Sáng kiến môn địa lý

13 269 1
Sáng kiến môn địa lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Đề tài này là kết quả của quá trình tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu, cùng với sự nỗ lực nghiêm túc trong công việc của bản thân; với sự giúp đỡ tận tình của các quý thầy cô, bạn bè cùng niên khóa và sự tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Sự góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp cùng trang lứa và đặc biệt là các em học sinh trường THCS Tân Tiến. Lời đầu tiên của sáng kiến kinh nghiệm này cho phép tôi xin gửi tới toàn thể quý thầy cô giáo, ban giám hiệu, các đồng nghiệp và các em học sinh lời cảm ơn sâu sắc nhất. Trong quá trình nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý xây dựng, bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm của Tôi. Để sáng kiến này thực sự trở thành một thiết bị hỗ trợ cho bản thân Tôi và hơn nữa các đồng nghiệp của tôi trong quá trình giảng dạy tiết thực hành ở môn học địa THCS. Mọi góp ý của quý thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp xin được gửi về địa chỉ: Phạm Đào Lược – THCS Tân Tiến – Đồng Phú – Bình Phước. ĐT: 0918.009352. Xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI VIẾT Phạm Đào Lược 1 Phần I: Phần mở đầu I/ do chọn đề tài: Trong xã hội hiện nay, đất nước đang chuyển mình sang một thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Để thực hiện được mục tiêu đó thì nhân tố con người có yếu tố quyết định, điều này đã được nghị quyết lần thứ IV Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “Con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sang về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hôi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh về vấn đề giáo dục: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…” (1) người còn chỉ rõ vai trò và ý nghĩa quan trọng của nghề dạy học: “ Có gì vẻ vang hơn là đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần vào xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản” (2) . Như vậy đất nước ta muốn cuốn mình theo làn gió của thời đại thì việc đầu tiên cần phải làm đó là đổi mới về phương pháp giáo dục. Nhưng để làm được điều này thì chính bản thân của mỗi một giáo viên chúng ta phải tự tìm tòi và đưa ra được cho mình những hướng đi ngắn nhất, dễ hiểu nhất, đạt hiệu quả cao nhất để đưa học sinh đến được với cái gốc của nguồn tri thức; và cũng là điểm đạt được mục tiêu đào tạo của mỗi người làm công tác giáo dục. Thực trạng hiện nay học sinh ở các trường phổ thông thường hay đánh giá, nhận xét thiếu chính xác, thậm chí sai bản chất các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, xã hội ngày xưa và hiện tại trong môi trường của các em đang sống, học tập, vui chơi. Điều đó đã gây ra khó khăn cho giáo viên giảng dạy, người phụ trách quản lý…gây hậu quả không nhỏ cho việc nắm bắt kiến thức của học sinh, cho việc truyền thụ kiến thức của giáo viên. Nguyên nhân chính làm cho học sinh quan sát không chính xác, nhận xét sai lệch các sự vật hiện tượng trong môn học địa là: 2 -> Thứ nhất về mặt khách quan: - Do môn học địa là một môn học phụ, không cần thiết nhiều đối với bản thân của mỗi học sinh. Do đó ý thức của các em trong học tập bộ môn này còn kém, yếu tố này đã tác động tới giáo viên khi tham gia quá trình giáo dục cũng mang tính chất cho đại khái, qua loa. - Môn học địa môn học có hàm lượng kiến thức xã hội phong phú, đòi hỏi có nhiều tư liệu hỗ trợ giảng dạy nhằm cung cấp kiến thức cho học sinh một cách sinh động hơn, song còn quá ít, thiết bị lại không đảm bảo chất lượng hay bị hư hỏng. Nên giáo viên thường dạy chay cho học sinh cho qua bài, qua buổi. -> Thứ hai về mặt chủ quan: - Một số giáo viên còn chưa thực hiện được đúng nguyên tắc phân tích và hướng dẫn kỹ năng quan sát cho học sinh, nên mọi hoạt động của các em được thầy cô gật gù cho qua bài. - Đối với tiết thực hành dường như còn mới mẻ với giáo viên, do đó để đi một tiết thực hành hoàn chỉnh thì giáo viên còn đang mơ màng và chưa định hướng rõ được điều này; nên có tiết cho học sinh mở sách giáo khoa ra và tự tìm hiểu để giải quyết vấn đề mà không có sự hướng dẫn và điều khiển khai thác kiến thức cho học sinh. - Một số giáo viên kỹ năng sử dụng các thiết bị và đồ dùng dạy học còn nhiều hạn chế như: Cách xác định vị trí và phân tích các đối tượng địa trên bản đồ còn chưa chính xác, vị trí treo và đứng để xác định chưa đảm bảo tính khoa học, cách chỉ còn mang tính chung chung, chưa theo một hướng quy định chung. VD: như khi xác định vị trí ranh giới của một tỉnh, thành giáo viên cần đứng ở phía bên phải của bản đồ và dùng thước chỉ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ và điểm xuất phát của thước chỉ từ đâu thì khi về phải đúng vị trí đã bắt đầu đi. Không nên xác định chung chung như tỉnh này nằm ở đây hoặc chỉ thước thẳng vòa tỉnh đó gõ thước mấy cái rồi nói đây là toàn bộ lãnh thổ của tỉnh, thành phố. 3 - Việc rèn luyện kỹ năng bài tập địa cho học sinh là yếu tố cần và đủ để giúp các em vận dụng vào khả năng tư duy trong vấn đề bài học. Thế nhưng khi làm bài thực hành người giáo viên quên vai trò của mình trong việc hướng dẫn, giám sát và cùng giải quyết vấn đề, mà vấn đề đó có thể giải quyết từ một phía của cô hoặc là từ một phía của học sinh tự vận động. -> Xét về một khía cạnh nào đó thì số học sinh quan sát và giải quyết các vấn đề bài học một cách qua loa, đại khái, thiếu tính chính xác, không đúng sự việc thì đó là vô tình chứ không phải là cố ý. Nhưng dù là vô tình hay cố ý cũng là do sự tác động chưa cụ thể và chi tiết của tất cả các yếu tố chủ quan và khách quan trên. Do đó để hạn chế được việc nhận biết kỹ năng kiến thức thực hành của học sinh trong môn học địa thì việc đầu tiên mỗi giáo viên phải là người đi đầu trong việc trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn thật vững, nhưng cũng không kém phần năng động, sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập và tìm tòi kiến thức địa lý. Xuất phát từ thực tế trên, với nhiều năm làm trong mạng lưới chuyên môn của Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Đồng Phú, được đi dự giờ nhiều giáo viên trong toàn huyện tôi đã đúc kết cho bản thân mình một số kỹ năng cần chú ý của người giáo viên khi thực hiện giảng dạy tiết thực hành ở môn địa THCS nói chung. Với một số kỹ năng này sẽ giúp cho người giáo viên truyền đạt hết được nội dung của mỗi bài thực hành trong thời gian 45 phút, đồng thời học sinh cũng có thể rèn luyện được cho mình kỹ năng phân tích và tổng hợp vấn đề một cách chính xác, nhanh và sáng tạo tư duy. Điều này góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển giáo dục chung của huyện nhà. II/ Mục đích nghiên cứu vấn đề: - Nhằm góp thêm một số kỹ năng vào trong hệ thống sử dụng đồ dùng trực quan của của môn địa lý, vốn dĩ từ lâu nó luôn là điểm hạn chế của nhiều giáo viên giảng dạy môn học này. 4 - Giúp cho giáo viên có khả năng vận dụng tốt phương pháp tích hợp và khai thác nội dung của từng vấn đề trong một tiết thực hành địa lý. - Giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng làm bài tập địa lý, đồng thời nâng cao tính tư duy tự lập và sáng tạo, luôn chủ động trong học tập môn địa lý, cảm thấy yêu thích và hứng thú hơn trong việc học tập môn địa lý. III/ Các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu và đọc sách. - Các tài liệu