1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Marketing mix cho sản phẩm điện thoại di động tại công ty TNHH thế giới di động

91 445 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 597,25 KB

Nội dung

Giữa những yếu tố thuận lợi của bốicảnh thị trường và xu hướng toàn cầu thì các công ty cung cấp sản phẩm điệnthoại di động phải lao vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để sinh tồn.Công ty trá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-LÊ THỊ LAN

MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

TẠI CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI DI ĐỘNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

-LÊ THỊ LAN

MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

TẠI CÔNG TY TNHH THẾ GIỚI DI ĐỘNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, các kết quảnghiên cứu trong luận văn là xác thực và chưa từng được công bố trong bất kỳcông trình nào khác trước đó

Tác giả

Lê Thị Lan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế - Đạihọc Quốc gia Hà Nội, tôi đã hoàn thành xong chương trình đào tạo của nhàtrường và luận văn thạc sỹ với đề tài “Marketing mix cho sản phẩm điện thoại diđộng tại công ty TNHH Thế Giới Di Động”

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo - TrườngĐại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ và địnhhướng cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học Đặc biệt, tôi xinchân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuân, người thầyđã dành rất nhiềuthời gian và tâm huyết để hướng dẫn nghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Công ty TNHH Thế giới Diđộng đã tạo mọi điều kiện, cho phép tôi sử dụng số liệu và thực hiện nghiên cứutại công ty

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân đã giúp

đỡ, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học

Tác giả

Lê Thị Lan

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luậnvăn 7

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài 7

1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài 9

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động marketing mix trong doanh nghiệp 11

1.2.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của marketing mix 11

1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động marketing mix 16

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing mix trong doanh nghiệp23 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN .27 2.1.Quy trình nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn 28

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 28

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 31

Chương 3 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THẾ GIỚI DI ĐỘNG 33

3.1 Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Thế giới Di động 33

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 33

3.1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và mục đích hoạt động 34

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thế giới Di động 37

3.2 Thực trạng về hoạt động marketing mix cho sản phẩm điện thoại di động của Công ty TNHH Thế giới Di động 38

3.2.1 Chính sách về sản phẩm 38

3.2.2 Chính sách về giá 43

3.2.3 Chính sách phân phối 48

3.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp 52

Trang 6

3.3 Đánh giá chungvề hoạt động marketing mix cho sản phẩm điện thoại di động

của Công ty TNHH Thế giới Diđộng 59

3.3.1 Những kết quả đã đạt được 59

3.3.2 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 62

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM DI ĐỘNG CỦA CÔNG TY THẾ GIỚI DI ĐỘNG 63

4.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH Thế giới Di động 63

4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện marketing mix cho sản phẩm điện thoại di động tại Công ty TNHH Thế Giới Di Động 63

4.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm 63

4.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách giá 65

4.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến hoàn thiện chính sách phân phối 68

4.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách xúc tiến hỗn hợp 69

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 77

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Phân chia cơ cấu ngành hàng và sản phẩm của Công ty Thế giới Di động 41 Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá chủng loại sản phẩm điện thoại di động của Công ty Thế giới Di động 42 Bảng 3.3: Ý kiến đánh giá chất lượng sản phẩm điện thoại di động của Công ty Thế giới Di động 43 Bảng 3.4: So sánh định giá sản phẩm điện thoại di động của thegioididong với các đối thủ cạnh tranh 46 Bảng 3.5: Ý kiến đánh giá về giá cả của điện thoại di động so với chất lượng tại Công

ty TNHH Thế giới Di động 47 Bảng 3.6: Ý kiến đánh giá của khách hàng về hình thức xúc tiến mua bán điện thoại di động của Công ty TNHH Thế giới Di động 56

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Các bước trong quy trình nghiên cứu 27

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thế giới Di động 37

Hình 3.2: Tỷ trọng các sản phẩm theo doanh thu 42

Hình 3.3: Sơ đồ mạng lưới phân phối của Công ty TNHH Thế giới Di động 49

Hình 3.4: Cơ cấu tổ chức các bộ phận của Phòng Kinh doanh thuộc Công ty TNHH Thế giới Di động 50

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển vàhội nhập mạnh mẽ với quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang bước vàocuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, mở ra những cơ hội phát triển và nhữngthách thức to lớn cho nền kinh tế thị trường tại nước ta Làn sóng đầu tư nướcngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều sẽ mang theo công nghệ và cách thức quản

lý kinh doanh chuyên nghiệp với quy mô toàn cầu, đồng thời cũng tạo nênnhững áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường nội địa

Hiện nay, các doanh nghiệp phải trực diện với môi trường kinh doanhngày càng biến động, phức tạp và có nhiều rủi ro Hoạt động cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực với phạm vi rộng Điềunày buộc các doanh nghiệp từ sản xuất cho đến dịch vụ đều phải gắn mọi hoạtđộng của họ với thị trường, lấy thị trường làm cơ sở cho các quyết định củadoanh nghiệp Mà đối với một doanh nghiệp chỉ có 4 lĩnh vực quản trị chủ yếu

là sản xuất - kỹ thuật - tài chính, lao động và marketing Nếu doanh nghiệp hoạtđộng theo định hướng thị trường thì chức năng quản trị marketing trở thànhquan trọng Các chức năng khác trong doanh nghiệp chỉ có thể phát huy sứcmạnh qua các hoạt động marketing và nhờ đó đạt được mục tiêu kinh doanh trênthị trường

Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động kinh doanh khôngđơn giản chỉ là đi bán một sản phẩm để thu tiền về mà là một quá trình phức hợpchịu sự chi phối bởi nhiều quy luật kinh tế khác nhau, của việc quản trị, chiếnlược và nhiều yếu tố khác Một tổ chức công ty muốn phát triển tốt đòi hỏi hoạtđộng kinh doanh phải thực sự tốt và hiệu quả; muốn vậy đòi hỏi phải kiểm soáttoàn bộ các quá trình kinh doanh, tối ưu hóa được hệ thống Điều quan trọnghơn trong quản trị kinh doanh nói chung cũng như chuyên ngành quản trị kinhdoanh nói riêng là phải lĩnh hội và vận dụng được các chiến lược, chiến thuật,

Trang 11

hoạch định để đưa công ty hay tổ chức đó phát triển và marketing mix chính làmột mảng vô cùng quan trọng trong các hoạt động quản trị kinh doanh

Ngày nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệđang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều công ty, tập đoàn công nghệ lớntrong nước và ngoài nước Muốn tồn tại và phát triển vững chắc, bản thân cácdoanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ phải tìm ra được những lối

đi riêng cho mình, đặc biệt phải tiến hành marketing và có những giải phápmarketing phù hợp để có thể hấp dẫn, thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợinhuận, giữ vững uy tín, bản sắc và khẳng định thương hiệu cũng như hình ảnhcủa mình Chiến lược chung marketing hay marketing mix của doanh nghiệpđược xây dựng hợp lý, không ngừng hoàn thiện, được triển khai thực hiện tốt sẽ

có tác động mạnh mẽ, hiệu quả tới khách hàng hiện tại và tiềm năng, thu hút họđến với các dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh

có hiệu quả, cạnh tranh thắng lợi và phát triển bền vững

Có thể thấy marketing có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối cáchoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo chohoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thịtrường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất chomọi quyết định kinh doanh Ngày nay, thật khó để có thể tìm được một doanhnghiệp mà không cần bất kì một hoạt động marketing nào mà có thể tồn tại vàphát triển Đơn giản bởi vì hoạt động marketing chính là hoạt động xương sống

đo lường sức khỏe của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy cạnhtranh Do đó, hoạt động marketing là tổng thể các hoạt động cốt lõi tạo nên lợithế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi xét trên nhiều góc độ, nó giúp cho doanhnghiệp linh hoạt trong kinh doanh, nắm bắt được thời cơ nhu cầu của kháchhàng từ đó tìm cách làm thỏa mãn những nhu cầu đó, chiến thắng trong cạnhtranh và thu được những lợi nhuận nâng cao giá trị thương hiệu

Hiện nay, trong thời đại bùng nổ của thông tin, theo đó các doanh nghiệpcung cấp các thiết bị điện tử đặc biệt là mặt hàng điện thoại di động ngày càng

