Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã rất quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế xã hội của tỉnh và
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là việc luận chứng pháttriển kinh tế - xã hội và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội mộtcách hợp lý theo ngành và lãnh thổ để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội quốc gia
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là căn cứ quan trọng để thựchiện sự nhất quán trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương Vì vậyđây là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàngnăm của địa phương Quy hoạch tổng thể cũng là cơ sở phát huy sức mạnh tổnghợp và phối hợp hoạt động giữa các ngành, các lĩnh vực của địa phương trongphát triển kinh tế xã hội
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
đã rất quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng thời vớiquá trình hoàn thiện quy hoạch cấp tỉnh, nhiều huyện, thị xã trong năm 2008,
2009 cũng đã và đang tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
-xã hội đến năm 2020
Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình PhíaBắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp cáchuyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía Nam giáp thị xã Tam Điệp, phía Tây giáp huyệnThạch Thành tỉnh Thanh Hoá
Kinh tế - xã hội của huyện trong những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc,tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm trở lại đây đạt 10,7% Văn hoá giáodục, y tế có nhiều tiến bộ, quốc phòng, an ninh được tăng cường, đời sống nhândân từng bước được cải thiện và nâng cao
Tuy nhiên, về cơ bản Nho Quan, so với các huyện khác trong tỉnh và cảnước vẫn là huyện nghèo, kinh tế thuần nông, chậm phát triển Nếu vẫn chỉ pháttriển theo nhịp độ như hiện nay, Nho Quan sẽ không thể thoát khỏi tình trạngnghèo nàn và lạc hậu, không những thế còn có nguy cơ tụt hậu so với các địaphương khác trong cả nước Bởi vậy, Nho Quan cần phải tạo ra sự phát triển bứtphá Muốn vậy, người dân Nho Quan phải có ý chí vươn lên mạnh mẽ, phải tìm
ra con đường đi phù hợp, phát huy được lợi thế của địa phương
Với tất cả các lý do đó, việc triển khai “Xây dựng luận chứng phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội, phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng huyện Nho Quan đến năm 2020” là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn lớn
Trang 2PHẦN II: NỘI DUNG
I.KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN NHO QUAN
1.Điều kiện tự nhiên
1.1.Vị trí địa lý
Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình
- Phía Bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
- Phía Nam giáp thị xã Tam Điệp
- Phía Đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư
- Phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá
Nho Quan có diện tích tự nhiên gần 460 km² và dân số 149.322 người,trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 17%, chủ yếu là người dân tộcMường Nho Quan gồm có 1 thị trấn và 26 xã
1.2.Địa hình
Địa hình huyện Nho Quan chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng bánsơn địa và vùng chiêm trũng Vùng đồi núi, bao gồm các xã phía Tây Bắc vàTây Nam và phía Bắc huyện Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sangĐông, độ cao so với mặt nước biển từ +3 đến +5 độ Địa hình và cảnh trí củahuyện rất đa dạng núi đá trập trùng, có nhiều hang động nổi tiếng
1.3.Khí hậu
Nho quan nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa Lượng mưa trungbình hàng năm trên 1800mm nhưng phân bố không đều, tập trung 70% lượngmưa vào mùa hạ (từ tháng 5 đến tháng 9), mùa đông kéo dài từ tháng 11 đếntháng 4 năm sau Toàn vùng nhận được một lượng bức xạ mặt trời lớn với tổng
xạ 110 – 120kcal/cm2/năm Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, nhiệt độtrung bình thấp nhất (tháng 1) khoảng 13 – 150C và cao nhất (tháng 7) khoảng29,80C Khó khăn lớn nhất về mặt thời tiết đối với sản xuất của Nho Quan làmùa mưa bão thường xảy ra úng lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cũngnhư đời sống của người dân Ngoài ra, Nho Quan cũng thường xuyên chịu ảnhhưởng của gió Lào khô nóng
2.Tài nguyên thiên nhiên
Trang 3Đất phi nông nghiệp: 5.547 ha chiếm 12,10 %.
