1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm powerpoint 2010 (2017)

105 202 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 6,23 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NONNGUYỄN THÙY TRANG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI BẰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 KHÓA LUẬN TỐT NG

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THÙY TRANG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN

VỚI CHỮ CÁI BẰNG ỨNG DỤNG

PHẦN MỀM POWERPOINT 2010

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phát triển ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học:

ThS VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáohướng dẫn khóa luận ThS Vũ Thị Tuyết đã tận tình giúp đỡ em trong suốtquá trình thực hiện khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóaluận này

-Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thùy Trang

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ củaGiáo viên hướng dẫn là ThS Vũ Thị Tuyết Các nội dung nghiên cứu và kếtquả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kìcông trình nghiên cứu nào trước đây

Nếu phát hiện có bất kì gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước hội đồng cũng như kết quả khóa luận của mình

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thùy Trang

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4

6 Các phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc của đề tài 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Hoạt động làm quen với chữ cái của trẻ mẫu giáo lớn 6

1.1.1 Đôi nét về chữ cái 6

1.1.2 Mục tiêu, nội dung của việc tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn 9

1.2 Vài nét về phần mềm PowerPont 2010 11

1.2.1 Phần mềm PowerPoint 2010 11

1.2.2 Ưu điểm và hạn chế của phần mềm PowerPoint 2010 trong thiết kế bài giảng điện tử 38

1.2.3 Khả năng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 vào tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái 39

1.3 Tiểu kết chương 1 40

Chương 2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI BẰNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 VÀ MỘT SỐ GIÁO ÁN MINH HỌA 42

2.1 Quy trình thiết kế bài giảng điện tử trong tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái 42

2.1.1 Quy trình thiết kế hoạt động tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái 42

2.1.2 Quy trình thiết kế giáo án điện tử bằng phần mềm PowerPoint 2010 45

Trang 5

2.2 Giáo án minh họa 46

2.3 Tiểu kết chương 2 66

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 TRONG TỔ CHỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI 67

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 67

3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 67

3.1.2 Đảm bảo khơi dậy sự tò mò, lòng ham học hỏi ở trẻ 68

3.1.3 Đảm bảo kích thích và phát huy tính chủ động, sáng tạo ở trẻ 69

3.2 Biện pháp ứng dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 2010 trong việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái 70

3.2.1 Tìm hiểu kĩ mục tiêu, nội dung từng bài dạy chữ cái và đặc điểm riêng của chữ cái 70

3.2.2 Lựa chọn các nội dung, hình ảnh phù hợp để đưa vào bài giảng điện tử

72 3.2.3 Tham khảo các bài giảng điện tử, cách soạn bài giảng điện tử và cách thiết kế các trò chơi bằng phần mềm PowerPoint 2010 74

3.2.4 Luyện tập soạn giáo án điện tử và dạy thử thường xuyên 78

3.3 Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

Trang 6

Để tổ chức cho trẻ làm quen với chữ cái, giáo viên mầm non có thể sửdụng rất nhiều những phương pháp, biện pháp khác nhau Điều quan trọng là,khi cho trẻ làm quen với chữ cái thì ta cần luôn luôn tạo ra những giờ học sôinổi để kích thích hứng thú, lòng ham hiểu biết cũng như tình yêu của trẻ đốivới chữ cái tiếng Việt Qua nghiên cứu, tìm hiểu các biện pháp, phương phápcho trẻ làm quen với chữ cái thì tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin,đặc điệt là việc sử dụng phần mềm PowerPoint đã khiến tiết học về chữ cáitrở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn PowerPoint 2010 xuất hiện đã cónhững tính năng vượt trội hơn hẳn so với PowerPoint 2003 và PowerPoint

2007, nó có thể tạo ra những bài giảng vô cùng hấp dẫn, sinh động với giaodiện hình ảnh đẹp, lạ mắt Hơn nữa khi ta thiết kế trò chơi bằng PowerPoint

2010 sẽ đơn giản, tiện lợi hơn nhưng lại sống động, thú vị hơn so với cácphần mềm PowerPoint trước đó Điều này sẽ góp phần kích thích hứng thúhọc tập, lòng ham hiểu biết và tư duy sáng tạo của trẻ Tuy nhiên, việc ứng

Trang 7

dụng phần mềm này vào thiết kế bài giảng điện tử trong tổ chức các hoạtđộng nói chung cũng như trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái nói riêngcòn chưa thực sự hiệu quả Nguyên nhân có thể là bắt nguồn từ việc tiếp cậncông nghệ còn hạn chế, trình độ tin học chưa cao hoặc có thể do giáo viênngại chuẩn bị vì mất nhiều thời gian Tổ chức các hoạt động nói chung cũngnhư cho trẻ làm quen với chữ cái nói riêng rất cần những hình ảnh trực quanminh họa Bởi trẻ mầm non thì học qua trực quan, học qua những hình ảnh cụthể nhất và hình ảnh sinh động thì lại luôn gây được sự chú ý của trẻ, gópphần hình thành kiến thức một cách tự nhiên và bền vững nhất Vì vậy, nếuvận dụng một cách hợp lý phần mềm PowerPoint 2010 vào thiết kế bài giảngđiện tử sẽ tạo được hiệu quả cao trong việc tổ chức các hoạt động có chủ đíchcũng như cho trẻ làm quen với chữ cái.

Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn chọn cho mình đề tài “Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010”.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái là mộtnội dung quan trọng nằm trong mục tiêu chung của giáo dục mầm non Nó lànội dung cấp thiết cũng như là đòi hỏi của xã hội khi trẻ chuẩn bị bước vàolớp một - biết các chữ cái tiếng Việt Chính vì mức độ quan trọng của có mà

từ xưa tới nay đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu việc dạy học chữ cái cho trẻmẫu giáo lớn cũng như các biện pháp, phương pháp dạy học chữ cái

Ở Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề về ngônngữ, việc phát triển ngôn ngữ cũng như dạy chữ cái tiếng Việt đã được quantâm hơn Một số hội nghị khoa học ở Trung ương cũng như các địa phương đãhướng nội dung vào việc thảo luận nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy đểphát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, nâng cao hiệu quả dạy họcchữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn nói riêng

Trang 8

Trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầmnon”, Nxb Đại học Sư phạm, năm 2004, của tác giả Nguyễn Xuân Khoa đãnói về ý nghĩa của việc dạy học chữ cái cho trẻ cũng như việc tổ chức hoạtđộng chữ cái ở trường mầm non còn gặp một số khó khăn cũng như các tồntại khiến cho hiệu quả dạy học giảm sút.

Cuốn “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”, Nxb Giáo dục, Hà Nội,tác giả Đinh Hồng Thái cũng rất chú trọng đến việc cho trẻ làm quen với chữcái tiếng Việt Theo đó, chương trình dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớnđều thống nhất ở nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái Cuốn này cũngnói về thời lượng thực hiện chương trình cho trẻ làm quen với chữ cái tiếngViệt như sau: việc cho trẻ làm quen với chữ cái bao gồm ba giai đoạn với 36tiết, chia làm 12 bài với 12 nhóm chữ cái, mỗi nhóm chữ cái dạy trong 3 tiết(tiết 1: tiết học làm quen với chữ cái, tiết 2: những trò chơi với chữ cái, tiết 3:tập tô các chữ cái)

Cuốn “Tiếng Việt 1, 2”, Nxb Đại học Sư phạm đã cung cấp kiến thức

cơ bản về chữ cái Tiếng Việt cho giáo viên trong việc dạy chữ cái cho trẻ mẫugiáo lớn

Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Thị Giang, năm 2013 nghiêncứu “Thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái Tiếng Việt” đãnêu rõ đặc điểm chữ cái tiếng Việt và đi sâu vào việc thiết kế trò chơi cho trẻmẫu giáo làm quen với chữ cái Tiếng Việt

Và có rất nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đề này

Có thể thấy rằng, rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiêncứu về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Hầu hết cáctác giả đều quan tâm tới đặc điểm chữ cái tiếng Việt, đưa ra chương trình dạyhọc chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn, thời lượng thực hiện chương trình cho trẻlàm quen với chữ cái tiếng Việt,… Tuy nhiên theo nhận định của tôi thì mỗi

Trang 9

công trình của một tác giả lại nghiên cứu từng khía cạnh khác nhau về chữ cáitiếng Việt nhưng chưa tác giả nào nghiên cứu việc ứng dụng phần mềmPowerPoint 2010 vào dạy học chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn Chính vì lí do này

mà tôi quyết tâm theo đuổi nghiên cứu đề tài “Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010”.

3 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái và đặc điểm, ưuthế, khả năng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 vào thiết kế bài giảngcho trẻ làm quen với chữ cái

- Đề xuất biện pháp sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 2010trong dạy học chữ cái

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc cho trẻ làm quen với chữcái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010

- Thiết kế mẫu bài giảng điện tử trong việc cho trẻ làm quen với chữ cáibằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010

- Đề xuất biện pháp sử dụng hiệu quả phần mềm PowerPoint 2010trong dạy học chữ cái

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động cho trẻ

làm quen với chữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010

5.2 Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu

giáo lớn làm quen với chữ cái

6 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp quan sát

Trang 10

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp so sánh đối chiếu

7 Cấu trúc của đề tài

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Quy trình tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen vớichữ cái bằng ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010

Chương 3: Đề xuất một số biện pháp để ứng dụng hiệu quả phần mềmPowerPoint 2010 trong tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen vớichữ cái

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Hoạt động làm quen với chữ cái của trẻ mẫu giáo lớn

1.1.1 Đôi nét về chữ cái

1.1.1.1 Nguồn gốc của chữ cái tiếng Việt

Chữ cái tiếng Việt còn được gọi là chữ Quốc ngữ Gọi là chữ Quốc ngữ

là để phân biệt với chữ Hán (chữ viết tiếng Hán của Trung Quốc) và chữ Nôm(chữ cái tiếng Việt tạo nên từ cơ sở chữ Hán) Chữ Hán và chữ Nôm tồn tạitrong thời kì phong kiến, có phạm vi sử dụng hạn chế Chữ Hán là văn tựchính thức trong giao dịch hành chính, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác (văn,

sử, địa lí,…) dưới các triều đại vua chúa Việt Nam hay chính quyền đô hộ củaTrung Quốc Tuy vậy, chữ Hán lại không thể ghi hết tên người, tên địaphương, tên núi, các loại sản vật của Việt Nam bởi một số khuôn hình ngữ âmtiếng Việt không tìm thấy trong tiếng Hán Sau đó, chữ Nôm ra đời Tuy đượccoi là chữ Quốc ngữ nhưng chưa bao giờ chữ Nôm thực hiện được chức năngngôn ngữ của một quốc gia thống nhất Chữ Nôm chỉ dựa vào cấu tạo chữHán để ghi âm tiếng Việt, mang tính chủ quan của người sáng tạo và sử dụng

Do đó chữ Nôm không thống nhất về cách viết, có nhiều chữ khó hiểu

Chữ cái tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc ở chữ viết một số ngôn ngữ ởchâu Âu bởi sự giống nhau ở một bộ chữ cái La tinh (như chữ Pháp, chữ Ý,chữ Bồ Đào Nha…), được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỉ XVII nhằm phục

vụ cho việc giảng đạo Thiên Chúa và đó chính là chữ Quốc ngữ Tiến trìnhcủa chữ Quốc ngữ từ khi khởi đạo đến khi hoàn tất là cả một quãng thời giandài gần hai thế kỉ gồm bốn chặng chính:

1 Thời kì sơ khai, phôi thai của chữ Quốc ngữ (1620 - 1631) với các

tài liệu viết tay của J Roiz (1621), Gaspar Luis (1626), Alexandre De Rhodes

Trang 12

(1625), Antonio De Fontes (1626), Francisco Buzomi (1626) và cuốn sáchcủa Christopho Borri (1631).

