1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên cho học sinh tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực (2017)

78 89 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Số học là mạch kiến thức cơ bản, cốt lõi của chương trình môn Toán Tiểu học.Trong đó số học các số tự nhiên giữ vai trò trung tâm, nhiệm vụ trọng yếu củadạy học các số tự nhiên là hình t

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Cấp học tiểu học là một cấp học nền tảng của giáo dục quốc dân Chất lượnggiáo dục này quyết định rất nhiều vào kết quả đào tạo giáo dục nói chung Vìvậy, giáo dục đào tạo ở cấp học Tiểu học phải được chú trọng Đặc biệt trong đó

là dạy học môn Toán

Số học là mạch kiến thức cơ bản, cốt lõi của chương trình môn Toán Tiểu học.Trong đó số học các số tự nhiên giữ vai trò trung tâm, nhiệm vụ trọng yếu củadạy học các số tự nhiên là hình thành cho học sinh kĩ năng sắp xếp thứ tự, sosánh – một kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, lao động, học tập của học sinh.Nội dung dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên được dạy thường xuyên ở các lớp1,2,3,4 Qua việc rèn luyện các kĩ năng thực hành so sánh, sắp xếp thứ tự bướcđầu hình thành cho học sinh các kĩ năng cần thiết cho việc học toán Do đó, giáoviên cần tìm hiểu, nghiên cứu để dạy tốt cho học sinh nội dung này

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

-NGUYỄN THỊ HẰNG

DẠY HỌC THỨ TỰ, SO SÁNH CÁC SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THEO HƯỚNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận tốt nghiệp này được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm HàNội 2

Với tất cả sự kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc, em xin gửi lời cảm

ơn đến PSG.TS Nguyễn Năng Tâm đã định hướng em tận tình trog suốt thờigian em làm đề tài khoá luận tốt nghiệp

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các Thầy Cô trong KhoaGiáo dục Tiểu học đã hết lòng quan tâm, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt quátrình học tập tại trường và hoàn thiện khoá luận này Em xin chân thành cảm ơngia đình, người thân, bạn bè đã luôn tạo điều kiện động viên, khích lệ giúp emhoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp của mình

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “ Dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên cho học sinh

Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực” là kết quả mà tôi đã trực tiếp nghiên

cứu, tìm hiểu được, thông qua các đợt tiếp cận hàng năm và thực tập cuối năm

và dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo của PGS.TS Nguyễn Năng Tâm Trong quá trìnhnghiên cứu tôi có sử dụng tài liệu của một số nhà nghiên cứu, một số tác giảkhác Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần tìm hiểu ở

đề tài của mình Đây là kết quả của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng vớikết quả của tác giả khác

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng

Trang 4

Sách giáo khoa

SGV : Sách giáo viên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Khách thể nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Phạm vi nghiên cứu 2

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc khóa luận 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học 4

1.2 Khái niệm số tự nhiên 7

1.2.1 Khái niệm số tự nhiên ở Đại học 7

1.2.2 Khái niệm số tự nhiên ở Tiểu học 8

1.3 Hình thành khái niệm thứ tự, so sánh số tự nhiên 9

1.3.1 Khái niệm thứ tự , so sánh số tự nhiên ở Đại học 9

1.4 Một số vấn đề chung về PPDH phát huy tính tích cực 11

1.4.1.Quan niệm PPDH tích cực 11

1.4.2.Bản chất của PPDH tích cực 11

1.4.3 Dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực 11

1.4.4 Đặc điểm của PPDH tích cực 13

1.4.5 Một số phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học 13

1.4.5.1 Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học 13

1.4.5.2 Một số kĩ thuật dạy học tích cực ở Tiểu học 14

1.4.6 Hình thức dạy học 14

Trang 6

1.4.7 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học

15

Kết luận chương 1 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC THỨ TỰ, SO SÁNH 17

SỐ TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 17

2.1 Khái quát dạy học thứ tự, so sánh số thự nhiên ở Tiểu học 17

2.1.1 Mục tiêu dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học 17

2.1.2 Nội dung dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học 17

2.2 Dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực 22

2.2.1 Các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực cho HS Tiểu học 22

2.2.1.1 Phương pháp động não 23

2.2.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm 25

2.2.1.3 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề 26

2.2.1.4 Phương pháp trò chơi 27

2.2.2 Hoạt động dạy học minh hoạ 27

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT QUI TRÌNH DẠY HỌC THỨ TỰ, SO SÁNH 35

SỐ TỰ NHIÊN Ở TIỂU HỌC 35

3.1 Nguyên tắc đề xuất qui trình 35

3.1.1 Phù hợp với logic dạy học 35

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính vừa sức 36

3.1.4 Phù hợp với đặc trưng của quan điểm phát huy tính tích cực 37

3.1.5 Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc 37

3.2 Đề xuất quy trình thiết kế hoạt động dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên cho học sinh Tiểu học 38

3.3 Giáo án minh hoạ 42

KẾT LUẬN 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cấp học Tiểu học là một cấp học nền tảng của giáo dục quốc dân Chấtlượng giáo dục này quyết định rất nhiều vào kết quả đào tạo giáo dục nói chung

Vì vậy, giáo dục đào tạo ở cấp học Tiểu học phải được chú trọng Đặc biệt trong

đó là dạy học môn Toán

Số học là mạch kiến thức cơ bản, cốt lõi của chương trình môn Toán Tiểuhọc Trong đó số học các số tự nhiên giữ vai trò trung tâm, nhiệm vụ trọng yếucủa dạy học các số tự nhiên là hình thành cho học sinh kĩ năng sắp xếp thứ tự, sosánh – một kĩ năng cần thiết trong cuộc sống, lao động, học tập của học sinh.Nội dung dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên được dạy thường xuyên ở các lớp1,2,3,4 Qua việc rèn luyện các kĩ năng thực hành so sánh, sắp xếp thứ tự bướcđầu hình thành cho học sinh các kĩ năng cần thiết cho việc học toán Do đó, giáoviên cần tìm hiểu, nghiên cứu để dạy tốt cho học sinh nội dung này

Ở trường Tiểu học hiện nay, kĩ năng so sánh, sắp xếp thứ tự là một trong sốnhững kĩ năng rất được coi trọng trong dạy học môn toán Tuy nhiên khả năng

so sánh của nhiều học sinh chưa thực sự tốt, nhiều em còn chưa nắm vững quitắc so sánh hay ghi nhớ máy móc thứ tự của các số; còn mắc nhiều sai sót vàchưa biết áp dụng những kĩ năng so sánh, xếp thứ tự vào giải quyết vấn đề, ápdụng vào cuộc sống Nhiều giáo viên cũng chưa có phương pháp phù hợp đểphát triển khả năng so sánh, sắp xếp thứ tự hay tạo không khí học tập tích cựctrong giờ học

Nước ta đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo hướng

kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa giáo dụcphổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền vănhóa Việt Nam và phù hợp với xu thế Quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mụctiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh

Trang 8

giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực họcsinh… Để đạt được mục tiêu đó không thể không bàn đến đổi mới phương phápdạy học, trong đó áp dụng những phương pháp dạy học tích cực.Hiện nay đã có những tài liệu nghiên cứu về dạy học các phép tính trên tập số tựnhiên cho học sinh Tiểu học song có ít tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu việcdạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên cho học sinh Tiểu học theo hướng phát huytính tích cực.

Các lí do trên cho thấy việc đề xuất đề tài: “Dạy học thứ tự, so sánh các số

tự nhiên cho học sinh Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực” là cần thiết

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng phương pháp nghiên cứu để dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiêngóp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán Tiểu học

3 Đối tượng nghiên cứu

Dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên theo hướng phát huy tính tích cực

4 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học theo hướng pháthuy tính tích cực

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học thứ tự, sosánh các số tự nhiên cho học sinh Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cựcTìm hiểu nội dung dạy học thứ tự, so sánh các số tự nhiên ở Tiểu học theohướng phát huy tính tích cực

Nghiên cứu các dạng bài học và bài tập trong mạch kiến thức về dạy họcthứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học

Quan sát, điều tra, tìm hiểu thực trạng dạy học ở Toán Tiểu học

6 Phạm vi nghiên cứu

Trang 9

Giới hạn về nội dung: toán Tiểu học

Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Trường Tiểu học Tích Sơn, Trường Tiểuhọc Minh trí

7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình có liên quan

Phương pháp quan sát

Phương pháp điều tra

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luân, mục lục, chú thích và tài liệu tham khảo,khóa luận gồm ba chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học

Chương 2 Cơ sở thực tiễn về dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu

học Chương 3 Đề xuất qui trình dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở

Tiểu học

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học

Tri giác ở học sinh Tiểu học: Tri giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết vàmang tính không ổn định Ở đầu Tiểu học tri giác thường gắn với hành độngtrực quan, đến cuối Tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc cảm, trẻ thích quansát các sự vật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri giác của trẻ đã mangtính mục đích, có phương hướng rõ ràng hay còn gọi là tri giác có chủ định( trẻ

đã biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc, biết làm bài tập từ dễ đếnkhó,…)

Sự chú ý của học sinh Tiểu học: ở đầu Tiểu học chú ý có chủ định của trẻcòn yếu, khả năng kiểm soát, điều khiển chú ý còn hạn chế Trẻ chỉ quan tâmchú ý đến những giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, có nhiều tranh ảnh, đồchơi Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể tậptrung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập Đến cuối Tiểu học trẻdần hình thành kĩ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của mình Chú ý có chủ địnhphát triển dần và chiếm ưu thế Chú ý của trẻ đã bắt đầu xuất hiện giới hạn củayếu tố thời gian, tức là trẻ đã định được lượng khoảng thời gian cho phép đểhoàn thành một công việc nào đó

Trí nhớ của học sinh Tiểu học: Trí nhớ trực quan – hình tượng và trí nhớmáy móc phát triển hơn trí nhớ lôgic, hiện tượng hình ảnh cụ thể dễ nhớ hơncác câu chữ trừu tượng, khô khan Giai đoạn lớp 2 ghi nhớ máy móc phát triểntương đối tốt và chiếm ưu thế, trẻ chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ,chưa biết khái quát hoá Giai đoạn lớp 4,5 ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữđược tăng cường Ghi nhớ có chủ định phát triển Tuy nhiên hiệu quả việc ghinhớ đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tích cực tập trung trí tuệ, sựhấp dẫn của nội dung tài liệu, yếu tố tâm lí tình cảm hay hứng thú của các em

Trang 11

Tưởng tượng của học sinh Tiểu học: Ở đầu Tiểu học thì hình ảnh tưởngtượng còn đơn giản, chưa bền vững và dễ thay đổi Đến cuối Tiểu học, tưởngtượng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ những hình ảnh cũ trẻ tái tạo ra nhữnghình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển, bị chi phối mạnh mẽbởi các xúc cảm, hình ảnh, sự việc,…

Sự phát triển tư duy Toán học của học sinh Tiểu học: tư duy mang đậmmàu sắc xúc cảm và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành động Tư duy của họcsinh Tiểu học chia làm hai giao đoạn: giai đoạn đầu Tiểu học( lớp 1, 2, 3) và giaiđoạn cuối Tiểu học( lớp 4, 5)

- Giai đoạn đầu Tiểu học( lớp 1, 2, 3):

+ Tư duy của học sinh giai đoạn này chủ yếu là tư duy cụ thể, bao gồm tưduy trực quan hình ảnh và tư duy trực quan hành động Điều này được thể hiện

rõ trong các bài học, sách giáo khoa trình bày có hình ảnh trực quan đi kèm

Ví dụ: Bài“ Nhiều hơn, ít hơn” Toán 1, sách giáo khoa có sử dụng hìnhảnh là các phương tiện phục vụ cho dạy học:

Có 5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa Có 4 nắp chai, 3 cái chai

+ Phân tích và tổng hợp phát triển không đều

+ Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể bằng tính thuậnnghịch

Ví dụ: Học sinh biết tiền đề của sắp xếp thứ tự các số tự nhiên là so sánhcác số tự nhiên

- Giai đoạn cuối Tiểu học( lớp 4,5):

Trang 12

+ Ở giai đoạn này, tư duy trừu tượng chiếm ưu thế hơn, các thao tác tư duyvới các kí hiệu cũng được sử dụng nhiều

Ví dụ: Bài 3 trang 167, Toán 2

Như vậy, để phát triển nhận thức cho học sinh cần chú ý:

Cần tạo ra hoàn cảnh có vấn đề để học sinh suy nghĩ, tìm tòi giải quyết qua

đó kích thích học sinh tư duy

Đưa ra hệ thống các câu hỏi vừa sức để học sinh trả lời

Thường xuyên trao đổi ngôn ngữ cho học sinh

Cung cấp dữ liệu phong phú, chính xác

Bồi dưỡng tính khái quát cho học sinh

Trang 13

Biến các kiến thức“ khô khan” thành những hình ảnh có cảm xúc, đặt racho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em vào các hoạt độngnhóm, hoạt động tập thể.