du lịch sinh thái thu hút du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng
2.3.Tài nguyên khoáng sản
Thiên nhiên ban tặng cho Nho Quan nguồn tài nguyên thiên nhiên kháphong phú đó là hệ thống núi đá vôi hơn 11.000 ha, có mỏ than trữ lượng khálớn, có suối nước khoáng với trữ lượng lớn…
2.4 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Nho Quan có dòng sông Bôi nối với sông Hoàng Long
ra sông Đáy Ngoài ra còn có sông Lạng và sông Bến Đang
Nguồn nước ngầm: Kết quả điều tra cho thấy Nho Quan có trữ lượngnước ngầm tương đối phong phú, phân bố rộng, chất lượng nước ngầm tươngđối tốt, hầu hết các xã đều có thể khai thác được nước ngầm ở độ sâu từ 8 đến
30 m, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
Năm 2011 tổng số lượng lương thực cả năm đạt 86.390 tấn, tăng 3.193 tấn
so với năm 2010 và đạt 106,7% kế hoạch năm Chăn nuôi tiếp tục phát triển,chương trình cải tạo đàn bò, nạc hóa đàn lợn, con nuôi đặc sản được triển khairộng rãi Tính đến hết năm 2011, đàn bò toàn huyện có 23.461 con (trong đó bòlai sind 11.896 con, chiếm 50,7%), đàn lợn có 85.537 con, đàn dê 9.854 con, đàngia cầm 577.907 con Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 13.191 tấn, tăng 972tấn Toàn huyện có 2.700 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sản, đạt 5.313tấn, tăng 413 tấn so với năm 2010 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệptiếp tục tăng trưởng Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt
250 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2010 Doanh thu từ hoạt động du lịch đạt
Trang 49.500 triệu đồng Sự phát triển đồng bộ của các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp,chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp đã giúp nền kinh tế của Nho Quan trong năm
2011 đạt cao, tăng 931,73 tỷ đồng so với năm 2010 Tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 14,07%, tăng so với kế hoạch là 0,7%
Văn hoá giáo dục, y tế có nhiều tiến bộ, quốc phòng, an ninh được tăngcường, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao Đến nay, toànhuyện có 242 khu dân cư tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, đạt gần 85%, số hộ giađình văn hoá chiếm 83%, 48 trường đạt chuẩn quốc gia, 24 xã đạt chuẩn quốcgia về y tế Năm 2002 huyện được Bộ GD - ĐT công nhận đạt phổ cập giáo dụctiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS Công tác quốc phòng, địa phương luônđược quan tâm xây dựng lực lượng dự bị động viên, giao quân hàng năm đảmbảo số lượng và chất lượng Chế độ chính sách đối với người có công và đồngbào dân tộc thiểu số được đảm bảo đúng quy định
Nho Quan có nhiều danh thắng để phát triển và khai thác du lịch như:động Vân Trình, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương… và đặc biệt là vườn quốcgia Cúc Phương
II.XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.Xác định giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng của các ngành kinh tế
Cây lương thực:
+ Cây lúa: Sản lượng lương thực có hạt toàn huyện năm 2010 ước đạt
86.390 tấn, trong đó thóc là 76.875 tấn, chiếm khoảng 85% tổng sản lượnglương thực toàn huyện Bình quân lương thực đầu người năm 2010 ước đạt là
409 kg/người/năm Diện tích gieo trồng lúa toàn huyện năm 2010 ước đạt11.590 ha chiếm tới 55,7% diện tích gieo trồng cây hàng năm Năng suất lúatăng từ 50,25 tạ/ha năm 2001 lên 57,48 tạ/ha năm 2005 và 62,5 tạ/ha năm 2010.Năng suất lúa tăng lên là do được huyện đầu tư xây dựng các công trình thủylợi, tạo điều kiện chủ động nước tưới, kết hợp với tập huấn kỹ thuật thâm canh,
Trang 5đầu tư gieo trồng các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năngthích ứng cao với điều kiện sản xuất của huyện ngày càng được mở rộng thay thếcho các giống cũ.
+ Cây ngô: Diện tích ngô giảm từ 3.407 ha năm 2001 xuống còn 2.300 hanăm 2010 Năng suất ngô tăng nhanh 38,3 tạ/ha năm 2001 lên 44,0 tạ/ha năm
2010 do đưa dần giống ngô lai vào sản xuất Hiện nay diện tích ngô lai củahuyện chiếm khoảng 95%
Nhóm cây đậu, đỗ, rau:
+Cây đậu tương: Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, đậu tương khôngcạnh tranh về đất với các cây trồng khác vì được trồng tăng vụ trên đất 2 lúa.Năm 2001 diện tích đậu tương đạt 2.152 ha, sản lượng 2.675 tấn Năm 2010diện tích đậu tương đạt 3.467 ha, sản lượng đạt 6.325 tấn
+Cây rau: Diện tích rau ổn định ở diện tích 1.700 – 1.800 ha, sản lượngrau các loại năm 2001 đạt 25.904 tấn, năm 2010 đạt 36.912 tấn
Nhóm cây có củ, lấy bột:
+Cây khoai lang: Diện tích khoai lang có xu hướng giảm, diện tích giảm
từ 661 ha năm 2001 xuống còn 150 ha năm 2010
+Cây lạc: Năm 2001 diện tích trồng 154 ha, sản lượng đạt 376 tấn, năm
2010 diện tích trồng đạt 750 ha, sản lượng đạt 1.925tấn Năm 2008 trung tâmkhuyến nông Ninh Bình vừa trồng thành công giống lạc TB25 tại xã ĐồngPhong, huyện Nho Quan cho năng suất chất lượng cao Đây là giống lạc mới lầnđầu tiên được trồng trên địa bàn huyện cho thu nhập cao gấp 1,8 lần so với trồnglúa, rất phù hợp với đồng đất không chủ động được nguồn nước
Trang 6Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính giai đoạn
Xây dựng vùng trồng lúa chất lượng cao: Quy mô từ 1.000 – 1.200 ha,
Sản lượng 6.000 – 7.200 tấn lúa hàng hoá Địa điểm: Xã Đồng Phong, Sơn Hà,Thanh Lạc
Trang 7Thâm canh cao tại những vùng chủ động nước tưới bằng cách đưa nhữnggiống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, sử dụng những tiến bộ về canhtác và bảo vệ thực vật Thực hiện nguyên chủng hoá giống lúa với các giống cótiềm năng năng suất cao, phù hợp với đất đai và sinh thái từng vùng, chủ độngtưới, tiêu, làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, dịch hại theo phương pháp tổnghợp IPM, áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh từ khâu gieo mạ,cấy đến bón phân cân đối, đảm bảo năng suất bình quân 63,5 tạ/ha vào năm
