1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.doc

11 1,1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 69,5 KB

Nội dung

Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003

Trang 1

Đề bài: Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.

Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ngày càngtham gia nhiều vào các hoạt động thương mại trên quy mô toàn thế giới, vàđương nhiên, những tranh chấp thương mại phát sinh trong quá trình đó làkhông tránh khỏi, do vậy, việc nghiên cứu các biện pháp giải quyết tranhchấp thương mại hiện nay là rất cần thiết để chúng ta có thể bảo vệ quyền lợichính đáng của mình trong mọi hoạt động thương mại.

I, Những hiểu biết cơ bản

1, Tranh chấp thương mại.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Thương mại 2005, Luật tốtụng dân sự 2004, thì tranh chấp thương mại (TCTM) được hiểu là nhữngmâu thuẫn(bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trongquá trình thực hiện các hoạt động thương mại1.

Theo quy định về thẩm quyền của luật Trọng tài thương mại 2010, TCTM lànhững tranh chấp có đặc điểm sau đây:

- thứ nhất, TCTM là những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại.-thứ hai, TCTM là những tranh chấp phát sinh chủ yếu giữa các thươngnhân.

1 Giáo trình luật thương mại Việt Nam tâp 2-trường Đại học Luật Hà Nội-Nxb CAND 2009 tr.432

Trang 2

Tất nhiên, khi tranh chấp đã xuất hiện thì nhu cầu tất yếu của các bên thamgia vào sự tranh chấp đó là giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng nhấtvà có lợi nhất.

Các hình thức giải quyết TCTM cơ bản, trên thế giới cũng như Việt Namhiện nay bao gồm:

-Giải quyết TCTM qua thương lượng.-Giải quyết TCTM qua hòa giải

-Giải quyết TCTM qua trọng tài thương mại-Giải quyết TCTM thông qua tòa án.

Trong khuôn khổ bài viết này, chỉ đề cập đến phương pháp giải quyếtTCTM bằng trọng tài thương mại.

2, Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trênthế giới, nhất là tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Thoả thuậntrọng tài là một thoả thuận đặc biệt bởi nó quy định việc giải quyết tranhchấp phát sinh từ hợp đồng phải bằng trọng tài mà thoả thuận trọng tài nằmngay trong chính hợp đồng Hiện nay, khi soạn thảo các điều khoản về giảiquyết tranh chấp trong Hợp đồng thương mại, các bên trong quan hệ giaodịch thường quy định việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức Trọng tàithương mại, đặc biệt là khi quan hệ giao dịch này có yếu tố nước ngoài.

Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc(trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực.

Phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm:

Trang 3

Thời gian xử lý một vụ việc bằng hình thức trọng tài ngắn hơn so vớicác phương pháp khác, trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tếViệt Nam: sở dĩ trong thời gian gần đây các vụ TCTM giữa các doanhnghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài được xử lý tranh chấp bằngtrọng tài chiếm số lượng ngày càng nhiều là do thời gian xử lý một vụ việcbằng hình thức trọng tài rất ngắn Một vụ tranh chấp trị giá hàng triệu USDcó khi chỉ được giải quyết trong vòng 3-4 tháng Trong khi đó, nếu đưa ratoà án sẽ kéo dài hàng năm Có như vậy là bởi một trong những yếu tố làmcho các vụ tranh chấp được xử lý nhanh là tính chất chung thẩm của quyếtđịnh trọng tài không có kháng cáo và các bên ngay lập tức phải thi hành cácquyết định của trọng tài.

Thủ tục tố tụng linh hoạt: đây là một ưu điểm lớn, vì các bên tham gia

tranh chấp có thể lựa chọn thủ tục một cách linh hoạt, mềm dẻo, chứ khôngbắt buộc phải tuân theo các thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ như giải quyết quatòa án.

Tính trung lập, vô tư, khách quan và tính chuyên nghiệp của trọng tàiviên, theo đó thì thẩm quyền cả trọng tài được hình thành dựa trên sự thoả

thuận của các bên Các trọng tài viên thường là người có nhiều kiến thức vàkinh nghiệm trọng một số lĩnh vực cụ thể Những tranh chấp chuyên ngànhđó đòi hỏi người phân xử phải có kiến thức rộng và am hiểu trong lĩnh vựcđó Nếu ghé thăm trang web của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam -VIAC, chúng ta có thể thấy một danh sách dài(cỡ hơn 100 trọng tài viên), họđều các học giả, các cán bộ nhà nước cấp cao, các luật sư nổi tiếng… mà têntuổi của họ cũng là làm các bên đương sự cảm thấy tin tưởng.