Giúp các em biết cách khái quát hoá và đơn giản mọi vấn đề, giúp các emxác định đâu là nội dung quan trọng cần ghi nhớ, hình thành ở các em tâm líhứng thú và vui vẻ khi ghi nhớ kiến thức

1.2 Khái niệm số tự nhiên

1.2.1 Khái niệm số tự nhiên ở Đại học

Xem [ 8 ], trang 15

Định nghĩa 1:

Tập hợp A tương đương( hay đẳng lực) với tập hợp B và viết A ~ B, nếu cómột song ánh f từ A lên B

Quan hệ trên là quan hệ đẳng lực

Quan hệ đẳng lực có các tính chất của một quan hệ tương đương Vì vậy,khi A đẳng lực với B ta cũng nói A B

Định nghĩa 3:

Khi hai tập hợp tương đương với nhau ta nói chúng có cùng một bản số,hay cùng một lực lượng

Bản số của tập hợp A kí hiệu là cardA( đọc là cardinal của A)

Bản số của một tập hữu hạn được gọi là một số tự nhiên hay còn gọi là một

bản số hữu hạn ( Xem [ 9 ], tr 65)

Trang 14

Tập hợp số tự nhiên được kí hiệu là N

Mỗi tập A đều có một bản số, kí hiệu là cardA hay , sao cho:

cardA = cardB khi và chỉ khi A ~ B

Vậy a N khi và chỉ khi tồn tại A, A là tập hữu hạn sao cho a = cardA

Ví dụ:

0 là một số tự nhiên vì 0 = , là tập hữu hạn

1 là một số tự nhiên vì 1 = , {a} là một tập hữu hạn

1.2.2 Khái niệm số tự nhiên ở Tiểu học

Xem [ 1 ], trang 81

Số là khái niệm trừu tượng đàu tiên mà trẻ em được gặp trong học Toán

Cơ sở để trẻ em nhận thưc được khái niệm số là cách đếm Ngay từ trước khihọc lớp 1, đa số trẻ đã biết đọc các số“ 1, 2, 4, ” có khi đến 20, thậm chí nhiều

em đếm được 100 Tuy nhiên, như vậy chưa có nghĩa là trẻ đã có những hiểubiết chính xác về số

Trong chương trình Tiểu học, khái niệm số được xây dựng theo tinh thầncủa lí thuyết tập hợp thông qua các hình ảnh trực quan chứ chưa dùng ngôn ngữcủa lí thuyết tập hợp Việc hình thành khái niệm số tự nhiên được đưa vào từ lớp

1 Các số tự nhên được trình bày theo từng số bắt đầu từ số 1 và theo thứ tự phépđếm Mô hình này cũng có thể được coi là mô hình dựa trên khái niệm“ số đứngliền sau” Chẳng hạn khi học số 3 thì( học sinh đã được học số 1 và số 2 ở nhữngbài trước đó) học sinh thao tác nhiều lần một mô hình như sau: hai bông hoathêm một bông hoa thành ba bông hoa, hai con chim thêm một con chim thành

ba con chim,… Như vậy các số được xây dựng theo quan niệm bản số được sắpthứ tự Cách trình bày như vậy đã giải quyết được đồng thời vấn đề hình thành,tên gọi, thứ tự và kí hiệu số

Trong vòng số 20 thì thao tác gộp 1 chục với các đơn vị riêng lẻ Chẳnghạn, gộp bó 1 chục que tính với 3 que tính thì được“ mười ba” que tính, rồi ghi

Trang 15

lại số lượng đó bằng hai chữ số (1 và 3) được viết theo một trình tự quy ước (từtrái sang phải).

Ở các vòng 100, 1000 các số có nhiều chữ số thì xuất hiện các“ đơn vịđếm” mới như“ trăm”, “ nghìn”, “ triệu”.Việc hình thành số tự nhiên có nhiềuchữ số cũng được tiến hành tương tự như ở vòng 20

1.3 Hình thành khái niệm thứ tự, so sánh số tự nhiên

1.3.1 Khái niệm thứ tự , so sánh số tự nhiên ở Đại học

Xem [ 8 ], trang 15, 16 và 17

Quan hệ thứ tự trên tập hợp số tự nhiên :

