ngữ của điện ảnh lần lượt được “chuyển thể” vào tác phẩm văn học tạo nên mộtdiện mạo mới lạ, đầy sức sống cho một thể loại mới - kịch bản điện ảnh.Tuy nhiên từ văn học sang điện ảnh là m
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ LÝ
CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
(Từ ba tác phẩm văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác
phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
TS: Nguyễn Thị Kiều Anh
HÀ NỘI, 2017
Trang 2Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Lý
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS Nguyễn ThịKiều Anh Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứunào đã công bố Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Lý
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích và ý nghĩa đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Bố cục khóa luận 5
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH 6
1.1 Văn học 6
1.1.1 Thuật ngữ văn học 6
1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ văn học 7
1.2 Điện ảnh 11
1.2.1 Thuật ngữ điện ảnh 11
1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh 13
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh 19
1.3.1 Văn học và điện ảnh - người bạn song hành 19
1.3.2 Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh 21
1.4 Phim chuyển thể trong lịch sử điện ảnh Việt Nam 24
1.5 Giới thiệu về tác phẩm văn học và tác phẩm điệm ảnh 26
1.5.1 Bộ ba tác phẩm “ Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của Nhà văn Nam Cao 26
1.5.2 Phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy” 29
Trang 5CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH ……… 32 2.1 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ cốt truyện 32 2.2 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ kết cấu 38 2.3 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ nhân vật 40 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 61 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Nghệ thuật là sản phẩm kì diệu, vĩ đại của trí tuệ và tâm hồn nhân loại.Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật ngày càng thỏa mãn nhữngyêu cầu đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con người đồng thời khẳngđịnh tính độc lập của nó tước thực tiễn Sở dĩ, nghệ thuật cần thiết bởi vì chínhtrong nghệ thuật, con người đã tìm thấy sự biểu hiện cao nhất và đầy đủ nhấtnhững khả năng nhiều mặt của mình Đó là văn học, âm nhạc, hội họa, điêukhắc, kiến trúc… và sau này là sân khấu điện ảnh
Các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ qua lại, tác động và thâmnhập lẫn nhau Một khuynh hướng văn nghệ có thể phát triển và lây lan trongnhiều ngành nghệ thuật như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa
ấn tượng, chủ nghĩa hiện sinh… trong đó mối quan hệ giữa văn học và điện ảnhtrong gia đình nghệ thuật được coi là một trong những “duyên phận” kỳ diệu vàđáng chú ý nhất Văn học đã trở thành một nguồn rất quan trọng cho sự pháttriển của điện ảnh Rất nhiều các tác phẩm điện ảnh kinh điển trên thế giới và cả
ở Việt Nam đã được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng Điện ảnh đãbiết khai thác mảnh đất màu mỡ của văn học để làm cái nôi cho sự phát triển củamình
Đến nay điện ảnh đã ra đời hơn một thế kỷ So với các loại hình nghệthuật khác như văn học, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, kiến trúc… thì đây là mộtngành nghệ thuật trẻ tuổi nhất Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng điện ảnh đãđạt được vô vàn những thành tựu tuyệt vời Đó là do điện ảnh không chỉ dựa vào
sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, mà còn thừa hưởng tinh hoa của tất cả cácloại hình nghệ thuật có trước Bên cạnh đó, điện ảnh còn tác động ngược trở lạivào các ngành nghệ thuật, đặc biệt là văn học, và khai sinh ra một lĩnh vực hoạtđộng mới trong đời sống văn học là sáng tác truyện phim, các thủ pháp, ngôn
Trang 7ngữ của điện ảnh lần lượt được “chuyển thể” vào tác phẩm văn học tạo nên mộtdiện mạo mới lạ, đầy sức sống cho một thể loại mới - kịch bản điện ảnh.
Tuy nhiên từ văn học sang điện ảnh là một con đường khó khăn và đầy tháchthức đối với những người đam mê nghệ thuật Vậy tác phẩm văn học đượcchuyển thể sang phim điện ảnh nó đã khai thác và chuyển hóa những gì? Nóbiến đổi ra sao và có bảo toàn được tính văn học nữa không? Lựa chọn đề tàinghiên cứu: “Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ tác
phẩm văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ
Đại ngày ấy)” chúng tôi mong tìm hiểu và lí giải được phần nào mối quan hệ đa
chiều, phức tạp đó
2 Lịch sử vấn đề
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh hiện nay được rất nhiều nhà nghiêncứu quan tâm Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy vấn đề này được đề cập đếntrong một số cuốn sách của các nhà phê bình, nghiên cứu điện ảnh của Liên Xô
như Văn học với điện ảnh của Vai-Sphen, M.Rôm, I.Khayphitxo, E.Gaborilotritru; Tiết kiệm vàng màn ảnh của X.Preilich… Các cuốn sách này
đã phân tích một số khía cạnh về đặc trưng ngôn ngữ văn học và điện ảnh,phương pháp biểu hiện của truyện phim, thành phần văn xuôi trong phim
Vấn đề này còn được bàn đến trong một số bài báo như sau:
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6/1999, Phạm
Trang 8- Luận văn Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh
(từ góc nhìn tự sự) của TS Đỗ Thị Ngọc Diệp).
Các bài báo, luận văn, khóa luận chủ yếu chỉ ra những nét khái quát vềmối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, đặc biệt là vai trò của văn học vớiđiện ảnh Và có phân tích ít nhiều đến sự chuyển thể từ tác phẩm văn họcsang phim điện ảnh
Vì vậy để có được một cái nhìn tương đối đầy đủ về sự chuyển thể từtác phẩm văn học sang phim điện ảnh là một điều tương đối khó khăn đốivới chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này
Mặt khác, “Làng Vũ Đại ngày ấy” là sự kết hợp bộ ba tác phẩm “Chí
Phèo - Lão Hạc - Sống Mòn” của nhà văn Nam Cao, được tác giả kịch
bản Đoàn Lê và đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể thành phim điệnảnh công chiếu vào năm 1982 và qua khảo sát của chúng tôi nhận thấychưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện Hiệnmới chỉ có những bài viết đăng trên các báo, tạp chí giới thiệu vài nét vềsáng tác văn phong của tác phẩm cũng như suy nghĩ, cảm nhận của ngườixem về bộ phim Lịch sử vấn đề như vậy quả thực là một thử thách đốivới chúng tôi
3 Mục đích và ý nghĩa đề tài
Từ việc phân tích đặc điểm của văn học và điện ảnh cũng như mối quan
hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn xem xét và tìm hiểu
sự biến thể của văn học khi đi vào môi trường điện ảnh thông qua việc
chuyển thể bộ ba tác phẩm “Chí Phèo- Lão Hạc-Sống mòn” của nhà văn Nam Cao sang tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” của tác giả
kịch bản Đoàn Lê và đạo diễn Phạm Văn Khoa Qua đó chỉ ra những điểmtương đồng và khác biệt của tác phẩm văn học với phim điện ảnh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 94.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ tác phẩm
văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ
Đại ngày ấy)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Truyện ngắn “Chí Phèo”
Truyện ngắn “Lão Hạc”
Tiểu thuyết “Sống mòn”
Tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy”
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm, mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh
Tìm hiểu bộ ba tác phẩm “Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của nhà văn
Nam Cao
Tìm hiểu về phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm
Văn Khoa
So sánh hai thể loại để thấy sự tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn
học và phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy”.
