1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh trà vinh

84 944 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.. Vai

Trang 1

HUỲNH BÍCH NHƯ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HUỲNH BÍCH NHƯ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

MÃ SỐ: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐINH PHI HỔ

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

Tác giả luận văn

Huỳnh Bích Như

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Địa bàn nghiên cứu 2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu 2

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của DNNVV 4

2.1.1.1 Khái niệm về DNNVV 4

2.1.1.2 Đặc điểm của DNNVV 4

2.1.1.3 Vai trò của DNNVV 6

2.1.2 Khái niệm về vốn và phân loại vốn 7

2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm vốn 7

2.1.2.2 Phân loại vốn 8

2.1.3 Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 9

2.1.3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng 9

2.1.3.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV 10

Trang 5

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV 11

2.1.4.1 Loại hình doanh nghiệp 12

2.1.4.2 Lĩnh vực kinh doanh 12

2.1.4.3 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp 12

2.1.4.4 Kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp 13

2.1.4.5 Tổng tài sản doanh nghiệp 13

2.1.4.6 Tài sản thế chấp 13

2.1.4.7 Các khoản nợ của doanh nghiệp 14

2.1.4.8 Doanh thu tăng trưởng 14

2.1.4.9 Lợi nhuận 14

2.1.5 Kinh nghiệm huy động vốn của các DNNVV ở một số nước trên thế giới 15

2.1.5.1 Theo nghiên cứu của Đài Loan 15

2.1.5.2 Theo nghiên cứu Thái Lan 16

2.1.5.3 Theo nghiên cứu Nhật Bản 16

2.1.5.4 Theo nghiên cứu Đức 17

2.2.LƯỢCKHẢOTÀILIỆUCÓLIÊNQUAN……… 20

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.3.1 Phương pháp tiếp cận và thu thập số liệu 20

2.3.1.1 Số liệu sơ cấp 20

2.3.1.2 Số liệu thứ cấp 20

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 20

CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 25

3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÀ VINH NĂM 201626 3.2 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 27

3.2.1 Tình hình hoạt động của DNNVV cả nước năm 2015 27

3.2.2 Tình hình hoạt động của DNNVV tỉnh Trà Vinh năm 2015 30

3.2.2.1 Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2015 30

3.2.2.2 Loại hình DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 30

3.2.2.3 Qui mô lao động của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 31

Trang 6

3.2.2.4 Qui mô vốn bình quân của DNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 32

3.2.2.5 Tình hình đăng ký kinh doanh năm 2016 33

3.2.2.6 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 33

3.2.2.7 Xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp 34

3.3 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 34

3.3.1 Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh 34

3.3.2 Tình hình huy động cho vay của Ngân Hàng 35

3.4 TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 36

3.4.1 Những thuận lợi và khó khăn trong cho vay DNNVV của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 36

3.4.1.1 Những thuận lợi trong cho vay DNNVV 36

3.4.1.2 Những khó khăn trong cho vay DNNVV 37

3.4.2 Dư nợ cho vay DNNVV trên địa bàn tỉnh 40

3.4.3 Chất lượng cho vay DNNVV 40

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 42

4.1 ĐẶC ĐIỂM DNNVV ĐƯỢC KHẢO SÁT 42

4.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp 42

4.1.2 Loại hình và lĩnh vực kinh doanh 43

4.1.3 Thông tin về người quản lý doanh nghiệp 45

4.1.4 Trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp 46

4.1.5 Thông tin tài chính DNNVV 47

4.2 TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG 49

4.2.1 Tỷ lệ doanh nghiệp có vay vốn và không vay vốn ngân hàng 49

4.2.2 Tình hình vay vốn Ngân Hàng của DNNVV 50

4.2.3 Những yếu tố gây khó khăn cho DNNVV khi vay vốn ngân hàng 51

4.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 55

Trang 7

4.3.1 Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay Ngân

hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 55

4.3.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP NÂNG CAO TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CHO CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH 61

5.1 KẾT LUẬN 62

5.2 GỢI Ý GIẢI PHÁP 63

5.2.1 Giải pháp về tăng trưởng doanh thu 63

5.2.2 Giải pháp về loại hình doanh nghiệp 64

5.2.3 Giải pháp về lĩnh vực sản xuất kinh doanh 64

5.2.4 Giải pháp về thời gian hoạt động 64

5.2.5 Giải pháp về Tài sản đảm bảo 65

5.2.6 Giải pháp về lợi nhuận 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tiêu thức xác định DNNVV ở Việt Nam 4

Bảng 2.2: Tỷ trọng của DNNVV về số lượng, đóng góp vào GDP, giải quyết việc làm tại Việt Nam và một só nước trên Thế giới 6

Bảng 2.3: Các biến độc lập trong mô hình 24

Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng sản phẩm trong tỉnh 27

Bảng 3.2: Loại hình doanh nghiệp 31

Bảng 3.3: Qui mô lao động của DNNVV 32

Bảng 3.4: Qui mô vốn bình quân của DNNVV 32

Bảng 4.1: Thời gian hoạt động, số lượng lao động, vốn đăng ký kinh doanh của các DNNVV 42

Bảng 4.2: Loại hình doanh nghiệp 43

Bảng 4.3: Lĩnh vực kinh doanh 44

Bảng 4.4: Qui mô vốn và lao động phân theo lĩnh vực kinh doanh 45

Bảng 4.5: Giới tính của người quản lý doanh nghiệp 46

Bảng 4.6: Thông tin về người quản lý doanh nghiệp 46

Bảng 4.7: Trình độ học vấn của người quản lý doanh nghiệp 47

Bảng 4.8: Chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp năm 2016 49

Bảng 4.9: Tỷ lệ doanh nghiệp không vay và có vay vốn Ngân hàng 49

Bảng 4.10: Nguyên nhân mà doanh nghiệp không nộp đơn vay vốn ngân hàng 50 Bảng 4.11: Tình hình vay vốn Ngân hàng của DN 51

Bảng 4.12: Mức độ đáp ứng nhu cầy vay vốn Ngân hàng của doanh nghiệp 51

Bảng 4.13: Những yếu tố gây khó khăn cho DNNVV khi vay vốn Ngân hàng 52

Bảng 4.14: Mô hình tóm tắt 55

Bảng 4.15: Bảng phân loại 56

Bảng 4.16: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu điều tra năm 2016 56

Bảng 4.17: Mô phỏng xác suất khả năng tiếp cận vốn thay đổi 57

Bảng 4.18: Vị trí tác động của các biến đến khả năng tiếp cận vốn 60

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của

DNNVV 15

Hình 3.1: Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch cuối năm 2016 35

Hình 4.1: Lĩnh vực kinh doanh 44

Hình 4.2: Giới tính người quản lý doanh nghiệp 46

Hình 4.3: Trình độ học vấn của doanh nghiệp 47

Hình 4.4: Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn 51

Trang 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ khảo sát 120 DNNVV hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, có thời gian hoạt động từ 1 năm trở lên Đề tài sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Binary Logistic để phân tích các nhân

tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Các nhân tố này là cơ sở quan trọng cho những giải pháp mà đề tài đưa ra Qua phân tích số liệu, đề tài xác định có 6 nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Các nhân tố đó bao gồm: Tốc độ tăng trưởng doanh thu; Loại hình doanh nghiệp; Lĩnh vực sản xuất kinh doanh; Thời gian hoạt động của doanh nghiệp; Tài sản có thể thế chấp; Lợi nhuận Trong đó, có 6 nhân tố đều tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa Từ các cơ sở

để đề xuất giải pháp, đề tài đưa ra giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ngân hàng tốt hơn