Trang 12

xuất hiện nhiều trên thị trường ở nước ta Giữa những yếu tố thuận lợi của bốicảnh thị trường và xu hướng toàn cầu thì các công ty cung cấp sản phẩm điệnthoại di động phải lao vào cuộc cạnh tranh khốc liệt để sinh tồn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thế giới Di động hiện đang là mộtcông ty đang rất phát triển trong lĩnh vực ngành hàng điện tử - di động, đặc biệt

là phân phối và mua bán điện thoại di động tại Việt Nam, mặc dù là một công tydanh tiếng trong lĩnh vực này tại Việt Nam, Công ty TNHH Thế giới Di độngcũng sẽ không thể tránh khỏi được guồng máy cạnh tranh đó trong quá trìnhphát triển Hiểu được điều đó Công ty TNHH Thế giới Di động luôn đề cao vaitrò của hoạt động marketing mix trong việc định hướng và xây dựng chiến lượckinh doanh đúng đắn, thu hút khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh để thực hiệnmục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập Thông qua các hoạt độngmarketing mix, công ty có thể giới thiệu được các sản phẩm điện thoại đáp ứngđúng với nhu cầu của khách hàng với mức giá hợp lý, được phân phối rộng khắptới những nơi có nhiều nhu cầu nhất và tạo ra những chương trình xúc tiến bánhàng hiệu quả nhất Tuy nhiên, trong thời gian qua, dựa vào các hoạt độngmarketing mix, công ty chưa phát huy được hết những tiềm năng, thế mạnh củamình để tìm kiếm cơ hội trên thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăngcường khả năng cạnh tranh trong nên kinh tế mở hiện nay

Xuất phát từ mong muốn giúp nhà quản trị của Công ty TNHH Thế giới

Di động có thể nhìn nhận được những mặt tích cực và cả hạn chế trong hoạtđộng marketing mix các sản phẩm điện thoại của Công ty thời gian qua để cónhững bước chuyển mới trong hoạt động kinh doanh của mình, học viên lựa

chọn đề tài “Marketing mix cho sản phẩm điện thoại di động tại Công ty TNHH Thế Giới Di Động” để thực hiện luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh

doanh với những câu hỏi nghiên cứu của luận văn như sau:

- Quá trình hoạt động phát triển marketing mix cho sản phẩm điện thoại diđộng của Công ty TNHH Thế giới Di động trong giai đoạn 2015-2017 đangđược thực hiện như thế nào?

Trang 13

- Có những giải pháp nào giúp Công ty TNHH Thế giới Di động nâng caođược hiệu quả hoạt động marketing mix cho sản phẩm điện thoại di động tạicông ty trong thời gian tới?

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài nghiên cứu là chỉ ra được những tồn tại, hạn chế vànguyên nhân trong hoạt động marketing mix cho sản phẩm điện thoại di độngcủa Công ty TNHH Thế giới Di động trong giai đoạn 2015-2017, từ đó đề xuấtcác giải pháp đối với hoạt động marketing mix cho sản phẩm điện thoại di độngtại Công ty trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về marketing mix

- Phân tích thực trạng về hoạt động marketing mix cho sản phẩm điệnthoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing mix cho sảnphẩm điện thoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động marketingmix chosản phẩm điện thoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu áp dụng marketingmix cho sản phẩm điện thoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động

- Phạm vi về mặt thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2015-2018

- Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các chính sáchmarketing mix cho sản phẩm điện thoại di động tại Công Ty TNHH Thế Giới DiĐộng

Trang 14

Để quảng bá thương hiệu cũng như xây dựng một chiến lược marketing,các doanh nghiệp ngành dịch vụ như Công ty TNHH Thế Giới Di động khôngthể bỏ qua mô hình Marketing 7P của “huyền thoại marketing thế giới” PhilipKotler Trong đó, 4P cơ bản là: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phânphối), Promotion (xúc tiến hỗn hợp); và 3P mở rộng là: People (con người),Process (quy trình) và Physical evidence (hiện thực hóa) Tuy nhiên, để làm nổibật hoạt động marketing mix cho sản phẩm điện thoại di động tại Thế giới Diđộng, đồng thời trong phạm vi nghiên cứu và không gian nghiên cứu, học viênlựa chọn tập trung viết về “4P” tức 4 yếu tố cơ bản trong quản trị marketing Đó

là nhóm các giải pháp (hay chiến lược) Sản phẩm, từ ý tưởng, thị hiếu của ngườitiêu dùng về sản phẩm công nghệ luôn được thay đổi trong thời gian ngắn, trong

đó không quên định nghĩa sản phẩm là một tập hợp các lợi ích; Nhóm kế tiếp làcác giải pháp Giá, từ chi phí cho đến chiết khấu phân phối và giá tiêu dùng; Kếđến là các giải pháp về phân phối và bán hàng và sau cùng là các giải phápQuảng bá thương hiệu sản phẩm (đặc biệt là quảng bá thương hiệu, trong đó cósản phẩm điện thoại di động hiện nay đang cạnh tranh rất khốc liệt)

4 Những đóng góp của luận văn

- Phân tích được thực trạng hoạt động marketing mix cho sản phẩm điệnthoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động, chỉ rõ được những hạn chế

và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện marketing mix cho sản phẩmđiện thoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động trong thời gian tới

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo.Nộidung chính của luận văn được kết cấu gồm bốn chương, cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận vềmarketing mix

- Chương 2: Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Trang 15

- Chương 3: Thực trạng về hoạt động marketing mix cho sản phẩm điệnthoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động

- Chương 4: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động marketingmix cho sản phẩm điện thoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động

Trang 16

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luậnvăn

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài

Trong những năm qua, vấn đề marketing nói chung và marketing mixtrong các doanh nghiệp đã có rất nhiều công trình khoa học của các tác giảnghiên cứu Điều này thể hiện rõ hoạt động marketing và marketing mix tạidoanh nghiệp trong những năm gần đây hiện đang là vấn đề được nhiều nhàkhoa học, học viên cao học quan tâm nghiên cứu nhiều loại hình doanh nghiệp

từ tư nhân, đến doanh nghiệp nhà nước hay các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài với các công trình là các đề tài dự án, các luận văn thạc sĩ Cụ thể:

Đề tài của tác giả Vương Văn Nam (2012): “Marketing mix tại Công ty

cổ phần Thiên Bằng” đã hệ thống được những lý thuyết cơ bản của hoạt động

marketing mix và có ý nghĩa quan trọng về mặt lý thuyết cho các doanh nghiệpsản xuất và buôn bán sản phẩm bảo hộ lao động, qua đó, tác giả đã phân tích,đánh giá được các hoạt động marketing mix tại Công ty cổ phần Thiên Bằng và

đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động marketing mix tạicông ty cổ phần Thiên Bằng

Tác giả Chu Quang Hưng (2015) với đề tài: “Chiến lược Marketing Mixcủa dịch vụ viễn thông di động tại chi nhánh Viettel Đà Nẵng,Tập đoàn ViễnThông Quân Đội’’ Tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về chiến lượcMarketing Mix và các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing Mix Trongluận văn đã chỉ ra được những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trongchiến lược Marketing Mix của chi nhánh Viettel Đà Nẵng Qua đó, tác giả cũng

đề xuất được một số nhóm giải pháp có tính thực tế nhằm hoàn thiện chiến lược

Trang 17

Marketing Mix của chi nhánh Viettel Đà Nẵng trong thời gian tới nhằm gia tăngdoanh thu của chi nhánh trong giai đoạn 2015-2020.

Tác giả Võ Nhật Hiếu (2014) với đề tài: “Hoạt động Marketing Mix tại Công ty cổ phần nhựa Châu Âu” Đề tài đã khái quát được những cơ sở lý luận

về hoạt động Marketing Mix, đồng thời tác giả với những phân tích rõ ràng thựctrạng về hoạt động Marketing Mix trong Công ty cổ phần nhựa Châu Âu, nhữngđánh giá, phân tích về hoạt động Marketing Mix, cũng như chỉ rõ các yếu tố ảnhhưởng đến hoạt động Marketing Mix tại công ty đã giúp tác giả đưa ra những đềxuất giải pháp có tính khả thi cao, giúp khắc phục và hoàn thiện hoạt độngMarketing Mix của công ty Tuy vậy, các giải pháp mà tác giả đưa ra trong luậnvăn chỉ ở mức độ khái quát chung chưa thực sự có giá trị cụ thể, thiếu ý tưởngmới, giải pháp mới có tính đột phá

Đề tài của tác giả Lê Nhựt Thăng (2014): “Tìm hiểu thực trạng và xâydựng chiến lược Marketing mix cho sản phẩm phân bón Urê của Công ty TNHHHoà Phát ở thị trường An Giang” đã hệ thống hoá cơ sở lý luận có liên quan đếnhoạt động marketing mix, từ đó tác giả tập trung phân tích tình hình hoạt độngkinh doanh của Công ty TNHH Hòa Phát trong thời gianvừa qua và đề xuất cácchiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân đạm Urê của công ty cần ưu tiênthực hiện trước tại thị trường An Giang

Đề tài của tác giả Nguyễn Anh Tú (2016): “Giải pháp Marketing-mix tại Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc” đã hệ thống hóa

cơ sở lý luận và thực tiễn về Marketing mix tại điểm đến của doanh nghiệp dulịch Tác giả đã tập trung phân tích và làm rõ cũng như đánh giá được thực trạnghoạt động Marketing mix tại điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên là HồNúi Cốc của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc Quaviệc chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động Marketing mix củaCông ty tại điểm du lịch này và liệt kê một số nguyên nhân của những tồn tạihạn chế trong hoạt động marketing mix của công ty, qua đó, tác giả đã đề xuấtmột số giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động Marketing mix tại điểm du lịch Hồ

Trang 18

Núi Cốc của Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Công đoàn Hồ NúiCốc trongthời gian vừa qua.

