếucó), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị khôngphải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
Trang 22chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyết địnhcủa cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bị phục
vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí thựchiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
- Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật
c Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên
- Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;
- Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định (phầnđược để lại chi hoạt động thường xuyên và chi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị,tài sản phục vụ công tác thu phí);
- Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phí dịch
vụ sự nghiệp công;
- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên(nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vịkhông phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốcgia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bịphục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phíthực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao
- Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật
d Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên
- Ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên trên cơ sở số lượng người làm việc
và định mức phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Nguồn thu khác (nếu có);
- Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên(nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vịkhông phải là tổ chức khoa học công nghệ); kinh phí các chương trình mục tiêu quốcgia; chương trình, dự án, đề án khác; kinh phí đối ứng thực hiện các dự án theo quyếtđịnh của cấp có thẩm quyền; vốn đầu tư phát triển; kinh phí mua sắm trang thiết bịphục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phíthực hiện nhiệm vụ đột xuất được cơ quan có thẩm quyền giao;
Trang 23- Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
1.2.2 Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
a Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
Chi đầu tư từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn vốn vay và các nguồntài chính hợp pháp khác
- Căn cứ nhu cầu đầu tư và khả năng cân đối các nguồn tài chính, đơn vị chủđộng xây dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phêduyệt Trên cơ sở danh mục dự án đầu tư đã được phê duyệt, đơn vị quyết định dự ánđầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồnvốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư
- Đơn vị sự nghiệp công được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được
hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của các tổ chức tín dụng theoquy định
- Căn cứ yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét bố trí vốn cho các
dự án đầu tư đang triển khai, các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp cóthẩm quyền
Chi thường xuyên:
- Chi tiền lương: Đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ vàcác khoản phụ cấp do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi Nhànước điều chỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ nguồn thu củađơn vị
- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý
Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhànước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chicao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quyđịnh trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhànước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợptheo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình
- Trích khấu hao tài sản cố định theo quy định Tiền trích khấu hao tài sản hìnhthành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách được hạchtoán vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Trang 24Chi nhiệm vụ không thường xuyên
Đơn vị sự nghiệp công phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước vềmức chi, tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động;chế độ công tác phí nước ngoài; chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ởViệt Nam
b Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên
- Chi thường xuyên: chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý,
Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Chi thực hiện các nhiệm vụ Khoa học
-Công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chương trình mụctiêu quốc gia; chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặthàng; chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ thựchiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;chi thực hiện các dự án từ nguồnvốn viện trợ nước ngoài; chi cho các hoạt động liên doanh liên kết;…
c Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên
- Chi thường xuyên: chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý,
Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Chi thực hiện các nhiệm vụ Khoa học Công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chương trình mụctiêu quốc gia; chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặthàng; chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ thựchiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;chi thực hiện các dự án từ nguồnvốn viện trợ nước ngoài; chi cho các hoạt động liên doanh liên kết;…
-d Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên
- Chi thường xuyên: chi tiền lương, chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý,
