1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ninh thuận (luận văn thạc sĩ)

105 107 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khókhăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triểncủa các doanh nghiệp.Luận văn với đề tài: “Nâ

Trang 1

NGUYỄN ĐÌNH HUY

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019

Trang 3

triển kinh tế, xã hội của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt là đối với các nước đang pháttriển như Việt Nam Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp này đang gặp nhiều khókhăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triểncủa các doanh nghiệp.

Luận văn với đề tài: “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàngcủa Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” thực hiện với mục tiêunghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng củaDNNVV, để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốntín dụng ngân hàng của DNNVV

Nghiên cứu được xây dựng, phân tích bằng số liệu thứ cấp được thu thập từNgân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Ninh Thuận, Cục Thống kê tỉnh NinhThuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, … và số liệu sơ cấp được thu thậpbằng cách phỏng vấn trực tiếp 160 DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Bằng phương pháp thống kê mô tả và sử dụng mô hình Binary Logistic Kếtquả hồi quy chỉ ra khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV phụthuộc vào các yếu tố: Kinh nghiệm của người quản lý, thời gian quan hệ giao dịchvới ngân hàng, Khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ suất sinh lời (ROA), Hệ số nợ, tàisản bảo đảm và vốn chủ sở hữu

Để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, các DNNVV cầnchú trọng nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của doanhnghiệp (vốn tự có), cần minh bạch về tài chính và hoạt động kinh doanh, tích cựctận dụng các nguồn hỗ trợ của các Bộ, ngành, Chính quyền địa phương và các hiệphội Bản thân các DN cũng cần tìm hiểu, chủ động tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ từQuỹ phát triển DNNVV và hỗ trợ vay vốn của Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV đểbảo lãnh vay vốn tại các Ngân hàng Thương mại

Trang 4

Tôi tên là: Nguyễn Đình Huy

Sinh ngày 22 tháng 05 năm 1982

Quê quán: Xã Hòa Hiệp Bắc - Huyện Đông Hòa - Tỉnh Phú Yên

Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chinhánh Tháp Chàm, Ninh Thuận

Là học viên lớp Cao học khóa XIV - Lớp 19B1- Trường Đại học Ngân hàng TP HồChí Minh

Cam đoan đề tài: “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của Doanhnghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sỹ Phạm Phú Quốc

Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Tôi xin cam đoan, luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tạibất cứ một trường đại học nào Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tácgiả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công

bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫnđược dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi

TP Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 04 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Huy

Trang 5

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngânhàng TP Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những nền tảng kiến thức cần thiết và khảnăng nghiên cứu trong suốt thời gian học tập tại trường.

Đặc biệt, xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Tiến sỹ Phạm Phú Quốc đã tậntình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này

Để hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nổ lực của bản thân Tôi xin cảm

ơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Ninh Thuận, Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, các doanh nghiệp nhỏ vàvừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã tận tình giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu,thông tin về doanh nghiệp để phục vụ cho việc thực hiện đề tài này

-Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, các bạn bè và anh chịđồng nghiệp đã động viên, quan tâm hỗ trợ và giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thànhluân văn này

Xin chân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Huy

Trang 6

TÓM TẮT

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa 1

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa 3

1.1.3 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế 5

1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 6

1.2.1 Tín dụng ngân hàng 6

1.2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 6

1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng 7

1.2.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 8

1.2.2.1 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 8

1.2.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 9

1.3 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 12

1.3.1 Từ phía doanh nghiệp 12

1.3.2 Từ phía ngân hàng 15

Trang 7

1.4.1 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước 19

1.4.2 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới 20

1.5 MÔ HÌNH LOGISTIC 21

Tóm tắt chương 1 22

CHƯƠNG 2: KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 24

2.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 24

2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 24

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội địa phương năm 2018 25

2.1.3 Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 26

2.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 28

2.2.1 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn 28

2.2.2 Doanh nghiệp phân theo loại hình 29

2.2.3 Doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế 30

2.2.4 Quy mô vốn của các loại hình doanh nghiệp 31

2.2.5 Quy mô lao động của các doanh nghiệp 31

2.2.6 Doanh thu thuần SXKD bình quân theo ngành kinh tế 32

2.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN 32

2.3.1 Tình hình chung 32

2.3.2 Tình hình huy động vốn 33

Trang 8

2.3.3.2 Dư nợ cho vay phân theo thời hạn 35

2.3.3.3 Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế 35

2.3.3.4 Dư nợ phân theo đối tượng cho vay 36

2.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH NINH THUẬN 36

Tóm tắt chương 2 38

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 39

3.1.1 Nghiên cứu định tính 39

3.1.1.1 Thiêt kế nghiên cứu định tính 39

3.1.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính 40

3.1.2 Nghiên cứu định lượng 40

3.2 MẪU NGHIÊN CỨU 41

3.3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 41

3.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 42

3.4.1 Biến phụ thuộc 44

3.4.2 Vốn chủ sở hữu 44

3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp (ROA) 44

3.4.4 Khả năng thanh toán ngắn hạn 45

3.4.5 Hệ số nợ 45

3.4.6 Tài sản bảo đảm 46

Trang 9

3.5 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 47

3.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 47

3.5.2 Mô hình hồi quy Logistic 48

3.6 PHƯƠNG PHÁP ĐƯA BIẾN ĐỘC LẬP VÀO MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC 50

3.7 CÁC KIỂM ĐỊNH TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC 50

3.7.1 Phân tích tương quan để kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình 50

3.7.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 51

3.7.3 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số 51

3.7.4 Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát 52

Tóm tắt chương 3 52

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH 53

4.1 Phân tích thống kê mô tả 53

4.1.1 Thống kê mô tả thông tin chung về mẫu nghiên cứu 53

4.1.2 Thông tin chung về kết quả nghiên cứu 54

4.2 Phân tích tương quan 56

4.3 Phân tích hồi quy Logistic 58

4.3.1 Kiểm định Chi Square 59

4.3.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình 59

4.3.3 Kiểm định ý nghĩa hồi quy của các hệ số hồi quy tổng thể 60

Trang 10

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 65

5.1 KẾT LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65

5.2 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TẠI TỈNH NINH THUẬN 67

5.2.1 Giải pháp đối với vốn chủ sở hữu 67

5.2.2 Giải pháp đối với tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 68

5.2.3 Giải pháp đối với tài sản bảo đảm 68

5.2.4 Giải pháp đối với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 70

5.2.5 Giải pháp đối với thời gian quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng 70

5.2.6 Các giải pháp mang tính bổ trợ cho DNNVV 71

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 74

Tóm tắt chương 5 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC A: PHIẾU THAM VẤN Ý KIẾN CỦA CÁC NGÂN HÀNG (Định tính) PHỤ LỤC B: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

PHỤ LỤC C: THỐNG KÊ MÔ TẢ

PHỤ LỤC D: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN, HỒI QUY

Trang 11

DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng Thương mại

UBND Ủy ban nhân dân

SXKD Sản xuất kinh doanh

Agribank Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam

(Vietnam Bank for Agriculture anh Rural Development)BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Nông Thôn Việt NamViettinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

EAB Ngân hàng TMCP Đông Á

ACB Ngân hàng TMCP Á Châu

LVPB Ngân hàng TMCP Liên Việt

NAB Ngân hàng TMCP Nam Á

MSB Ngân hàng TMCP Hàng Hải

Trang 12

Bảng 1.1 : Phân loại DNNVV theo WB 1

Bảng 1.2 : Phân loại DNNVV theo Khối Liên minh Châu Âu 2

Bảng 1.3 : Phân loại DNNVV theo khu vực kinh tế ở Việt Nam 3

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Ninh Thuận từ 2014 - 2018 26

Bảng 2.2 : Số lượng DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 28

Bảng 2.3 : Loại hình Doanh nghiệp của DNNVV 29

Bảng 2.4 : Lĩnh vực hoạt động của các DNNVV 30

Bảng 2.5 : Quy mô về vốn của các loại hình DNNVV 31

Bảng 2.6 : Quy mô về lao động của các loại hình DNNVV 31

Bảng 2.7 : Doanh thu thuần SXKD bình quân theo ngành kinh tế 32

Bảng 2.8: Số lượng chi nhánh, Phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận 33

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay phân theo thời gian cho vay 35

Bảng 2.10: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng cho vay 36

Bảng 2.11 Tình hình dư nợ cho vay DNNVV trên địa bàn Ninh Thuận 37

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt ký hiệu biến và kỳ vọng dấu 44

Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu theo ngành nghề kinh doanh 53

Bảng 4.2: Cơ cấu theo mục đích sử dụng vốn 53

Bảng 4.3: Kết quả khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV 54

Bảng 4.4: Thống kê mô tả các biến độc lập và phụ thuộc 54

Bảng 4.5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 56

Bảng 4.6: Kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp tổng quát của mô hình 59

Trang 13

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định mô hình lần 1 61Bảng 4.10: Kết quả kiểm định mô hình lần 2 61Bảng 4.11: Mô tả kết quả giả thuyết từ SPSS 63

Danh mục Biểu đồ

Biểu đồ 2.1: Thị phần vốn huy động của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Ninh Thuận 33Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay phân theo khối ngân hàng 34Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh

Ninh Thuận 35

Danh mục Sơ đồ

Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất 48

Sơ đồ 4.1: Mô hình nghiên cứu đã điều chỉnh chính thức 62

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò quan trọng trong sự pháttriển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đưa raqua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 thì DNNVV chiếm tới 98,1% tổng sốdoanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sáchnhà nước và tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 5 triệu lao động và bình quântrong giai đoạn 2012 – 2017 số lượng DNNVV tăng 8,8% DNNVV là một bộ phậncấu thành của nền kinh tế, và ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với nền kinh

tế của đất nước, tạo việc làm cho một lượng lớn người lao động, làm cho nền kinh

tế hoạt động hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.Với vai trò quan trọng đó, trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước coi nhiệm vụphát triển DNNVV là nhiệm vụ then chốt Chính phủ đã và đang có nhiều chínhsách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV hoạt động và phát triển.Qua các năm số lượng DNNVV được thành lập mới ngày càng tăng lên nhanhchóng, quy mô DNNVV ngày càng phát triển, tuy nhiên sự phát triển của DNNVVvẫn chưa tương xứng với kỳ vọng Hầu hết các DNNVV có quy mô nhỏ, vốn đầu tưnhỏ, số lao động qua đào tạo còn thấp, khả năng tiếp cận vốn và mở rộng thị trườngcòn hạn chế

Số lượng DNNVV tăng lên dẫn đến nhu cầu vốn đối với các DNNVV ngàycàng tăng Tuy nhiên việc tiếp cận vốn đối với DNNVV gặp không ít khó khăn.Theo số liệu thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thìhiện có khoảng 70% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, trong đó30% DNNVV không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng và 30% DNNVVrất khó tiếp cận nguồn vốn này Kênh huy động vốn chủ yếu của các DNNVV là từnguồn vốn tự có (lợi nhuận chưa phân phối), vốn của cá nhân, gia đình, bạn bè, đốitác làm ăn và vốn tài trợ từ ngân hàng Tuy nhiên việc tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định do chi phí cao, năng lực tài chính cònhạn chế, phương án/dư án thiếu khả thi, thiếu tài sản bảo đảm, tình trạng thông tin

Trang 15

bất cân xứng khiến cho ngân hàng luôn đưa ra các điều kiện tín dụng khắt khe màbản thân doanh nghiệp khó đáp ứng, bên cạnh đó Ngân hàng luôn phải tuân thủ theocác quy định chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước khiến cho việc cấp vốn tín dụngkhông đáp ứng đủ hoặc kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp Do đó điểm yếu lớnnhất của các DNNVV trong quá trình hoạt động là khả năng tiếp cận vốn còn yếu,thể hiện rõ nhất là tình trạng thiếu vốn, cơ cấu vốn bất hợp lý, quản lý và sử dụngvốn kém hiệu quả.

Tình hình này cũng là một thực tế đối với các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận.Trong những năm gần đây Đảng và Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều giảipháp để các DNNVV có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng và các nguồnvốn khác nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả, DNNVV vẫn khó khăn trong việc tiếpcận vốn tín dụng của ngân hàng Từ đó làm cho DNNVV gặp khó khăn trong quátrình sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô

Vì vậy việc tìm ra được các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tíndụng của DNNVV để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao khả năng tiếpcận vốn tín dụng ngân hàng, giúp DNNVV có thể tiếp cận vốn ngân hàng một cáchhiệu quả nhất, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển, gópphần vào sự phát triển của nền kinh tế là một nhu cầu hết sức cấp thiết Xuất phát từthực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” để

thực hiện nghiên cứu

2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây

- Nguyễn Văn Lê (2014), nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng ngân hàngđối với DNNVV trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn từ đó đưa ra các giải pháp vàkiến nghị đi kèm cần thực thi để tăng trưởng tín dụng DNNVV trong điều kiện kinh

Trang 16

DNNVV, về tín dụng ngân hàng đối với DNNVV qua sự kết hợp giữa lý luận vàthực tiễn, giúp cho người đọc thấy được tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đốivới DNNVV Tác giả đã đưa ra gợi ý các chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếpcận tín dụng cho DNNVV.

- Trịnh Kim Anh (2011) “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội”, đề tài đã phân tích,đánh giá thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng tại doanh nghiệp đồng thời chỉ

ra những mặt hạn chế, nguyên nhân trong thời gian qua về khả năng tiếp cận vốn tíndụng để đưa ra các giải pháp cho thời gian tới, đề tài chỉ mới tập trung phân tíchnhững vấn đề chung về khả năng tiếp cận vốn trên cơ sở số liệu thống kê qua cácnăm để thực hiện so sánh, phân tích tổng hợp (theo hướng phân tích định tính)

- Nguyễn Minh Tâm (2014) “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”, Luận vănThạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang Về cơ bản luận văn đãgiải quyết tốt những vấn đề sau: hệ thống hóa lý thuyết về các DNNVV, vai trò củavốn tín dụng NHTM đối với doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến viêc tiếpcận vốn vay của các DNNVV, phân tích được thực trạng khả năng tiếp cận vốn dựavào số liệu thứ cấp và kết quả điều tra khảo sát DNNVV Và đã đề xuất một số giảipháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn có khả thi

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu tổng quát:

Phân tích khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng ngân hàng của các DNNVVtrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, tìm ra các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốntín dụng ngân hàng của DNNVV từ đó đưa ra các giải pháp giúp nâng cao khả năngtiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Phân tích thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV trênđịa bàn tỉnh Ninh Thuận

Trang 17

- Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp cho các DNNVV nâng cao khảnăng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn tíndụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước: nghiên cứu định tính và nghiên cứuđịnh lượng

Nghiên cứu định tính: được thực hiện trên cơ sở các nghiên cứu, tài liệu có

liên quan về khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV Từ đó tìm racác yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVVqua đó đưa vào mô hình nghiên cứu và thiết lập bảng câu hỏi

Nghiên cứu định lượng:

Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm tra các yếu tố quyết định khảnăng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận Dựatrên kết quả nghiên cứu định tính tiến hành lập phiếu thu thập thông tin từ cácDNNVV

Trang 18

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là tiến hành kiểm tra lại mô hình, cácgiả thuyết để từ đó đề xuất các giải pháp, gợi ý chính sách giúp DNNVV nâng caokhả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng mô hình hồi quy BinaryLogistic, thông qua các phần mềm kinh tế lượng Để xác định các yếu tố tác độngđến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV và mức độ tác động củatừng yếu tố

6 Những đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở tổng quan cơ sở lý luận về DNNVV, về tín dụng ngân hàng đốivới DNNVV qua sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giúp cho người đọc thấy đượctầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Xuất phát từ các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng của các DNNVV tại tỉnh Ninh Thuận, tác giả đã đề xuất các giải pháp, chínhsách phù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho cácDNNVV, nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh, cải thiện năng lực tài chính của doanh nghiệp, từ đó góp phần pháttriển kinh tế xã hội tại địa phương Việc nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của DNNVV mang lại lợi ích cho cả hai phía doanh nghiệp, ngân hàngnói chung và nền kinh tế địa phương nói riêng

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN

HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những đối tượng doanh nghiệp cóđóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới Tùythuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, chiến lược, mục tiêu và định hướng của mỗiquốc gia, khái niệm DNNVV được định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, nhìn chungDNNVV có chung một số nội dung như sau: DNNVV là cơ sở sản xuất kinh doanh

vì lợi nhuận, có quy mô doanh nghiệp giới hạn theo các tiêu thức như: số lao động,tổng nguồn vốn, tổng tài sản hay doanh thu hàng năm, và các tiêu thức khác thayđổi theo từng thời kỳ nhất định của mỗi quốc gia

Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (WB) DNNVV là những doanhnghiệp có quy mô nhỏ bé về phương diện vốn, lao động hay doanh thu DNNVV cóthể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô, đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro),doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa

Bảng 1.1: Phân loại DNNVV theo WB

Quy mô Số lượng lao động Tài sản Doanh thu hàng nămSiêu nhỏ < 10 người < 0.1 triệu USD < 0.1 triệu USDNhỏ < 50 người < 3 triệu USD < 3 triệu USDVừa < 300 người < 15 triệu USD < 15 triệu USD

Nguồn: World Bank &IFC

Trong khi đó theo Khối Liên minh Châu Âu thì DNNVV là những doanhnghiệp có dưới 250 nhân công và doanh số hàng năm dưới 50 triệu Euro, được chiathành ba loại: Siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Trang 20

Bảng 1.2: Phân loại DNNVV theo Khối Liên minh Châu Âu

Quy mô Nhân viên Doanh số hàng nămSiêu nhỏ < 10 người < 2 triệu EuroNhỏ < 50 người < 10 triệu EuroVừa < 250 người < 50 triệu Euro

Nguồn: World Bank &IFC

Ở Việt Nam theo khoản 1 Điều 2, Luật số 04/2017/QH14 của Quốc hội ngày

12/06/2017 về Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: “1 Doanh nghiệp được thành

lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật này”.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 4 Luật

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh

nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây:

a Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng;

b Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng.

2 Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác

định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ.”

Tại Điều 6 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ

doanh nghiệp nhỏ và vừa : “Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao

gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa”, cụ thể như sau:

Trang 21

Bảng 1.3: Phân loại DNNVV theo lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam

Khu vực

Quy mô

Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng doanh thu của năm

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng doanh thu của năm

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng doanh thu của năm

Tổng nguồn vốn

I Nông, lâm

nghiệp và thủy

sản

10 người trở xuống

Từ 3 tỷ trở xuống

Từ 3

tỷ trở xuống

Trên 10 người đến 100 người

Trên 3

tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

Trên 3

tỷ đồng đến 20

tỷ đồng

Trên 100 người đến 200 người

Trên 50

tỷ đồng đến 200

tỷ đồng

Trên 20

tỷ đồng đến 100

Từ 3 tỷ trở xuống

Từ 3

tỷ trở xuống

Trên 10 người đến 100 người

Trên 3

tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

Trên 3

tỷ đồng đến 20

tỷ đồng

Trên 100 người đến 200 người

Trên 50

tỷ đồng đến 200

tỷ đồng

Trên 20

tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

III Thương

mại và dịch vụ

10 người trở xuống

Từ 10

tỷ trở xuống

Từ 3

tỷ trở xuống

Trên 10 người đến 50 người

Trên

10 tỷ đồng đến

100 tỷ đồng

Trên 3

tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

Trên 50 người đến 100 người

Trên

100 tỷ đồng đến 300

tỷ đồng

Trên 50

tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

Nguồn: Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ

1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

*Ưu điểm của DNNVV:

Thứ nhất, DNNVV thường năng động, linh hoạt và thích ứng nhanh với sự

biến động của thị trường Các DNNVV có mức đầu tư thấp, sử dụng ít lao động vàtận dụng các nguồn lực tại chỗ nên có thể dễ dàng chuyển đổi phương thức sản xuấtkinh doanh, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, thay đổi mặt bằng vị trí kinh doanh, loạihình doanh nghiệp và chuyển hướng kinh doanh

Thứ hai, các DNNVV được thành lập dễ dàng do vốn đầu tư ít Các

DNNVV chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu rất thấp, mặt bằng kinh doanh không

Trang 22

lớn (hầu hết là đi thuê), điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản là có thể hoạt động.

Vì vậy, số lượng DNNVV tăng rất nhanh và chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong tổng số cácdoanh nghiệp trong nền kinh tế

Thứ ba, yêu cầu công nghệ kỹ thuật không cao, sử dụng chủ yếu là lao động

thủ công DNNVV thường sử dụng các máy móc công nghệ trung bình, đòi hỏi sửdụng nhiều lao động nên góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

Thứ tư, DNNVV chỉ cần diện tích nhỏ, đòi hỏi cơ sở hạ tầng không quá cao.

Do quy mô nhỏ nên các DNNVV có thể đặt trụ sở kinh doanh ở nhiều nơi từ thànhthị đến nông thôn, miền núi, hải đảo Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, dễ quản lý,

dễ quyết định Đồng thời do tính chất linh hoạt cũng như quy mô nhỏ, DNNVV cóthể dễ dàng phát hiện thay đổi nhu cầu của thị trường, nhanh chóng chuyển đổihướng kinh doanh, phát huy tính năng động sáng tạo, tự chủ, nhạy bén trong hoạtđộng kinh doanh

*Hạn chế của DNNVV:

Thứ nhất, DNNVV thường có quy mô nhỏ, vốn ít Vốn kinh doanh chủ yếu

là vốn tự có của chủ doanh nghiệp, hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè, khả năngtiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng thấp Đặc điểm này đã làm cho cácDNNVV gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thườngphải đi thuê mặt bằng với diện tích hạn chế, hoặc sử dụng nhà ở, đất của cá nhânmình làm trụ sở, mặt bằng sản xuất kinh doanh

Thứ hai, khả năng tiếp cận thị trường kém Do quy mô và khả năng tài chính

cho hoạt động Marketing hạn hẹp, quy mô thị trường bó hẹp trong phạm vi địaphương nên khả năng tiếp cận thị trường kém, thiếu khả năng mở rộng thị trườngtiêu thụ, khó thiết lập các quan hệ và mở rộng hợp tác bên ngoài trong hoạt độngsản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ công nghệ thấp và năng suất lao

động thấp Phần lớn các DNNVV sử dụng lao động giản đơn, trình độ tay nghề củangười lao động thấp, thiếu đội ngũ quản lý có trình độ và kỹ năng quản lý Chủ

Trang 23

DNNVV thường không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việcthuê lao động có tay nghề cao do hạn chế năng lực tài chính Do hạn chế về vốn nêncác DNNVV trang bị máy móc thiết bị lạc hậu, khó có khả năng đầu tư công nghệmới, hiện đại do chí phí đầu tư quá cao so với tài chính của doanh nghiệp Từ đódẫn đến năng suất lao động của DNNVV thường rất thấp, khả năng cạnh tranh kémdẫn đến không đủ năng lực vay vốn để nâng cấp, mua sắm trang thiết bị mới, hiệnđại để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ tư, bộ máy quản lý gọn nhẹ và trình độ tổ chức quản lý chưa cao Các

DNNVV được thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và kinh nghiệmcủa bản thân chủ doanh nghiệp, không được đào tạo nên tổ chức bộ máy gọn nhẹ,các quyết định trong quản lý cũng thực hiện nhanh chóng Chủ doanh nghiệp vừaquản lý, vừa tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất nên mức độ chuyên môntrong quản lý không cao

1.1.3 Vai trò của DNNVV đối với nền kinh tế

Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các DNNVV có thể giữ những vaitrò với mức độ khác nhau, vai trò của DNNVV được thể hiện như sau:

- Hệ thống DNNVV có vai trò hết sức quan trọng trọng việc tạo công ănviệc làm cho xã hội, giảm áp lực về việc làm và thất nghiệp Đặc biệt ở nền kinh tếnhư Việt Nam, quá trình cơ cấu lại khu vực kinh tế Nhà nước, một lượng lớn laođộng dôi dư rất cần được giải quyết công ăn việc làm Các DNNVV ra đời đã tạo ranhiều việc làm mới với tốc độ tăng trưởng cao, góp phần tăng thu nhập cho ngườilao động, cải thiện đời sống kinh tế, các vấn đề xã hội ngày một tốt hơn

- Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa

- Đóng góp một phần quan trọng vào tổng sản phẩm quốc nội (GPD) và tốc

độ tăng trưởng kinh tế Là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong hệ thốngdoanh nghiệp, các DNNVV ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do sốlượng doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bổ khắp hầu hết các ngành và lĩnh vực

Trang 24

- Giữ vai trò ổn định nền kinh tế Làm cho nền kinh tế năng động hơn, do cóquy mô nhỏ nên dễ điều chỉnh hoạt động, nhanh thích ứng với những biến động củamôi trường kinh doanh Tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

- Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng Đóng góp vàoquá trình nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất

- Là trụ cột của kinh tế địa phương Nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ởnhững trung tâm kinh tế của đất nước, thì các DNNVV lại có mặt ở khắp các địaphương và là người đóng góp quan trọng trong nguồn thu ngân sách, vào sản lượng

và tạo công ăn việc làm ở địa phương Ngoài ra, các DNNVV còn là tiền đề để tạo

ra một môi trường kinh doanh lành mạnh mang tính kinh tế thị trường, tạo ra nhữngnhà kinh doanh giỏi

1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.1 Tín dụng ngân hàng

1.2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Tín dụng xuất phát từ gốc chữ la tinh là “Creditium”, có nghĩa là sự tintưởng, tín nhiệm hay chính là lòng tin Theo Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn ThịNhung (2007), tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dướihình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sởphải có sự hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu

Marx cho rằng: “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượnggiá trị từ người sở hữu đến người sử dụng, sau một thời gian nhất định thu hồi mộtlượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”

Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 14 Điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng

số 47/2010/QH12, “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng mộtkhoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàntrả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnhngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.”

Trang 25

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đivay, trong đó các ngân hàng, các TCTD vừa là bên đi vay vừa là bên cho vay Bêncho vay chuyển giao tạm thời quyền sử dụng tài sản cho bên đi vay trong thời gianthỏa thuận, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả vô điều kiện đầy đủ vốn và lãi cho bêncho vay khi đến thời hạn thanh toán.

Cũng như các quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng 3 nội dung:

- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người

1.2.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một phạm trù hẹp của tín dụng, nó xoay quanh cácmối quan hệ cơ bản giữa ngân hàng và các bên đi vay Trong đó ngân hàng đóng vaitrò là trung gian tài chính trong các mối quan hệ này, do vậy tín dụng ngân hàng cócác đặc điểm sau:

- Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, được thực hiện chủ yếudưới hình thức gồm tiền mặt và bút tệ Cho vay bằng tiền mặt là loại hình tín dụngphổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân

- Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và chovay Trong quan hệ tín dụng, các chủ thể gồm một bên người cho vay là ngân hàng,các TCTD; bên người đi vay là các chủ thể khác trong nền kinh tế

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toànphù hợp với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa Có trường hợpnhu cầu tín dụng ngân hàng gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hóa khôngtăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hóa bịthu hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn tăng Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng

Trang 26

thịnh, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, hàng hóa lưu thông mạnh nhưng cung tíndụng lại không đáp ứng kịp.

Tín dụng ngân hàng có thời hạn cho vay phong phú: Cho vay ngắn hạn,trung hạn và dài hạn Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng có phạm vi lớn vì nguồn vốnbằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, nên có thể cho nhiều đốitượng khách hàng vay

1.2.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.2.2.1 Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Xuất phát từ đặc điểm chung của các DNNVV là vốn tự có thấp, hạn chế vềnăng lực quản trị, khả năng tiếp cận thông tin, tình trạng thiếu minh bạch thông tin,khả năng chống đỡ rủi ro thấp, … nên các ngân hàng thường có tâm lý thận trọnghơn khi cho vay các DNNVV vì rủi ro tín dụng cao hơn so với các doanh nghiệplớn Cụ thể là ngân hàng sẽ đưa ra nhiều điều kiện khắt khe hơn về vốn tự có thamgia, tài sản bảo đảm, phương thức quản lý, … để giảm thiểu tối đa rủi ro cho mình

Nghiên cứu của Berger và Udell (2002) cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệpnhỏ thường dễ bị từ chối cho vay hơn do thông tin về họ thường không rõ ràng,minh bạch Mặt khác, các doanh nghiệp này khó tiếp cận các thị trường vốn rộng rãitrong công chúng nên phải phụ thuộc nhiều các thể chế tài chính để có được cácnguồn tài trợ bên ngoài Do vậy, những biến động trong hệ thống ngân hàng sẽ làmtổn thương việc cung ứng tín dụng cho những doanh nghiệp này nhiều hơn

Nghiên cứu quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng thương mại (NHTM) với cácDNNVV, nhận thấy có những đặc điểm cơ bản như sau:

- Về quy mô vốn tín dụng: dư nợ bình quân trên một DNNVV rất thấp

- Về thời hạn tín dụng: chủ yếu là ngắn hạn

- Về mục đích: chủ yếu sử dụng sản phẩm cho vay bổ sung vốn lưu độngphục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 27

- Về bảo đảm tiền vay: hầu hết các DNNVV thường được yêu cầu phải cótài sản bảo đảm khi vay vốn tại các NHTM.

- Về rủi ro tín dụng: rủi ro trong hoạt động tín dụng của các DNNVV thườngcao hơn so với các doanh nghiệp lớn Vì vậy, các NHTM thường có xu hướng thậntrọng, yêu cầu nhiều điều kiện hơn khi cấp tín dụng cho DNNVV

1.2.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng có vai trò rất tolớn không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân DNNVV, của các NHTM

mà còn là công cụ để thực hiện các mục tiêu vĩ mô, thực hiện các chính sách xã hộicủa nhà nước Về cơ bản, tín dụng đối với DNNVV có những vai trò sau:

* Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế

Trong nền kinh tế luôn tồn tại đồng thời các chủ thể tạm thời thừa vốn vàchủ thể tạm thời thiếu vốn Tín dụng ngân hàng ra đời là cầu nối giúp điều hòa vốn

từ chủ thể tạm thời thừa vốn đến các chủ thể cần vốn, làm cho những nguồn tiềntạm thời nhàn rỗi không có khả năng sinh lời nay đã được huy động trở thành hữuích và tiếp tục sinh lời; còn đối với những chủ thể thiếu vốn cũng nhờ vậy được bổsung vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất, đẩy nhanh tốc

độ tiêu thụ hàng hóa Từ đó có thể thấy, tín dụng ngân hàng có vai trò cực kỳ quantrọng đối với các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng Đặc biệt, đối vớiDNNVV, với số vốn đầu tư ban đầu ít ỏi, tín dụng ngân hàng thực sự đã mang đến

cơ hội cho các chủ doanh nghiệp có thể thành lập, khởi nghiệp hoặc duy trì, mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc vay vốn

* Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNVV

Trong bối cảnh xu thế cạnh tranh ngày càng gây gắt, các doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển tốt phải không ngừng hoàn thiện, cải tiến chất lượng sản phẩm,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Với tín dụng ngân hàng, các DNNVV cóthể kịp thời bổ sung vốn để có thể đầu tư máy móc thiết bị, cải tiến kinh doanh, hoạt

Trang 28

động tốt, gia tăng giá trị thặng dư, nắm bắt cơ hội và chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh.Đồng thời, tín dụng ngân hàng cho DNNVV góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo trả đúng nợ gốc và lãi cho ngân hàng đúnghạn và để có thể vay thêm các khoản vay mới Ngoài ra, trong quá trình cấp tíndụng thì ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộcdoanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có lợi nhuận Nguồn vốn vayngân hàng được coi là đòn bẩy tài chính giúp DNNVV tối ưu hóa cơ cấu vốn, đạtchi phí sử dụng vốn thấp, tiết kiệm chi phí Các DNNVV thường có nguồn vốn hạnchế, nếu sử dụng 100% vốn tự có thì chi phí sử dụng vốn sẽ rất cao, biết kết hợpthêm nguồn vốn vay với tỷ lệ hợp lý sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận với mức giá vốnbình quân rẻ nhất.

* Tạo điều kiện mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại

Tín dụng ngân hàng dành cho DNNVV cũng đóng vai trò quan trọng khôngthể thiếu trong việc mở rộng, phát triển các mối quan hệ đối ngoại và mở rộng giaolưu quốc tế Thông qua việc cung cấp các khoản tín dụng tài trợ hoạt động xuấtnhập khẩu, thu hút nguồn vốn tín dụng nước ngoài, … tín dụng DNNVV đã tạo điềukiện thuận lợi cho các DNNVV mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, từ đó gópphần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho các nước

có điều kiện xích lại gần nhau hơn

* Góp phần nâng cao trình độ công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực

Với đặc điểm nguồn vốn hạn chế, các DNNVV ít có cơ hội để đầu tư trangthiết bị khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh hoặc bỏ ra các chi phí để đào tạo, nâng cao năng lực quản lýcủa chủ doanh nghiệp hay trình độ tay nghề của người lao động, mặc dù có thể chủdoanh nghiệp nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này Vì vậy, tín dụngngân hàng sẽ là giải pháp để các DNNVV có điều kiện để thực hiện các nhu cầu này

Trang 29

* Giúp các ngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, phân tán rủi roTín dụng ngân hàng dành cho DNNVV chẳng những có vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này mà còn có tác dụng to lớntrong việc góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng, giúp các ngân hàngchuyển dịch cơ cấu hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa danh mục đầu tư,phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường Chẳng hạnnhư tại thị trường Việt Nam hiện nay, việc cho vay DNNVV với sản phẩm chủ yếu

là vay bổ sung vốn lưu động sẽ giúp các NHTM giảm thiểu tỷ trọng cho vay trungdài hạn tài trợ các dự án của các tập đoàn, công ty lớn, từ đó hạn chế rủi ro thanhkhoản do hầu hết nguồn vốn huy động của các NHTM hiện nay có kỳ hạn ngắn,thực hiện đúng chức năng của NHTM là cung ứng nguồn vốn ngắn hạn trên thịtrường tiền tệ Bên cạnh đó, trong bối cảnh số lượng ngân hàng rất nhiều, cạnh tranhngày càng gay gắt, việc chuyển hướng sang cho vay các DNNVV một mặt vừa giúpngân hàng tăng trưởng tín dụng, tăng lợi nhuận, giảm tình trạng cạnh tranh lãi suất

để lôi kéo khách hàng lớn làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận, mặt khác cũng nângcao vị thế cạnh tranh của ngân hàng thông qua việc mở rộng thị phần, gia tăngkhách hàng cho vay

* Góp phần thực hiện các mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô

Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp Các mục tiêu này chịu ảnhhưởng rất lớn bởi khối lượng và cơ cấu tín dụng cung ứng trên thị trường Thôngqua các yếu tố như lãi suất, quy định điều kiện cho vay, … nhà nước có thể điềuchỉnh được việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng Việc mở rộng hay thu hẹp tín dụngmột mặt ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng và lãi suất trên thị trường và do đó tácđộng đến tình trạng giá cả trong nền kinh tế Mặt khác việc mở rộng hay thu hẹp tíndụng, giảm hay tăng lãi suất và thay đổi cơ cấu tín dụng sẽ tác động đến quy mô đầu

tư, cơ cấu đầu tư và do vậy cũng đồng thời tác động đến sản lượng, việc làm và cơcấu kinh tế Trong khi đó, với số lượng DNNVV đông đảo, xuất hiện rộng khắp các

Trang 30

vùng miền, khu vực kinh tế, tín dụng ngân hàng DNNVV thực sự là công cụ hữuích để truyền dẫn ảnh hưởng điều hành của Nhà nước đến các vấn đề như giá cả,sản lượng và việc làm.

1.3 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1.3.1 Từ phía doanh nghiệp

Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng thường là người có ít thông tin về đặcđiểm doanh nghiệp, dự án, mục đích sử dụng các khoản tín dụng được cấp, … hơnchính bản thân doanh nghiệp Theo lý thuyết thông tin bất cân xứng, việc đánh giácác khoản vay trong điều kiện thông tin không hoàn hảo có thể dẫn đến rủi ro do sựlựa chọn sai lầm (adverse selection) và tâm lý ỷ lại (moral hazard) (Stiglitz vàWeiss, 1981) Để tránh lựa chọn sai lầm, người cho vay thường có xu hướng hạnchế tín dụng và yêu cầu thế chấp với người đi vay (Trần Thanh Nghiệp, 2013).Trong khi đó, so với các doanh nghiệp lớn, các DNNVV thường thiếu các tài sảnthế chấp có giá trị và luôn tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng Do đó, cácDNNVV thường khó tiếp cận nguồn tín dụng ngân hàng và phụ thuộc, bị động bởichính sách tín dụng của ngân hàng (Ping Han 2013)

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề tài trợ tín dụng đốivới DNNVV và những khó khăn trong tiếp cận tín dụng của đối tượng này Nghiêncứu của Berger và Udell (2002) chỉ ra rằng, các doanh nghiệp nhỏ dễ bị từ chối chovay hơn do thông tin về họ thường không rõ ràng minh bạch Các doanh nghiệp nàythường khó tiếp cận được với các thị trường vốn rộng rãi nên phụ thuộc rất nhiềuvào các thể chế tài chính để có được nguồn tài trợ bên ngoài, nhất là các NHTM Do

đó, những biến động trong hệ thống ngân hàng sẽ dễ làm tổn thương việc cung ứngtín dụng cho những doanh nghiệp này nhiều hơn Trong một nghiên cứu khác củaShusong Ba (2013) cũng cho thấy có đến 41% các DNNVV tại Trung Quốc gặp khókhăn trong vấn đề tiếp cận tín dụng ngân hàng do thiếu các tài sản thế chấp phù hợpvới quy định

Trang 31

Nhiều nghiên cứu thực nghiệm về việc cung ứng tín dụng của ngân hàng đốivới DNNVV đã được thực hiện và chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định cho vay của ngân hàng hay khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp.Degryse và Cayseele (2000) cho rằng mối quan hệ càng lâu thì vấn đề thông tin bấtcân xứng sẽ được khắc phục hiệu quả hơn do ngân hàng có thể dựa vào các mốiquan hệ này để thu thập những thông tin độc quyền về khách hàng Đồng thời,nghiên cứu của Berger và Udell (1995) cũng chỉ ra rằng mối quan hệ càng lâu thìgiảm cả về chi phí tài trợ vốn tín dụng và yêu cầu về tài sản thế chấp Hay nói cáchkhác, với thời gian quan hệ càng lâu, DNNVV có xu hướng dễ tiếp cận tín dụng hơn.Berger và Udell (2004) kiểm định mối quan hệ giữa chu kỳ kinh doanh của doanhnghiệp và hoạt động cho vay của ngân hàng cho thấy cung ứng tín dụng gia tăngcùng với thời kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp và sụt giảm khi doanh nghiệp rơivào suy thoái Sự tăng trưởng hay suy thoái của doanh nghiệp có mối quan hệ chặtchẽ với tính thanh khoản của doanh nghiệp nên ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tíndụng của doanh nghiệp Đồng thời, Drakos & Giannakopoulos (2011) cho rằng lưuchuyển tiền tệ với dòng tiền cao hơn, phản ứng thanh khoản tốt hơn là tín hiệu tốt

để ngân hàng quyết định cho vay vì khả năng trả nợ tốt hơn

Nhìn chung, các nghiên cứu cho thấy có nhiều nhân tố tác động đến khảnăng tiếp cận tín dụng của DNNVV Tuy nhiên, về cơ bản, DNNVV cũng là doanhnghiệp, đồng thời NHTM sẽ ra quyết định cho vay dựa trên lãi suất mà họ nhậnđược và độ rủi ro của khoản vay Vì vậy, để quyết định có cho vay một doanhnghiệp hay không, ngân hàng sẽ thẩm định tất cả yếu tố liên quan đến doanh nghiệpnhằm xác định mức độ rủi ro của khoản vay Các khung lý thuyết thẩm định tíndụng thường dùng là “5C”, “6C”, “5P” hay “CAMPARI” Vì vậy, trong nghiên cứunày, tác giả sử dụng khung lý thuyết “5C” kết hợp với kết quả của các nghiên cứutrước đây để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng củaDNNVV Các nhân tố này bao gồm:

Trang 32

* Uy tín doanh nghiệp (Character)

Uy tín của doanh nghiệp bao gồm uy tín trên thị trường và uy tín của doanhnghiệp đối với ngân hàng Một doanh nghiệp có uy tín, có thương hiệu sẽ có nhiều

cơ hội kinh doanh hơn, tính khả thi của các phương án kinh doanh, dự án đầu tư sẽcao hơn, từ đó tạo cơ sở để doanh nghiệp thực hiện tốt các cam kết với ngân hàng

và tạo được lòng tin ở ngân hàng

Uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng được thực hiện trước hết ở việctuân thủ thực hiện các cam kết trong giao dịch ngân hàng Đối với DNNVV, vấn đềminh bạch thông tin là rào cản khiến các ngân hàng e ngại quyết định cho vay Vìvậy, khi doanh nghiệp thể hiện được uy tín, trung thực, thực hiện vay trả nợ đầy đủ,đúng hạn, tạo lịch sử quan hệ tín dụng tốt thì khả năng tiếp cận tín dụng sẽ cao hơn

so với những doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng không tốt, phát sinh nợ quáhạn, nợ xấu, … Bên cạnh đó, uy tín của doanh nghiệp còn được thể hiện thông qua

uy tín của chủ sở hữu doanh nghiệp, người quản lý

* Năng lực, khả năng vay và trả nợ của doanh nghiệp (Capacity)

Khả năng đi vay và trả nợ là một trong những tiêu chuẩn để cấp tín dụng chokhách hàng Bất kể người đi vay có nhu cầu vay vốn để làm gì đều phải chứng minhnăng lực của mình trên cả hai mặt: vay nợ và trả nợ (Nguyễn Đăng Dờn, 2008).Tương tự như vậy, DNNVV muốn được cấp tín dụng buộc phải chứng minh có dủnăng lực pháp lý, năng lực vay vốn, có phương án kinh doanh/dự án đầu tư khả thi

và hoạt động kinh doanh hiệu quả để có thể trả nợ đầy đủ, đúng hạn

cả Vốn tự có của doanh nghiệp và vốn tín dụng phải phối hợp với nhau theo một tỷ

Trang 33

lệ hợp lý thì sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao nhất Vì vậy, DNNVV cónăng lực vốn tự có tham gia tốt, đáp ứng quy định của ngân hàng thì khả năng tiếpcận tín dụng ngân hàng càng cao.

* Tài sản bảo đảm (Collateral)

Thông thường trong cho vay, các ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp có tài sảnbảo đảm Tài sản bảo đảm một mặt là yếu tố ràng buộc giúp doanh nghiệp nâng caothiện trí trả nợ, mặt khác nó là nguồn thu nợ phụ, giúp ngân hàng giảm thiểu tổnthất trong trường hợp khách hàng không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ Đốivới DNNVV, xuất phát từ đặc điểm các doanh nghiệp này thường hạn chế về nănglực tài chính, năng lực quản trị, hoạt động sản xuất kinh doanh chứa đựng nhiều rủi

ro nên để đảm bảo an toàn, các ngân hàng thường yêu cầu doanh nghiệp cung cấptài sản bảo đảm khi đi vay Vì vậy, tài sản bảo đảm cũng được xem là yếu tố quantrọng làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV

* Các điều kiện khác (Conditions)

Ngân hàng khi cho khách hàng vay vốn đều đưa ra các điều kiện nhất định

về pháp lý, kinh tế, tài chính mà các quy định trong các văn bản quy phạm đã đề cập,

để đảm bảo cho hoạt động của họ tuân thủ pháp luật, chẳng hạn như điều kiện vềmục đích vay vốn, giới hạn tín dụng tối đa đối với một khách hàng hay nhóm kháchhàng có liên quan, … Đó là những điều kiện cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề liênquan đến tín dụng như thời hạn, kỳ hạn, lãi suất, (Nguyễn Đăng Dớn, 2008) Nhưvậy, khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện này mà ngân hàng đưa ra thì khảnăng doanh nghiệp sẽ được cấp tín dụng cao hơn

1.3.2 Từ phía ngân hàng

* Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của ngân hàng thể hiện trước hết thông qua các chỉ tiêunguồn vốn Nguồn vốn là cơ sở cho mọi hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạtđộng tín dụng Nguồn vốn của NHTM bao gồm các nguồn vốn chủ yếu như vốn tự

có (Vốn chủ sở hữu), vốn huy động và vốn đi vay Khi ngân hàng có tiềm năng tài

Trang 34

chính mạnh, nguồn vốn dồi dào, ổn định và tăng trưởng hợp lý, ngân hàng sẽ cóđiều kiện tăng trưởng và mở rộng hoạt động cho vay do các giới hạn tăng trưởng tíndụng, giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng, …theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng được tăng lên đối với các ngânhàng này Khi ngân hàng mở rộng tín dụng, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng củacác DNNVV cũng có xu hướng tăng lên.

* Cơ sở vật chất, kỹ thuật

Cùng với nguồn vốn, cơ sở vật chất và kỹ thuật là một yếu tố thể hiện quy

mô hoạt động kinh doanh của NHTM Cơ sở vật chất, kỹ thuật được thể hiện quaquy mô tài sản cố định, mạng lưới hoạt động của NHTM và mức độ ứng dụng trình

độ khoa học kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng có ảnh hưởng đến khả năng tiếpcận tín dụng của DNNVV Với mạng lưới ngân hàng rộng khắp, các dịch vụ ngânhàng sẽ được giới thiệu đến doanh nghiệp nhiều hơn, kịp thời hơn; sản phẩm dịch

vụ được ứng dụng trình độ khoa học kỹ thuật giúp đơn giản hóa các thủ tục, rútngắn thời gian giao dịch, khả năng kiểm soát, thu thập thông tin của ngân hàng tốthơn, … đây là những yếu tố góp phần giúp DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng dễdàng hơn

* Nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề trung tâm, ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến mọi hoạt động của một tổ chức Đối với ngân hàng, do đặc thùhoạt động kinh doanh luôn gắn liền với yếu tố rủi ro nên vấn đề chất lượng nguồnnhân lực là yếu tố cực kỳ quan trọng Việc ngân hàng có quyết định cho vay mộtkhách hàng hay không phụ thuộc phần lớn vào kết quả thẩm định của ngân hàng màtrong đó, cán bộ thẩm định và lãnh đạo phê duyệt đóng vai trò quan trọng, chịutrách nhiệm với mức độ chính xác, xác thực của các thông tin thẩm định Nếu cán

bộ ngân hàng trình độ chuyên môn yếu, không có khả năng phán đoán thị trường,nhận diện rủi ro không tốt sẽ dễ dẫn đến trường hợp cho vay các khách hàng xấuhoặc bỏ lỡ những khách hàng tốt Do đó có thể thấy, khả năng tiếp cận vốn củaDNNVV cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng

Trang 35

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân sự cấp cao còn ảnhhưởng đến khả năng quản trị điều hành, kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàngnói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Năng lực quản trị rủi ro sẽ ảnh hưởngđến khẩu vị rủi ro của ngân hàng và được cụ thể hóa thông qua các quy định vềchính sách tín dụng, quy trình tín dụng, …, tư đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năngtiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV.

Tóm lại, từ các yếu tố nêu trên như năng lực tài chính, cơ sở vật chất kỹthuật, nguồn nhân lực, ngân hàng sẽ định hướng hoạt động của ngân hàng, trong đó

có hoạt động tín dụng và cụ thể hóa thành các chính sách tín dụng, quy trình và quyđịnh Các quy định cụ thể này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụngcủa khách hàng nói chung và DNNVV nói riêng

1.3.3 Nhân tố khác

* Môi trường chính trị, kinh tế, xã hội

Tình hình chính trị, xã hội của một quốc gia có ảnh hưởng đến hầu như tất

cả các hoạt động của quốc gia đó, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nhiệp và hoạt động cho vay của NHTM Một quốc gia có tình hình chính trị,

xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi và tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư trong

và ngoài nước đầu tư vốn sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đầu tư dài hạn, từ đó tạođiều kiện thuận lợi cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp cũngnhư NHTM Ngược lại, đối với các quốc gia có bất ổn chính trị, xã hội thì các hoạtđộng kinh tế cũng ảnh hưởng theo, điều này sẽ làm hạn chế đầu tư, làm biến độngtổng cầu, hạn chế tăng trưởng tín dụng, từ đó tác động tiêu cực đến khả năng tiếpcận vốn của DNNVV

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tăng trưởng tín dụng có mốiliên quan chặt chẽ với tăng trưởng hay suy thoái kinh tế Trong thời kỳ nền kinh tếđang trên đà tăng trưởng ổn định, hệ thống tài chính lành mạnh, các ngân hàng có

xu hướng mở rộng tín dụng, đẩy mạnh cho vay do các doanh nghiệp trong giai đoạnnày có nhiều cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, kinh doanh hiệu

Trang 36

quả, lợi nhuận tăng trưởng tốt, … Đồng thời, trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng ổnđịnh, thu nhập và tiết kiệm trong nền kinh tế tăng lên, nguồn vốn huy động gia tăngtạo tiền đề cho việc mở rộng tín dụng của các NHTM Vì vậy, trong giai đoạn kinh

tế tăng trưởng tốt, ngân hàng có xu hướng mở rộng hoạt động cho vay và cácDNNVV dễ dàng tiếp cận tín dụng ngân hàng hơn

Ngoài ra, trong thời đại toàn cầu hóa như ngày nay, các nền kinh tế giữa cácnước có mối liên hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau Vì vậy, môi trường chính trị, kinh

tế trên thế giới cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, hoạt độngcho vay của NHTM, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của DNNVV

* Môi trường pháp lý

Các doanh nghiệp và NHTM tại bất kỳ quốc gia nào khi hoạt động cũngphải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật Vì vậy, môi trường pháp lý cóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, của NHTM nói chung và vấn đềtiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV nói riêng Một hệ thống pháp luật rõ ràng,minh bạch, đồng bộ, phù hợp và bám sát thực tiễn thì sẽ tạo hành lang, môi trườngkinh doanh an toàn, bình đẳng cho các chủ thể trong nền kinh tế

Về phía các NHTM, khung pháp lý về hoạt động ngân hàng, cụ thể là hoạtđộng cho vay của NHTM là cơ sở để NHTM đưa ra định hướng trong hoạt độngkinh doanh, chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, … Các yếu tố này sẽ ảnhhưởng đến quyết định cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp, hay nói cách khác

sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV

Đối với DNNVV nếu Nhà nước, Chính phủ có những chính sách, quy định

hỗ trợ sự phát triển của DNNVV, có biện pháp giúp DNNVV nâng cao năng lực vềmặt sản xuất, quản trị điều hành, mở rộng thị trường, nâng cao trình độ côngnghệ, … thì khả năng DNNVV được ngân hàng đồng ý, chấp thuận cho vay sẽ tănglên Đồng thời, khi có chính sách cụ thể về vấn đề hỗ trợ vốn cho DNNVV như pháttriển các quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, quỹ phát triển DNNVV, quy địnhnhững ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn tại các NHTM, … thì khả năng tiếp cậntín dụng ngân hàng của DNNVV cũng tăng lên

Trang 37

1.4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4.1 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trong nước

Nghiên cứu của Hà Diệu Thương và Nguyễn Thu Ngà (2014) nghiên cứu

khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của các DNNVV ở Thừa Thiến Huế với mô hìnhphân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis (EFA) và mô hình hồi quyBinary Logistic đã chỉ ra rằng 7 nhân tố thuộc nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉtiêu phi tài chính ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng ngân hàng của các DNNVVnhư: (1) năng lực DN, (2) phương án kinh doanh, (3) bối cảnh kinh tế, (4) tỷ sốnợ/VCSH, (5) hệ số thanh toán nhanh, (6) nợ quá hạn, (7) hiệu quả sử dụng tài sản

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của DNNVV, thông qua mô hình hồiquy Logistic đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chính sách

hỗ trợ của Chính phủ: (1) tuổi của doanh nghiệp, (2) trình độ học vấn của chủ doanhnghiệp, (3) quy mô doanh nghiệp, (4) tốc độ tăng doanh thu, (5) các mối quan hệ xãhội của doanh nghiệp Trong đó, nhân tố các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng mạnhnhất đến khả năng tiếp cận chính sách hỗ trợ của DNNVV

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Hà và cộng sự (2013) đã phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏtrên địa bàn tỉnh Trà Vinh Thông qua 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thươngmại tại tỉnh Trà Vinh với phân tích hồi quy Binary Logistic đã cho thấy các nhân tốảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV như: từ phía doanhnghiệp (1) uy tín doanh nghiệp, (2) Tài sản bảo đảm, (3) tính minh bạch của báo cáotài chính, (4) khả năng lập phương án kinh doanh; và về phía ngân hàng: (5) thủ tục,(6) chính sách cho vay, (7) lãi suất, (8) thời hạn cho vay và (9) thời gian xem xétcho vay, trong đó uy tín của doanh nghiệp là nhân tố tác động mạnh nhất đến khảnăng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh

Nghiên cứu của Võ Trí Thành và cộng sự (2011) đã sử dụng 169 quan sát

thu thập từ cuộc khảo sát các DNNVV, áp dụng mô hình Logistic Binary để đolường khả năng tiếp cận vốn chính thức của DNNVV Kết quả hồi quy cho thấy tình

Trang 38

trạng pháp lý, thời gian hoạt động, khả năng của doanh nghiệp và chu kỳ tăngtrưởng là những nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng tới việc chấp thuận vốn vay củaDNNVV.

Nghiên cứu của Hạ Thị Thiều Dao (2014) về khả năng tiếp cận tín dụng của

các DNNVV tại Việt Nam, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quyBinary Logistic thu được kết luận: quy mô, doanh thu và năng lực của doanh nghiệp,khả năng quay vòng vốn, mối quan hệ với ngân hàng, mức độ thanh khoản, tài sảnbảo đảm và tình trạng kinh tế vĩ mô đều tác động trực tiếp đến khả năng tiếp cận tíndụng ngân hàng của DNNVV

1.4.2 Một số mô hình nghiên cứu liên quan trên thế giới

Trên thế giới, đã có nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề đề tàiquan tâm Mỗi một mô hình nghiên cứu đều có những điểm riêng, do hạn chế vềđiều kiện nên tác giả chỉ tiếp cận được một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyênngành uy tín Nghiên cứu của luận văn này xin giới thiệu một số công trình nghiêncứu sau đây:

Công trình nghiên cứu của tác giả Ricardo N Bebczuk (2004) thông qua

việc khảo sát 140 DNNVV ở Argentina, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phầntích hồi quy Logit với biến phụ thuộc là biến nhị phân đã chỉ ra rằng khả năng tiếpcận nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp chịu sự chi phối bởi các nhân tố sau:(1) tuổi DN, (2) ROA, (3) độ thanh khoản, (4) doanh thu, (5) Tài sản cố định/tài sản,(6) nợ/tổng tài sản

Công trình nghiên cứu của Gamage Pandula (2011) nghiên cứu khả năng

tiếp cận tài chính ngân hàng thông qua mẫu khảo sát 557 DN tại Sri Lanka thôngqua các yếu tố như: quy mô DN, tuổi DN, loại hình DN, ngành nghề kinh doanh,địa điểm kinh doanh, báo cáo tài chính, tài sản hữu hình, doanh thu, trình độ giáodục của chủ doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý và mối quan hệ với hiệp hội

Công trình nghiên cứu của Hongjiang Zhao, Wenxu Wu và Xuehua Chen

(2006) đã thực hiện nghiên cứu với mẫu số liệu gồm 342 DNNVV, tác giả đã sử

Trang 39

dụng mô hình logit và mô hình hồi quy đa biến để xác định các yếu tố ảnh hưởngđến khả năng vay vốn và lượng vốn vay được từ ngân hàng của các DNNVV ởThành phố Thành Đô, Trung Quốc Kết quả ước lượng và phân tích chỉ ra rằngdoanh thu, lợi nhuận ròng, tỷ số nợ trên tổng tài sản, điểm tín dụng không có ảnhhưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV, mà quy mô doanh nghiệp(tổng giá trị tài sản) mới là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng vay vốn

và số vốn vay ngân hàng của các DNNVV

Công trình nghiên cứu của Khalid (2014) thông qua cuộc khảo sát 364

DNNVV tại Libya bằng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic tác giả đãnhận định rằng trình độ, kinh nghiệm, giới tính, quy mô doanh nghiệp, doanh thu,

năng lực, khả năng vay vòng vốn, mối quan hệ với ngân hàng và tài sản bảo đảmcótácđộng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV

1.5 MÔ HÌNH LOGISTIC

Mô hình Logistic (Maddala, 1984) là mô hình định lượng trong đó biến phụthuộc là biến nhị phân, chỉ nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1 Mô hình này được ứng dụngrộng rãi trong phân tích kinh tế Mô hình Logistic là mô hình toán học hồi quy đểxem xét mối liên hệ giữa biến (Y) là biến phụ thuộc và tất cả các biến còn lại là biếnđộc lập (X)

Dạng tổng quát của mô hình Binary Logistic có dạng như sau:

i i

X i X

X X

Log

Trong đó, P0 là xác suất DNNVV có khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngânhàng khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi Ta nghiên cứu mô hình hàm BinaryLogistic trong trường hợp đơn giản nhất là khi chỉ có 1 biến độc lập

Ta có mô hình hàm Binary Logistic như sau:

z

z

e

e Y

Trang 40

Trong công thức này E(Y/X) là xác suất để Y = 1 (là xác suất để sự kiện xảyra) khi biến độc lập X có giá trị cụ thể là Xi Ký hiệu biểu thức (β0+ β1X) là Z.

Vậy, xác suất không xảy ra sự kiện là:

z

z

e

e Y

P Y

1 ) 0 (

Thực hiện phép so sánh giữa xác suất một sự kiện xảy ra với xác suất sựkiện đó không xảy ra, tỷ lệ chênh lệch này có thể được thể hiện trong công thức

z z z z

e

e e

e Y

P

Y P

1 )

0 (

) 1 (

Lấy log cơ số e hai vế của phương trình trên rồi thực hiện biến đổi vế phải tađược kết quả là:

z e

e Log e Y

P

Y P

 ])0(

)1([

Vì Logeez= z nên kết quả cuối cùng là

1 1

])0(

)1(

Y P

Y P

(1.1)

(1.1) là dạng hàm hồi quy Binary Logistic Mô hình có thể mở rộng cho 2

hay nhiều biến độc lập Xk.

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung vềDNNVV như khái niệm, đặc điểm và vai trò của đối tượng này đối với nền kinh tế.Tùy thuộc vào trình độ phát triển và hoàn cảnh kinh tế, mục đích trong chính sáchquản lý của mỗi quốc gia mà việc phân định loại hình này dựa trên những tiêu chíkhác nhau Tại Việt Nam, DNNVV được phân loại dựa trên tiêu chí quy mô laođộng hoặc quy mô vốn Với số lượng đông đảo, DNNVV có vai trò rất lớn trongvấn đề đóng góp vào GDP, tạo thu nhập, giải quyết việc làm cũng như các vấn đềkinh tế xã hội khác Tuy nhiên, do một số hạn chế nhất định, các DNNVV thường

Ngày đăng: 26/12/2019, 16:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Nguyễn Hồng Hà, Huỳnh Thị Ngọc Tuyền và Đỗ Công Bình 2013, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 9 (06/2013), trang 37-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệpnhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
14. Nguyễn Minh Tâm 2014, Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của các doanhnghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
15. Nguyễn Quốc Nghi 2012, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 4 (03/2012), trang 37-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tíndụng chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
16. Nguyễn Thị Hiền 2017, Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng, truy cập tại&lt;http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-tiep-can-hieu-qua-nguon-von-tin-dung-ngan-hang-128127.html&gt; [truy cập ngày 20/03/2018] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận hiệu quảnguồn vốn tín dụng ngân hàng
17. Nguyễn Thị Thu Hiền 2016, Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cà Mau, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụngngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cà Mau
18. Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Thị Hiếu 2018, Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, truy cập tại http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/yeu-to-anh-huong-den-kha-nang-tiep-can-von-ngan-hang-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua-146353.html, [ truy cập ngày 12/01/2019] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố ảnh hưởng đến khả năngtiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
19. Nguyễn Văn Lê 2014, Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệpnhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn
21. Quốc hội 2017, Luật số 04/2017/QH14 ngày 12/06/2017 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 04/2017/QH14 ngày 12/06/2017 Luật Hỗ trợ doanhnghiệp nhỏ và vừa
22. Thúy Hà 2017, Vì sao DNNVV khó tiếp cận vốn vay ngân hàng?, truy cập tại&lt;https://www.vietnamplus.vn/vi-sao-doanh-nghiep-vua-va-nho-kho-tiep-can-von-vay-ngan-hang/455617.vnp&gt;, [ truy cập ngày 08/04/2018] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì sao DNNVV khó tiếp cận vốn vay ngân hàng
23. Thùy Linh 2017, Giải pháp về vốn cho DNNVV, truy cập tại&lt;http://vneconomy.vn/tai-chinh/giai-phap-ve-von-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho-20170913035726574.htm&gt;, [truy cập ngày 20/04/2018] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp về vốn cho DNNVV
24. Trần Thị Hồng Thúy 2016, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếpcận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thị xã Dĩ An tỉnh BìnhDương
25. Trịnh Kim Anh 2011, Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng củacác doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội
26. UBND tỉnh Ninh Thuận, Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, truy cập tại &lt;https://www.ninhthuan.gov.vn/News/Pages/Dinh-huong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.aspx&gt;, [truy cập ngày 15/02/2018] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
27. UBND tỉnh Ninh Thuận, Điều kiện tự nhiên và xã hội, truy cập tại&lt;https://www.ninhthuan.gov.vn/Pages/Dieu-kien-tu-nhien1.aspx&gt;, [truy cập ngày 15/02/2018] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện tự nhiên và xã hội
28. Võ Thành Danh 2006, Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, trang 367 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanhnghiệp tư nhân ở đồng bằng Sông Cửu Long
2. Dao, H.T.T., et al, 2014, Accessibility to credit of small medium enterprises in Viet Nam, &lt; http://veam.org/papers2014/56_SME%20credit%20accessibility.pdf&gt;,[15 September 2018] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Accessibility to credit of small medium enterprises inViet Nam
3. Pandula, G., 2011, An empirical investigation of Small and Medium Enterprises’Access to Bank Finance: The case of an emerging economy, ASBBS Annual Conference: Las Vegas, Vol. 18 Number 1, pages 255-273, February Sách, tạp chí
Tiêu đề: An empirical investigation of Small and Medium Enterprises’"Access to Bank Finance: The case of an emerging economy
4. Bebczuk, R.N., 2004, What Determines the Access to Credit by SMEs in Argentina?,Universidad Nacional de La Plata Argentina, Documento de Trabajo Nro.48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: What Determines the Access to Credit by SMEs inArgentina
6. Zhao, Hongjiang và cộng sự, 2006, What Factors Affect Small and Medium- Sized Enterprise’s Ability to Borrow from Bank: Evidence from Chengdu City, Capital of South-Western China’s Sichuan Province, Business Institute Berlin at the FHW Berlin-Berlin School of Economics, (23) Sách, tạp chí
Tiêu đề: What Factors Affect Small and Medium-Sized Enterprise’s Ability to Borrow from Bank
5. Stiglitz, J. E., &amp; Weiss, A 1981, Credit rationing in markets with imperfect information, American Economic Review, 71(3), 393-410 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w