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế địa phương nói riêng, đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng quốc gia, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Bên cạnh đó, DNNVV còn có vai trò giữ cho nền kinh tế phát triển năng động và ổn định Tuy nhiên, DNNVV lại chính là đối tượng dễ chịu tổn thương nhất đối với sự biến động của nền kinh tế, vẫn còn nhiều hạn chế về mặt nhân sự, tổ chức, quản lý điều hành, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ Đặc biệt, sự khó khăn về tiếp cận vốn của DNNVV là khó khăn mấu chốt, làm cản trở sự phát triển tương xứng với số lượng cũng như tầm quan trọng của DNNVV đối với nền kinh tế Bởi vì vốn được xem là yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng, vốn không chỉ là cơ sở giúp doanh nghiệp

mở rộng nhà xưởng, đào tạo, huấn luyện nhân viên, dự trữ nguyên liệu, tìm kiếm thị trường mới, mà vốn còn góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất Theo Nguyễn Quốc Nghi (2010), việc đảm bảo có đủ vốn với chi phí sử dụng vốn thấp nhất là vấn đề sống còn của doanh nghiệp

Trong bối cảnh chung đó, các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cũng có những khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng (hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 1.200 DNNVV, đa phần đều vướng mắc trong khâu tiếp cận vốn vay để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh) Với nội dung nghiên cứu thực nghiệm tại địa phương, từ đó tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho DNNVV trên địa bàn, hỗ trợ thiết thực cho các DNVVV vượt qua khó khăn, mở

rộng đầu tư sản xuất Bản thân chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng

tiếp cận vốn vay Ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh

và tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, xác

Trang 13

định và phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

1.3.1 Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn tỉnh Trà Vinh (bao gồm 9 huyện, thị, thành phố)

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành và hoàn thành trong khoảng thời gian từ tháng

8 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016

- Thông tin sơ cấp sử dụng trong đề tài được điều tra từ 15/9/2016 đến 30/12/2016 Số liệu thứ cấp được rút ra từ các tài liệu có liên quan từ năm 2006 đến năm 2016

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

1.3.4 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Vốn của DNNVV được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động từ người thân bạn bè, vốn tín dụng thương mại, vốn huy động từ thị trường tài chính, vốn vay ngân hàng Trong đó, vốn vay ngân hàng là nguồn vốn chính, đáp ứng được nhu cầu đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đề tài nghiên cứu tập trung vào các yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh để từ đó có những

Trang 14

giải pháp tối ưu hỗ trợ DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Hoạt động kinh doanh và tiếp cận vốn vay Ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay như thế nào ?

- Những nhân tốt nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ?

- Giải pháp nào để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ?

Trang 15

Bảng 2.1: Tiêu thức xác định DNNVV ở Việt Nam Qui mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa

Từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

Từ trên 200 người đến 300 người

Công nghiệp

và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

200 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 100

tỷ đồng

Từ trên 200 người đến 300 người

Thương mại và

dịch vụ 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống

Từ trên 10 người đến

50 người

Từ trên 20 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

Từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: CP, 2009)

2.1.1.2 Đặc điểm của DNNVV

* Đặc điểm về hoạt động

DNNVV có tính năng động, linh hoạt với sự biến động của thị trường do qui mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ DNNVV dễ dàng tìm kiếm và đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hóa Mặt khác, DNNVV có mối quan hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu dùng nên có phản

Trang 16

ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường Tuy nhiên, hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc, thiếu liên kết và hạn chế về khả năng tài chính nên dễ

bị tác động bởi những biến động vĩ mô như suy thoái, lạm phát, giá cả đầu vào Sự biến động của những yếu tố vĩ mô dễ làm cho DNNVV rơi vào tình trạng bế tắc, phá sản DNNVV sử dụng công nghệ thủ công và lạc hậu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể DNNVV ở nước ta là một sự khác biệt rất lớn so với các DNNVV ở các nước phát triển Mặt khác, tốc độ đổi mới công nghệ của DNNVV là rất chậm

* Đặc điểm về tổ chức, quản lý

DNNVV được thành lập dễ dàng, chỉ cần một số vốn đầu tư ban đầu, mặt bằng sản xuất, qui mô nhà xưởng không lớn Tuy nhiên, DNNVV khó thu hút được nhà quản lý và người lao động giỏi Qui mô sản xuất kinh doanh không lớn, năng lực tài chính giới hạn, sản phẩm tiêu thụ không nhiều, DNNVV khó trả lương cao

để thu hút nhân tài phục vụ cho công tác quản lý, điều hành

Trình độ quản lý thấp dẫn đến hạn chế trong tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, tiếp cận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý tiên tiến DNNVV thường chỉ quan tâm đến thị trường truyền thống và khách hàng thường xuyên của mình mà không quan tâm nhiều đến việc củng cố và mở rộng thị trường mới Văn hóa trong DNNVV cũng chưa được chú trọng Các giá trị văn hóa như chuẩn mực đạo đức, triết lý kinh doanh, hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý thường do người đứng đầu doanh nghiệp đặt ra, thậm chí vấn đề này cũng không được chú trọng ở nhiều DNNVV

* Đặc điểm về tài chính

Qui mô về vốn thấp là nguyên nhân của những bất lợi trong hoạt động Sự hạn hẹp về tài chính khiến DNNVV không được hưởng các khoản chiết khấu giảm giá do mua hàng với số lượng ít Khi cần nhập nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài, DNNVV không có nguồn ngoại tệ để thanh toán trực tiếp cho đối tác mà phải mua thông qua nhà phân phối độc quyền trong nước dẫn đến giá mua cao hơn DNNVV cũng không có những khoản kinh phí lớn dành cho các chương trình quảng cáo, khuyến mãi hay quảng bá thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế

Qui mô về vốn thấp gây ra những bất lợi trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên vốn vay thấp nên khả năng vay vốn của doanh nghiệp

Trang 17

rất hạn chế Thiếu tài sản thế chấp và hàng loạt các khó khăn do hạn chế về năng lực tài chính khiến DNNVV luôn gặp khó khăn hạn chế để mở rộng kinh doanh

2.1.1.3 Vai trò của DNNVV

DNNVV đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP), tốc độ tăng trưởng GPD của các DNNVV tăng ổn định và đều đặn Ở Việt Nam, các DNNVV đóng góp khoản 40% và GDP của cả nước Tiềm năng tăng trưởng GPD ở khối DNNVV là rất lớn

DNNVV góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động Nếu các doanh nghiệp lớn tập trung ở các trung tâm, thành phố lớn, thì DNNVV trãi đều các tỉnh thành, tạo ra khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động Ở Việt Nam, DNNVV đóng góp 90% việc làm cho người lao động cả nước

Bảng 2.2: Tỷ trọng của DNNVV về số lượng, đóng góp vào GDP, giải quyết

việc làm tại Việt Nam và một số nước trên thế giới

Quốc gia % số lượng

DNNVV

% đóng góp GDP

% đóng góp việc làm

DNNVV góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân công lao động giữa các vùng - địa phương Xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp yếu kém, sự phát triển của DNNVV đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu

Trang 18

kinh tế và cơ cấu lao động Góp phần đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DNNVV còn có vai trò tạo môi trường kinh doanh tự do cạnh tranh, giảm độc quyền, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế

2.1.2 Khái niệm về vốn và phân loại vốn

2.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm vốn

Vốn được hiểu là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp Vốn là yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có vốn doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch kinh doanh trong tương lai Vốn có những đặc trưng như sau:

- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh Vốn được biểu hiện bằng tiền, để biến thành vốn thì đồng tiền đó phải vận động và sinh lời Trong quá trình vận động, vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện, nhưng điểm xuất phát

và điểm cuối của vòng tuần hoàn phải là đồng tiền Đồng thời tiền quay về điểm xuất phát với giá trị lớn hơn, đó là mục tiêu kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận

- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh Để có thể sử dụng vốn hiệu quả, doanh nghiệp phải tính toán chính xác số lượng vốn cần thiết để tránh tình trạng thừa hoặc thiếu vốn, tránh tình trạng thụ động hoặc thừa vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh

- Vốn có giá trị về mặt thời gian Các doanh nghiệp luôn phải lưu ý sự biến đối giá trị theo thời gian đồng vốn của mình và sự phụ thuộc vào lãi suất, tỷ giá, lạm phát Từ đó tính toán một vòng quay vốn hợp lý

- Vốn được coi là hàng hóa đặc biệt Vốn cũng có đầy đủ giá trị (bản thân giá trị của đồng vốn) và giá trị sử dụng (vốn khi đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra giá trị lớn hơn giá trị ban đầu) Vốn được mua bán trên thị trường với mức giá là lãi suất cho vay Trong quá trình mua bán vốn, quyền sở hữu vốn không thay đổi mà chỉ thay đổi quyền sử dụng vốn

Trang 19

2.1.2.2 Phân loại vốn

Có nhiều căn cứ để phân loại vốn nói chung và vốn của DNNVV nói riêng, trong phạm vi khái niệm này thì vốn của DNNVV được phân loại dựa trên 2 căn

cứ như sau:

* Phân loại vốn theo nguồn hình thành

- Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết và thông qua đó doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán Do

đó, vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ

- Vốn huy động của doanh nghiệp:

+ Vốn vay: Doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân hay các đơn vị kinh tế độc lập nhằm tạo lập và tăng thêm nguồn vốn Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng là nguồn vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm và các khoản tín dụng ngắn hạn hay dài hạn tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Về vốn vay trên thị trường chứng khoán, tại các nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán cũng là một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp Đây là nguồn vốn dài hạn để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh, huy động số vốn nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

+ Vốn liên kết: Doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác để huy động vốn, nhận chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gia

để cải tiến sản phẩm, đối mới công nghệ cho doanh nghiệp mình

+ Vốn tín dụng thương mại: Là khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng Tín dụng thương mại luôn gắng với một lượng hàng hóa cụ thể, gắng với một hệ thống thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của hệ thống thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng

mà doanh nghiệp được hưởng Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh, tuy nhiên khoản tín dụng thương mại thường có thời gian ngắn Nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách có hiệu quả, thì tín dụng thương mại cũng sẽ góp phần đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Trang 20

+ Tín dụng thuê mua: Đây là phương thức tài trợ tín dụng thông qua các loại tài sản, máy móc thiết bị Giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người cho thuê và doanh nghiệp Người thuê được sử dụng tài sản và trả tiền thuê cho người cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoản thuận Người cho thuê là người sở hữu tài sản Có hai loại tín dụng thuê mua

là thuê vận hành và thuê tài chính

Thuê vận hành là hình thức thuê ngắn hạn tài sản, có thời gian thuê rất ngắn

so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản Điều kiện chấm dứt hợp đồng chỉ cần báo trước một thời gian ngắn Đối với người thuê chỉ trả tiền thuê theo thỏa thuận, người cho thuê chịu mọi chi phí vận hành như chi phí bảo trì, bảo hiểm, thuế tài sản cùng mọi rủi ro về hao mòn tài sản vô hình của tài sản

Thuê tài chính là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn theo hợp đồng Người cho thuê mua tài sản, thiết bị mà người thuê cần và đã thương lượng

từ trước các điều kiện mua lại tài sản từ người cho thuê Trong hợp đồng cho thuê tài chính thì thời hạn thuê chiếm phần lớn đời sống hữu ích của tài sản và hiện giá thuần của toàn bộ các khoản tiền thuê bù đắp những chi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng

* Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển

- Vốn cố định: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị tài sản cố định Sự vận động của nó gắng liền với sự vận hành và chu chuyển của tài sản cố định

- Vốn lưu động: Là lượng tiền ứng trước để có tài sản lưu động Tài sản lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và chuyển dịch toàn bộ giá trị vào sản phẩm tạo nên giá trị thực tế của sản phầm

2.1.3 Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

2.1.3.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là một quan hệ giao dịch về tài sản giữa hai chủ thể trong đó một bên là người cho vay (ngân hàng) chuyển giao một lượng giá trị (tiền hoặc hàng hóa) cho người đi vay (cá nhân, doanh nghiệp, và các chủ thể khác) sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận đồng thời bên đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện vốn gốc kèm theo một khoản lợi tức khi đến hạn thanh

Trang 21

toán Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đối tượng chủ yếu là cho vay dưới hình thức bằng tiền Các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng ngân hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư, Nguồn vốn mà các ngân hàng cho vay được hình thành từ các nguồn huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi tạm thời

từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, đoàn thể Với qui mô về vốn lớn, ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn ở mọi qui mô và thời hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng và hoàn trả vốn của người đi vay Với những ưu điểm về qui mô vốn, thời hạn cho vay, đa dạng về phạm vi hoạt động, tín dụng ngân hàng là một trong những kênh tài trợ vốn quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế

2.1.3.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

- Tín dụng ngân hàng rất cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà trong đó DNNVV chiếm hơn 95% trong tống số doanh nghiệp Chính vì vậy mà DNNVV là đối tượng rất cần đến nguồn tài trợ từ tín dụng ngân hàng

- Trong quá trình hoạt động do đặc điểm luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh luôn tạo ra sự không ăn khớp về thời gian và qui mô giữa nhu cầu vốn

và khả năng tài trợ nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn, nguồn vốn tín dụng ngắn hạn giúp cho doanh nghiệp giải quyết các vấn đề cung ứng vốn lưu động để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục Đặc biệt

là các DNNVV với nguồn vốn khởi sự kinh doanh thấp thì việc tận dụng nguồn vốn này là rất quan trọng

- Đây là nguồn tài trợ chính thức và phổ biến nhất, bất cứ khi nào doanh nghiệp thiếu vốn đều tìm đến nguồn tài trợ này So với các hình thức tài trợ khác thì hình thức tín dụng ngân hàng được các doanh nghiệp biết đến nhiều nhất Khi không thể tiếp cận được với nguồn này để đáp ứng nhu cầu vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải tìm đến các nguồn khác như vay nóng, vay nặng lãi và điều này sẽ dẫn đến việc hình thành thị trường tín dụng ngầm gây ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế

- Tín dụng ngân hàng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế đặc biệt là các DNNVV, và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tiền tiết kiệm huy động được trong dân chúng

Trang 22

- Thông qua việc cho các doanh nghiệp vay vốn, vốn tín dụng ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho việc cũng cố, phát triển các quan hệ sản xuất mới

- Tín dụng ngân hàng như một công cụ để thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời phát huy vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của nó gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn tín dụng của các thành phần kinh tế

- Tín dụng ngân hàng góp phần giúp các DNNVV hiện đại hóa công nghệ sản xuất, thúc đẩy sự ra đời của các ngành sản xuất mới, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới

- Tín dụng ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho các DNNVV ở nông thôn, phát triển kinh tế nông nghiệp tiến hành cơ giới hóa, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, sản xuất tập trung các sản phẩm có chất lượng cao, có lợi thế trong xuất khẩu

Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn tài trợ rất cần thiết cho doanh nghiệp phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đây cũng

là nguồn tài trợ không thể thiếu đối với các DNNVV, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, tín dụng ngân hàng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết của doanh nghiệp để họ tiếp tục duy trì hoạt động của mình trong cơn bão giá và thắt chặt tiền tệ, khan hiếm nguồn tiền như hiện nay

2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DNNVV

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV Các nhân tố được kế thừa từ kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đây, bao gồm: Lĩnh vực kinh doanh, thời gian hoạt động của doanh nghiệp, tống tài sản doanh nghiệp, tài sản thế chấp, doanh thu tăng trưởng Bên cạnh đó, đề tài cũng xác định được những nhân tố mới có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV, bao gồm: Loại hình doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp, các khoản nợ của doanh nghiệp, lợi nhuận doanh nghiệp Sau đây là các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV

Trang 23

2.1.4.1 Loại hình doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (QH11, 2005), doanh nghiệp khi thành lập có thể chọn các loại hình: Công ty CP, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty Hợp danh hoặc DNTN Trong các loại hình doanh nghiệp đó, DNTN là loại hình đơn giản nhất vì cơ cấu quản lý gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm của DNNVV Tuy nhiên, với loại hình này, chủ doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp nên tạo được lòng tin với đối tác bên ngoài Trong khi DNTN không được phát hành bất

kỳ loại chứng khoán nào, thì các loại hình doanh nghiệp khác được phép phát hành

cố phiếu, trái phiếu để huy động vốn

2.1.4.2 Lĩnh vực kinh doanh

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau và có ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV Theo Nguyễn Quốc Nghi (2010), lĩnh vực kinh doanh là biến có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của DNNVV, những doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh là công nghiệp và xây dựng sẽ cần nhiều vốn hơn, từ đó nhu cầu vay vốn cũng nhiều hơn Vì vậy, đề tài xác định Lĩnh vực kinh doanh là một nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV Khi Nhà nước có chủ trương thắt chặt tiền tệ hoặc có những hoạch định phát triển một lĩnh vực, ngành nghề nào đó thì sẽ có những hỗ trợ đặc biệt, bao gồm ưu đãi lãi suất cho vay Còn những lĩnh vực không ưu tiên, thì khoản cho vay đối tượng này sẽ bị hạn chế, hoặc mức lãi suất cao, doanh nghiệp không tiếp cận được

2.1.4.3 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

DNNVV có đặc điểm hạn chế về năng lực tài chính, thường không có kinh phí để thực hiện chiến lược quảng cáo quảng bá thương hiệu, nên uy tín và tên tuối doanh nghiệp được biết nhiều hơn qua thời gian hoạt động lâu dài Doanh nghiệp

có thời gian hoạt động càng lâu, thì lượng khách hàng càng nhiều, thị trường càng lớn, thương hiệu cũng được khẳng định, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cũng dày dặn hơn Các tài sản tích lũy được theo thời gian cũng tăng lên Đó là những điều kiện cần thiết giúp doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu hơn sẽ tiếp cận vốn vay ngân hàng tốt hơn doanh nghiệp mới hoạt động kinh doanh Nhân tố

Trang 24

này, theo Võ Thành Danh (2008) định nghĩa là Số năm công ty hoạt động và Nguyễn Minh Phục (2011) là Tuổi doanh nghiệp

2.1.4.4 Kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp

Cũng theo Võ Thành Danh (2008) nếu trình độ học vấn của một chủ doanh nghiệp càng cao, thì khả năng tiếp cận thông tin càng tốt, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp càng hiện đại Thì kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp sẽ là một lợi thế để giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp là vốn quý để doanh nghiệp đó có chổ đứng trên thương trường, giải quyết linh hoạt các tình thế khó khăn Vì thế, kinh nghiệm của người quản lý doanh nghiệp là một yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp Ngân hàng sẽ ưu tiên hơn những doanh nghiệp mà chủ của doanh nghiệp đó đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình kinh doanh

2.1.4.5 Tổng tài sản doanh nghiệp

Nhân tố này đo lường qui mô doanh nghiệp xét về mặt tài chính Tổng tài sản càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp đầu tư càng nhiều Khi doanh nghiệp

có mức độ đầu tư cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang có một thực lực về tài chính, khả năng huy động vốn đầu tư tốt, lợi nhuận tích lũy để đầu tư cao, cơ hội kinh doanh nhiều, nguồn thu tương lai tốt Tuy nhiên, khi ngân hàng thẩm định qui mô tổng tài sản của doanh nghiệp để quyết định cho vay hay không, thì ngân hàng không chỉ xem xét về qui mô tống tài sản, mà còn xem xét hiệu quả đầu tư và khả năng sinh lời trên tài sản đầu tư Nhưng, trước hết doanh nghiệp có qui mô tổng tài sản lớn sẽ được ngân hàng ưu tiên hơn khi thẩm định hồ sơ vay Nhân tố này được thừa kế từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Minh Phục (2011), Võ Thành Danh (2008)

2.1.4.6 Tài sản thế chấp

Nhân tố này được thừa kế từ kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Giang, Phạm Ngọc Phong (2009), Nguyễn Quốc Nghi (2010) Nếu trước đây, các ngân hàng đặt tiêu chí tài sản thế chấp ở mức độ cuối cùng khi xem xét giải quyết một khoản vay Thì trong nền kinh tế rủi ro như hiện nay, tài sản thế chấp trở thành

Trang 25

yếu tố then chốt quyết định khả năng vay được vốn của doanh nghiệp Đối với DNNVV, để có được một khối lượng tài sản đủ lớn để đảm bảo toàn bộ nhu cầu vay là rất khó Chính vì thế, doanh nghiệp nào có tổng tài sản có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng càng lớn thì khả năng tiếp cận được vốn càng cao

2.1.4.7 Các khoản nợ của doanh nghiệp

Một tỷ số nợ hợp lý sẽ có tác dụng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn và phần nào thể hiện được uy tín của doanh nghiệp Tuy nhiên, nợ cao sẽ làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp và ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh

do phải gánh chịu chi phí lãi vay quá lớn Do đó, khi thẩm định cho vay, các ngân hàng luôn chú trọng đến các khoản nợ của doanh nghiệp để đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ hiện hành cũng như khoản nợ vay của ngân hàng mình khi đến hạn

2.1.4.8 Doanh thu tăng trưởng

Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có sự tăng trưởng, chứng tỏ doanh nghiệp không có cơ hội đầu tư, hoặc doanh nghiệp thụ động trước các cơ hội kinh doanh của mình Khi doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng, doanh nghiệp sẽ mong muốn đi vay ngân hàng nhiều hơn và ngân hàng cũng sẽ dựa vào tình hình tăng trưởng doanh thu và nhu cầu vốn của doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đi vay mà tình hình hoạt động kinh doanh suy giảm, doanh thu không tăng, thì rất khó thuyết phục được ngân hàng đồng ý tài trợ Mặt khác, theo Nguyễn Quốc Nghi (2010), doanh thu tăng trưởng sẽ làm cho doanh nghiệp muốn vay vốn nhiều hơn

2.1.4.9 Lợi nhuận

Theo Nguyễn Quốc Nghi (2010), với tình hình khó khăn chung của nền kinh

tế, nhiều doanh nghiệp rất khó đạt lợi nhuận như kỳ vọng Nhưng để đánh giá hiệu quả của một doanh nghiệp, các ngân hàng vẫn phải dựa trên tiêu chí lợi nhuận Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư là một cách thức được lựa chọn trong trường hợp doanh nghiệp không thể huy động được các nguồn vốn khác hoặc chi phí vay vốn quá cao Tuy nhiên, vốn sử dụng từ lợi nhuận giữ lại thường không nhiều nên không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho doanh nghiệp

Trang 26

Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng

của DNNVV (Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các lý thuyết có liên quan)

2.1.5 Kinh nghiệm huy động vốn của các DNNVV ở một số nước trên thế giới

Theo Nguyễn Thế Bính (2013), kinh nghiệm huy động vốn của các DNVVV ở một số nước trên Thế giới như sau:

2.1.5.1 Theo nghiên cứu của Đài Loan

Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan là một quốc gia đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao tháo gỡ về khả năng huy động vốn, giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa từ các chính sách hỗ trợ phát triển mạnh các ngành sản xuất như: nhựa, dệt, xi măng, gỗ