2015 và 65,0 tạ/ha vào năm 2020 Sản lượng đạt được năm 2015 khoảng 74.930tấn và năm 2020 là 71.500 tấn
Sản xuất ngô: Khuyến khích đưa các giống ngô lai mới vào sản xuất để tăng nhanhnăng suất và sản lượng ngô Năng suất ngô đạt 45 tạ/ha năm 2015 và 47 tạ/ha năm 2020,sản lượng năm 2020 dự kiến 11.750 tấn Xây dựng vùng chuyên canh ngô nếp bán quàquy mô 250 – 300 ha tại các xã: Lạng Phong, Phú Sơn, Gia Tường, Xích Thổ
Đậu tương: Sử dụng các giống mới có năng suất cao đã được công nhận giốngquốc gia và thực hiện đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để đạt năng suất bình quân 20 - 22tạ/ha, sản lượng đạt 7.040 tấn năm 2015 và 6.250 tấn năm 2020
Lạc: Ổn định ở diện tích trên dưới 600 ha đến năm 2020, sử dụng giống mới và ápdụng đồng bộ các biện pháp thâm canh để đưa năng suất bình quân 22 - 23 tạ/ha năm
2020, sản lượng dự kiến năm 2015 đạt 1.232 tấn, năm 2020 là 1.380 tấn
Giải pháp thực hiện
Về đất đai: Tổ chức chuyển đổi dồn ghép ruộng đất, tạo ra các ô thửa ruộng lớn,xoá bỏ tình trạng ruộng đất manh mún như hiện nay, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi chocác hộ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tích tụ ruộng đất theo quy định của Luật đấtđai Hình thành các khu sản xuất hàng hoá tập trung, các vùng sản xuất nguyên liệu lớnphục vụ cho chế biến và xuất khẩu nông sản
Về vốn: Huy động tất cả nguồn vốn như vốn tự có của dân, vay tín dụng, vay ưuđãi của Nhà nước theo các chương trình kinh tế, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo cácchương trình
Về cơ chế hỗ trợ: Tập trung hỗ trợ kết cấu hạ tầng đồng ruộng: Kênh mương, trạmbơm, đường điện, hỗ trợ bồi dưỡng nâng cao kiến thức, xây dựng các mô hình trình diễn,trợ giá giống
Về tiêu thụ nông sản: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức cánhân thực hiện hợp đồng sản xuất và bao tiêu nông sản cho nông dân theo tinh thần Quyếtđịnh số 80/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên nguyên tắc các bên cùng có lợi, gắn
bó lâu dài Hạn chế đến mức tối đa tình trạng doanh nghiệp ép cấp, ép giá nông sản hoặcnông dân tự ý phá hợp đồng không bán sản phẩm cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký
Trang 8Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, nông dân tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, thamgia các hội chợ quảng bá sản phẩm nông nghiệp.
Về khoa học công nghệ: Chú trọng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ mới phục
vụ cho nâng cao năng suất chất lượng nông sản, xây dựng các mô hình, tiến bộ kỹ thuậtmới, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng
Bảng 2: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn 2001- 2011
+ Lợn nái Con 9.520 10.263 10.436 9.203 17.887 + Lợn thịt Con 59.397 63.948 59.370 65.538 67.650
Công tác vệ sinh thú y được quan tâm, không để dịch bệnh tái phát và lây lan radiện rộng
Làm tốt công tác phòng dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bànhuyện, làm tốt tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc, kiểm dịch, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch
Trang 9Khâu kiểm soát giết mổ hiện nay do các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ đảmnhiệm, giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm Tiêu thụ chủ yếu nội huyện và 1 phần thịtrường Ninh Bình, Hà Nội với mặt hàng tươi sống.
Định hướng phát triển chăn nuôi.
*Đàn bò:
Tập trung phát triển mạnh đàn bò thịt, về số lượng và nâng cao chất lượng sảnphẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm Mở rộng diện tích trồng cỏ, đẩy mạnh việcchế biến thức ăn từ phụ phẩm trong trồng trọt để phát triển đàn bò lai hướng thịt theohướng tập trung thâm canh để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn Đây là sản phẩmchăn nuôi chính có giá trị kinh tế cao để tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
Năm 2015 dự kiến 28 ngàn con, năm 2020 là 30 ngàn con Về sản lượngthịt hơi: Năm 2015 cung cấp 1.356 tấn thịt hơi, năm 2020 là 1.570 tấn thịt hơi
*Đối với đàn lợn:
Phát triển chăn nuôi lợn thịt sử dụng các giống lợn lai, lợn ngoại có tỷ lệnạc cao và an toàn vệ sinh thực phẩm Tập trung phát triển chăn nuôi lợn theoquy mô trang trại 100 con trở lên Mở rộng mạng lưới thụ tinh nhân tạo, thựchiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh và kiểm dịch vệ sinh thú y, xây dựng vùngchăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biếntheo tiêu chuẩn
Đến năm 2015, tổng đàn lợn có 90.000 con, năm 2020 có 95.000 con,năm 2030 là 100.000 con Tỷ lệ lợn siêu nạc đạt 70% tổng đàn (2015) và 90%(2020) Hình thành các vùng chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung với các trang trại,khu chăn nuôi tập trung, đưa dần chăn nuôi lợn ra xa khu dân cư nhằm nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng cường khảnăng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh
*Đối với đàn dê:
Nâng cao chất lượng đàn dê lấy thịt: Dự kiến đến năm 2015 toàn huyện có 10.678con và năm 2020 là 13.587 con
*Đối với đàn gia cầm:
Tăng mạnh đàn gia cầm để phục vụ cho thị trường tiêu dùng và chế biến theohướng an toàn sinh học, hỗ trợ vắcxin cúm gia cầm và thuốc khử tiêu độc, hướng dẫn quytrình chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi gia cầm ở huyện để đáp ứng được nhu cầu thực phẩm tại chỗ,khách du lịch và cung cấp cho các khu công nghiệp, khu đô thị trong tỉnh, phương hướngphát triển chăn nuôi gia cầm theo định hướng chung của cả nước là sẽ phát triển mạnhtheo hướng tập trung công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch khu chăn
Trang 10nuôi tập trung cách biệt khu dân cư theo từng vùng để khống chế dịch bệnh, tạo môitrường sạch trong nông thôn.