Đề tài của tác giả Huỳnh Thị Trinh (2012): “Giải pháp hoàn thiện Marketing mix nhằm tăng doanh thu của Công ty cổ phần bánh kẹo Phạm Nguyên” Tác giả đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Marketing mix và về

Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Phạm Nguyên với những thông tin như lịch sử hìnhthành và phát triển, cơ cấu tổ chức, các loại sản phẩm, vị thế cạnh tranh trên thịtrường, tình hình kinh doanh trong thời gian vừa qua Từ đó, tác giả tập trungnghiên cứu về thực trạng Marketing mix của Phạm Nguyên thông qua khảo sát ýkiến khách hàng về việc mua bánh kẹo của Phạm Nguyên trong thời gian qua

Từ những kết quả điều tra đã đạt được, thông qua việc xử lý số liệu một cáchhợp lý, tác giả đã đề xuất được một số giải pháp có tính thiết thực nhằm hoànthiện hoạt động marketing mix cho Công ty Cổ phần Bánh kẹo Phạm Nguyêntrong thời gian tới

Tác giả Trần Thị Khánh Linh (2014) với đề tài: “Hoạt động Marketing mix của Công ty P&G Việt Nam” đã hệ thống hóa cơ sở lý luận có liên quan đến

hoạt động marketing, giới thiệu khái quát về nội dung của các yếu tố cấu thànhmarketing mix và về Tập đoàn P&G và Công ty P&G Việt Nam Qua nghiêncứu thực tế tại doanh nghiệp, tác giả đã trình bày cụ thể những hoạt độngMarketing mix của Công ty, đồng thời nêu bật được những kết quả đã đạt được

và chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong quá trình thực hiện Marketing mixcủa P&G Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đã định hướng phát triển cho Công tyP&G Việt Nam về một số nội dung trong chiến lược marketing mix và đề xuấtnhững giải pháp chung và giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt độngMarketing mix của P&G Việt Nam trong thời gian tới

1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến đề tài

Bài báo “A Review of Marketing Mix: 4Ps or More?” năm 2009 của Chai

Lee Goi đã nghiên cứu về các hoạt động marketing hiện đại theo nguyên tác 4P

Trang 19

và việc sử dụng công cụ marketing mix hỗn hợp 4Ps đã thực sự hợp lý vớidoanh nghiệp hiện nay hay chưa? Nội dung bài báo cũng đưa ra những góc nhìn

đa chiều về việc sử dụng hoạt động marketing mix 4Ps, đồng thời cũng nhấnmạnh đến việc so sánh điểm yếu, điểm mạnh của hoạt động marketing mix 4Psvới marketingmix 7Ps ở những công cụ cụ thể

Luận văn của tác giả Meghna Jain, Fang Han (2012) với đề tài:

“Identifying the essential factors in the marketing mix design (The case of Personal Protective Equipment) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về marketing mix

theo phương pháp hiện đại với nguyên tắc 4P Luận văn đã tập trung phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing mix và so sánh giữa các nhà sảnxuất khác nhau, từ đó tác giả đã xác định được những yếu tố tiếp thị hỗn hợp cầnthiết trong hoạt động marketing mix đối với những công ty có liên quan đến lĩnhvực đồ sản xuất bảo hộ thông qua 4 công cụ là sản phẩm, giá, phân phối và xúctiến hỗn hợp

Abraham Trần (2015) với tác phẩm sách “Bí mật thực sự của internet marketing” được Nhà xuất bản Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh xuất bản Tác giả

đã nêu bật được sự quan trọng của hoạt động marketing trên mạng internet đốivới các hoạt động của doanh nghiệp, từ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp,đến thương hiệu cá nhân hay làm cách nào để có thể quảng cáo và bán hàng quaInternet một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận lại cao nhất

Philip Kotler (2007) với tác phẩm sách dịch “Marketing căn bản”, NXB

Lao động - Xã hội Thông qua tác phẩm sách, Philip Kotler đã mô tả những tìnhhuống điển hình có tính thực tiễn rất cao thể hiện tính chất của hoạt độngmarketing hiện đại Tác giả đã nêu dẫn chứng với các sự kiện quan trọng haynhững cuộc xung đột từ thực tế trong lĩnh vực marketing thể hiện rõ được cáchoạt động của marketing, giúp người đọc có những hiểu biết sâu sắc về quy trìnhhoạt động marketing cụ thể trong doanh nghiệp

Trang 20

Như vậy, thông qua việc tổng hợp lại những công trình nghiên cứu khoahọc có liên quan đến đề tài luận văn, các công trình khoa học này đã đề cậptương đối đầy đủ, khá toàn diện về những vấn đề lý luận chung trong hoạt độngmarketing mix tại doanh nghiệp Hệ thống các giải pháp, kiến nghị khá đầy đủ,toàn diện về các nội dung cơ bản của hoạt động marketing mix như: về sảnphẩm, về giá cả, về kênh phân phối và về xúc tiến bán hàng Nhiều giải pháp rấtthiết thực có thể áp dụng vào hoạt động marketing mix tại doanh nghiệp.Tuynhiên, có thể thấy vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào về hoạt động marketingmix cho sản phẩm điện thoại di động, đây vẫn là nội dung còn khuyết thiếu vàhọc viên mong muốn bàn luận nghiên cứu.

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động marketing mix trong doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, vai trò, chức năng của marketing mix

1.2.1.1 Khái niệm

Marketing là một thuật ngữ và được dùng phổ biến trong hoạt động kinhdoanh tại doanh nghiệp, hiện nay trong từ điển tiếng Việt marketing không cótên gọi tương đồng và một số sách giáo trình về kinh tế hay giáo trình vềmarketing tại Việt Nam đều cho rằng marketing là một hoạt động “tiếp thị”, tuynhiên, cách hiểu này không phải là tên gọi phù hợp nhất, chính xác nhất vì hoạtđộng “tiếp thị” sẽ không bao hàm hết được ý nghĩa của hoạt động marketing Do

đó, sẽ có nhiều cách hiểu marketing khác nhau

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Marketing là quá trình xây dựng kếhoạch với những mô hình sản phẩm cụ thể, kết hợp với hệ thống phân phối phùhợp, giá sản phẩm đáp ứng mức chi trả của người mua và các chiến dịch xúctiến bán hàng hợp lý nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năngthỏa mãn cao nhất nhu cầu của các cá nhân hoặc tổ chức nhất định”

Theo nhà kinh tế học nổi tiếng Philip Kotler cho rằng: “Marketing là quátrình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và thiết lập các mối quan hệ thân thiếtvới khách hàng nhằm mục đích thu về lợi ích cả về kinh tế lẫn giá trị về hình

Trang 21

ảnh cho doanh nghiệp, tổ chức từ những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp

đã được tạo ra” (Philip Kotler, 2008 - Principles ofMarketing)

Thuật ngữ Marketing mix được đề cập lần đầu tiên vào năm 1953, theoChủ tịch của hiệp hội marketing Hòa Kỳ Neil Borden: “Marketing mix (haymarketing hỗn hợp) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng

để đạt được mục tiêu tiếp thị trong thị trường đã đề ra”

Theo E Jerome McCarthy, một nhà tiếp thị nổi tiếng người Mỹ đã đềnghị phân loại marketing mix theo 4P, đó là: Sảnphẩm (product), Giá (price),Xúc tiến thương mại hay Truyền thông (promotion), Kênh phân phối (place)mànay đã được sử dụng rộng rãi và giải thích trong sách giáo khoa về marketingtrong các lớp học Ngày nay quan niệm 4P trong marketing hiện đại vẫn là nộidung tiếp tục tồn tại trong hầu hết các lớp học về marketing, từ những khóa học

cơ bản ngắn hạn để bồi dưỡng nhằm bổ sung kiến thức cho đến các lớp chuyênngành trong đại học và thậm chí ngay cả trong các chương trình đào tạo MBAdành cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai Tuy nhiên khái niệm 4Ptrong marketing hiện nay vẫn chưa được hiểu rộng hơn để phù hợp với thời đại

1.2.1.2 Vai trò của hoạt động marketing mix

Theo GS TS Trần Minh Đạo: Hoạt động marketing có vai trò quyết định,

là sự gắn kết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại với nhau tạo ra lợithế cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp hướng đến thị trường, biết lấy thị trường là các nhu cầu của khách hàng

để quyết định các hình thức và loại hình kinh doanh phù hợp với từng lĩnh vựchoạt động của doanh nghiệp

Khi đề cập đến hoạt động marketing mix, tức là nói tới những phương ánlựa chọn và quyết định của hoạt động marketing mix cho một thị trường mụctiêu Marketing mix ngày càng đóng một vai trò chủ đạo đối với hoạt độngmarketing của một doanh nghiệp, nó không chỉ giúp đâu là tập khách hàng màdoanh nghiệp cần phải hướng tới mà nó còn giúp doanh nghiệp định hình ra lối

Trang 22

đi đúng đắn cho tất cả các hoạt động khác, nhằm khai thác một cách có hiệu quảnhất phân đoạn thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã lựa chọn.

Hoạt động marketing mix trong doanh nghiệp muốn được triển khai thànhcông, hiệu quả thì điều quan trọng là chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà doanhnghiệp đang triển khai, thực hiện phải đảm bảo thoả mãn tối đa các nhu cầu củakhách hàng mục tiêu Trong xu hướng cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện naynay cho thấy các doanh nghiệp đang dần chuyển từ sự cạnh tranh về giá sangchuyển dần cạnh tranh về chất lượng đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đanghoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thì vấn đề chất lượng và nâng caochất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng luôn luôn là mối quantâm hàng đầu của doanh nghiệp Vì vậy, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm haydịch vụ của doanh nghiệp sẽ là động cơ thúc đẩy cho sự hình thành và phát triểnsản phẩm, dịch vụ với chất lượng ngày càng nâng cao, điều này sẽ chiếm đượcnhiều cảm tình của khách hàng

Ngày nay, hoạt động marketing mix không chỉ giúp doanh nghiệp có hìnhảnh tốt với khách hàng mà còn đóng vai trò quyết định đến vị trí của doanhnghiệp đang ở đâu trên thị trường, góp phần không nhỏ vào thành công củadoanh nghiệp Hiện nay, luôn có rất nhiều doanh nghiệp ra đời nhưng cũng cókhông ít các doanh nghiệp ngừng hoạt động phải rời bỏ thị trường, điều đó cóphải do những sản phẩm của các doanh nghiệp này không đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng hay do khó khăn về nguồn vốn khiến những doanh nghiệp vừamới thành lập này nhanh chóng phá sản và phải rời bỏ thị trường Nhưng nhiềudoanh nghiệp cũng có sản phẩm với chất lượng tốt, giá bán hợp lý nhưng khôngbán được hàng trong khi sản phẩm của những doanh nghiệp khác có thể thuakém về chất lượng, giá cả nhưng lại bán rất chạy Những doanh nghiệp đó có thểtồn tại và phát triển bởi khi tham gia vào thị trường các doanh nghiệp này đãđánh giá cao vai trò của hoạt động marketing mix và tiến hành thực hiện nhữnghoạt động marketing mix phù hợp Nhờ có các hoạt động marketing hợp lý màsản phẩm của doanh nghiệp này tạo ra được sự khác biệt, nhờ đó khách hàng dễ

Trang 23

dàng nhận biết được sản phẩm trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh, hiểuhết công dụng của sản phẩm và chấp nhận mua sản phẩm đó Do vậy, hoạt độngmarketing mix giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Như vậy, hoạt động makerting mix giữ vai trò kết nối các hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp hướng theo thị trường, biết tận dụng và khai thác hiệu quả nhu cầucủa thị trường, tức là nhu cầu của khách hàng để nghiên cứu ra các sản phẩm,dịch vụ phù hợp, đáp ứng tối đa thị hiếu của người tiêu dùng nhằm thu lại lợiíchcao nhất cho doanh nghiệp

1.2.1.3 Chức năng của hoạt động marketing mix

Hoạt động marketing mix phản ánh một chức năng cơ bản của hoạt độngkinh doanh tạo doanh nghiệp, marketing mix giống như các chức năng sản xuất,chức năng về tài chính, chức năng về quản trị nhân lực, kế toán, cung ứng vậttư, Những chức năng này đều là các bộ phận quan trọng về mặt quản trị tổchức của một doanh nghiệp và chức năng cơ bản của hoạt động marketing mix

là tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp giống như sản xuất tạo ra sản phẩm

Trong hoạt động của doanh nghiệp thì chức năng tạo ra khách hàng chodoanh nghiệp có thể nói là chức năng quan trọng nhất của doanh nghiệp khidoanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, và đây chính là chức năng củahoạt động marketing mix, nhưng muốn chức năng này thành công nó phải đượcphối hợp hài hoà với các chức năng khác bắt nguồn từ những lĩnh vực: sản xuất,tài chính, nhân sự

Theo Philip Kotler, để có thể năm bắt chính xác nhu cầu của thị trườnghay được hiểu là thị hiếu và mong muốn của khách hàng, các doanh nghiệp cầnxây dựng hoạt động marketing mix trên cơ sở phải nghiên cứu một cách kỹlưỡng và phân tích được nhu cầu của người tiêu dùng và đưa ra các hệ thống cácgiải pháp nhằm thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đó của khách hàng Do vậy, hoạt

Trang 24

động marketing mix chứa đựng trong nó nhiều chức năng khác nhau, sau đây lànhững chức năng chủ yếu:

- Chức năng thỏa mãn sự lựa chọn của khách hàng và đáp ứng tối đa nhucầu tiêu dùng của xã hội Đây là chức năng cơ bản của mọi hoạt động marketingmix trong doanh nghiệp Chức năng này được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu,phân tích kỹ lưỡng nhu cầu thị trường bao gồm cả những nhu cầu thực tế đang

có, nhu cầu tiềm năng trong tương lai và cả nhu cầu lý thuyết

Ngày nay, nghiên cứu thị trường là một lĩnh vực hết sức phức tạp vì trênthị trường nhu cầu của người tiêu dùng rất phong phú và đa dạng Do đó, thịhiếu, phong tục, tập quán, đặc điểm của người tiêu dùng và tâm lý tiêu dùng củakhách hàng ở từng vùng thị trường là rất khác nhau Vì vậy, các hoạt độngmarketing mix mà doanh nghiệp cần thực hiện phải có sự phân hóa cho phù hợpvới từng lĩnh vực kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp tiến hành xây dựng chiến lược chung về marketinghoặc thiết kế các giải pháp và nỗ lực marketing, các nhà lãnh đạo doanh nghiệpcần phải dựa trên cơ sở kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp của mình và

cả khả năng thích ứng, xâm nhập của sản phẩm, dịch vụ với những hoàn cảnh thịtrường và khách hàng cụ thể Với chức năng này, marketing mix là một giảipháp hữu hiệu, là một công cụ hiệu quả của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo sựphù hợp cho các giải pháp kinh doanh

- Chức năng giới thiệu thật nhiều chủng loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ

do doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng để lựa chọn, có vai trò đặc biệt quantrọng và mang ý nghĩa sống còn

Marketing mix hướng doanh nghiệp phải cung cấp phong phú mặt hàng,chủng loại sản phẩm cho khách hàng nhiều lựa chọn phù hợp với thị hiếu của

họ, giúp họ cải thiện lối sống của mình và nhờ vậy họ cảm nhận được thoả mãntốt nhất

Trang 25

Theo quan điểm của lý thuyết marketing hiện đại, việc giải quyết bài toántiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải gắn liền với tổng thể các giải phápmarketing mà doanh nghiệp đang tiến hành Mỗi doanh nghiệp cần phải có chiếnlược marketing cụ thể gắn với một chiến lược sản phẩm, điều đó giúp tăngcường khả năng cạnh tranh mạnh mẽ nhất trên thị trường, một chiến lược giá cókhả năng thích ứng và kích ứng tiêu thụ một hệ thống phân phối rộng khắp,dịch vụ hoàn hảo và một chiến lược xúc tiến, hỗ trợ tiêu thụ đắc lực nhất.