Chi nhiệm vụ không thường xuyên: Chi thực hiện các nhiệm vụ Khoa học Công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức; chương trình mụctiêu quốc gia; chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặthàng; chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ thựchiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;chi thực hiện các dự án từ nguồnvốn viện trợ nước ngoài; chi cho các hoạt động liên doanh liên kết;…
Trang 25-1.2.3 Cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
Đơn vị sự nghiệp được quyết định các khoản thu cũng như được quyền quyếtđịnh một số mức chi sao cho phù hợp với đơn vị mình, điều đó được thể hiện thôngqua các cơ chế về quản lý hoạt động thu chi như sau:
a.Cơ chế quản lý
+ Quản lý nguồn thu:
Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các khoản sau kinh phí
do nhà nước cấp, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, nguồn viện trợ, tài trợ, quàbiếu, tặng… Ngoài ra đơn vị sự nghiệp còn được quyền huy động vốn từ các tổchức tín dụng, từ cán bộ viên chức trong đơn vị, sử dụng vốn liên doanh, liên kếtcủa các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Đây lànguồn mà các cơ quan quản lý hành chính nhà nước không có quyền huy động và
sử dụng Điều đó thể hiện như sau:
- Nguồn thu phí, lệ phí căn cứ mức thu quy định trong khung phí, lệ phí cấp cóthẩm quyền ban hành
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảmmột phần chi phí hoạt động có các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng vànhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huyđộng vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chấtlượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợvay theo quy định của pháp luật
Các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay tín dụng, vốn huy động phải thực hiện theođúng quy định của pháp luật, công khai, dân chủ trong đơn vị, theo quy hoạch đượccấp có thẩm quyền phê duyệt và báo cáo cơ quan quản lý cấp trên biết, theo dõi,kiểm tra thực hiện
Đơn vị được dùng tài sản mua sắm từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và từnguồn vốn vay, vốn huy động để thế chấp vay vốn theo quy định của pháp luật,không được sử dụng kinh phí, tài sản của ngân sách nhà nước để thế chấp vay vốn,chi trả tiền vay, tiền huy động
Đơn vị sự nghiệp được sử dụng tài sản đầu tư từ quỹ phát triển hoạt động sựnghiệp, tiền vay, tiền huy động để góp vốn với các đơn vị, tổ chức khác dưới hình
Trang 26thức liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật Việc sử dụng đất để góp vốnliên doanh liên kết phải thực hiện theo quy định của luật đất đai và các văn bảnhướng dẫn hiện hành.
Kết quả hoạt động tài chính đối với hoạt động liên doanh, liên kết của đơn vịsau khi nộp thuế theo quy định của pháp luật được hạch toán là kết quả của hoạtđộng dịch vụ và được quản lý sử dụng theo quy định của thông tư 71/2006/TT-BTC
Các hoạt động liên doanh, liên kết phải được công khai dân chủ trong đơn vị
và thực hiện chế độ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định
Trong đổi mới khu vực sự nghiệp công lập, đổi mới cơ chế tài chính là một nộidung đặc biệt quan trọng, là điều kiện then chốt để các đơn vị sự nghiệp tự chủ hoạtđộng nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả chi ngân sách Quá trình thựchiện nghị định 43/2006/NĐ-CP, đã tạo quyền tự chủ, chủ động cho đơn vị sựnghiệp.Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại, đòi hỏi cần sửađổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn Do vậy, nghị định 16/2015/NĐ-CPquy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập đã có một số điểm mới khiquy định giá và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công
Việc chuyển đổi sang cơ chế nhà nước “mua” các sản phẩm đầu ra đòi hỏi đơn
vị sự nghiệp công phải thực hiện cơ chế tính giá dịch vụ công Tuy nhiên, nghị định43/2006/NĐ-CP chưa quy định về cơ chế tính giá dịch vụ công nên một số sản phẩmdịch vụ sự nghiệp công vẫn duy trì chính sách định giá thấp hơn chi phí cần thiết
Do đó, nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công không sửdụng kinh phí NSNN được xác định giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thịtrường, được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, cótích lũy theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực, giá dịch vụ sự nghiệpcông sử dụng kinh phí NSNN được xác định trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật,định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính đủ chi phí, lộtrình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN kết cấu dần các chiphí vào giá dịch vụ
Với cơ chế tính giá này, các đối tượng sử dụng dịch vụ sẽ phải trả đủ chi phícung cấp dịch vụ Các đơn vị sự nghiệp công được hạch toán đầy đủ các chi phí cần
Trang 27thiết sẽ có động lực chuyển sang tự chủ ở mức cao hơn, từ đó nâng cao số lượng,chất lượng dịch vụ công và cạnh tranh minh bạch, bình đẳng được với đơn vị sựnghiệp ngoài công lập Tuy nhiên, đây là vấn đề tác động lớn đến đời sống xã hộinên việc điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phải được thực hiện từng bước theo
lộ trình và tính toán đến tác động của lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ, đếnCPI Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ trực tiếp của nhà nước cần đảm bảo cácđối tượng chính sách, người nghèo được tiếp cận đầy đủ dịch vụ thiết yếu với chấtlượng dịch vụ, quy trình, thủ tục ngày càng được cải thiện
+ Quản lý chi.