2 Thời kì hình thành chữ Quốc ngữ (1631 - 1648) với những thư từ và

tài liệu của Alexandre De Rhodes (1631, 1636, 1644, 1647), của Gaspard’Amaral (1632, 1637) và hai tài liệu viết tay khác (1645, 1648) Ngoài ra cóthể kể đến một số chữ Quốc ngữ dùng để phiên âm chữ Nôm trong 40 tácphẩm viết tay bằng chữ Nôm do G Maiorica biên tập từ 1634 - 1640

3 Thời kì phát triển chữ Quốc ngữ (1651- 1659) với những tài liệu biên

soạn vào năm 1659 của Igesico Văn Tín và Bento Thiện

4 Thời kì hoàn tất chữ Quốc ngữ (1772 - 1838) với bản thảo viết tay từ

điển Việt La của Pigneau de Beshaine (1772) và việc ấn hành Từ điển Việt

-La của Taberd có thể thấy chữ Quốc ngữ đã có thể thức và cả diện mạo nhưđang sử dụng hiện nay Trong giai đoạn này, còn phải kể đến những tiến bộcủa chữ Quốc ngữ trong 26 cuốn sách viết tay (khoảng 4000 trang) củaPhilipphe Bỉnh sao chép từ 1796 đến 1830 (ở Lisboa)

Như vậy sự chế tác chữ Quốc ngữ là một công việc tập thể của nhiềulinh mục châu Âu Trong đó ngoài Alexandre De Rhodes nổi bật lên vai tròcủa các giáo sĩ Bồ Đào Nha như: Francisco de Pina, Gaspard’ Amaral vàAntonio Barbasa Trong công việc này có sự cộng tác tích cực và hữu hiệucủa nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng đạo của Việt Nam(giúp việc cho các linh mục người châu Âu) Và Alexandre De Rhodes khôngphải là người châu Âu đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ những ông đã cócông lao to lớn là góp phần sửa sang, hoàn chỉnh để hình thành bộ chữ Quốcngữ Đặc biệt là ông đã dùng nó để biên soạn và tổ chức in ấn đầu tiên cuốn

Từ điển Việt - Bồ - La và Phép giảng tám ngày Cuốn Phép giảng tám ngày có

thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, sử dụnglời ăn tiếng nói bình dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỉ XVII

Trang 13

Vì tính ưu việt của chữ Quốc ngữ nên nó trở thành một công cụ giaotiếp thuận lợi, được nhân dân ta chấp nhận Nhưng do hoàn cảnh lịch sử, địa

vị chữ Quốc ngữ còn phải trải qua một thời gian lâu dài mới được khẳng định

là chữ viết chính thức của dân tộc ta như ngày nay

1.1.1.2 Đặc điểm chữ cái tiếng Việt

Chữ cái tiếng Việt là chữ ghi âm Đây là loại chữ cái tiến bộ Nguyêntắc cơ bản của kiểu chữ này là nguyên tắc ngữ âm học Về cơ bản, nguyên tắcđảm bảo sự tương ứng 1:1 giữa các âm và chữ, tức là mỗi chữ cái, các âmtiếng Việt đều rời, có cấu tạo đơn giản nên việc đánh vần không phức tạp lắm.Trong dạy học vần, việc dạy viết (nhất là những âm tiết đầu) có một số khókhăn nhất định do cấu tạo hệ thống chữ cái tiếng Việt còn tồn tại một số bấthợp lí:

Thứ nhất, một ghi âm bằng nhiều con chữ Ví dụ:

Âm /k/ ghi âm bằng ba con chữ: c, k, q

Âm /i/ ghi âm bằng hai con chữ: i, y Âm

ghi âm bằng hai con chữ: ng, ngh

Âm /ie/ ghi âm bằng bốn con chữ: ia, ie, ya, ye

Âm /uo/ ghi âm bằng hai con chữ: uô, ua

Thứ hai, một chữ dùng để ghi nhiều âm Ví dụ:

Chữ a chủ yếu dùng để biểu thị âm /a/ nhưng đứng trước u và y lại là âm tiếtbiểu thị âm /ă/ Còn trong tổ hợp tổ hợp ia thì a biểu thị yếu tố thứ hai củanguyên âm đôi /ie/, trong tổ hợp của ua thì a biểu thị yếu tố thứ hai củanguyên âm đôi /uo/

với tư cách là âm cuối thì biểu thị âm đệm /u / (heo, mao,…)

Trang 14

Thứ ba, ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm như các trường hợp sau: ch,

tr, ng, ngh, nh, ph, th

Mặc dù vậy nhưng có thể khẳng định rằng chữ viết tiếng Việt có cấutạo khá đơn giản cũng như có tính thống nhất cao nên việc dạy chữ cái đối vớitrẻ mẫu giáo ở Việt Nam có thể giải quyết trong vòng ba tới bốn tháng Hiệnnay, tại các trường mầm non, việc dạy trẻ làm quen với chữ cái tiếng Việt đãtriển khai là cho trẻ làm quen với ba dạng của chữ cái: in thường, in hoa vàviết thường

1.1.2 Mục tiêu, nội dung của việc tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn

1.1.2.1 Mục tiêu của việc tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái

- Trẻ nhận biết được các chữ cái tiếng Việt và phát âm một cách mạch lạc, chính xác.

