1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt luận văn Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học trồng thâm canh mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) dưới tán rừng tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam

32 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 453,91 KB

Nội dung

Luận án đề xuất được những biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong chọn giống, gieo ươm, trồng và chăm sóc mây nếp dưới tán rừng. Để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu mời các bạn cùng tham khảo luận án.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PT NT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-

Nguyễn Minh Thanh

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC TRỒNG THÂM CANH MÂY NẾP

(Calamus tetradactylus Hance) DƯỚI TÁN RỪNG

TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh

Mã số: 62.62.60.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2010

Trang 2

Công trình hoàn thành tại: trường Đại học Lâm nghiệp

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Hoàn

Phản biện 1: PGS.TS Đặng Kim Vui

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Thư viện trường Đại học Lâm nghiệp

- Thư viện Quốc gia

Trang 3

1 Nguyễn Minh Thanh (2006), “Song mây ở Việt Nam thực trạng và giải pháp phát triển” Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, số 11/2006, trang 80 - 82

2 Nguyễn Minh Thanh, Lê Bá thưởng (2006), “Phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp với loài Mây nếp tại xã Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số

17/2006, trang 68 - 70

3 Nguyễn Minh Thanh (2008), “Một số đặc điểm sinh học và phương pháp bảo quản hạt Mây nếp”, Tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 1/2008, trang 110 - 114

4 Nguyễn Minh Thanh, Phạm Văn Điển (2008), “Một số đặc điểm sinh lý, sinh thái loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5/2008, trang 89 - 93

5 Nguyễn Minh Thanh, Phạm Văn Điển, Nguyễn Văn Việt (2008), “Ảnh hưởng của ánh sáng và hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng loài Mây nếp ở giai đoạn vườn ươm”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, số 12/2008, trang 75 - 81

6 Nguyễn Minh Thanh, Phạm Văn Điển, Nguyễn Thị Hường (2009), “Xác định nhanh giới tính loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 2/2009, trang 99 -

103

7 Phạm Văn Điển, Nguyễn Minh Thanh, Phạm Quang Chung, Nguyễn Văn Việt (2009), “Nghiên cứu sự

đa hình di truyền của một số xuất xứ loài Mây nước (Daemonorops poilanei J.Dransf)”, Tạp chí Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, số 8/2009, trang 87 - 91

8 Nguyễn Minh Thanh, Phạm Quang Chung, Phạm Văn Điển (2009), “Sử dụng kỹ thuật RAPD trong nghiên cứu đa dạng di truyền của một số xuất xứ loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)”, Tạp chí

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 10/2009, trang 112 - 115

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Mây nếp là một trong những loài có tiềm năng phát triển lớn và đã được nhận thức là một loài có triển vọng trong kinh doanh rừng theo hướng tạo thu nhập sớm và đem lại hiệu quả kinh tế cao.Trong những năm gần đây Mây nếp đã được gây trồng ở nhiều nơi Tuy nhiên, do mới chỉ quan tâm về mặt số lượng nên hiệu quả đầu tư chưa cao Những biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc chưa được đề xuất dựa trên những cơ sở khoa học Vì vậy, cần nghiên cứu xác định hệ thống các biện pháp kỹ thuật liên hoàn từ khâu chọn, nhân giống đến gây trồng, phát triển song mây nói chung cũng như đáp ứng yêu cầu thực tế và nâng cao giá trị của loài Mây nếp nói riêng Nhằm thúc đẩy các hoạt động phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và tạo điều kiện cho người

dân có thể làm giàu bằng nghề rừng, đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học trồng thâm

canh Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) dưới tán rừng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ” đã được thực hiện Phương hướng của đề tài là tập trung nghiên

cứu một số cơ sở khoa học chủ yếu làm cơ sở đề xuất kỹ thuật trồng thâm canh Mây nếp dưới tán rừng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất được những biện pháp kỹ thuật chủ yếu trong chọn giống, gieo ươm, trồng và chăm sóc Mây nếp dưới tán rừng

3 Những đóng góp mới của luận án

- Xác định được một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái Mây nếp làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật thâm canh phù hợp