- Chức năng gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanhnghiệp

Mục đích chính của hoạt động marketing mix trong doanh nghiệp là cơ sởgiúp doanh nghiệp phát hiện và thỏa mãn lợi ích của thị trường và của khách hàng

để doanh nghiệp có lợi ích về mặt kinh tế Vì vậy, các giải pháp mà doanh nghiệp

đã và đang thực hiện nhằm thỏa mãn cho nhu cầu khách hàng cũng chính là nỗlực nhằm tìm kiếm lợi ích về kinh doanh của các doanh nghiệp Tất cả các hoạtđộng marketing mix của doanh nghiệp suy cho cùng đều hướng tới lợi nhuận, đây

là mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp

1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động marketing mix

1.2.2.1 Chính sách về sản phẩm

“Sản phẩm được hiểu là tất cả những hàng hóa có thể thỏa mãn được nhucầu hay mong muốn của khách hàng và được chào bán trên thị trường với mụcđích thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nhằm mua để sử dụng hay tiêu dùng”(Philip Kotler, 1997)

Trong marketing hiện đại (4P của marketing mix) thì sản phẩm là yếu tốđầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất vì doanh nghiệp không có sản phẩmthì cũng không có hoạt động marketing mix nào đối với doanh nghiệp đó Vìvậy, khi bắt tay vào tiến hành bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào bắtbuộc mỗi doanh nghiệp trước hết đều phải nghĩ đến doanh nghiệp cần sản xuấtsản phẩm nào trước tiên vì nếu không có sản phẩm hay dịch vụ thì hoạt động

Trang 26

kinh doanh của doanh nghiệp không thể bắt đầu Do vậy, doanh nghiệp muốnxây dựng một kế hoạch marketing mix hoàn thiện thì họ phải bắt đầu từ việc xâydựng một chính sách sản phẩm cụ thể và có tính hiệu quả cao.

Sản phẩm của một doanh nghiệp không chỉ là yếu tố khởi đầu mà còn làyếu tố quyết định sự tồn tại cũng như các đặc điểm khác của các yếu tố còn lại.Chất lượng uy tín, nhãn hiệu của sản phẩm của doanh nghiệp sẽ quyết định việcsản phẩm đó được bán với giá bao nhiêu? Dĩ nhiên với các sản phẩm tốt, chấtlượng cao, uy tín và thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ luôn được thị trường định

vị giá cao, thậm chí là mức giá rất đặc biệt chỉ dành riêng cho những đối tượng

cụ thể Với những sản phẩm hạng trung trong đánh giá của người tiêu dùng thìmức giá không thể quá cao được và thị trường sẽ quyết định mức giá bình dâncủa sản phẩm đó Từ chủng loại, công dụng và tính chất của sản phẩm doanhnghiệp sẽ quyết định kênh phân phối của doanh nghiệp sao cho sản phẩm đóđược phân phối đến thị trường mục tiêu thuận lợi nhất với những chương trìnhxúc tiến và hỗ trợ kinh doanh hiệu quả nhất

Ngày nay, người tiêu dùng có thể phân biệt các sản phẩm theo lý tínhhoặc thông qua các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp để hỗ trợ sản phẩm đónhư sau:

- Dựa vào hình thức, hình dáng, kích cỡ, chất liệu

- Dựa vào đặc điểm của sản phẩm như chức năng, hiệu quả sản phẩmmang lại

- Dựa vào chất lượng hiệu suất, hiệu quả của sản phẩm có thểphát huyđược

- Dựa vào chất lượng hoạt động của từng loại sản phẩm

- Dựa vào độ bền, tuổi thọ của sản phẩm

- Dựa vào độ tin cậy mà sản phẩm mang lại, đó có thể là niềm tin từ sự tínnhiệm đến chất lượng của sản phẩm

- Dựa vào khả năng phục hồi của sản phẩm sau khi được sửa chữa khi

bị hư hỏng

Trang 27

- Dựa vào phong cách, đó là sự ấn tượng và cảm giác về sản phẩm.

- Dựa vào thiết kế có dễ sử dụng, có đẹp mắt, có bền không?

Ngoài ra, người tiêu dùng hoặc khách hàng cũng có thể phân biệt sảnphẩm bằng các đặc điểm khác biệt về dịch vụ như sau:

- Sản phẩm có dễ đặt hàng đặt mua sản phẩm không?

- Dựa vào mức độ giao sản phẩm có nhanh chóng và chính xác không?

- Dựa vào sự lắp đặt của sản phẩm có thuận lợi tại nơi chỉ địnhkhông?

- Dựa vào cẩm nang hướng dẫn khách hàng có dễ dàng sử dụng sản phẩmkhông?

- Dựa vào sự tư vấn khách hàng về sảnphẩm

- Dựa vào chế độ bảo dưỡng và sửa chữa của doanh nghiệp giúp kháchhàng duy trì sản phẩm hoạt động tốt

Trong thực tế, việc thiết kế một sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dựa trên sựnghiên cứu thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng kết hợp với hiểu biết sâu sắc

về những nhu cầu, mong muốn và khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng

Trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích lớn nhất đó làphải sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất được nhu cầu của người tiêudùng và vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là khách hàng luôn muốn tìm chomình một sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý Vì vậy, để tạo ra một sảnphẩm có chất lượng, doanh nghiệp không chỉ đơn thuần quan tâm đến một vàicông đoạn của việc sản xuất ra sản phẩm đó mà bất cứ một sản phẩm nào cũngđược hoàn thành theo một trình tự nhất định với nhiều công đoạn khác nhau mànếu một sự yếu kém bất kỳ nào trong trình tự ấy sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đếnchất lượng sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng

Khác với những loại hàng hóa thông thường, các sản phẩm điện thoại diđộng luôn có hình dáng và đặc điểm riêng biệt rất dễ nhận biết Xu hướng củacác sản phẩm điện thoại di động thiên về công nghệ, kiểu dáng, mẫu mã và chấtlượng hơn so với các sản phẩm khác để đảm bảo yếu tố thông tin liên lạc, thẩm

mĩ và an toàn cho người sử dụng Do đó, chiến lược marketing mix đối với sản

Trang 28

phẩm điện thoại di động phụ thuộc vào chiến lược theo chu kỳ sống của sảnphẩm của từng chủng loại điện thoại di động, tức là ở mỗi giai đoạn của chu kỳsống của sản phẩm điện thoại di động khác nhau thì phải áp dụng các chiến lượcmarketing khác nhau.

Như vậy, để doanh nghiệp đạt được cái đích thực hiện mục tiêu hiệu quảsản xuất kinh doanh với công cụ là hoạt động marketing mix thì sản phẩm là yếu

tố đầu tiên và có cả tính quyết định cũng như định hướng cho toàn bộ quá trìnhphát triển của doanh nghiệp phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu

1.2.2.2 Chính sách về giá

Giá bán được hiểu là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩmhay dịch vụ của nhà cung cấp hoặc của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó.Việc định giá một sản phẩm trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiệnnay không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức Nếu doanhnghiệp đặt giá ở mức quá thấp bắt buộc doanh nghiệp phải tăng số lượng bántrên đơn vị sản phẩm theo chi phí để có lợi nhuận Nếu doanh nghiệp đặt giá quácao, khách hàng sẽ dần chuyển sang lựa chọn các sản phẩm của đối thủ cạnhtranh Do đó, quyết định về giá bán bao gồm điểm giá, giá niêm yết, chiết khấu,thời kỳ thanh toán,

Trong marketing mix, giá là thành phần không kém quan trọng bao gồmgiá bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng vì giá phải tương ứng vớigiá trị mà khách hàng nhận được và có khả năng cạnh tranh

Với người mua sản phẩm: Giá cả của một sản phẩm/dịch vụ được hiểu làkhoản tiền hoặc những giá trị được quy đổi bằng tiền mà người mua phải trả chongười bán để nhận được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm/dịch vụ đó

Với người bán sản phẩm: Giá cả của một sản phẩm là mức thu nhập ngườibán có thể nhận được nhờ việc người mua sẵn sàng tiêu thụ sản phẩm đó

Trang 29

Trong các thị trường tự do và cạnh tranh như hiện nay, việc khách hàngđịnh giá sản phẩm là trọng tâm của hầu hết mọi giao dịch Khi khách hàng nhậnthấy rằng giá trị của sản phẩm đó phù hợp với khả năng và tương xứng với giá