Tổ chức hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái chính lànhằm giúp trẻ nhận biết được cấu tạo, hình dáng các con chữ tiếng Việt, giúptrẻ biết phân biệt đặc điểm khác và giống nhau giữa các chữ cái đồng dạng

Từ đó nhận biết được các chữ cái có ở môi trường xung quanh trẻ như: trêncác loại sách báo, đồ dùng, đồ chơi… và phát âm chữ cái một cách chính xáctheo ngôn ngữ mẹ đẻ

- Hình thành các kĩ năng tiền đọc, tiền viết cho trẻ trước khi đi học tại trường phổ thông Qua đó hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức tốt đẹp làm cơ sở hình thành nhân cách trẻ sau này.

Khi dạy trẻ học chữ cái chính là dạy trẻ biết cách phát âm chính xác cácchữ cái, dạy trẻ biết được cấu tạo của chữ cái: gồm bao nhiêu nét, có nhữngnét như thế nào (nét cong tròn khép kín, nét thẳng, nét móc, nét xiên, dấu mũxuôi hay ngược ) Những việc ấy đồng thời hình thành cho trẻ kĩ năng tiền

Trang 15

đọc, tiền viết trước khi học tại trường phổ thông Qua hoạt động cho trẻ mẫugiáo lớn làm quen với chữ cái, trẻ sẽ có thể: đọc chính xác, hình thành phản

xạ nhanh với các chữ cái, có thể nói tên chữ cái hoặc tên cả cụm từ có chứachữ cái đã học mà không cần sự nhắc nhở, gợi ý hay làm mẫu của người lớn.Điều ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành kĩ năng tiền đọc và phát triển

kĩ năng đọc của trẻ sau này Không những thế, ở các giờ ôn tập lại về các chữcái đã học, trẻ còn được cô giáo hướng dẫn dùng bút để tô nét của chữ cái.Việc này không những giúp trẻ được khắc sâu hơn biểu tượng về chữ cái,hình thành các kĩ năng tiền viết như: cầm bút, rèn luyện cử động của cổ tay,ngón tay Qua đó hình thành ở trẻ các phẩm chất đạo đức như sự kiên trì, lòngquyết tâm, tính kỉ luật… làm cơ sở hình thành nhân cách trẻ sau này

1.1.2.2 Nội dung chương trình tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ mẫu giáo lớn

Các chương trình cho trẻ mẫu giáo lớn làm quen với chữ cái đều thốngnhất ở nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái là: a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h,

i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y; không dạy trẻ các chữ viết thuộc vềcác nguyên âm đôi như: uô, ươ, iê, các chữ ghép như: ph, ng, th, ch, tr, nh, kh…Khi dạy trẻ mẫu giáo lớn, 29 chữ cái sẽ được phân thành các nhóm chữ cáiđồng dạng:

Trang 16

1.2.1.1 Giới thiệu khái quát về phần mềm PowerPoint 2010

Microsoft Office PowerPoint hay còn gọi là Microsoft PowerPoint,PowerPoint là một ứng dụng trình diễn do hãng Microsoft phát triển

Với khả năng tạo ra file trình diễn đẹp mắt, chuyên nghiệp mà cũng rất nhanhchóng, tiện lợi, thì MS PowerPoint đang là lựa chọn hàng đầu trên thế giới khithực hiện việc trình chiếu

Cũng giống như MS Word (chương trình xử lí văn bản), MS Excel(bảng tính), MS Access (trình dữ liệu) hay Outlook (trình quản lí email vàcông việc cá nhân), MS PowerPoint 2010 là một bộ phận của MicrosoftOffice 2010 MS PowerPoint 2010 với nhiều tính năng ưu việt đem tới nhữngbài thuyết trình, báo cáo chuyên nghiệp, sinh động, thu hút hay giúp ngườidùng tự do tạo ra những trò chơi vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn

PowerPoint 2010 cũng như các thành phần khác của bộ MicrosoftOffice 2010 được tích hợp rất chặt chẽ với nhau, do vậy việc chia sẻ thông tingiữa các thành phần của Microsoft Office 2010 rất dễ dàng Chỉ với một vàithao tác, ta có thể đưa dữ liệu từ Word sang PowerPoint hay chuyển dữ liệu từPowerPoint sang Word theo kiểu mà người dùng mong muốn…

Trang 17

1.2.1.2 Những cải tiến của PowerPoint 2010

Cũng giống như các chương trình khác của bộ Office 2010, PowerPoint

2010 được phát triển lên từ phiên bản 2007 Được bổ sung nhiều tính năngmới, có thể nói PowerPoint 2010 vượt trội hơn hẳn so với PowerPoint 2007

về cả sự phong phú lẫn tiện lợi mang tới cho người dùng Tuy nhiên, nhữngngười đã sử dụng thành thạo hoặc những người mới bắt đầu tìm hiểuPowerPoint đều phải học qua cách sử dụng chương trình này

Dưới đây là một số tính năng mới mà chúng ta gặp khi sử dụng phiên bảnPowerPoint 2010:

- Các Tab và Ribbon

PowerPoint 2010 xây dựng Ribbon có các nút lệnh đồ họa dễ nhận biếtđược chia thành nhiều Tab (ngăn) thay cho hệ thống thực đơn đổ xuống trướcđây Mỗi Tab giống như một thanh công cụ với các nút lệnh và danh sáchlệnh cho người dùng lựa chọn sử dụng

