1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO HỌC VÀ MÔ BỆNH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN GIÁP

67 181 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 10,62 MB

Nội dung

BỆNH VIỆN BÃI CHÁYNGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO HỌC VÀ MÔ BỆNH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN GIÁP TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY Chủ đề tài : Triệu Thị Tưởng Thư kí : Phan Thị T

Trang 1

BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO HỌC

VÀ MÔ BỆNH HỌC TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN

GIÁP TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY

Chủ đề tài : Triệu Thị Tưởng Thư kí : Phan Thị Thanh Hà Cộng sự : Nguyễn Thị Lan Hạnh

Quảng Ninh, năm 2018

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ung thư tuyến giáp chỉ chiếm từ 1 - 2%trong tất cả các loại ung thư, nhưng là ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết, chiếmtới 90% của ung thư tuyến nội tiết Trong những năm gần đây tỷ lệ mắc ung thưtuyến giáp tăng nhanh ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới

Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp có thể liên quan tới yếu tố môitrường (lượng iod có trong thức ăn, các yếu tố phóng xạ…), di truyền và nội tiết.Bệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với tia xạ đặc biệt ở trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao

bị UTTG thể nhú Theo mô bệnh học, UTBMTG có nhiều típ, mỗi típ có nhữngphương pháp điều trị và tiên lượng khác nhau Do đó, trong chẩn đoán khối u tuyếngiáp việc xác định chính xác típ mô bệnh học là vô cùng quan trọng để có phươngpháp điều trị phù hợp

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học, đã có thêm nhiều phươngpháp chẩn đoán và điều trị u tuyến giáp.Trong đó phương pháp xét nghiệm tế bàohọc chọc hút kim nhỏ vẫn là xét nghiệm cơ bản nhất và được coi là phương pháptốt nhất để chẩn đoán các nhân tuyến giáp trước phẫu thuật Đây là phương phápđơn giản, ít tốn kém, cho chẩn đoán nhanh, chính xác, dễ thực hiện tại các cơ sở y

tế Đặc biệt là chọc hút kim nhỏ dưới sự hướng dẫn của siêu âm làm tăng giá trịchẩn đoán chính xác của phương pháp TBH Hiện tại, ở Việt Nam đã có một sốnghiên cứu về lâm sàng, kết quả điều trị sớm sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.Tuy nhiên, có rất ít những nghiên cứu kĩ lưỡng về giá trị của xét nghiệm tế bào họcchọc hút kim nhỏ để chẩn đoán khối u tuyến giáp Xuất phát từ tình hình thực tế trên

chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm của phương pháp tế bào học và

mô bệnh học trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp tại Bệnh Viện Bãi Cháy” với

mục tiêu:

Trang 5

1. Mô tả một số đặc điểm tế bào học và mô bệnh học của ung thư biểu mô tuyến giáp tại Bệnh Viện Bãi Cháy.

2. Xác định giá trị của phương pháp tế bào học trong chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến giáp tại Bệnh Viện Bãi Cháy.

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Dịch tễ học

1.1.1 Trên thế giới

Trong những thập kỷ qua tỷ lệ ung thư tuyến giáp tăng nhanh ở hầu hết cácquốc gia trên toàn thế giới Theo WHO, năm 2015 trên thế giới có 315.919 trườnghợp mới mắc, chiếm tỷ lệ 2,1% trong số các ung thư, trong đó nữ là 243.282 người,nam là 72.637 người

Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ UTTG đã tăng gấp 3 lần trong 30 năm qua Từ 2009

-2013 tỷ lệ mắc là 6,9/100000 người ở nam và 20,6/100000 người ở nữ Xu hướnggia tăng tương tự cũng đã được chứng minh ở nhiều nước như: Pháp, Canada,Italia, Australia,…

Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng tăng tỷ lệ UTTG là do tăng pháthiện các khối u nhỏ bằng siêu âm và chọc hút kim nhỏ thường xuyên hơn và tốthơn Một giả thuyết khác giải thích cho sự gia tăng tỷ lệ UTTG là tăng nhữngtrường hợp vi ung thư nhú trên bệnh lý tuyến giáp lành tính Mà nó còn có một tỷ

lệ gia tăng thực sự do tăng nguồn bức xạ (từ môi trường và y tế), chế độ ăn, lốisống, môi trường ô nhiễm…

1.1.2 Tại Việt Nam

Theo thống kê của một số tác giả, ở thập niên 70 thế kỷ XX cho thấyUTBMTG chiếm một tỷ lệ rất thấp, chỉ < 1% trong tổng số các loại ung thư.Nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ UTTG cũng gia tăng mạnh mẽ Theo sốliệu thống kê cho thấy tại Hà Nội tỷ lệ UTTG là 1,9/100.000 người, ở thànhphố Hồ Chí Minh là 1,5/100.000 người đối với nam và 2,8/100.000 người đốivới nữ Về tuổi mắc bệnh, theo Nguyễn Hoàng Như Nga nhóm tuổi có tỷ lệ mắc

Trang 7

bệnh cao nhất là 20 - 40 tuổi, nghiên cứu của Phạm Hoàng Anh là 30 - 40 tuổi,theo số liệu của Bộ môn Giải phẫu bệnh Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhUTBMTG có tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi 40 - 60 tuổi

Các thống kê khác cũng cho thấy đây là bệnh phổ biến ở nữ giới Theonghiên cứu của Lê Thị Vân Anh (2003), Nguyễn Hoàng Như Nga (2002), PhạmVăn Tuyến (2011) tỷ lệ này lần lượt là 4,5/1; 3,8/1 và 4,7/1 Tuy nhiên nhữngnghiên cứu trên đây chỉ là các nghiên cứu đơn lẻ tại bệnh viện Chúng ta chưa cómột số liệu chính xác về sàng lọc các UTBMTG tại cộng đồng hoặc một vùng, mộtđịa phương cụ thể, đặc biệt là vùng có tỷ lệ bướu giáp địa phương cao

1.2 Giải phẫu học, mô học tuyến giáp

1.2.1 Giải phẫu học tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở phần trước khí quản cổ, gồm haithùy: thùy phải và thùy trái, hai thùy này được nối với nhau bởi eo tuyến giáp.Tuyến giáp có một bao xơ riêng và được bọc trong một bao mỏng do lá trước củakhí quản mạc cổ tạo thành Trọng lượng trung bình tuyến giáp từ 15 - 25 gram.Lưu lượng máu qua tuyến giáp rất cao, đạt 4 - 6ml/phút/mỗi gram mô tuyến giáp