- Đề xuất phương pháp xác định nhanh và sớm giới tính loài Mây nếp, phục

vụ cho việc xây dựng vườn giống hoặc trồng rừng kinh doanh có hiệu quả kinh tế

- Xác định được một số kỹ thuật hạt giống và biện pháp tạo cây con ở giai

đoạn vườn ươm

4 Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở khoa học chủ yếu có liên quan đến việc trồng thâm

canh loài Mây nếp dưới tán rừng: khảo nghiệm xuất xứ, xác định nhanh và sớm giới tính, đặc điểm sinh lý, sinh thái loài, một số kỹ thuật tạo cây con ở vườn ươm, phân chia lập địa thích hợp, kỹ thuật trồng thâm canh

Cấu trúc của luận án bao gồm:

Trang 5

Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.Ở ngoài nước

1.1.1 Nghiên cứu về thâm canh rừng

Lịch sử phát triển rừng theo hướng trồng thâm canh đã được quan tâm từ lâu, nhiều quốc gia đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu cải thiện giống và nhân giống cây rừng, vì vậy năng suất rừng trồng bằng một số loài cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn và một số cây trồng khác đã đạt được những thành tựu đáng kể Kết hợp với công tác cải thiện giống và nhân giống, nhiều nước đã có các công trình nghiên cứu đồng bộ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hiện đại trong trồng rừng thâm canh với các điều kiện gây trồng khác nhau, như chọn lập địa, làm đất, bón phân và chăm sóc rừng…

1.1.2 Nghiên cứu về song mây

1.1.2.1 Tính đa dạng và phân bố của song mây

Song mây thuộc họ cau dừa (Arecaceae) phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới và á

nhiệt đới Trên thế giới có khoảng 600 loài song mây thuộc 13 chi (Uhl và Dransfield, 1987)

1.1.2.2 Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài song mây

Hầu hết các loài song mây đều mọc cụm, thân ngầm nằm dưới đất có mang rễ, rễ rất khoẻ nên có thể mọc đựơc ở những nơi đất cứng và khô Thân ngầm có xu hướng

ăn nổi dần trên mặt đất Đa số loài song mây thích nghi với điều kiện ẩm độ cao và lượng mưa lớn ở vùng nhiệt đới (Manokaran, N , 1985)]

1.1.2.3 Nghiên cứu về kỹ thuật gieo ươm và nhân giống song mây

- Kỹ thuật xử lý hạt và gieo ươm

Phương pháp ngâm hạt trong nước ấm hay dung dịch hoá chất được sử dụng trong xử lý nảy mầm hạt giống nhiều loài song mây cho tỷ lệ nảy mầm cao như với

loài C latifolius được xử lý ở 40oC trong 48 giờ đạt tỷ lệ nảy mầm 89% (Mohd và

cộng sự, 1994) Phương pháp xử lý tách vỏ quả với loài C pergrinus cho tỷ lệ nảy

mầm sau 12 - 35 ngày đạt 91% (Vongkualong, 1884) Phương pháp cạy nắp rốn hạt rút ngắn thời gian nảy mầm đang được xem xét (A.B.Lapis.M.S, 2005)

- Kỹ thuật nhân giống

Tại Ấn Độ, việc nhân giống song mây sử dụng theo 3 cách : bằng hạt, tái sinh

tự nhiên và thân ngầm Hạt song mây rất nhanh mất sức nảy mầm, tồn tại độc lập trong thời gian 1 - 2 tháng, nhưng nếu được chọn lọc và bảo quản ở nhiệt độ 22 -

28oC, hạt có thể sống sót kéo dài trên 6 tháng (Goel, 1992)

Nhân giống song mây bằng phương pháp nuôi cấy mô đã được nghiên cứu

khảo sát cho 11 loài thuộc chi Calamus và 2 loài thuộc chi Daemonorops bằng việc

Trang 6

sử dụng chồi đỉnh, trong đó có 3 loài thuộc chi Calamus đã hình thành mô sẹo và

phát triển thành cây hoàn chỉnh (Umali và Garcia, 1985)