Các Tab không dễ tùy biến dễ như các thanh công cụ ở các phiên bảntrước, nhưng PowerPoint 2010 có thêm một thanh công cụ gọi là QuickAccess Toolbar (QAT - thanh công cụ truy cập nhanh) giúp người dùng cóthể tùy biến và gắn thêm các nút lệnh thường dùng một cách nhanh chóng và

dễ dàng Bạn có thể thêm vào QAT bất kỳ nút lệnh nào bằng cách nhấp chuộtphải vào nó và chọn Add to Quick Access Toolbar

Ribbon xuất hiện thêm ngăn Transition giúp việc áp dụng hiệu ứngchuyển từ slide này sang silde nhanh chóng và thuận tiện hơn Ngoài ra, nútMinimize the Ribbon giúp cho người dùng dễ dàng phóng to hay thu gọnRibbon

Hình 1: Ribbon được tổ chức lại

Trang 18

- Ngăn File thay cho nút Office

Ngăn File chứa các lệnh liên quan đến bài thuyết trình đang soạn thảonhư thuộc tính tập tin, thiết lập mật mã bảo vệ, lưu trữ, in ấn và chia sẻ bàithuyết trình

Hình 2: Ngăn File mới

- Nhúng, hiệu chỉnh và xem video trong bài thuyết trình

Trong phiên bản PowerPoint 2010 hỗ trợ mạnh hơn về đa phương tiệntrong bài thuyết trình Cụ thể, chúng ta có thể nhúng, cắt xén áp dụng các hiệuứng định dạng lên các hình ảnh và đoạn phim ngay trong bài thuyết trình.Tính năng cắt xén video trong PowerPoint 2010 giúp loại bỏ các phần khôngcần thiết và nội dung bài thuyết trình tập trung hơn

Hình 3: Cắt xén video

Trang 19

- Chèn video từ các nguồn trên mạng

Chèn video từ các nguồn trên mạng cũng là một tính năng nổi bật củaPowerPoint 2010 Tập tin video này có thể do chúng ta tải lên các dịch vụ lưutrữ trực tuyến hoặc bạn sưu tầm được Có rất nhiều dịch vụ lưu trữ, chia sẻvideo trực tuyến hoàn toàn miễn phí như YouTube, Yahoo Video, Clip.vn,Google video,… Mỗi tập tin lưu trữ trên các trang này thông thường sẽ có đoạn

mã dùng để nhúng vào các trang web khác Ví dụ với trang Yahoo Video, bạnsao chép đoạn mã trong ô Embed Sau đó trên giao diện PowerPoint, bạn chọnInsert, nhấn vào nút video, chọn Video from Web Site…

Tại vùng trống của cửa sổ Insert Video from Web Site, bạn dán đoạn

mã đã lấy được khi nãy vào rồi nhấn Insert Như vậy là đoạn video đã đượcchèn vào bài thuyết trình Tuy nhiên để xem được đoạn video này thì máytính phải có kết nối Internet

Hình 4: Chèn video từ các nguồn trên mạng

- Thêm nhiều hiệu ứng độc đáo cho hình ảnh

Với PowerPoint 2010, người dùng có thể sử dụng nhiều hiệu ứng mỹthuật khác nhau cho hình ảnh để trình chiếu mà không cần phải thông qua cácphần mềm chỉnh sửa

Trang 20

Hình 5: Hiệu ứng màu sắc của hình ảnh

Hình 6: Hiệu ứng sáng tối của hình ảnh

- Xóa các phần không cần thiết trong hình

Một tính năng mới được bổ sung trong phiên bản PowerPoint

2010 chính là cho phép loại bỏ hình nền của các hình ngay trong chương trình

Trang 21

Hình 7: Loại bỏ nền hình

- Nhiều hiệu ứng chuyển Slide mới

PowerPoint 2010 có thêm nhiều hiệu ứng chuyển slide mới, đặc biệt

là các hiệu ứng 3-D đẹp mắt và sinh động

Hình 8: Hiệu ứng chuyển slide

- Tạo file PDF chỉ bằng một cú nhấp chuột: ưu điểm của Ofice 2010 so với

Ofice 2007 chính là không phải cài đặt thêm bất cứ tiện ích hỗ trợ nào

mà vẫn có thể lưu tài liệu dưới dạng PDF chỉ bằng một cú nhấp chuột Đểthực hiện tạo file PDF ta vào File/Save&Send/Creat PDF/XPS Document

Trang 22

- Bổ sung chức năng xem trước tài liệu khi thực hiện cắt/dán:

Sau khi thực hiện chức năng cắt/sao chép một đoạn văn bản để dán.Khi dán người dùng sẽ thấy trước sự thay đổi nếu lựa chọn dán đoạn tài liệu

ấy Paste Options cung cấp 4 lựa chọn:

cho nội dung bảng biểu và bảng tính (Excel)

chỉnh sửa nó

bảng biểu và bảng tính (Excel)

Hình 9: Paste Options

Trang 23

Nhận xét:

PowerPoint 2010 có rất nhiều cải tiến so với PowerPoint 2007 vàPowerPoint 2003 như: Bổ sung nhiều hiệu ứng chuyển slide độc đáo; hỗ trợđịnh dạng hình ảnh với hiệu ứng sinh động, nhúng/chèn video linh hoạthơn và nhiều tính năng vượt trội khác như: tạo file PDF đơn giản hơn, bổsung chức năng xem trước tài liệu khi thiện hiện cắt/dán…

1.2.1.3 Các thành phần trên cửa sổ chương trình của PowerPoint 2010

- Giao diện của PowerPoint 2010 được thiết kế vô cùng khoa học giúpcho người dùng dễ dàng học và sử dụng Các thành phần trên cửa sổPowerPoint 2010 như sau:

Hình 10: Các thành phần trên cửa sổ PowerPoint 2010

- Thanh tiêu đề (Title bar): thể hiện tên của chương trình đang chạy là

PowerPoint 2010 và tên của bài trình diễn hiện hành Nếu cửa sổ chưa toànmàn hình thì ta có thể dùng chuột kéo Title bar để di chuyển cửa sổ

Trang 24

- Ribbon: Chức năng của Ribbon là sự kết hợp của thanh thực đơn và

các thanh công cụ, được trình bày trong các ngăn (tab) chứa nút và danh sáchlệnh

+ File: Chứa các lệnh như lưu một file thuyết trình PowerPoint, mở

một file PowerPoint mới, đóng một file PowerPoint đang sử dụng hoặc chứalệnh in PowerPoint hoặc các tùy chọn Optons trong PowerPoint

+ Ngăn Home: Chứa các nút lệnh thường xuyên sử dụng trong quá

trình soạn thảo văn bản, như các lệnh về sao chép, cắt dán, chèn một slidePowerPoint mới, phân chia section, các lệnh về định dạng văn bản, cáclệnh về vẽ hình, tìm kiếm và thay thế

Hình 11: Ngăn Home

+ Ngăn Insert: Cho phép chúng ta thêm các đối tượng mà PowerPoint 2010

hỗ trợ, như chèn bảng biểu, chèn hình ảnh, Clip Art, đồ thị, liên kết, văn bản,chữ nghệ thuật, ngày tháng, các đối tượng về toán học, chèn video, chèn âmthanh vào PowerPoint

Hình 12: Ngăn Insert

Trang 25

+ Ngăn Design: Thực hiện các lệnh về định dạng, kích cỡ và chiều hướng của

các slide Transitons: PowerPoint 2010 có tổ chức Transitions thành một ngănmới trên Ribbon, nó giúp cho chúng ta có thể áp dụng và thiết lập cácthông số cho các hiệu ứng chuyển slide rất nhanh chóng và thuận lợi Ngoài

ra, PowerPoint 2010 còn hỗ trợ cho chúng ta có thể xem trước các hiệu ứngcủa slide ngay trong chế độ soạn thảo

Hình 13: Ngăn Design

+ Ngăn Animations: Đây chính là danh mục các hiệu ứng áp dụng cho các

đối tượng trên slide, nó giúp chúng ta có thể tạo hiệu ứng cho hình ảnh, chovăn bản hoặc cho các đối tượng khác Trong PowerPoint 2010 cho phépchúng ta sao chép các đối tượng, thiết lập thời gian cũng như là các sự kiệncho các hiệu ứng

Hình 14: Ngăn Animatons

+ Ngăn Slide Show: Chuẩn bị các thiết lập cho bài thuyết trình trước khi

trình diễn, tùy biến về mặt nội dung của bài thuyết trình trong các tìnhhuống

Trang 26

báo cáo, thiết lập các thông số cho các màn hình hiễn thị trình diễnslide

PowerPoint, xem trước nội dung của slide hiện tại trước khi trình diễn,

Hình 15: Ngăn Slide Show

+ Ngăn Review: Ghi chú cho các slide trong bài thuyết trình, so sánh đổi chỗ

nội dung giữa các bài thuyết trình và công cụ kiểm tra lỗi chính tả

Hình 16: Ngăn Review

+ Ngăn View: Chuyển đổi qua lại giữa các chế độ hiển thị cho hiển thị hoặc

ẩn tranh trước, các đường lưới điều chỉnh kích thước vùng soạn thảo

- Quick Access Toolbar: Chứa các lệnh tắt của các lệnh thông dụng nhất.

Bạn có thể thêm/ bớt các lệnh theo nhu cầu sử dụng

- Nút Minimize: Thu nhỏ cửa sổ ứng dụng vào thanh tác vụ (taskbar) của

Windows; bạn nhấp vào nút thu nhỏ của ứng dụng trên taskbar để phóng tolại cửa sổ ứng dụng

Trang 27

- Nút Maximize/Restore: Khi cửa sổ ở chế độ toàn màn hình, khi chọn nút

này sẽ thu nhỏ cửa sổ lại, nếu cửa sổ chưa toàn màn hình thì khi chọn nútnày sẽ phóng to cửa sổ thành toàn màn hình

Trang 28

- Nút Close: Đóng ứng dụng lại Bạn có thể nhận được thông báo lưu lại các

thay đổi của bài trình diễn

- hu vực soạn thảo ài trình iễn Hiển thị slide hiện hành.

- Ngăn Slides: Hiển thị danh sách các slide đang có trong bài thuyết trình

- Ngăn Outline: Hiển thị dàn bài của bài thuyết trình

- Thanh trạng thái (Status bar): Báo cáo thông tn về bài trình diễn và cung

cấp các nút lệnh thay đổi chế độ hiển thị và phóng to, thu nhỏ vùng soạnthảo và h ọ c s o ạn th ả o v ă n b ả n

1.2.1.4 Thao tác cơ bản với PowerPoint 2010 trong thiết kế bài giảng điện tử

a hởi động PowerPoint 2010

Muốn khởi động chương trình PowerPoint 2010 để thiết kế bài giảng, ta

có thể thực hiện một trong các cách sau:

* Cách 1:

- Bước 1: Từ cửa sổ Windows bạn chọn Start

- Bước 2: Chọn All Programs

- Bước 3 Chọn Microsoft Office, Nhấp chuột lên Microsoft Office PowerPoint 2010

Màn hình PowerPoint 2010 đầu tiên xuất hiện và thể hiện trên thanh taskbar của Windows

Hình 17: Giao diện chính của chương trình PowerPoint 2010

Trang 29

* Cách 2:

của Windows

b Tạo mới ài trình iễn

Trước khi thiết kế bài giảng, ta phải tạo mới một bài trình diễn

PowerPoint 2010 cung cấp nhiều cách tạo mới một bài trình diễn Cụ

thể như sau:

* Tạo ài trình iễn trống ( lank)

Khi khởi động chương trình PowerPoint thì có thể một bài trình diễnrỗng được tạo ra (tùy cài đặt của người dùng), chúng ta chỉ cần tiếp tục soạnthảo nội dung cho các slide Nếu muốn tạo mới một bài trình diễn rỗng từđây thì làm theo các bước sau:

- Chọn nút Ofice → New Cửa sổ New Presentation xuất hiện

- Chọn Blank Presentation và nhấn nút Creat để tạo mới

* Tạo một ài trình iễn từ mẫu có sẵn

Các mẫu thiết kể có sẵn (template) không chứa các thiết lập vềđịnh dạng mà có thể chứa luôn các nội dung cơ bản Có nhiều loại mẫu thiết

kế để bạn lựa chọn theo nhu cầu của mình:

- Dùng các mẫu được xây dựng sẵn kèm theo phần mềm MicrosoftPowerPoint

Các mẫu trong phần này không nhiều vì Microsoft còn cho phép bạnchọn mẫu từ các nguồn khác, đặc biệt là từ Internet Ta thực hiện theo cácbước sau:

+ Chọn nút Ofice → New Hộp thoại New Presentation xuất hiện

+ Chọn Installed Templates từ danh mục Templates bên trái cửa sổ

Trang 30

+ Chọn một mẫu từ danh mục ở khung nằm giữa và xem hình minhhọa ở phía bên phải cửa sổ Chọn một mẫu ưng ý, sau đó nhấn nút Creat.

Trang 31

- Dùng các mẫu từ Internet

Chúng ta có thể sử dụng các mẫu từ trang Web của Microsoft Ta thựchiện theo các bước sau:

+ Chọn nút Ofice → New Hộp thoại New Presentation xuất hiện

+ Chọn Microsoft Office Online từ danh mục Templates

+ Chọn phân loại và đợi trong giây lát để chương trình cập nhật danhsách các mẫu

+ Chọn một mẫu ở khung giữa và xem hình minh họa ở phía trái củacửa sổ Nếu đồng ý thì ấn nút Dowload để tải mẫu về sử dụng

- Dùng các mẫu thiết kế sưu tầm đang lưu trên đĩa:

Khi bạn sử dụng một mẫu từ Internet thì chương trình PowerPoint tựđộng lưu mẫu đó vào danh mục Saved Templates để bạn sử dụng saunày Làm theo các bước sau để sử dụng một mẫu đang lưu trên đĩa:

+ Chọn nút Ofice → New Hộp thoại New Presentation xuất hiện

+ Chọn My Template, lựa chọn nút mong muốn và nhấn nút OK để tạotập tin trình diễn mới

* Tạo ài trình iễn từ một tập tin có sẵn

Nếu bạn có sẵn một bài trình diễn mà có nội dung tương tự với bài tập

mà bạn sắp tạo thì bạn nên tạo bài trình diễn mới dựa trên tập tn có sẵn Tathực hiện theo các bước sau:

- Chọn nút Ofice → New Hộp thoại New Presentaton xuất hiện

- Chọn New from Existing

- Sau đó tm tới nơi chứa tập tin trình diễn mẫu và chọn nó

- Nhấn Creat để tạo mới bài trình diễn dựa trên tập tin có sẵn

* Tạo ài trình iễn từ nội ung của một tập tin ứng ụng khác

Trang 32

Ngoài những cách trên, phần mềm PowerPoint 2010 còn cho phép tạobài trình diễn mới từ các tập tin của các ứng dụng khác như tập tin dàn bàicủa

Trang 33

Word Sau khi nhập nội dung vào PowerPoint bạn có thể hiệu chỉnh lại tùy ý.Các bước thực hiện như sau:

- Chọn nút Ofice → chọn nút Open Hộp thoại Open xuất hiện

- Chọn tập tn mong muốn và chọn Open để mở

c Lưu ài trình iễn

* Lưu lần đầu tên

Sau khi tạo mới bài trình diễn, chúng ta nên lưu lại bài luôn trên máy.Khi lần đầu tiên lưu bài trình diễn thì chương trình sẽ mở hộp thoại Save As

Ta làm theo hướng dẫn sau

- Nhấn nút Ofice → chọn Save Hộp thoại Save As xuất hiện

- Nhập tên bài giảng vào hộp thoại File name, chọn kiểu tệp tin tại hộp thoạiSave as type và nhấn Save để lưu

Hình 18: Hộp thoại Save As

Lưu ý: tập tin có thể dài tới 225 kí tự và có thể dùng tất cả các loại kíhiệu để đạt tên ngoại trừ các kí hiệu sau: <, >, ?, *, / \

Trang 34

* Lưu các lần sau

Sau khi đã lưu tập trình diễn, khi có hiệu chỉnh và muốn lưu tập tin lại,

ta có thể làm theo một trong các cách sau

- Cách 1: Nhấn nút Ofice → chọn Save

- Cách 2: nhấn tổ hợp phím (Ctrl + S)

- Cách 3: nhấn nút Save trên thanh Quick Access Toolbar

Lưu ý khi trên thanh Quick Access Toolbar chưa có nút Save, để thêm nút

Save trên thanh Quick Access Toolbar ta vào Ofice → nhấp chuột phải vàoSave và chọn Add to Quick Access Toolbar

d Đóng và mở lại tập tn trình iễn

* Đóng tập tin trình iễn

Khi đóng chương trình PowerPoint thì các tập tn đang mở sẽ tự độngđóng theo, tuy nhiên nếu bạn chỉ muốn đóng một tập tn cụ thể nào đó thìcho tập tin đó hiện hình và vào Office chọn Close Nếu tập tin chưa được lưuthì chương trình sẽ có thông báo nhắc nhở