6 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm vănhọc và phim điện ảnh chúng tôi đã lựa chọn và kết hợp các phương pháp,thao tác nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp phân loại và thống kê
- Phương pháp khảo sát - so sánh
- Phương pháp mô tả
Trang 107 Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của khóa luận được triển khaithành 2 chương:
Chương 1: Khái lược về văn học và điện ảnh
Chương 2: Sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh
Trang 11NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
“Tìm hiểu đặc thù của nghệ thuật không có nghĩa là tìm ra đường biên ranhgiới giữa nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác mà chủ yếu chỉ ra nhữngthuộc tính cơ bản, loại biệt của nghệ thuật” [14; 13] Văn học và điện ảnh là hailoại hình nghệ thuật độc lập, tồn tại song song và tương trợ lẫn nhau
1.1 Văn học
1.1.1 Thuật ngữ văn học
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó là một “sản phẩm thẩm mỹ độcđáo nảy sinh trong quá trình sáng tạo theo quy luật cái đẹp” [15; 13] Nhà triếthọc Hy Lạp cổ đại Aritxtot đã chú ý đến đặc trưng nổi bật của nghệ thuật là sự
“mô phỏng tự nhiên”, bao hàm việc tái hiện cuộc sống bằng hình tượng Nhưngmỗi loại hình nghệ thuật có cách “mô phỏng tự nhiên khác nhau”, nó được quyđịnh bởi chất liệu của loại hình
Nếu chất liệu của hội hoạ là màu sắc và đường nét, của âm nhạc là tiết tấu và
âm thành, của vũ đạo là hình thể và động tác… đều tồn tại dưới trạng thái vậtchất thì chất liệu của văn học là ngôn từ “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” [1;377], hay văn học là “loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” [8; 275]
Như vậy văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để phản ánh đời sống xã hội vàthể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người Chất liệu của văn học hoàntoàn do con người tạo ra Đó là ngôn ngữ, hay nói cách khác là ngôn từ Những
từ ấy tồn tại một cách khách quan trong đời sống hàng ngày Letssing đã phânbiệt chính xác khi cho rằng hội hoạ sử dụng “các vật thể và màu sắc tồn tại trongkhông gian làm phương tiện và ký hiệu, còn thơ ca thì sử dụng âm thanh phát ra
từ tiếng lần lượt trong không gian” Bởi vậy, nếu chúng ta không biết thứ ngôn
Trang 12ngữ viết trong tác phẩm văn học thì chúng ta sẽ không thể nào hiểu được nộidung của nó.
Văn học là sự phản ánh của đời sống nên văn học lấy con người làm đốitượng nhận thức trung tâm Văn học nhận thức con người trong tính tổng hợp,toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của
nó trên các phương diện thẩm mỹ Trong các tác phẩm văn học, nhà văn khôngchỉ đưa ra những nhận thức khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, ước
mơ, khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống Do đó “nội dung củavăn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và phương diệnkhách quan” [9; 276] Đối tượng và nội dung đặc thù đòi hỏi văn học phải cóphương thức chiếm lĩnh và biểu đạt riêng, đó là hình tượng nghệ thuật
Tóm lại, văn học là nghệ thuật ngôn từ, thứ nghệ thuật có những hình tượngkhông trực tiếp trông thấy, nghe thấy được mà chỉ hiện lên trong trí tưởng tượngcủa chúng ta Với tất cả những khả năng kỳ diệu của mình, ngôn từ đã đem lạicho văn học những đặc trưng độc đáo, giúp khu biệt văn học với các loại hìnhnghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác
1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ văn học
1.1.2.1 Tính “phi vật thể” của hình tượng ngôn từ
Do lấy ngôn từ làm chất liệu nên văn học gắn với kiểu hình tượng “phi vậtthể”, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người Để xâydựng được hình tượng nghệ thuật đặc biệt như vậy vì các từ, hay nói đúng hơn là
sự kết hợp của các từ có khả năng chỉ ra hoặc làm cho người đọc nhớ đến bất kỳmột sự vật, hiện tượng nào trong giới tự nhiên, xã hội và ý thức con người
Văn học khác với các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ các hình tượng của nókhông được cảm thụ trực tiếp bằng các giác quan: Thị giác, thính giác… Chúng
ta có thể trực tiếp nhìn thấy bức tranh Người đàn bà xa lạ, nghe điệu nhạc Sông
Danube xanh, tận mắt thấy điệu múa Champa… nhưng với các tác phẩm văn
học thì không thể, bởi ngôn ngữ - chất liệu đặc thù của nó - không phải là vật
Trang 13chất hay vật thể, đó chỉ là những ký hiệu của nó mà thôi Khi đọc hoặc nghe mộttác phẩm văn học, chúng ta không nhìn thấy trực quan cái mà nhà văn mô tả,nhưng nhờ vào sức mạnh của trí tưởng tượng mà dường như chúng ta tái tạo lạiđược các hình tượng, biểu tượng mà văn bản chỉ ra
Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữuhình mà còn tái tạo được cả những cái vô hình, những cái mỏng manh, mơ hồnhất mà các loại hình nghệ thuật khác phải bất lực Nhà thơ Đoàn Phú Tứ đãtừng tái hiện sinh động màu sắc và hương vị của thời gian qua tâm trạng hoàiniệm:
“Màu thời gian không xanh Màu thời gian tím ngát Hương thời gian không nồngHương thời gian thanh thanh”
(Màu thời gian)
Dưới tác động “ma thuật” của nghệ thuật ngôn từ, đắm mình vào thế giới củacác biểu tượng biến hoá khôn lường mà văn bản ghi lại, người đọc đã trở thànhngười đồng sáng tạo với nhà văn trong quá trình tham gia xây dựng nên các hìnhtượng nghệ thuật
Như vậy tính “phi vật thể” của hình tượng nghệ thuật là một đặc tính nổi bậtkhác biệt giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác Nhờ có đặc tính này
mà các nhà văn không chỉ miêu tả được hiện thực đa dạng, muôn màu của cuộcsống mà còn có thể đi sâu vào thế giới bên trong của hiện thực, mở ra chân trờitưởng tượng của thế giới nội tâm phong phú của con người
1.1.2.2 Khả năng miêu tả, thâm nhập vào đời sống tâm lý, tình cảm của con người
Khách thể của văn học là “vương quốc bất tận của tinh thần” Chính ngôn
từ, cái vỏ của tư duy, đã giúp văn học khám phá, đi sâu vào “vương quốc bất
