1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh toán quốc tế trong ngoại thương.DOC

17 628 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 119 KB

Nội dung

Thanh toán quốc tế trong ngoại thương

Trang 1

Thanh toán quốc tế trong ngoại thương

I Một số vấn đề chung về thanh toán quốc tế trong ngoại thương ở nước ta:1 Khái niệm:

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả cà quyền hưởnglợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổchức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác hay giữa một quốc giavới một tổ chức quốc tế , có thể thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của cácnước có liên quan.

2 Các nhân tố chủ quan tác động tới thanh toán quốc tế của các doanhnghiệp Việt Nam:

2.1 Tổ chức mạng lưới thanh toán quốc tế:

Trong thanh toán quốc tế luôn có vai trò của các ngân hàng tham gia cungứng dịch vụ, trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ, thực tế cónhiều ngân hàng tham gia vào quá trình luân chuyển chứng từ có giao dịch Vớiđặc thù là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, các ngân hàng thương mại ngày nayđược tổ chức thành mạng lưới các chi nhánh, văn phòng giao dịch, văn phòngđại diện rộng khắp không chỉ trong nước mà còn ra thế giới.

Theo cam kết WTO về mở cửa dịch vụ ngân hàng, từ 1-4-2007, ngânhàng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoàitại Việt Nam, được đối xử bình đẳng so với ngân hàng trong nước, được kinhdoanh tiền đồng và phát hành thẻ tín dụng Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng khôngnhỏ tới hệ thống ngân hàng trong nước Một mặt sẽ giúp các ngân hàng trongnước đa dạng các loại hình dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn Khicác Ngân hàng nước ngoài vào thì sẽ kích thích hoặc sẽ tạo sức ép lên các ngânhàng trong nước đổi mới, đa dạng và phục vụ tốt hơn các loại dịch vụ ngânhàng Nhưng mặt khác, các ngân hàng trong nước lại phải đối mặt với việc bịmất đi một phần hoạt động kinh doanh vốn trước kia là độc quyền của mình.

Trang 2

Theo như một điều tra của Chương trình phát triển Liên hợp quốc tiến hành hồicuối năm 2005 cho thấy trong số khách hàng được hỏi, 45% trả lời sẽ chuyểnsang vay vốn ngân hàng nước ngoài, 50% sẽ lựa chọn dịch vụ ngân hàng nướcngoài thay thế, 50 % lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền (đặc biệt là gửingoại tệ) Nếu căn cứ vào điều tra này thì hệ thống ngân hàng trong nước sẽ mấtđi một nửa hoạt động kinh doanh của mình Khách hàng gửi tiền vào ngân hàngnước ngoài thì các ngân hàng Việt Nam sẽ huy động vốn được ít hơn Nếu vậy,có thể ngân hàng Việt Nam sẽ phải vay vốn trên thị trường tiền tệ với chi phí đắthơn để đáp ứng nhu cầu cho vay Tuy nhiên có thể nói điều đó là khó tránh khỏinhưng dù gì thì lợi nhiều hơn là hại.

Theo Tiến sỹ Lê Quốc Lý - Vụ trưởng Vụ Tài chính - tiền tệ (Bộ Kế hoạch

và Đầu tư) nhận xét về chất lượng của các ngân hàng trong nước: “Hệ thống

dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa địnhhướng theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ truyền thống Các dịch vụhiện có là huy động vốn, cho vay tín dụng, dịch vụ thanh toán, và các dịch vụkhác như dịch vụ ngoại hối (mua bán ngoại tệ, dịch vụ kiều hối, thu đổi ngoạitệ), các dịch vụ ngân hàng điện tử Khả năng huy động vốn còn nhiều hạn chếdo sản phẩm huy động vốn chưa thực sự hấp dẫn Điều này làm hạn chế khảnăng khai thác lợi ích của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngânhàng Thời gian qua, tổng nguồn tiền gửi của hệ thống tăng là do sự phát triểncủa các ngân hàng cổ phần Tuy nhiên, tình hình này có thể thay đổi khi ViệtNam phải thực hiện các cam kết song phương với Mỹ từ tháng 4 năm 2007.Tăng trưởng tín dụng của hệ thống có xu hướng giảm dần do quy mô thị trườngtín dụng đã được mở rộng do các doanh nghiệp đẩy mạnh huy động vốn từ thịtrường trong và ngoài nước thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu; do quátrình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã làm giảm tỷ trọng vốn cho vay củacác ngân hàng thương mại quốc doanh đối với khối các doanh nghiệp này Đồngthời, tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại cũng nhằm kiềm chế lạm phát trong