và sách tham khảo để viết sáng kiến này bao gồm: -> Hồ Chí Minh bàn về vấn đề giáo dục của nhà xuất bản sự thật năm 1972 trang 57,89. -> 50 năm phát triển giáo dục từ 1956- 2006 nhà xuất bản giáo dục năm 2006. -> Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học địa THCS nhà xuất bản GD năm 2008. -> Với phương pháp điều tra và trải nghiệm thực tế giảng dạy tại trường, bằng phiếu test, trò chuyện với học sinh và giáo viên. IV/ Nội dung nghiên cứu: 1. Một số vấn đề về thực tế của việc giảng dạy tiết thực hành ở trường phổ thông hiện nay. a. Phương pháp. b. Kết quả. 2. Biện pháp khắc phục thực trạng trên. * Phân loại một số thiết bị dạy học hỗ trợ cho tiết thực hành. a. Nhóm đồ dung trực quan phim, ảnh. b. Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình. c. Nhóm đồ dùng trực quan quy ước. * Các loại thiết bị dạy học hỗ trợ được sử dụng chủ yếu hiện nay: a. Đồ dùng trong SGK. b. Đồ dùng trợ giảng trong thư viện. 5 c. Nguồn tư liệu từ trên internet. 3. Những vấn đề cơ bản của phương pháp dạy một số bài thực hành. a. Bản chất của phương pháp dạy các bài thực hành. b. Quy trình thực hiện một số kỹ năng trong tiết thực hành. c. Những ưu, nhược điểm của việc thực hiện các kỹ năng thực hành. d. Những lưu ý khi thực hiện tiết thực hành. e. Một số bài thực hành minh họa. g. Kết quả của quá trình thử nghiệm tại trường THCS Tân Tiến. 4. Những suy nghĩ và đề nghị của bản thân trong việc thực hiện kỹ năng giảng dạy trong tiết thực hành. a. Những suy nghĩ. b. Ý kiến đề nghị. * Kết Luận: 0O0 6 Phần II: Nội dung nghiên cứu. 1. Một số vấn đề về thực tế của việc giảng dạy tiết thực hành ở trường phổ thông hiện nay. a. Phương pháp thực hiện tiết thực hành của giáo viên ở trường phổ thông hiện nay: * Trong quá trình đi dự giờ thăm lớp của các giáo viên môn Địa tại trường THCS Tân Tiến và một số trường bạn; Tôi thấy được một số các thực trạng sau: - Trong khi thực hiện giảng bài tiết thực hành giáo viên thường tiến hành như một tiết giảng bài mới, nhiệm vụ của giáo viên trong tiết học này còn mệt nhọc hơn cả những tiết học bài mới. - Sợ không đủ thời gian cho nên mọi phần việc đáng ra là của học sinh cần tìm tòi và khai thác thì hầu như giáo viên ôm sô hết. - Nếu có cho học sinh thảo luận nhóm thì cũng chỉ là cho chiếu lệ để chứng tỏ mình đã đi theo phương pháp mới, phương pháp tích cực. - Dường như giáo viên chưa đảm nhận được vai trò của mình trong việc hướng dẫn và điều khiển hoạt động của học sinh. Học sinh luôn bị thụ động trong việc khai thác kiến thức bài học. - Một điều quan trọng hơn cả là một số giáo viên chưa thực sự nhuần nhuyễn trong việc sử dụng thiết bị trợ giảng, do đó thường lung túng và thậm chí là sử dụng sai, thiếu tính khoa học. -> VD. Khi sử dụng thiết bị trợ giảng như đèn chiếu, bản đồ, tranh ảnh… thì giáo viên cần phải xác định được vị trí treo phù hợp, đủ lượng ánh sáng. Chỉ và xác định các đối tượng theo đúng quy tắc thuận và nghịch. b. Kết quả. - Với một số thiếu sót trên đã đem đến một kết quả không khả quan, Tôi làm một cuộc điều tra thực tế về kỹ năng làm bài tập thực hành của học sinh khối 6 và khối 9 tại trường đối với môn địa đầu năm học 2008 - 2009. + Kỹ năng xác định, đọc, phân tích bản đồ và át lát địa quá yếu: 7 Khối 6 Khối 9 Tổng số HS 157 184 Tỷ lệ biết xác định bản đồ 28 (17,8%) 57 (30,97%) Tỷ lệ học sinh biết đọc bản đồ 53 (33,7%) 87 (47,28%) Tỷ lệ học sinh biết phân tích bản đò và át lát địa 35 (19,02%) 2. Biện pháp khắc phục thực trạng trên. * Phân loại một số thiết bị dạy học hỗ trợ cho tiết thực hành. - Trong giảng dạy địa lý, nội dung thực hành khá đa dạng, công tác thực hành có thể được tiến hành ở trong lớp hoặc ngoài thực địa, có thể trong giờ nội