Trang 14tận” đó với những suy tư phức tạp, những rung động tế vi của lòng người: “Mớiđọc được mươi dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được,người ta coi thường chị đến thế ư? Nhưng khi gập lá thư lại thì một cảm giác êmđềm cứ lan nhanh ra như mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vìnắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ dào dạt không thể nén lại nổi khiến người chịngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại như đã mọng đầynước chỉ định trào ra” Đó là tâm trạng của nhân vật Đào - một người phụ nữnhan sắc kém mặn mà, bất hạnh trong cuộc sống - khi nhận được lá thư của ông
Trung đội trưởng già phụ trách lò gạch trong truyện ngắn Mùa lạc của nhà văn
Nguyễn Khải Có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào có thể lột tả được hếtnhững cảm giác vô hình ấy trong lòng người như văn học Âm nhạc trữ tình cốnhiên cũng đi sâu vào lòng người nhưng là trên những cảm xúc và rung động ítnhiều trừu tượng Chỉ cần một xúc cảm, một tâm trạng, một suy nghĩ của conngười trước cuộc sống cũng đủ để nhà văn có thể tạo nên những bức tranh sinhđộng, cụ thể về hiện thực
Đây cũng chính là một thế mạnh của văn học với tư cách là một loại hìnhnghệ thuật bằng ngôn từ, và cũng là lãnh địa “thử bút” của các nhà văn, nhà thơ,giúp họ làm nên tên tuổi
1.1.2.3 Khả năng chiếm lĩnh và xử lý không gian, thời gian.
Mỗi loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian,thời gian của nó một cách khác nhau Chẳng hạn hội hoạ và điêu khắc miêu tảcác sự vật một cách tĩnh tại, chớp lấy một khoảnh khắc nhất định của đối tượng
và biểu hiện nó trong tương quan về không gian Nhưng văn học thì trái lại, chủyếu tái hiện các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, hoạt động sống củacon người gắn liền với những cảm thụ, suy nghĩ, ý định, hành vi sự kiện…
“Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học mang tính cực đại về không gian, cực lâu
và cực nhanh về thời gian” [6; 191] Văn học có khả năng to lớn trong việc miêu
tả đối tượng trong tính vận động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác
Trang 15Ngay cả trong việc mô tả không gian nghệ thuật, văn học cũng lại có những ưuthế riêng so với điêu khắc, hội hoạ Vận dụng những từ ngữ để chỉ ra các sự vật,nhà văn có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức tranh khác một cáchnhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền không giankhác nhau
Trong thơ Huy Cận thì ta lại bắt gặp không gian ba chiều :
“Nắng xuống, trời lên, sâu chót vótSông dài, trời rộng, bến cô liêu”
(Tràng Giang)
Các biểu tượng không gian trong văn học không chỉ là hình ảnh của khônggian vật lý mà nó còn là sự hiện diện của không gian tâm tưởng mang ý nghĩakhái quát
Qua những không gian ấy, con người có được một hình thức biểu hiện tưtưởng - thẩm mỹ, tình cảm, cảm xúc, một phương thức chiếm lĩnh hiện thực đờisống một cách đặc thù “Các nghệ sĩ ngôn từ không những gần gũi với các biểutượng thời gian mà còn gần gũi với các biểu tượng không gian, mặc dù trongvăn học rõ ràng là cái thứ nhất chiếm ưu thế” [6; 83]
Như vậy, việc sử dụng ngôn từ làm chất liệu, văn học đã xây dựng được cáchình tượng nghệ thuật “phi vật thể” đầy sống động mà người đọc có thể cảmnhận bằng mọi giác quan
Trang 161.2 Điện ảnh
1.2.1 Thuật ngữ điện ảnh
Tính đến nay, năm 2016, nghệ thuật điện ảnh đã có 220 năm tuổi Sự ra đờicủa điện ảnh đã làm cho nghệ thuật biến động và khởi sắc, nó tác động to lớnđến đời sống tinh thần của nhân loại Người ta không khỏi bất ngờ trước diệnmạo mới mẻ và trẻ trung của nó Nhưng điện ảnh là gì thì vẫn chưa có một kháiniệm cụ thể
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, điện ảnh đã được định nghĩa là “1 - Kỹ
thuật thu vào phim những hình cử động liên tục và chiếu lại trên màn ảnh 2 Ngành nghệ thuật dùng kỹ thuật để thu phát kịch bản được dàn dựng, đạo diễn
-công phu” [12; 634] Còn cuốn Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng thì
đưa ra cách hiểu về điện ảnh là “nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng những hìnhảnh hoạt động liên tục, thu vào phim (nhựa, video) để chiếu các cử động lênmàn ảnh” [4; 905] Những nhà nghệ sĩ thì tuỳ theo cảm quan của mình mà đưa
ra những ý kiến khác nhau: “điện ảnh là âm nhạc của ánh sáng”, “là nghệ thuậtcủa sự biến đổi”, “là hình ảnh chuyển động”, “là con đẻ của khoa học kỹthuật”… Tuy nhiên những nhận xét đó chưa phải là toàn bộ nội hàm của thuậtngữ điện ảnh Song hiện nay quan niệm phổ biến nhất cho rằng điện ảnh có 8thuộc tính cơ bản: điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, có tính chất quần chúng,tính dân tộc và tính quốc tế, tính giải trí, tính kinh tế thương mại và mang giá trị
tư tưởng nhân sinh sâu sắc Điện ảnh là con đẻ của khoa học kỹ thuật - côngnghệ và nằm trong cấu trúc văn hoá, truyền thông đại chúng” [5; 16]
Điện ảnh là một ngành nghệ thuật tổng hợp bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất là điện ảnh đã tiếp nhận ở văn học đề tài, cốt truyện, tư tưởng, lờithoại và các thủ pháp nghệ thuật Trong lịch sử điện ảnh thế giới cũng như Việt
Trang 17Nam, việc các thể loại điện ảnh, đặc biệt là phim truyện luôn kế thừa ý tưởng,
cốt truyện… của các tác phẩm văn học là một điều hết sức phổ biến như: Chị Tư
Hậu (năm 1964), Nổi gió (năm 1966), Cánh đồng hoang (năm 1979), Mẹ vắng nhà (năm 1979)
Điện ảnh còn tiếp nhận ở hội hoạ và các loại hình nghệ thuật khác như điêukhắc, kiến trúc… để tạo ra những thành tố cho một bộ phim Mỗi hình phimgiống như một tác phẩm hội hoạ mà ở đó dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn, sựbài trí của người hoạ sĩ, cách đặt máy quay của người quay phim, điệu bộ diễnxuất của diễn viên hay một cảnh thiên nhiên tĩnh lặng… đều là một tác phẩm hộihoạ có bố cục hoàn chỉnh về màu sắc, có tiền cảnh, hậu cảnh… có chủ điểm ýtưởng mà những người làm phim muốn gửi đến người xem
Điện ảnh đưa âm nhạc tham gia vào bộ phim không chỉ để phụ hoạ làm nền
mà còn làm tăng tính chất trữ tình và thi vị cho bộ phim Ca khúc Hoa sữa ngọt
ngào trong bộ phim Hà Nội - Mùa chim làm tổ, ca khúc da diết buồn Chị tôi
trong phim truyền hình nhiều tập Người Hà Nội.