đã định, khách hàng sẽ bỏ tiền để lựa chọn sản phẩm đó mà bỏ qua các sảnphẩm của đối thủ cạnh tranh Như vậy, việc doanh nghiệp tăng hay hạ giá sảnphẩm sẽ điều chỉnh số lượng đơn vị sản phẩm cần bán ra và sẽ ảnh hưởng đếnvòng đời sản phẩm đó Doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp có thể định giá cao hơnkhi sản phẩm được nhìn nhận là mới lạ, độc đáo và không có sản phẩm nào trênthị trường có thể thay thế hữu hiệu bằng Nhưng ở giai đoạn chín muồi của vòngđời sản phẩm, tức là sản phẩm đó sẽ có những sản phẩm khác thay thế với chứcnăng, mẫu mã được cải tiến,

Thông tin về giá luôn ảnh hưởng quan trọng tới: độ xâm nhập thị trường,hình ảnh doanh nghiệp, sức cạnh tranh, doanh số và lợinhuận

+ Tốc độ xâm nhập vào thị trường: Doanh nghiệp muốn thâm nhập nhanhvào thị trường thường sử dụng chiến lược định giá thấp

+ Hình ảnh doanh nghiệp: Giá thấp là định vị thấp; giá cao là định vịdoanh nghiệp cao: luôn cung cấp các mặt hàng chất lượng cao

Nhìn chung, nhà cung cấp sẽ linh hoạt hơn trong việc định giá khi sảnphẩm hay dịch vụ của họ có tính độc đáo, hoặc đối với những sản phẩm thôngdụng hay phổ biến, sự linh hoạt sẽ kém hơn vì khách hàng đã có nhiều sự chọnlựa và so sánh

1.2.2.3 Chính sách phân phối

Phân phối có thể được hiểu một cách đơn giản là việc doanh nghiệp haynhà cung cấp dịch vụ đem hàng hóa hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay ngườitiêu dùng

Trong marketing phân phối được hiểu một cách đầy đủ là những quyếtđịnh đưa hàng hóa vào các kênh phân phối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất

Trang 30

nhu cầu của thị trường, từ đó thực hiện việc đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tớingười tiêu dùng cuối cùng nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.

Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm hay dịch vụ đếnvới khách hàng Một doanh nghiệp theo định hướng thị trường có thể áp dụngnhiều cách khác nhau để tiến hành việc phân phối hàng hóa hàng sản phẩm củamình mà không gây mâu thuẫn giữa các kênh phân phối

Hiện nay, doanh nghiệp thường sử dụng kênh phân phối được chia thành

3 loại: Kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp và kênh phân phốihỗn hợp

+ Kênh phân phối trực tiếp: Trong dạng kênh này các đại lý và lực lượngbán hàng của doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận tayngười sử dụng hàng hoá và doang nghiệp sẽ không sử dụng người mua trunggian để phân phối hàng hoá

+ Kênh phân phối gián tiếp: Là dạng kênh phân phối mà ở đó doanhnghiệp sẽ không trực tiếp bán các sản phẩm hay dịch vụ cho người sử dụng sảnphẩm hàng hoá Ở dạng này, doanh nghiệp sẽ bán các sản phẩm của mình chokhách hàng hay người sử dụng thông qua các người mua trung gian (nhà buôncác cấp/nhà bán lẻ) Tuỳ theo từng trường hợp, từng hợp đồng bán hàng, kháchhàng trực tiếp của doanh nghiệp là bán buôn hoặc bán lẻ

+ Kênh phân phối hỗn hợp: Ở dạng này chính xác doanh nghiệp sẽ lựachọn đồng thời sử dụng cả hai dạng kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phốigián tiếp để phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng Khi sử dụng kênhphân phối hỗn hợp, doanh nghiệp vừa tiến hành tổ chức bán thực tiếp hànghoá/sản phẩm tới tận tay khách hàng/người sử dụng, vừa khai thác lợi thế trong

hệ thống phân phối của người mua trunggian

Ngoài ra, đặc tính sản phẩm luôn là yếu tố quyết định hệ thống kênh phânphối Nếu sản phẩm là loại hàng hoá tiêu dùng nhanh như các sản phẩm chămsóc cá nhân và chăm sóc gia đình thì các doanh nghiệp thường chọn hình thức

Trang 31

phân phối rộng rãi để tạo thuận lợi cao nhất cho người tiêu dùng Những sảnphẩm kỹ thuật có hàm lượng công nghệ cao như điện thoại di động, máy tính,thiết bị văn phòng… thường được phân phối tại các đại lý lớnhoặc siêu thị nhằmđảm bảo uy tín sản phẩm Bênh cạnh đó, các cửa hiệu cao cấp được đầu tư đặcbiệt lại thường là điểm phân phối cho các thương hiệu sản phẩm thời trang nổitiếng…

Tuỳ theo chính sách giá mà công ty lựa chọn các kênh phân phối khácnhau Thông thường giá sản phẩm đến các đại lý cấp hai, ba… bao giờ cũng caohơn giá của các đại lý cấp một Trong trường hợp đặc biệt, một số mặt hàngđược các doanh nghiệp áp dụng các chính sách trợ giá cho các nhà phân phốiđộc quyền cấp một để các đại lý này tự mở rộng hệ thống phân phối tiếp theocủa mình Do đó, doanh nghiệp nên sử dụng hình thức phân phối nào trong các

kế hoạch marketing của mình là rất quan trọng, liệu đó có phải là phương án tối

ưu để thu hút khách hàng và tạo ra doanh số, cũng như lợi nhuận mà công tymong đợi vì yếu tố phân phối này sẽ có sức tác động mạnh mẽ đến công tácmarketing

1.2.2.4 Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Xúc tiến hỗn hợp là hoạt động cuối cùng, nhưng cũng là hoạt động khó

mô tả nhất, cũng khó thực hiện nhất trong marketing mix Những hoạt động xúctiến hỗn hợp bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, có thể

đó là các hình thức quảng cáo trên truyền hình, hay thông qua đài phát thanh,báo chí hoặc đưa sản phẩm vào phim ảnh hay tài trợ cho các chương trình truyềnhình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, để lôi cuốn,thu hút khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp cóthể tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng quađiện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalogcho khách hàng, quan hệ công chúng

Trang 32

Chính sách xúc tiến hỗn hợp cùng được hiểu là tất cả hoạt động giao tiếpvới khách hàng nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Ngàynay, các doanh nghiệp thường sử dụng hai chiến lược xúc tiến hỗn hợp đó làchiến lược tiếp thị kéo và chiến lược tiếp thị đẩy với những chính sách về quảngcáo trên các phương tiện thông tin đại chúng qua báo chí, truyền hình, mạng xãhội hoặc tổ chức các sự kiện,

Tóm lại, trong chính sách xúc tiến hỗn hợp trong marketing mix, cácdoanh nghiệp hay các nhà sản xuất hay nhà cung cấp dịch vụ thường dùng cả haihình thức khuyến mãi và khuyến mại phù hợp với chương trình mục tiêu chotừng thời điểm, ngành nghề, từng đặc thù sản phẩm hay dịch vụ để đáp ứng nhucầu của thị trường

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing mix trong doanh nghiệp

Hoạt động marketing mix của doanh nghiệp chịu ảnh hướng lớn từ 2 yếu

tố là môi trường vĩ mô và môi trường vĩ mô

1.2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động marketing mix trong doanh nghiệp

- Môi trường văn hóa xã hội:

Những yếu tố thuộc về môi trường văn hóa xã hội sẽ chỉ tập trung vào hệthống giá trị, quan niệm truyền thống hay niềm tin và các chuẩn mực hành vicủa con người mà xã hội chấp nhận, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việchình thành các sản phẩm và đặc điểm của từng thị trường tiêu thụ Khi phân tíchmôi trường văn hóa xã hội trong hoạt động marketing mix sẽ cho phép doanhnghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng khách hàng màdoanh nghiệp cần phục vụ hay cần hướng tới

Những phương thức thường nghiên cứu môi trường văn hóa xã hội tronghoạt động marketing mix tại doanh nghiệp là rất đa dạng, từ việc nghiên cứu về

Trang 33

dân số hay số người hiện có là những khách hàng tiềm năng trên thị trường chođến xu hướng vận đồng của dân số từ tỷ lệ sinh, tử, độ tuổi hay sự dịch chuyểncủa dân cư cũng như mức thu nhập của người tiêu dùng và nghề nghiệp của họtrong xã hội.