Trang 3

những năm gần đây Trong dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, mặc dù khả năngthanh toán đã được mở rộng so với trước đây nhưng vẫn có nhiều hạn chế

Các quy định về séc du lịch, hối phiếu ngân hàng hoặc tiêu chuẩn an toàntrong thanh toán điện tử chưa được quy định rõ, dẫn đến tâm lý e ngại của cácngân hàng khi mở rộng dịch vụ này Các sản phẩm trên thị trường tiền tệ hiệncũng có những hạn chế nhất định như chưa có quy định về chứng chỉ tiền gửiđược giao dịch trên thị trường thứ cấp dẫn đến hạn chế về khối lượng giao dịch.Đối với các sản phẩm ngoại hối và nghiệp vụ phát sinh, mặc dù một số ngânhàng đã thử nghiệm nhưng trên thực tế việc cung cấp rộng rãi dịch vụ này cònnhiều hạn chế do chưa có quy định pháp lý cụ thể về tỉ giá và lãi suất đối vớicông cụ phát sinh Các công cụ chuyển nhượng cũng có tình hình tương tự Mặcdù gần đây, Chính phủ đã nỗ lực rất lớn trong việc ban hành pháp lệnh về côngcụ chuyển nhượng trong đó đưa ra một số hình thức hối phiếu và séc nhưng mộttrong những công cụ rất quan trọng là công cụ nợ dài hạn để huy động vốn lạichưa có khuôn khổ pháp lý để thực hiện.”

Cũng theo bài báo “Vạ lây” trong thanh toán quốc tế chúng ta cũng

thấy được một lỗ hổng trong hệ thống ngân hàng trong nước khi thâm nhập vàocác thị trường mới:

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cảnước năm 2007 ước 109,21 tỷ USD và dự kiến năm 2008 là 133 tỷ USD.Giaothương những năm tới sẽ không dừng ở những thị trường truyền thống mà sẽđược mở rộng sang các nước châu Phi, Mỹ Latin hay Trung Đông Một vấn đềđặt ra là nếu không khơi thông hệ thống thanh toán tại các thị trường mới thì cảdoanh nghiệp và ngân hàng rất dễ bị “vạ lây”…

Lâu nay, khi mở đơn hàng tại các thị trường truyền thống như TrungQuốc, Hồng Kông, Singapore, Nga doanh nghiệp và ngân hàng đều yên tâm vìđã có một quá trình giao dịch trước đó Những thị trường này, do môi trườngpháp lý minh bạch, cầu hàng hóa cao, hệ thống thanh toán tốt nên nhiều nước

Trang 4

đẩy mạnh xuất khẩu vào đây, dẫn đến cạnh tranh hàng hóa gay gắt Thực tế nàybuộc các nhà xuất khẩu Việt Nam phải chuyển hướng sang thị trường các nướcchâu Phi, Mỹ Latin và Trung Đông Tuy vậy, những thị trường mới này cũngkhông hoàn toàn dễ đối với doanh nghiệp xuất khẩu và ngân hàng thanh toán bởinhững rủi ro muôn hình vạn trạng

Bà Phan Thị Hồng Hải, Trưởng phòng thanh toán xuất nhập khẩuVietinbank cho biết: “Có khi tàu về đến cảng, khách hàng đòi mở L/C lấy tiền