Những gì mà điện ảnh tiếp nhận ở những loại hình nghệ thuật khác, nhữngthông điệp bằng lời, bằng âm nhạc, bằng hình ảnh… đã tạo nên tính tổng hợpcủa nghệ thuật điện ảnh Bởi vậy, nói về điện ảnh, các nhà nghiên cứu đã phảikhẳng định rằng: “Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, mang đến cho hàngtriệu người xem ngôn từ của nhà văn, tranh của hoạ sĩ, diễn xuất của diễn viên,giai điệu của nhạc sĩ… Đây là nghệ thuật liên kết hội hoạ và kiến trúc, âm nhạc
và văn học Phim có âm thanh và màu sắc, khổ rộng và lập thể - Đây quả thực làmột nghệ thuật tổng hợp” [4; 17] Với tính tổng hợp về ngôn ngữ biểu hiện nhưvậy, điện ảnh có thể phản ánh đời sống một cách phong phú, hiện thực hơn tất cảcác nghệ thuật khác, đồng thời cũng “phi hiện thực”, “siêu hiện thực” hơn tất cả.Điện ảnh là nghệ thuật chân tình nhất, chủ quan nhất, cảm động nhất, thấm sâunhất, tác động mạnh mẽ nhất vào giác quan của người xem Điện ảnh đã mởđường cho việc nhận thức bằng nghệ thuật những chân trời rộng lớn
Trang 18Điện ảnh là một loại hình độc lập, tính chất độc lập của nó không kém gì sovới các loại hình nghệ thuật khác Nó chỉ sử dụng một cách sáng tạo kinhnghiệm phong phú của quá trình phát triển nghệ thuật trước kia chứ không phải
là sự “liên kết” các loại hình nghệ thuật khác nhau thành một con số cộng
Và với tư cách là một nghệ thuật thì có lẽ không có một nghệ thuật nào lại cótính quần chúng, phổ cập to lớn như điện ảnh
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, mỗi tác phẩm điện ảnh của một quốcgia đều mang một dấu ấn dân tộc - quốc tế nhất định và có tính chất giải trí rõnét Cùng với truyền hình và báo viết, báo Điện tử trên mạng… điện ảnh cũngnằm trong cấu trúc văn hoá và truyền thông đại chúng
Nói đến nghệ thuật người ta thường chỉ nghĩ đến việc sáng tạo cái đẹp Nhưngnghệ thuật điện ảnh không chỉ mang những vẻ đẹp của một loại hình nghệ thuậtthời thượng bậc nhất mà nó còn có tính kinh tế thương mại cao Điện ảnh vừa lànghệ thuật đồng thời cũng vừa là một ngành công nghiệp: công nghiệp điện ảnh
1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh
Điện ảnh là một loại hình tổng hợp nên ngôn ngữ của nó cũng là ngôn ngữ tổnghợp, bao gồm ngôn ngữ của thị giác, thính giác và sự ráp nối chúng - montage
Trang 19Từ vai trò to lớn của hình ảnh, người ta đã đưa ra một nhận định về điện ảnhlà: “một nghệ thuật của những hình ảnh chuyển động” Giăng ÉpStanh đã đúngkhi ông viết rằng: “sự chuyển động đã thực sự tạo nên đặc điểm đầu tiên củahình ảnh trên màn ảnh” Trong một ý nghĩa nhất định, một cuốn phim là mộtloạt ảnh chụp nối tiếp nhau, dĩ nhiên là những ảnh “hoạt động” được ghi lại trênmột cuộn phim liên tục… Nếu đem tách những hình ảnh đó ra khỏi bộ phim thì
ở một mức độ nào đó đều trở thành vô nghĩa Việc truyền đạt sự chuyển động,
đó chính là ý nghĩa tồn tại của điện ảnh, là đặc tính chủ yếu, biểu hiện cơ bản vềbản chất của nó
Đặc trưng của điện ảnh đòi hỏi phải làm thế nào cho các hình ảnh, bối cảnhtrên màn ảnh phải thật sự hiện thực và tạo ra tính chân thực cho hành động Bởivậy, mọi hình ảnh xuất hiện trên màn ảnh đều thông qua dàn cảnh Dàn cảnh làmột phần việc của làm phim giống như nghệ thuật sân khấu: xếp đặt, ánh sáng,phục trang và hành vi nhân vật Trong sự kiểm soát của dàn cảnh, người đạodiễn đưa ra tiêu điểm cho máy quay Bất kỳ loại phim nào mà chúng ta xem đều
sử dụng dàn cảnh Dàn cảnh cho phép những vật thể có khả năng diễn đạt cảmxúc và suy nghĩ, đồng thời cũng tích cực hoá chúng để tạo ra các khuôn mẫukhác nhau Toàn bộ thiết kế cảnh có thể xếp đặt làm thế nào để chúng ta hiểuđược diễn biến của câu chuyện