Phấn đấu đến năm 2015 tổng đàn gia cầm đạt 800 ngàn con, năm 2020 đạt
1 triệu con, năm 2030 là 1,5 triệu con
Tỷ lệ gà được giết mổ tập trung chiếm 40 - 45 % tổng đàn xuất bán
Giải pháp thực hiện
Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về nền sản xuấtchăn nuôi hàng hoá, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bềnvững
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác giống vật nuôi, chuyển giao giống tốt chosản xuất
Quy hoạch đất đai phù hợp để trồng cây thức ăn chất lượng tốt, đủ số lượng chođàn trâu, bò Nhân rộng việc chế biến, dự trữ thức ăn thô xanh cho đàn trâu bò trong mùađông
Đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, thuỷlợi ) cho loại hình trang trại chăn nuôi – thuỷ sản kết hợp
Đầu tư xây dựng các khu sản xuất chăn nuôi tập trung xa khu dân cư
Chủ động thực hiện tốt công tác phòng bệnh cho đàn vật nuôi với những nội dungquan trọng như vệ sinh phòng bệnh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi
và tiêm phòng văcxin phòng bệnh cho đàn vật nuôi
Kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh chặt chẽ, làm tốt công tác kiểm dịch vậnchuyển, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm áp dụng chăn nuôi theo hướng an toàn sinhhọc
Đầu tư xây dựng 01 - 02 lò giết mổ tập trung sản xuất theo dây chuyền côngnghiệp hiện đại
b.Nuôi trồng thủy sản
- Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 ước đạt 1.540 ha, tăng so với năm
2001 là 821,6 ha Toàn bộ diện tích tăng là do cải tạo đất trồng lúa kém hiệu quả ởvùng chiêm trũng sang nuôi trồng thủy sản Sản lượng thuỷ sản thu hoạch từ nuôitrồng năm 2010 ước đạt là 4900 tấn (tăng so với năm 2001 là 4.002,3 tấn)
- Năm 2011, toàn huyện có 2.700 ha nuôi trồng thủy sản, sản lượng thủy sảnđạt 5.313 tấn, tăng 413 tấn so với năm 2010
- Nhìn chung, các hệ thống ao hồ của huyện được phân bổ rộng rãi nhưng giátrị của ngành thủy sản còn đạt thấp Trong mấy năm gần đây huyện đã tập trung khaithác diện tích mặt nước các ao hồ lớn
Bảng 3: Biến động sản xuất ngành thủy sản giai đoạn 2001 - 2011
Trang 112 SLTS đánh bắt tự nhiên Tấn 590,3 3.014,6 329,1 500,0 600
Nguồn: Phòng thống kê Nho Quan
*Định hướng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
Nuôi thủy sản quy mô hộ gia đình: Giúp đỡ từng bước để các nông hộ này chuyểndần từ chăn nuôi tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường Nuôi
cá theo mô hình canh tác VAC, VACR Các chương trình tập huấn kỹ thuật gồm: Kỹthuật nuôi cá ao nước tĩnh, quy mô nông hộ, sử dụng phân vô cơ để nuôi cá Hệ thốngnuôi ghép: kết hợp trắm cỏ + rô phi và các loài cá khác
Thực hiện tốt Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chương trình 131 của Chínhphủ về bảo vệ nguồn lợi thủy sản Tập trung khai thác triệt để diện tích mặt nước đưa vàonuôi trồng thủy sản theo phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh với các giống cá
có năng suất, chất lượng (Rô phi đơn tính, chép lai 3 máu, chim trắng, trắm đen, mè hoa)
để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm
Nuôi cá ruộng: Đặc điểm tự nhiên của vùng này là thấp trũng, khó tiêu úng vàomùa mưa nên kết hợp sản xuất lúa - cá
*Giải pháp phát triển
Cho phép chuyển đổi các diện tích đang sản xuất nông nghiệp hoặc đang sử dụng
ở mục đích khác kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản Nhưng phải đáp ứng được yêucầu sản xuất thuỷ sản và được thẩm định dự án chặt chẽ
Khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, dịch vụ,cần có hướng ưu tiên bố trí mặt bằng, vay vốn Có chính sách hỗ trợ giá con giống, thuốcphòng trị bệnh cho nuôi trồng thuỷ sản và hỗ trợ khi NTTS gặp thiên tai, bệnh xảy ra.Nguồn vốn cơ bản để phát triển thủy sản là vốn tự có của doanh nghiệp và các hộ dân.Vốn ngân sách nhà nước ưu tiên vào lĩnh vực khoa học, sản xuất, nhập và trợ giá giốngvới đối tượng nuôi mới…
Các chủ đầu tư và các hộ dân tăng cường đầu tư để xây dựng CSHT đạt tiêu chuẩnđồng thời áp dụng đầy đủ tiến bộ khoa học kỹ thuật để có hiệu quả cao trong nuôi trồngthuỷ sản
Trang 12Bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ hiện đang công tác về giống cá lai, giống thuỷ sảnmới, các kiến thức về khuyến ngư Cần phải có chương trình đạo tạo cán bộ khuyến nôngthủy sản từ 1 - 2 người/xã và cán bộ kỹ thuật về thủy sản ở cấp huyện đủ khả năng đảmđương công tác khuyến ngư cũng như lập kế hoạch, chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷsản.