nhưng không có hàng, kiểm tra mới biết khi quá cảnh tại các cảng trung chuyển,chủ tàu đã bỏ quên hàng ở cảng Đài Loan” Bà Hải cho biết thêm một trườnghợp khác khi Vietinbank mở L/C cho một chuyến tàu nhập nguyên liệu từ nướcngoài nhưng khi đi qua Singapore đã bị giữ lại do chủ tàu vướng phải rắc rốipháp lý với chính quyền sở tại, bất chấp con tàu đó đang chở hàng cho doanhnghiệp Việt Nam Hiện tại, để xử lý các phát sinh tranh chấp trong thanh toánquốc tế, có rất nhiều cách nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả nhưmong đợi Thông thường, cách xử lý êm thấm nhất là tự dàn xếp với nhau nhưngcách này rất ít khi có kết quả Cách thứ hai là khởi kiện ra tòa án nước ngoàihoặc tòa án quốc tế nhưng ngay cả khi có phán quyết của tòa thì cũng khôngđồng nghĩa với việc bán án được thực thi triệt để “Nếu bị đơn là công dân nướcngoài, không có tài sản tại Việt Nam thì lấy tài sản đâu để bảo đảm thực hiệnphán quyết của tòa?”, bà Thúy nói Lúc đó, lại phải giải quyết xung đột đó thôngqua mối quan hệ với tư pháp quốc tế Chẳng hạn như phán quyết của tổ chứctrọng tài quốc tế trên cơ sở công ước NewYork 1958, (năm 1995, Việt Nam đãtham gia công ước này) Từ đó, nhờ các tổ chức trọng tài quốc tế ra phán quyếtvà chuyển qua bộ tư pháp của quốc gia có bị đơn nhờ can thiệp Tuy nhiên, nếubị đơn lại ở những quốc gia chưa tham gia vào công ước này thì chuyện kiệntụng rơi vào bế tắc.Vậy, bài học rút ra ở đây là gì? Theo bà Hải, cách tốt nhấttrước khi đặt bút ký hợp đồng làm ăn, doanh nghiệp và ngân hàng thanh toánphải thực sự hiểu khách hàng, hiểu bản chất hệ thống giao dịch của nhau để

Trang 5

phòng ngừa rủi ro Trường hợp phải mang nhau ra tòa thì không khác gì “đượcvạ, má sưng”

Từ thực tế trên, một vấn đề được đặt ra ở đây là muốn mở rộng được thịtrường xuất khẩu mới, phải khơi thông được hệ thống thanh toán tin cậy màngân hàng là một trong những kênh thanh toán an toàn và hiệu quả nhất Tuynhiên, để làm được điều này, nhiều lãnh đạo ngân hàng có nghiệp vụ thanh toánquốc tế đều khẳng định vai trò to lớn của các tham tán thương mại Việt Nam tạinước ngoài trong việc cung cấp thông tin về đối tác cho doanh nghiệp và ngânhàng thanh toán trong nước Thế nhưng lâu nay, vai trò của tham tán trong vấnđề này hết sức mờ nhạt Bà Hải nói: “Có thể các tham tán có quan hệ mật thiếtvới nhà xuất khẩu nhưng với ngân hàng thanh toán thì không và Vietinbankđành phải tìm kiếm thông tin bằng cách mua nhưng không phải lúc nào cũng

mua được “hàng tốt” Ông Trần Quốc Tuấn, Lãnh sự phụ trách thương mại ViệtNam tại thành phố Sanfrancisco (Mỹ) chia sẻ: “Chúng tôi vẫn trả lời cho các

doanh nghiệp Việt Nam là các thông tin đối tác đưa ra có đáng tin cậy không,doanh nghiệp đó đang tồn tại hay đã bị giải thể, còn những thông tin “sâu” hơnthì phải mua” Theo ông Tuấn, thông tin “sâu” ở đây bao gồm: tình hình tàichính của đối tác, năm vừa qua có “dính” kiện tụng hay đang chịu một phánquyết nào đó của tòa hay không , và thương vụ sẽ chỉ cho doanh nghiệp hoặcngân hàng Việt Nam tìm đến những địa chỉ đáng tin cậy để mua Đối với thịtrường Mỹ, nơi các định chế tài chính đều hoạt động trong một môi trường pháplý hoàn hảo nên trở ngại trong thanh toán không không thể không xử lý đượcnhưng còn thị trường một số nước châu Phi như Kenia, Nigieria, Mozambique thì sao? Rõ ràng, đây là một câu hỏi đang bỏ ngỏ cho không ít ngân hàng thươngmại trong nước Để có thể triển khai mảng nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại cácthị trường xuất khẩu mới, các ngân hàng không thể thiếu vắng sự hỗ trợ của cáctham tán thương mại nước ngoài