Trang phục hay phục trang thường phối hợp với việc dựng cảnh Nó nhưmột bộ phận cấu thành của một phong cách dàn dựng nhất định của một bộphim Phục trang hiện trên nền những bối cảnh khác nhau, nhằm nhấn mạnhnhững động tác và tư thế của các nhân vật, phù hợp với những gì mà họ thể hiện.Phục trang trong điện ảnh cần phải hết sức chân thực và thật sự điển hình Nólàm nổi bật lên tính cách và sự nhận thức, trạng thái xã hội của nhân vật Phụctrang cũng có thể tạo ra những ấn tượng tâm lý đối với người xem và nó có thểđóng vai trò thúc đẩy, tạo dựng nhân quả trong cách kể chuyện
Trang 20Ánh sáng, trang phục, màu sắc… có một vị trí quan trọng như vậy nhưng diễnxuất của diễn viên còn có vai trò to lớn hơn: “Dù không sử dụng cảnh dựng sẵn,nhờ diễn xuất của các diễn viên, điện ảnh vẫn cứ là một nghệ thuật”, “điện ảnhvẫn không thể thực sự phát triển thành một nghệ thuật phong phú và vĩ đạiđược nếu không có sự tham gia của diễn viên” [14; 175] Sự cần thiết đó là donhững
người xây dựng phim không thể nào quay được một khối lượng lớn lao cáccảnh phim trong cuộc sống thực để dựng thành tác phẩm Và nếu thiếu sựtham gia của các diễn viên vị tất đã có thể quay được những bộ phim nhằmmục đích phát hiện một cách toàn diện thế giới nội tâm của từng người vànhững số phận riêng, phức tạp của họ
Trong một bộ phim, diễn xuất của diễn viên cùng với thủ pháp biểu hiện củamàn ảnh tạo nên hình tượng nhân vật Hình dáng nhân vật được phác hoạ từnhững ấn tượng đầu tiên mà người diễn viên mang lại cho khán giả: trang phục,đầu tóc, khuôn mặt, dáng người Tính cách nhân vật được khai thác chủ yếuqua diễn xuất của diễn viên, bao gồm từ sự biểu cảm của ánh mắt, nét mặt,động tác và lời nói… Đó là những yếu tố thuộc về thị giác và thính giác Mộttác phẩm
điện ảnh thành công thì người ta không thể không nhắc đến vai trò củadiễn viên
Sự kết hợp các khung cảnh, trang phục, ánh sáng, diễn xuất trong việc dàncảnh đã đưa lên hình ảnh các yếu tố vật chất, tạo nên cấu trúc của hình ảnhđiện ảnh, còn công tác tạo hình sẽ kiểm soát chất lượng nghệ thuật của cảnhphim Tạo hình điện ảnh trước hết là dựng khuôn hình cho hình ảnh Trongnghệ thuật
điện ảnh, khuôn hình đóng vai trò quan trọng vì nó giúp người ta xác định đượchình ảnh Khuôn hình không chỉ cho chúng ta thấy không gian bên ngoài cảnh
Trang 22chúng ta cảm giác đang ở xa hay ở gần nơi diễn ra tình tiết trong phim Cự lykhuôn hình khác nhau sẽ tạo nên các cỡ cảnh khác nhau là: toàn cảnh,trung cảnh, cận cảnh, tiền cảnh, hậu cảnh.
Như vậy, “Khuôn hình không chỉ có chức năng miêu tả đơn thuần mà còntăng cường, hỗ trợ cho kể chuyện, tạo ra nhiều kiểu kể chuyện phim.” [5; 25].Khuôn hình sẽ cho ta thấy đó là cảnh quay mang tính khách quan hay chủ quancủa nhân vật, từ đó sẽ quyết định kiểu kể chuyện của hình ảnh là ống kính kểchuyện hay nhân vật kể chuyện
Tốc độ quay mà ta thấy trên màn hình phụ thuộc vào mối quan hệ của tỷ
lệ giữa phim quay và phim chiếu Cả hai tỷ lệ đều được tính trên khuôn hìnhbằng giây Để nắm bắt được các hiệu quả biểu cảm, nhà làm phim có thể thayđổi vận tốc của chuyển động trong khi quay phim Thường thì sự thay đổivận tốc sẽ giúp tạo nên các hiệu quả xúc cảm đặc biệt
Tóm lại, hình ảnh chính là thứ ngôn ngữ đầu tiên và tác động trực tiếp vàothị giác của chúng ta khi xem một tác phẩm điện ảnh Hình ảnh đó được tạonên bởi nhiều yếu tố: ánh sáng, màu sắc, phục trang, diễn xuất, khuôn hình…
và phải đảm bảo tính chân thực và sống động Xét về hình thức điện ảnh khôngphải là cái gì mới hơn “hình ảnh hoạt động” Hình ảnh chính là phương tiện đặcthù để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật điện ảnh
1.2.2.2 Ngôn ngữ thính giác
Việc đưa âm thanh lên màn ảnh đã tạo một bước đột phá cho ngành điệnảnh, mở rộng khả năng miêu tả và đem lại cảm giác hiện thực và một tầm cỡmới cho
điện ảnh Âm thanh có thể dẫn chúng ta đi qua hình ảnh, chỉ cho ta nhữngthứ cần xem Âm thanh trong truyện phim còn hàm chứa khả năng tự sự Nhàlàm phim sử dụng âm thanh để thể hiện một cách chủ quan những gì nhân vật
Trang 24thanh cũng cho phép các nhà làm phim thể hiện thời gian theo nhiều cách khác nhau.