Từ năm 2014 trở về trước, cơ chế quản lý hoạt động chi thực hiện theo quyđịnh tại điều 15 Nghị định 43/2006/NĐ-CP và khoản 2 mục VIII thông tư 71/2006/TT-BTC thì các đơn vị sự nghiệp có thu phải chấp hành các chế độchi mà nhà nước
đã quy định bao gồm trình tự ưu tiên, định mức chi đối với các khoản chi phát sinhtại đơn vị sự nghiệp, nhằm kiểm soát chi, tránh tình trạng tham ô, lãng phí Tuynhiên điểm đáng chú ý là điều 17 nghị định 43/2006/NĐ-CP có quy định đơn vị sựnghiệp có thu “ được quyền quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt độngnghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquyết định”, “quyết định khoản chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc”… Vànhững thẩm quyền này thuộc về thủ trưởng đơn vị
Quy định này đã tạo nên sự chủ động cho các đơn vị đối với những khoản phátsinh ngoài dự đoán của những quy định sẵn có, đồng thời đảm bảo phù hợp với tìnhhình thực tiễn của đơn vị nhằm đạt được những hiệu quả cao nhất trong hoạt độngcủa đơn vị
Quyền tự chủ về chi được thể hiện trước hết ở việc các đơn vị sự nghiệp có thuphải xây dựng quy chế về chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện
và kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi
Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn,định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đượcgiao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệuquả và tăng cường công tác quản lý
Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tựbảo đảm một phần chi phí hoạt động thì thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi
Trang 28quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định
Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị, trongphạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyềnchưa ban hành, thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ,nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị
Đối với một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thựchiện đúng các quy định của nhà nước
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô
- Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc
- Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại
di động
- Chế độ công tác phí nước ngoài
- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam
- Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia
- Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩmquyền giao
- Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có)
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốnngân sách nhà nước
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửachữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩmquyền phê duyệt
Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình hìnhthực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộphận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng như sử dụng văn phòng phẩm,điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí, kinh phí tiết kiệm do thực hiện khoánđược xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.Đơn vị sự nghiệp không được dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết bị, đồdùng, tài sản trang bị tại nhà riêng hoặc cho cá nhân mượn dưới bất kỳ hình thức nào(trừ điện thoại công vụ tại nhà riêng theo chế độ quy định)
Trang 29- Đối với các hoạt động dịch vụ, đơn vị không thành lập tổ chức sự nghiệptrực thuộc và hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng loại dịch vụ, thì chi phítiền lương, tiền công của người lao động thực hiện hoạt động dịch vụ đó đơn vị tínhtheo tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định.