Giả sử a, b N, a = cardA, b = cardB

Ta nói a nhỏ hơn hoặc bằng b và viết là a ≤ b, nếu A tương đương với một

-Tính chất phản đối xứng:  a N, b N, nếu a ≤ b và b ≤ a thì a = b.Thật vậy, giả sử a =cardA, b = cardB Từ giả thiết a ≤ b suy ra A tương đươngvới một bộ phận của B Từ giả thiết b ≤ a suy ra B tương đương với bộ phận của

A Nhưng khi đó theo định lí Cantor ta có A B hay a = b

- Tính chất bắc cầu:  a, b, c N nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤ c Thật vậy, giảsử

a = cardA, b = cardB, c = cardC Từ giả thiết a ≤ b và b ≤ c suy ra có cácđơn ánh f và g như sau:

Trang 16

- So sánh hai số và dùng kí hiệu( <, >, =) để ghi lại kết quả so sánh.

Ví dụ: Số liền trước của số 3 là số 2, số liền sau của số 3 là số 4

- Không có số tự nhiên nào đứng giữa hai số tự nhiên liên tiếp

-Trong dãy số tự nhiên có số bé nhất( số 0) mà không có số lớn nhất

Trang 17

1.4 Một số vấn đề chung về PPDH phát huy tính tích cực

1.4.1 Quan niệm PPDH tích cực

Quan niệm của PPDH tích cực là: coi việc học là qúa trình kiến tạo, họcsinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, tựhình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất

Dạy và học tích cực, thực chất là sự tương tác giữa hoạt động dạy và hoạtđộng học nhằm hướng tới việc học tập tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo,chống lại thói quen học tập thụ động của người học Hay nói một cách ngắn gọn,dạy học là quá trình tổ chức hoạt hoạt động học của người học trong quá trìnhhọc tập của mình Dạy và học tích cực là một trong những mục tiêu và cũng làmột tiêu chuẩn về hiệu quả GD Định hướng cho việc đổi mới PPDH trong nhàtrường phổ thông

1.4.2 Bản chất của PPDH tích cực

Bản chất của PPDH tích cực là biến quá trình đào tạo thành quá trình tựđào tạo, quá trình truyền thụ kiến thức của thầy thành quá trình tự học của sinhviên Giáo viên tạo nên những tình huống có vấn đề để sinh viên chấp nhận cáctình huống đó là cần thiết đối với họ, sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu, chủ độnghợp tác dưới sự tổ chức, điều khiển, cố vấn của thầy để tìm ra kiến thức mới.1.4.3 Dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực

Có 4 dấu hiệu đặc trưng của PPDH tích cực, cụ thể:

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong

PP tích cực, người học - đối tượng của hoạt động“ dạy”, đồng thời là chủ thể củahoạt động“ học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức,chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phảithụ động tiếp thu tri thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tìnhhuống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận và làm thínghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó vừa nắm

Trang 18

được kiến thức mới, vừa nắm được PP“ làm ra” kiến thức, kỹ năng đó, khôngrập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

- Dạy và học chú trọng phương pháp rèn luyện tự học: PP tích cực xemviệc rèn luyện phương pháp học tập cho sinh viên không chỉ là một biện phápnâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học Nếu rèn luyện chongười học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho

họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽđược nhân lên gấp bội Vì vậy ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt độngtrong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động, sanghọc tập chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông,không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướngdẫn của giáo viên

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Trong một lớphọc mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không đồng đều tuyệt đối thì khi

áp dụng PP tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hoá về cường độ, tiến độ hoànthành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi côngtác độc lập.Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phươngchâm“ Tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiềuhơn” Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợptác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới.Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sựhiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết cácnhiệm vụ học tập chung

- Kết hợp đánh giá của thầy và đánh giáo của trò: Trong dạy học việc đánhgiá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạtđộng dạy học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng vàđiều chỉnh hoạt động dạy học của thầy Trước đây, giáo viên giữ vai trò độcquyền, đánh giá học sinh Trong PP tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh

Trang 19

phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học Liên quan đến điềunày, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh tham gia đánh giá lẫnnhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần thiếtcho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.1.4.4 Đặc điểm của PPDH tích cực

- PPDH tích cực là hệ thống phương pháp trong đó phương pháp tự học làtrung tâm chỉ đạo, có tác dụng gắn bó các phương pháp khác thành một hệ thốngtoàn vẹn