* Mở lại tập tin trình iễn đang lưu trên đĩa

Nếu muốn mở nhanh các tập tin đã sử dụng gần đây ta vào Ofice rồichọn tập tin muốn mở ở danh sách bên phải

Hình 19: Mở nhanh tập tin từ danh sách Recent Document

Trang 35

Nếu tập tn muốn mở không có trong danh sách hiện hành, ta làm theo các bước sau:

- Nhấn nút Ofice → chọn Open Hộp thoại Open xuất hiện

- Tìm nơi lưu trữ tập tin và chọn tập tn muốn mở, sau đó nhấn nút Open

e Các thao tác để xây ựng nội ung ài giảng

* Tạo Slide tựa đề

Trước khi bắt đầu, chúng ta hãy mở chương trình PowerPoint và tạo mới một bài trình diễn rỗng (không áp dụng bất kì mẫu thiết kế nào)Slide tựa đề thông thường là silde đầu tiên của bài giảng Slide tựa đề thườngchứa các thông tin về tựa đề của bài giảng, thông tin giáo viên, ngày, thánggiảng Tuy nhiên không nên đưa quá nhiều nội dung vào slide tựa đề

- Từ slide trống, nhấn chuột vào vùng chữ “Click to add ttle” để nhậptên bài giảng cho slide

- Tiếp đó ta nhấn chuột vào vùng chữ “Click to add subtitle” để nhậptên giáo viên, ngày, tháng, năm…

- Nhấp chuột vào vùng bên ngoài của Text Box để hoàn tất việc nhậpvăn bản cho tựa đề và tựa đề

phụ

Trang 36

Hình 20: Hoàn tất slide tựa đề

Trang 37

* Chèn sli e mới

Để chèn thêm một slide mới vào bài giảng, có thể dùng các cách sau:

Cách 1: nhấp tổ hợp phím (Ctrl + M) Khi đó slide mới xuất hiện với định dạng giống slide trước đó

Cách 2: từ thanh Ribbon → chọn ngăn Home → kích chuột vào NewSlide

Khi đó, danh mục các kiểu slide xuất hiện Ta chọn vào một kiểuLayout phù hợp với bài giảng

* Chèn hình vào slide

Hình 21: Chèn slide mới

Để chèn hình ảnh vào slide, ta có thể làm theo các cách sau:

- Cách 1:

vào biểu tượng hình ảnh và chọn hình ảnh cần chèn rồi nhấn Insert

Trang 38

* Chèn âm thanh hoặc vi eo vào sli e

PowerPoint 2010 cung cấp cho người dùng ba cách đơn giản đểchèn âm thanh (video) vào slide trình diễn: chèn từ một tập tin trên máytnh, chèn từ Thư viện Clip Art, ghi lại âm thanh

Trang 39

Để chèn âm thanh (hoặc video) từ một tập tin trên máy tnh củabạn hoặc từ một tập tin trong mạng nội bộ, ta thực hiện như sau: nhấnInsert →

Trang 40

nhấn vào nút Audio (hoặc Video) của mục Media, chọn Audio from File(hoặc Video from File), duyệt đến tập tin cần chèn → Insert.

Ngoài hai cách thực hiện trên, ta có thể sử dụng tính năngRecord Audio để ghi lại âm thanh, giọng nói Trong mục Media của MenuInsert, ta bấm vào Audio rồi bấm Record Audio Hộp thoại Record Sound xuấthiện, bấm nút thực hiện các tến trình ghi, ngừng, phát âm thanh, bấm Ok sẽxuất hiện một biểu tượng hình chiếc loa ở giữa slide trình chiếu, kéo thảbiểu tượng này đến vị trí thích hợp

Hình 23: Chèn hình (video) từ Clip Art

Ngày đăng: 06/01/2020, 08:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục mầm non, tập 1, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non, tập 1
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
4. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục mầm non, tập 2, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non, tập 2
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
5. Đào Thanh Âm (2006), Giáo dục mầm non, tập 3, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục mầm non, tập 3
Tác giả: Đào Thanh Âm
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
6. Đinh Hồng Thái (2007), Giáo trình phương pháp phát triển lời nói cho trẻ em, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phương pháp phát triển lời nói cho trẻem
Tác giả: Đinh Hồng Thái
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2007
7. Giáo trình hướng dẫn sử dụng PowerPoint 2010, Ebook Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hướng dẫn sử dụng PowerPoint 2010
8. Lê Thanh Vân (2006), Sinh lí học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 9. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Tâm lí học đại cương, Nxb Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lí học trẻ em, "Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội9. Nguyễn Quang Uẩn (2007), "Tâm lí học đại cương
Tác giả: Lê Thanh Vân (2006), Sinh lí học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 9. Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội9. Nguyễn Quang Uẩn (2007)
Năm: 2007
10. Nguyễn Thị Giang (2013), Thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái Tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế trò chơi cho trẻ mẫu giáo làm quen với chữ cái Tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thị Giang
Năm: 2013
11. Nguyễn Thị Thùy Dương (2016), ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 vào thiết kế bài giảng điện tử phân môn tập đọc lớp 3, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010vào thiết kế bài giảng điện tử phân môn tập đọc lớp 3
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dương
Năm: 2016
12. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo, NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻmẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
Năm: 2003
13. Nguyễn Xuân Khoa (2006), “Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 1”, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 1
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
14. Nguyễn Xuân Khoa (2006), “Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 2”, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt giáo trình đào tạo giáo viên mầm non tập 2
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
Năm: 2006
15. Trần Đình Trọng, Phạm Thị Sửu (1994), Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực nghiệm, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực nghiệm
Tác giả: Trần Đình Trọng, Phạm Thị Sửu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục Mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w