1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giảm dư cân béo phì cho trẻ 3 4 tuôi

19 225 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 18,88 MB

Nội dung

Có 30% bà mẹ có con bị thừa cân không biết trẻ đã thừa cân, 15% số bà mẹ có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân, nhiều bà mẹ muốn con dư cân, béo khỏe để có thể lực cho

Trang 1

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

1 Lý do chọn đề tài:

Tình trạng thừa cân và béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ của sức

khỏe Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng này đang

tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, nhất là ở trẻ em, bên cạnh

một số lượng không nhỏ các bệnh nhân bị suy dinh dưỡng

Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi người chúng ta ngày nay

đều có cuộc sống đầy đủ sung túc hơn Chính vì vậy trẻ em ngày nay được

hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội, nhiều người cho rằng

có điều kiện cho con ăn nhiều là tốt, con mình càng mập mạp, càng bụ bẫm

thì càng tốt nên đến khi cha mẹ phát hiện con mình thừa cân quá nhiều thì đã

muộn

Vậy thừa cân, béo phì là gì? Tại sao trẻ lại bị thừa cân, béo phì? Thừa cân

là hiện tượng cân nặng cao hơn mức cân nặng nên có tương ứng với chiều

cao Béo phì là sự tích tụ bất thường và quá mức khối mỡ tại mô mỡ và các tổ

chức khác ảnh hưởng tới sức khỏe Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, béo phì

ở trẻ Trong đó, 90% là do ăn uống dư thừa và vận động không đủ, chỉ có

không đến 10% là do di truyền và bệnh lý

Phần lớn các bà mẹ chưa có hiểu biết về cân nặng nên có của trẻ Có 30%

bà mẹ có con bị thừa cân không biết trẻ đã thừa cân, 15% số bà mẹ có con

thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân, nhiều bà mẹ muốn con

dư cân, béo khỏe để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm

Đặc biệt, khẩu phần ăn của trẻ em thành phố có xu hướng tiêu thụ giảm lương

Trang 2

thực, tăng thức ăn động vật, chất béo và đường ngọt cao hơn so với khẩu phần

ăn chung

Chứng thừa cân, béo phì không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà nó còn ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành Những trẻ béo phì sẽ ngừng

tăng trưởng sớm Trước dậy thì, chúng thường cao hơn so với tuổi nhưng khi

dậy thì, chiều cao ngừng phát triển và trẻ có xu hướng thấp hơn so với bạn bè

Ngoài ra, béo phì còn kéo theo sự gia tăng các bệnh mạn tính như đái tháo

đường, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, vữa xơ động mạch, sỏi thận, xương

khớp, một số bệnh ung thư…

Trẻ béo phì thường mặc cảm về ngoại hình và ảnh hưởng tới sự phát triển

thể chất, trí tuệ, dẫn đến suy giảm khả năng học tập và lao động ở các em

Nhiều bé bị trầm cảm khi nhận thức vẻ ngoài của mình khác biệt với bạn bè

cùng trang lứa và dễ bị kỳ thị, chọc ghẹo, bắt nạt

Phòng chống thừa cân, béo phì đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của

những người làm công tác dinh dưỡng, đồng thời cũng là nhiệm vụ của tất cả

các ban ngành đoàn thể, nhà trường lẫn gia đình cùng nhau chung sức thực

hiện để thế hệ tương lai của chúng ta sẽ có những công dân khỏe mạnh, cân

đối, không bệnh tật, cùng nhau xây dựng đất nước đi lên

2 Phạm vi đề tài:

Là một giáo viên mầm non, là người làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc,

giáo dục trẻ, tôi luôn mong muốn trẻ được phát triển toàn diện, cân đối Hiểu

được những ảnh hưởng nghiêm trọng của thừa cân, béo phì đối với sự phát

triển của trẻ Tôi đã chủ động giành thời gian nghiên cứu tài liệu, tập san, rút

kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ để tìm ra một số biện

pháp giảm thừa cân, béo phì cho trẻ Vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp

giảm dư cân - béo phì cho trẻ 3 – 4 tuổi” là đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm

học 2016 – 2017 mà tôi thực hiện tại lớp Mầm 1 trường mầm non Tân Phú

B NỘI DUNG:

Trang 3

I THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:

Năm học 2016 – 2017 tôi được nhà trường phân công dạy các cháu lớp

Mầm 1 Qua quá trình chăm sóc nuôi dưỡng tại lớp tôi có một số thuận lợi và

khó khăn như sau:

1 Thuận lợi:

Luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm sâu sát về mọi mặt, có kế

hoạch dự giờ bồi dưỡng, góp ý khâu nuôi Qua đó giúp giáo viên học tập, rút

kinh nghiệm và khắc phục tồn tại

Cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ

Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai cô trong lớp Nắm bắt tâm sinh lý của

trẻ từ đó có biện pháp phù hợp đối với từng trẻ

2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi khi thực hiện đề tài này tôi cũng gặp rất nhiều

khó khăn

Phụ huynh chưa phối hợp tốt với giáo viên trong việc giảm dư cân, béo

phì cho trẻ Đa số phụ huynh không biết con mình bị thừa cân hoặc biết con

mình thừa cân nhưng vẫn mong muốn trẻ tiếp tục tăng cân, vì cho rằng trẻ bụ

bẫm, mập mạp mới tốt, mới có sức khỏe Thậm chí một số phụ huynh còn có

thái độ tiêu cực khi được giáo viên trao đổi về tình trạng dư cân, béo phì của

trẻ

Phụ huynh hay thường chiều theo ý thích của trẻ trong ăn uống, ăn quá

nhiều thực phẩm có chứa chất đạm, chất béo, bột đường mà bỏ qua những

thực phẩm như rau củ, trái cây Lạm dụng việc cho trẻ xem tivi hay chơi các

thiết bị công nghệ để trẻ ngồi yên, không nghịch phá, dẫn đến trẻ thu động,

lười vận động

Chưa thực sự đẩy mạnh công tác tuyên truyền về dư cân, béo phì đến phụ

huynh

Chưa thực sự quan tâm đến khẩu phần ăn của trẻ dư cân, béo phì

Thời gian hoạt động của trẻ dư cân, béo phì chưa nhiều

Chính những khó khăn trên làm cho việc thực hiện giảm dư cân, béo phì ở

trẻ chưa đạt hiệu quả cao

Trang 4

3 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài

Trước khi thực hiện đề tài đầu năm học tôi thực hiện khảo sát với 30 trẻ ở

lớp và kết quả cụ thể:

Những trẻ bị dư cân, béo phì thường hoạt động nặng nề, chậm chạp hơn

những trẻ khác nên những nhiệm vụ trong học tập như tiếp thu kiến thức hay

hoàn thành bài tập những trẻ này thường thực hiện chậm hơn so với các bạn

trong lớp Giờ vui chơi, trong khi các bạn khác tích cực tham gia các trò chơi

vận động thì trẻ thường tách riêng hay ngồi trên ghế quan sát các bạn Khi

được cô khuyến khích tham gia thì trẻ thực hiện chậm chạp, khó khăn, thậm

chí là không muốn tham gia Nhưng đến giờ ăn, trẻ lại ăn rất nhanh và thường

xuyên xin thêm cơm Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học

tập, cũng như quá trình phát triển của trẻ

Thực tế đó chính là điều tôi suy nghĩ Làm thế nào để giảm dư cân, béo

phì ở trẻ, giúp trẻ phát triển hài hòa, cân đối như mọi trẻ khác? Tôi đã quyết

định thực hiện các biện pháp sau:

II CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

1 Thực hiện tốt công tác tuyên truyền về dư cân-béo phì với phụ

huynh

Giảm cân cho trẻ là việc làm khó khăn, mất nhiều thời gian và đòi hỏi

lòng kiên nhẫn Vì vậy, công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong

chăm sóc trẻ dư cân – béo phì là vô cùng quan trọng

Tâm lý phụ huynh luôn thích con mình mập mạp, dễ thương, “ăn được là

tốt” nên thường chiều theo sở thích ăn uống của trẻ Phụ huynh chưa hiểu

Phân loại kênh Tháng 9/2016

Số trẻ Tỷ lệ (%)

Khả năng vận động linh hoạt 1/8 12,5%

Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp 1/8 12,5%

Trang 5

được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của dư cân –béo phì đối với trẻ Dù

cho giáo viên thực hiện các biện pháp giảm dư cân béo phì đối với trẻ, nhưng

khi về nhà phụ huynh vẫn để trẻ ăn uống quá mức thì công tác giảm dư cân –

béo phì vẫn không đạt kết quả cao

Vì vậy, để thay đổi suy nghĩ của phụ huynh về dư cân – béo phì, tích cực

phối hợp với giáo viên trong chăm sóc trẻ, để trẻ phát triển cân đối, khỏe

mạnh Giáo viên cần thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền tới phụ huynh

như: phát tranh lật, bảng tin, trao đổi trực tiếp với phụ huynh, tổ chức cho phụ

huynh dự giờ quan sát hoạt động của trẻ…giúp phụ huynh nắm được kiến

thức về dư cân – béo phì

Để gây sự chú ý cho phụ huynh, những tranh tuyên truyền có hình ảnh to,

màu sắc đẹp, nội dung ngắn gọn, súc tích để dễ đọc và dễ hiểu, bảng tin mang

tính gần gũi với phụ huynh

Tuyền truyền trên bảng tin lớp

Trang 6

Thông qua các giờ đón trả trẻ, tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh về tình

hình sức khỏe và học tập của trẻ, tư vấn với phụ huynh về chế độ ăn uống của

trẻ khi ở nhà Phát tranh lật về dư cân – béo phì để phụ huynh hiểu sâu sắc

hơn

Tổ chức cho phụ huynh dự giờ học và giờ ăn của trẻ, để phụ huynh thấy

được sự khó khăn trong việc học tập và vận động của trẻ dư cân – béo phì so

với các trẻ khác

Tuyên truyền, tư vấn đến phụ huynh về dư cân , béo phì

Tổ chức hoạt động cho phụ huynh dự giờ

Trang 7

Hướng dẫn phụ huynh theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ thông

qua biểu đồ tăng trưởng Ngoài ra, phụ huynh còn có thể truy cập các trang

web để thực hiện đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ bằng chỉ số BMI, giúp phụ

huynh phát hiện sớm dư cân – béo phì ở trẻ để xử lý kịp thời

Công thức tính của BMI là:

BMI = cân nặng / (chiều cao) 2

Trong đó: Trẻ có BMI > 85th thì được xác định là béo phì

2 Giáo dục trẻ về dư cân – béo phì mọi lúc mọi nơi

Những trẻ béo phì rất khó hòa đồng với các bạn và luôn cảm thấy khổ sở

khi bị coi là “người nổi bật”… Có nhiều trẻ ý thức được việc giảm cân và

siêng năng tập luyện, nhưng cũng không ít trẻ sau một thời gian ngắn đã

buông xuôi Tôi luôn giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi bằng cách lồng ghép các

nội dung giáo dục vào các hoạt động, tình huống, câu chuyện, tạo tác động tư

tưởng giúp trẻ tự cảm nhận những thói quen tốt và thói quen xấu trong ăn

uống, sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng đến sức khỏe

Ví dụ: Khi dạy trẻ về chủ đề Dinh dưỡng, giáo dục trẻ về 4 nhóm thực

phẩm đều cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, dạy trẻ ăn uống đủ chất,

không ăn quá nhiều thịt cá mà bỏ qua rau xanh và trái cây…

Trang 8

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất béo, giàu năng lượng:

bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh, thức uống có ga…

3 Xây dựng chế độ ăn hợp lý, lành mạnh cho trẻ

Ơ trẻ đa số béo phì là do ăn uống quá mức, được tích luỹ lại dần dần, mỗi

ngày một tăng trong lớp mỡ dưới da và ngày càng làm cho lớp mỡ đó phát

triển lên gây nên chứng mập phì.Vì vậy việc xây dựng chế độ ăn hợp lý, lành

mạnh cho trẻ là một việc làm cần thiết

Trẻ em và người trưởng thành có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau Vì thế

với những trẻ bị thừa cân, béo phì, không nên áp dụng chế độ ăn kiêng của

người trưởng thành cho trẻ

Do trẻ còn phát triển chiều cao nên ngoại trừ những trường hợp béo phì

nặng cần giảm cân (độ 2, 3), đa số chỉ cần giữ nguyên cân nặng, không tăng

cân, để khi trẻ phát triển chiều cao sẽ vẫn đạt cân nặng hợp lý

Đối với trẻ dư cân – béo phì nên hạn chế những thức ăn có chứa nhiều

đạm, đường, và chất béo, tăng cường những lượng thức ăn có rau và hoa quả

tươi Không để trẻ bỏ bữa hay bị đói, vì trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào bữa sau

Rau và trái cây nên chiếm một thể tích lớn trong phần ăn Ăn nhiều rau,

trái cây trong và sau bữa ăn sẽ giúp trẻ cảm thấy no nhanh và kết thúc bữa ăn

Cô giáo dục trẻ ăn nhiều rau củ và trái cây tốt cho sức khỏe

Trang 9

sớm Cảm giác no này có thể kéo dài cả sau bữa ăn, đặc biệt có lợi với chế độ

ăn kiêng Chất xơ tan trong rau và trái cây còn giúp đào thải một lượng chất

béo không có lợi cho sức khỏe qua đường ruột

Khi chia cơm cho trẻ dư cân – béo phì tôi luôn gạn bớt lớp dầu mỡ trước

khi chia cho trẻ, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau và trái cây Trường mầm non

Tân Phú thực hiện chế độ tăng cường rau xanh cho trẻ dư cân – béo phì, vì thế

ngoài tăng lượng rau khi trẻ ăn canh, tôi luôn động viên trẻ ăn thêm rau củ

luộc, từ đó giảm bớt lượng tinh bột trong bữa ăn của trẻ mà vẫn đảm bảo trẻ

được ăn no

Hai giáo viên trong lớp phối hợp quan sát trẻ khi trẻ ăn, đảm bảo trẻ ăn

đúng khẩu phần cho phép, nhắc trẻ ăn chậm, nhai kỹ, bữa ăn của trẻ có thể

kéo dài đến 20 phút để trẻ có cảm giác no và không ăn quá nhiều

Ngoài ra việc cho trẻ ăn đúng giờ giấc cũng rất quan trọng, tránh để trẻ

quá đói Ngay từ đầu năm học, tôi và giáo viên cùng lớp luôn nghiêm túc thực

hiện đúng chế độ sinh hoạt, tạo cho trẻ thói quen giờ việc nấy, ăn uống và sinh

hoạt đúng giờ giấc quy định

Cô khuyến khích trẻ ăn nhiều canh

Trang 10

Quá trình giảm cân ở trẻ là một quá trình lâu dài và không dễ dàng, đỏi

hỏi sự kiên trì của bản thân trẻ, gia đình và nhà trường

4 Tăng cường vận động cho trẻ

Hiện nay, khi tình trạng trẻ thừa cân ngày càng gia tăng thì vấn đề giảm

cân cho trẻ không đơn thuần là vấn đề riêng của mỗi gia đình mà nó là vấn đề

mà toàn xã hội quan tâm So với người lớn giảm cân, giảm cân cho trẻ có

phần gian nan hơn bởi một mặt trẻ giảm cân nhưng vẫn cần đáp ứng dinh

dưỡng để phát triển bình thường, một mặt trẻ không có ý thức giảm cân như

người trưởng thành

Bên cạnh việc kiểm soát hàm lượng calo trẻ nạp vào mỗi ngày bằng chế

độ dinh dưỡng cân bằng, khuyến khích để trẻ tham gia các hoạt động thể chất

để tiêu hao bớt năng lượng là điều cần thiết Tuy nhiên, không phải trẻ nào

cũng có “hứng thú” tập thể dục thể thao Việc ngồi yên một chỗ để chơi game,

xem tivi, đọc sách,… vẫn được trẻ béo phì ưu tiên hơn cả Phải để trẻ cảm

thấy được khuyến khích và thật thoải mái, vui vẻ khi chúng hoạt động thể lực

Đừng khiến trẻ cảm thấy nghĩa vụ bắt buộc hay quá gò bó phải làm những

điều này

Giờ ăn của trẻ

Trang 11

Giáo viên hướng dẫn và khuyến khích trẻ cố gắng, tự giác rèn luyện thể

lực, năng động hơn, hình thành thói quen thường xuyên rèn luyện trên cơ sở

sự hướng dẫn đúng đắn

Thời lượng tập thể dục cho từng lứa tuổi thay đổi theo từng trẻ Bé 1-3

tuổi mỗi ngày dành 90 phút dành cho hoạt động thể lực có định hướng và 60

phút chơi tự do Trẻ 4-6 tuổi phải có 60 phút dành cho hoạt động thể lực có

định hướng và 60 phút chơi tự do Có thể chia nhỏ ra thành những đợt tập thể

dục 15 phút Nên chọn những bài thể dục đơn giản đến phức tạp Nếu đi bộ,

không cần phải đi nhiều ngay từ những ngày đầu tiên

Tôi luôn khuyến khích động viên trẻ đi học sớm để tham gia thể dục sáng

cùng các bạn

Trường mầm non Tân Phú có trang bị đầy đủ các dụng cụ, đồ dùng phục

vụ co hoạt động thể chất Sau khi tập thể dục sáng, tôi cho trẻ tập thêm các bài

tập dành riêng cho trẻ dư cân – béo phì Thường xuyên thay đổi dụng cụ và

các bài tập để trẻ không bị chán

Thể dục sáng

Trang 12

Một vài trẻ chưa tự giác, tích cực trong việc luyện tập, tôi sẽ tham gia tập

cùng trẻ để khuyến khích trẻ

Ngoài ra, tôi còn tổ chức các trò chơi vận động: đá bóng, mèo đuổi chuột,

chạy, nhảy… khi cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời, vui chơi

trong lớp

Hoạt động tăng cường cho trẻ dư cân, béo phì

Cô tham gia vận động cùng trẻ

Trang 13

Tận dụng những phút thể dục, giờ sinh hoạt chiều để trẻ thực hiện các

động tác nhún nhảy theo nhạc, trẻ hứng thú mà không có cảm giác bị gò bó,

ép buộc

Hoạt động vui chơi ngoài trời

Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động

Trang 14

Khuyến khích trẻ tham gia lao động tự phục vụ: rửa tay, lau mặt…và các

hoạt động trực nhật trong lớp: xếp ghế, dọn bàn ăn, tưới cây… để trẻ có nhiều

thời gian hoạt động, tiêu hao nhiều năng lượng hơn

Sau khi vận động nhiều hoặc chơi thể thao, trẻ thường đói và khát nước

Nếu bạn cho trẻ uống nước có đường hoặc ăn các thức ăn có mỡ, đường, …

những năng lượng mất đi sẽ được bù đắp trở lại nên hãy cho trẻ uống nước

lọc và ăn hoa quả nếu trẻ đói

Bé giúp cô xếp ghế chuẩn bị giờ ăn

Bé vận động theo nhạc trong giờ sinh hoạt chiều

Trang 15

Đối với trẻ béo phì, điều quan trọng là vận động để tiêu hao năng lượng

chứ không phải là nhịn ăn để giảm béo Bằng cách khuyến khích trẻ tham gia

vào các hoạt động thể dục, các trò chơi, lao động tự phục vụ hay trực nhật

giúp tăng cường vận động cho trẻ Tuy nhiên, cần chú ý vui chơi phải điều độ,

thể dục thể thao, lao động có giới hạn, không quá sức của trẻ

5 Quản lý theo dõi sức khỏe của trẻ

Thực hiện nghiêm túc dưới sự quản lý của Ban giám hiệu và cán bộ y tế

của trường, hàng tháng, tôi thực hiện cân đo, chấm biểu đồ sức khỏe cho trẻ

dư cân – béo phì, theo dõi quá trình tăng cân của trẻ, từ đó điều chỉnh chế độ

ăn và chế độ sinh hoạt cho phù hợp với từng trẻ

Bổ sung nước cho trẻ sau khi vận động

Ngày đăng: 26/12/2019, 16:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w