Hình 1.1 Giải phẫu tuyến giáp

Trang 8

1.2.2 Mô học tuyến giáp

Tuyến giáp có vỏ liên kết bọc ngoài, vỏ xơ này ăn sâu vào trong chia nhu

mô tuyến giáp thành những tiểu thùy Nhu mô tuyến giáp bao gồm nhiều nangtuyến gọi là túi tuyến giáp (có khoảng 2 - 3×107 nang tuyến) Trong lòng túi tuyếnchứa một chất dạng keo gọi là chất keo tuyến giáp bắt màu acid, do tế bào nang tiết

ra Xen kẽ giữa các túi tuyến là mô liên kết có nhiều mạch máu và mạch bạchhuyết

1.2.2.1 Túi tuyến giáp (nang tuyến giáp)

Mỗi túi tuyến giáp là một khối hình cầu có đường kính 0,2 - 0,9 mm Thành

túi tuyến là biểu mô vuông đơn hay trụ đơn, gồm hai loại tế bào: tế bào nang (tếbào chính) và tế bào cận nang (tế bào C), lót bên ngoài là màng đáy

- Tế bào nang: là tế bào biểu mô hình trụ, nhân hình cầu hoặc hình trứng Mặt

ngọn có lớp vi nhung mao chứa men thyroperoxydase Trong bào tương của tế bàonang đôi khi thấy những giọt thyreoglobulin bắt màu như chất keo trong khoangtúi

Bản chất của hầu hết các ung thư tuyến giáp là xuất phát từ tế bào biểu môcủa thành các nang tuyến

- Tế bào cận nang (tế bào C): những tế bào cận nang lớn gấp 2 - 3 lần tế bào

nang, sáng hơn tế bào nang, nằm rải rác xen kẽ vào giữa màng đáy và tế bào nang.Nhân tế bào hình cầu hay hình trứng, bào tương sáng Tế bào cận nang chế tiếtcalcitonin, có liên quan đến chuyển hóa canxi

Ở người tế bào cận nang giảm theo nhóm tuổi, người trưởng thành số lượng tế bàocận nang chỉ chiếm 1% trong tổng số tế bào tuyến Tế bào cận nang là nguồn gốcsinh ra ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy

Trang 9

1 Túi tuyến giáp

9 Tế bào ưa acid

Hình 1.2 Mô học tuyến giáp

1.2.2.2 Hệ thống mao mạch

Các mao mạch máu nằm trong mô liên kết xen giữa các túi tuyến, được lótbởi màng đáy và là mao mạch có lỗ thủng (có cửa sổ), thuận lợi cho việc đổ cácchất chế tiết vào máu

1.3 Một số yếu tố nguy cơ và sinh bệnh học ung thư biểu mô tuyến giáp

1.3.1 Một số yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô tuyến giáp

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về UTBMTG nhưng nguyên nhân và cơchế bệnh sinh vẫn chưa được sáng tỏ Tuy nhiên người ta thấy một số yếu tố nguy

cơ liên quan đến bệnh

Trang 10

1.3.1.1 Giới

- Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ cao hơn nam 2,9 lần Theo nhiều tài liệu

cho thấy sự chênh lệch tỷ lệ giữa nam và nữ cũng phụ thuộc vào típ mô bệnh họccủa khối u Với những UTTG biệt hóa (thể nhú và thể nang) tỷ lệ nữ cao hơn sovới nam, còn ung thư kém biệt hóa và ung thư biểu mô thể tủy thì tỷ lệ nam và nữ

là tương đương

- Nữ giới có xu hướng khởi phát bệnh sớm hơn nam nhưng ung thư ở namgiới lại có độ ác tính hơn, bệnh nhân nam thường có thời gian sống ít hơn, tỉ lệ tửvong cao hơn ở nữ

- Sự khác biệt về tỷ lệ ung thư ở nữ và nam được giải thích là có thể liên quanđến nội tiết tố estrogen Estrogen có thể làm tăng đáng kể tốc độ phát triển của tếbào ung thư tuyến giáp và các tác động của nó lên TB ung thư cũng phụ thuộc vàotíp mô bệnh học của từng khối u

1.3.1.2 Tuổi

- Ung thư biểu mô tuyến giáp thường phát hiện ở người trẻ và trung niên, hiếm gặp

ở trẻ em Độ tuổi trung bình gặp trong chẩn đoán: từ 40 đến dưới 50 tuổi với ungthư biểu mô nhú, 50 tuổi với ung thư biểu mô nang và tủy, 60 tuổi thường gặp ungthư biểu mô kém hoặc không biệt hóa

- Nữ giới có xu hướng khởi phát bệnh sớm hơn nam nhưng ung thư ở namgiới lại có độ ác tính hơn, bệnh nhân nam thường có thời gian sống ít hơn, tỉ lệ tửvong cao hơn ở nữ

- Sự khác biệt về tỷ lệ ung thư ở nữ và nam được giải thích là có thể liên quanđến nội tiết tố estrogen Estrogen có thể làm tăng đáng kể tốc độ phát triển của tếbào ung thư tuyến giáp và các tác động của nó lên TB ung thư cũng phụ thuộc vàotíp mô bệnh học của từng khối u

1.3.1.4 Tiền sử gia đình

Trang 11

- Một số UTTG biệt hóa hay gặp trong các hội chứng di truyền như:Gardner’s, Cowden’ và hội chứng Wenner [24] UTTG biệt hóa có tính chất giađình so với loại lẻ tẻ thường ác tính hơn, tăng tái phát, xâm lấn, đa ổ, di căn hạchmạnh và đặc biệt hay gặp ở người trẻ Vì thế nên nghi ngờ UTTG biệt hóa có tínhchất gia đình khi có 2 hoặc nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh, ở người trẻ(20 - 30 tuổi) hoặc u phát triển mạnh, di căn hạch.

- Trong UTBMTG thể tủy có 20 - 25% trường hợp có liên quan đến di truyền.Loại này có thể xảy ra trong một gia đình hoặc là một phần của hội chứng đa u nộitiết

1.3.1.5 Chế độ ăn

- Chế độ ăn liên quan đến lượng iod có trong khẩu phần ăn Thiếu iod lànguyên nhân quan trọng gây nên bướu cổ địa phương và đặc biệt làm tăng nguy cơung thư tuyến giáp thể nang Tuy nhiên nếu thừa iod lại làm tăng bệnh lý viêm giáp

tự miễn và tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú

- Một số nghiên cứu cho rằng tỷ lệ iod tăng cao trong khẩu phần ăn là một yếu

tố nguy cơ cho sự xuất hiện đột biến gen BRAF và do đó có thể làm tăng UTTGthể nhú

1.3.1.6 Bướu giáp nhân

Theo nhiều tác giả vùng có bướu cổ đơn thuần có tỷ lệ UTBMTG cao hơncác vùng khác, đặc biệt là UTBMTG thể nhú

1.3.1.7 Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto

Tỷ lệ gặp viêm tuyến giáp tự miễn ở nữ cao hơn nam giới 7 lần Phụ nữ bịviêm giáp Hashimoto có nguy cơ mắc ung thư tăng 30% so với người không bị vàchủ yếu là UTTG thể nhú

