1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi học tập sử dụng phần mềm powerpoint 2010

95 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN ..... 37 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP S

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học

PGS TS NGUYỄN THU HƯƠNG

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2,các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong quá trình họctập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo

PGS.TS Nguyễn Thu Hương, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em

trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo, cùng tất cả cáccháu mẫu giáo trường Mầm non Xuân Hòa đã giúp đỡ em để em có đượcnhững tư liệu để hoàn thành tốt khóa luận này

Em xin gửi lời chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, độngviên em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận

Quá trình nghiên cứu đề tài, em không tránh khỏi những thiếu sót vàhạn chế Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và cácbạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Đỗ Thị Diễm

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hướng

dẫn của cô giáo PGS.TS Nguyễn Thu Hương Những số liệu và kết quả

trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất

cứ một công trình khoa học nào

Nếu có phát hiện bất kì sự sai lệch nào, tôi xin hoàn toàn chịu tráchnhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2018

Sinh viên

Đỗ Thị Diễm

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 3

3 Mục đích nghiên cứu 5

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

6 Các phương pháp nghiên cứu 5

7.Cấu trúc của đề tài 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1 Cơ sở ngôn ngữ 6

1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn 13

1.1.3 Đặc điểm tư duy( nhận thức) của trẻ mẫu giáo lớn 15

1.1.4 Một số vấn đề về trò chơi 16

1.1.5 Phần mềm PowerPoint 2010 22

1.2 Cơ sở thực tiễn 24

1.2.1 Nội dung chương trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn 24

1.2.2 Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn 25

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 NHẰM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN 29

2.1 Mục đích, đối tượng và địa bàn khảo sát 29

2.1.1 Mục đích khảo sát 29

2.1.2 Đối tượng khảo sát 29

2.1.3 Địa bàn khảo sát 29

Trang 7

2.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 29

2.2.1 Nội dung khảo sát 29

2.2.2 Phương pháp khảo sát 29

2.3 Phân tích kết quả khảo sát thực trạng 30

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thiết kế và tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 30

2.3.2 Thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 37

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN VÀ THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 42

3.1 Đề xuất một số trò chơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint 2010 để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn 42

3.1.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập cho trẻ 42

3.1.2 Hệ thống các trò chơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint 2010

45 3.2 Thử nghiệm sư phạm 71

3.2.1 Mục đích thử nghiệm 71

3.2.2 Địa điểm thử nghiệm 71

3.2.3 Nội dung và phương pháp thử nghiệm 71

3.2.5 Giáo án thử nghiệm 71

3.2.6 Kết quả thử nghiệm 80

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 8

Nó còn là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức, tình cảm, đạo đức,thẩm mỹ của trẻ về thế giới xung quanh Các nhà khoa học đã nghiên cứuđược rằng trẻ em lứa tuổi mầm non là thời kì phát triển mạnh mẽ nhất về ngônngữ Khi trẻ biết nói và hiểu lời nói của người lớn sẽ giúp trẻ dễ dàng giaotiếp và tích cực giao tiếp với người lớn hơn nữa.

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo Theo nhàtâm lý học G Piaget trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là mộtnhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi củatrẻ với môi trường Có thể nói, khi trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, trẻthực sự là một chủ thể hoạt động tích cực (trẻ đi lại, trao đổi, nói năng mộtcách tự do, trẻ tự giải quyết vấn đề…) Vì thế, hoạt động vui chơi có ảnhhưởng lớn đến các mặt phát triển của trẻ Trò chơi sẽ là một phương tiện giáodục toàn diện cho trẻ Trong đó, trò chơi học tập là một trò chơi được các giáo

Trang 9

viên mầm non sử dụng khá nhiều trong quá trình dạy học cho trẻ Khi thamgia vào trò chơi học tập trẻ sẽ lĩnh hội được ở cả hai mặt: vui chơi và nhậnthức Trẻ sẽ vừa được vui chơi, vừa được lĩnh hội những kiến thức có trongtrò chơi mà không cảm thấy bị căng thẳng hay gò bó Chính vì vậy mà tròchơi học tập được sử dụng vừa là phương pháp dạy học vừa là hình thức tổchức dạy học cho trẻ mẫu giáo với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”.

Hiện nay ở các trường mầm non, việc sử dụng trò chơi vào hình thứcdạy học rất phổ biến Tuy nhiên, thường thì các trò chơi sẽ được phục vụ chocác hoạt động học như hoạt động làm quen môi trường xung quanh, hoạt độnglàm quen với các biểu tượng toán, hoạt động tạo hình… Còn ở hoạt động pháttriển ngôn ngữ cho trẻ còn rất hạn chế Bên cạnh đó, việc sử dụng trò chơi họctập vẫn phổ biến nhưng không được giáo viên chú trọng vào các hoạt độnghọc Và trò chơi học tập kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ cũng vậy, nócòn khá ít, thường thì công việc phát triển ngôn ngữ chỉ được thực hiện khi côtrao đổi với trẻ về một điều gì đó, hoặc thông qua những cuộc đối thoại giữatrẻ với người lớn Giáo viên sẽ ít khi nào để ý đến việc trẻ phát ra âm thanhcủa từ và hiểu ý nghĩa của từ đó có đúng hay không Trong khi đối với trẻ ởlứa tuổi mẫu giáo, công việc phát triển ngôn ngữ là một điều hết sức quantrọng và đáng được quan tâm ở các trường mầm non

Qua nghiên cứu, tìm hiểu các biện pháp, phương pháp phát triển ngônngữ cho trẻ mẫu giáo thì chúng tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin,đặc biệt là việc sử dụng phần mềm PowerPoint đã khiến vốn từ của trẻ ngàycàng được nâng cao và mở rộng hơn Powerpoint 2010 xuất hiện đã có tínhnăng vượt trội hơn hẳn so với PowerPoint 2003 và PowerPoint 2007, nó cóthể tạo ra những bài giảng vô cùng hấp dẫn, sinh động, lạ mắt với những giaodiện, hình ảnh đẹp, lạ mắt Điều này sẽ góp phần kích thích hứng thú học tập,lòng ham hiểu biết và tư duy sáng tạo của trẻ Tuy nhiên việc ứng dụng phần

Trang 10

mềm này vào thiết kế bài giảng điện tử trong tổ chức các hoạt động nói chung

và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng còn chưa thực sự hiệu quả Ở trườngmầm non nhiều giáo viên đã ứng dụng phần mềm PowerPoint 2010 trongviệc tổ chức các trò chơi học tập cho trẻ nhưng chưa phát huy hết tính năngcủa phần mềm này Nhiều giáo viên cho rằng: thiết kế trò chơitrên Powerpoint mất thời gian, phức tạp…Như vậy, giờ học sẽ không manglại hiệu quả cao, trẻ cảm thấy mệt mỏi, tẻ nhạt

Chính vì lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Phát triển ngôn

ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint 2010”

