1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GA Đạo đức- Khoa- Sử- Địa lớp 4(tuần 3)

9 532 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 87,5 KB

Nội dung

TUẦN 3 Đạo đức Bài 2: Vượt khó trong học tập (Tiết 1) I.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt khó khăn. - Biết cách xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và tìm cách khắc phục. - Ý thức tích cực vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu học tập nhóm - HS: SGK, III. Các hoạt động dạy - học: Nội dung Cách thức tiến hành A.KTBC: (2 phút) - Trung thực trong học tập( Tiết 1) B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2 phút) 2. Nội dung (28 phút) HĐ1: Kể chuyện Một học sinh nghèo vượt khó - Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn… - Bạn đã biết cách khắc phục, vượt qua, vươn lên học giỏi KL: ( SGK – trang 6) HĐ2: Cách giải quyết khó khăn gặp phải… Ghi nhớ: ( SGK – Trang 6 ) 3. Củng cố dặn dò: ( 3 phút ) G: Nêu câu hỏi “ Nếu em là bạn Long em sẽ làm gì” ? H: Trả lời H+G: Nhận xét, đánh giá. G: Giới thiệu qua kiểm tra bài cũ. G: Kể chuyện H: Kể tóm tắt ND câu chuyện G: HD, chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. H: Thảo luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu ND câu chuyện - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung. G: Tóm tắt, kết luận( Bảng phụ) H: Nhắc lại kết luận ( 2 em ) H: Nêu yêu cầu CH3 ( SGK ) - Trình bày, giới thiệu … - Lớp thảo luận, liên hệ. G: Nhận xét, bổ sung, kết luận. H: Nhắc lại ghi nhớ( 1 em) H+G: Nhận xét, bổ sung, liên hệ G: Nhận xét giờ học. H: Sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về “Vượt khó trong HT”. Địa lí Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn I.Mục tiêu: - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lẽ hội của 1 số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - Dựa vào bản đồ, lược đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức. Xác lập mối quan hệ Địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS. II. Đồ dùng dạy học: - G: Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, tranh ảnh về cảnh sinh hoạt của nhân dân Hoàng Liên Sơn. - H: SGK, chuẩn bị trước bài. III. Các hoạt động dạy học: Nội dung Cách thức tiến hành A.Kiểm tra bài cũ: (2 phút) - Dãy núi Hoàng Liên Sơn B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2 phút) 2. Nội dung (27 phút) a. Hoàng Liên Sơn –nơi cư trú của 1 số dân tộc ít người - Dân cư thưa thớt… - thái, dao. H ’ mông KL ( SGK: b. Bản làng với nhà sàn - Các bản nằm cách xa nhau - ở núi cao H: Nêu đặc điểm của dãy núi HLS ( 2 em). H+G: Nhận xét, bổ sung G: Giới thiệu qua KTBC HĐ1: Làm việc cá nhân G: Nêu yêu cầu hoạt động H: Dựa vào kiến thức của mình và gợi ý ở mục 1 trong SGK trả lời CH tìm hiểu về dân cư ở HLS - Kể tên các DT - Sắp xếp thứ tự các DT theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao. - Họ thường đi bằng phương tiện gì? H: Trao đổi nhóm, phát biểu ý kiến H+G: Nhận xét, bổ sung G: Kết luận H: Nhắc lại (2 em) H: Dựa vào mục 2 trong SGK, tranh ảnh về bản làng, nhà sàn và vốn hiểu biết, HS trả lời 1 số câu hỏi : - Bản làng thường nằm ở đâu: - Bản có nhiều nhà hay ít nhà: - Mỗi bản có khoảng mươi nhà, các bản ở dưới thung lũng thì đông hơn. C,Chợ phiên, lễ hội, trang phục - Chợ phiên họp vào những ngày nhất định - Chợ phiên rất đông vui, ngoài mua bán còn giao lưu văn hóa - Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, - Trang phục được may, thêu, trang trí rất công phu… KL ( SGK trang 76) 3.Củng cố dặn dò: ( 4 phút ) - Vì sao 1 số DT ở HLS lại sống ở nhà sàn. H: Trao đổi nhóm đôi, suy nghỉ trả lời. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp H+G: Nhận xét, bổ sung. Chốt lại ý chính. H: Nhắc lại ( 2 em) H: Dựa vào mục 3, các hình trong SGK, tranh, ảnh về chợ phiên, lễ hội, trao đổi thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi: - Nêu những hoạt động trong chợ phiên - Kể tên 1 số hàng hóa… - kể tên 1 số lễ hội… - Nhận xét trang phục truyền thống của các DT trong hình 4,5,6 H: Đại diện các nhóm phát biểu (3 em) H+G: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện đúng, đủ nội dung. H+G: Nhận xét, bổ sung G: Chốt lại ND chính của bài H: Nhắc lại ( 2 em) G: Củng cố, liên hệ thực tế. G: Nhận xét chung giờ học. H: Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người dân HLS. Khoa học Bài 5: Vai trò của chất đạm và chất béo I.Mục tiêu: - Kể tên 1 số thức ăn chứa nhiều chất đạm và 1 số thức ăn chứa nhiều chất béo. - Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể, - Xãc định được nguồn gốc của những thức ăn chứa đạm và những thức ăn chứa chất béo. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Phiếu học tập - HS: SGK, III. Các hoạt động dạy - học: Nội dung Cách thức tiến hành A. KTBC: ( 3 phút ) - Các chất dinh dưỡng có trong thức H: Nêu tên 1 số thức ăn có nguồn gốc từ ăn, vai trò của chất bột đường. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 3 phút ) 2. Nội dung: ( 26 phút ) a. Tìm hiểu vai trò của chất đạm và chát béo - Nói tên vai trò của thức ăn có nhiều chất dạm, chất béo. KL ( SGK) b. Nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo - Đều có nguồn gốc từ động vật, thực vật KL( SGK) 3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) động vật, thực vật. H+G: Nhận xét, đánh giá. G: Giới thiệu bài qua KTBC HĐ1: Quan sát và trả lời CH H: Nêu 2 yêu cầu SGK, quan sát hình trang 12, 13 SGK G: Nêu 1 số câu hỏi, HD học sinh lần lượt trả lời ( vài em) H+G: Nhận xét, bổ sung G: Kết luận H: Đọc mục bạn cần biết trong SGK HĐ2: Làm việc với phiếu HT G: Nêu yêu cầu hoạt động, HD học sinh cách thực hiện H: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày kết quả H+G: Nhận xét, bổ sung G: Kết luận H: Liên hệ thực tế. H: Đọc phần ghi nhớ G: Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ. Lịch sử Bài 3: Nước Văn Lang I.Mục tiêu: - HS biết được Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nhà nước này ra đời khoảng 700 năm trước Công nguyên(TCN) - Mô tả sơ lược về tổ chức xã hội thời Hùng Vương. - Mô tả được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt. Một số tục lệ của người Lạc Việt còn lưu giữ tới ngày nay ở địa phương mà HS được biết. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Hình trong SGK phóng to, phiếu học tập của HS. Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - HS: SGK, III. Các hoạt động dạy - học: Nội dung Các thức tiến hành A. KTBC: ( 3 phút ) - Làm quen với bản đồ( tiếp ) B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 3 phút ) 2. Nội dung: ( 26 phút ) a. Sự ra đời của nước Văn Lang - Khoảng 700 năm TCN - Kinh đô đặt ở Phong Châu( Phú thọ). Sơ đồ nhà nước Văn Lang Hùng Vương Lạc hầu, lạc tướng Lạc dân Nô tì b. Cuộc sống của người Lạc Việt - Sản xuất: Lúa khoai, cây ăn quả, đúc đồng, đóng thuyền, . - Ăn uống: Cơm, xôi, bánh giầy, uống rượu, . - ở: Nhà sàn, quây quần thành làng - Lễ hội: Vui chơi, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật. 3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) H: Nêu các bước sử dụng bản đồ H+G: Nhận xét, đánh giá. G: Nêu phần chữ nhỏ SGK và kết hợp giới thiệu bài. HĐ1: Làm việc cả lớp G: Treo bản đồ Bắc Bộ và Bắc TB vẽ trục thời gian lên bảng. - Giới thiệu về trục thời gian H: Đọc từ đầu đến nô tì(SGK) G: HD quan sát lược đồ và thực hiện yêu cầu 1 SGK H: Nêu ý kiến H+G: Nhận xét, bổ sung G: ? Xã hội VL có những tầng lớp nào? H: Trả lời( Có nhận xét, bổ sung) G: Dán sơ đồ nhà nước VL lên bảng. HS lên bảng điền, nhìn vào sơ đồ nhắc lại hoàn thiện ND thể hiện qua sơ đồ. HĐ2: Làm việc cá nhân H: Đọc phần còn lại SGK( 1 em) - Quan sát tranh từ H3 ->H9 SGK và TLcâu hỏi 2( SGK) G: Phát phiếu học tập, HD cách làm. H: Hoàn thành các ND trong phiếu - Mô tả lại bằng lời H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng. H: Đọc lại ND bài đã hoàn thiện G: Tóm tắt ND bài, liên hệ H: Đọc phần ghi nhớ G: Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS học thuộc phần ghi nhớ. Khoa học Bài 6: Vai trò của vi- ta- min, chất khoáng và chất xơ I.Mục tiêu: - Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ. - Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ. - Biết thêm nhiều kiến thức mới phục vụ cuộc sống. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ, Hình trang 14, 15 SGK - HS: SGK, III. Các hoạt động dạy - học: Nội dung Cách thức tiến hành A. KTBC: ( 3 phút ) - Vai trò của chất đạm và chát béo B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 3 phút ) 2. Nội dung: ( 26 phút ) a. Tìm hiểu về nguồn gốc của những thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ. Tên thức ăn Nguồn gốc ĐV Nguồn gốc TV Chứa VTM Chứa chất khoáng Chứa chất xơ Rau cải X X X X b. Vai trò của những thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ. * Vai trò của những thức ăn chứa nhiều vi – ta – min KL( SGK trang 15) * Vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất khoáng KL: (SGK trang 15) * Vai trò của những thức ăn chứa nhiều chất xơ H: Trả lời miệng ( 2 em) H+G: Nhận xét, đánh giá. G: Giới thiệu bài qua KTBC HĐ1: Thi kể tên các thức ăn chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng và chất xơ. G: Nêu yêu cầu cụ thể, chia nhóm hoàn thành phần thi H: Trao đổi, thảo luận hoàn thiện ND bài ghi trong bảng - Các nhóm trưng bày kết quả - Đại diện trình bày ( 2 em) H+G: Nhận xét, bổ sung, chốt ý đúng HĐ2: Làm việc với phiếu HT G: Nêu vấn đề H+G: Thảo luận, trao đổi: - Kể về 1 số loại vi – ta – min mà HS biết. Nêu vai trò của VTM đó - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa VTM đối với cơ thể. H+G: Nhận xét, bổ sung G: Kết luận( ý 1 mục bạn cần biết) H: Liên hệ thực tế. G: Đặt câu hỏi, gợi ý H: Thảo luận về vai trò của chất khoáng: - Kể về 1 số loại chất khoáng mà HS biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó - Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với KL: (SGK trang 15) 3. Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) cơ thể. H+G: Nhận xét, bổ sung G: Kết luận( ý 2 mục bạn cần biết) G: Nêu yêu cầu H:Thảo luận về vai trò của chất xơ và nước: - Tại sao hàng ngày chúng ta phải ăn các thức ăn có chứa chất xơ? - Hàng ngày chúng ta cần phải uống bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước? H+G: Nhận xét, bổ sung G: Kết luận( ý 3 mục bạn cần biết) H: Đọc lại mục bạn cần biết SGK trang 15 G: Nhận xét chung giờ học. - Dặn HS học thuộc mục bạn cần biết SGK trang 15 - Vận dụngKT đã học trong việc ăn uống hàng ngày. . hệ Địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS - Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở HLS. II. Đồ dùng dạy học: - G: Bản đồ địa. luận, trả lời câu hỏi tìm hiểu ND câu chuyện - Đại diện nhóm trình bày. - Cả lớp trao đổi, chất vấn, nhận xét, bổ sung. G: Tóm tắt, kết luận( Bảng phụ) H:

Ngày đăng: 17/09/2013, 00:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w