Khai thác thị trường trong huyện (chú trọng phục vụ khách du lịch) Ngoài ra cầnkhai thác thị trường trong nước như Hà Nội để nâng cao giá trị sản phẩm tăng thu nhậpcho người nuôi trồng thuỷ sản
1.1.2.Tình hình sản xuất công nghiệp
xã Phú Sơn 50ha, cụm Công nghiệp Đồng Phong – Thị trấn 115 ha, khu Côngnghiệp Lạc Vân 131 ha … các khu quy hoạch đã có Quyết định phê duyệt của cấp cóthẩm quyền và đang được đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạtầng, thu hút đầu tư Đến hết năm 2010, UBND huyện đã thu hồi và giao gần 20hađất cho các đơn vị để đầu tư hạ tầng, phát triển sản xuất, như: Công ty TNHH mayThăng Long 1,99ha, Công ty TNHH Thiên Trang 1,7ha, Công ty Sơn Trà 0,6 ha, Dự
án kinh doanh xăng dầu của công ty Dũng Lan 1,5ha…
Trang 13Bảng 4: Các sản phẩm chủ yếu của công nghiệp
TĐT (%) 03-09
Công nghiệp khai thác mỏ: Chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ đá vôi, đáđôlômít, than bùn Hiện có 6 cơ sở với 60 lao động
Công nghiệp may mặc: Hiện có 8 cơ sở với 800 lao động
Sản xuất gạch: 2 nhà máy với khoảng 700 lao động
b.Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
Trên địa bàn huyện Nho Quan đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thực sựphát huy hiệu quả, mang lại thu nhập cho người lao động, làm thay đổi nhậnthức của người dân về con đường giảm nghèo
Xác định được tầm quan trọng của các nghề tiểu thủ công nghiệp trongphát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình ở khu vực nông thôn, huyệnNho Quan đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch khôi phục và mở rộng các làngnghề, cơ sở sản xuất chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren trên địa bàn Hiện nay toànhuyện đã có 2 cơ sở sản xuất, chế tác đá mỹ nghệ là HTX Thủ công mỹ nghệ xãQuỳnh Lưu và Cơ sở sản xuất đã mỹ nghệ Quang Sự (xã Quỳnh Lưu), 1 cơ sởchuyên gia công thêu ren xuất khẩu là HTX mỹ nghệ Gia Thuỷ và 1 làng nghề ởthôn Chùa (xã Gia Thuỷ)
Năm 2007, HTX Thủ công mỹ nghệ Gia Thuỷ được thành lập Từ chỗ chỉ
có 27 hội viên, đến nay đã phát triển lên trên 200 hội viên Nghề thêu đã đưamức doanh thu của HTX thủ công mỹ nghệ này lên bình quân mỗi năm trên 1 tỷđồng, thu nhập bình quân lao động đạt từ 1 đến 1,2 triệu đồng/người/tháng Số
Trang 14lao động ngày một phát triển tay nghề được nâng cao, tạo ra những sản phẩmđẹp đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước Sản phẩm thêu ởHTX có tới hàng nghìn mẫu mã các loại: Ga trải giường, rèm cửa, khăn, đĩa, đồtrang trí nội thất HTX Thủ công mỹ nghệ Gia Thuỷ đã đóng góp một phầnquan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu xoá đói, giảm nghèocủa địa phương.
Làng nghề thôn Chùa được UBND tỉnh Ninh Bình quyết định công nhận
là làng nghề truyền thống (năm 2007) Trong làng có 65,3% số hộ dân, 54,8% sốlao động làm thêu ren xuất khẩu, tỷ trọng giá trị thêu ren trên tổng giá trị của sảnxuất tiểu thủ công nghiệp của làng đạt 52% Chỉ tính riêng 2 cơ sở thêu ren nàytrong 5 năm giá trị sản xuất đạt 5.191 triệu đồng, số lao động được đào tạo nghề
là 100 người
Nghề chế tác đá mỹ nghệ cũng đang được người dân xã Quỳnh Lưu quantâm phát triển Trong 3 năm (2008-2010) giá trị sản xuất của làng đã đạt 4.650triệu đồng, thu nhập bình quân từ 1,2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng Giá trị sảnxuất hàng năm đều tăng đáng kể, năm 2008 đạt 600 triệu đồng, năm 2009 đạt1.900 triệu đồng và năm 2010 đã lên tới 2.150 triệu đồng
Có thể thấy rằng, mặc dù số cơ sở sản xuất cũng như số người tham giavào các nghề thủ công mỹ nghệ còn khiêm tốn song đây được xem như một tínhiệu vui ban đầu về con đường giảm nghèo cho người nông dân ở Nho Quan
1.1.3 Dịch vụ
a.Về tăng trưởng
Trong những năm qua ngành dịch vụ có xu hướng phát triển khá mạnh, đãgóp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tích cực Giá trị sản xuấtngành dịch vụ năm 2000 là 64.116 triệu đồng (giá so sánh 1994), 104.493 triệu đồng(giá thực tế), năm 2010 đạt 528,7triệu đồng (giá so sánh 1994), 1.771.905 triệu đồng(giá thực tế), nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 28,4%/năm đoạn 2001 – 2010,chiếm 28 % tổng GTSX toàn ngành kinh tế của huyện
Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với mạng lưới rộng, UBND huyện
đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác quy hoạch khu trung tâm các xã, thị trấn xây dựngcác chợ nông thôn, các điểm thương mại, nâng cấp hệ thống đường giao thông tạođiều kiện đẩy mạnh quá trình lưu thông, trao đổi hàng hoá
b.Hiện trạng phát triển thương mại
Toàn huyện hiện có 9 chợ các loại Có tổng số hộ kinh doanh ở chợ là: 1.342
hộ Các chợ này chủ yếu là điểm trao đổi hàng hóa nông nghiệp, chăn nuôi của các
hộ nông dân và nơi mua bán hàng hóa nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân do các
Trang 15hộ kinh doanh đáp ứng Các chợ đa phần được xây dựng kiên cố đảm bảo an toànphòng chống cháy nổ và vệ sinh thương nghiệp.