2 Lịch sử nghiên cứu

Ngôn ngữ cũng chính là vấn đề mà có rất nhiều các nhà khoa học từcác lĩnh vực khác nhau như: Tâm lí học, triết học, xã hội học, ngôn ngữ học,giáo dục học,… đi sâu, tìm tòi, nghiên cứu và đã đạt được nhiều thành tựu tolớn đáng kể

Ở nước ngoài không thể không kể đến thành tựu của các nhà khoa họcnổi tiếng như: L.X.Vugôtxky, V.X Mukhina, F.D Usinxky, R O Shor,O.B.Encônhin, Piegie, M.M.Konxova, M.I.Lixinna, L.I.Bozovich, A.Z Ruxkai,

V

í d ụ :

V.X Mukhina với “Tâm lí học mẫu giáo”

M.M.Konxova với “Dạy nói cho trẻ trước tuổi đi học”

A.N.Xookolop với “Lời nói bên trong và tư duy”

Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng được đông đảo các

nhà giáo dục quan tâm và đi vào nghiên cứu như: “Tiếng việt và phương

pháp phát triển lời nói cho trẻ” của các tác giả Nguyễn Quang Ninh, Bùi Kim

Tuyến, Lưu Thị Lan, Nguyễn Thanh Hồng Dựa vào đó tác giả xây dựng các

Trang 11

phương pháp nhằm phát triển và hoàn thiện lời nói cho trẻ; “Phương pháp

phát triển

Trang 12

Luận án Phó tiến sĩ của Lưu Thị Lan: “Những bước phát triển ngôn

ngữ của trẻ từ 1 - 6 tuổi” trên cơ sở tư liệu ngôn ngữ trẻ em Hà Nội (1996).

Trong cuốn sách “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”

(NXB ĐHQG, 2005) của Hoàng Thị Oanh - Phạm Thị Việt - Nguyễn KimĐức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo dục toàn diệncho trẻ và nêu sơ lược về nội dung, phương pháp, biện pháp để luyện phát âm,phát triển vốn từ dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc chotrẻ

Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn “Phương pháp phát triển

ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo” (NXB ĐHSP, 2004) là giáo trình đầu tiên đề cập

một cách toàn diện, chi tiết, tỉ mỉ và cụ thể có hệ thống các vấn đề khoa học

và thực tiễn về phương pháp phát triển tiếng mẹ đẻ đang được thực hiệntrong các lớp nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta bằng phương pháp tiếp cận hoạtđộng - nhân cách tích hợp Đồng thời ông cũng đưa ra cách sửa lỗi phát âm vàmột số trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Hay trong Tạp chí GDMN số 01/2009, có bài “Một số biện

pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của tiến sĩ Bùi Kim Tuyến cũng

đề cập tới việc tạo thói quen nói đúng ngữ pháp cho trẻ thông qua việc giao tiếpvới trẻ

Còn nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập về vấn đề này Tuynhiên chưa có tác giả nào đi sâu vào việc nghiên cứu phương pháp phát triểnngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint

2010 hoặc chỉ dừng lại ở việc phát triển ngôn ngữ thông qua các trò chơi họctập Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và cùng những lí do ở trên

chúng tôi quyết định chọn vấn đề “ Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Trang 13

lớn thông qua trò chơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint 2010” làm

đề tài nghiên cứu và tìm hiểu

Trang 14

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu các trò chơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint 2010nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thử nghiệm hiệu quả các trò chơi học tập sử dụng phần mềmPowerPoint 2010 trong hoạt động học ở trường mầm non

5 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu:

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua trò chơi học tập sửdụng phần mềm PowerPoint 2010

5.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn bằng trò chơi học tập sử dụngphần mềm PowerPoint 2010

6 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập, đọc và tổng hợp các tàiliệu lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra

- Phương pháp thử nghiệm

- Phương pháp thống kê toán học

7.Cấu trúc của đề tài

Ngoài các phần: mở đầu và kết luận Khóa luận có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2:Thực trạng việc thiết kế trò chơi học tập sử dụng phần mềmPowerPoint 2010 để phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn

Chương 3: Đề xuất một số trò chơi học tập sử dụng phần mềmPowerPoint 2010 nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn và thửnghiệm sư phạm

Trang 15

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Từ là đơn vị nhỏ nhất, là một âm hay một tổ hợp âm có nghĩa của mộtngôn ngữ, có khả năng hoạt động độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xâydựng nên câu

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, bao gồm hình thức âm thanh ổn định

và hoàn chỉnh về ý nghĩa Hai phần này liên quan mật thiết và hỗ trợ cho nhau

để biểu hiện ý nghĩa của con người Từ không chỉ biểu thị các sự vật hiệntượng đơn lẻ mà biểu thị cả một nhóm sự vật hiện tượng tập hợp lại theo mộtdấu hiệu nhất định, do đó từ có tính chất khái quát cao

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp - Từ vựng học Tiếng Việt, Hà Nội1985: Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất, có ý nghĩa dùng để tạocâu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “chữ” viết “rời” Qua các địnhnghĩa trên cho thấy, dù chưa có sự thống nhất nhưng đã có quan điểm chung

về Từ Tiếng Việt ở chỗ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ

âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, táihiện tự do trong lời nói để tạo nên câu

1.1.1.2 Vốn từ

Vốn từ của một ngôn ngữ là “tổng số và hệ thống toàn bộ từ và cụm từ

cố định của ngôn ngữ đó” Mỗi một ngôn ngữ phát triển có một khối lượng từ

Trang 16

phong phú có thể lên tới hàng chục vạn từ Vốn từ vựng của một ngôn ngữbao gồm nhiều lớp từ, nhiều nhóm từ không đồng nhất và có đặc trưng khácnhau Trong vốn từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào cũng tồn tại những từ mới

và những từ cũ, những từ phổ biến chung và những từ địa phương, những từchuẩn mực và những từ vay mượn, từ chuyên môn

Dựa vào tần số sử dụng của các từ trong đời sống xã hội, người ta phânchia vốn từ thành hai loại: vốn từ tích cực và vốn từ thụ động Vốn từ tích cực

là những từ được con người nắm vững, có tần số sử dụng cao trong cuộc sốnghằng ngày Vốn từ thụ động: gồm những từ ít hoặc không được sử dụng Đó

là những từ không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại (bao cấp, tem phiếu )hoặc mang nghĩa riêng, chưa được sử dụng rộng rãi

Đối với trẻ mầm non, vốn từ tích cực là những từ trẻ hiểu được và biếtvận dụng trong các tình huống giao tiếp Còn vốn từ thụ động là những từ trẻchưa hiểu ý nghĩa hoặc có hiểu nhưng không biết vận dụng trong giao tiếp(không nói ra được) Như vậy nghiên cứu phát triển vốn từ cho trẻ không chỉ

là mở rộng vốn từ, làm giàu vốn từ về mặt số lượng mà phải tích cực hoá vốn

từ trong giao tiếp

1.1.1.3 Từ loại

Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp Đó lànhững lớp từ có chung ngữ pháp Những đặc trưng của lớp từ đó được sửdụng là tiêu chuẩn tập hợp và phân loại