- Môi trường kinh tế và công nghệ:

Con người tự bản thân không tạo nên thị trường Con người phải có tiền

và phải sẵn lòng bỏ tiền của mình để chi tiêu mua sản phẩm phục vụ cho nhucầu của bản thân Sức mua của người dân hay còn gọi là cầu thị trường sẽ phụthuộc hoàn toàn và chịu sự quyết định của thu nhập của cá nhân đó cũng nhưgiá cả của sản phẩm mà họ có nhu cầu Do đó, môi trường kinh tế có vai trò rấtquan trọng đối với các chương trình marketing

Môi trường kinh tế phản ánh những đặc điểm kinh tế của vùng, địaphương, quốc gia và quốc tế Khi phân tích môi trường kinh tế, các doanhnghiệp kinh doanh sản phẩm điện thoại di động phải chú ý tới các nội dung: tăngtrưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, GDP bình quân đầu người, tỉ lệ lãi suất, lạm phát,

tỷ giá hối đoái, tỉ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng…

- Môi trường chính trị - pháp luật: Môi trường chính trị - pháp luật đượchiểu là những hệ thống chính trị, thể chế của từng quốc gia, quy định của phápluật trong phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế Thể chế chính trị và phápluật của từng quốc gia là rất quan trọng và không thể xem nhẹ khi doanh nghiệpphân tích môi trường vĩ mô Ngành công nghiệp về điện thoại di động là ngànhrất nhạy cảm với các sự kiện như ổn định chính trị, thể chế chính trị, quan hệquốc tế, đường lối đối ngoại, các chính sách xã hội của nhà nước, hệ thống phápluật điều chỉnh hoạt động kinh doanh, đường lối phát triển sản phẩm côngnghiệp của trung ương và địa phương,… Mỗi yếu tố trong thể chế, chính sáchnày hoặc là nâng cao hàng rào hoặc hạ thấp hàng rào vào thị trường điện thoại diđộng và ra thị trường điện thoại di động

Trang 34

- Môi trường khoa học kỹ thuật: khoa học kỹ thuật là môi trường phảnánh đặc điểm công nghệ trong nước và quốc tế, là cơ sở quan trọng để nâng cao

vị thế cạnh tranh của tổ chức (doanh nghiệp) kinh doanh sản phẩm điện thoại diđộng Phân tích môi trường khoa học kỹ thuật là nghiên cứu phân tích sự pháttriển của tri thức trên có cơ sở tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ở đó các doanhnghiệp phải tận dụng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, công nghệ số trong kỷnguyên công nghệ 4.0… Thông qua việc phân tích này giúp doanh nghiệp, nhất

là các doanh nghiệp công nghệ kinh doanh sản phẩm điện thoại di động quyếtđịnh chính sách đầu tư thích hợp để tạo ra lợi thế cạnh tranh

1.2.3.2 Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động marketing mix trong doanh nghiệp

- Khách hàng:

Khách hàng là mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới để tiêu thụ sảnphẩm của mình tạo ra, do đó mỗi doanh nghiệp khi tiến hành hoạt độngmarketing đều cần hướng tới khách hàng và nhu cầu của khách hàng để thiết kế

ra các sản phẩm với các tính năng phù hợp với mong muốn của khách hàng màdoanh nghiệp nghiên cứu

Mỗi khách hàng sẽ có một trạng thái ý thức khác nhau với những nhu cầukhác nhau và tuỳ thuộc vào mức thu nhập, vào sở thích, môi trường của chínhbản thân người đó Do đó, mỗi khách hàng sẽ có những nhu cầu mong muốn vềsản phẩm là khác nhau, điều đó bắt buộc các doanh nghiệp cần phải tiến hànhnghiên cứu về sở thích, nguyện vọng của từng khách hàng để có những sảnphẩm phù hợp với thị hiếu của từng người tiêu dùng

- Đối thủ cạnh tranh:

Đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là xu thếtất yếu và mọi doanh nghiệp đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau Đểdoanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bắt buộc các doanh nghiệp phải có sứccạnh tranh tốt, để đạt được điều này rõ ràng các doanh nghiệp sẽ phải tiến hành

Trang 35

phân tích những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình vì đây là điều vô cùngquan trọng vì khi phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp xác địnhđược số lượng đối thủ hiện có trên thị trường và các đối thủ tiềm năng, mục tiêucủa họ, các chiến lược của họ như thế nào, kế hoạch của họ trong thời gian tới,

ưu nhược điểm của họ… Căn cứ vào những thông tin thu thập được doanhnghiệp sẽ tạo cho mình hướng đi đúng, xây dựng một chiến lược marketingthích hợp và đứng vững trong thương trường

- Những người cung ứng:

Những người cung ứng được hiểu là các doanh nghiệp kinh doanh vànhững người cá nhân, tổ chức cung cấp cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnhtranh về các nguồn vật tư, các nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết để sảnxuất ra những mặt hàng cụ thể hay tạo ra những dịch vụ nhất định đáp ứng nhucầu của xã hội Ví dụ, để sản xuất ra một chiếc điện thoại di động, công ty nàyphải các loại vật tư khác nhau từ thép, nhôm, chip, phần mềm điều hành và cácvật tư khác Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải bỏ ra chi phí để mua sức lao động,thiết bị, nguồn nhiên vật liệu, điện năng, máy tính… cần thiết để cho nó hoạtđộng

Trang 36

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

2.1.Quy trình nghiên cứu

Luận văn được thực hiện theo quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 2.1: Các bước trong quy trình nghiên cứu

- Bước 1 Xác định đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luậnvăn là các hoạt động marketing mix cho sản phẩm điện thoại di động tại Công tyTNHH Thế giới Di động

- Bước 2 Tìm hiểu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu: Bướcnày đã được trình bày rõ tại Chương 1 của luận văn này với nội dung: Tổngquan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về marketing mix

- Bước 3 Xây dựng bảng hỏi với câu hỏi phỏng vấn phù hợp với nội dungcủa đề tài, thiết lập bộ phiếu điều tra hợp lý và tiến hành thu thập dữ liệu tại địađiểm nghiên cứu

- Bước 4 Phân tích dữ liệu: Các dữ liệu có được sẽ được xử lý, phân tíchbằng phương pháp tính tỷ lệ %, dựa theo kết quả của phần mềm thống kế Excel

Bước 6:

Đề xuất giải pháp, kết luậnvà kiếnnghị

Bước 5:

Đưa ra kếtquả, phân tích thực trạng

Bước 2:

Tìm hiểu

cơ sở lý luận liên quan đến

đề tài nghiên cứu

Bước 1:

Xác định

đối

tượng

Trang 37

- Bước 5 Tính toán và dự kiến kết quả nghiên cứu và thực trạng vấn đềnghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết tại chương 3 của luận văn

- Bước 6 Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề cần nghiên cứu đểđềxuất các giải pháp, kết luận và kiến nghị phù hợp: giải pháp, kết luận vàkhuyến nghị sẽ được trình bày chi tiết tại chương 4 của luận văn

2.2 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1 Thông tin thứ cấp

Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để hệ thống hoá

cơ sở lý luận về marketing, marketing mix

Nguồn tài liệu thứ cấp này bao gồm:

Tài liệu, các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm của các học giả trong vàngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các tài liệu, sách giáo khoa, sáchtham khảo về marketing và marketing mix; các kết quả nghiên cứu trong vàngoài nước về marketing mix đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyênngành; báo, tài liệu trên mạng internet có liên quan đến đề tài nghiên cứu; cácvăn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến vấn đềnghiên cứu; các lý thuyết về quản lý kinh tế, kinh tế học vĩ mô và vi mô, các lýthuyết về tài chính - tiền tệ

- Các báo cáo có liên quan như báo cáo tài chính thể hiện tình hình doanhthu của Công ty TNHH Thế giới Di động qua các năm 2015 đến 2017 Trên cơ

sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập nghiên cứu sẽ tiến hành hệ thống hóa vàphân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn phục vụ cho đốitượng nghiên cứu của luận văn

2.2.1.2 Thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập theo trình tự như sau:

- Thứ nhất: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn (Có phụ lục kèm theo)

Trang 38

Để có thêm thông tin về hoạt động Marketing mix cho sản phẩm điệnthoại di động tại Công ty TNHH Thế giới Di động một cách tốt hơn Học viênxây dựng bảng câu hỏi dựa trên các thông tin cần cho việc phân tích thực trạngmarketing mix cho sản phẩm điện thoại di động của Công ty TNHH Thế giới Diđộng Việc thiết kế bảng hỏi, học viên căn cứ vào 4 nội dung cơ bản của hoạtđộng marketing, đó là:

+ Sản phẩm của Thế giới Di động sẽ bán thị trường là những loại điệnthoại nào? Số lượng, chất lượng, mẫu mã, dịch vụ hỗ trợ bán các sản phẩm điệnthoại của công ty như thế nào?