Để đạt được kết quả trên Đài Loan đã mất nhiều thời gian, với sự nỗ lực đóng góp, trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn của các doanh nghiệp Các tổ chức cam kết tài trợ các khoản huy động vốn năm sau cao hơn năm trước Các loại quỹ cũng nhanh chóng được thành lập nhằm mục đích

hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó phải kể đến 3 loại quỹ là Quỹ phát triển, Quỹ Sino, -US, Quỹ phát triển DNNVV nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp khác như: giảm lãi suất đối với các khoản vay ưu đãi, chính sách hỗ trợ thuế từ nhà nước, các khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh

Lĩnh vực kinh doanh

Thời gian hoạt động

lý của chủ DN

Tổng tài sản

Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của DNNVV

Trang 27

2.1.5.2 Theo nghiên cứu Thái Lan

Đối với Thái Lan, là nước có nền phát triển lâu đời, song sự phát triển các DNNVV đang từng bước phát triển đáng kể mà không cần tới bất kỳ chính sách trợ giúp trực tiếp nào từ Chính Phủ Đến nay, các doanh nghiệp đã có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, trong đó, có các DNNVV chiếm đa số trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế

Để phục hồi kinh tế, Chính Phủ Thái Lan đã đặt ưu tiên chính sách phát triển các doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của

đất nước, thông qua việc hình thành và phát triển những “Khu công nghiệp” Đây

là nội dung chính trong phát triển doanh ngiệp được ban hành tại Thái Lan

Thứ nhất, là chính sách nhà nước Thái Lan quan tâm hỗ trợ đến các DNNVV: trong đó có thành lập Ủy ban quốc gia về khuyến khích các DNNVV,

Ủy Ban khuyến khích DNNVV (SMEPO), quỹ phát triển các DNNVV trực thuộc SMEPO, viện nghiên cứu phát triển DNNVV Đây là những minh chứng cho thấy Nhà nước quan tâm đến chính sách các vấn đề kinh tế các DNNNVV

Thứ hai, xây dựng chính sách, chiến lược hỗ trợ các DNNVV bao gồm các nội dung cơ bản để trợ giúp các DNNVV

Thứ ba, đề ra các giải pháp phát triển DNNVV theo các lĩnh vực hoạt động nhóm ngành cần phải nhanh chóng phát triển mạng lưới DNNVV

Thứ tư, xây dựng chương trình hành động nhằm hỗ trợ phát triển các DNNVV Làm dự thảo của chương trình đề ra các biện pháp cần phải thực hiện trong thời gian ngắn để phát triển DNNVV

2.1.5.3 Theo nghiên cứu Nhật Bản

Đối với Nhật Bản, là nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực châu Á, thành tựu đạt được cho thấy từ các chính sách Nhà nước đến các tổ chức hỗ trợ tài chính hết sức quan tâm Đây chính là khả năng huy động vốn các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các DNNVV của Nhật Bản đóng vai trò trung tâm cho nền kinh tế Nhật Với lợi thế lao động dồi dào nhiệt huyết hùng hậu, cả nước có khoảng 4.480 ngàn doanh nghiệp chiếm 99.7% tổng số DN, các DNNVV Nhật Bản giải quyết các vấn đề công ăn việc làm cho hơn 40.000 ngàn lao động, chiếm 70% lực lượng lao động trong cả nước và tạo ra giá trị hàng hóa hơn 150.000

Trang 28

tỷ Yên, đóng góp vào cho sự tăng trưởng phát triển kinh tế, tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước

Chính phủ Nhật Bản cũng dành một quy chế đặc biệt, nhằm hỗ trợ huy động vốn giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn về vốn, các trở ngại những khó khăn, cản trở việc gia tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng huy động vốn thấp, thiếu sự đảm bảo về vốn vay Hỗ trợ các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách, điều tâm đắc phải kể đến kế hoạch cho vay nhằm quản lý của các doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh

2.1.5.4 Theo nghiên cứu Đức

Đối với Đức là, nước châu Âu các DNNVV đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Trung bình các DNNVV tạo ra giá trị 50% GDP, chiếm hơn một phần hai doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu

Xây dựng nhiều chính sách quan trọng, nhằm để hỗ trợ huy động vốn kịp thời thông qua tín dụng ưu đãi, có sự bão lãnh của Nhà nước Đa phần các DNNVV không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn bên cạnh những khoản tín dụng ưu đãi Ở Đức nhiều tổ chức đứng ra bảo lãnh tín dụng Nhiều tổ chức này thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 1950 hợp tác chặt chẽ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức, Hiệp hội doanh nghiệp cũng ra đời, nhiều

tổ chức khác đứng ra hỗ trợ

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

Trong quá trình thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu, thông tin trên báo chí, tạp chí, internet cũng như kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước để tìm hiểu nội dung và phương pháp nghiên cứu Có nhiều nghiên cứu đã được công bố liên quan đến hỗ trợ DNNVV phát triển cũng như nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho DNNVV Sau đây là một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến nội dung của đề tài:

- Đầu tiên là nghiên cứu của tác giả Võ Thành Danh (2008) Đối tượng điều tra của nghiên cứu là 16 ngân hàng thương mại, 121 doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

có vay vốn và có hồ sơ tín dụng tại các ngân hàng thương mại, 53 DNTN được

Trang 29

chọn ngẫu nhiên Địa bàn nghiên cứu tại Thành phố Cần Thơ Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến nhu cầu vay vốn của các DNTN, tác giả sử dụng mô hình phân tích phân biệt với biến phân biệt nhận giá trị 1 (muốn vay) và 0 (không muốn vay)

- Một nghiên cứu khác là của Nguyễn Thị Giang và Phạm Ngọc Phong (2009) Tác giả thống kê những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động tín dụng dành cho DNNVV trên cả nước, đưa ra những thực trạng trong mối quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng và doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với DNNVV

- Nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến đề tài là nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2010) Ngay phần đầu giới thiệu về sự cần thiết của đề tài nghiên cứu,

tác giả đã nêu lên tầm quan trọng của “vốn” đối với hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp, việc đảm bảo có đủ vốn với chi phí sử dụng vốn thấp nhất là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Từ kết quả xử lý số liệu, tác giả đưa ra những biến số

có ý nghĩa và giải thích sự tác động của chúng đến biến độc lập

- Nghiên cứu của tác giả Lê Khương Ninh (2010) cũng là một nghiên cứu

có liên quan về vấn đề tín dụng cho doanh nghiệp Số liệu trong nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ 810 doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006 - 2009 Tác giả đưa ra những luận cứ cho thấy thông tin bất đối xứng hiển nhiên tồn tại trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực tín dụng Thông tin bất đối xứng trong lĩnh vực tín dụng sẽ dẫn đến hạn chế tín dụng và từ đó làm hạn chế đầu tư của doanh nghiệp

và kiềm hãm tăng trưởng của nền kinh tế Tác giả sử dụng mô hình ước lượng mức

độ phụ thuộc của đầu tư vào vốn tự có để đo lường ảnh hưởng của hạn chế tín dụng đến đầu tư của doanh nghiệp

- Tài liệu tham khảo tiếp theo là của tác giả Lê Thị Bích Ngọc (2013) Tác giả đã nghiên cứu mối quan hệ ngân hàng của DNNVV với hai khía cạnh là quan

hệ của tổ chức và quan hệ của cá nhân Mô hình hồi quy Logistic được đưa vào để phân tích Kết quả nghiên cứu cho thấy, tốc độ giải quyết hồ sơ vay và khả năng nhận được khoản vay của các doanh nghiệp tăng lên khi doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng, có mối quan hệ với ngân hàng, đồng thời, doanh

Trang 30

nghiệp cũng sẽ được sử dụng khoản vay với lãi suất thấp hơn, được hướng dẫn tận tình hơn khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng

Bên cạnh tài liệu trong nước, đề tài cũng tham khảo thêm các nghiên cứu nước ngoài Một số nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến nội dung luận văn như sau:

- Zhao và cộng sự (2006) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các DNNVV tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc Kết quả phân tích Logit và hồi quy đa biến chỉ ra rằng: các biến tài chính như thu nhập, lợi nhuận ròng, tỷ số nợ, điểm tín dụng không ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, mà yếu tố tổng tài sản doanh nghiệp chính là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng nhất

- Trong một nghiên cứu của Agyapong và cộng sự (2011), tác giả chỉ ra rằng các ngân hàng quyết định cho DNNVV vay vốn hay không căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, lịch sử trả nợ các khoản vay trước đây, loại hình hoạt động kinh doanh, qui mô doanh nghiệp, tính khả mãi của tài sản thế chấp

- Pandula (2011) nghiên cứu về tình hình tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các nước đang phát triển, trong đó có Sri Lanka Nghiên cứu

sử dụng kiểm định Chi bình phương để kiểm định sự khác biệt giữa các yếu tố quyết định tiếp cận tín dụng giữa các doanh nghiệp vay vốn và không vay vốn Các giả thuyết của tác giả đưa ra bao gồm các biến có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng như: Quy mô của doanh nghiệp; Tuổi của doanh nghiệp; Quyền sở hữu doanh nghiệp; Lĩnh vực sản xuất; Vị trí địa lý của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính được kiểm toán bên ngoài; Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp; Tăng trưởng doanh thu; Học vấn của doanh nhân/nhà quản lý doanh nghiệp; Kinh nghiệm của doanh nhân/nhà quản lý doanh nghiệp; Mạng lưới hoạt động của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu tìm được 2 yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp là Học vấn của doanh nhân/nhà quản lý doanh nghiệp và Mạng lưới hoạt động của doanh nghiệp

Những tài liệu có liên quan đã giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài này Qua lược khảo một số tài liệu có liên quan mật thiết với đề tài cho thấy mỗi nghiên cứu đều có cách thức riêng trong việc đo lường và phân tích tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Tuy nhiên, chưa

Trang 31

có nghiên cứu nào được tiến hành trên địa bàn tỉnh Trà Vinh về giải pháp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Kế thừa kết quả nghiên cứu của những tài liệu này, kết hợp với thực tiễn trên địa bàn nghiên cứu, đề tài sẽ có sự mới mẻ và đạt được những mục tiêu phân tích đã đưa ra

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp tiếp cận và thu thập số liệu

2.3.1.1 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện Đây là phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, phương pháp này có điểm thuận tiện là gặp bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể chọn làm phần tử mẫu Mỗi doanh nghiệp sẽ được phỏng vấn bằng một phiếu điều tra đã lập sẵn bao gồm một

số thông tin chung về doanh nghiệp, về người quản lý điều hành doanh nghiệp, thông tin về số liệu tài chính và tình hình vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp

Các thông tin về tài chính của doanh nghiệp được thu thập bằng nhiều chỉ tiêu qua 2 năm 2015 và 2016, nên cần có sự chuẩn bị trước của đối tượng được phỏng vấn Bên cạnh đó, trong giới hạn về thời gian và tài chính phục vụ cho công tác thu thập số liệu, đề tài cần có sự thuận tiện trong việc lựa chọn mẫu để đảm bảo số liệu được thu thập chính xác và đầy đủ Do giới hạn về năng lực tài chính, thời gian cũng như nguồn lực phục vụ điều tra, đề tài khảo sát số lượng mẫu là 120 DNNVV hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có thời gian hoạt động kinh doanh

từ 1 năm trở lên

2.3.1.2 Số liệu thứ cấp

Bên cạnh nguồn số liệu sơ cấp khảo sát được, đề tài còn sử dụng số liệu thứ cấp được sử dụng từ các bài báo cáo, tống hợp, các thông tin từ các cơ quan Nhà nước như Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh, cục Thống kê tỉnh Trà Vinh, sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Trang 32

- Mục tiêu 2: Để phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đề tài sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic

Trong mô hình hồi quy, biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận được khoản

vay ngân hàng của DNNVV Đây là biến nhị phân, nhận 02 giá trị: “Tiếp cận được

vốn vay ngân hàng” và “Không tiếp cận được vốn vay ngân hàng”

Mô hình có dạng: Y = a + pi X i + £i TRONG ĐÓ:

Yi là biến phụ thuộc, nhận 02 giá trị:

Y = 1: khi DNNVV tiếp cận được vốn vay ngân hàng;

Y = 0: khi DNNVV không tiếp cận được vốn vay ngân hàng

Xi là biến độc lập có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận được vốn vay ngân hàng của các DNNVV

DIỄN GIẢI CÁC BIẾN ĐỘC LẬP CỦA MÔ HÌNH:

Loại hình doanh nghiệp (X1)

Đây là biến giả, X1 = 1 nếu loại hình doanh nghiệp là DNTN và X1 = 0 nếu là loại hình doanh nghiệp khác (bao gồm công ty CP, TNHH, công ty hợp danh, DN Nhà nước và loại hình khác) Biến này kỳ vọng mang dấu (+), vì chủ DNTN là người chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, kể cả hoạt động vay vốn nên sẽ tạo được niềm tin với các ngân hàng

Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (X2)

Đây là biến giả X2 = 1 nếu doanh nghiệp tham gia kinh doanh trong lĩnh vực thương mại & dịch vụ; X2 = 2 nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác (bao gồm nông, lâm nghiệp & thủy sản; Công nghiệp & xây dựng) Các doanh nghiệp có lĩnh vực kinh doanh khác nhau có khả năng vay được vốn ngân hàng khác nhau Các doanh nghiệp làm thương mại dịch vụ thì vòng quay vốn nhanh hơn, dễ ứng phó với biến động thị trường, ít rủi ro hơn các lĩnh vực còn lại Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp & xây dựng thì nhu cầu vốn nhiều hơn, khối lượng tài sản có thể thế chấp nhiều hơn, thường tham gia vào các

dự án đầu tư lớn hơn Còn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm

Trang 33

nghiệp & thủy sản thì mức độ rủi ro cao hơn, nhưng thường nhận được nhiều ưu đãi hơn từ các chính sách chung của Nhà nước, trong đó có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho vay vốn kinh doanh

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (X3)

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (tính bằng năm) được xác định

từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp có thời gian hoạt động càng dài, khả năng tiếp cận vốn ngân hàng sẽ càng cao Các doanh nghiệp mới gia nhập ngành thì khả năng ứng phó với những biến động của thị trường, của các yếu tố đầu vào, đầu ra,, sẽ thấp hơn các doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường lâu năm, vì các doanh nghiệp này đã có thời gian dài gầy dựng mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp, với đại lý tiêu thụ Vốn liếng cũng như kinh nghiệm mà doanh nghiệp tích lũy được qua thời gian dài hoạt động sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp đi huy động nguồn đầu tư Chính vì thế, trong mô hình phân tích, biến X1 sẽ mang dấu dương (+)

Kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp (X4)

Biến độc lập này được đo lường bằng năm, kỳ vọng mang dấu dương trong

mô hình Kinh nghiệm quản lý của chủ doanh nghiệp là thời gian chủ doanh nghiệp bắt đầu tiếp nhận vị trí quản lý, bao gồm thời gian làm quản lý ở doanh nghiệp hiện tại và các doanh nghiệp trước đó Khi chủ doanh nghiệp đã có kinh nghiệm lâu năm, họ sẽ biết cách điều hành doanh nghiệp sao cho hiệu quả nhất, thời điểm nào là cần đầu tư mạnh, thời điểm nào là cần tăng thu mua nguyên liệu, hoặc bán

ra với giá hợp lý nhất Mặt dù sự biến động của thị trường là khó lường trước và không vô khuôn mẫu, nhưng với nhà quản lý có kinh nghiệm thì doanh nghiệp có

cơ hội hạn chế đến mức thấp nhất tác động có hại và phát huy tối đa những cơ hội thuận lợi