1.1.2.4 Kỹ thuật trồng thâm canh song mây

Trên thế giới, song mây đã được gây trồng ở 3 qui mô: (i) qui mô nông trường với mục đích thương mại; (ii) qui mô làng xóm để dùng làm hàng rào hoặc dùng trong gia đình, và (iii) những thử nghiệm tại các cơ sở bán sản xuất nhỏ Việc lựa chọn các loài được dựa vào phạm vi phân bố, giá trị kinh tế, mức độ thuần dưỡng, khí hậu và sinh thái, tài nguyên di truyền (Williams và Rao, 1994) Canh tác song mây thành rừng xuất hiện ở Kalimantan vào năm 1850, sau đó được mở rộng ra rừng thứ sinh nghèo và rừng trồng cao su ở Malaysia và Indonesia (Aminuđin, 1995)

1.1.3 Nghiên cứu về loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)

Kết quả nghiên cứu của Xu Huangcan và cộng sự (2000) cho thấy Mây nếp là loài cây mọc thành cụm, thân tương đối dài, có hoa đơn tính khác gốc, thân có thể dài khoảng 30 m hoặc hơn, phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Trung Quốc Mây nếp là loài đang được trồng nhiều ở phía Nam Trung Quốc, đảo Hải Nam, một phần ở phía Nam tỉnh Quảng Đông từ 22o30’ vĩ độ Bắc và cả ở Hồng Kông Là loài cây ưa ẩm nhưng cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên độ cao thấp hơn 700 m so với mực nước biển trong điều kiện nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa Mặc dù có thể phát hiện thấy Mây nếp tại những vùng đất trũng ẩm ướt và lưu vực nhưng loài này không chịu được ngập úng Giống như nhiều loài song mây sinh trưởng thành dạng bụi khác, Mây nếp cũng có thể nhân giống bằng các chồi mầm, nhưng biện pháp nhân giống bằng hạt vẫn phổ biến hơn cả

2.2 Ở trong nước

2.2.1 Nghiên cứu về thâm canh rừng

Trồng rừng công nghiệp theo hướng thâm canh bắt đầu được thực hiện từ năm

1986 - 1990, song hiệu quả của trồng rừng còn thấp Từ năm 1991 đến nay, trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm, đã chú trọng đẩy mạnh trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh và đa mục đích, tập đoàn cây trồng cũng phong phú và đa dạng hơn, vì vậy năng suất rừng trồng cũng đã được cải thiện một bước

2.2.2 Nghiên cứu về song mây

2.2.2.1 Tính đa dạng và phân bố của song mây

Henderson (2009) đã xác định Việt Nam có 35 loài song mây thuộc 6 chi Theo

Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cường (2000) trong số các loài song mây được thống kê ở

Việt Nam, một số loài phân bố phổ biến trong cả nước như Mây nếp (C

tetradactylus), Mái (C tonkinensis) và Mây nếp lá to (C palustris)

2.2.2.2 Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học

Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách hệ thống về đặc điểm sinh thái học các loài song mây của Việt Nam Đặc điểm sinh thái loài chỉ được

đề cập một cách tản mạn trong các nghiên cứu thực vật học bằng việc đưa ra một số nhận xét Khi non 1- 3 tuổi song mây là cây ưa bóng, cần có độ tàn che nhất định mới

Trang 7

phát triển bình thường Nhưng sau 4 tuổi nếu không được mở sáng kịp thời hoặc leo lên tán rừng, song mây sẽ ngừng phát triển hoặc chết

2.2.2.3 Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng song mây

Việc gây trồng song mây ở nước ta mang tính tự phát, chưa có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể và thiếu chính sách khuyến khích Nguồn giống chủ yếu hiện nay đều thu hái từ tự nhiên, hạt giống được xử lý ngâm trong nước ấm, cây con được cấy vào bầu

có phân chuồng hoai và supelân theo hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản Phương thức trồng song mây chủ yếu hiện nay là trồng phân tán dưới tán rừng, giống chưa được cải thiện, thiếu giống, nguồn giống không được kiểm soát và không được đầu tư kỹ thuật

2.2.3 Nghiên cứu về loài Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)

Mây nếp là một trong những loài được lựa chọn ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2004) Các mô hình trồng Mây nếp dưới tán rừng hầu hết mới chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu khoa học mang tính thử nghiệm

Cuối năm 2005 Công ty cổ phần Phát Triển Mây Song - Dũng Tấn tỉnh Thái Bình đã chọn tạo được giống Mây nếp K83 từ nguồn giống địa phương Hiện nay, Mây nếp K83 được trồng trình diễn khảo nghiệm và cho hiệu quả số thu lãi ròng 70 -