Với thu nhập tăng thêm nhà nước khuyến khích các đơn vị sự nghiệp tăng thu,tiết kiệm chi, tinh giản biên chế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sởhoàn thành nhiệm vụ được giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sáchnhà nước, căn cứ kết quả tài chính trong năm, đơn vị quyết định tổng mức thu nhậptăng thêm trong năm, như sau:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được quyết định tổngmức thu nhập tăng thêm trong năm theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, sau khi
đã thực hiện trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyếtđịnh tổng mức thu nhập tăng thêm trong năm, nhưng tối đa không quá 02 lần quỹtiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định, sau khi đã thực hiệntrích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ làm cơ sở để tính tổng thu nhập tăng thêmtrong năm của đơn vị, bao gồm:
- Tiền lương ngạch bậc và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung(nếu có) tính trên cơ sở hệ số lương, hệ số phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượtkhung (nếu có) của người lao động trong đơn vị (lao động trong biên chế và laođộng hợp đồng từ 1 năm trở lên) và mức tiền lương tối thiểu chung do chính phủquy định
- Tiền lương tăng thêm của người lao động do nâng bậc theo niên hạn hoặcnâng bậc trước thời hạn (nếu có)
Quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm của đơn vị nêu trên không baogồm khoản tiền công trả theo hợp đồng vụ việc
Về sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm, hàng năm sau khi trang trảicác khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệchthu lớn hơn chi (thu, chi hoạt động thường xuyên và nhiệm vụ nhà nước đặt hàng),đơn vị được sử dụng theo trình tự như sau:
Trang 30- Trích tối thiểu 25% số chênh lệch thu lớn hơn chi để lập quỹ phát triển hoạtđộng sự nghiệp.
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập.Đối với quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai quỹ không quá 3 thángtiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiềnlương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng, như sau:
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
- Trích lập các quỹ: quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (không khống chế mứctrích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn chi), quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ
dự phòng ổn định thu nhập Đối với quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi mức trích tối đahai quỹ không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quântrong năm
Từ năm 2015 cơ chế quản lý hoạt động chi thực hiện theo nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sựnghiệp công lập
Với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tàichính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, chuyển dần sang hình thức đặt hàng , giaonhiệm vụ cung cấp dịch vụ công thay vì giao dự toán trước đây, gắn liền với lợi ích
mà đơn vị đã năng động tạo nên bằng nhiều hình thức cung ứng các dịch vụ khácnhau, khuyến khích các đơn vị chủ động tăng thu, giảm dần việc thụ động phụ thuộcvào ngân sách nhà nước
Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sựnghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên Cơ chế tự chủ đó được thể hiện:
- Tự chủ thu, nguồn thu của đơn vị bao gồm các nguồn:
+ Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công
+ Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định
+ Nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá, phídịch vụ sự nghiệp công
+ Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có)
Trang 31+ Ngân sách nhà nước cấp kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thườngxuyên (nếu có).
+ Nguồn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật
- Tự chủ chi, đơn vị sử dụng nguồn tài chính để chi cho các hoạt động thườngxuyên và không thường xuyên như sau:
+ Chi thường xuyên: đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao
tự chủ (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên) để chi thường xuyên Một sốnội dung chi được quy định như sau:
Chi tiền lương đơn vị chi trả tiền lương theo lương ngạch, bậc, chức vụ và cáckhoản phụ cấp do nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp công Khi nhà nước điềuchỉnh tiền lương, đơn vị tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo quy định,trường hợp còn thiếu, ngân sách nhà nước cấp bổ sung
Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khảnăng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chiquản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định
+ Chi nhiệm vụ không thường xuyên đơn vị chi theo quy định của luật ngânsách nhà nước và pháp luật hiện hành đối với từng nguồn kinh phí (phần được để lạichi mua sắm, sửa chữa lớn trang thiết bị, tài sản phục vụ công tác thu phí)
- Trích lập và sử dụng các quỹ hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoảnchi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quyđịnh, phần chênh lệch thu lớn hơn chi hoạt động thường xuyên (nếu có), đơn vịđược sử dụng theo trình tự như sau:
+ Trích tối thiểu 15% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
+ Trích lập quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch,bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do nhà nước quy định
+ Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 tháng tiềnlương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị
+ Trích lập quỹ khác theo quy định của pháp luật
+ Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lập các quỹtheo quy định được bổ sung vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Trang 32Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiềnlương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định sử dụngtheo trình tự sau trích lập quỹ bổ sung thu nhập, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp,quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ khác (nếu có).