Trang 6

Như vậy cùng với việc phải ngày càng hoàn thiện các dịch vụ hiện có thìhệ thống ngân hàng trong nước phải học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trênthế giới để có thể mở rộng triển khai và phát triển các dịch vụ mới như: Pháthành chứng chỉ tiền gửi, đi vay trên thị trường quốc tế; nghiệp vụ thanh toán bùtrừ bằng tài sản tài chính; giữ hộ và quản lý hộ tài sản, thu hộ thuế, tư vấn tàichính, cung cấp các kế hoạch hưu trí, mua bán nợ, phòng ngừa rủi ro ngoại tệ,môi giới tiền tệ Tiếp tục phát triển thẻ thanh toán nội địa Mở rộng các phươngtiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; tập trung phát triển các dịch vụthanh toán cho việc mua bán hàng hoá, dịch vụ tại các trung tâm thương mạilớn, các siêu thị và cửa hàng tự chọn Triển khai thí điểm việc quản lý chi tiêutài chính công bằng thẻ thương mại; phát triển các dịch vụ thanh toán mới khácnhư dịch vụ ngân hàng điện tử và dịch vụ ngân hàng trực tuyến Hệ thống ngânhàng trong nước phải nhanh chóng áp dụng đầy đủ các thông lệ và chuẩn mựcquốc tế vào hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nước Có như vậy hệthống ngân hàng mới có thể đứng vững được trong một môi trường cạnh tranhngày càng gay gắt và có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài lớn có uytín và giàu kinh nghiệm Việc phát triển hệ thống ngân hàng của Việt Nam sẽgiúp ích và tạo thuận lợi rất nhiều cho việc thanh toán quốc tế của các doanhnghiệp trong nước và nếu như có thể chúng ta có thể trở thành một trung tâmdịch vụ tài chính uy tín thu hút được nhiều hơn nữa các doanh nghiệp trong vàngoài nước.

2.2 Công nghệ thông tin và nhân sự:

Nhân tố công nghệ thông tin có ảnh hưởng rất lớn trong thanh toán quốctế vì đối với hoạt động thanh toán quốc tế thì yêu cầu phải nhanh, chính xác vàan toàn Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ, internet và dịch vụ giaodịch trực tuyến ngày càng trở thành những công cụ quan trọng, quyết định tớihiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vựcngân hàng, thương mại điện tử, chứng khoán, … Ngày càng có nhiều phần mềm

Trang 7

công nghệ thông tin phục vụ cho các hoạt động của các ngân hàng để đảm bảosự chính xác, nhanh chóng và trên hết là sự an toàn tuyệt đối Các ngân hàngtrong nước đều chú trọng định hướng hoạt động trên cơ sở hiện đại hoá, ứngdụng công nghệ cao, tăng tiện ích và đa dạng hoá sản phẩm

Mặc dù nước ta được coi là một nước đi sau nhưng với việc công nghệthông tin ngày càng được phát triển và sự quan tâm áp dụng công nghệ thông tintiên tiến vào hoạt động của mình thì các ngân hàng ngày càng đảm bảo được cácyêu cầu trong thanh toán quốc tế.

Con người luôn là một yếu tố sống còn trong mọi hoạt động kinh tế Đốivới hoạt động thanh toán quốc tế đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn nhất định nhưcó kiến thức về thương mại quốc tế, được trang bị và hiểu biết về luật pháp,thông lệ và tập quán thương mại của các nước, có khả năng nắm bắt kịp thờinhững thay đổi trong thương mại và các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động thanhtoán quốc tế Cán bộ thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế yêu cầu phải cótrình độ và ý thức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán quốc tếvà chất lượng dịch vụ tốt hơn, thu được nhiều khách hàng hơn.