Tổng tài sản (X5)

Biến này được đo lường bằng tiền Do giá trị của tổng tài sản có sự khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp, nên khi đưa vào mô hình phân tích, biến này được tính giá trị log Qui mô tổng tài sản sẽ tác động cùng chiều đến biến độc lập, do đó

Trang 34

kỳ vọng sẽ mang dấu dương trong mô hình Ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay các doanh nghiệp có lợi qui mô tổng tài sản lớn

Tài sản đảm bảo (X6)

Tài sản đảm bảo là tổng tài sản mà doanh nghiệp có thể đem thế chấp, bao gồm toàn bộ tài sản mà ngân hàng chấp nhận làm tài sản đảm bảo để cho vay Biến này được đo lường bằng triệu đồng, kỳ vọng mang dấu dương trong

mô hình phân tích

Tỷ số nợ (X7)

Biến này được tính bằng cách lấy Nợ phải trả chia cho Tổng tài sản của doanh nghiệp Kỳ vọng biến này mang dấu âm (-) trong mô hình Vì tỷ số nợ càng cao, chứng minh doanh nghiệp đang chịu áp lực thanh toán từ nhiều phía,

từ đó làm giảm khả năng vay được vốn ngân hàng, vì ngân hàng e ngại doanh nghiệp không đáp ứng được cam kết thanh toán gốc lãi đúng hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (X8)

Biến này đo lường tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp năm

2015 so với doanh thu năm 2016 Biến này có đơn vị tính là số thập phân, kỳ vọng mang dấu (+) trong mô hình Tốc độ tăng trưởng doanh thu càng cao, doanh nghiệp càng có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhiều hơn Về phía ngân hàng, với những doanh nghiệp đang có đà tăng trưởng tốt thì khả năng nhận được vốn vay sẽ cao hơn những doanh nghiệp không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm

Lợi nhuận (X9)

Lợi nhuận kỳ vọng mang dấu dương trong mô hình Lợi nhuận tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn năm trước Và với những doanh nghiệp mong muốn vay vốn ngân hàng để phục vụ cho mục đích mở rộng hoạt động kinh doanh, hứa hẹn khả năng sinh lời cao, đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng đầy đủ và đúng hẹn thì khả năng tiếp cận vốn vay sẽ cao hơn

so với doanh nghiệp khác

Trang 35

Bảng 2.3: Các biến độc lập trong mô hình

Tên

biến Biến độc lập Giá trị đo lường

Dấu kỳ vọng trong

+

X3 Thời gian hoạt động doanh

X4 Kinh nghiệm quản lý của

X6 Tài sản có thể thế chấp của

(Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ các lý thuyết có liên quan)

- Mục tiêu 3: Suy luận từ các nội dung, kết quả phân tích của mục tiêu 1,2

đề tài đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao khả năng vay vốn ngân hàng của DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Kết luận chương 2

Tổng kết những đặc điểm của DNNVV chúng ta có thể thấy bản thân các DNNVV tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục Tuy nhiên, để khắc phục được những yếu kém này, đòi hỏi DNNVV phải có đầy đủ các tài nguyên vốn, thời gian, nhân lực, vật lực Ở khía cạnh vốn cho DNNVV, vốn tín dụng ngân hàng có vai trò rất lớn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn này, DNNVV còn rất nhiều vướng mắc cần tháo gỡ Nguyên nhân gây khó khăn cho DNNVV tiếp cận được vốn vay ngân hàng không chỉ xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, mà còn từ phía ngân hàng, từ phía các chính sách chủ trương của Nhà nước và những yếu tố khách quan khác Cải cách một chủ trương chính sách, không phải đơn thuần do một cá

Trang 36

nhân quyết định, mà thuộc phạm trù của các cơ quan lập pháp Còn đối với các ngân hàng, với nhiệm vụ là trung gian tài chính cung cấp vốn cho xã hội, nhưng cốt lõi vẫn là một đơn vị kinh doanh với sản phẩm hàng hóa chính là tiền tệ Mà

đã là đơn vị kinh doanh thì họ sẽ đeo đuổi những chiến lược riêng để đến đích cuối cùng là lợi nhuận Vì vậy, các ngân hàng một mặt thực thi chính sách chủ trương chung của Nhà nước, một mặt họ sẽ theo đuổi chiến lược kinh doanh của mình, nên giữa người đi vay và người cho vay sẽ có sự mâu thuẫn về lợi ích Chính vì lẻ

đó, để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, trước hết bản thân DNNVV, với tư cách là người đi vay, phải nhận diện những yếu kém tại doanh nghiệp mình

để điều chỉnh lại cho phù hợp với những yêu cầu của các quy định về cho vay của ngân hàng Nhà nước ta luôn hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua các chủ trương, chính sách cụ thể; Các tổ chức tín dụng cũng sẵn lòng hỗ trợ tài chính cho DNNVV, như vậy, chỉ cần bản thân DNNVV cải thiện những yếu kém trong nội tại doanh nghiệp mình, khả năng doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay ngân hàng không là hề khó

Trang 37

CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TIẾP CẬN VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH TRÀ VINH

3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÀ VINH NĂM 2016

Tỉnh Trà Vinh là tỉnh duyên hải đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 con sông lớn là sông Cổ Chiên và Sông Hậu Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre bởi sông Cổ Chiên, phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng bởi sông Hậu, phía Đông giáp biển Đông với hơn 65 km

bờ biển Diện tích tự nhiên 2.341 km2, dân số trên 1,1 triệu người Là tỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp, thế mạnh về nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Trà Vinh là tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, coi đây là khâu đột phá

để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; hình thành rõ nét các vùng kinh tế động lực để từ đó tạo nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế

Kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2016 diễn ra trong bối cảnh kinh tế trong

yà ngoài nước tăng trưởng chậm Kinh tế Mỹ vẫn chưa có nhiều điểm sáng, kinh

tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc; Châu Âu thì đang phải giải quyết các vấn đề về kinh tế liên quan đến làn sóng tị nạn kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đạt như

kỳ vọng, hơn nữa kinh tế thế giới đang bị đe dọa bởi nạn khủng bố và nhiều dịch bệnh nguy hiểm dẫn đến hoạt động thương mại toàn cầu giảm sút và thị trường tài chính ngày càng biến động Trong nước, những tháng đầu năm phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của thời tiết, biến đổi khí hậu

và môi trường biến, rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long và hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân Trước tình hình đó tỉnh đã tập trnng chỉ đạo các ngànhcác cấp và các địa phương trong tỉnh tiếp Tục triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải

Trang 38

pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển, kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; cùng với các giải pháp của tỉnh nhằm chủ động thực hiện nhiều biện pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế thấp nhất thiệt hại, ổn định, đời sống và phát triển sản xuất

Tổng, sản phẩm trong tỉnh (GRDP) năm 2016 theo đánh giá so sánh ước tính tăng 10,26% so với năm 2015 Trong mức tăng 10,26% của toàn nền kinh tế; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng 45,56%, đóng góp 9,4 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực dịch, vụ tăng 11,65%, đóng góp 3,74 điểm phần trăm, Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 6,1%, làm giảm 2,88 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung Tăng trưởng năm nay tuy đạt khá nhưng chủ yếu

do sự đóng góp của ngành sản xuất điện, riêng một số ngành khác sản xuất gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết, biến đồi khí hậu và xuất khẩu giảm

Bảng 3.1: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh

Ngành

Tốc độ tăng so với năm 2015 (%)