Trang 17

Theo tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại Tiếng Việt hiện đại”, căn cứvào chức năng cú pháp của từ, ông đã chia vốn từ Tiếng Việt thành hai loạilớn, đó là thực từ và hư từ:

1 Thực từ: gồm các từ loại danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ

2 Hư từ: gồm các loại từ định từ, phó từ, kết từ, tình thái từ

=>Tóm lại: Từ là đơn vị cơ bản để xây dựng câu, không có từ thì không

có ngôn ngữ Trẻ mẫu giáo được tiếp xúc thường xuyên với ngôn ngữ TiếngViệt sẽ có cơ hội được hình thành khái niệm về từ, hiểu được ý nghĩa của từ vàtập sử dụng vốn từ Tiếng Việt trong các tình huống giao tiếp một cách chủđộng, tích cực, góp phần vào quá trình củng cố và phát triển tiếng Việt

1.1.1.4 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi

a Đặc điểm ngữ âm

Ở thời kỳ này trẻ hoàn hiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âmcuối, thanh đệm, thanh điệu dần dần được định vị Trẻ phát âm đúng hầu hếtcác âm vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, vần khó (ươu, uông, iêu…)

Trẻ biết điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp đểphù hợp với từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn Tuyvậy, ở tuổi này trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn lẫn khi phát âmmột vài phụ âm và nguyên âm( l-n, ch-tr, x-s,… uô, iê, ươ ) và thanh điệu (

Đến cuối 6 tuổi về cơ bản trẻ phát âm đúng, trừ một số trường hợp do

Trang 18

sống (do những người xung quanh trẻ phát âm sai dẫn đến trẻ bắt chước vàphát âm sai theo.)

b Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn

Trẻ mẫu giáo lớn đã trong giai đoạn trưởng thành vì thế mà trẻ có nhucầu rất lớn về nhận thức, trẻ khát khao được tìm hiểu, khám phá thế giới xungquanh mình Các nhà nghiên cứu giáo dục đều khẳng định rằng phát triển vốn

từ là nền tảng quan trọng để phát triển ngôn ngữ, có ý nghĩa quan trọng đếnmọi mặt sau này của trẻ

* Về số lượng

So với nhà trẻ, trẻ mẫu giáo có số lượng từ nhiều hơn hẳn Về số lượng

từ của trẻ mẫu giáo, các nhà ngôn ngữ học và tâm lý học có đưa ra những sốliệu khác nhau:

đó quan trọng nhất là các tác động của môi trường như: sự tiếp xúc ngôn ngữthường xuyên của những người xung quanh, trình độ của bố, mẹ

* Về từ loại

Theo Xtecnơ, lớp từ loại xuất hiện nhiều và trước hết trong vốn từ củatrẻ là danh từ, động từ và sau đó mới đến các loại từ khác

Trang 19

Theo Lưu Thị Lan ở ngôn ngữ của trẻ em mẫu giáo tỷ lệ từ loại nhưtính từ, trạng từ, quan hệ từ được tăng lên, nhưng động từ lại giảm đi so vớitrẻ tuổi nhà trẻ.

Nếu 3 tuổi: Danh từ chiếm 40,2%

V

ề d a n h t ừ: nội dung ý nghĩa của danh từ được mở rộng, phong phúhơn ở những từ có ý nghĩa rộng

VD: từ “quả” có khoảng 15 loại quả khác nhau (cũng như từ “ cá”,

“cây”, “phương tiện giao thông”…)

Những từ chỉ nghề nghiệp của người lớn tăng, ở trẻ còn có những danh

từ mang tính văn học

VD: áng mây, đóa hoa…

Trẻ biết sử dụng một số từ chỉ những khái niệm trừu tượng

VD: kiến trúc, tài năng, sáng tạo… mặc dù trẻ chưa hiểu hết ý nghĩacủa từ đó

V

ề đ ộ n g t ừ :

Phần lớn là những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm nhữngnhóm từ mới như: nhảy nhót, rơi lộp độp, leng keng… những động từ chỉ sắc

Trang 20

thái khác nhau như: chạy vèo vèo, chạy lung tung, chạy loạn xạ… xuất hiệnthêm những động từ có nghĩa trừu tượng: giáo dục, khánh thành… Trẻ mẫugiáo lớn đã phân biệt được những từ ngữ có gần nghĩa nhau, ví dụ: “băm”,

“chặt” Cũng như một số từ có nhiều nghĩa khác nhau như: đánh đổ, đánh máhồng, đánh bóng

V

ề t í n h t ừ: Phát triển về số lượng cũng như chất lượng tính từ Trẻ sửdụng nhiều từ có tính gợi cảm: chua chua, chua loét, ngọt lịm, to đùng, trònxoe, tròn vo, đỏ lòm… Trẻ sử dụng chính xác các từ ngữ chỉ tính chất khônggian như: dài - ngắn, rộng - hẹp, cao - thấp… các từ chỉ tốc độ như: nhanh -chậm , các từ chỉ màu sắc: vàng, đỏ, xanh, hồng, tím…

Từ tượng hình, tượng thanh: bập bùng, rì rào, lộp độp…

Trẻ biết dùng những từ trái nghĩa: dày - mỏng, đẹp - xấu, ngoan - hư,khỏe - yếu…

Vốn từ của trẻ mang tính chất cá nhân rõ rệt, cùng một lứa tuổi nhưng

có trẻ vốn từ rất nghèo nàn, có trẻ vốn từ rất phong phú Điều đó phụ thuộcvào sự tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên của những người xung quanh, đặcbiệt là trình độ của bố mẹ và phụ thuộc vào những yếu tố khác

Trang 21

c Đặc điểm ngữ pháp

Qua điều tra vốn ngôn ngữ của trẻ các nhà khoa học đã rút ra nhận xét:

Tỷ lệ câu nói ngữ pháp, câu mở rộng thành phần, câu ghép được tăng dầntheo độ tuổi Các câu có cấu trúc đơn giản giảm dần

Trẻ 13-18 tháng câu 1 từ chiếm 50%, câu cụm từ chiếm 46,21%

Trẻ 19-21 tháng câu cụm từ chiếm 42,21%, câu C-V chiếm 24,29%Trẻ 25-30 tháng câu C-V chiếm 29,42%, câu C-V-B chiếm 19,57%Trẻ 31-36 tháng câu C-V chiếm 19,57%, câu C-V-B chiếm 22,84%Câu ghép đẳng lập chiếm 25,57%

Trẻ đã có những tiến bộ lớn trong việc tiếp nhận và sử dụng các loạicâu trong hệ thống câu tiếng Việt, xong trẻ vẫn còn mắc một số lỗi khi cấutrúc câu như: từ trong câu sắp xếp sai trật tự, không rõ ràng hay thiếu từ trongcâu, diễn đạt thiếu rõ ràng (VD: Trẻ nói: “Ông bà kẹo”; câu cần nói: “ Ông bàđưa kẹo cho con”)

Bước sang giai đoạn 4-6 tuổi thì trẻ rất ít sử dụng câu 1 từ mà thườngdùng các loại câu: câu cụm từ, câu đơn đầy đủ thành phần (C-V), câu đơn mởrộng thành phần, câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ

Xét về loại hình câu thì số lượng không tăng nhưng thành phần trongtừng câu đều có sự mở rộng, phát triển

Nếu trẻ 3 tuổi nói câu đơn C-V (là một từ) VD: Áo đẹp, Hoa thơm, Kẹongọt…

Thì trẻ 4-6 tuổi đã nói câu có cụm từ làm chủ ngữ hoặc làm vị ngữ ( Vídụ: Bông hoa này rất thơm, Cái áo này rất đẹp…)

Thành phần trạng ngữ, bổ ngữ cũng được mở rộng (Ví dụ: Hôm nay ởnhà, con được mẹ cho đi chợ mua quần áo với mũ)

Các loại câu phức cũng đươc mở rộng Trẻ biết nói các câu hoàn chỉnh

để kể lại nội dung câu chuyện hoặc diễn tả sự hiểu biết, diễn tả điều mong

Trang 22

VD: Mẹ con đánh con vì con trêu em Hoa.

Trẻ đã có bước tiến khá xa trong việc sử dụng các loại câu so với tuổinhà trẻ, nhưng trẻ mẫu giáo vẫn còn hạn chế: Từ dùng trong câu nhiều khichưa chính xác, khi thừa, khi thiếu, vị trí sắp xếp các từ trong câu cũng chưađúng nên câu dài mà nghĩa không rõ ràng

d Đặc điểm ngôn ngữ mạch lạc

Ở tuổi mẫu giáo lớn, trẻ tích cực tham gia trò chuyện với người lớn, vớibạn hơn Trẻ có thể đàm thoại về những gì trẻ biết hoặc đã được nghe, đọc từtrước Trẻ có thể tranh luận, đưa ra ý kiến của mình

Tư duy của trẻ phát triển hơn, trẻ có thể nhận biết những dấu hiệu, đặcđiểm, đặc trưng, có thể đưa ra những phân tích đầy đủ về sự vật, hiện tượng.Bằng ngôn ngữ, trẻ có thể diễn đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, sự hiểu biết củamình

Trẻ biết xây dựng câu chuyện tương đối liên tục, rõ ràng, phong phútheo đề tài cho sẵn hoặc kể theo tranh, đồ chơi, đồ vật Nhưng trẻ vẫn cần cócâu mẫu của giáo viên

1.1.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn

1.1.2.1 Đặc điểm tâm lý

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ: Đến tuổi Mẫu giáo lớn hầu hết trẻ đãbiết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày.Ngôn ngữ trở thành phương tiện chủ yếu để trẻ giao tiếp với những ngườixung quanh và là cơ sở để cải tổ các quá trình tâm lí, giúp cho đời sống tinhthần của trẻ có một chất lượng mới phong phú, sâu sắc hơn và hòa nhập với

xã hội tốt hơn, là phương tiện làm cho tư duy của trẻ nâng lên một trình độmới so với độ tuổi trước

Trang 23

Đặc điểm phát triển về trí nhớ: Trí nhớ bắt đầu có chủ định và có tínhlôgic bắt đầu phát triển.Những gì trẻ hiểu, trẻ thích, có ý nghĩa, có ấn tượngmạnh mẽ với trẻ thường được ghi nhớ bền vững hơn Tuy vậy, trí nhớ máymóc vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ.

Đặc điểm phát triển về tư duy: Tư duy trực quan hình tượng phát triểnmạnh và xuất hiện một kiểu tư duy mới- tư duy trực quan sơ đồ

Đặc điểm phát triển về trí tưởng tượng: Trẻ có trí tưởng tượng rấtphong phú.Tưởng tượng có chủ định được hình thành

Sự tự ý thức (ý thức bản ngã): Trẻ đã hiểu được mình là người như thếnào? Có những phẩm chất gì? Những người xung quanh đối xử với mình rasao? Tại sao lại thế?

Mặt khác trẻ có thể đánh giá được sự thành công, thất bại của mình,đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của mình đó là cơ sở để quá trình tâm líchuyển dần sang quá trình có chủ định, qua đó phẩm chất ý chí được hìnhthành và nhân cách của trẻ phát triển mạnh bởi nó có khả năng điều chỉnh củabản thân trẻ

Tiến vào bước ngoặt 6 tuổi Tuổi mẫu giáo lớn, là thời kỳ trẻ đang tiếnvào bước ngoặt 6 tuổi với sự biến đổi của hoạt động chủ đạo Hoạt động vuichơi vẫn giữ vai trò chủ đạo trong suốt thời kì mẫu giáo, nay những yếu tốcủa hoạt động học tập bắt đầu nảy sinh để tiến tới giữ vị trí chủ đạo ở giaiđoạn sau bước ngoặt 6 tuổi Do đó, bước ngoặt 6 tuổi là sự kiện quan trọngkhiến các nhà giáo dục cần phải quan tâm, một mặt là để giúp trẻ hoàn thiệnnhững thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác làtích cực chuẩn bị cho trẻ đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập

và cuộc sống ở trường phổ thông

1.1.2.2 Đặc điểm sinh lý

Đặc điểm thời kì này là biến đổi về chất lượng hơn là số lượng.Trẻchậm lớn hơn so với thời kì bú mẹ: chiều cao trung bình tăng từ 4-6 cm đạt

Trang 24

Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và ngoạibiên đã biến hóa, chức năng phân tích tổng hợp của võ não đã hoàn thiện, sốlượng các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều, trí tuệ phát triển nhanh, do

đó trẻ có thể nói những câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tượng sâu sắc vềnhững người xung quanh

Về hệ tuần hoàn, thành phần máu của trẻ 5 - 6 tuổi cũng tăng lên vàbiến đổi về chất: huyết sắc tố: 80 - 90%, hồng cầu: 4,5 - 5 triệu đơn vị, bạchcầu: 7 - 10 nghìn, tiểu cầu: 200 - 300 nghìn Ngoài ra tần số bóp tim cũng tănglên từ 80 - 110 lần trong phút

Về hệ hô hấp, nhịp thở của trẻ giảm dần, cơ quan phát âm của trẻ cũngphát triển và hoàn thiện làm cho ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển

Cuối tuổi Mẫu giáo, trí tuệ, thể chất và tính khéo léo phát triển nhanhhơn, lúc này trẻ đã biết chơi với nhau, đã học thuộc được những bài thơ, bàihát ngắn Vì vậy tác động tốt hay xấu của môi trường xung quanh dễ tác độngđến trẻ

1.1.3 Đặc điểm tư duy (nhận thức) của trẻ mẫu giáo lớn

Trẻ 5 - 6 tuổi, các hiện tượng tâm lý như tri giác, trí nhớ, tưởng tượng

về cơ bản là sự nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi 4- 5 nhưng chất lượng mới hơnthể hiện ở:

Mức độ phong phú của các kiểu loại

Mức độ chủ định các quá trình tâm lý rõ ràng hơn, có ý thức hơn

Trang 25

Tính mục đích hình thành và phát triển ở mức độ cao hơn.

Độ nhạy cảm của các giác quan được tinh nhạy hơn

Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lý được phát triển

Ở đây chúng ta chỉ đề cập tới quá trình phát triển tâm lý phát triểnmạnh mẽ và đặc trưng nhất đó là tư duy

Sự phát triển tư duy ở độ tuổi này là mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác

và thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, thôngtin giữa mới và cũ, gần và xa…

* Đặc tính chung của sự phát triển tư duy:

Trẻ đã biết phân tích tổng hợp không chỉ dừng lại ở đồ vật, hình ảnh màngay cả từ ngữ

Tư duy của trẻ dần dần mất đi tính duy kỷ, tiến dần đến khách quan,hiện thực hơn

Dần dần trẻ phân biệt được thực và hư

Đã có tư duy trừu tượng với các con số, không gian, thời gian, quan hệ

1.1.4 Một số vấn đề về trò chơi

1.1.4.1 Khái niệm trò chơi

Chơi là một dạng hoạt động độc lập, tự do và tự nguyện của trẻ mẫugiáo Chơi không nhằm tạo ra sản phẩm mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu được

Trang 26

chơi của trẻ Nội dung chơi luôn phản ánh hiện thực cuộc sống xung quanh vàtrong khi chơi bằng ngôn ngữ của mình trẻ cùng nhau trao đổi, thỏa thuận làmchính xác ý định và vạch ra nội dung

Đã có nhiều khái niệm về từ “chơi”, trong tiếng anh có 59 định nghĩa

về chơi, chơi được gọi là “play” có nghĩa là vui đùa, giải trí

Theo tác giả Văn Tân trong cuốn Từ điển tiếng Việt thì chơi có nghĩa là

hoạt động bằng chân, tay hoặc bằng trí tuệ nhằm mục đích thấy cái vui, thỏamãn ý thích

Trong tác phẩm “Về phạm trù chơi trong giáo dục học mầm non” của Đặng Thành Hưng thì “Chơi và hoạt động chơi là phạm trù rộng lớn, cần

được giải thích trên nguyên tắc tiến hóa, nó là một dạng hoạt động của sinh vật Ở người chơi là một hoạt động ngày càng được xã hội hóa.”

Tuy có những quan niệm khác nhau nhưng họ đều có sự thống nhấtxem chơi như một hoạt động tự nguyện, bày ra để giải trí và hoạt động chơi làmột dạng hoạt động mang tính xã hội của con người

Vui chơi là một hoạt động cần thiết ở mọi lứa tuổi mà trò chơi là hìnhthức bày ra để vui chơi giải trí Tác giả Lê Vũ thì cho rằng trò chơi là mộthoạt động vui chơi chứa đựng một chủ đề, một nội dung nhất định, có nhữngquy định bắt buộc người tham gia phải tuân theo

Từ những cách hiểu trên chúng tôi thống nhất với quan điểm cho rằng:Trò chơi là hình thức vật chất của chơi, hoạt động chơi mang tính chất xã hội.Trò chơi chính là một kiểu phổ biến của chơi Nó chính là chơi có quy luật, cóquy định rõ ràng, kết quả và yêu vầu của hoạt động có tính cạnh tranh tháchthức đối với người tham gia

1.1.4.2 Đặc điểm trò chơi

Chơi là một hoạt động Ngoài những đặc điểm giống với các hoạt độngkhác như phương hướng, có mục đích, có sự tham gia tích cực của cả cá nhânthì nó còn có những đặc điểm chuyên biệt sau:

Trang 27

Động cơ của trò chơi không nằm ở kết quả mà nằm ngay trong bản thântrò chơi Trong trò chơi, trẻ không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thực tiễn màxuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ.

Trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ và mang tính tự do, tự nguyện Tính tự

do, tự nguyện ở các trò chơi khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau

Trong trò chơi trẻ em sẽ có những sáng kiến và đó chính là sự hiện diệncủa mầm sống sáng tạo

Trò chơi luôn mang lại sự thỏa mãn và niềm vui cho người chơi

1.1.4.3 Phân loại trò chơi

Có rất nhiều cách để phân loại trò chơi cho trẻ em trên thế giới nóichung và ở Việt Nam nói riêng

a Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển gồm 3 nhóm:Nhóm 1: Gồm các trò chơi nhằm phát triển rèn luyện các giác quan cho trẻ Nhóm 2: Gồm các trò chơi vận động, nhằm phát triển và tập luyện vận

động cho trẻ

Nhóm 3: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ

b Phân loại trò chơi theo chức năng, bản năng gồm 2 nhóm:

Nhóm 1: Gồm các trò chơi thực hành: Trò chơi trí tuệ - Trò chơi vậnđộng

Nhóm 2: Gồm các trò chơi theo bản năng: Trò chơi săn bắn - trò chơichăm sóc - trò chơi gia đình và xã hội - trò chơi bắt chước

c Phân loại trò chơi theo nguồn gốc và cấu trúc trò chơi gồm 3 nhóm:Nhóm 1: Gồm các trò chơi luyện tập dành cho trẻ dưới 2 tuổi

Nhóm 2: Gồm các trò chơi kí hiệu dành cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi

Nhóm 3: Gồm các trò chơi có quy tắc (có luật) dành cho trẻ từ 4, 7, 12tuổi chủ yếu là 7 đến 12 tuổi

Trang 28

Nhóm 1: Nhóm những trò chơi sáng tạo gồm: Trò chơi đóng vai theochủ đề, trò chơi lắp ghép - xây dựng, trò chơi đóng kịch

Nhóm 2: Nhóm trò chơi có luật gồm: Trò chơi học tập, trò chơi vận động

1.1.4.4 Trò chơi học tập

a Khái niệm trò chơi học tập

Trò chơi, bản thân nó là một hoạt động trực tiếp với tính hấp dẫn tựthân của mình có một tiềm năng lớn để trở thành một phương tiện dạy họchiệu quả, kích thích sự hứng thú nhận thức và niềm say mê học tập của ngườihọc Học tập thông qua trò chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ dễ dàng và bền vững hơn

Trò chơi học tập khác với những trò chơi khác là ở chỗ, nhiệm vụ nhậnthức và luật chơi trong trò chơi đòi hỏi người chơi phải huy động trí óc làmviệc thực sự nhưng chúng lại được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thú

vị (chơi là phương tiện, học là mục đích) Học trong quá trình chơi là là quátrình lĩnh hội tri thức nhẹ nhàng, tự nhiên không gò bó, khơi dậy hứng thú tựnguyện và giảm thiểu sự căng thẳng cho trẻ

Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ racho trẻ chơi Đó là loại trò chơi đòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạtđộng trí tuệ để giải quyết nhiệm vụ học tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi,qua đó mà trí tuệ của trẻ được phát triển

b Đặc điểm trò chơi học tập

Trò chơi học tập là loại trò chơi mà nhiệm vụ trí lực được thực hiệndưới hình thức nhiệm vụ vui chơi thoải mái Nội dung học tập được lồng ghépvào nội dung chơi, động cơ học tập hòa quyện vào động cơ chơi Việc thựchiện các thao tác chơi, hành động chơi chính là việc thực hiện các nhiệm vụtrí dục Như vậy giữa chơi và học có quan hệ chặt chẽ với nhau Do vậy “học

mà chơi, chơi mà học” được xem là phương thức học tập độc đáo của trẻ lứatuổi mầm non

Trang 29

Nội dung chơi: Là nhiệm vụ nhận thức mà trẻ phải giải quyết trong quátrình chơi và phải có kết quả.

Hành động chơi: Là những thao tác mà trẻ phải thực hiện nhiệm vụ màtrò chơi đặt ra Hành động chơi càng phong phú bao nhiêu thì trò chơi càng líthú bấy nhiêu Hệ thống các thao tác trong hành động chơi do nhiệm vụ chơiquy định và được diễn ra theo một luật chơi Các hành động chơi như làhọa tiết của chủ đề chơi, những hành động ấy càng phong phú, đa dạng baonhiêu thì trẻ tham gia vào trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân tròchơi cũng hấp dẫn bấy nhiêu Thật vậy, hành động chơi càng phong phú đadạng điều đó có nghĩa là đứa trẻ tham gia vào trò chơi rất tích cực Tính tíchcực của trẻ bộc lộ đã tạo cho cô giáo có cơ hội được hình thành mối quan hệqua lại giữa các trẻ với nhau, trẻ biết hành động theo thứ tự, theo lượt phù hợpvới trò chơi, biết tính đến mong muốn của người khác và biết giúp đỡ bạn bèlúc khó khăn

Luật chơi: là những quy định mà nhất thiết trẻ phải tuân thủ trong khichơi, nếu phá vỡ chúng thì trò chơi cũng bị phá vỡ

Trong trò chơi học tập hành vi chơi và động cơ chơi có sự thống nhấtchặt chẽ với nhau và bao giờ cũng có kết quả nhất định, trẻ nhận được kết quảhành động

Trong trò chơi học tập, luôn tồn tại mối quan hệ qua lại giữa cô và trẻ

và giữa trẻ với nhau.Quan hệ chơi do nhiệm vụ chơi, hành động chơi, luậtchơi quy định

Tính tự lập và sáng kiến của trẻ được thể hiện qua quá trình trẻ thựchiện các thao tác chơi, hành động chơi, tự lựa chọn các phương thức hànhđộng trong các tình huống chơi, trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo nhữnghiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức hoặcphán đoán được tình huống xảy ra nhằm thay đổi chiến thuật chơi của mình

Trò chơi học tập phong phú và đa dạng về thể loại có nhiều cách phân

Trang 30

tế có nhiều cách phân loại theo các tiêu chí khác nhau như theo nội dung chơi:trò chơi giáo dục nhận thức, trò chơi làm quen với thiên nhiên,trò chơi pháttriển ngôn ngữ, hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng.Theo chủ đề chơihoặc không có chủ đề, trò chơi đi du lịch, trò chơi theo nhiệm vụ, trò chơi đềnghị, trò chơi đàm thoại, trò chơi giải đáp Theo tính chất sử dụng đồ chơi vàtài liệu học tập trò chơi với đồ vật, trò chơi bằng lời

* Ý nghĩa:

Trò chơi học tập có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ Nó vừa là conđường vừa là phương tiện góp phần phát riển trí tuệ của trẻ mẫu giáo Trongquá trình chơi trẻ phải huy động và sử dụng các giác quan, ngôn ngữ củamình để thực hiện các thao tác chơi, nhiệm vụ chơi Nhờ vậy các giác quancủa trẻ cũng trở nên nhanh nhạy, ngôn ngữ trở nên mạch lạc và tư duy pháttriển hơn Mặt khác, trò chơi học tập sẽ giúp trẻ củng cố, khắc sâu các biểutượng các tri thức, khái niệm một cách có hệ thống

Các trò chơi học tập sẽ giúp trẻ nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quáthóa các tri thức đã được lĩnh hội trước đó Trò chơi học tập còn giúp trẻ rènluyện và phát triển trí nhớ Các biểu tượng tri thức được lồng vào nội dungcủa trò chơi sẽ giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc hơn

Trò chơi học tập giúp trẻ phát huy tính tự giác tích cực, chủ động củatrẻ Khi hứng thú trẻ đã được kích thích thì trẻ sẽ hào hứng chủ động vớinhiệm vụ học tập là cơ sở giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ các kiến thức

Tóm lại, trò chơi học tập ảnh hưởng sâu sắc tới trẻ Trẻ hứng thú vớivới hoạt động, trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực Trò chơi với chúng

là học tập, trò chơi với chúng là lao động, cũng có khi trò chơi với chúng làmột hình thức giáo dục nghiêm túc

c Cách tiến hành trò chơi học tập

- Trò chơi học tập được thực hiện theo quy trình 3 bước sau:

Trang 31

Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.

+ Giới thiệu trò chơi mới

+ Hỏi lại trò chơi cũ

- Nội dung, hành động và nêu ra luật chơi

- Xác định số lượng tham gia vào trò chơi

- Xác định vị trí của cô giáo và các trẻ khác trong trò chơi

- Cô kịp thời khen ngợi, động viên trẻ

- Nếu trẻ chơi sai luật thì chơi xong một lượt, cô gợi ý cho các trẻ khácnhận xét, trên cơ sở đó cô giúp trẻ nhớ lại luật chơi để thực hiện cho đúng

Bước 3: Nhận xét

- Định lượng: kết quả nhiệm vụ nhận thức của trẻ về số lượng cụ thể

- Định tính: Trẻ có thực hiện đúng luật chơi, đoàn kết, tương thântương ái không?

1.1.5 Phần mềm PowerPoint 2010

1.1.5.1 Giới thiệu khái quát về phần mềm PowerPoint

PowerPoint là một phần mềm chuyên dụng của Microsoft Office chophép người dùng thiết kế các trang dữ liệu (Data Slide) minh họa trên mànhình MVT với mục đích là trình diễn, báo cáo PowerPoint có nhiều chứcnăng như: cho phép đưa lên các trang màn hình có những dữ liệu khác nhau

Trang 32

bao gồm hình ảnh, hoạt hình, âm thanh, các biểu đồ…Mỗi vùng dữ liệu đượcđặt trong một khung riêng biết trở thành một đối tượng độc lập, sử dụng thanhcông cụ với những chức năng tự động hóa, chức năng liên kết với các hìnhảnh, đoạn phim… để thiết lập các đặc tính cho mỗi khung dữ liệu bao gồm:thứ tự xuất hiện trên màn hình, hình thức xuất hiện, âm thanh, liên kết… Ứngdụng các kỹ thuật này để thiết kế các bài trình diễn, thuyết minh khoa học,…rất trực quan, sinh động, hấp dẫn và thu hút sự chú ý của người xem vào cácvấn đề được trình bày Đây là một phương tiện tốt để truyền đạt thông tin, làmột công cụ nghe nhìn, huy động được các giác quan, tạo hứng thú cho ngườihọc khi tiếp thu kiến thức, vì vậy trong giảng dạy nó được sử dụng làm mộtphương tiện dạy học hết sức thuận tiện, khi trình chiếu chỉ cần nhấp chuột, đểlần lượt đưa ra màn hình những nội dung cần giới thiệu giúp cho giáo viênhoàn toàn chủ động trong quá trình dạy học Vì vậy muốn sử dụngPowerPoint để dạy học có hiệu quả giáo viên không những có kiến thức vềphần mềm PowerPoint mà cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luậndạy học và các phương pháp dạy học tích cực, kế đó là sự linh hoạt sáng tạotrong thiết kế các trang trình chiếu thông qua việc xây dựng nội dung bàigiảng trên các slide và tạo ra các hiệu ứng thích hợp với nội dung bài dạy.

1.1.5.2 Ưu thế của phần mềm PowerPoint 2010

PowerPoint 2010 là một phần của bộ Microsoft Office 2010PowerPoint giúp chúng ta tạo nên các bài giảng sinh động và lôi cuốn Cũnggiống như các chương trình khác của bộ Office 2010, giao diện PowerPoint

2010 được phát triển lên từ phiên bản 2007 và bổ sung nhiều tính năng mớivới nhiều ưu điểm vượt trội so với PowerPoint 2003 và PowerPoint 2007 tạonên những bài giảng sinh động, hấp dẫn một cách nhanh chóng, thuận lợi chongười sử dụng Đây là công cụ phần mềm thiết kế bài giảng giúp giáo viên cóthể xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách hiệu quả, PowerPoint

Trang 33

2010 chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có hiệu ứng, âm thanh,hình ảnh, chuyển động và tương tác… rất phù hợp với trẻ mầm non Với một

số điểm nổi bật của của PowerPoint 2010 so với những phiên bản trước giúpcho giáo viên có thể dễ dàng thiết kế bài giảng với hiệu ứng phong phú, trựcquan và hình ảnh đẹp mắt, cuốn hút người xem như:

Các hiệu ứng phong phú hơn

Nhiều hiệu ứng chuyển Slide mới

Hỗ trợ chụp màn hình và chèn vào Slide

Nhúng, hiệu chỉnh và xem video trong bài thuyết trình

Chuyển bài thuyết trình sang dạng video

Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt

Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câukhác nhau

Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hàng ngày Trả lời và đặtcâu hỏi

Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện

Trang 34

Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.

1.2.1.3 Làm quen với việc đọc, viết

Làm quen với cách sử dụng sách, bút

Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống

Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách

1.2.2 Nhiệm vụ, nội dung và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn

1.2.2.1 Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn

Để đạt được mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn cầnthực hiện các nhiệm vụ sau:

Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt

Phát triển vốn từ cho trẻ

Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp

Phát triển lời nói mạch lạc

Chuẩn bị cho trẻ đọc, viết ở trường phổ thông

Phát triển lời nói nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với thơ, truyện Dạy trẻ giao tiếp ngôn ngữ một cách có văn hóa

1.2.2.2 Nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn

a Luyện cho trẻ phát âm đúng, rõ ràng, biểu cảm âm thanh tiếng mẹ đẻ

Nghĩa là dạy trẻ biết phát âm chính xác những thành phần của âm tiết(thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối), các đơn vị được táchbạch rõ ràng Đồng thời dạy trẻ biết cách điều chỉnh âm lượng (không nói quánhanh hoặc quá chậm, quá to hoặc quá nhỏ), biết thể hiện đúng sắc thái, ngữđiệu, có tác phong văn hóa trong quá trình giao tiếp

b Làm giàu, củng cố, tích cực hóa vốn từ của trẻ

Lời nói của trẻ được phát triển qua quá trình giao tiếp với mọi người vàqua quá trình tiếp xúc với môi trường thiên nhiên Muốn mở rộng vốn từ cho

Trang 35

trẻ trước hết phải tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh để mởrộng hiểu biết Sau đó giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ, từ đó tích cực hóa vốn

từ cho trẻ

c Dạy trẻ nói đúng các cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt

Tức là dạy trẻ nói đúng quy luật ngữ pháp mẹ đẻ: Câu đơn, câu ghép…trong các tình huống giao tiếp khác nhau Bên cạnh đó sửa các câu sai, câuquè, câu cụt, câu sai logic ngữ nghĩa…Đồng thời dạy trẻ nói đúng kết hợphành vi biểu cảm phù hợp

d Dạy trẻ nói mạch lac

Ngôn ngữ mạch lạc là sản phẩm cuối cùng mà trẻ đạt được, đây là hìnhthức ngôn ngữ khó nhất, phức tạp nhất đối với trẻ Dạy trẻ nói mạch lạc thôngqua hai hình thức ngôn ngữ, đó là hình thức độc thoại và hình thức đối thoại

Đối với hình thức đối thoại: Cần dạy trẻ biết nghe, hiểu lời nói đốithoại Biết nói chuyện, biết trả lời câu hỏi, đặt ra câu hỏi trong quá trình nóichuyện và biết điều khiển hành vi có văn hóa trong đối thoại

Đối với hình thức độc thoại: Cần dạy trẻ biết kể lại chuyện đã đượcnghe, được xem Đồng thời dạy trẻ tự đặt nhiều câu chuyện đơn giản mà nộidung, hình thức câu chuyện phải thể hiện được tính độc lập, sáng tạo của trẻ

e Dạy trẻ làm quen với các chữ cái ghi âm tiếng Việt

Nội dung này thực hiện cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Cho trẻ làm quenvới chữ cái ghi âm tiếng Việt nghĩa là giúp cho trẻ nhận biết cấu tạo chữ cái,cách phát âm Từ đó giúp trẻ có kĩ năng, tâm thế cần thiết trước khi vào lớpmột

1.2.2.3 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

Để thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầmnon, các nhà giáo dục đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau

a Nhóm phương pháp trực quan

Bao gồm các phương pháp sau: trực quan bằng vật thật, quan sát, tham

Trang 36

Đối với nhóm phương pháp này ta có thể cho trẻ quan sát trực tiếp nếuđối tượng quan sát có thể quan sát trực tiếp được: đồ dùng, đồ chơi, hoa quảvật thật…Còn đối với những đối tượng không thể quan sát trực tiếp đượcchúng ta có thể cho trẻ xem qua tranh ảnh, máy chiếu…Phương pháp quan sátgián tiếp này cũng được sử dụng cho trẻ làm quen với đối tượng lần hai đểcủng cố kiến thức thu nhận được ở lần quan sát đầu tiên.

b Nhóm phương pháp dùng lời

Bao gồm các phương pháp sau: đọc thơ, ca dao, tục ngữ, đồng dao chotrẻ nghe, kể và đọc truyện, kể lại truyện, đàm thoại, mẫu ngôn ngữ, câu hỏi đểhỏi trẻ, giảng giải Đây là phương pháp đặc thù trong nội dung phát triển ngônngữ cho trẻ, giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo cho các nội dung phát triểnngôn ngữ trên Đối với mỗi độ tuổi cần có những nội dung, mức độ yêu cầuphù hợp với trẻ

c Nhóm phương pháp thực hành

Bản chất các phương pháp này là giúp cho trẻ được trải nghiệm thôngqua hoạt động lao động Mục đích của phương pháp này là dạy trẻ áp dụngnhững kiến thức đã thu được vào thực tế, giúp trẻ nắm và hoàn thiện nhữnghiểu biết và thói quen ngôn ngữ

d Nhóm phương pháp trò chơi

Phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng Trò chơi là hình thứctác động có hiệu quả đến ngôn ngữ của trẻ, trò chơi giúp trẻ nói lên đượctiếng nói của mình, tích cực hóa vốn từ của trẻ, ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc

Trang 37

Tiểu kết chương 1

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việcxây dựng trò chơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint 2010 để phát triểnngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn, chúng tôi nhận thấy cần phải lựa chọn cácphương pháp dạy học, hình thức dạy học, các công cụ, phương tiện dạy họcthích hợp để nâng cao hiệu quả của giờ học Trò chơi là một giải pháp có tínhhiệu quả cao, đặc biệt là trò chơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint

2010 Qua trò chơi, trẻ không chỉ tham gia bài học một cách chủ động mà cònkhơi dậy ở trẻ sự tò mò, ham hiểu biết, sáng tạo và đem lại hứng thú cho trẻvới những hình ảnh, âm thanh sinh động và hấp dẫn

Qua đó cho thấy rằng hệ thống trò chơi học tập sử dụng phần mềmPowerPoint 2010 trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ là rất cần thiết Đây làmột phương pháp dạy học hiệu quả có tác dụng lớn trong việc kích thích sựhứng thú cũng như xây dựng động cơ học tập cho trẻ từ đó mở rộng vốn từcho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng

Trang 38

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT 2010 NHẰM PHÁT

TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN

2.1 Mục đích, đối tượng và địa bàn khảo sát.

2.1.1 Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá tình hình chung của việc thiết kế và tổ chức trò chơihọc tập sử dụng phần mềm PowerPoinr 2010 cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằmphát triển ngôn ngữ

2.1.2 Đối tượng khảo sát

14 giáo viên đang giảng dạy ở các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi

33 trẻ đang học ở lớp mẫu giáo 5 Tuổi A3

2.1.3 Địa bàn khảo sát

Do thời gian hạn chế nên ở khóa luận này chúng tôi chỉ tiến hành điềutra thực trạng ở Trường mầm non Xuân Hòa

2.2 Nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.1 Nội dung khảo sát

Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về việc thiết kế và tổ chức trò chơi họctập cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằm phát triển ngôn ngữ

Tìm hiểu việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

2.2.2 Phương pháp khảo sát

Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi an - két: Chúng tôi sử dụng

phiếu câu hỏi an - két để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc thiết kế tròchơi học tập sử dụng phần mềm PowerPoint cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nhằmphát triển ngôn ngữ Ngoài ra, phiếu câu hỏi an - két còn được chúng tôi sửdụng để tìm hiểu về việc giáo viên tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ chotrẻ có hiệu quả hay không và những khó khăn của giáo viên về việc thiết kếtrò chơi học tập giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Trang 39

Phương pháp đàm thoại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để trò

chuyện với trẻ về các hình ảnh mà chúng tôi đưa ra nhằm đánh giá tình hìnhchung của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi hiện nay.Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp này trò chuyện với giáo viênnhững vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chúng tôi đang nghiên cứu

Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng phương pháp này

để thống kê các số liệu thu thập được

Phương pháp quan sát: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan

sát các giáo án tích hợp nội dung phát triển vốn từ cho trẻ Từ đó đưa ranhững nhận xét có liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu

2.3 Phân tích kết quả khảo sát thực trạng

2.3.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc thiết kế và tổ chức trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

Câu

h ỏ i 2 : Theo cô, việc thiết kế trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ làcần thiết?

Trang 40

Ở câu hỏi này, chúng tôi đưa ra hai đáp án để giáo viên lựa chọn đểthấy được tầm quan trọng của việc thiết kế trò chơi phát triển ngôn ngữ chotrẻ Chúng tôi đã thống kê được số liệu như sau:

Bảng 2.1 Khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc thiết kế trò

chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ S

1C

ó

102K

h

0 0%

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy, tổng số lượng phiếu trả về là 14/14phiếu đều nhận được ý kiến của các giáo viên mầm non là việc thiết kế tròchơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là có cần thiết, chiếm 100% Việc này chothấy các giáo viên đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển ngônngữ cho trẻ, vốn từ của trẻ tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ngữ pháp và lời nóimạch lạc của trẻ sau này, đó sẽ tạo một tiền đề tốt để trẻ có thể chuẩn bị chomình vào các cấp học sau

Ngày đăng: 25/09/2019, 12:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng học Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học Tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2009
8. Phạm Thụy Kim Châu (2013) Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, Khóa luận tốt nghiệp, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển vốntừ cho trẻ mẫu giáo
9. Trần Mạnh Hưởng (2002), Trò chơi học tập, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trò chơi học tập
Tác giả: Trần Mạnh Hưởng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
10. Nguyễn Xuân Khoa (2003), Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫugiáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2003
11. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Tâm lý học đại cương, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2007
12. Lê Thị Vân (2017), Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non, NXB ĐH Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầmnon
Tác giả: Lê Thị Vân
Nhà XB: NXB ĐH Quảng Bình
Năm: 2017
13. Lê Thanh Vân (2016), Giáo trình Sinh lý học trẻ em, NXB ĐHSPHN 14. Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình Sinh lý học trẻ em", NXB ĐHSPHN14. "Bộ giáo dục và đào tạo "(2009), "Chương trình giáo dục mầm non
Tác giả: Lê Thanh Vân (2016), Giáo trình Sinh lý học trẻ em, NXB ĐHSPHN 14. Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB ĐHSPHN14. "Bộ giáo dục và đào tạo "(2009)
Năm: 2009
15. Trang wed: h t t p :// t i n h o c t h oi d a i . vn /; h t t p : / / t a i l i e u . v n / Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w