Siêu thị nhỏ có 2 điểm do hộ gia đình đầu tư kinh doanh tổng hợp các loại hànghóa
Các hộ mượn cửa hàng tại nhà sản xuất và kinh doanh bán buôn, bán lẻ gồm:
Các loại cửa hàng bán buôn, bán lẻ gồm 03 loại chủ yếu
Tổng đại lý (các công ty, doanh nghiệp) phân phối cho các đại lý bán buôn và bán
Năm 2000 doanh thu vận tải hàng hoá (vận tải đường bộ và vận tải đườngsông) đạt 43.920 triệu đồng (giá thực tế), năm 2009 đạt 155.392 triệu đồng (giá thựctế) Doanh thu vận tải hành khách năm 2000 đạt 1.156 triệu đồng (giá thực tế), năm
2009 đạt 34.438 triệu đồng (giá thực tế)
Năm 2000 khối lượng vận chuyển hành khách đạt gần 350 nghìn người, năm
2009 đạt 1.430 nghìn người Số lao động phục vụ dịch vụ vận tải toàn huyện là1338người, trong đó phục vụ vận tải đường bộ là 798 người, phục vụ vận tải đườngsông là 540 người Nhìn chung hiện nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải hànghoá và đi lại của nhân dân
tỷ đồng năm 2010
Trang 16Ngoài ra các loại hình như dịch vụ khác như: Hoạt động Bưu chính, viễnthông được duy trì và có bước phát triển đáng kể, đảm bảo thông suốt, kịp thời, gópphần vào sự phát triển kinh tế.
Bảng 5: Phân tích kết quả sản xuất của các ngành kinh tế
Với mục tiêu: Khai thác đi đôi với xây dựng
Hiện Nho Quan có 7 khu, điểm du lịch bao gồm:
- Khu du lịch tâm linh Phủ Đồi Ngang, xã Phú Long
- Hồ Đồng Chương nằm ở 2 xã Phú Lộc và Phú Long Đây là một hồnước rộng với chu vi đường bao hơn 8 km Xung quanh hồ là những vạt đồithông soi bóng xuống mặt nước Hồ Đồng Chương đã được đầu tư để trở thànhđiểm du lịch sinh thái, giải trí cuối tuần
- Hồ Yên Quang nằm gần thị trấn Nho Quan, là một hồ câu cá và thủy lợi lớn
- Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam.Trong khu vực rừng có động Người Xưa, suối nước nóng, cây chò trên 1.000năm tuổi và các trung tâm nghiên cứu, bảo tồn động vật v.v
Trang 17- Động Vân Trình thuộc xã Thượng Hoà là một động lớn nằm trong núi
Mõ Động được đưa vào khai thác du lịch theo tour cùng với suối Kênh Gà
- Động Thiên Hà - hang Bụt: Động Thiên Hà nằm trong núi Tướng thuộc
xã Sơn Hà, thuộc quần thể danh thắng Tràng An Động đã được đưa vào khaithác du lịch từ tháng 10/2010 Hang Bụt là một danh thắng toạ lạc giữa lòng núiTướng cách thành phố Ninh Bình 18 km, trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư thuộcthôn Đồng Tâm, xã Sơn Hà Hang Bụt hiện dài gần 500 m, lòng hang rất rộng và
có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ
- Công viên động vật hoang dã quốc gia Việt Nam là dự án được xâydựng trên địa bàn 2 xã Kỳ Phú và Phú Long với tổng diện tích khoảng 1.488 ha.Đây là công viên bảo tồn động vật hoang dã Quốc gia đầu tiên tại Việt Nam vàđược xây dựng, phát triển, hoạt động đạt tiêu chuẩn Quốc tế
Số lượt khách tham quan du lịch năm 2010 và 3 tháng đầu năm 2011 là:159.795 lượt người Trong đó, số lượt khách lưu trú: 72.634 lượt người Hoạtđộng du lịch có bước phát triển khá; số khách du lịch trong nước và quốc tế đếnđịa bàn tăng nhanh trong những năm gần đây
Để bảo tồn và phát triển du lịch, ngoài việc phát huy nội lực Nho Quan đãkêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng các khu du lịch,nâng cấp cơ sở hạ tầng và từng bước hoàn thiện trở thành hệ thống liên hoàn, tạođiều kiện tốt nhất cho du khách khi tham gia 1 tour du lịch Đến nay, một sốđiểm du lịch lớn của Nho Quan đã phát huy hiệu quả và thu hút nhiều du kháchnhư Khu du lịch nghỉ dưỡng suối khoáng nóng Cúc Phương do Công ty cổ phầnđầu tư Xây dựng Thăng Long là chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư ban đầu280,5 tỷ đồng Đến nay, một số hạng mục chính của dự án cơ bản hoàn thành, trịgiá khối lượng thực hiện khoảng 140 tỷ đồng Các hạng mục đã triển khai là khuResort, lễ tân, bar, spa, massage, văn phòng, hội trường, nhà tập golf, nhà tập thểhình, 2 sân tennis
Khu du lịch tắm ngâm nước khoáng nóng Cúc Phương: Chủ đầu tư làDoanh nghiệp xây dựng Xuân Hòa Tổng vốn đầu tư 12,5 tỷ đồng đã thu hút 6.922lượt khách, doanh thu đạt 867,2 triệu đồng Vườn Quốc gia Cúc Phương các hạngmục công trình đã xây dựng xong và đang đi vào hoạt động đều đặn Năm 2010,thu hút 81.050 lượt khách tham quan, riêng 3 tháng đầu năm 2011 thu hút 22.000lượt khách, doanh thu hơn 1 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước Tổngdoanh thu năm 2010 đạt 3,257 tỷ đồng (đạt 111,9% kế hoạch giao)
Khu du lịch hồ Thường Xung, xã Văn Phú do UBND huyện Nho Quanlàm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 226,7 tỷ đồng Đến nay, một số hạng mục
Trang 18của dự án đã cơ bản hoàn thành, ước giá trị khối lượng thực hiện khoảng 150 tỷđồng Dự án đang được tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thànhvào cuối năm 2011.