Âm thanh có thể xuất hiện ở trong hoặc ngoài màn hình, xuất hiện đồng thờivới hình ảnh hoặc sớm hơn hay muộn hơn hình ảnh Các âm thanh lặp đi lặp lại
có khả năng dẫn dắt tự sự hoặc nhấn mạnh sự phát triển của tự sự Với sự xuấthiện của điện ảnh của âm thanh, sự vô tận của khả năng thị giác đã đượcgóp mặt nhờ sự vô tận của các sự kiện âm thanh
Âm thanh trong điện ảnh có ba loại: lời thoại, âm nhạc và tiếng động (haycòn gọi là hiệu quả âm thanh) Lời thoại trong điện ảnh bao gồm độc thoại, đốithoại và lời dẫn chuyện Lời thoại là một bộ phận hữu cơ gắn liền với toàn bộphim Nó hướng tới những kỹ năng thuộc lĩnh vực nhận thức chứ khôngphải là kĩ năng thuộc lĩnh vực ngôn từ, trực diện bút ngữ như tiểu thuyết.Trong loại hình nghệ thuật thứ bảy này, lời thoại cùng với hình ảnh và các yếu
tố khác tạo nên hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, góp phần tạo xungđột kịch tnh của phim truyện Tuy vậy, tác phẩm điện ảnh không nên lạm dụngthoại vì còn có nhiều cách khác nhau để thể hiện tư tưởng truyện phim Phảiphấn đấu sao cho
được như L.Tônstôi đã viết: “Hãy hà tiện lời nói, hãy để cho mỗi lời nói là mộtmũi tên nhọn xuyên thẳng vào đích và trái tim khán giả”
Tuy nhiên, thoại không bao giờ đứng hàng đầu về tầm quan trọng Hiệu quả
âm thanh luôn luôn là trung tâm cho các trường đoạn hành động Hiệu quả âmthanh là kết quả của những rung ngân trong không khí Biên độ hay chiều rộngcủa những rung ngân khiến chúng ta cảm nhận được sự ồn ào hay âm lượng.Tiếng động bao gồm loại có quan hệ với thiên nhiên (như tiếng gió thổi,mưa rơi, tiếng chim hót…) hay tiếng động do con người tạo ra (tiếng vó ngựa,tiếng giày dép đi trên sàn nhà…)
Trang 25Trong các phương pháp biểu hiện bằng âm thanh thì âm nhạc góp phần thi vịnhất Âm nhạc phụ trợ cho hành động phim, mạnh hơn loại điển hình nhất của
Trang 26âm thành ngoài truyện phim Nó có khả năng làm tăng ấn tượng của người xemlên gấp nhiều lần và gợi lên ở anh ta một cảm giác nhất định.
Âm thanh đã đem lại cho nghệ thuật điện ảnh một khả năng hoàn thiện tuyệtvời Nó có chức năng tương tác bởi các kỹ thuật khác và với cả hình thức
tự sự Đồng thời âm thanh còn tích cực giúp chúng ta tiếp nhận và diễn giải cáchình ảnh trên màn hình, tạo tiết tấu nhanh hay chậm và thể hiện không gian,thời gian của bộ phim
1.2.2.3 Montage (dựng
phim)
Tác phẩm điện ảnh gồm nhiều cảnh phim được quay Nhưng thực chấtcủa nghệ thuật điện ảnh không phải chỉ có vậy, cái quan trọng không chỉ lànhững yếu tố tạo thành tác phẩm mà còn ở phương thức phối hợp các yếu tố
ấy lại với nhau thành một thể thống nhất hoàn chỉnh Đó chính là montage dựng phim
-Trong điện ảnh, phương pháp dựng phim là sự kết hợp các cảnh phim lại vớinhau, là sự sắp xếp những khuôn hình của phim trong một trật tự nhất định
và nối tiếp nhau Nếu với thơ ca, đề tài chung kết hợp những hình tượng ngônngữ rời rạc (những yếu tố của tác phẩm thơ ca) lại với nhau thì trong điện ảnh,việc dựng phim không phải chỉ là biện pháp liên kết các cảnh phim riêng lẻ lạivới nhau, nó còn là một biện pháp mạnh mẽ nhất nhằm lý giải cuộc sống theoquan
điểm cách tân trong nghệ thuật điện ảnh Nhà lý thuyết và đạo diễn vĩ đại Liên
Xô, V Puđopkin đã nói: việc dựng phim tạo khả năng “biến mối liên hệ ẩn dấubên trong các hành động thực tế thành mối liên hệ dường như bộc lộ rõ rangoài, có thể nhìn thấy được, có thể trực tiếp cảm thụ được mà không cầngiải thích Khi trên màn ảnh ta thấy cảnh hàng đụn lúa mì cao vút đang bị đốtcháy chỉ vì những nguyên nhân buôn bán cạnh tranh nhau bên cạnh những đứa
Trang 28đoạn thời gian, không gian của các cấu hình đồ hoạ liên tục trên màn ảnh Cácbiểu hiện mờ chìm, mờ chồng, tối dần, hiện hình… được cảm nhận như là
sự gián đoạn dần dần một cảnh quay này sẽ được thay thế bằng một cảnhquay khác
Montage chính là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ điện ảnh, nó góp phầnphát triển câu chuyện và đồng thời lại có ý nghĩa biểu hiện riêng
Với vai trò vô cùng quan trọng cuả montage mà người ta đã khẳng định rằng:
“điện ảnh là nghệ thuật dựng những hình ảnh hành động, dựng những cảnhphim để tạo nên hình tượng nghệ thuật”
Bàn về ngôn ngữ điện ảnh đòi hỏi phải hết sức công phu, ở đây chúng tôi chỉđưa ra và phân tích khái quát ba ngôn ngữ đặc trưng cơ bản nhất của nghệthuật
điện ảnh, đó là ngôn ngữ thị giác (hình ảnh), ngôn ngữ thính giác (âm thanh) vàmontage (dựng phim) Mỗi loại ngôn ngữ đóng một vai trò khác nhau trongviệc tạo nên một tác phẩm điện ảnh và cũng chính những đặc trưng về ngônngữ này đã giúp chúng ta phân biệt được điện ảnh với các loại hình nghệ thuậtkhác
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
1.3.1 Văn học và điện ảnh - người bạn song hành
Chúng ta thường nghe nói nhiều về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh.Dường như trong hai lĩnh vực này có mối liên hệ thần bí nào đó khiến chúngkhông thể tồn tại độc lập tách rời nhau Cũng giống như tác phẩm văn học, mỗi
bộ phim không thể tồn tại mãi với thời gian được nếu nó chỉ đơn thuần là việcdiễn xuất trên màn ảnh của diễn viên mà nội dung lại sáo rỗng, truyền tải mộttư
tưởng hạn
hẹp
Trang 29Quan trọng hơn nữa, văn học còn là kho tàng vô tận và là nền tảng vững chắccho các nhà làm điện ảnh có được nguồn chất liệu tốt để chuyển thể nhữngcâu chuyện từ một tác phẩm văn học lên màn ảnh nhỏ Không chỉ bắt rễ vàonền văn
Trang 30học, chính điện ảnh cũng đã tác động trở lại vào văn học, đem lại cho văn họcmột đời sống và diện mạo mới.