100 triệu đồng/ha/năm Nguyễn Minh Thanh và Nguyễn Văn Thưởng (2006) đã nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp cho loài Mây nếp tại xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

Chương 2 NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Khảo nghiệm xuất xứ Mây nếp

2.1.2 Xác định một số đặc điểm sinh lý - sinh thái của loài Mây nếp

2.1.3 Phân chia lập địa thích hợp trồng Mây nếp

2.1.4 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con ở vườn ươm

2.1.5 Đánh giá một số biện pháp kỹ thuật làm đất và chăm sóc Mây nếp dưới tán rừng

2.1.6 Đề xuất kỹ thuật trồng thâm canh Mây nếp dưới tán rừng

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với bố trí thí nghiệm và phân tích trong phòng thí nghiệm

- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong lâm nghiệp để

bố trí thí nghiệm, lấy mẫu, xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho phép với sự hỗ trợ của một số phần mềm Excel, SPSS và Mapinfo…

Trang 8

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Khảo nghiệm xuất xứ Mây nếp

3.1.1 Tiêu chuẩn chọn cây mẹ (khóm) tốt để lấy giống

(1) Cây sinh trưởng nhanh, có chiều dài thân lớn nhất, (2) Lóng dài 18 - 25 cm

trở lên, (3) Độ thon giữa gốc với ngọn tối thiểu là 0,5 - 0,7, (4) Thân mềm, dẻo, nhẵn

và có màu trắng ngà, (5) Đường kính thân không bẹ trung bình 0,8 - 1,2 cm trở lên,

đường kính cả bẹ lớn hơn hoặc bằng 1,2 - 1,4 cm các mấu giữa các lóng đều không to

quá hoặc bị biến dạng

3.1.2 Lựa chọn xuất xứ tốt

3.1.2.1 Tuyển chọn cây mẹ

Kết quả đã lựa chọn được 70 khóm tốt nhất, đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt

ra và đã ra hoa, quả 3 năm liền trong tổng số 260 khóm điều tra Kết quả được trình

bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các xuất xứ Mây nếp

Các khóm điều tra Các khóm được chọn Độ vượt (%) Địa điểm N

(khóm) D(cm) lóng (cm) Llóng (khóm) N (cm) Dlóng (cm) Llóng Dlóng LlóngThái Bình 60 1,31 17,51 20 1,73 22,36 15,7 22,2

3.1.1.2 Đánh giá nhanh xuất xứ tốt

Sau 12 tháng theo dõi, kết quả thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Sinh trưởng Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) 12 tháng

tuổi tại vườn ươm

Xuất

xứ

Chỉ tiêu

Thái Bình Nội Hà Bình Hòa Hưng Yên Ninh Bình Tĩnh Hà Giang Hà Thọ Phú DươngHải

Tỷ lệ sống

3.1.1.3 Lựa chọn xuất xứ tốt

a Tỷ lệ đẻ nhánh (chồi) của Mây nếp

Kết quả đánh giá tình hình đẻ nhánh của 5 xuất xứ Mây nếp trồng khảo nghiệm

sau 3 năm tại Hòa Bình và Hà Giang được trình bày trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Tỷ lệ đẻ chồi Mây nếp trồng khảo nghiệm sau 36 tháng tại Hòa Bình

và Hà Giang

Trang 9

Địa điểm Xuất xứ Thân/khóm (thân)

Chồi mới sinh /năm

V (%) điểmĐịa Xuất xứ Thân/khóm (thân)

Chồi mới sinh /năm

V (%)

b Sinh trưởng chiều dài thân Mây nếp

Đánh giá một cách tổng hợp sau 3 năm trồng khảo nghiệm đã có sự phân hóa giữa các xuất xứ Mây nếp, trong đó xuất xứ Thái Bình là sinh trưởng tốt nhất, tiếp đến là Hà Nội, Hoà Bình, Phú Thọ và cuối cùng là Hà Giang Kết quả ở

Tăng trưởng

TB thân chính (m)

Tổng chiều dài các thân/

khóm (m)