khóa cũng có thể trong giờ ngoại khóa. Tuy vậy, trong khuôn khổ của vấn đề nghiên cứu trong sáng kiến này tôi xin phép chỉ đề cập đến một số kỹ năng giảng dạy các bài thực hành ở trên lớp, bởi trong chương trình địa THCS số tiết thực hành chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thể chương trình năm học. Để thực hiện tốt các kỹ năng này mỗi giáo viên cần phân loại ra được ba nhóm đồ dùng trợ giảng sau: a. Nhóm đồ dùng trực quan phim, ảnh. - Có thể nói đây là nhóm đồ dùng trợ giảng có tính giáo dục cao, tính hiệu quả cao và là động lực thúc đẩy sự tò mò và hứng thú học tập của học sinh. Nhưng trong thực tế giảng dạy thì khoảng trên 80% giáo viên chưa sử dụng được nhóm đồ dùng này. - Nguyên nhân mà dẫn đến thực tế trên là do nhiều yếu tố, nhưng yếu tố lớn nhất vẫn là sự đầu tư chưa đồng bộ của ngành GD, bên cạnh đó là sự tiếp cận của giáo viên với các phương tiện công nghệ thông tin còn hạn chế, thậm chí chưa biết tới soạn thảo văn bản trên vi tính, trong đó với các môn xã hội nói chung và môn học địa nói riêng thì việc quan sát những hình ảnh và các thước phim sinh động sẽ là động lực lôi cuốn các em vào tình huống có vấn đề; đồng thời tưởng tượng và tư duy sẽ trở lên dễ dàng, cụ thể và chính xác hơn. Trong khi đó với thực tế hiện nay ở huyện nhà thì việc người giáo viên đầu tư để tìm tòi các loại thiết bị thuộc nhóm này còn quá ít, thậm chí dường như không có. 8 b. Nhóm đồ dùng trực quan tạo hình. - Đây là nhóm đồ dùng mang tính chất sáng tạo và đòi hỏi sự nhiệt tình và cần cù của cả giáo viên và học sinh. Nhằm tạo ra những mô hình tượng trưng để hỗ trợ cho giảng dạy. Nó vừa là đồ dùng khơi nguồn cho sự sáng tạo, năng động và vừa là sự kích thích tư duy độc lập cho cả thầy lẫn trò. - Với chế độ lương bổng của ngành GD hiện nay thì việc đầu tư để tạo ra những đồ dùng giảng dạy mang tính chất tạo hình là rất khó. Chính vì vậy dạy học môn địa vẫn chủ yếu là dạy chay và có cái nào thì dùng cái đó; còn lại thì dạy cho qua bài mà thôi. c. Nhóm đồ dùng trực quan quy ước. - Đây là nhóm đồ dùng có dạng quy ước như bản đồ, lược đồ, biểu đồ … nó đã và đang đóng vai trò chính trong giảng dạy địa lý. Nhưng khi treo ác đồ dùng thuộc nhóm này lên thì giáo viên lại sử dụng nó như kiểu chiếu lệ mà chưa phát huy được hết nội dung của nó; thậm chí có nhiều giáo viên chưa thấy rõ được cách chỉ và xác định đối tượng địa trên bản đồ, lược đồ. * Các loại thiết bị dạy học hỗ trợ được sử dụng chủ yếu hiện nay: Trong những năm học gần đây việc đổi mới giáo dục đã nâng cao phần nào đó nhu cầu về thiết bị dạy học, cũng từ đây học sinh được tiếp cận với nhiều nguồn thiết bị hiện đại và các thiết bị trợ giảng có chất lươgj cao hơn; điều này góp phần vào việc đưa con đường đến với tri thức của học sinh được trọn vẹn và đạt kết quả cao hơn. Các nguồn thiết bị này được khai thác từ 3 nguồn chính sau: a. Đồ dùng trong SGK. - Đối với sách giáo khoa cũ thì các kênh hình, kênh chữ rất ít và kém phần sinh động. Nhưng ở SGK mới thì các kênh hình, kênh chữ nhiều hơn, sinh động với nhiều hình màu khác nhau, độ minh họa cao; học sinh có thể quan sát để phân tích vấn đề một cách dễ dàng hơn. b. Đồ dùng trợ giảng trong thư viện – thiết bị. 9 - Thư viện – thiết bị và phòng chức năng là một trong những nguồn cung cấp thiết bị và tư liệu giảng dạy và học tập cho cả giáo viên và học sinh. Tuy các thiết bị và đồ dùng ở trong thư viện – thiết bị hiện nay còn rất ít nhưng đã phần nào giúp cho giáo viên và học sinh có thêm nhiều góc nhìn nhận vấn đề và phân tích vấn đề, sự việc một cách chính xác hơn, khoa học hơn và sinh động hơn. c. Nguồn tư liệu từ trên internet. - Nguồn tư liệu hiện nay phong phú và mang đậm tính cập