1.3.1.8 Các yếu tố khác

- Nồng độ TSH tăng cao cũng được xác định là yếu tố nguy cơ gây ra ung thưtuyến giáp, đặc biệt là ung thư thể nhú

Trang 12

- Béo phì và kháng Insulin: Mối liên quan giữa béo phì, ung thư và tử vong

đã được chứng minh trong nhiều bệnh lý ác tính Nguyên nhân của bệnh béo phìlàm tăng UTTG chưa rõ ràng, một số tác giả cho rằng do tác dụng của khángInsulin (một đặc tính của bệnh béo phì) đã làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp

- Lối sống, ô nhiễm môi trường, nguồn thực phẩm: những ảnh hưởng của

lối sống, tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn thực phẩm đến tăng nguy cơ UTTGchưa được nghiên cứu rõ ràng Tuy nhiên con người đã phải tiếp xúc với nhiều hóachất độc hại trong môi trường như: amiang, benzene, formaldehyde, thuốc trừsâu,chất bảo quản thực vật… Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm gia tăngđáng kể tỷ lệ ung thư trong đó có cả ung thư tuyến giáp

1.3.2 Cơ chế bệnh sinh [12]

Ngày nay với những tiến bộ vượt bậc của Y học cho phép chúng ta cónhững hiểu biết sâu hơn về cơ chế sinh học phân tử của ung thư nói chung và ungthư biểu mô tuyến giáp nói riêng

- RET/PTC: Trong UTBMTG người ta thấy sự xuất hiện của gen tiền ung thư

RET (Rearranged during transfection) hoặc gen thyroxin kinase do sự đảo đoạnNST hoặc chuyển đoạn ở NST thứ 10, RET/PTC gặp trong 8 - 60% các trường hợpUTBMTG, và 10-20% UTTG thể nhú Đặc biệt RET/PTC xảy ra cao hơn ở nhữngbệnh nhân có tiền sử tiếp xúc với bức xạ

Nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng RET là bước khởi đầu then chốt trong bệnhsinh của UTBMTG

- RAS: Đột biến gen RAS (Rat sarcoma) thường gặp trong ung thư kém hoặc không

biệt hóa, gặp 40 - 50% trong ung thư thể nang ở những vùng thiếu iod, hiếm gặptrong UTBMTG thể nhú

Trang 13

- PAX8/PPARg: Đột biến gen PAX8 /PPARg gặp ở 30 – 40% ung thư tuyến giáp

thể nang và một tỷ lệ thấp ung thư tế bào ưa acid Đặc biệt PAX8 có xu hướng ởtuổi trẻ

- BRAF(V600E): Đột biến gen BRAF: trong khoảng 40% các trường hợp

UTBMTG Theo Kimura và cs đột biến gen BRAF là biến đổi gen phổ biến nhấttrong UTBMTG thể nhú và đột biến này không tìm thấy trong bất kỳ loại u ác tínhthể nang hay thể biệt hóa nào khác Nó có thể gặp trong 30 - 50% UTBMTGkhông biệt hóa, 0-13 % UTBMTG kém biệt hóa và không gặp trong UTBMTG thểtủy

- PTEN: đột biến gen PTEN gặp ở 40% ung thư tuyến giáp thể nang và hội chứng

Cowden

- Các loại đột biến gen khác: CTNNB1, TP53, IDH1, NDUFA13 Trong đó đột biếngen TP53 và CTNNB1 thường gặp trong các khối u kém hoặc không biệt hóa.TP53 gặp trong 80% u không biệt hóa của tuyến giáp

1.4 Phân loại ung thư biểu mô tuyến giáp

1.4.1 Phân loại tế bào học

Phân loại tế bào học chọc hút kim nhỏ theo hệ Bethesda [14].

Trong hệ phân loại này có đề cập đến các phiến đồ không thỏa đáng chochẩn đoán và các hình thái tế bào không điển hình giống như phân loại tế bào họcbong của cổ tử cung, ngoài ra phân loại này còn giúp các nhà tế bào học, lâm sàng

có hướng xử trí với những tổn thương không rõ ràng hoặc dự đoán nguy cơ ác tínhcho các trường hợp có hình thái tế bào nhất định Phân loại này bao gồm:

• Chưa thích hợp cho chẩn đoán hoặc không đạt yêu cầu

- Chỉ có dịch u nang

- Mẫu vật hầu như không có tế bào

- Loại khác (máu che khuất, mẫu vật bị đông…)

Trang 14

• Lành tính

- Nốt nang lành tính (nốt bướu cổ, nốt keo…)

- Viêm tuyến giáp nhiều lympho bào ( Hashimoto)

- Viêm tuyến giáp bán cấp

- Loại khác

• Các tế bào không điển hình hoặc tổn thương không xác định

• U nang hoặc nghi ngờ u nang; nghi ngờ u tế bào Hurthle

• Nghi ngờ u ác tính

- Nghi ngờ ung thư thể nhú

- Nghi ngờ ung thư thể tủy

- Nghi ngờ ung thư di căn

- Nghi ngờ u lympho

- Loại khác

• Ác tính

- Ung thư biểu mô nhú

- Ung thư biểu mô kém biệt hóa

- Ung thư biểu mô không biệt hóa

- Ung thư biểu mô thể tủy

- Ung thư biểu mô tế bào vảy

- Ung thư biểu mô hỗn hợp

- Ung thư di căn

- U lympho không Hodgkin

Trang 15

- Bệnh phẩm thỏa đáng (và lành tính) đòi hỏi phải có ít nhất 6 nhóm tế bàonang lành tính, mỗi nhóm có ít nhất 10 tế bào Những nhóm lớn hơn có thể chiathành nhiều nhóm nhỏ và tính như nhóm 10 tế bào

- Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ

+ Bất cứ bệnh phẩm nào có nhiều chất keo đều được coi là thỏa đáng (và lành tính), thậm chí không cần đủ 6 nhóm tế bào nang

+ Bệnh phẩm nghèo tế bào nang nhưng giàu chất keo, chủ yếu là các nanglớn đa số là lành tính Tương tự như vậy, bất cứ chẩn đoán đặc biệt nào (ví dụ bệnhviêm tuyến giáp Hashimoto) và bất cứ khi nào có tế bào không điển hình, theo nhưđịnh nghĩa đều là bệnh phẩm thỏa đáng

- Hội nghị Bethesda 2007 đã quyết định các trường hợp dịch nang được coi

là phiến đồ không thỏa đáng nhưng xếp thành một thứ típ riêng gọi là “chỉ có dịchnang” (Cyst Fluid Only - CFO) Trong trường hợp này phụ thuộc vào kết quả siêu

âm Nếu toàn bộ nốt là nang, đặc điểm siêu âm không có gì nghi ngờ, nhà nội tiếtquyết định trường hợp này là lành tính Nếu đặc điểm siêu âm còn nghi ngờ, cầnphải lặp lại xét nghiệm