Tăng trưởng

TB tất

cả các thân (m)

Chiều dài lớn nhất (m)

Chiều dài nhỏ nhất (m)

Hệ số biến động (%) Thái Bình 13,6 4,5 21,7 7,2 7,3 0,4 12,5

Hà Nội 10,0 3,3 16,7 5,6 6,8 0,3 15,6 Hòa Bình 10,0 3,3 14,2 4,7 6,7 0,3 16,5

Phú Thọ 9,2 3,1 11,6 3,9 5,2 0,2 25,2

Giang

3.1.3 Đánh giá sự khác biệt giữa các xuất xứ Mây nếp bằng chỉ thị phân tử

Số liệu thu được được tổng kết ở bảng 3.5 và bảng 3.6

Bảng 3.5 Số phân đoạn ADN nhận được của từng mồi RAPD trên ADN hệ gen

Mây nếp

TT Tên mồi

Tổng số phân đoạn ADN thu được

Tổng số phân đoạn ADN

đa hình

Tỷ lệ

% phân đoạn ADN

đa hình

TT Tên mồi

Tổng số phân đoạn ADN thu được

Tổng

số phân đoạn ADN

đa hình

Tỷ lệ

% phân đoạn ADN

đa hình

Trang 10

Về mức độ cho đa hình của các mồi RAPD, bảng 3.5 cho thấy trong 10 mồi sử

dụng chỉ có một mồi cho tỷ lệ đa hình 100 % (OPB4); 3 mồi cho tỷ lệ đa hình trên 50

% (OPB6, OPB11 và OPC23); 5 mồi cho tỷ lệ đa hình dưới 50 % (OPB7, OPB9,

OPB20, OPC8 và OPC20) và 1 mồi không cho đa hình (OPB13) Như vậy, phần lớn

các mồi RAPD sử dụng đều cho tỷ lệ đa hình ở mức độ trung bình

Bảng 3.6 Tỷ lệ ADN đa hình trong ADN hệ gen của các xuất xứ loài Mây nếp

TT Tên mẫu

Tổng số phân đoạn ADN nhận được

Tổng số phân đoạn ADN đa hình

Tỷ lệ % phân đoạn đa hình

TT mẫu Tên

Tổng số phân đoạn ADN nhận được

Tổng

số phân đoạn ADN

đa hình

Tỷ lệ

% phân đoạn đa hình

Bảng 3.7 Mức độ tương đồng di truyền Mây nếp giữa các xuất xứ

Xuất xứ Thái Bình Hoà Bình Hà Giang Hà Nội Phú Thọ

Ranh giới về mặt xuất xứ là không rõ ràng và mức độ đa dạng di truyền của

loài Mây nếp thấp, kết quả này có thể là do khả năng thông thương về giống của

người dân, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm

3.2 Xác định nhanh và sớm giới tính Mây nếp

3.2.1 Xác định giới tính cây trưởng thành

Bảng 3.8 Một số đặc điểm phân biệt cây mây đực và mây cái ở giai đoạn trưởng

thành

Khác nhau Đặc

Rễ Rễ chùm, số lượng lớn Có từ 14 - 20 cái Có từ 9 - 16 cái

Cổ rễ Là nơi sinh ra chồi mới Kích thước từ 1,5 - 2,2cm Sinh hai chồi/năm Kích thước từ 1,4 - 2cm

Sinh một chồi/năm Thân Đều chia thành nhiều lóng Đường kính thân cả bẹ từ 1,0 - 1,5 cm Đường kính thân cả bẹ từ 0, 9 - 1,3m

Lá Lá kép lông chim Cụm 2 - 3 lá chét mọc gần Cụm 2 - 3 lá chét mọc

Trang 11

đối xứng nhau so le nhau Hoa Hoa tự chùm nhỏ, màu vàng Có 6 nhị, nở trước 7 - 10 ngày Có cuống, 3 cánh hoa dài hơn thùy

Giới tính của nhiều loài thực vật không thể nhận ra từ các dấu hiệu hình thái bên ngoài trước khi ra hoa Luận án đã sử dụng 10 mồi RAPD nhân trên hệ gen của hai loại giới tính là Mây nếp đực và Mây nếp cái trưởng thành bằng máy PCR thu được 92 phân đoạn RAPD, trong đó có ba mồi OPB6, OPB7 và OPC13 cho đa hình giữa hai giới tính đực và cái (bảng 3.9)