Trang 4

Tính bí mật: nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài là không

công khai đây là một trong những điểm khác biệt và là một ưu điểm so vớicác phương thức giải quyết tranh chấp khác Bởi vì trong lĩnh vực kinhdoanh bí quyết kinh doanh là yếu tố quan trọng, nhất là những lĩnh vực sởhữu trí tuệ, công nghệ cao, nếu giải quyết tại toà án sẽ có nguy cơ làm tiết lộbí mật, hơn nữa, việc các đối tác biết được doanh nghiệp đang phải tham giatranh chấp có thể sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của doanhnghiệp.

Sự công nhận quốc tế: phán quyết trọng tài được công nhận rộng rãi:

cho đến nay đã có nhiều Công ước quốc tế về trọng tài thương mại được kýkết và phê chuẩn bởi nhiều quốc gia như Công ước New York 1958, Côngước Washington 1965, Công ước Liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế;do đó, các phán quyết của trọng tài được công nhận rộng rãi hơn và dễ thựcthi hơn so với các phán quyết ở tòa án.

Ông Jason Fry, Tổng thư ký Tòa án trọng tài quốc tế cho biết: phánquyết của trọng tài được quốc tế thừa nhận và thi hành ở nhiều quốc gia hơnso với quyết định của tòa án Hiện đã có 150 quốc gia đã ký công ước NewYork về việc thực hiện các quyết định của trọng tài Đây là một thuận lợicho các doanh nghiệp Việt Nam khi đưa các vụ TCTM cho trọng tài xử lý,bởi trong thời gian qua có đến 60% các vụ TCTM của doanh nghiệp ViệtNam đều có yếu tố quốc tế

Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, nhờ đó mà hiệu lực

của phán quyết của trọng tài thương mại được đảm bảo thi hành bởi cơ chếpháp lý rõ ràng, không phụ thuộc vào thiện chí của các bên như thươnglượng hay hòa giải.

Trang 5

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài cũng có nhược điểm:

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đòi hỏi chi phí caohơn so với những phương thức khác, vụ việc cần giải quyết có giá trị tính

bằng tiền càng lớn thì chi phí trọng tài càng cao

Sau đây là biểu phí trọng tài tham khảo, theo nguồn tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt

Nam - VIAC

Đơn vị: USD

Từ 20.001 đến 50.0002.000 + 3% số tiền vượt quá 20.000

Từ 50.001 đến 100.0002.900 + 2,5% số tiền vượt quá 50.000

Từ 100.001 đến 500.0004.150 + 2% số tiền vượt quá 100.000

Từ 500.001 đến 1.000.000Từ 1.000.001 đến 2.000.000

12.150 + 1,75% số tiền vượt quá 500.00020.900 + 1,50% số tiền vượt quá 1.000.000

Từ 2.000.001 đến 5.000.00035.900 + 1% số tiền vượt quá 2.000.000

Từ 5.000.001 đến 10.000.00065.900 + 0,50% số tiền vượt quá 5.000.000

Từ 10.000.001 đến 30.000.00090.900 + 0,20% số tiền vượt quá 10.000.000

Trang 6

Trên 30.000.000130.900 + 0,05% số tiền vượt quá 30.000.000

Chi phí trên chưa bao gồm chi phí ăn ở, đi lại của các trọng tài viên, của thưký phiên họp hội đồng trọng tài, và hàng loạt các chi phí khác quy định tạiĐiều 34 Luật trọng tài thương mại 2010 Có thể dễ dàng nhận thấy rằng,mức phí cho trọng tài thương mại là cao hơn so với chi phí khi dùng cácphương pháp giải quyết tranh chấp khác

Việc thi hành quyết định của trọng tài thì không phải lúc nào cũngtrôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của toà án đây là

nhược điểm chung của các phương pháp giải quyết tranh chấp không thôngqua tòa án Sự thành công của quá trình giải quyết tranh chấp chủ yếu phụthuộc thái độ thiện chí và hợp tác của các bên tranh chấp; việc thực thi cáckết quả đã đạt được trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tàithương mại thường phức tạp và tốn kém, vì ngay cả khi hội đồng trọng tài đãra phán quyết, thì một bên đương sự vẫn có quyền yêu cầu hủy phánquyết(Điều 68 Luật trọng tài thương mại), và sẽ lại cần sự can thiệp của toànán vào vụ tranh chấp đó.

II, Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so vớipháp lệnh trọng tài thương mại 2003

So với Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Luật Trọng tài thương mại cónhững điểm mới quan trọng, khắc phục được những thiếu sót của Pháp lệnhtrọng tài thương mại 2003, cụ thể:.

1, Luật trọng tài thương mại mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh

chấp của trọng tài thương mại Luật Trọng tài thương mại (TTTM) đã dỡ bỏ

Trang 7

hạn chế của Pháp lệnh TTTM về thẩm quyền giải quyết các TCTM củaTrọng tài thông qua việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của Trọng tài tớinhiều loại tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên (Điều 2Luật TTTM) Tại pháp lệnh TTTM, không quy định rõ thẩm quyền giảiquyết tranh chấp của TTTM mà chỉ liệt kê một số hoạt động thương mại, vàmặc nhiên coi những tranh chấp trong các hoạt động đó là TCTM, rõ ràng làmột sự hạn chế khi các loại hình hoạt động thương mại ngày càng phongphú và đa dạng.

Sự cải tiến này là một trong những điểm mới quan trọng nhất của LuậtTTTM so với Pháp lệnh TTTM và phù hợp với thực tiễn sử dụng Trọng tàicủa các nước trên thế giới.

2, Khắc phục sự không rõ ràng của Pháp lệnh Trọng tài thương mại

năm 2003 về các tình huống có thể làm vô hiệu thoả thuận trọng tài Điều

18 Luật TTTM giới hạn 6 tình huống theo đó thoả thuận trọng tài vô hiệu.Đặc biệt, còn có quy định trường hợp thỏa thuận trọng tài không rõ ràng thìbên khởi kiện (nguyên đơn) có quyền được tự do lựa chọn tổ chức trọng tàithích hợp để khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Với quy định này sẽ ngăn chặn và giảm bớt tình trạng thỏa thuận trọng tài bịvô hiệu hoặc tình trạng không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp

3, Cho phép các tổ chức trọng tài nước ngoài được mở chi nhánh, văn

phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Chương XII với 07 Điều)

Những quy định này một lần nữa khẳng định chủ trương hội nhập kinh tếquốc tế của Việt Nam hiện nay, và còn là một lợi thế cho các bên TCTM,bởi lẽ, trong các tổ chức trọng tài thương mại nước ngoài, rất nhiều tổ chứccó uy tín, kinh nghiệm nhiều năm trong nhiều vụ việc tranh chấp, các bên

Trang 8

đương sự có quyền chọn cho mình trung tâm trọng tài mà họ tin tưởng nhất.Việc cho phép các trung tâm trọng tài nước ngoài hoạt động và cạnh tranhtại Việt Nam còn cho thấy xu hướng chuyên nghiệp hóa lĩnh vực giải quyếtTCTM.

4, Nâng cao vị thế của Trọng tài thông qua việc cho phép Hội đồng

Trọng tài được thu thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng, áp dụng một sốbiện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 47, 48, 49 và 50) Quy định này nhằm

giúp cho tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả hơn

5, Hạn chế nguy cơ phán quyết của Trọng tài bị Tòa án tuyên hủy bởi

quy định không phù hợp của Pháp lệnh TTTM , trong pháp lệnh trọng tài

thương mại, có nhiều quy định liên quan đến hủy quyết định của trọng tài,nhiều quy định về kháng cáo, kháng nghị quyết định của tòa án(Các điều 55và 56), rất phức tạp Các quy định này của Pháp lệnh đã làm cho tố tụngtrọng tài trở nên rất rủi ro, tăng sự can thiệp của tòa án vào phán quyết trọngtài, làm giảm đi tính chung thẩm của phán quyết trọng tài

6, Luật TTTM là đã tiếp thu nguyên tắc cấm hành vi mâu thuẫn trong

tố tụng đây là nguyên tắc rất quan trọng đã hình thành lâu đời trong pháp

luật tố tụng của các nước phát triển Quy định mới của Luật (Điều 13) xácđịnh, khi một bên nhận thấy những quy định của Luật hoặc của thoả thuậntrọng tài bị vi phạm mà vẫn tiếp tục thực hiện tố tụng trọng tài và khôngphản đối vi phạm đó trong thời hạn luật định thì mất quyền phản đối tạiTrọng tài hoặc Toà án Quy định này nhằm ngăn chặn một cách có hiệu quảcác hành vi cơ hội trong tố tụng trọng tài.

7, Thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa Trọng tài với Toà án trong toàn

bộ quá trình giải quyết vụ tranh chấp của các bên Luật đã đưa ra một loạt

Trang 9

định rõ Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài và liệt kê 8 nộidung thẩm quyền của Toà án trong quan hệ với Trọng tài bao gồm: thu thậpchứng cứ, lưu giữ chứng cứ; đăng ký phán quyết trọng tài; tuyên thoả thuậntrọng tài vô hiệu; xác định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; giải quyết vàyêu cầu huỷ phán quyết trọng tài; bảo đảm sự có mặt của người làm chứng;áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; chỉ định, thay đổi trọng tài viên Quyđịnh tại các điều luật khác liên quan đã cụ thể hoá nội dung những thẩmquyền này của Toà án Quy định này đã khắc phục được những bất cập củaPháp lệnh TTTM, tạo điều kiện để các Tòa án và Hội đồng trọng tài cũngnhư các bên tranh chấp tránh được lúng túng trong các trường hợp cụ thể,góp phần tạo điều kiện thuận lợi để trọng tài hoạt động có hiệu quả

8, Quy định phù hợp hơn về thủ tục Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán

quyết trọng tài Khác với Pháp lệnh TTTM, thủ tục tòa án xét đơn yêu cầu

hủy phán quyết trọng tài theo Luật TTTM chỉ có một cấp và có giá trị chungthẩm Luật quy định một Hội đồng gồm 03 thẩm phán xem xét đơn yêu cầuhủy phán quyết trọng tài và quyết định của Hội đồng là chung thẩm có hiệulực thi hành ngay (Điều 71).

9, Một điểm mới đáng chú ý khác là tại Điều 17 của Luật TTTM đã bổ

sung quy định nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong việc lựa chọn phươngthức giải quyết tranh chấp, theo đó “Đối với các tranh chấp giữa nhà cung

cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc dù điều khoản trọng tài đãđược ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ donhà cung cấp soạn sẵn thỏa thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn đượcquyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết tranh chấp Nhà cungcấp hàng hóa, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài nếu đượcngười tiêu dùng chấp thuận” Quy định này thể hiện rõ thái độ bảo vệ người

Trang 10

tiêu dùng trong trường hợp người tiêu dùng bị đặt vào thế bị động trong cácgiao dịch dựa trên những hợp đồng in sẵn từ phía nhà cung cấp dịch vụ,đồng thời nó cũng là biện pháp để hạn chế những phương thức giải quyếttranh chấp không có lợi cho khách hàng thường hay bị người cung cấp dịchvụ cài sẵn trong các hợp đồng và ép buộc bên sử dụng dịch vụ phải chấpnhận.

10, Luật TTTM cũng đã kế thừa và quy định rõ hơn tiêu chuẩn trọng

tài viên so với PLTTTM Điều 20 Luật TTTM có quy định rõ cá nhân có

năng lực hành vi dân sự, có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế côngtác từ năm năm trở lên có thể là trọng tài viên Đặc biệt, Luật dành cho cácTrung tâm trọng tài quyền được đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn đối với cácTrọng tài viên trong danh sách của mình (khoản 3, Điều 20) Trong trườnghợp đặc biệt, các bên đương sự có thể lựa chọn dựa trên niềm tin của họ vàotính chuyên nghiệp, kiến thức chuyên môn, uy tín của cá nhân đó và trongtrường hợp đó thì nhà chuyên môn nào cũng có thể được các bên chọn làmTrọng tài cho vụ việc của họ (khoản 1, điểm c, Điều 20) Luật TTTM 2010cũng không yêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt Nam Điều đó cónghĩa là người nước ngoài cũng có thể được chỉ định làm trọng tài viên ởViệt Nam nếu các bên tranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ Quyđịnh này đáp ứng nhu cầu thực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cường hộinhập kinh tế quốc tế.

11, Luật đã đưa ra định nghĩa pháp lý về Trọng tài quy chế để thay

cho khái niệm “Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài”do Pháp lệnh năm 2003 quy định Theo đó, Trọng tài quy chế là hình thức

trọng tài được tiến hành tại Trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng củaTrung tâm trọng tài (khoản 6 Điều 3 Luật TTTM) Luật cho phép các Trung

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w