Có thể nói, tác phẩm văn học là nguồn rất quan trọng cho các nhà làm phim ởbất kỳ quốc gia nào Nó là mảnh đất màu mỡ cho sự gieo trồng và pháttriển phim ảnh
Như vậy văn học, đúng hơn là tác phẩm văn học đang ùa vào điện ảnh vớimột nhịp độ lớn, khó nắm bắt Văn học đã trở thành cái nền vững chắc, là chấtliệu phong phú của các tác phẩm điện ảnh Tác phẩm điện ảnh chỉ có thể “baylên” từ một cái nền vững chắc như vậy
Mỗi hình ảnh điện ảnh đều có thể mang ý nghĩa rộng hơn là nó biểu hiện Vàđiện ảnh, chính vì nó có thể phản ánh được tất cả, cho nên nhiều khi nóbuộc phải hạn chế bằng sự ẩn dụ được tiếp thu từ văn học, về mặt này nó cũnggiống như kiểu im lặng trong văn học
Trong điện ảnh, các yếu tố như lời thoại, khung cảnh, hoạt động, thờigian, không gian… cũng mang những đặc tnh của văn học, bởi nó được khaithác từ văn học Các đoạn đối thoại, độc thoại, lời dẫn truyện… trong một
bộ phim chính là những thành phần văn xuôi của điện ảnh Nó có tác dụng thúcđẩy câu chuyện, phát triển kịch tính và có chức năng tự sự Khi điện ảnh mới rađời, các bộ phim lúc đó thường thể hiện các hành động bên ngoài như mộtchiếc tàu đi đến, một người con gái đi ra phố hay những người đang tướivườn… Nhưng khi nghệ thuật điện ảnh phát triển nhanh chóng thì người tanhận thấy rằng điện ảnh chẳng những có hoạt động bên ngoài mà nó còn có cả
ý nghĩa bên trong nữa, đó là khả năng của văn học mà điện ảnh đã tiếp thu và
đã đem lại những thành công không nhỏ cho các tác phẩm điện ảnh
Trang 31Trong tác phẩm điện ảnh, dòng chảy thời gian (sự hồi tưởng về quá khứ diễn biến ở hiện tại, mơ tưởng đến tương lai) hay hình ảnh không gian sốngđộng… đều là những cách thể hiện được học hỏi từ văn học
Trang 32-Một tác phẩm văn học có thể được đưa lên màn ảnh nhiều lần với nhiều diện
mạo khác nhau Ví dụ như Chiến tranh và Hoà bình của L.Tônxtôi được các nhà
điện ảnh Liên Xô được dựng thành phim rất thành công, nhưng Hollywood cũngchẳng ngần ngại dựng lại tác phẩm này thành một kiểu khác Như vậy, văn họcthực sự là một nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, vô tận cho điện ảnh.Và
điện ảnh hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục phát triển trên cái nền vững chắcnày
1.3.2 Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh
Văn học và điện ảnh có mối giao duyên, bổ sung và hoàn thiện cho nhau cùngđưa đại gia đình nghệ thuật lên đến đỉnh cao Và phim chuyển thể chính là sảnphẩm của sự giao thoa ấy Dựa trên cái nền vững chắc của văn học mà từ đónhững bộ phim có sức sống vượt thời gian ra đời, nó mang những câuchuyện đời trong tác phẩm văn học tới gần bạn đọc hơn qua ngôn ngữ điệnảnh, hình
tượng nhân vật và âm thanh sống động, như một sự tôn vinh đối với vănhọc
Phim chuyển thể vì thế hội tụ đầy đủ dặc trưng của ngôn ngữ văn học (trongviệc sử dụng cốt truyện, xây dựng nhân vật, trong việc miêu tả, sử dụnglời thoại, các biện pháp nghệ thuật…) và đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh(trong việc tạo hình, mọi sự vật, hiện tượng phải thấy được, nghe được, sửdụng ngôn ngữ dựng phim) Bởi vậy, phim chuyển thể có thể coi là một “đứacon” của văn học và điện ảnh
1.3.2.1 Các hình thức chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim điện
ảnh
Các tác phẩm văn học được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh dướikhá nhiều hình thức và mức độ Về cơ bản có hai hình thức chuyển thể, đó là
Trang 34liệu của văn học, không đặt ra thêm một cái gì, một vấn đề gì ngoài những cái
đã có Thực chất đây là hình thức chọn lựa từ tác phẩm văn học những cái tốt,phù hợp cho sự vận động cũng như hiệu quả hành động, kịch tính… Không hiếmcác bộ phim đã “đọc” một cách trung thành những tác phẩm văn học một cáchtrung thành những tác phẩm văn học nổi tiếng và có chỗ đứng vững chắctrong đời sống phim ảnh quốc tế
Với hình thức chuyển thể không theo sát nguyên bản văn học, tức là chuyểnthể tự do thì tác phẩm văn học chỉ góp một phần hoặc chỉ là cái cớ để hoàntoàn kịch bản điện ảnh Ở Việt Nam, hình thức “dựa theo” tác phẩm văn học
có vẻ phổ biến hơn vì đó là hình thức mà các tác giả phim thấy tương đối
“thoải mái” khi sử dụng cốt truyện, cấu trúc, các nhân vật, lời thoại và nhữngchất liệu khác từ văn học
Cả hai hình thức cơ bản vừa nêu trên đều gặp những thuận lợi và khókhăn nhất định trong quá trình chuyển thể Không ít bộ phim hay được tạo nên
từ tác phẩm văn học và cũng khá nhiều tác phẩm văn học nhờ được chuyển thểthành phim ảnh mà có thêm rất nhiều công chúng biết đến Rõ ràng văn học
và điện ảnh đã phối hợp, kế thừa nhau, dựa vào nhau để tồn tại và cao hơn, đểsáng tạo
1.3.2.2 Những điểm cần chú ý khi chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm
điện ảnh.
Do sự khác biệt về ngôn ngữ và phương thức mà không phải tác phẩmvăn học nào khi chuyển tác kịch bản điện ảnh cũng thành công Tác phẩm vănhọc hấp dẫn độc giả ở ngôn ngữ biểu cảm, ở hình hài các con chữ và cách sắpxếp của chúng, còn tác phẩm điện ảnh lại hấp dẫn người xem ở các xung đột,hình ảnh trực giác giản dị, ngôn ngữ dung dị và giàu hình ảnh Việc chuyển
sự sâu sắc của ngôn từ (dù ngôn từ đó không thiếu hình ảnh) sang sự liên kết
Trang 35đa chiều của hình ảnh là điều không phải dễ dàng Điều đó lý giải vì sao cónhững nhà văn có tiếng không có khả năng viết kịch bản điện ảnh trên nềntác phẩm văn học của mình Sáng tác truyện phim hay kịch bản điện ảnh làmột kiểu sáng tác
Trang 36văn học đặc biệt, bởi vậy nó có những đặc trưng chuyên biệt và nhữngnguyên tắc riêng nhất định.