- Trong một nghiên cứu phân tích riêng rẽ với các mẫu bệnh phẩm khôngthỏa đáng, nguy cơ ung thư với mẫu bệnh phẩm chỉ có dịch nang là 4% Nguy cơ

ác tính của chưa thích hợp cho chẩn đoán hoặc không đạt yêu cầu (không bao gồmtrường hợp chỉ có dịch nang) là 1- 4 % Chọc hút nhắc lại dưới sự hướng dẫn củasiêu âm với các trường hợp chưa thích hợp cho chẩn đoán hoặc không đạt yêu cầu

có thể chẩn đoán được từ 50-88%, nhưng có một số nốt vẫn không có chẩn đoán

Có khoảng 10% nốt chưa thích hợp cho chẩn đoán hoặc không đạt yêu cầu là áctính, hầu hết các trường hợp đó nên cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ

* Một số hình thái tổn thương của tế bào học theo Bethesda:

Ung thư biểu mô nhú (Papillary Carcinoma) có các đặc trưng sau:

- Sắp xếp thành mảng, nhú, vi nang

Trang 16

- Biến đổi nhân+ Nhân lớn, hình ovale+ Chất nhiễm sắc dạng bột+ Nhân khía

+ Giả thể vùi trong nhân+ Hạt nhân (nhỏ hoặc lớn) + Màng nhân dày, bất thường + Nhân đông, nếp gấp

- Bào tương thay đổi (hẹp, dạng vảy, dạng tế bào Hurthle hoặc có hốc)

- Thể cát

- Mô bào bao gồm cả tế bào khổng lồ

Hình thái tế bào học nghi ngờ u thể nang

- Phiến đồ giàu tế bào

- Ưu thế là vi nang hoặc dạng bè

- Tế bào nang nhiều, lớn

- Ít chất keo

Hình thái tế bào học nghi u tế bào Hurthle

- Phiến đồ đơn thuần tế bào Hurthle

- Thường ít kết dính với nhau

- Hạt nhân rõ

- Giả thể cát

Hình thái tế bào học của ung thư biểu mô kém biệt hóa

- Mật độ tế bào cao

- Đa số tế bào đứng rời rạc

- Một số có dạng nang nhỏ, dạng bè hoặc hình cầu

- Nhân tế bào tròn, đơn hình

Hình thái tế bào học của ung thư biểu mô không biệt hóa

Trang 17

- Đa số tế bào u đứng rời rạc

- Nhân đa hình rõ

- Nhân lớn

- Tế bào hình thoi hoặc dạng biểu mô

- Tế bào khổng lồ nhiều nhân + Dạng u, đa hình

+ Dạng hủy cốt bào

Hình thái tế bào học của ung thư biểu mô tủy

- Nhiều tế bào đơn lẻ

- Có thể thành đám nhỏ, lỏng lẻo

- Tế bào có dạng biểu mô, dạng tương bào hoặc hình thoi

- Đặc điểm nhân + Nhân tròn hoặc hơi dài + Chất nhiễm sắc dạng hạt + Hạt nhân không rõ + Thể vùi trong nhân (50% các trường hợp) + Nhiều nhân

- Có hạt màu đỏ trong bào tương (70% các trường hợp)

- Chất dạng tinh bột

Bảng 1.1 Nhận định kết quả CHKN tuyến giáp theo phân loại Bethesda

Trang 18

Các tiêu chí chẩn đoán Nguy cơ

ác tính (%) Xử tríBệnh phẩm chưa thỏa đáng 1 – 4 Nhắc lại CHKN dưới siêu âm

Lành tính < 1 Theo dõi trên lâm sang

TB không điển hình ý

nghĩa chưa xác định 5 - 10 Nhắc lại CHKN

Nghi ngờ u thể nang 15 - 30 Cắt thùy tuyến giáp

Nghi ngờ u tế bào Hurthle 15 - 45 Cắt thùy tuyến giáp

Nghi ngờ ác tính 60 - 75 Cắt thùy hay toàn bộ tuyến giáp

Ác tính 97 - 99 Cắt toàn bộ tuyến giáp

1.4.2 Phân loại mô bệnh học ung thư tuyến giáp

Từ năm 1940 đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về ung thư tuyến giáp, trong

đó Gerard - Marchant đã đóng góp rất nhiều công lao trong việc nghiên cứu và phânloại mô bệnh học UTBMTG Năm 1964, bác sỹ Uehlinger và B.R Gerard -Marchant đã đưa ra bảng dự kiến phân loại dựa trên những bệnh án lâm sàng và tiêubản mô bệnh học để Trung tâm Quốc tế về tài liệu quy chiếu và các Trung tâm cộngtác nghiên cứu Sau hai hội nghị năm 1968 và 1972, bảng phân loại mới được thôngqua và được viết thành tài liệu Vào năm 1974, bảng phân loại mô học ung thư biểu

mô tuyến giáp của Tổ chức Y tế Thế giới đầu tiên ra đời Bảng phân loại này dựatrên hình thái học vi thể nhiều hơn là dựa vào tạo mô học, chia UTBMTG thành 5típ vi thể (bao gồm UTBM nhú, UTBM nang, UTBM tế bào vảy, UTBM không biệthóa và UTBM tủy)

Sau phân loại mô học các u biểu mô tuyến giáp được TCYTTG xuất bản năm

1974, các nghiên cứu về mô bệnh học của u tuyến giáp vẫn được tiếp tục công bố vàcác nghiên cứu khác nhau cho thấy việc cần thiết phải bổ sung những típ mô bệnh học

và các biến thể mới

Phân loại mô học các u tuyến giáp theo TCYTTG (2004) [14]

• Ung thư biểu mô tuyến giáp

Trang 19

- Ung thư biểu mô nhú

- Ung thư biểu mô nang

- Ung thư biểu mô tế bào hurthle

- Ung thư biểu mô kém biệt hóa

- Ung thư biểu mô không biệt hóa

- Ung thư biểu mô tế bào vảy

- Ung thư biểu mô biểu bì nhày

- Ung thư biểu mô biểu bì nhày với tế bào ưa acid

- Ung thư biểu mô nhầy

- Ung thư biểu mô tủy

- Ung thư biểu mô tế bào nang và tủy phối hợp

- Ung thư tế bào hình thoi với biệt hóa giống tuyến ức

• U tuyến giáp và các u liên quan

- U tế bào võng (đuôi gai)