+ Quản lý tiền lương, tiền công, thu nhập:
+ Đới với những hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ Nhà nước giao, chiphí tiền lương, tiền công cho CBVC và người lao động, đơn vị tính theo lương cấpbậc, chức vụ do Nhà nước quy định
+ Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do Nhà nước đặt hàng có đơngiá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đơn
vị tính theo đơn giá tiền lương quy định Trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan
có thẩm quyền quy định đơn giá tiền lương, đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ
do Nhà nước quy định
+ Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng, thì chi phí tiềnlương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lương trongdoanh nghiệp nhà nước Trường hợp hạch toán riêng chi phí, đơn vị tính theo lươngcấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định
Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập trong các ĐVSN có thu cũng tạo điềukiện tăng cường tự chủ tài chính của đơn vị, thủ trưởng đơn vị được quyết định mứcthu nhập tăng thêm cho người lao động, tạo điều kiện cải thiện đời sống, nâng caotinh thần trách nhiệm của người lao động
+ Quản lý kết quả hoạt động tài chính
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộpkhác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụngtheo trình tự như sau:
- Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động
+ Trích lập 3 quỹ: Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thunhập Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm
Trang 33Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các Quỹ do Thủ trưởng ĐVSN quyếtđịnh theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:
+ Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định
+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 thángtiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm
Tóm lại, sự khác biệt căn bản giữa ĐVSN có thu và ĐVSN thuần túy thể hiệnở: chi trong ĐVSN có thu mới có kết quả hoạt động tài chính hàng năm để tăngquyền tự làm chủ tài chính Còn các ĐVSN thuần túy thì thu, chi theo định mức, dựtoán được cơ quan chủ quản duyệt Nếu không chi hết thì nộp lại ngân sách; nếukhông đủ chi thì giải trình xin cấp bù (nếu được giao thêm nhiệm vụ) Còn ĐVSN
có thu được tự chủ tài chính trên cơ sở tăng thu, tiết kiệm chi hợp lý, nếu tạo ra kếtquả tài chính thì được sử dụng trích lập bổ sung các quỹ và trả thêm thu nhập chongười lao động theo quy định đối với phần kinh phí được tự chủ Đồng thời cácĐVSN có thu cũng được phép tự chủ trong việc sử dụng các quỹ theo quy định hiệnhành và theo quy chế chi tiêu nội bộ
b. Công tác quản lý thu chi
Quản lý thu chi là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâuquản lý mang tính tổng hợp Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sựnghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội Trong đơn vị sự nghiệp,nhà nước là chủ thể quản lý, đối tượng quản lý là tài chính đơn vị sự nghiệp Tàichính đơn vị sự nghiệp bao gồm các hoạt động và quan hệ tài chính liên quan đếnquản lý, điều hành của nhà nước trong lĩnh vực sự nghiệp Là chủ thể quản lý, nhànước có thể sử dụng tổng thể các phương pháp, các hình thức và công cụ để quản lýhoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạtđược những mục tiêu nhất định Để đạt được những mục tiêu đề ra, công tác quản lýtài chính đơn vị sự nghiệp bao gồm ba khâu công việc: lập dự toán thu, chi NSNN ,
tổ chức chấp hành dự toán thu, chi tài chính, quyết toán thu, chi NSNN
Trang 34+ Lập dự toán thu chi ngân sách
Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên vàchi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên
- Hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ; tìnhhình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác củanăm hiện hành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về sốlượng, khối lượng dịch vụ và dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;
- Đối với dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước đặt hàng: Hàng năm căn cứđơn giá, số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công được đặt hàng theo hướngdẫn của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị lập dự toán gửi
cơ quan quản lý cấp trên theo quy định
Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thườngxuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nướcđặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủchi phí): Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch,đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu,chi (bao gồm cả phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do giá, phí dịch vụ sựnghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí) báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo quy định
Lập dự toán đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thườngxuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồnthu hoặc nguồn thu thấp): Căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụđược cấp có thẩm quyền giao trong năm kế hoạch, số lượng người làm việc đượccấp có thẩm quyền phê duyệt, chế độ chi tiêu hiện hành, đơn vị lập dự toán thu, chigửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định
Lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ khôngthường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
Hàng năm, căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị sự nghiệp công xây dựng,
cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán thu, chi của đơn
vị gửi cơ quan tài chính và cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Ngân sáchnhà nước
Trang 35+ Tổ chức chấp hành dự toán thu chi
Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu chi, các đơn vị sự nghiệp cần tiếnhành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị.Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên trong quá trình thực hiện, đơn vịđược điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp cóthẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quanquản lý cấp trên và kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý,thanh toán và quyết toán Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạtđộng thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị đượcchuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng
Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên khi điều chỉnh cácnhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụnghết, thực hiện theo quy định của luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫnhiện hành
+ Quyết toán thu chi
Quyết toán thu chi là công việc cuối cùng của chu trình quản lý tài chính Đây
là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là
cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán từ đó rút ra những bài họckinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo Để có thể tiến hành quyết toán thu chi, các đơn vịphải hoàn tất hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách.Cuối năm,đơn vị sự nghiệp lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhànước gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành
1.3 Kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
1.3.1 Khái quát hệ thống kế toán áp dụng trong đơn vị sự nghiệp có thu công lập
Trang 36Các đơn vị hành chính, sự nghiệp, giống như các đơn vị kinh doanh cũng đượcphép sử dụng chứng từ điện tử Các chứng từ kế toán dùng làm căn cứ trực tiếp đểghi sổ kế toán phải có định khoản kế toán Riêng chứng từ điện tử phải có chữ kýđiện tử theo quy định của pháp luật Các chứng từ kế toán chung cho các đơn vịhành chính sự nghiệp gồm bốn chỉ tiêu là: Lao động tiền lương, vật tư, tiền tệ, tàisản cố định.
Hiện nay, chứng từ kế toán trong đó có chứng từ kế toán thu, chi áp dụng chocác đơn vị HCSN nói chung và đơn vị sự nghiệp có thu nói tiêng tuân theo quy địnhcủa Luật Kế toán, Nghị định 128/2004/NĐ-CP của Chính phủ về Chế độ Kế toánHành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày30/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và thông tư số 185/2010/TT-BTC hướng dẫnsửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Danh mục các chứng từ kế toán áp dụng tại các Viện nghiên cứu thuộc Bộ y tế
(Phụ lục số 1.1)
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng
từ mới có giá trị thực hiện Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử quy địnhcủa pháp luật Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyểnđến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của đơn vị Bộ phận kế toán phải kiểmtra toàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý củachứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán Trình tự luân chuyểnchứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Thủtrưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trong từng mãu chứng từ (nếu có);
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán;
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ sốkhông rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầulàm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ
Trang 37b Tài khoản kế toán
Kế toán tại các đơn vị sự nghiệp sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định số19/2006/QĐ-BTC Bao gồm các tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và các tàikhoản ngoài bảng cân đối tài khoản Các tài khoản trong bảng phản ánh toàn bộ cácnghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo các đối tượng kế toán tài sản, nguồn hìnhthành tài sản và quá trình sử dụng tài khoản tại các đơn vị hành chính sự nghiệp.Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản này được thực hiện theo phương pháp "ghi kép".Các tài khoản ngoài bảng phản ánh những tài sản hiện có ở đơn vị nhưng khôngthuộc quyền sở hữu của đơn vị, những chi tiêu kế toán đã phản ánh ở các tài khoảntrong bảng cân đối tài khoản nhưng cần theo dõi để phục vụ cho yêu cầu quản lýnhư: giá trị công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, nguyên tệ các loại, dự toán chihoạt động được giao…Nguyên tắc ghi sổ các tài khoản này được thực hiện theophương pháp “ghi đơn” Ngoài ra theo yêu cầu của từng đơn vị, các đơn vị có thể
mở thêm các tài khoản chi tiết
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp do
Bộ Tài chính quy định gồm 7 loại, từ Loại 1 đến Loại 6 là các tài khoản trong Bảng
Cân đối tài khoản và Loại 0 là các tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản (chi tiết trong phụ lục 1.2)
- Tài khoản cấp 1 gồm 3 chữ số thập phân;
- Tài khoản cấp 2 gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cập 1,chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp 2, chữ số thứ 5 thể hiện Tài khoản cấp 3);
- Tài khoản ngoài Bảng Cân đối tài khoản được đánh số từ 001 đến 009
Đối với các khoảng thu, ĐVSN sử dụng TK511 “ Các khoản thu”
TK521 “ Thu chưa qua ngân sách”; TK531 “Thu hoạt động sản xuất kinhdoanh”
Đối với các khoản chi, ĐVSN sử dụng TK631 “Chi hoạt động sản xuất kinhdoanh”; TK635 “Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước”; TK643”Chi phí trả trước”;TK661 “Chi hoạt động”; TK662 “Chi dự án” Đối với nguồn kinh phí tài khoảnđược sử dụng chủ yếu là TK441 “Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản”; TK461
“Nguồn kinh phí hoạt động”; TK462 “Nguồn kinh phí sự án”; TK465 “Nguồn kinhphí theo đơn đặt hàng của Nhà nước”; TK466 “Nguồn kinh phí đã hình thành tàisản cố định”
Trang 38Ngoài ra liên quan tới các khoản thu chi của đơn vị, đơn vị còn thường sửdụng các TK ngoài bảng như TK008”Dự toán chi hoạt động”; TK009 “Dự toán chichương trình dự án”; TK004 “Khoản chi hành chính”.
Các đơn vị HCSN phải căn cứ vào Hệ thống tài khoản kế toán ban hành tạiQuyết định này để lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị Đơn vịđược bổ sung thêm các Tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4 (trừ các tài khoản kế toán mà
Bộ Tài chính đã quy định trong hệ thống tài khoản kế toán) để phục vụ yêu cầuquản lý của đơn vị
c Hệ thống sổ kế toán.
Các đơn vị HCSN đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản, lưutrữ sổ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 128/2004/NĐ-CPngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước và Chế độ kế toán, chế
độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTCngày 30/3/2006 Đối với các đơn vị kế toán cấp I và cấp II (Gọi tắt là cấp trên)ngoài việc mở sổ kế toán theo dõi tài sản và sử dụng kinh phí trực tiếp của cấp mìnhcòn phải mở sổ kế toán theo dõi việc phân bổ dự toán, tổng hợp việc sử dụng kinhphí và quyết toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc (đơn vị kế toán cấp II và cấpIII) để tổng hợp báo cáo tài chính về tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán với
cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp
Hệ thống sổ kế toán thu, chi sự nghiệp được sử dụng tại các Viện nghiên cứu
d Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình vềtài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu chi và
kế quả hoạt động của đơn vị HCSN trong kỳ kế toán Báo cáo còn có chức năng
Trang 39cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thựctrạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cho cơ quan Nhà nước, Lãnh đạo đơn vịkiểm tra giám sát điều hành hoạt động của đơn vị Báo cáo phải được lập đúng thờihạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo Khi đọc báo cáo có thể thấy đượckết quả thực hiện so với dự toán, thấy được kết quả của các kỳ kế toán Số liệu trênbáo cáo phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệucủa sổ kế toán.