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2016 (%)

(Nguồn: Cục thống kế tỉnh Trà Vinh, 2016)

3.2 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

3.2.1 Tình hình hoạt động của DNNVV cả nước năm 2015

Tiếp đà khởi sắc của nền kinh tế trong năm 2014, tình hình kinh tế năm 2015

đã tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,68% Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp năm 2014 bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2015 với những điều khoản thông thoáng hơn liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp kỳ vọng đã tạo động lực mới cho làn sóng thành lập doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2015

Trong năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%;

số vốn tăng 8,4% so với năm 2013) Bên cạnh đó, có 851 nghìn tỷ đồng vốn đăng

Trang 39

ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn trong năm 2015 Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong năm 2015 là 1.452,5 nghìn

tỷ đồng Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước Số lao động ước tính được tạo việc làm trong các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1.471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014 Đáng chú ý, tính từ thời điểm Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực

từ 01/7/2015, đã có tổng số 41,4 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn đăng ký là 311,8 nghìn tỷ đồng, tăng 36,2% về số doanh nghiệp và 94,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2014 Những con số này cho thấy phần nào tác động của Luật Doanh nghiệp năm 2014 trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các thủ tục và khuyến khích thành lập doanh nghiệp

Năm 2015 tất cả các ngành đều có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó 3 ngành có sự tăng trưởng mạnh nhất là Kinh doanh Bất động sản (86,2%), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (62,3%) và Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (59,3%) Đáng chú ý, đây cũng chính là 3 ngành có tốc

độ tăng trưởng doanh nghiệp đăng ký mới cao nhất trong năm 2014 Điều này cho thấy rõ xu hướng phát triển doanh nghiệp đang ngày càng tập trung nhiều vào 3 ngành này Bên cạnh đó, một số ngành khác cũng có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới như Vận tải kho bãi (39,3%), Dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc (35,5%), Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác (35,4%) cho thấy xu hướng khá tích cực, phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Tình hình doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2015 là 9.467 doanh nghiệp, giảm 0,4% so với năm trước, trong đó phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng (chiếm 93,8%) Nếu phân theo loại hình doanh nghiệp, trong tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động có 3.511 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 37,1%); 2.668 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 28,2%); 1.907 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 20,1%) và 1.381 công

ty cổ phần (chiếm 14,6%) Ngành có số lượng doanh nghiệp giải thể nhiều nhất

Trang 40

trong năm 2015 là Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ôtô xe máy với 3.758 doanh nghiệp, chiếm 39,7% tổng số doanh nghiệp giải thể trong năm 2015 Tiếp đến là hai ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo (1.212 doanh nghiệp, chiếm 12,8%), ngành Xây dựng (1071 doanh nghiệp, chiếm 11,3%) Tuy nhiên, đây lại là 3 trong số

12 ngành có tỷ lệ doanh nghiệp giải thể giảm trong năm 2015 Năm ngành có tỷ

lệ doanh nghiệp giải thể tăng trong năm 2015 là Thông tin và truyền thông (104,3%), Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (77,8%), Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (28,3%), Giáo dục và đào tạo (21%), Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (12,2%) Số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động trong năm là 71.391 doanh nghiệp, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 15.649 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 55.742 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng

mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký Trong tổng số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, có 26.349 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (chiếm 36,9%); 22.889 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 32,1%); 13.081 công ty cổ phần (chiếm 18,3%) và 9.070 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12,7%) và 2 công ty hợp danh

Việc số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh so với năm 2014 cho thấy tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, nhất

là tất cả các ngành đều có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng trong năm

2015 Ba ngành có số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động tăng cao nhất là Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (150,5%), Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (68,8%), Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (56,7%) Đáng chú ý, ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tuy có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao, nhưng cũng là ngành có tỷ lệ doanh nghiệp phải giải thể và ngừng hoạt động tăng cao Điều này cho thấy những những rủi ro đi kèm theo sự tăng “nóng” về số lượng doanh nghiệp thành lập mới của lĩnh vực này Trong năm 2015, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước Nhìn chung, tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường năm 2015 có sự cải thiện rõ rệt

so với năm 2014, thể hiện sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và tính hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành trong việc cải

Ngày đăng: 11/08/2017, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Agyapong và cộng sự (2011), Criteria for assessing small and medium enterprises’s borrowers in Ghana, International Business Research, Vol. 4, No. 4, page 132 – 138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Criteria for assessing small and medium enterprises’s borrowers in Ghana
Tác giả: Agyapong và cộng sự
Năm: 2011
[2]. Nguyễn Thế Bính (2013), “Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển& Hội nhập, số 13, trang 21-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và bài học cho Việt Nam”, "Tạp chí Phát triển "& Hội nhập
Tác giả: Nguyễn Thế Bính
Năm: 2013
[6]. Võ Thành Danh (2008), “Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 367, trang 27-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng Sông Cửu Long”, "Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Võ Thành Danh
Năm: 2008
[7]. Nguyễn Thị Giang, Phạm Ngọc Phong (2009), “Giải pháp phát triển quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 04, trang 34-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, "Tạp chí Phát triển & Hội nhập
Tác giả: Nguyễn Thị Giang, Phạm Ngọc Phong
Năm: 2009
[8]. Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2015), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Đinh Phi Hổ, Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2015
[9]. Zhao và cộng sự (2006), What Factors Affect Small and Medium-sized Enterprise’s Ability to Borrow from Bank: Evidence from Chengdu City, Capital of South-Western China’s Sichuan Province, Business Institute Berlin at the FHW Berlin - Berlin Scholl of Economics, working paper No.23, February Sách, tạp chí
Tiêu đề: What Factors Affect Small and Medium-sized Enterprise’s Ability to Borrow from Bank: Evidence from Chengdu City, Capital of South-Western China’s Sichuan Province
Tác giả: Zhao và cộng sự
Năm: 2006
[10]. Nguyễn Quốc Nghi (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Ngân hàng, số 23, trang 42-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ”, "Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi
Năm: 2010
[11]. Nguyễn Quốc Nghi, Lê Bảo Yến (2010), “Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước Châu Á và bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 19, trang 45-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nước Châu Á và bài học đối với Việt Nam”, "Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Tác giả: Nguyễn Quốc Nghi, Lê Bảo Yến
Năm: 2010
[12]. Lê Thị Bích Ngọc (2013), “Banking Relationships and Bank Financing: The Case of Vietnamese Small and Medium-sized Enterprise”, Journal of Economics and Development, Vol.15, No.1, page 74 – 90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Banking Relationships and Bank Financing: The Case of Vietnamese Small and Medium-sized Enterprise”, "Journal of Economics and Development
Tác giả: Lê Thị Bích Ngọc
Năm: 2013
[13]. Lê Khương Ninh (2010), Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng và hạn chế tín dụng đến đầu tư của doanh nghiệp, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 53, trang 9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của thông tin bất đối xứng và hạn chế tín dụng đến đầu tư của doanh nghiệp, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng
Tác giả: Lê Khương Ninh
Năm: 2010
[15]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
[3]. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2012), Tỷ trọng của DNNVV đóng góp vào GDP, giải quyết việc làm tại Việt Nam và một số nước trên Thế giới, (http://www.mpi.gov.vn), Ngày trích dẫn: 20 tháng 7 năm 2016 Link
[4]. Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (2012), (http ://www. dangkykinhdoanh.gov.vn), Ngày trích dẫn: 20 tháng 7 năm 2016 Khác
[5]. Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh (2016), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh năm 2016. (www. travinh.gov.vn), ngày trích dẫn: ngày 20 tháng 7 năm 2016 Khác
[14]. Pandula (2011), An empirical investigation of small and medium enterprises’s access to bank finance: The case of an emerging economy, Proceedings of ASBBS, Vol.18, No 1, page 255 – 273 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w