Đối với nước ta, nguồn nhân lực là một nhân tố rất đáng quan tâm Mặcdù số người được đào tạo trong thanh toán quốc tế là khá lớn nhưng do cònnhiều bất cập trong hệ thống giáo dục mà đặc biệt là trình độ ngoại ngữ cònnhiều yếu kém nên nguồn nhân lực vẫn chưa thể đáp ứng được các yêu cầu củanghiệp vụ này Các ngân hàng hay doanh nghiệp khi thuê một nhân viên mới ratrường cần đào tạo rất nhiều để đội ngũ đó có thể đáp ứng được yêu cầu côngviệc Hơn nữa, kinh nghiệm trên thị trường quốc tế của chúng ta chưa nhiều nênrất dễ đến tình trạng rơi vào kiện tụng và phần thua thường giành cho phía Việtnam Vì vậy, cần chú trọng vào công tác đào tạo và truyền đạt kinh nghiệm chongười đi sau để họ có thể đối phó được nhiều tình huống Ngoài việc được đàotạo thì bản thân người lao động cũng cần tự rèn luyện nâng cao kiến thức chuyênmôn và kinh nghiệm của mình.

Trang 8

Theo bài báo “ Doanh nghiệp Việt nam còn nhiều bất cẩn trong thanhtoán quốc tế”: Cứ khoảng 10 doanh nghiệp giao dịch xuất nhập khẩu qua ngân

hàng HSBC thì 7 phải chỉnh sửa lại L/C (thư tín dụng) "Điểm yếu của doanhnghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C,không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt đượcmột cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng nhưcác biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá " Điều này là hệquả của việc nguồn nhân lực chưa đạt tiêu chuẩn.

Theo bà Bùi Tường Minh Anh - Giám đốc thanh toán quốc tế của ngânhàng HSBC: “Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam còn là thiếu kinh nghiệm

giao dịch trên thị trường quốc tế Phần lớn không xem xét kỹ hoặc không hiểuhết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng tronghợp đồng xuất nhập khẩu "Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị củanhững nước đối tác do chính sách của họ thay đổi thường xuyên, doanh nghiệpxuất nhập khẩu vào thị trường đó dễ bị rủi ro Cũng còn nhiều quốc gia hiện cóchính sách, luật lệ không rõ ràng Ngoài ra, còn không ít nghiệp vụ mới đanggây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế" Vì vậy, để có thể tránhđược những sự cố ngoài ý muốn này thì các doanh nghiệp cần một độ ngũ cánbộ đủ năng lực, hiểu biết và thường xuyên cập nhật thông tin một cách chính xácvà nhanh chóng

II Thực trạng và giải pháp trong thanh toán quốc tế của các doanh nghiệpnước ta trong tình hình lạm phát hiện nay:

1 Thực trạng thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hiện nay:

Trong thời gian gần đây, lạm phát đã làm hàng loạt nguyên, nhiên, vậtliệu đầu vào và lãi suất vay ngân hàng tăng cao Điều này khiến doanh nghiệpViệt Nam hiện gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế Liên tục trong 3tháng qua, giá cả tăng cao Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)tháng 3/2008 đã tăng 9,19% so với tháng 12/2007 Chỉ riêng trong tháng 3/2008,

Trang 9

CPI tăng 2,99% so với tháng trước Như vậy, CPI 3 tháng đầu năm đã cao hơntốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đặt ra

Doanh nghiệp (DN) đang chịu sức ép lớn từ những đợt tăng giá liên tục.Giá hàng loạt mặt hàng rất quan trọng như xăng dầu, sắt thép, phân bón, chấtdẻo, giấy, sợi, bông cho đến giá nguyên liệu nông sản đua nhau tăng, dẫn đếnnguyên vật liệu đầu vào tăng đến 30 - 40%, phí vận tải cũng tăng, giá nhà đất bịđẩy lên đến mức phi lý Thêm nữa, việc ngân hàng tăng lãi suất khiến DN khóvay vốn, nếu vay được, lãi suất cũng cao, đầu tư có nhiều rủi ro Lãi suất cho cácDN vay phổ biến hiện nay vào khoảng 18 -24% Khó khăn lớn nhất của các DNhiện nay không phải giá đầu vào mà là lãi suất ngân hàng, vì 90% vốn hoạt động

của DN Việt Nam là vay ngân hàng Theo ông Lý Ngọc Tuấn, Tổng giám đốcTổng Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam: ”Thời gian qua, DN