- Bệnh mô bào tế bào Langerhans

Trang 20

• Các u tuyến cận giáp

- Ung thư biểu mô tuyến cận giáp

- U tuyến cận giáp

- Các u thứ phát

 Các biến thể ung thư biểu mô nhú

- Dưới típ nhú kinh điển

- Biến thể nang

- Biến thể nang lớn

- Biến thể tế bào ưa acid

- Biến thể tế bào sáng

- Biến thể xơ lan tỏa

- Biến thể tế bào cao

- Biến thể tế bào trụ

- Biến thể đặc

- Ung thư biểu mô dạng sàng

- Ung thư biểu mô với mô đệm dạng bó

- Ung thư biểu mô với thành phần đảo khu trú

- Ung thư biểu mô với UTBM tế bào vảy hoặc dạng biểu bì nhày

- Ung thư biểu mô với ung thư biểu mô tế bào khổng lồ và hình thoi

- Ung thư biểu mô nhú và tủy phối hợp

- Vi ung thư biểu mô nhú

1.5 Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp

1.5.1 Lâm sàng

- Tiền sử: nếu trong gia đình có người mắc UTTG hoặc có tiền sử tiếp xúc với bức

xạ lúc nhỏ nên nghi ngờ đến một UTTG

- Các triệu chứng cơ năng thường nghèo nàn, ít có giá trị

Trang 21

- Đa số bệnh nhân đến khám vì nuốt vướng, nuốt nghẹn, đôi khi có khàn tiếng hoặckhó thở Một số trường hợp bệnh nhân đến khám vì xuất hiện khối sưng phồngvùng cổ.

1.5.2 Xét nghiệm sinh hóa

- Định lượng thyroglobulin: nồng độ thyroglobulin tăng trong ung thư tuyến giápbiệt hóa xuất phát từ biểu mô nang Tuy nhiên, thyroglobulin cũng tăng trong cácbệnh lý tuyến giáp lành tính (Basedow, viêm tuyến giáp, u tuyến giáp lành) Vì thếxét nghiệm này không có giá trị đặc biệt để chẩn đoán ung thư tuyến giáp Tuynhiên, nếu bệnh nhân sau khi đã cắt tuyến giáp toàn bộ, tăng thyroglobuin có thểcho thấy sự tái phát hoặc di căn của khối u

- Xét nghiệm calcitonin, kháng nguyên phôi thai (CEA): trong ung thư biểu môtuyến giáp thể tủy CEA và calcitonin thường tăng cao Tuy nhiên xét nghiệm nàykhông đặc hiệu vì chúng còn tăng trong một số ung thư khác như ung thư phổi, vú,đại tràng…

1.5.3 Chẩn đoán hình ảnh

1.5.3.1 Siêu âm tuyến giáp

- Siêuâm không chỉ cải thiện giá trị của chọc hút kim nhỏ mà nó còn là một xét

nghiệm rất quan trọng để đánh giá các nhân tuyến giáp Siêu âm được sử dụng để

đo kích thước và tính năng của các nhân giáp như ranh giới, mật độ, tăng sinhmạch

- Siêu âm tuyến giáp có thể giúp phát hiện các khối u tuyến giáp nhỏ, vị trí sâu dễ

bỏ sót khi khám lâm sàng, giúp xác định dạng tổn thương là nang hay nhân, có mộthay nhiều nhân

- Hình ảnh siêu âm giúp gợi ý một u ác tính gồm: nhân giảm âm, vi vôi hóa trong nhângiáp, đường viền không đều, tăng sinh mạch trong khối u, xâm lấn phá vỡ vỏ baogiáp, có hạch vùng cổ

- Đặc biệt siêu âm hướng dẫn chọc hút kim nhỏ có thể tăng giá trị chẩn đoán chính xáccủa phương pháp tế bào học Vì siêu âm cho phép xác định được nhân tổn thương

Trang 22

đang được lấy mẫu và lấy được tế bào đúng vào phần nghi ngờ nhất của nhân Đặcbiệt là những khối nhỏ, ở vị trí sâu không sờ thấy.

1.5.3.2 Chụp X-quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ

- Chụp X-quang tư thế cổ thẳng, nghiêng xem khối u có chèn ép khí quản, thựcquản hoặc tìm các nốt vôi hóa trong tuyến giáp Ngoài ra X-quang phổi còn có giátrị tìm ổ di căn của UTTG

- Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hạt nhân là phương tiện giúp đánh giáchính xác vị trí u nguyên phát, kích thước, mật độ, nốt canxi hóa, mức độ tăng sinhmạch, đánh giá sự lan rộng khối u tuyến giáp vào cấu trúc lân cận và di căn hạch

1.5.4 Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ có vai trò quan trọng trong chẩn đoán cáckhối u giáp, có thể áp dụng cho mọi tuyến giáp to, bình năng trước khi phẫu thuật.Đây là xét nghiệm tốt nhất để phát hiện các khối u tuyến giáp với kĩ thuật đơn giản,thực hiện nhanh, ít tốn kém, độ nhạy, độ đặc hiệu cao, an toàn ít gây tai biến Đặcbiệt nhờ phương pháp này đã làm giảm đáng kể những trường hợp cắt bỏ tuyếngiáp không cần thiết

Theo DeMay, trước khi chưa sử dụng phương pháp chọc hút tuyến giáp bằngkim nhỏ, trong số các bệnh nhân được phẫu thuật chỉ có khoảng 15 - 25 % là các u áctính Phẫu thuật tuyến giáp có rất nhiều tai biến nghiêm trọng thậm chí có thể tửvong Cùng với các phương pháp chẩn đoán khác, việc sử dụng phương pháp chọchút kim nhỏ đã làm giảm 50% số trường hợp phẫu thuật và tăng gấp đôi tỷ lệUTTG được phẫu thuật Một số báo cáo cho thấy tỷ lệ chẩn đoán dương tính về tếbào học đối với các ung thư tuyến giáp đạt 85 - 90% Với những bác sỹ giàu kinhnghiệm độ chính xác của chẩn đoán có thể đạt tới 95% hoặc hơn với các mẫu thỏađáng

Hiện nay, chọc hút tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ dưới sự hướng dẫn củasiêu âm đã được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế Đây là kỹ thuật an toàn, đơn

Trang 23

giản, cho phép chọc hút chính xác vào nhân giáp, tăng tỷ lệ chẩn đoán đúng, giảmlượng bệnh phẩm không thỏa đáng Chọc hút tuyến giáp dưới sự hướng dẫn siêu

âm được chỉ định với những nhân nhỏ, nhân ở sâu không sờ thấy được, các khối cóthành phần nang > 25%, các khối đã chọc hút trước đó mà bệnh phẩm không thỏađáng, những khối có đặc điểm siêu âm gợi ý ác tính ( bờ không đều, vi vôi hóa…)

1.5.5 Sinh thiết tức thì

Sinh thiết tức thì (hay sinh thiết cắt lạnh) là phương pháp chẩn đoán môbệnh học ngay trong lúc phẫu thuật, trên các tiêu bản được cắt từ máy cắt lạnh.Phương pháp này cho phép chẩn đoán nhanh trong 10 - 15 phút với độ chính xáccao, có thể áp dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế đặc biệt là những trung tâm điều trịung thư