Đối với các ĐVSN có thu thụ hưởng kinh phí ĐVSN, trong hệ thống báo cáotài chính của ĐVSN, các báo cáo liên quan đến việc tổng hợp nguồn kinh phí hoạtđộng gồm có:
- Báo cáo Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã qua sử dụng(Mẫu B02-H): là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình nhận và
sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị trong kỳ báo cáo và số thực chi cho từng loạihoạt động theo từng nguồn kinh phí và theo mục, tiêu mục đề nghị quyết toán, đượcdùng với mục đích giúp cho đơn vị và các cơ quan chức năng của Nhà nước nắmđược tổng số các loại kinh phí theo từng nguồn hình thành và tình hình sử dụng cácloại kinh phí ở đơn vị trong một kỳ kế toán
- Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (Mẫu F02-1H) được lập để phản ánh chitiết kinh phí hoảt động đề nghị quyết toán theo từng nội dung chi và nguồn hìnhthành kinh phí
- Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí (Mẫu F02-3H) được lập nhằm xác nhậntình hình cấp, tiếp nhận hạn mức kinh phí giữa đơn vị đối với Kho bạc nơi giaodịch
Để tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động sự nghiệp cóthu và kết quả kinh doanh trong ĐVSN trong một kỳ kế toán của đơn vị, chi tiếttheo từng hoạt động sự nghiệp và hoạt động kinh doanh có thu, tình hình phân phốicác khoản thu, thanh toán với ngân sách sử dụng Báo cáo thu – chi hoạt động sựnghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh (Mẫu B03-H)
Hệ thống báo cáo kế toán thu, chi sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp
công lập (phụ lục 1.4)
Trang 401.3.2 Nguyên tắc kế toán hoạt động thu, chi của các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
a Kế toán trên cơ sở tiền mặt
Cơ sở tiền mặt của kế toán sẽ tiến hành ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phátsinh trong các đơn vị và các sự kiện kinh tế chỉ khi tiền và các khoản tương đươngtiền được nhận hoặc đã chi ra bởi chính đơn vị đó BCTC được lập trên cơ sở tiềnmặt cần phải cung cấp cho người đọc những thông tin về nguồn tiền của đơn vị đãphát sinh trong kỳ kế toán, nguyên nhân và nội dung của những khoản tiền đã sửdụng trong kỳ cùng với số dư tiền vào thời điểm lập BCTC đó Trong này thì người
sử dụng quan tâm đặc biệt đến số dư tiền và sự thay đổi liên quan đến khoản mụcnày Bên cạnh đó, thuyết minh BCTC cũng cung cấp các thông tin bổ sung về cáckhoản nợ phải trả (như khoản phải trả cho nhà cung cấp, các khoản đi vay…) và cáckhoản tài sản phi tiền tệ (như khoản phải thu khách hàng, đầu tư, bất động sản, nhàxưởng, thiết bị…)
Kế toán đối với các khoản tương đương tiền
Tại đơn vị thuộc khu vực công sẽ ghi nhận vào tài khoản tương đương tiền nếunhư trong đơn vị có những khoản nắm giữ nhằm mục tiêu đáp ứng tiền trong ngắnhạn chứ không nhằm bất kỳ mục đích nào khác Do đó, nếu xem xét đối với mộtkhoản đầu tư tại đơn vị thì sẽ được ghi nhận trong mục này nếu như thời gian đáohạn của khoản này là ngắn (thông thường là từ 3 tháng trở xuống kể từ ngày mua)
Báo cáo tài chính
Các đơn vị cần phải lập, trình bày BCTC theo mục đích chung và phải chứađựng các thông tin sau:
+ Báo cáo về các khoản tiền nhận vào và chi ra, gồm ghi nhận khoản tiền thuđược, tiền chi ra và số dư tiền được kiểm soát bởi đơn vị Đồng thời, báo cáo phảinêu rõ, tách biệt đối với các khoản chi cho bên thứ ba, các bên liên quan
+ Chính sách kế toán sử dụng, các giải trình cho các vấn đề phát sinh trong kỳ.+ Khi tiến hành thực hiện dự toán được duyệt thì cần phải có phần trình bày
so sánh giữa số sử dụng thực tế và dự toán Nội dung này cần thực hiện thànhbáo cáo tách biệt hoặc cũng có thể thêm một cột trong BCTC trên để thể hiệnđược tính so sánh