chúng tôi rất khó khăn khi vay vốn của ngân hàng, khi vay được, lãi suất cũngrất cao Hiện tại, chúng tôi có 100 hợp đồng xây lắp và đầu tư với số vốn lên tớinhiều nghìn tỉ đồng DN đang phải loay hoay giải quyết bài toán này Chúng tôiđang bị kẹt trong nghịch lý, muốn giảm tiền vay vì lãi suất quá cao nhưng thựctế vẫn phải vay vì đói vốn Lãi suất cao còn ảnh hưởng đến kế hoạch dự trữ vốnđầu tư kinh doanh của DN Do lãi suất cao, để an toàn, các điều kiện mà ngânhàng ràng buộc DN ngày càng chặt chẽ, khó khăn hơn Điều này sẽ kìm hãm sảnxuất “Có ý kiến cho rằng, nên cho dừng những công trình chậm tiến độ, kémkhả thi, theo tôi không nhất thiết phải dừng những công trình thi công chậm tiếnđộ do điều kiện khách quan Điều quan trọng là phải giải quyết tốt bài toán vĩmô, phải cắt giảm những công trình đầu tư không hợp lý để đầu tư vào côngtrình mang lợi ích dân sinh, ví dụ, chúng ta thiếu điện thì nên ưu tiên đầu tư vàocác công trình thủy điện Nên cắt giảm những công trình như văn phòng, trụ sở.Chúng tôi có một số hợp đồng quốc tế mà những điều kiện đã bị chốt cứng.Trước sự biến động giá, biết chắc là thực hiện sẽ thua lỗ nhưng vì thương hiệu,vì hình ảnh đất nước nên vẫn phải làm Thời kỳ khó khăn, nhiều DN phải tìmcách cắt giảm mọi chi phí nhưng chúng tôi lại làm ngược lại DN sẽ trả cổ tức,

Trang 10

tiền lương cho cán bộ công nhân viên sao cho có tính cạnh tranh, doanh nghiệpcũng tìm cách tăng mức tụ vốn Chúng tôi sẽ cùng nhau vượt qua khó khănnày”, ông Tuấn nói.

Còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn hơn so vớicác doanh nghiệp nhập khẩu: Đồng Việt Nam hiện tăng giá so với đồng đôla từ6 - 7% Điều này có nghĩa là hàng Việt Nam đắt lên, sức cạnh tranh kém đi DNxuất khẩu thanh toán bằng đồng đô la sẽ bị thiệt Và với tình trạng vốn của các

doanh nghiệp chủ yếu là đi vay thì rủi ro còn cao hơn nữa Ví dụ như việc anhNguyễn Xuân Hoàng - Chủ doanh nghiệp sản xuất Mây tre đan xuất khẩu ở HàTây than phiền: “Hiện tại mức huy động vốn của các ngân hàng tăng đến chóng

mặt, điều này khiến các doanh nghiệp như chúng tôi sản xuất phải dè dặt Vốnkinh doanh của doanh nghiệp dựa chính vào vay tín dụng Nếu vay với mức caonhư thế này, khi thanh toán xong đơn hàng, tôi e rằng công sức bỏ ra chỉ đủ trảtiền nhân công và lãi ngân hàng…”

2 Giải pháp cho các doanh nghiệp trong tình hình lạm phát hiện nay:

Muốn thoát khỏi tình trạng này thì chính phủ và các doanh nghiệp phải

làm sao để giảm thiểu tình trạng lạm phát đang gia tăng Theo ông Cao Sỹ Kiêm,nguyên Thống đốc NHNN - Hội đồng Tư vấn tiền tệ quốc gia: ”Lạm phát vừaqua là do các nguyên nhân tăng tiền, do giá quốc tế và thiên tai, dịch bệnh Hainguyên nhân giá quốc tế và dịch bệnh là bất khả kháng, mình chỉ tạo điều kiệnthích nghi, khắc phục Riêng nguyên nhân tiền có 5 kênh: Do ta bỏ tiền ra muaUSD vào với số lượng lớn trong một thời gian ngắn; tiền vay tín dụng tăng lênnhanh do yêu cầu sản xuất, kinh doanh…; nguồn vốn nước ngoài vào “dềnh”lên; hiệu quả đầu tư của ta không cao dẫn tới hệ số hiệu quả (ICO) “kéo” ra, gấpđôi các nước khu vực; tài khóa bội chi…Từ thực tế này khi xử lí phải xử lí đồngthời 5 yếu tố mà mục đích là làm thế nào để rút được tiền về.”

2.1 Giải pháp từ phía chính phủ:

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w