Sinh thiết tức thì đã giúp các phẫu thuật viên có phương pháp xử lý đúngđắn ngay từ lần điều trị đầu tiên, tránh phải mổ lại hoặc điều trị lần đầu không hoànchỉnh sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị Đặc biệt sinh thiết tức thì có giá trị bổsung cao cho kết quả chọc hút kim nhỏ là nghi ngờ

Sinh thiết tức thì có thể áp dụng chẩn đoán với nhiều cơ quan khác nhau,trong đó có tuyến giáp Hầu hết các nước phát triển sử dụng phương pháp này vớicác khối u tuyến giáp có chỉ định phẫu thuật Phương pháp này có độ nhạy và độđặc hiệu cao đặc biệt nó có ý nghĩa trong trường hợp chẩn đoán tế bào học nghingờ hoặc không điển hình Kết quả sinh thiết tức thì gồm lành tính, ác tính, nghingờ

1.5.6 Chẩn đoán mô bệnh học sau phẫu thuật

Chẩn đoán mô bệnh học trên các bệnh phẩm phẫu thuật vẫn rất cần thiết vàquan trọng bởi vì việc xác định lại chẩn đoán và định típ mô bệnh học, xem xéttính chất và mức độ xâm nhập, giúp các nhà lâm sàng lựa chọn phương pháp điềutrị bổ sung thích hợp

Trang 24

Hình 1.3 Hình ảnh tế bào và mô bệnh học UTTG thể nhú

1.5.7 Chẩn đoán UTBMTG bằng hóa mô miễn dịch

Hầu hết các khối u tuyến giáp được chẩn đoán dễ dàng bằng cách sử dụngcác tiêu chuẩn mô bệnh học Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc chẩn đoán vàxác định típ mô bệnh học có thể khá tinh tế, bao gồm những khối u có giới hạn, cóxâm nhập tối thiểu vỏ xơ, tổn thương di căn từ nơi khác đến, những biến thể nang

và biến thể tế bào ưa acid của UTBM thể nhú và UTBM thể tủy Những trườnghợp này cần nhuộm hóa mô miễn dịch để hỗ trợ cho chẩn đoán

1.5.8 Chụp xạ hình tuyến giáp và xạ hình toàn thân

- Chụp xạ hình tuyến giáp: xạ hình là phương pháp để đánh giá chức năng vàhình thái của tuyến giáp và nhân giáp Phần lớn UTTG không bắt xạ và biểu hiệnbằng hình ảnh nhân lạnh, nhưng phần lớn nhân lạnh là u lành, nang tuyến Vì vậychụp xạ hình tuyến giáp ít có giá trị xác định bản chất u và còn có thể bỏ sót khối u

có kích thước nhỏ

- Chụp xạ hình toàn thân rất có ích trong việc xác định di căn xa, tái phát sauđiều trị

1.6 Điều trị

Trang 25

Điều trị phẫu thuật:

Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào loại mô bệnh học,

vị trí, kích thước, số lượng u, tình trạng xâm lấn tại chỗ, di căn, cũng như các nhómyếu tố nguy cơ của bệnh mà nên cắt một thùy tuyến giáp hay cắt toàn bộ và nạo véthạch cổ

Điều trị bằng I 131

I131 chỉ có tác dụng với những trường hợp UTTG thể biệt hóa, là loại tế bàoung thư có khả năng hấp thụ I131

Điều trị hormon thay thế

Các nghiên cứu đã chứng minh UTTG thể biệt hóa đáp ứng tốt với điều trịhormon Dùng T3 hoặc T4 liều cao để ức chế tiết TSH của tuyến yên do đó hạn chế

sự phát triển của tế bào ung thư có nguồn gốc từ tế bào nang

Điều trị đích:

Hiện nay phương pháp điều trị nhắm trúng đích với ung thư tuyến giáp đãđược áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Điều này đã mở ra một tia hi vọng mớicho những bệnh nhân ung thư tuyến giáp, đặc biệt là ung thư thể tủy

1.7 Tình hình nghiên cứu

Trang 26

1.7.1 Trên thế giới

Từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX người ta mới bắt đầu nghiêncứu nhiều tới UTTG Năm 1983 J Beck là người đầu tiên báo cáo một trường hợpUTTG Từ những năm 1940 trở đi mới có nhiều tác giả nghiên cứu về ung thưtuyến giáp Marchant G là người có công lớn trong việc phân loại mô bệnh họcUTTG Đầu những năm 60, chẩn đoán bệnh tuyến giáp bằng chọc hút kim nhỏ đãđược quan tâm nghiên cứu

Sau hội nghị quốc tế chống ung thư tại Genever (1968) phương pháp tế bàohọc được coi là phương pháp quan trọng nhất trong chẩn đoán các khối u tuyếngiáp Những năm trở lại đây nhiều tác giả vẫn tiếp tục nghiên cứu về tiêu chuẩnchẩn đoán TBH cho những típ mới hoặc những biến thể mới của khối u tuyến giáp:J.K.C Chan (1995); John Macdonald và cs (1995 - 2000), Về mô bệnh học có rấtnhiều nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh tại các vùng khác nhau trên thế giới, tỷ lệ mắcbệnh ở hai giới, tỷ lệ của các típ mô bệnh học,…Nghiên cứu của Macdonald J.S và

cs cho biết UTBMTG thể nhú, nang chiếm 81 - 87%, thể tủy chiếm khoảng 6 - 8%,các loại không biệt hóa và kém biệt hóa 5% [20]

Theo J.K.C Chan UTBMTG thể nhú > 60%, UTBMTG thể nang < 20%, còn lại là các ung thư khác Các nghiên cứu của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự [21]

Ngày nay có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về UTTG như: phân tích về dịch

tễ, yếu tố nguy cơ, các phương pháp chẩn đoán, sinh học phân tử, cơ chế bệnhsinh, những liệu pháp điều trị mới… Đặc biệt là chẩn đoán bệnh tuyến giáp quaCHKN, sinh thiết tức thì và mô bệnh học vẫn được rất nhiều tác giả quan tâmnghiên cứu

1.7.2 Việt Nam

UTBMTG là loại ung thư phổ biến nhất trong hệ thống nội tiết Do đó ở ViệtNam cũng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực này Các vấn đề nghiên

Trang 27

cứu rất đa dạng bao gồm: xạ hình, siêu âm, định lượng các hormon tuyến giáp, tếbào học chọc hút kim nhỏ, mô bệnh học, đặc điểm lâm sàng, các phương pháp điềutrị,

Từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Nguyễn Vượng là người đầutiên sử dụng kỹ thuật chọc hút kim nhỏ để chẩn đoán bệnh trong đó có các bệnh vềtuyến giáp Tác giả đã có hàng loạt bài viết về vấn đề này, đề cập từ chỉ định,chống chỉ định CHKN, các bước kỹ thuật tiến hành chọc hút và xây dựng các tiêuchuẩn chẩn đoán cụ thể cho từng nhóm bệnh Bên cạnh đó các tác giả khác như LêTrung Thọ, Nguyễn Mạnh Hùng,… cũng công bố những nghiên cứu TBH củaUTTG Về mô bệnh học cũng được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu: TrầnNgọc Dũng, Lê Thị Vân Anh, Phạm Văn Tuyến…Bên cạnh những nghiên cứu về

tỷ lệ mắc bệnh theo tuổi, giới, theo các thể mô bệnh học còn có những nghiên cứu

về đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch Theo nghiên cứu của Trần NgọcDũng (2012) tỷ lệ các típ mô bệnh học như sau: UTBM nhú 89,06%; UTBM nang6,01%, UTBM kém biệt hóa 1,8%; UTBM không biệt hóa 1,33%; UTBM tủy1,64%; UTBM vảy 0,16%

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 28

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

Các trường hợp được phẫu thuật u tuyến giáp, đồng thời có kết quả tế bàohọc và mô bệnh học tại Bệnh viện Bãi Cháy từ tháng 01/2018 đến tháng 09/2018

- Có hồ sơ bệnh án đầy đủ

- Còn tiêu bản lưu trữ đảm bảo chất lượng để chẩn đoán

- Còn khối nến có đủ bệnh phẩm để chẩn đoán mô bệnh học

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những trường hợp hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin

- Những trường hợp không có đủ cả chẩn đoán tế bào học chọc hút kim nhỏ,

và chẩn đoán mô bệnh học sau phẫu thuật

- Có tiền sử phẫu thuật tuyến giáp trước đó, đã hóa trị hay xạ trị tuyếngiáp

2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Bãi Cháy, từtháng 01/2018 đến tháng 09/2018

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp với hồi cứu với tiến cứu

Trang 29

- Thu thập các ca nghiên cứu từ tháng 01/2018 đến tháng 02/2018.

- Tra cứu hồ sơ bệnh án, thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu

- Tìm lại tiêu bản, khối nến, nhận định lại toàn bộ chẩn đoán tế bào học theo phân loạiBethesda 2007; các tiêu bản sinh thiết tức thì, với các tiêu bản mô bệnh học xem xét

và nhận định lại kết quả (theo phân loại của TCYTTG 2004), kết hợp với cắt nhuộmthêm từ các block nến lưu trữ

Tiến cứu

- Thu thập các ca nghiên cứu từ tháng 03/2018 đến tháng 09/2018

- Thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án theo mẫu bệnh án nghiên cứu

- Khai thác các triệu chứng lâm sàng, hình ảnh siêu âm, tiến hành chọc hút kim nhỏ sau

đó nhận định và phân loại theo Bethesda 2007; nghiên cứu mô bệnh học theo thông

lệ, nhận định kết quả dưới kính hiển vi quang học và định típ mô bệnh học theo phânloại của TCYTTG năm 2004

Nghiên cứu tế bào học chọc hút kim nhỏ

- Mỗi bệnh nhân đều được chọc hút bằng kim nhỏ, làm phiến đồ tế bào trướckhi phẫu thuật

- Trước khi chọc thăm khám kỹ khối u tuyến giáp bằng nhìn, sờ nắn, đánh

giá kích thước, mật độ, tính chất, độ di động của khối u

- Dùng bơm kim tiêm 20ml, kim chọc 20 - 23G tùy từng bệnh nhân, cố định và đưakim chọc vào khối u, đâm kim lên xuống theo ba hướng khác nhau, đảm bảo lấy đủmẫu bệnh phẩm Nếu có hạch cổ kèm theo thì khám và chọc hạch

- Với những khối u tuyến giáp có kích thước nhỏ, nhân ở vị trí sâu không sờ thấyhoặc những trường hợp có kết quả chưa thỏa đáng chọc hút dưới hướng dẫn củasiêu âm Trong những trường hợp này, kĩ thuật chọc tuyến giáp cũng giống nhưchọc qua sờ nắn

- Bệnh phẩm được dàn lên lam kính, cố định bằng cồn tuyệt đối, sau đó nhuộmbằng Giemsa

- Nhận định kết quả chọc hút tế bào nhỏ theo phân loại Bethesda 2007

Trang 30

- Kết quả xét nghiệm tế bào học được so sánh với kết quả xét nghiệm mô bệnh họcthường quy.

Nghiên cứu mô bệnh học

- Bệnh phẩm sau mổ được mô tả đại thể, cố định bằng formol đệm trung tính10% trong 3 giờ

- Phẫu tích bệnh phẩm thành nhiều mảnh tùy theo kích thước, số lượng u nhưng đảmbảo lấy được vùng rìa, vùng vỏ u (nếu có), vùng gần trung tâm và vùng trung tâmu

- Sau đó cố định, chuyển đúc, vùi, cắt mảnh, nhuộm theo phương phápHematoxylin-Eosin thường quy

- Các tiêu bản được đọc trên kính hiển vi quang học độ phóng đại 40, 100, 200, 400lần bởi các nhà Giải phẫu bệnh có kinh nghiệm

- Nhận định kết quả, định típ mô bệnh học dựa trên phân loại của Tổ chức Y tế Thếgiới năm 2004

2.2.4.Biến số và chỉ số nghiên cứu

- Đặc điểm chung

+ Tuổi: chia thành các nhóm: <20, 20-29, 30-39, 40-49, 50-59, 60-69, ≥70.

+ Giới: nam và nữ

- Đặc điểm tế bào học chọc hút kim nhỏ: theo phân loại Bethesda 2007.

- Đặc điểm mô bệnh học thường quy

+ Tổn thương lành tính: bướu giáp keo, viêm, u tuyến (u tuyến nang, u

tuyến tế bào ưa acid)

+ Tổn thương ác tính: theo phân loại WHO 2004

2.3 Xử lý số liệu

Các số liệu và kết quả thu được được xử lý bằng máy vi tính, sử dụng cácphần mềm thống kê y học SPSS 20.0; tính tần suất, tỷ lệ %, số trung bình

Trang 31

Tính giá trị của chẩn đoán tế bào học chọc hút kim nhỏ với các chỉ số: độnhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính và theo côngthức sau:

(Dương tính thật)

b(Dương tính giả) a+b

(Âm tính giả)

d(Âm tính thật) c+d

Trong đó

Độ nhạy (Se-Sensitivity):

c a

a Se

d Sp

+

=

Độ chính xác: Được tính bằng chỉ số giữa âm tính thật và dương tính thật

trên tổng số

Giá trị chẩn đoán dương tính (PPV – Positive predictive value) là tỉ số

dương tính thật trên dương tính thật và dương tính giả

b a

a PPV

+

=

Giá trị chẩn đoán âm tính (NPV – Negative predictive value) là tỉ số giữa

âm tính thật trên âm tính thật và âm tính giả

Trang 32

d c

d NPV

+

=

2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Đề cương nghiên cứu cần được thông qua bởi Hội đồng chấm đề cương củaBệnh viện Bãi Cháy trước khi tiến hành nghiên cứu