Với mục đích khai thác đi đôi xây dựng và bảo tồn từ nay đến năm 2015,Nho Quan tập trung thực hiện các dự án nâng cấp, hoàn chỉnh các tuyến đườnggiao thông phục vụ cho các tua du lịch, dự án tuyến hồ Yên Quang - đình Mống
Lá (với sản phẩm du lịch là vui chơi bằng xe ngựa, du thuyền, câu cá), dự án dulịch đường sông Nho Quan - động Vân Trình bằng tàu thuỷ, kết hợp xây dựngkhu công viên vui chơi thể thao, giải trí thị trấn Nho Quan, đầu tư nâng cấp cácđiểm di tích lịch sử khu cách mạng Quỳnh Lưu, nâng cấp đền Phủ Đồi, quyhoạch phục vụ khách du lịch tâm linh, các dự án khách sạn 3 sao ở thị trấn NhoQuan, Rịa và khu du lịch tắm ngâm Cúc Phương
1.2.2.Phát triển kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phát triển đã tận dụng và phát huyđược lợi thế vùng, đặc biệt là khai thác, mở mang thêm được những diện tích đấthoang hoá trước kia, các vùng đất trống, đồi núi trọc Huyện Nho Quan đã tậndụng diện tích rừng núi rộng, nhiều nông dân đã xây dựng mô hình trang trạilâm nghiệp, trang trại tổng hợp VACR, trang trại chăn nuôi con đặc sản như lợncắp nách, gà, dê, nhím…
HTX liên doanh các trang trại huyện Nho Quan được thành lập từ tháng 8
- 2006, trên cơ sở câu lạc bộ các trang trại Hiện HTX đã tập hợp và thu hútđược 21 trang trại tham gia, gồm các trang trại chăn nuôi và trồng trọt Đi vàohoạt động, HTX đã đạt được mục tiêu ban đầu, tổng số vốn của HTX do cácthành viên đóng góp đạt gần 13 tỷ đồng, đang được sử dụng đúng mục đích, đầu
tư vào xây dựng một trang trại chăn nuôi có quy mô lớn Liên kết giữa các trangtrại thực sự có vai trò và tác động lớn, giúp các trang trại trao đổi, học tập kinhnghiệm lẫn nhau, giúp nhau chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, giống, vốn, bao tiêusản phẩm, khắc phục được những rủi ro do ảnh hưởng từ dịch bệnh Một sốtrang trại đang đem lại hiệu quả cao như: Trang trại nuôi dê sinh sản tại ThạchBình, Kỳ Phú, nuôi bò sinh sản tại xã Văn Phương, nuôi ếch Thái Lan tại xãThượng Hoà (Nho Quan)…
Tại những xã vùng bán sơn địa, nông dân cũng đang hình thành một số
mô hình trang trại Các xã Phú Long, Văn Phương, Yên Quang hiện có hàngchục cơ sở sản xuất nấm với quy mô lớn, thường xuyên duy trì sản lượng ở mức40-50 tấn/năm Bên cạnh đó, huyện Nho Quan còn đầu tư mở các lớp đào tạonghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân Tại xã Phú Long hiện có hơn
Trang 1910 mô hình trang trại nuôi lợn và bò Đặc biệt một trang trại nuôi hươu lấynhung với quy mô khoảng 20-30 con, các trang trại này hằng năm thu nhậpkhoảng 100 triệu đồng.
Nhìn chung, phát triển trang trại đã góp phần cải tạo các vùng đất trũngsản xuất kém hiệu quả thành các vùng sản xuất có giá trị kinh tế cao, khôngngừng nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất nôngnghiệp Phát triển trang trại đã tạo ra số lượng hàng hóa lớn, thu hút lao động,tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiệnđời sống nhân dân
Tuy nhiên, KTTT còn mang tính tự phát chưa theo đúng quy hoạch Trình độquản lý, khoa học kỹ thuật, tay nghề của chủ trang trại và người lao động trong trangtrại còn hạn chế Chất lượng sản phẩm nông sản hàng hóa của trang trại chưa cao,nhiều chủ trang trại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất còn thụđộng, hiệu quả thấp Sản phẩm của trang trại chủ yếu tiêu thụ bán tại chỗ, trong vùngdưới dạng thô và tươi sống, chưa qua chế biến Do vậy, giá trị sản phẩm hàng hóabán ra chưa được cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp
2.Xác định cơ cấu ngành
2.1.Mục tiêu:
Mục tiêu cụ thể dưới đây được xác định căn cứ vào quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và những đặc điểm đặcthù của huyện Nho Quan
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2010 - 2015 đạt 12 - 13%/năm vàthời kỳ 2016 - 2020 đạt 14 - 15%/năm Trong đó, tăng trưởng bình quân của cácngành trong cả thời kỳ 2010 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 4 - 4,5%/năm,công nghiệp - xây dựng đạt 19 - 20%/năm, dịch vụ đạt 15 - 16%/năm
- Về chuyển dịch cơ cầu kinh tế, đến năm 2015 định hình cơ cấu kinh tế công –nôngnghiệp – dịch vụ, với tỷ lệ lần lượt 45%, 30% và 25%, đến năm 2020 định hình cơ cấu kinh
tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 50%, 28% và 22%
2.2.Tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dựa trên cơ sở đà tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế trên địa bànHuyện thời gian qua, cân nhắc về khả năng tác động của các nhân tố nội vàngoại sinh đến sự phát triển của mỗi ngành, dự kiến phương án tăng trưởng củacác ngành kinh tế trên địa bàn Huyện như sau:
Tăng trưởng khá: Phương án được xác lập trong điều kiện các khu vực
kinh tế phát triển tương đối thuận lợi nhưng vẫn cần có sự nỗ lực cao từ phía
Trang 20chính quyền, nhân dân Tỉnh và huyện Nho Quan trong chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả trong sản xuất nôngnghiệp, thúc đẩy phát triển mạnh các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngànhcông nghiệp sử dụng nhiều lao động và mở rộng mạng lưới thương mại - dịch