Bảng 3.9 Kích thước các phân đoạn RAPD cho đa hình trên hệ gen của giới

Mây nếp đực và cái

Tên mồi Số phân đoạn RAPD khuếch đại Kích thước phân đoạn RAPD có mặt ở giới tính

OPB6 1 850 bp có mặt ở hệ gen cây mây nếp đực

OPB7 2 500 bp và 1000 bp có mặt ở hệ gen cây mây nếp cái 0PC13 2 650 bp và 2000bp có mặt ở hệ gen cây mây nếp cái

3.2.2 Xác định giới tính của cây con 15 tháng tuổi

Cây con Mây nếp 15 tháng tuổi có đặc điểm: (i) đa số các cây đực cao hơn cây cái, (ii) đường kính thân cây đực to hơn cây cái, (iii) đường kính cổ rễ cây đực to hơn cây cái Xác định giới tính bằng chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử OPB6850 khác nhau là 20% (bảng 3.10)

Bảng 3.10 Kết quả xác định giới tính cây con 15 tháng tuổi bằng chỉ thị hình

thái và chỉ thị phân tử

TT mẫu Tên

Giới tính từ chỉ thị hình thái

Giới tính từ chỉ thị OPB850

Tỷ lệ trùng nhau (%)

TT mẫu Tên

Giới tính từ chỉ thị hình thái

Giới tính từ chỉ thị OPB850

Tỷ lệ trùng nhau (%)

Trang 12

3.2.3 Xác định giới tính thông qua đặc điểm của cây mạ 2 tháng tuổi

Bảng 3.11 Đặc điểm phân biệt hạt giữa các phần trên buồng quả

- Quả méo, không nhẵn, có

- Quả méo, không nhẵn, có rãnh sâu: 609 quả = 60,9%

- Quả tròn, nhẵn, rãnh nông: 391 quả = 39,1%

Kết quả phân tích chỉ thị phân tử có sự khác nhau giữa việc xác định giới tính bằng chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử OPB6850 là 25% (bảng 3.12)

Bảng 3.12 Kết quả xác định giới tính cây mầm 2 tháng tuổi bằng chỉ thị hình

thái và chỉ thị phân tử

TT mẫu Tên

Giới tính từ chỉ thị hình thái

Giới tính từ chỉ thị OPB850

Tỷ lệ trùng nhau (%)

TT mẫu Tên

Giới tính từ chỉ thị hình thái

Giới tính từ chỉ thị OPB850

Tỷ lệ trùng nhau (%)

3.3 Đặc điểm sinh lý - sinh thái cây Mây nếp

3.3.1 Cường độ thoát hơi nước

Cường độ thoát hơi nước của Mây nếp có trị số ở mức trung bình thấp: từ 0,68g

H2O/ dm2/h (Hoà Bình), 0,83 g H2O/ dm2/h (Hà Giang) và có sự sai khác không rõ rệt Kết quả này có thể thấy rằng Mây nếp thích hợp với cường độ ánh sáng vừa phải

3.3.2 Sức hút nước của tế bào và mô của Mây nếp

Khả năng hút nước của tế bào ở mức trung bình khá: Hoà Bình là 14,86atm lớn hơn ở Hà Giang 13,26atm, có thể nhận xét ban đầu là Mây nếp thuộc nhóm cây trung sinh, nhóm cây này sống ở những vùng đất có độ ẩm vừa phải

3.3.3 Độ ẩm cây héo của Mây nếp

Khả năng chịu hạn của Mây nếp, đã được xác định thông qua độ ẩm cây héo, H% = 10,1 (Hà Giang) đến 11,9% (Hoà Bình) Chứng tỏ khả năng chịu hạn của Mây nếp ở Hoà Bình thấp hơn ở Hà Giang

3.3.4 Khả năng chịu nóng của Mây nếp

Mức độ tổn thương trên lá Mây nếp có sự khác nhau rõ rệt giữa hai khu vực nghiên cứu, nhưng đều có giá trị thấp, Hoà Bình là 15,6% , Hà Giang là 17,1%, kết quả ở bảng 3.13