- Nghiên cứu cần sự cho phép của Hội đồng khoa học và Ban Giám đốc Bệnhviện bãi Cháy trước khi tiến hành thực hiện

- Tất cả các biến số, chỉ số nghiên cứu sẽ được thu thập một cách trung thực vàkhoa học

- Mọi thông tin thông tin các nhân của bệnh nhân sẽ được giữ bí mật

Trang 33

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới

Kết quả ở bảng cho thấy tỷ lệ u lành tính và ác tính đều gặp ở nữ nhiều hơn ở

nam giới Trong nhóm u ác tính tỷ lệ nữ/nam là 9/1, nhóm u lành tính tỷ lệ nữ/nam

là 4,7/1 Giữa hai nhóm u lành tính và ác tính không có sự khác biệt về giới có ýnghĩa thống kê (p>0,05)

3.3 Phân bố bệnh nhân ung thư tuyến giáp theo tuổi

Bảng 3.2 Bảng phân bố bệnh nhân ung thư tuyến giáp theo tuổi

Ngày đăng: 08/01/2020, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Davies L, Welch H.G (2014). Current thyroid cancer trends in the United States. JAMA Otolaryngol Head and Neck Surgery, 140 (4), 317 -322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JAMA Otolaryngol Head and Neck Surgery
Tác giả: Davies L, Welch H.G
Năm: 2014
2. Burgess JR (2002). Temporal trends for thyroid carcinoma in Australia: an increasing incidence of papillary thyroid carcinoma (1982 - 1997). Thyroid, 12, 141 - 149 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thyroid
Tác giả: Burgess JR
Năm: 2002
3. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và cs (2004). Kết quả bước đầu nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư tại 6 vùng địa lý Việt nam giai đoạn 2001 - 2003. Tạp chí Y học thực hành, 489, 11-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Chấn Hùng và cs
Năm: 2004
4. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức và cs (2001). Tình hình bệnh ung thư ở Việt Nam năm 2000. Tạp chí thông tin Y dược, 2, 19- 26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí thông tin Y dược
Tác giả: Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Mạnh Quốc, Nguyễn Bá Đức và cs
Năm: 2001
5. Hứa Thị Ngọc Hà, Âu Nguyệt Diệu (2009). Bệnh tuyến giáp. Giải phẫu bệnh học. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 270 - 285 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫubệnh học
Tác giả: Hứa Thị Ngọc Hà, Âu Nguyệt Diệu
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
6. Lê Thị Vân Anh (2003), Nghiên cứu mô bệnh học một số ung thư biểu mô tuyến giáp tại bệnh viện K, Luận văn bác sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nghiên cứu mô bệnh học một số ung thư biểu môtuyến giáp tại bệnh viện K
Tác giả: Lê Thị Vân Anh
Năm: 2003
7. Phạm Văn Tuyến (2011), Nghiên cứu đặc điểm tế bào học và mô bệnh học của ung thư biểu mô tuyến giáp, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm tế bào học và mô bệnh họccủa ung thư biểu mô tuyến giáp
Tác giả: Phạm Văn Tuyến
Năm: 2011
8. Lê Văn Cường (2009). Nghiên cứu vị trí, hình thể của tuyến giáp ở người Việt Nam. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 13, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Y học Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Văn Cường
Năm: 2009
9. Nguyễn Quang Quyền và Cs (2004). Tuyến giáp. Bài giảng Giải phẫu học.Tập1. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 400 - 402 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Giải phẫu học."Tập1
Tác giả: Nguyễn Quang Quyền và Cs
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2004
10. Nguyễn Quang Quyền (1997). Atlas giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 82 - 84 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Atlas giải phẫu người
Tác giả: Nguyễn Quang Quyền
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1997
11. Phạm Phan Địch (1998), Mô học tuyến giáp, Mô học, Nhà xuất bản Y học, tr 481 - 481 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô học
Tác giả: Phạm Phan Địch
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 1998
12. Nguyễn Vượng (2007). Bệnh của hệ nội tiết, Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 530-543 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu bệnh học
Tác giả: Nguyễn Vượng
Nhà XB: Nhà xuấtbản y học
Năm: 2007
14. Nguyễn Xuân Phong (2011). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xét nghiệm trong ung thư biểu mô tuyến giáp, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số xétnghiệm trong ung thư biểu mô tuyến giáp
Tác giả: Nguyễn Xuân Phong
Năm: 2011
15. Lê Ngọc Hà và cs (2011). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh F-FDG PET/CT ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa có nồng độ thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân I 131 âm tính. Tạp chí y dược lâm sàng 108, tập 6, số đặc biệt, 45-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí y dược lâm sàng 108
Tác giả: Lê Ngọc Hà và cs
Năm: 2011
17. Nguyễn Vượng (2000). Chẩn đoán một số bệnh tuyến giáp qua chọc hút tổn thương bằng kim nhỏ, Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản Y học, 572-576 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán một số bệnh tuyến giáp qua chọc hút tổnthương bằng kim nhỏ
Tác giả: Nguyễn Vượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2000
18. Nguyễn Xuân Phách (1996). Chẩn đoán bệnh tuyến giáp bằng phương pháp y học hạt nhân. Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 162-191 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tuyến giáp và các rối loạn do thiếu iod
Tác giả: Nguyễn Xuân Phách
Nhà XB: Nhà xuất bảnY học
Năm: 1996
19. Trần Đình Hà và cs (2002). Vai trò của xạ hình toàn thân với I 131 trong khảo sát bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật. Công trình nghiên cứu khoa học bệnh viện Bạch Mai, Tập 544-547 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của xạ hình toàn thân với I"131" trong khảosát bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa sau phẫu thuật
Tác giả: Trần Đình Hà và cs
Năm: 2002
20. Macdonald JS, Haller DJ, Dougall RM, et al (2000). Endocrinology System.In: Clinical Oncology, Second edition, Churchill Livingstone, 1360-1368 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Endocrinology System
Tác giả: Macdonald JS, Haller DJ, Dougall RM, et al
Năm: 2000
21. Chan JKC (2007). Tumor of the thyroid and parathyroid gland. In:Diagnostic Histopathology of Tumor, Vol2, Churchill Livingstone, 997- 1081 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tumor of the thyroid and parathyroid gland
Tác giả: Chan JKC
Năm: 2007
22. Nguyễn Vượng (1983). Chẩn đoán một số bệnh tuyến giáp qua chọc hút tổn thương bằng kim nhỏ. Luận án PTS Y học, thư viện Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chẩn đoán một số bệnh tuyến giáp qua chọc hút tổnthương bằng kim nhỏ
Tác giả: Nguyễn Vượng
Năm: 1983

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w