vụ, nhất là mạng lưới các chợ dân sinh Sự phát triển kinh tế của cả nước, tỉnhNinh Bình đã có những tác động nhất định của vùng đến phát triển kinh tế củađịa phương Việc thu hút đầu tư vào các công trình trọng điểm diễn ra nhanhhơn giai đoạn vừa qua Hoạt động thu hút đầu tư đạt kết quả tốt Trong thời gian
10 – 15 năm tới, cả 2 ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ sẽ phát triểnmạnh theo cả chiều rộng và chiều sâu
Theo phương án này, đến năm 2015, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Huyệnđược định hình theo dạng công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ Sau năm 2020,
cơ cấu này sẽ dần được chuyển sang dạng công nghiệp – dịch vụ và nôngnghiệp Giai đoạn 2009 – 2020, tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân toàn Huyện
là 13%/năm, cao hơn khá nhiều so với mức tăng bình quân giai đoạn 2001 –
2006 Tuy nhiên, với vị trí huyện có ít lợi thế về giao thông và phát triển thươngmại – dịch vụ thì việc đặt mục tiêu về tốc độ tăng trưởng như trên là khá cao.Trong đó, tốc độ tăng trưởng bình quân năm của các ngành công nghiệp, xâydựng, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp sẽ lần lượt là: 30,0% (cao hơn nhiềumức 11,2 giai đoạn 2001 – 2006), 17,0% (cao hơn giai đoạn trước) và 4,2%,thấp hơn giai đoạn trước
Giai đoạn 2009 – 2010, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung của thếgiới và trong nước, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này chỉ có thể cốgắng đạt mức xấp xỉ và thấp hơn chút ít so với giai đoạn 2001 – 2008 nhưng làcon số khả thi Giai đoạn 2011 – 2015, tăng trưởng GTSX trên địa bàn sẽ đạt12,3% do giai đoạn này nền kinh tế cả nước nói chung và Huyện nói riêng sẽ đivào hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới nên thương mại - dịch vụ sẽ có điềukiện đặc biệt để phát triển, thúc đẩy các ngành sản xuất khác trên địa bàn, cácKCN mới bước đầu hình thành đi vào sản xuất Giai đoạn 2016 – 2020, tăngtrưởng GTSX sẽ đạt mức cao nhất, 17,0%/năm do ở giai đoạn này sẽ có nhiềudoanh nghiệp mới trong các KCN đi vào sản xuất, tạo tiền đề cho ngành côngnghiệp phát triển mạnh
Trang 21Bảng 6: Chuyển dịch cơ cấu GTSX các năm giai đoạn 2005 –
Bảng 7: Dự báo cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế Chỉ tiêu
GĐ 2006-2010 GĐ 2010-2015 GĐ 2015-2020
Cơ cấu (%)
Tốc độ (%)
Cơ cấu (%)
Tốc độ (%)
Cơ cấu (%)
Tốc độ (%)
3.Xác định thu nhập của người dân
Bảng 8: Cơ cấu thu nhập của người dân
- Từ công nghiệp XD Triệu đ 0,80 2,17 2,14
Trang 22Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá, nhưng do xuất phátđiểm thấp, mức độ thu nhập bình quân đầu người của huyện vẫn còn thấp.
Sự dịch chuyển cơ cấu hộ gia đình phù hợp với định hướng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế Cơ cấu số hộ chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng số hộ nôngnghiệp tăng số số hộ phi nông nghiệp Từ đó cơ cấu thu nhập có sự chuyển dịchđáng kể theo hướng giảm tỷ trọng thu nhập từ nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọngthu nhập từ tiền công và các thu nhập phi nông nghiệp khác
III.XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG PHÁT TRIỂN CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 1.Dự báo nguồn nhân lực
Theo số liệu do Phòng Thống kê và Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội huyện Nho Quan cung cấp, tính đến cuối năm 2008, dân số của toànhuyện Nho Quan là 149.322 người, với mật độ dân số trung bình là 586người/km2 Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật độdân số cao trên 1000 người/km2 là thị trấn Nho Quan, Đồng Phong và Lạc Vân.Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Thạch Bình, CúcPhương và Kỳ Phú
Trong số 149.322 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động,trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế Đây vừa là nguồnlực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm củahuyện trong những năm triển khai quy hoạch Năm 2008 có 2.266 lao động đượcgiải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề Phân theo ngành, năm
2008 lao động nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người, chiếm 78%tổng số lao động của toàn huyện
Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Nho Quan tuy khá dồidào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông Tỷ lệ laođộng được đào tạo nghề còn thấp Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn bàn huyệncòn nhiều hạn chế Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát lykhỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác Những đặc điểm vềdân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Nho Quan cả những thuận lợi vànhững khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
Phân tích số liệu về dân số huyện Nho Quan chúng ta có thể rút ra một sốnhận xét sau:
- Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số vẫn khá cao, khoảng 2,1 - 2,2%, trongkhi tỷ lệ chết khá ổn định, khoảng 0,145 - 0,147% Điều đó dẫn đến tốc độ tăng
tự nhiên khá cao, khoảng 1,2%