Bảng 3.13 Mức độ tổn thương của lá Mây nếp sau khi xử lý nhiệt (%)

TT Mẫu Mức độ tổn thương trung bình ở các cấp nhiệt độ (%) TB

Trang 13

35 40 45 50 55 60

2 Hòa Bình 2,9 5,4 8,1 14,3 25,9 37,1 15,6

3.3.5 Cường độ quang hợp của Mây nếp

Cường độ quang hợp của Mây nếp đạt mức trung bình và không có sự khác nhau rõ rệt giữa hai địa điểm Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.14

Bảng 3.14 Cường độ quang hợp của cây Mây nếp

Hà Giang 1,13 Trung bình

Hoà Bình 1,29 Trung bình

3.3.6 Hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng trong lá Mây nếp

Khả năng trao đổi chất của Mây nếp ở mức trung bình khá Đây là loài cây dễ tính, có thể sinh trưởng phát triển trên lập địa có hàm lượng chất dinh dưỡng ở cấp độ trung bình

Bảng 3.15 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá Mây nếp

TT Mẫu Nitơ t.số (%) t.số(%) P2O5 K2O t.số (%) Lipit (g/kg lá tươi)

3.4 Một số biện pháp kỹ thuật tạo cây con Mây nếp trong vườn ươm

3.4.1 Đặc trưng của lô hạt nghiên cứu

Độ thuần 97,81% và sức sống 95%, khối lượng hạt chiếm từ 30 đến 40% khối lượng quả, 3573 - 4686 quả/kg, 8250 - 9320 hạt/kg Độ ẩm ban đầu từ 17,42 - 35%

3.4.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ xử lý và độ sâu lấp hạt tới nảy mầm của hạt

+ Ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý:

Hạt Mây nếp thích hợp với nước xử lý trong khoảng từ 40 - 450C Kết quả nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 3.16

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng nảy mầm hạt Mây nếp

Nhiệt độ nước xử lý hạt Chỉ tiêu theo dõi

200C 400C 600C 800C 1000C

Thời gian nảy mầm (ngày) 27,6 25,3 28,7 32,3 35,7

+ Ảnh hưởng của độ sâu lấp hạt đến khả năng nẩy mầm:

Từ kết quả thí nghiệm xử lý hạt bằng nước có nhiệt độ 40oC sau đó tiến hành gieo vào các khay nẩy mầm với các độ sâu lấp cát khác nhau Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.17

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của độ sâu lấp hạt đến khả năng nảy mầm của hạt

Trang 14

3.4.3 Ảnh hưởng của độ ẩm ban đầu và nhiệt độ bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm của

hạt Mây nếp

Kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản, độ ẩm của hạt ở hầu hết các công

thức thí nghiệm đều tăng đặc biệt trong giai đoạn 5 - 6 tháng Cùng với kiểm tra độ

ẩm là tiến hành kiểm tra khả năng nảy mầm của hạt được thể hiện ở bảng 3.18

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của phương pháp bảo quản đến khả năng nảy mầm của

0c

15 0c Trong phòng

92,3 90,4 85,1

89,7 84,6 34,1

82,4 59,8 12,2

37,6 12,7

83,7 88,1 80,7

76,2 69,5 57,4

62,1 48,2 45,3

78,2 74,5 63,7

70,4 70,1 60,2

62,6 60,8 45,5

41,8 31,9 13,6

70,2 65,4 60,3

61,9 52,5 42,1

32,2 26,4 21,7

25,2 16,7 15,9

Ngoài những biện pháp xử lý hạt giống thông thường, luận án đã tiến hành xử lý

hạt giống theo một số biện pháp kết hợp giữa nhiệt độ và tác nhân kích thích hạt nảy

mầm (bảng 3.19)