nhật nhất đối với đặc trưng của môn địa đó là internet. Tại đây giáo viên có thể trang bị cho mình những bản đồ, lược đò có chất lượng tốt, những hình ảnh sinh động và những thước phim tư liệu mới được cập nhật hàng ngày để đưa vào bài giảng của mình một cách sinh động và hào hứng hơn. - Nhưng với xu thế chung của giáo viên huyện nhà hiện nay thì việc tiếp cận với internet còn là việc thực sự còn quá mới, thậm chí là quá khó đối với họ. 3. Những vấn đề cơ bản của phương pháp dạy một số bài thực hành. Nói theo góc độ chuyên môn riêng thì phương pháp thưch hành là phương pháp vận dụng các kiến thức đã học trong bài giảng đã học vào việc nhận xét đánh giá thậm chí là báo cáo vắn tắt các vấn đề ấy một cách khái quát ; từ đó tự củng cố cho mình nguồn tri thức đã học trước và một lần nữa được khắc sâu hơn. a. Bản chất của phương pháp dạy các bài thực hành. - Xét về mặt bản chất của phương pháp này thì đây là phương pháp hướng dẫn học sinh tiến hành các thao tác, các bước, các công việc cụ thể để hoàn thành yêu cầu của bài thực hành. b. Quy trình thực hiện một số kỹ năng trong tiết thực hành. - Để có được một tiết thực hành thành công thì mỗi giáo viên cần tuân thủ theo các bước sau : 10 [...]... kiến và chốt vấn đề Smột cách cụ thể và hoàn chỉnh kiến thức trọng tâm của bài thực hành - Đối với bước này là nhiệm vụ quan trọng của một tiết học, vì qua đây học sinh sẽ nhận thấy được kết qua lao động thực sự của mình và bạn bè cùng tổ trong tiết học thực hành như thế nào, thấy được mức độ vận dụng kiến thức của mình tới đâu - Qua đây học sinh một lần nữa được củng cố và tiếp thu sâu hơn nguồn kiến. .. thuộc vào nội dung bài thực hành Tạo ra những tình huống luôn mới để kích thích sự tò mò của học sinh như cho quan sát đoạn băng hình về một đối tượng địa nào đó và yêu cầu học sinh viết báo cáo tóm tắt về đối tượng đó VD : Đối với bài tập cần phải xử số liệu trước khi vẽ biểu đồ, chọn biểu đồ thích hợp với chuỗi số liệu, các bước đọc bản đồ, viết một báo cáo ngắn ; với những công việc này thì giáo... bài tập địa và tính tự lập trong học tập + Tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn trình bày các vấn đề theo hướng giải quyết của chính bản thân mình ; và đây là yếu tố khách quan để các em có thể nhận biết được ý nghĩa của việc tự học và tự rèn + Đối với giáo viên sẽ nhận được những thông tin phản hồi một cách sinh động, phong phú ; cũng từ đó giáo viên thấy được những điểm mà học sinh còn hổng kiến thức... một mối quan hệ mật thiết giữa thầy và trò, đồng thời nhắc nhở những em còn chưa tập trung vào việc làm bài trong khi thảo luận nhóm, góp phần vào việc phát huy tốt tính tích cực và chủ động khai thác kiến thức của học sinh và khả năng điều khiển, hướng dẫn của giáo viên trong tiết dạy * Hạn chế : + Phương pháp này thường thì tốn nhiều thời gian của tiết dạy 12 + Đòi hỏi có đủ tư liệu, thiết bị dạy... huống có vấn đề một cách cụ thể và sinh động d Những lưu ý khi thực hiện tiết thực hành - Giáo viên cần phải xác xác định rõ được đây là một tiết học quan trọng, nó hỗ trợ và bổ sung cho các tiết học thiết Chính vì vậy tiết học này cần phải được tiến hành một cách nghiêm túc - Đối với hầu hết các tiết thực hành, nên kiểm tra và bám sát quá trình thực hiện của học sinh từ đó có những chỉnh sửa kịp . sai lệch các sự vật hiện tượng trong môn học địa lý là: 2 -> Thứ nhất về mặt khách quan: - Do môn học địa lý là một môn học phụ, không cần thiết nhiều. địa lý. - Giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng làm bài tập địa lý, đồng thời nâng cao tính tư duy tự lập và sáng tạo, luôn chủ động trong học tập môn địa

Ngày đăng: 17/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan