Xác định vấn đề quản lý trật tự đô thị là một nhiệm vụ trọng tâm trongquá trình xây dựng, phát triển đất nước và văn minh đô thị; trong thời gianqua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1986 đ
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn 3
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5
7 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 7
1.1.1 Khái niệm 7
1.1.2 Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 9
1.2 Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 12
1.2.1 Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức phải tuân theo các nguyên tắc sau 12
1.2.2 Việc áp dụng để xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc sau 13
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 13
1.3.1 Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 13
1.3.2 Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị 14
1.3.3 Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính 14
1.3.4 Cở sở vật chất và nguồn lực tài chính hoạt động xử phạt hành chính .15 Kết luận Chương 1 16
Trang 2Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT,
TỈNH ĐẮK LẮK 17
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng tác động đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 17
2.2 Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 18 2.2.1 Các hoạt động về chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước 18
2.2.2.Về tổ chức bộ máy và nhân sự 23
2.2.3 Kết quả tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị, bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường 25
2.2.4 Nhận xét đánh giá thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột 27
Kết luận Chương 2 35
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TRẬT TỰ ĐÔ THỊ 36
TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 36
3.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị 36
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột 37
3.2.1 Nhóm giải pháp chung 37
3.2.2 Nhóm giải pháp cụ thể 42
3.2.3 Một số kiến nghị đề xuất 58
Kết luận Chương 3 60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả xử lý vi phạm hành chinh từ năm 2013 đến tháng 5/201926Bảng 2.2 : Kết quả xử lý vi phạm hành chính từ năm 2017 đến 6/2019 32
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trật tự đô thị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đô thị,
là thước đo đánh giá cho sự phát triển kinh tế - xã hội và văn minh đô thị, lànền tảng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mọi đô thị trongmột Quốc gia Quản lý trật tự đô thị vừa là nhiệm vụ, vừa là thách thức đặt racho mọi Quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhất là các chính quyền
đô thị hiện nay luôn đặc biệt quan tâm giải quyết, không phân biệt là quốc giaphát triển hay đang phát triển
Xác định vấn đề quản lý trật tự đô thị là một nhiệm vụ trọng tâm trongquá trình xây dựng, phát triển đất nước và văn minh đô thị; trong thời gianqua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luônquan tâm triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, giải pháp nhằm quản lý trật tự
đô thị, trong đó pháp luật được xem như là một công cụ chủ yếu và hữu hiệu,
có ý nghĩa quan trọng nhất trong công tác quản lý trật tự đô thị, với nhiều cácvăn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề trật tự đô thị đã được nhà nước banhành như Luật Xây dựng, Luật giao thông, Luật bảo vệ Môi trường, Luật xử
lý vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính phủ v.v
Thực hiện các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sáchpháp luật của Nhà nước, nhất là Kết luận (01) số 60-KL/TW ngày 27/11/2009của Ban Chấp hành Trung ương về Kết luận của Bộ chính trị về xây dựng vàphát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
(giai đoạn 2010-2020) Trong 10 năm qua, thành phố Buôn Ma Thuột đã liên
tục và nhanh chóng thay đổi gương mặt của mình, sự phát triển thành phốBuôn Ma Thuột vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của mộtthành phố đầu tàu có sự liên đới trách nhiệm đối với vùng Tây Nguyên trong
Trang 5giai đoạn mới của đất nước, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhu cầu đất đai, xâydựng các công trình, nhà ở và kinh doanh buôn bán, đi lại của người dân ngàymột tăng cao và dẫn đến tình hình vi phạm về trật tự đô thị ngày một nhiều,việc quản lý và xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Buôn MaThuột vì thế mà được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết.
Được sự quan tâm của Trung ương và UBND tỉnh Đắk Lắk, những nămqua thành phố Buôn Ma Thuột đã từng bước quy hoạch đô thị trên diện rộng,chỉnh trang, nâng cấp các tuyến đường, ngõ hẽm; đời sống nhân dân ngày càngđược nâng cao rõ rệt; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảođảm, thu hút nhiều tổ chức và cá nhân đến đầu tư xây dựng và sinh sống
Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của thành phố, thì nhiều vấn đềbức xúc đặt ra cho lãnh đạo thành phố cần đặc biệt quan tâm xử lý, trong đó phảinói đến vấn đề về trật tự đô thị như: Xây dựng nhà ở và các công trình xây dựngtrái phép, không phép, sai phép; lấn chiếm vỉa hè và lòng lề đường để buôn bán
(chợ nhỏ, quán cóc, quán ăn, xe đẩy, quầy hàng…), chèo kéo khách, bán hàng rong (quang gánh, thúng mẹt, xe đạp), rao vặt, đậu đỗ các phương tiện giao thông không đúng nơi quy định (ô tô, xe máy, xích lô, ba gác, xe đạp), xả rác bừa
bãi, gây ô nhiễm môi trường Trong khi đó, việc xử phạt không nghiêm đã dẫnđến tình trạng tái phạm và nhờn luật, điều đó đóng góp phần gây mất trật tự đôthị, cản trở giao thông đô thị, làm nhếch nhác và mất cảnh quan, mỹ quan đô thị.Với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó đềxuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói
chung, với mục tiêu là xây dựng một tỉnh Đắk Lắk “Văn hóa - Văn minh đô thị” và thành phố Buôn Ma Thuột “xanh - sạch - đẹp”, học viên chọn đề tài
“Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật.
Trang 62 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, đã có khá nhiều công trìnhnghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị ởnhiều khía cạnh, góc độ khác nhau Cụ thể, bao gồm:
- Luận văn cao học "Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, liên hệ qua thực tiễn ở thành phố Hà Nội" của Quân
Ngọc Anh, khoa Luật Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 và một số bàiviết nghiên cứu về lĩnh vực này (02)
- Luận văn cao học "Vi phạm hành chính và tội phạm - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", của Trần Thu Hạnh, Khoa Luật Trường Đại học tổng hợp
Hà Nội, 1998 (03);
- Luận văn cao học "Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự
đô thị từ thực tiễn Quận Cẩm lệ, thành phố Đà Nẵng” của Trịnh Văn Quang,năm 2016 (04)
- Luận văn “Pháp luật về quản lý môi trường - từ thực tiễn huyện CưKuin, tỉnh Đắk Lắk” của Văn Tiến Sỹ, học viên Học viện hành chính Quốc gianăm 2017 (05);
- Luận văn “Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng trên địa bànhuyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk” của Đặng Như Phú Tân, học viên Học việnhành chính Quốc gia năm 2017 (06);
- Sổ tay nghiệp vụ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Sở Tưpháp tỉnh Đắk Lắk năm 2016 (07)
- Giáo trình học phần Quyết định hành chính: Những vấn đề lý luận vàthực tiễn của TS Nguyễn Tuấn Khanh (29);
- Hiệu lực quyết định quản lý hành chính nhà nước: Những vấn đề lý luận
và thực tiễn của TS Nguyễn Minh Phú, Học viện khoa học xã hội, năm 2017(30)
Trang 7- Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Ban Chấp hành Trung ương
về Kết luận của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma
Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2020) (01).
Trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan,luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật, thực tiễn xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị, từ đó đưa ra các giảipháp góp phần nâng cao hiệu hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựctrật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận
của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị;đánh giá thực trạng, kết quả đạt được và những hạn chế, bất cập, khó khăn,vướng mắc trong thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột; từ đó đề xuất các giảipháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự
đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
và nguyên nhân
+ Đề xuất một số giải pháp cụ thể để nhằm nâng cao hiệu quả xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn MaThuột
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến công tác tổ chức thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
Trang 8tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động xử phạt hành
chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Buôn Ma Thuột từnăm 2013 đến năm 2019
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luậtcủa nhà nước về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp
phân tích, tổng hợp, logic, so sánh và thống kê
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đóng góp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu,hoàn thiện các thể chế pháp luật phục vụ yêu cầu công tác xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trong thời gian tới
- Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin tổng quan về thực trạng phápluật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bànthành phố Buôn Ma Thuột; nguyên nhân của những hạn chế và đề ra nhữnggiải pháp để nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước ở địaphương có liên quan đến công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựctrật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma thuột
7 Kết cấu của luận văn
Bố cục của luận văn được kết cấu gồm 3 Chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
- Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
Trang 9tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực trật tự đô thị tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Trang 10án và thủ tục xử lý tội phạm theo thủ tục tố tụng hình sự, trong khi đó thủ tục
Trang 11xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từphía cơ quan hành chính Nhà nước.
Khi xử lý vi phạm hành chính chúng ta phải thực hiện theo đúng nguyêntắc xử lý hành chính Đối với xử lý hành chính thì phải theo nguyên tắc: Cánhân chỉ áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng
(quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012); việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành nhanh
chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, công bàng và đúng quy địnhcủa pháp luật; việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phảicăn cứ vào tính chất mức độ, hậu quả vi phạm hành chính, nhân thân người viphạm và tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ
b) Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt ápdụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chứcthực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính (khoản 2 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) Xử
phạt vi phạm hành chính có 02 hình thức là xử phạt chính và phạt bổ sung, hìnhphạt chính bao gồm cảnh cáo và phạt tiền, hình phạt bổ sung thì bao gồm như:tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉhoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được
sử dụng để vi phạm hành chính hoặc trục xuất Các hình thức phạt bổ sung trên
có thể được quy định là hình thức phạt bổ sung hoặc là hình thức xử phạt chínhtùy trong từng trường hợp
Tuy nhiên, biện pháp khắc phục hậu quả vẫn được áp dụng độc lập trongtrường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, như trong tình thếcấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, …Ngoài chúng ta cũng cần lưu
ý là: Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải ghi rõ lý do không
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biệnpháp
Trang 12khắc phục hậu quả được áp dụng trách nhiệm và thời hạn thực hiện Chi phíkhắc phục hậu quả: Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thểthực hiện được các biện pháp khắc phục hậu quả thì cơ quan quản lý có thẩmquyền sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan mình để thựchiện biện pháp khắc phục hậu quả đó Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phảihoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
c) Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân
vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm,bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáodưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
(khoản 3 điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012) Đây là các biện
pháp xử lý hành chính khác được phân biệt rõ rệt với các hình thức xử phạt viphạm hành chính thuông thường như phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính,…Vì các biện pháp này chỉ được áp dụng đốivới những đối tượng nhất định, khi áp dụng không chỉ căn cứ một hành vi viphạm cụ thể, mà còn căn cứ vào cả quá trình vi phạm pháp luật có tính hệthống của đối tượng
Các biện pháp xử lý hành chính hạn chế trực tiếp quyền tự do công dân
(biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc); đó đó, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định
thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là Tòa ánnhân dân; việc giao Tòa án quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽtạo điều kiện cho đương sự, luật sư, người bào chữa được tham dự để bảo vệquyền lợi của đương sự, bảo đảm dân chủ, khách quan; phù hợp với quá trìnhhội nhập quốc tế Riêng thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn vẫn giao cho Chủ tịch UBND cấp xã
1.1.2.Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
Hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn
Trang 13giao thông; vệ sinh môi trường và văn hóa văn minh đô thị… Xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị có một số đặc điểm sau:
- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chính là nhiều cơ quan có thẩmquyền khác nhau, khác với các vụ việc hình sự chỉ do một cơ quan xem xét Tòa
án Thẩm quyền chung là Chủ tịch UBND các cấp, thẩm quyền của Công annhân dân, Hải quan, cơ quan Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra v.v
- Xử phạt hành chính là biện pháp xử lý có tính cưỡng chế của Nhànước, do Nhà nước đặt ra dưới hình thức ban hành văn bản quy phạm phápluật để áp dụng đối với các loại vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo tínhchất, mức độ của vi phạm và được Nhà nước bảo đảm thực hiện
Người có thẩm quyền cưỡng chế khi ra quyết định cưỡng chế có nhiệm
vụ tổ chức cưỡng chế như lập kế hoạch, huy động và phân công nhiệm vụ cụthể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện cưỡng chế
Cá nhân, tổ chức nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnhchấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu trách nhiệm mọi chi phí về việc
tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế; trách nhiệm của cơ quan, tổ chứctrong việc phối hợp thi hành quyết định cưỡng chế
- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là trình tự pháp luật quy định màngười có thẩm quyền xử phạt phải nắm vững và tuân thủ triệt để khi tiến hành
xử phạt vi phạm hành chính Có 02 loại thủ tục xử phạt vi phạm hành chính là
xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản và xử phạt vi phạm hànhchính có lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trongtrường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân
và 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ (Sổ tay nghiệp vụ pháp luật về
Trang 14xử lý vi phạm hành chính của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk, năm 2016) Trường
hợp vi phạm hành chính phát hiện nhờ sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật,nghiệp vụ thì phải lập biên bản Xử phạt vi phạm hành chính không lập biênbản áp dụng đối với các vi phạm hành chính nhỏ, rõ ràng, không có tình tiếtphức tạp cần xác minh thêm Dù không lập biên bản, nhưng mọi trường hợp
xử phạt vi phạm hành chính đều phải ra quyết định xử phạt
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, biên bản vi phạmhành chính là cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền ban hànhquyết định xử lý vi phạm hành chính
- Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Người từ đủ 14 tuổiđến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cốý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạmhành chính Người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân viphạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần ápdụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đìnhchỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng - an ninh, thì người xửphạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thẩmquyền xử lý Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hànhchính do mình gây ra Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trongphạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lụcđịa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốctịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ướcquốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quyđịnh khác
1.1.3 Vai trò của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
- Xử phạt vi phạm hành chính để giáo dục ý thức pháp luật cho chủ thể
Trang 15vi phạm và những người khác về sự đúng đắn, công bằng, hợp đạo đức củabiện pháp được áp dụng, giáo dục cho mọi công dân tri thức pháp luật, đối vớipháp luật, hình thành ở họ lối sống và làm việc tuân theo pháp luật, bảo vệquy tắc, trật tự đô thị đã bị thay đổi do các chủ thể vi phạm hành chính gây ra.Các hành vi vi phạm và tác dụng giáo dục của biện pháp trách nhiệm được
áp dụng pháp luật các chủ thể vi phạm và những người khác kiềm chế khôngthực hiện hành vi trái pháp luật
- Xử phạt vi phạm hành chính là công cụ bổ trợ cho công tác quản lý nhànước trong lĩnh vực trật tự đô thị, qua đó gây tác động đến nhận thức củangười vi phạm về ý thức về tính chính đáng của biện pháp trách nhiệm được
áp dụng, răn đe người vi phạm pháp luật và những người không vững vàng,
dễ vi phạm pháp luật khác
1.2 Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
1.2.1 Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức phải tuân theo các nguyên tắc sau:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời vàphải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phảiđược khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, côngkhai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định củapháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ,hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính dopháp luật quy định
+ Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần
+ Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
Trang 16người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Ví dụ: nhiều người cùng thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thìmỗi người sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này chứ không xửphạt riêng một người nào
+ Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạmhành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạmhành chính Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông quangười đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với
tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân
1.2.2 Việc áp dụng để xử phạt phải tuân thủ nguyên tắc sau:
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ
bị áp dụng một hình thức xử phạt chính, có thể áp dụng nhiều hình thức phạt bổsung; hình thức phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạtchính, không áp dụng độc lập; trừ một số trường hợp đặc biệt pháp luật quy địnhkhông xử phạt do hết thời hiệu xử phạt nhưng vẫn áp dụng các biện pháp khắcphục hạu quả để bảo đảm lợi ích chung của cộng đồng; đối với mỗi hành vi viphạm phải căn cứ vào các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính đó đượcquy định ở điều nào, khoản nào, điểm nào, bị áp dụng hình thức, biện pháp gì,mức phạt bao nhiêu ,…
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị
1.3.1 Các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
Hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, đơn giản, dễ hiểu và tạo ra mộtkhung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh đảm bảo được sự thống nhất quản lý, làm
Trang 17cơ sở cho việc phân loại vi phạm, ngăn chăn các hành vi vi phạm pháp luật,nâng cao tính tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động trật tự đôthị và các cán bộ, công chức thực thi công vụ
Để quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự đô thị phù hợp với tình hìnhthực tế các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt hành chính thông thườngđược sửa đổi, bổ sung và phải làm sao để các quy định trong các văn bản quyphạm pháp luật về vi phạm hành chính thống nhất, đồng bộ nhằm phục vụ cóhiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính
1.3.2 Ý thức pháp luật của các chủ thể liên quan đến trật tự đô thị.
Ý thức pháp luật là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến việcthực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị,các tổ chức cá nhân nắm vững, hiểu rõ và chỉ làm những gì pháp luật khôngcấm, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, vì vậy việc tuyên truyền giáo dụcpháp luật một cách sâu rộng và phù hợp với từng đối tượng bằng nhiều hìnhthức đa dạng phong phú sẽ mang lại hiệu quả cao
1.3.3 Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính
Bộ máy xử phạt vi phạm hành chính ảnh hưởng không nhỏ tới việc đảmbảo thực hiện xử phạt vi phạm hành chính, bởi chỉ khi tổ chức bộ máy tinhgọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thì việc thực hiện xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực trật tự đô thị mới đáp ứng được yêu cầu Bên cạnh đó,đội ngũ công chức xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi là những người có trình
độ nhận thức, ý thức chính trị, có lập trường tư tưởng của người thực thi công
vụ Cán bộ, công chức phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tráchnhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan, có kiến thức quản lý nhànước và am hiểu pháp luật, việc tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức theonhững phẩm chất “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” sẽ giúp cho nhữngngười thực thi công vụ trong sáng, bản lĩnh chính trị vững vàng để từ đó có
Trang 18được những quyết định công tâm.
1.3.4 Cở sở vật chất và nguồn lực tài chính hoạt động xử phạt hành chính
Cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính cho hoạt động xử phạt hành chính
có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự đô thị, chỉ khi hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn lực tài chính đượcđầy đủ mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động xử phạt vi phạm hànhchính, từ đó ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật
Trang 19Kết luận Chương 1
Quản lý trật tự đô thị là một lĩnh vực rất rộng, liên quan tới nhiều ngành
và nhiều lĩnh vực, như: Đất đai, xây dựng, giao thông, môi trường v.v Vì vậy,
vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị đã phong phú, đa dạng vàphức tạp, mà công tác xử phạt, xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực này cũng còn nhiều vấn đề phát sinh tính phức tạp Để có cơ sởthực hiện đúng quy định về xử phạt, chương này đã làm rõ cơ sở lý luận thếnào là vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp xử lý viphạm hành chính, ý nghĩa và vai trò của sử phạt vi phạm hành chính, cácnguyên tắc xử phạt và áp dụng xử phạt, các hình thức xử phạt và biện phápkhắc phục, các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện xử phạt, xử phạt
vi phạm hành chính là hoạt động quan trọng của nhà nước, nhằm đáp ứng cácyêu cầu văn minh đô thị, đặc biệt trong quá trình quy hoạch, chỉnh trang đôthị như hiện nay, đây là lĩnh vực cần được chú trọng, quan tâm chỉ đạo, tổchức thực hiện, để sớm điều chỉnh các mối quan hệ này đi vào nề nếp, tuântheo một khuôn khổ nhất định đúng với chương trình quy hoạch tổng thể đã
đề ra
Công cụ quan trọng để thực hiện việc xử phạt là pháp luật, pháp luật tạothành hành lang pháp lý cho các hoạt động quản lý và trật tự đô thị, là công cụ
có tính bắt buộc thực hiện các quy đinh để đảm bảo trật tự đô thị Nội dung
chủ yếu của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị (như: xử phạt về trật tự xây dựng đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nếp sống văn hóa văn minh đô thị) cũng đã được đề cập đến một cách tổng
quát
Trang 20ít xảy ra việc xây dựng trái phép; các phường, xã còn lại diện tích đất nôngnghiệp còn rất lớn Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa của thành phốBuôn Ma Thuột tăng nhanh, phạm vi xây dựng đô thị ngày càng mở rộng,cùng với việc phát triển về kinh tế - xã hội, các khu dân cư mới trong đô thịđược hình thành Công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng đô thịtheo quy hoạch có nhiều chuyển biến tích cực Việc hình thành các khu dân
cư theo các dự án và thiết kế đô thị được quan tâm đầu tư phát triển, từngbước hình thành các khu đô thị hiện đại, văn minh
Việc phát triển và chỉnh trang đô thị đang trên đà phát triển thì cũng phátsinh những vấn đề cần phải quan tâm giải quyết, đó là công tác quản lý trật tựxây dựng và quản lý đất đai Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị và đấtđai đã và đang là một vấn đề nóng đang diễn ra trong thực tế trên các địa
Trang 21phương Hiện tượng xây dựng không phép, trái phép xảy ra ở nhiều nơi trênđịa bàn thành phố, có thể nhận thấy các công trình vi phạm về các quy địnhcủa Luật xây dựng, Luật đất đai xảy ra ngày càng đa dạng hơn Mức độ khôngchỉ dừng lại ở việc xây dựng không phép, sai phép mà còn xây dựng trên đấtkhông được phép xây dựng, xây dựng công trình khi chưa có chủ trương đầu
tư xây dựng, việc sử dụng đất không đúng mục đích diễn ra ngày càng nhiều
và có chiều hướng phức tạp
2.2 Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
2.2.1 Các hoạt động về chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước.
a) Công tác ban hành văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện: Xác địnhthực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự đô thị trên địa bàn thành phố là một trongcác nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và liên tục; Tỉnh ủy, Ban Thường vụThành ủy và UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã ban hành các văn bản chỉđạo, triển khai thực hiện và tăng cường trong công tác quản lý trật tự xâydựng và đất đai; thành lập các Đoàn, Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thihành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong linh vực quản lý trật tự xâydựng, đất đai đôi với UBND các phường, xã trên địa bàn thành phố
b) Công tác chỉ đạo điều hành:
Hàng năm, trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột sẽ diễn ra nhiều các
sự kiện lớn như: Lễ hội cà phê, Liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây nguyên,Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên, kết hợp thực hiện nhiệm vụchính trị được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành
ủy và Hội đồng nhân dân thành phố giao và theo chỉ đạo của Ban An toàngiao thông tỉnh nhằm đảm bảo việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả trong côngtác quản lý trật tự đô thị gắn với đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môitrường trên địa bàn thành phố; công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng;UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện
Trang 22Ngoài ra, UBND thành phố Buôn Ma Thuột thường xuyên chỉ đạoUBND các xã, phường tại các buổi họp giao ban hàng tháng và ban hànhnhiều văn bản chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền cơ sở
và nâng cao ý thức người dân về việc thực hiện nghiêm pháp luật về đất đai,trật tự xây dựng và góp phần giữ gìn trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệsinh môi trường trên địa bàn thành phố, cụ thể:
- Giải tỏa tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh, buôn bán tại
các khu vực chợ trung tâm Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũ,Quảng trường 10/3, Trường Đại học Tây Nguyên, thường xuyên gây mất anninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đối người dân sinh sốngtrong khu vực; duy trì lực lượng chống tái lấn chiếm
- Chỉ đạo UBND các phường, xã tổ chức ra quân tuyên truyền, vận động
nhân dân thực hiện phá dỡ các công trình bục, bệ, vệt dắt xe, bậc thềm, bậc tamcấp, mái che, mái vẩy vi phạm chỉ giới xây dựng, lấn chiếm vỉa hè; thực hiệncưỡng chế đối với những trường hợp không tự giác chấp hành; Thực hiện kiểmtra, rà soát các công trình xây dựng đã được cấp phép có diện tích nhỏ hơn 60m2trên thửa đất còn nhiều diện tích đất nông nghiệp; chỉ đạo xử lý các trường hợp
xả rác thải, nước thải không đúng quy định ra đường phố; Chỉ đạo các địaphương có tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêmcác trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông để dựng lều, rạp kinhdoanh, buôn bán; chấm dứt việc cho gửi các quầy sạp, dụng cụ phục vụ kinhdoanh vỉa hè về đêm và chấm dứt việc mở tường rào cho kinh doanh buôn bántrong khuôn viên trụ sở
- Tổ chức ra quân xử lý tình trạng dừng, đỗ xe trên hè phố sai quy định
trên địa bàn thành phố
- Chỉ đạo các đơn vị cung ứng dịch vụ công ích thu gom rác thải phải
đảm bảo đúng giờ giấc quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình
Trang 23thu gom rác thải trên địa bàn thành phố.
- Chỉ đạo Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị và UBND các phường, xã
thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp sử dụng tạm thời một phần vỉa
hè để tập kết vật liệu xây dựng, để xe môtô, kinh doanh, buôn bán khôngđúng theo nội dung Giấy phép được cấp, không đảm bảo mỹ quan đô thị, antoàn giao thông và vệ sinh môi trường
- Đặc biệt thành lập Tổ kiểm tra liên ngành Tài nguyên môi trường, Quản
lý đô thị theo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 22/2/2017, với nhiệm vụkiểm tra việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính của UBND các xã,phường trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, tham mưu UBND thành phố xử lýnhững trường hợp để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng,bao che cho hành vi vi phạm Tổ kiểm tra này hoạt động xuyên suốt trong năm.c) Công tác tuyên truyền:
* Đài Truyền thanh truyền hình thành phố:
- Về phát thanh: Thực hiện tin, bài phóng sự ghi nhanh, ký báo chí; câu
chuyện truyền thanh, chuyên mục về trật tự đô thị, xây dựng nếp sống vănminh đô thị
- Về truyền hình: Thực hiện tin, bài phóng sự ghi nhanh, phóng sự chuyên đề.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Tiếp tục tuyên truyền các quy chế về quản lý đô thị do UBND tỉnh, Ủyban nhân dân thành phố ban hành; Phản ánh đưa tin các đợt ra quân về đảmbảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, nêu gương người tốt, việc tốt, phê pháncác hành vi ứng xử, vi phạm nếp sống văn minh đô thị; Phối hợp với Đội cảnhsát giao thông thành phố đưa tin công tác tuần tra kiểm soát về việc chấp hànhcác quy định về an toàn giao thông
+ Đưa tin về sự quyết tâm của UBND thành phố trong công tác chỉnhtrang đô thị, ra quân lập lại trật tự đô thị trên địa bàn thành phố
Trang 24+ Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề, câu chuyện truyền thanh nhằmtuyên truyền, phổ biến, giáo dục về trật tự đô thị để người nghe nhận thức rõ về ýthức chấp hành các quy định về trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môitrường.
* Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thành phố:
- Biên tập đĩa CD về đề cương tuyên truyền xây dựng nếp sống văn
minh, đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông cấp phát cho truyền thanh cơ
sở 21 phường, xã phát thanh trung bình tuần 2 lần trên trạm phát thanh cơ sở,tuyền truyền nội dung về trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môitrường, công tác giải tỏa chợ đêm Buôn Ma Thuột, công tác chỉnh trang đô thịtại 03 tuyến đường điểm Lê Thánh Tông, Phan Bội Châu và Ngô Quyền; đã
tổ chức các buổi xe loa tuyên truyền trên địa bàn Thành phố triển khai treomới các đợt băng rôn, thay mới nội dung panô tuyên truyền về xây dựng nếpsống văn minh, trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố
- Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết
của Thành ủy về xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phốgiai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025
- Phối hợp với UBND các phường, xã chấn chỉnh hoạt động quảng cáo,
rao vặt trên địa bàn theo Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 củaChính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-
CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính vềquyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 của Chính phủ trong lĩnh vựcquảng cáo
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, rao
Trang 25vặt, đã kiểm tra, phát hiện, tham mưu xử lý hành chính các trường hợp vi phạm.
* Công an thành phố Buôn Ma Thuột:
- Thực hiện kế hoạch số 86/KH-CATP (CSGT) ngày 11/5/2017 của Công
an thành phố về tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận động quần chúng nhândân tham gia bảo đảm trật tự an toàn xã hội và trật tự an toàn giao thông ở vùngnông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Buôn MaThuột, phân công cán bộ chiến sỹ phối hợp với phòng PC67, các đội nghiệp vụcủa Công an thành phố thực hiện công tác tuyên truyền Luật giao thông đường
bộ cho 50.217 lượt người dân là đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ, giáo viên,học sinh các cấp tại các buôn, xã, phường, tổ dân phố và tại các trường học
- Trong quá trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính lồng ghép
công tác tuyên truyền luật giao thông đường bộ; Thông tư số 49/TT/CP-2014 vềquy trình tuần tra kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính của cảnh sát trật tự,Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt…cho người vi phạm cũng như nhữngngười dân khác biết để chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật;
- Phối hợp với Đài Truyền thanh và Truyền hình thành phố và Đài phát
thanh và truyền hình tỉnh Đắk Lắk đưa tin bài, phóng sự ghi nhanh, ký báo chí;câu chuyện truyền thanh
* UBND các xã, phường:
- Thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân, các đoàn thể xây dựng
nếp sống văn minh đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; gắn vớiviệc xây dựng “Gia đình Văn hóa”, “ Cơ quan văn hóa”
- Phối hợp với các hội, đoàn thể phường, xã thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân về chủ trương thực hiện công tác đảm bảo trật tự đôthị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đườnglàm nơi kinh doanh buôn bán, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đôthị
Trang 26trên địa bàn.
- Thông báo thông qua loa đài và bằng văn bản đến từng hộ gia đình về
kế hoạch triển khai ra quân thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, xử lý bậc thềm, bậc tam cấp, vệt dắt xe, biển hiệu lấn chiếm vỉa hè, lắp dựng bảng quảng cáo sai quy định, vận động nhân dân tự giác khắc phục hậu quả
2.2.2.Về tổ chức bộ máy và nhân sự:
a) Đội quản lý trật tự cảnh quan đô thị thành phố
Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị - thị xã Buôn Ma Thuột (nay là Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị - thành phố Buôn Ma Thuột) được UBND tỉnh
thành lập tại Quyết định số 1064/QĐ-UB ngày 01/11/1994, là đơn vị sự nghiệp
có thu, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố Buôn Ma Thuột UBNDTỉnh giao cho UBND thành phố quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và quy chế hoạt động của Đội, đảm bảo cho Đội hoạt động tuân thủ đúngtheo quy định Pháp luật
UBND thành phố Buôn Ma Thuột ban hành Quyết định số
372/1999/QĐ-UB ngày 03/6/1999 về quy chế hoạt động của Đội Quản lý trật tự cảnh quan đôthị thành phố Buôn Ma Thuột với quy định cụ thể như sau:
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
- Kiểm tra, phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính đối với các tổ chức
cá nhân có hành vi, vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông, quản lýxây dựng, cảnh quan đô thị và vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố, đề xuấtbiện pháp xử lý, trình UBND thành phố xem xét, ra quyết định xử phạt vi phạmhành chính theo quy định pháp luật;
- Phối hợp chính quyền địa phương: Phường, xã và các ngành có liên quan
thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo UBND thành phố, hướng dẫn và tuyên truyềnphổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, quản lý xâydựng, cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường đô thị cho các tổ chức, cá nhân chấphành;
Trang 27- Tổng hợp báo cáo tình hình kết quả xử lý vi phạm hàng tuần, hàng tháng,
hàng quý và báo cáo năm cho UBND thành phố để theo dõi và kịp thời chỉ đạo;
- Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho thành viên của các ngành được
UBND thành phố điều động tham gia trực tiếp tại Đội theo kế hoạch của mình
* Cơ cấu tổ chức:
Tính đến tháng 3/2016 toàn Đội là 33 người (có 04 biên chế: gồm 01 đội trưởng, 02 đội phó và 01 kế toán;có 29 hợp đồng), trình độ chuyên môn đại học
09, cao đẳng 02, trung cấp 06 Ban lãnh đạo gồm 03 người: 01 Đội trưởng và 02
Đội phó; tổ văn phòng có 04 người, tổ lái xe có 03 người (02 ôtô), số còn lại
23 người được biên chế thành 04 tổ (01 tổ VSMT, 03 tổ TTĐT).
b) Tổ kiểm tra liên ngành Tài nguyên môi trường, Quản lý đô thị:
Theo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 22/2/2017 của UBND thànhphố Buôn Ma Thuột, với nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các biện pháp xử
lý hành chính của UBND các xã, phường trong lĩnh vực đất đai, xây dựng,tham mưu cho UBND thành phố xử lý những trường hợp để xảy ra vi phạm
mà không xử lý kịp thời hoặc dung túng, bao che cho hành vi vi phạm Tổkiểm tra này hoạt động xuyên suốt trong năm
c) Tổ trật tự đô thị các phường và xã Hòa Thắng:
UBND thành phố chủ trương cho phép các xã, phường thành lập Tổ trật
tự đô thị phối hợp với Công An phường giữ gìn trật tự trên địa bàn Hiện tại
13 phường và 01 xã (xã Hòa Thắng) đã thành lập Tổ trật tự đô thị, được trang
bị xe ô tô, số nhân viên trật tự từ 05 đến 07 người do UBND các phường, xãtrực tiếp ký hợp đồng lao động
d) Đội Cảnh sát giao thông và Đội cảnh sát trật tự của Công an thànhphố Buôn Ma Thuột
Là đơn vị thuộc lực lượng vũ trang có nhiệm vụ kiểm tra, xử lý theothẩm quyền về phương tiện tham gia giao thông và an ninh trật tự đô thị, đồng
Trang 28thời phối hợp với các cơ quan chức năng của chính quyền để xử lý các trườnghợp vị phạm hành chính và vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị.
2.2.3 Kết quả tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự đô thị, bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
a) Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực trật tự đô thị
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy địnhchi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính vàNghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ
- Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác,chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanhvật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất độngsản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở
- Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 Của Chính phủ quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 Quy định
xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 208/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Chínhphủ Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chốngngười thi hành công vụ
- Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2013 của Chínhphủ Quy định Nghị định quy đinh về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện
Trang 29vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
- Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chínhphủ Quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹthuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, antoàn giao thông và bảo vệ môi trường
b) Kết quả thực hiện xử phạt vi phạm hành chính về đất đai và xây dựng:
Bảng 2.1: Kết quả xử lý vi phạm hành chính từ năm 2013 đến tháng 5/2019
KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 2013 ĐẾN THÁNG 5/2019
STT NỘI DUNG CÔNG
phạt: 284.00 292.75 482.625 160.00 866.13 677.03 179.00 2,941.53+ Tỷ lệ nộp phạt: 23.64% 64.31% 69.56% 54.01% 94.23% 76.98% 51.36% 61.36% + Chưa chấp hành nộp
Trang 30b) Kết quả xử phạt về trật tự đô thị và vệ sinh môi trường.
Bảng 2.2: Kết quả xử lý vi phạm hành chính từ năm 2017 đến 6/2019 KẾT QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TỪ NĂM 2017 ĐẾN 6/2019
STT Tên các cơ quan thực hiện Năm 2017 Năm 2018 06/2019
01 Đội quản lý trật tự đô thị
- Số quyết định xử phạt (số
210 (đã thực hiện 197)
- Tổng số tiền thu được: 99.475.000đ 223.735.000 đ 119.400.000 đ
02 Ủy ban nhân dân xã, phường
- Tổng số tiền thu được: 4.764.378.000đ 4.355.787.000 đ 718.000.000đ
04 Phòng Văn Hóa - Thông tin
- Số quyết định xử phạt (số
- Tổng số tiền thu được: 98.500.000 đồng.
(Nguồn: Báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma thuột về Kết quả thực hiện công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nhiệm vụ giải pháp năm 2017, 2018 và 6 tháng đầu năm 2019).
2.2.4 Nhận xét đánh giá thực tiễn hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
a) Kết quả đạt được (ưu điểm):
- Trong thời gian qua, công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên điạbàn thành phố được xác định là một trong những nhiệm vụ trong tâm, thườngxuyên và liên tục của các cấp, các ngành; cung với đó là sự quan tâm chỉ đạothường xuyên của cấp trên, công tác quản lý trật tự xây dựng từng bước đi
Trang 31vào nề nếp, tỷ lệ các công trình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàngiảm dần theo
tưn g năm; nhiều công trin h mới, hiện đại tạo điểm nhấn đô thi
đã gop phần tạo diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh,hiện đại
- Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo Ủy ban nhân dân cácphường, xã trong việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hànhchính về trật tự xây dựng và đất đai, do đó số lượng công trình xây dựng đượckiểm tra, xử lý tăng lên rõ rệt, số hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tăng đáng
Ủy ban nhân dân các phường, xã trên địa
- Ủy ban nhân dân thành phố đã tập trung, ban hành nhiều chỉ đạo, điềuhành trong công tác thực hiện quản lý, giữ gìn trật tự đô thị, đảm bảo an toàngiao thông, vệ sinh môi trường, cảnh quan đô thị; đã đề ra các giải pháp, biệnpháp tạo nên không gian đô thị có trật tự; ý thức chấp hành pháp luật của dân
cư đô thị đã có những chuyển biến, đông đảo người dân đồng tình, tích cựctham gia giữ gìn, xây dựng đô thị ngày càng văn minh hơn
- Việc ra quân lập lại trật tự đô thị, xử lý, giải tỏa tình trạng lấn chiếmlòng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán tại các khu vực Chợ trung tâm
Buôn Ma Thuột, Bệnh viện đa khoa tỉnh (cũ), Quảng trường 10/3 được triển
khai thành công, hiệu quả và được sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân
- Công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân tự giác chấp hành chủ trươngcủa thành phố về chỉnh trang đô thị đạt được kết quả khá tốt tại một số phường
Trang 32trung tâm (như phường Thống Nhất, Tân An, Thắng Lợi, Thành Công).
Ngoài
Trang 33việc tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, các phường đã tổ chức tuyên truyềnvận động bằng hình thức gửi thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình, vận độngngười dân ký cam kết không vi phạm; ý thức về hành vi vi phạm và tự giác chấphành khắc phục vi phạm của người dân có sự chuyển biến tích cực và ngày cànglan rộng đến các bộ phận dân cư khác.
- Công tác kiểm tra, xử lý tình trạng các hộ dân tập kết vật liệu xây dựng,
để xe môtô, kinh doanh, buôn bán không thực hiện các nội dung theo Giấy phép
sử dụng tạm vỉa hè được cấp đã được Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị và
Ủy ban nhân dân các xã, phường tăng cường triển khai thực hiện Tuy nhiên vẫncòn một bộ phận người dân vẫn chưa tự giác chấp hành và đã được xử lý kịpthời
- Công tác rà soát, tổ chức hướng dẫn hộ dân có nhu cầu thực hiện đăng kýlàm các thủ tục xin thuê sử dụng tạm thời vỉa hè để kinh doanh, buôn bán tại 22tuyến đường được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt của các địa phương cơ bảnđầy đủ nội dung yêu cầu; hầu hết các hộ dân kinh doanh, buôn bán trên cáctuyến đường này đều chấp hành thực hiện đăng ký xin sử dụng tạm thời mộtphần vỉa hè để phục vụ việc kinh doanh, buôn bán của hộ gia đình; Tình trạngdừng đỗ, kinh doanh xe ôtô trên vỉa hè tại các tuyến đường, Trường Chinh, LêDuẩn, ngã tư đường Trần Bình Trọng với Phan Bội Châu, Nguyễn Văn Cừđược nhắc nhở, xử lý kịp thời
- Công tác giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thôngđường bộ được thực hiện thường xuyên liên tục, kết hợp với các đợt ra quânquyết liệt lập lại trật tự an toàn giao thông, đồng thời tổ chức các đợt mít tinh đểtuyên truyền rộng rãi đến đông đảo người dân chấp hành pháp luật về an toàngiao thông
b) Tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân:
- Công tác quản lý trật tự xây dựng là lĩnh vực phức tạp, khó khăn, công
Trang 34tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử
Trang 35người dân, doanh nghiệp còn chưa cao; các quy định trong công tác quản lýcủa các cấp còn bất cập, chưa sát với thực tế; tình trạng xây dựng không phép,sai phép, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn còn diễn ra.
- Công tac tuyên truyền, phổ
biên
phap
luât
về xây dưn
g trên địa than
nhưng còn một số nơi như tại khu vực nông thôn,
các khu vực nằm xa trung tâm xã việc tuyên truyền
- Ủy ban nhân dân các phường, xã đã tăng cường công tác chỉ đạo điềuhành; tăng cường kiểm tra xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu ngừngthi công xây dựng công trình để khắc phục hậu quả nhưng chưa kiên quyếtthực hiện cưỡng chế phá dỡ đối với các trường hợp xây dựng trái phép trênđất nông nghiệp không phù hợp quy hoạch đất ở; xây dựng không phép, saiphép đã quá thời hạn cho phép khắc phục hậu quả theo quy định tại Thông tư03/2018/TT-BXD ngày 24/4/2018 của Bộ Xây Dựng
- Một số phường, xã trên địa bàn thành phố có địa bàn quản lý rộng; cócác buôn đồng bào dân tộc thiểu số ít hiểu biết về pháp luật xây dựng, đất đaigây khó khăn cho địa phương khi xử lý vi phạm; đất của các tổ chức, của cácnông trường trước đây quản lý không chặt chẽ dẫn đến việc mua bán chuyểnnhượng, xây dựng các công trình trái phép nhưng không được kiểm tra xử lý,đến nay đã hình thành khu dân cư gây khó khăn cho chính quyền địa phươngtrong việc xử lý vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
- Tại một số nơi quy hoạch sử dụng đất là đất ở nhưng lại không có trong
kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương, khi người dân làm các thủtục chuyển mục đích sử dụng đất thì không chuyển được
- Việc duy trì lực lượng tuần tra kiểm soát chưa được thường xuyên; cán
bộ quản lý ít, địa bàn rộng, không đủ lực lượng để triển khai thực hiện trong
Trang 36và ngoài giờ hành chính mặc dù đã có sự nỗ lực trong việc tuần tra xử lý củacác Tổ trật tự các phường, nhất là các phường trung tâm, dẫn đến vẫn còn tình
Trang 37trạng mất an ninh trật tự khi lực lượng chức năng về nghỉ.
- Tình trạng người dân từ nơi khác (không sinh sống tại địa phương) đến
kinh doanh trên vỉa hè trong nhiều năm trở thành thói quen, khi các lực lượngchức năng thực hiện lập lại trật tự vỉa hè thì chấp hành, nhưng khi không cómặt lực lượng chức năng thì tình trạng tái lấn chiếm tiếp tục diễn ra nhất là tạikhu vực xung quanh chợ trung tâm Buôn Ma Thuột Hiện nay các trường hợpbuôn bán hàng rong và các loại hàng hóa như mỹ phẩm, giày dép, quần áo bày bán trên các xe đẩy, giá treo đồ trên vỉa hè xung quanh chợ trung tâmchưa được chính quyền địa phương xử lý triệt để
- Công tác rà soát, chủ động tổ chức điểm buôn bán hàng rong tập trungtại các phường Tân Thành, Tân Tiến, Thống Nhất, Thành Công chưa đượctriển khai đồng bộ và có hiệu quả; ngoài các phường Thống Nhất, ThànhCông đã tổ chức rà soát, thống kê danh sách các vị trí phù hợp để hình thànhđiểm bán hàng rong tập trung, các phường Tân Thành, Tân Tiến chưa thựchiện theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Thông báo số 327/TB-UBNDngày 15/9/2017
- Tình trạng quảng cáo, rao vặt vẫn còn diễn ra, nhất là việc kẻ vẽ quảngcáo các dịch vụ trên tường rào, bồn hoa, trụ điện gây mất mỹ quan đô thị
- Các hộ dân buôn bán nước mía, hàng rong tại vỉa hè các trục đườngTrường Chinh, Nguyễn Đình Chiểu thuộc địa bàn phường Tân Lợi đã tiếp tụcbày bán trở lại và chưa được xử lý kịp thời
- Tình hình tai nạn giao thông tiếp tục tăng đột biến (79/45 vụ so với năm 2016) Trong đó, số vụ tai nạn giao thông từ nghiêm trọng trở lên trên tuyến Quốc lộ và đường vành đai phía Tây chiếm 47% (37/79 vụ), nhiều nhất là trên
tuyến Quốc lộ 14 xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, 02 vụ TNGTrất nghiêm trọng, làm chết 19 người Nguyên nhân gia tăng tai nạn giao thôngnghiêm trọng trên các tuyến quốc lộ là do lưu lượng phương tiện tham giagiao
Trang 38thông trên các tuyến này ngày càng tăng trong khi ý thức của người dân chưacao khi tham gia giao thông, đặc thù trong đô thị có quá nhiều đường hiện trạngđấu nối vào quốc lộ.
- Trên địa bàn Thành phố phát sinh nhiều điểm ùn tắc giao thông, nguyênnhân chủ yếu là do trong những năm gần đây phương tiện giao thông đường bộngày càng tăng nhanh, trong khi hệ thống giao thông hiện trạng chưa được đầu
tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông; Trên địa bàn Thành phốcòn nhiều nút giao, vòng xuyến hiện trạng chưa đảm bảo các tiêu chí an toàngiao thông như về chiều rộng làn, số làn xe, tầm nhìn trong nút giao nhưng dochưa có kinh phí nên chưa thể mở rộng, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
hiện nay (các điểm hay ùn tắc giao thông như Bùng binh Km3, nút giao Lê Hồng Phong - Nguyễn Công Trứ - Hồ Tùng Mậu, nút giao Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh - Nguyễn Văn Trỗi, nút giao Lê Duẩn - Nguyễn Công Trứ ).
- Một số trục đường quan trọng trên địa bàn Thành phố do chưa giải phóng
đủ mặt bằng, xảy ra tình trạng công trình đường giao thông có mặt bằng tới đâu thì
thi công đến đấy (đường Lê Thánh Tông, đường Tôn Đức Thắng, Lý Thái Tổ nhiều đoạn chưa giải phóng đủ mặt bằng), gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao
thông, gây nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông
- Việc xử lý vi phạm của Ủy ban nhân dân các phường, xã phần lớn chỉdừng lại ở mức xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ thi công công trình viphạm nhưng chưa thực hiện cưỡng chế phá dỡ các trường hợp vi phạm; Số
trường hợp khắc phục hậu quả còn thấp (24,82%).
- Vẫn còn tình trạng nể nang, ngại va chạm Qua kiểm tra việc thi hànhpháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và xây dựng trênđịa bàn, Ủy ban nhân dân thành phố đã có văn bản phê bình, kiểm điểm Chủtịch và cán bộ địa chính - xây dựng tại 04 phường; cụ thể: Thành Nhất, Tự An,Tân Lợi, Tân Tiến
Trang 39- Việc giao đất ở của các đơn vị như: Sư đoàn 470, Tổng kho K864,… đếnnay vẫn không được các cấp thẩm quyền giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởngđến việc xây dựng nhà ở và làm các thủ tục xin phép xây dựng của người dân.
* Nguyên nhân khách quan:
- Cơ cấu tổ chức bộ máy còn phân tán, cơ chế hoạt động còn chồng chéo
và chưa rõ ràng;
- Địa bàn, địa hình rộng, đa dạng, phức tạp, quy hoạch còn có nhiều bấtcập, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao do số người di cư, nhập cư tăng cao
và đang trong đầu tư xây dựng quy hoạch trên diện rộng
- Ý thức chấp hành luật của một bộ phận không nhỏ người dân còn chưanghiêm, do cuộc sống mưu sinh, nếp sống, thói quen cũ nên bất chấp biết viphạm pháp luật nhưng vẫn buôn bán dưới lòng lề đường làm cản trở giaothông
* Nguyên nhân chủ quan.
- Lực lượng Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị, Tổ trật tự đô thị cácphường xã còn mỏng, chủ yếu giữ gìn được trong giờ hành chính, còn các ngàynghỉ, buổi trưa, buổi tối chưa đủ lực lượng kiểm tra xử lý giải tỏa;
- Công tác phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ, lực lượng Đội Quản lý trật tựcảnh quan tăng cường cho phường hoạt động hiệu quả chưa cao;
- Lực lượng Công an phường, Đội Cảnh sát Giao thông và Đội cảnh sát trật
tự Công an thành phố tăng cường cho các Tổ trật tự đô thị và Đội Quản lý trật tựcảnh quan đô thị chưa thường xuyên, dẫn đến một số người vi phạm trật tự đô thị,chống đối người thi hành công vụ chưa ngăn chặn kịp thời, gây dư luận xấu trongnhân dân;
- Quy chế hoạt động của Đội Quản lý trật tự cảnh quan đô thị được xâydựng từ năm 1999; Quy chế phối hợp trong hoạt động đảm bảo trật tự đô thị
trên địa bàn thành phố ban hành năm 2011 (trước khi có Luật xử lý vi phạm