- PPDH tích cực có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của ngườihọc Người học được đặt vào tình huống có vấn đề trong đó có mâu thuẫn nhậnthức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tức là trong trạng thái có nhu cầu bức thiếtmuốn giải quyết bằng được mâu thuẫn đó Qua việc giải quyết vấn đề, người họclĩnh hội kiến thức một cách tự giác và tích cực, trong đó có niềm vui của sựnhận thức sáng tạo

- PPDH tích cực có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học mà trong đó

tư duy độc lập sáng tạo vừa là phương tiện vừa là mục đích của quá trình dạyhọc

- PPDH tích cực có yêu cầu cao đối với người dạy và người học

- PPDH tích cực giúp học sinh nắm chắc kiến thức, nhớ lâu, đảm bảo sự cáthể hoá, tập trung vào người học

- PPDH tích cực có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều môn học, nhiều dạng bàihọc ở những mức độ khác nhau

1.4.5 Một số phương pháp dạy học tích cực, kĩ thuật dạy học tích cực ở Tiểuhọc

1.4.5.1 Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp hoạt động nhóm

Trang 20

Trong quá trình dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học, giáo viên

có thể sử dụng phối hợp các hình thức dạy học sau:

- Hình thức dạy học cả lớp: Hình thức dạy học này thường được sử dụngtrong quá trình dạy học hình thành kiến thức mới, giáo viên yêu cầu cả lớp cùngquan sát đồ dùng, cùng thực hiện các hoạt động mà giáo viên đề ra để cùng rút

ra các kết luận, quy tắc, công thức toán học của bài

- Hình thức dạy học theo nhóm: Để phát huy tính tích cực, chủ động, hợptác,… của học sinh, giáo viên chia học sinh thành các nhóm để thực hiện nhiệm

vụ mà giáo viên đưa ra Ví dụ: Trong bài“ nhiều hơn, ít hơn” với hoạt động làmquen với khái niệm nhiều hơn, ít hơn GV cho HS hoạt động nhóm đôi Một bạncầm nhóm mẫu vật là que tính, một bạn cầm nhóm mẫu vật là bút chì Hoạtđộng nhóm để so sánh số que tính và số bút chì

- Hình thức dạy học cá nhân: Kết quả dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ởTiểu học đòi hỏi mỗi các nhân phải nắm vững các tri thức toán đặc biệt là các kĩ

Trang 21

năng toán học, vì vậy hình thức dạy học theo các nhân là không thể thiếu được.Trong hình thức này, mỗi các nhân học sinh được tự mình thực hiện cácthao tác: tính toán, cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, vận dụng các qui tắc đổiđơn vị để tiến hành giải các bài toán.

Các hình thức này cần được vận dụng linh hoạt và đa dạng hóa trong mỗibài dạy; phù hợp với phương pháp dạy học toán đã lựa chọn Giáo viên khôngnên sử dụng đơn điệu một hình thức vì sẽ gây nhàm chán cho học sinh và

Đánh giá kết quả học tập thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học phảicăn cứ vào mục tiêu dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học Mụctiêu dạy học đã được cụ thể hóa thành chuẩn kiến thức và kĩ năng của mônToán ở phần dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên Chuẩn này đã được thửnghiệm trong quá trình thử nghiệm sách giáo khoa và bộ công cụ đánh giá kếtquả học tập thứ tự, so sánh số tự nhiên ở toán Tiểu học Vì vậy đánh giá kếtquả học tập thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học phải căn cứ vào chuẩn kiếnthức và kĩ năng của môn toán ở phần dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểuhọc

Kết luận chương 1

Trang 22

Thực tiễn dạy học đã cho thấy đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực

là một vấn đề vô cùng quan trọng trong công tác giáo dục Nó ảnh hưởng trựctếp đến chất lượng giáo dục, nhân cách người học, nó làm cho người học năngđộng trong học tập, sáng tạo, độc lập trong nhận thức, trong tư suy Vớigiáo

Trang 23

viên cần phải nhận thức đúng, chính xác cơ sở hình thành kiến thức cho họcsinh cũng như định hướng về đổi mới PPDH Trong thực tiễn muốn đổi mớiPPDH có hiệu quả thì cả người dạy và người học phải tích cực, chủ độngtrong mọi hoạt đông dạy và học Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, phương tiện dạyhọc cần phải phù hợp, sự ủng hộ của các cấp quản lý… cũng là nhân tố gópphần quan trọng mang lại hiểu quả trong qúa trình đổi mới PPDH hiện nay.