Bảng 3.19 Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của hạt Mây nếp theo các biện

pháp xử lý khác nhau

Các phương pháp xử lý NM (ngày thứ) Ngày bắt đầu Tỷ lệ NM (%) NM (ngày)Thời gian

1 Ngâm nước nóng 500c trong 12 tiếng,

2 Ngâm nước 500c trong 12 giờ gieo

3.4.6 Nhân giống Mây nếp bằng phương pháp tách chồi

3.4.6.1 Ảnh hưởng của phương pháp tách chồi đến tỷ lệ sống và khả năng ra rễ của

cây giâm sau 120 ngày

Kết quả theo dõi tỷ lệ cây sống và tỷ lệ ra rễ theo phương pháp tách chồi Mây nếp

giâm tại vườn ươm sau 120 ngày được thể hiện ở bảng 3.20

Bảng 3.20 Ảnh hưởng của phương pháp tách chồi Mây nếp

Công thức Số

cây Tỷ lệ sống Tỷ lệ ra rễ Tỷ lệ sống Tỷ lệ ra rễ

Trang 15

% V% % V% % V% % V% Cây có 1 chồi 90 62,3 22,4 55,0 18,2 61,3 23,1 52,0 17,9 Cây có 2 chồi 90 67,7 16,8 63,3 13,8 65,7 17 63,6 14,2 Cây có 3 chồi 90 72,0 13,5 66,3 10,4 70,6 12,3 68,7 9,5

3.4.6.2 Ảnh hưởng của phương pháp giâm tới tỷ lệ sống và khả năng ra rễ của cây giâm sau 120 ngày

Kết quả theo dõi tỷ lệ cây sống và tỷ lệ ra rễ theo phương pháp giâm cây chồi Mây nếp tại vườn ươm sau 120 ngày được thể hiện ở bảng 3.21

Bảng 3.21 Ảnh hưởng của phương pháp giâm chồi Mây nếp

Tỷ lệ sống Tỷ lệ ra rễ Tỷ lệ sống Tỷ lệ ra rễ Công thức cây Số

% V% % V% % V% % V% Giâm ngay sau khi

3.4.7 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của Mây nếp ở giai đoạn vườn ươm

3.4.71 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng của Mây nếp

Mây nếp ở giai đoạn vườn ươm từ 1 - 12 tháng tuổi chế độ che sáng thích hợp

từ 50 -75% ánh sáng toàn phần.Kết quả được trình bày ở bảng 3.22

Bảng 3.22 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của Mây nếp ở các tỷ lệ che sáng

Chiều cao Số lá Diện tích lá Sinh khối khô

Trang 16

Sự chênh lệch kích thước giữa 2 lớp biểu bì trên và dưới không nhiều, Mây nếp

có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường (khả năng chịu hạn, chịu nhiệt…)

Bảng 3.23 Cấu tạo giải phẫu lá cây con Mây nếp ở các chế độ che sáng

3.4.7.3 Ảnh hưởng của ánh sáng đến hàm lượng sắc tố trong lá Mây nếp

Hàm lượng sắc tố là các chỉ tiêu dễ biến động, phụ thuộc vào điều kiện nội tại

và ngoại cảnh, đặc biệt là phụ thuộc vào chế độ chiếu sáng Hàm lượng diệp lục của

lá Mây nếp ở cả 5 công thức che sáng đều tăng theo tuổi cây, nhưng độ chênh lệch không lớn (bảng 3.24 và 3.25)

Bảng 3.24 Hàm lượng sắc tố trong lá cây con Mây nếp ở các tỷ lệ che sáng

Hàm lượng diệp lục (mg/g lá tươi)

Tỷ lệ che bóng

Carotenoit (mg/100g lá) Cây con 6 tháng tuổi

Cây con 6 tháng tuổi

Che 0% 302 1,25 7,67 55,45 7,02 1,15 76,44 Che 25% 294 1,10 7,40 63,87 6,91 1,00 79,56 Che 50% 287 1,20 7,58 62,85 6,58 1,08 79,26 Che 75% 265 1,14 7,63 54,52 7,15 0,98 76,33 Che 100% 258 1,19 7,05 49,04 6,92 1,12 75,05

Cây con 9 tháng tuổi

Che 0% 375 1,18 7,78 55,72 7,13 1,07 76,46 Che 25% 325 1,13 7,45 64,20 7,00 1,04 79,44 Che 50% 305 1,24 7,62 62,96 6,73 1,14 71,91 Che 75% 297 1,20 7,71 54,76 7,21 1,10 62,54 Che 100% 290 1,22 7,13 49,14 7,02 1,17 69,42

Cây con 12 tháng tuổi

Ngày đăng: 07/01/2020, 22:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w