Khi chuyển thể nguyên tác văn học lên màn ảnh bắt đầu từ việc phá bỏ bốcục của nguyên tác Điều đó đòi hỏi phải có lòng can đảm từ giã những đoạnvăn yêu thích trong truyện ngắn, tiểu thuyết, hay những biến cố và con người,
và cả với những tuyến cốt truyện hoàn chỉnh Chất liệu chọn lọc sẽ có mộtcách xâu lối mới từ bên trong, được tổ chức theo những quy luật của một nghệthuật khác
- đó là điện ảnh Nghệ thuật này sẽ đền bù những mất mát và theo lối riêngcủa mình mà truyền đạt tư tưởng cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn và sức mạnhcác hình
tượng nghệ thuật của
nó
Muốn tiếp cận sáng tạo vấn đề chuyển thể đòi hỏi phải xem xét thật rõ ràngranh giới giữa các nghệ thuật, đặc biệt là ranh giới giữa văn học và điệnảnh trong việc tái hiện các hình tượng văn học bằng các phương tiện điện ảnh,trong đó mặt tạo hình hội hoạ đóng vai trò hàng đầu Sức mạnh tạo hình củangôn từ dù lớn đến đâu đi nữa thì vẫn chỉ là dạng tiềm năng, tạo phươnghướng cho trí
tưởng tượng của chúng ta mà thôi Còn khi chuyển thể sang kịch bản điệnảnh thì bất kì là một cái bắt tay hay một động tác đều phải được diễn tả thật
rõ ràng để có thể trông thấy được
Ví dụ trong trường hợp Thời xa vắng, trong tiểu thuyết, ta có thể chấp nhận
để tác giả Lê Lựu cho nhân vật Giang Minh Sài trút bầu tâm sự tới vài trangviết… Nhưng phim ảnh - sự bộc lộ trực tiếp cuộc sống tươi nguyên thì sự rộng
mở quanh co là không thích hợp Nó sẽ làm loãng và chệch khỏi trung tâmchính yếu của câu chuyện
Trang 38một câu là một hình ảnh, là từng bước phát triển không ngừng của sự việc kịch.
Và nhất thiết phải có kịch tính, có xung đột, có thắt nút, cởi nút
Một kịch bản chuyển thể tốt được coi là một kịch bản “biết tận dụng hết đượcưu
điểm của tác phẩm văn học, và tước bỏ được nhược điểm của nó khichuyển sang một loại hình mới: điện ảnh” [10; 76] Khi chuyển thể cần phảiluôn luôn chú ý đến sự biểu hiện của ngôn ngữ thị giác, ngôn ngữ thính giác vàviệc sử lý montage trong kịch bản
1.4 Phim chuyển thể trong lịch sử điện ảnh Việt Nam
Trong lịch sử điện ảnh ở Việt Nam, việc các thể loại điện ảnh được chuyển thểhoặc sáng tác trên cơ sở dựng lại tác phẩm văn học là điều hết sức phổ biến.Tác phẩm văn học khi xuất hiện lên màn ảnh được coi như cuộc “sinh nở”lần thứ hai Và ở đây người xem mới thấy được hình hài của nó thông quangôn ngữ
điện ảnh và hình tượng nhân vật Từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến phim là mộtkhoảng cách, trải qua bao nhiêu sự trăn trở, đồng sáng tạo vì nhiều bản thântác phẩm văn học chưa hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một bộ phim hay.Hơn
40 năm qua, phim truyện điện ảnh Việt Nam lúc hoàng kim cũng như khủnghoảng, hầu như năm nào cũng có hơn nửa số phim được sản xuất có nguồngốc từ tác phẩm văn học
Có thể kể đến một số bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm truyện ngắn hoặc tiểu thuyết nổi tiếng từ ác phẩm văn học Việt Nam như:
1) Vợ chồng A Phủ
Kịch bản, đạo diễn : NSND Mai Lộc, Hoàng Thái
Trang 39Vợ chồng A Phủ là tác phẩm hay nhất trong tập Truyện Tây Bắc cảu nhà văn Tô
Hoài và được chính nhà văn chuyển thể thành kịch bản điện ảnh Hai nhân vậtchính trong phim là A Phủ và Mị - những người nông dân nghèo bị thống lí PáTra áp bức đến cùng cực Cùng trong cảnh đọa đày, A Phủ và Mị đã tìm đến vớinhau trong sự cảm thông và đấu tranh để giải phóng chính mình Đâ là mộttrong
Trang 40những bộ phim chuyển thể xuất sắc nhất của điện ảnh cách mạng Việt Namthời bấy giờ.
2) Chị Dậu
Đạo diễn : Phạm Văn Khoa
Bộ phim Chị Dậu được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn
Ngô
Tất Tố Đây là sự tái hiện bằng ngôn ngữ điện ảnh cuốc sống khốn cùng củangười nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc Để cứu chồng khỏi bị hành ha dokhông đủ tiền nộp thuế thân, chị Dậu đã phải bán đứa con gái đầu lòng và đànchó cho nhà Nghị Quế Khốn khổ hơn, chị buộc phải làm vú em, vắt sữa củamình cho một ông già tẩm bổ để có tiền đóng thêm suất sưu cho người
em chồng đã mất Rồi mộ đêm, cụ cố già mò vào phòng chị tính giở trò, chị xôngã lão và bỏ chạy ra ngoài màn đêm tối đen như mực, giống như cuộc sốngcủa những người dân nghèo lầm than, không lối thoát
3) Thời xa vắng
Đạo diễn : Hồ Quang Minh
Cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu là một tác phẩm được
đánh
giá cao trong dư luận kể từ khi nó ra đời vào những năm 80 và nhận đượcgiải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986
Đạo diễn Hồ Quang Minh đã phải mất đến 16 năm, kể từ khi ông ngỏ ý mualại bản quyền cuốn tiểu thuyết này để chuyển thể thành phim điện ảnh, mới đưa
được tác phẩm đến với công chúng Bộ phim kể về số phận của anh thanh niênGiang Minh Sài từ thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành Năm 12 tuổi, anhphải cưới vợ theo lựa chọn của bố mẹ, “yêu” vợ để giữ gìn thể diện cho gia