Trang 24

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC THỨ TỰ, SO SÁNH SỐ TỰ

NHIÊN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1 Khái quát dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học

2.1.1 Mục tiêu dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học

- Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về cách đọc các dấu, cách viết

kí hiệu các dấu

- Nắm được các khái niệm số liền sau, số liền trước và vận dụng lý thuyếtvào bài tập Các quan hệ đó được cụ thể hoá về mặt định lượng bằng các kháiniệm" thêm 1" và " bớt 1" Tiếp tục củng cố nhận thức về số liền trước, liềnsau ( số đứng sau, đứng trước) và cụ thể hoá sự sắp xếp các số tự nhiên thànhtia số Biết sử dụng ta số để so sánh 2 số, để cộng, trừ các số tự nhiên

- Biết đếm xuôi, đếm ngược một dãy số

- Nhận biết được các số tự nhiên được xếp theo thứ tự( lớn dần hoặc

bé dần)

2.1.2 Nội dung dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu học

Chương trình dạy học thứ tự, so sánh số tự nhiên ở Tiểu

Trang 25

7 77 9

3 21 0

2) Bài 3 trang 178, Toán 1

38 - 23 1578 60 + 19

+ Sắp xếp thứ tự các số của một dãy số đơn giản trong vòng số 10, vòng số

20, trong vòng số 100 Theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc theo thứ tự từ lớn đến

Trang 26

2) Bài 4 trang 104, Toán 1

Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số:

+ So sánh các số trong một dãy số, tm ra số lớn nhất, số bé nhất trong cácvòng số: vòng số 10, vòng số 20 và vòng số 100

Ví dụ: Bài 2 trang 181, Toán 1

Khoanh tròn vào số lớn nhất:

34, 69, 28, 99, 18Khoanh tròn vào số bé nhất:

19, 48, 23, 78, 10+ Số liền sau, số liền trước của một số tự nhiên Số 0 không có số liềntrước Ứng dụng gọi tên ngày trong một tuần( theo thứ tự : chủ nhật, thứ hai,thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy)

Ví dụ: Bài 1 trang 180, Toán 1

a) Viết số liền sau của các số sau:

35, 42, 70, 100, 1

b) Viết số liền trước của các số sau:

9, 37, 62, 99,11

Trang 27

Trang 29

2) Bài 3 trang 121, Toán 3

Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn

;b) Theo thứ tự từ lớn đến

Trang 30

+ Hàng và lớp: theo thứ tự từ bé đến lớn là hàng đơn vị, hàng chục, hàngtrăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn, hàng triệu, hàngchục triệu, hàng trăm triệu; lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu.

Trang 32

Với cách tiếp cận dạy học hướng vào người học, người học là trung tâmcủa quá trình dạy học, PPDH tch cực là cách thức tương tác giữa người dạy vàngười học nhằm tch cực hoá hoạt động của người học, tạo ra sự thay đổi trongnhận thức, thái độ, kỹ năng và cách đánh giá của người học, có nhiều cách tiếpcận về phương pháp dạy học Sau đây là những hướng tiếp cận chủ yếu về cácloại hình của PP dạy – học tích cực.

* Các PPDH tch cực được sử dụng :

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phương pháp thảo luận

ra các ý tưởng mới, mà các ý tưởng này sẽ không có được trong những điềukiện, môi trường bình thường; phát huy tối đa khả năng tư duy sáng tạo ở conngười nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể Vì vậy, động não khuyến khích cácthành viên đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt trong một khoảng thời gian nhấtđịnh

Trang 33

* Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm:

Trang 34

+ Động não có thể giúp rèn luyện và phát huy khả năng sáng tạo, năng động trong tư duy; khắc phục tính ỳ trong tâm lý con người.

+ Động não được dùng trong các trường hợp cần những ý tưởng mới nhưng

hạn chế về thời gian Thu thập được nhiều ý tưởng trong thời gian ngắn

+ Tạo ra cơ hội tốt để cấc thành viên thể hiện ý tưởng, quan điểm của mình

+ Các đề xuất, nhận xét, ý tưởng được đưa ra từ nhiều quan điểm, cách tiếp cận khác nhau

+ Phát triển, rèn luyện cho học sinh tính bền bỉ, kiên trì

+ Phát triển năng lực và khả năng giải quyết vấn đề phức hợp, và khả năng

Trang 35

Bước 3: Khởi động động não.