+ Giá điện thoại di động của công ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thịtrường là đắt hay rẻ? Giá bán như vậy có phù hợp với đặc điểm của từng loạikhách hàng hay chưa và có mang tính cạnh tranh không?

+ Phân phối sản phẩm điện thoại di động của công ty đã thực sự phù hợpchưa?

+ Xúc tiến hỗn hợp qua các hình thức quảng cáo sản phẩm điện thoại diđộng của công ty có đa dạng không? Các chương trình khuyến mại có thực sựhợp lý chưa?

Bảng câu hỏi để đánh giá về hoạt động marketing mix tại công ty Thế giới

Di động với đối tượng hướng tới là khách hàng đến tham quan, mua sắm các sảnphẩm điện thoại di động của công ty và người được hỏi yêu cầu trả lời về chínhsách sản phẩm điện thoại di động, về chính sách giá, chính sách xúc tiến hỗnhợp, với 7 câu hỏi chính liên quan đến:

+ Tại sao lựa chọn mua sản phẩm tại Thế giới Di động do mức giá tốt?Chất lượng sản phẩm tốt? Hay do úy tín của Thế giới Di động,

+ Số lượng các loại điện thoại di động của công ty có đa dạng, phongphú?

Trang 39

+ Đánh giá về sản phẩm điện thoại di dộng của công ty (gồm 3 câu hỏiphụ từ chất lượng, dịch vụ đến mẫu mã, bao bì của sản phẩm điện thoại diđộng).

+ Các ý kiến về giá sản phẩm điện thoại di động của công ty (gồm 3 câuhỏi phụ từ giá có cạnh tranh không, giá có phù hợp với đặc điểm của sản phẩmđiện thoại di động)

+ Phân phối sản phẩm điện thoại của công ty có thu hút được khách hàngquay trở lại hay không?

+ Đánh giá về chính sách xúc tiến hỗn hợp (gồm 8 câu hỏi phụ từ hìnhthức, phương tiện quảng cáo có đa dạng không? các chương trình khuyến mại cóhợp lý không? )

- Thứ hai: Xác định mẫu điều tra

+ Đối tượng điều tra là khách hàng đến mua các sản phẩm điện thoại diđộng tại cửa hàng mua bán điện thoại di động của Công ty

+ Thời gian điều tra từ tháng 10 năm 2017 thông qua việc phát phiếu trựctiếp tại các cửa hàng mua bán điện thoại di động trên địa bàn thành phố Hà Nội(địa điểm lựa chọn là cửa hàng điện thoại của công ty ở phường Dịch Vọng,quận Cầu Giấy)

+ Quy mô mẫu là số người dân trên địa bàn phường Dịch Vọng, quận CầuGiấy, thành phố Hà Nội là 380.190 người, xác suất điều tra chọn mẫu là 7,2%

Trang 40

- Thứ ba: In ấn và tiến hành phân phát phiếu điều tra

Xin ý kiến của khách đến mua hàng tại các cửa hàng mua bán điện thoại

di động của công ty, phiếu điều tra được để ở giá đựng tài liệu và nhờ nhân viênbán hàng tại cửa hàng của công ty nói với khách điền vào phiếu điều tra

- Thứ tư: Liên hệ để lấy kết quả

- Thứ năm: Thu thập, tổng hợp phiếu điều tra

Số phiếu phát ra là 210 phiếu, số phiếu thu về là 205 phiếu, số phiếu hợp

lệ là 190 phiếu và thông qua việc thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp để tổnghợp dưới dạng mô hình hay bảng biểu, từ đó phân tích đánh giá thông qua cácbảng số liệu bằng phương pháp tổng hợp thông tin và phương pháp phân tíchđánh giá, xử lý thông tin

2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa, sắpxếp tài liệu theo thứ tự ưu tiên độ quan trọng thông tin đó Sử dụng phương phápthống kê tính các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân,… trên phầnmềm excel Lập các bảng số liệu, đồ thị để tổng hợp, phân tích

2.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả thựctrạng tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thế giới Di động; hệthống hoá bằng các bảng biểu thống kêcác chỉ tiêu về tình hình tài chính, doanhthu của công ty trong các năm 2015, 2016, 2017 để có những nhận xét, đánh giá

về hoạt động marketing mix tại công ty trong thời gian qua, có hướng khắc phụcnhững hạn chế và đề xuất các giải pháp thiết thực cụ thể nhằm nâng cao hoạtđộng marketing mix của công ty trong thời gian tới

2.2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biếnđộng các chỉ tiêu của hoạt động marketing mix tại Công ty TNHH Thế giới Di

Ngày đăng: 09/01/2020, 12:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Abraham Trần (2015), Bí mật thực sự của internet marketing. Nhà xuất bản Thanh Niên. Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí mật thực sự của internet marketing
Tác giả: Abraham Trần
Nhà XB: Nhàxuất bản Thanh Niên. Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2015
4. Đại học Kinh tế Quốc Dân(1997), Giáo trình Marketing Quốc tế.NXB Giáo Dục. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing Quốc tế
Tác giả: Đại học Kinh tế Quốc Dân
Nhà XB: NXB Giáo Dục. Hà Nội
Năm: 1997
5. Đại học Ngoại Thương (2001),Giáo trình lý thuyết Marketing.NXB Thống kê. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết Marketing
Tác giả: Đại học Ngoại Thương
Nhà XB: NXBThống kê. Hà Nội
Năm: 2001
6. David J.Luck /Ronald S.Rubin (2005), Nghiên cứu Marketing.NXB Lao động Xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu Marketing
Tác giả: David J.Luck /Ronald S.Rubin
Nhà XB: NXBLao động Xã hội. Hà Nội
Năm: 2005
8. Don Sexton (2007), Marketing 101. NXB Lao động Xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing 101
Tác giả: Don Sexton
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội. Hà Nội
Năm: 2007
9. Hồ Thanh Lan (2008), Marketing công nghiệp. NXB Giao thông vận tải. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing công nghiệp
Tác giả: Hồ Thanh Lan
Nhà XB: NXB Giao thông vậntải. Hà Nội
Năm: 2008
10. Lưu Thanh Đức Hải (2007), Marketing ứng dụng – Trong sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ. NXB Thống Kê. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing ứng dụng – Trong sản xuấtkinh doanh thương mại và dịch vụ
Tác giả: Lưu Thanh Đức Hải
Nhà XB: NXB Thống Kê. Hà Nội
Năm: 2007
11. Lưu Văn Nghiêm (2008); Marketing dịch vụ. NXB Đại học Kinh tế.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing dịch vụ
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế.Hà Nội
12. Ngô Trần Ánh (2008),Bài giảng môn Marketing, Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Marketing
Tác giả: Ngô Trần Ánh
Năm: 2008
13. Nguyễn Văn Thanh (2008), Bài giảng Marketing dịch vụ, Khoa Kinh tế và Quản lý trường Đại học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Marketing dịch vụ
Tác giả: Nguyễn Văn Thanh
Năm: 2008
14. Nguyễn Mạnh Tuân (2010), Marketing cơ sở lý luận và thực hành.Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing cơ sở lý luận và thực hành
Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuân
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội
Năm: 2010
15. Nguyễn Như Viên (2010); Mô hình Marketing 7P. NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình Marketing 7P
Nhà XB: NXB Lao động
16. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005),Giáo trình Marketing căn bản.NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2005
17. Phan Lê Dũng(2006), Nghiên cứu thị trường dành cho nhà quản trị Marketing, Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thị trường dành cho nhà quản trịMarketing
Tác giả: Phan Lê Dũng
Năm: 2006
18. Philip Kotler (1998), Quản trị marketing. NXB Thống kê. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị marketing
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Thống kê. Hà Nội
Năm: 1998
19. Philip Kotler (2007), Marketing Căn Bản. NXB Lao động Xã hội.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing Căn Bản
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội.Hà Nội
Năm: 2007
20. Trần Minh Đạo (2009); Marketing căn bản. NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tếQuốc Dân
21. Trương Đình Chiến (2013), Quản trị marketing. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị marketing
Tác giả: Trương Đình Chiến
Nhà XB: NXB Đại học Kinhtế quốc dân. Hà Nội
Năm: 2013
22. Vũ Thế Hải(2005), Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, NXB Thống kê. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả
Tác giả: Vũ Thế Hải
Nhà XB: NXB Thống kê. Hà Nội
Năm: 2005
23. William M. Luther (2013),Chiến lược Marketing hoàn hảo. NXB Lao động - Xã hội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược Marketing hoàn hảo
Tác giả: William M. Luther
Nhà XB: NXBLao động - Xã hội. Hà Nội
Năm: 2013

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w