Trang 36

Bước 4: Tiến hành động não Đây là phần chính của hoạt động động não.Thời gian dành cho phần này tuỳ thuộc vào mức độ khó của vấn đề, từ 20đến

25 phút

Bước 5: Xử lý ý tưởng Thư ký có nhiệm vụ tổng kết các ý tưởng để phânloại Các ý tưởng có nội dung gần nhau có thể kết hợp với nhau để tạo thành ýtưởng hoàn chỉnh

Bước 6: Trình bày kết qủa và tổng kết

2.2.1.2 Phương pháp thảo luận nhóm

có thể áp dụng cho mọi đối tượng người học

* Ưu và nhược điểm

- Ưu điểm

+ Giúp người học mở rộng, đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sởnhìn nhận vấn đề một cách có suy nghĩ, phân tích chúng có lý lẽ, có dẫn chứngminh hoạ, phát triển được óc tư duy khoa học

+ Giúp người học phát triển các kỹ năng giao tiếp, diễn đạt ý tưởng, phêbình, đánh giá ý tưởng, thuyết phục người khác

Trang 37

+ Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của người dạy sẽ tạo ra mốiquan hệ đa phương, giúp người dạy thu nhân thông tin, phản hồi thông tin kịpthời, đúng lúc về quá trình học tập của người học.

+ Không yêu cầu phải sử dụng các thiết bị phương tiện dạy học hiện đại

Trang 38

+ Phát huy tính tích cực hoạt động của người học

- Nhược điểm

+ Mất nhiều thời gian để chuẩn bị và tến hành cuộc thảo luận Vì vậy,người dạy cần phải cân nhắc giữa việc đảm bảo mục têu bài học với thời gianquy định

+ Nếu lớp đông và được chia thành nhiều nhóm nhỏ thì người dạy sẽ vất vảtrong việc bao quát toàn bộ lớp học

+ Sẽ có nhiều yếu tố gây nhiễu và làm mất thời gian trong quá trình thảoluận Chẳng hạn tiếng ồn của các nhóm sẽ ảnh hưởng đến các nhóm xungquanh, các thành viên quá tập trung vào một vài vấn đề thú vị…

+ Sẽ có một vài thành viên quá tích cực hoặc quá thụ động trong việc thamgia thảo luận

* Quy trình thảo luận

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Chia nhóm và phân công trách nhiệm

Bước 3: Tiến hành thảo luận

Bước 4: Trình bày kết quả thảo luận của các nhóm

Bước 5: Tổng kết thảo luận

2.2.1.3 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó giáo viên tạo ranhững tnh huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác,tch cực, chủ động, sáng tạo đề giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh trithức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác Đặc trưngcủa PPDH này là “Tình huống gợi vấn đề”- một tnh huống gợi ra cho học

Trang 39

sinh những khó khăn về lí luận hay thực hành mà các em thấy cần có khả năngvượt

Ngày đăng: 06/01/2020, 17:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TSKH Nguyễn Bá Kim- Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Nhà XB: Nhà XuấtBản Đại Học Sư Phạm 2006
2. Phạm Minh Hạc (1989), Giáo trình tâm lí học tập I, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học tập I
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà Xuất Bản GiáoDục
Năm: 1989
3. Phạm Minh Hạc (1989), Giáo trình tâm lí học tập II, Nhà Xuất Bản Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lí học tập II
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà Xuất Bản GiáoDục
Năm: 1989
4. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 1, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán lớp 1
Nhà XB: Nhà Xuất BảnGiáo Dục năm 2012
5. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 2, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán lớp 2
Nhà XB: Nhà Xuất BảnGiáo Dục năm 2012
5. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 3, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán lớp 3
Nhà XB: Nhà Xuất BảnGiáo Dục năm 2012
6. Đỗ Đình Hoan (chủ biên), Sách giáo khoa Toán lớp 4, Nhà Xuất Bản Giáo Dục năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách giáo khoa Toán lớp 4
Nhà XB: Nhà Xuất Bản GiáoDục năm 2012
7. Vũ Dương Thụy – Đỗ Trung Hiệu, Các phương pháp giải Toán ở Tiểu học, Nhà Xuất Bản Giáo Dục 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp giải Toán ở Tiểu học
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo Dục 1999
8. Trần Diên Hiển, Giáo trình Lý thuyết số, Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết số
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạmnăm 2003
9. Trần Diên Hiển (chủ biên), Các Tập Hợp Số, Nhà Xuất Bản Giáo dục – Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Tập Hợp Số
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo dục –Nhà Xuất Bản Đại Học Sư Phạm năm 2003

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w