1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BIỆN PHÁP QUẢN lý NGÂN SÁCH NHÀ nước ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH tế kỹ THUẬT lâm ĐỒNG

127 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Cùng với sự nỗ lực không ngừng của nhà trường trong quá trình thực hiệnmục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhàtrường thực hiện được nhiệm vụ như: tăng c

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát triển giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước so với phát triển kinh

tế Đầu tư cho giáo dục là đầu tư quan trọng có hiệu quả và tác động nhiều mặt

và dài hạn Trong hệ thống giáo dục và đào tạo, giáo dục ở mỗi cấp học, bậc học

có một vai trò nhất định, trong đó giáo dục đại học là một khâu trọng yếu, đảmnhận sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, là động lực cho tăngtrưởng và phát triển kinh tế của đất nước, nhất là trong giai đoạn công nghiệphoá hiện đại hoá

Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo đại họcnói riêng, bên cạnh sự đổi mới về các mặt như tổ chức, cán bộ, chương trình,phương pháp đào tạo, việc đảm bảo nguồn tài chính và xác lập cơ chế quản lýtài chính cho các trường cao đẳng, đại học có vai trò cực kỳ quan trọng Tuynhiên, huy động nguồn tài chính và quản lý tài chính cho giáo dục và đào tạo làmột vấn đề khá phức tạp Trước hết, trong giai đoạn đổi mới hiện nay, khi cơchế quản lý chuyển từ nhà nước bao cấp hoàn toàn sang nhà nước chỉ chịu mộtphần chi phí, đầu ra và sản phẩm của hoạt động đào tạo cao đẳng, đại học lại rất

đa dạng Hơn nữa, xét về mặt cấu trúc cơ chế quản lý tài chính cho các trườngđào tạo công lập, cả về đa dạng hoá nguồn thu tài chính, cả về nâng cao quyền

tự chủ trong quyết định chi tiêu đều không thể áp dụng một kiểu mô hình giốngnhau ở tất cả các trường Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, nhất là đối với cáctrường công lập, việc đa dạng hoá nguồn tài chính và đổi mới quản lý tài chínhsao cho tiết kiệm, đặc biệt là việc sử dụng ngân sách có hiệu quả có vai trò gópphần quyết định đến sự phát triển lâu dài của các trường

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Đề án “Đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiệnđại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

nhập quốc tế” và khẳng định: “Đầu tư cho giáo dục và đào tạo phải được ưu

Trang 2

tiên và đi trước… Phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục và đào tạo; về công tác quản lý giáo dục; về nội dung, phương pháp giáo dục; hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục; cơ chế, chính sách đầu tư tài chính…Bảo đảm nhiệm vụ thu, chi theo kế hoạch, thực hiện triệt

để tiết kiệm, nâng cao hiệu quả đầu tư công” [18]

Ở Việt Nam, mặc dù nền kinh tế còn phát triển ở mức độ thấp, chưa bềnvững nhưng ngân sách đầu tư cho giáo dục năm sau luôn cao hơn năm trước.Song mức độ đầu tư cho giáo dục – đào tạo còn hạn chế, chưa theo kịp với tốc

độ và quy mô phát triển ngày càng lớn của đất nước Để coi giáo dục thực sự là

sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội, Nhà nước phải tăngcường đầu tư nguồn ngân sách cho giáo dục đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi chogiáo dục phát triển tương xứng với tốc độ phát triển của đất nước

Những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu về mở rộng cung cấp dịch vụ

và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhu cầu nguồn lực tài chính đầu

tư cho ngành Giáo dục đào tạo nói chung và cho các trường đại học, cao đẳngcông lập nói riêng ngày càng lớn Năm 2007, Nhà nước đã tiến hành tăng địnhmức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho lĩnh vực này, thể hiện sự quantâm lớn của Đảng và Chính phủ với lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượngcao Tuy nhiên, do biến động của lạm phát, tính đến thời điểm này, định mứcphân bổ ngân sách nói trên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các trường.Đặc biệt, do nhu cầu học tập và quy mô học sinh, sinh viên ngày càng tăng, đòihỏi phải không ngừng đầu tư lớn thì mức chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngânsách nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cấp cơ sở vật chất phục vụhoạt động giảng dạy và học tập

Thêm một nguyên nhân khiến nguồn lực nhà nước đầu tư cho các trườngđại học, cao đẳng công lập chưa phát huy hiệu quả cao nhất còn xuất phát từcách phân bổ ngân sách mà chúng ta xây dựng lâu nay Hệ thống định mức phân

bổ còn mang tính bình quân cho các ngành nghề đào tạo và các vùng, miền khácnhau trong cả nước Việc xây dựng định mức dựa chủ yếu vào tiêu chí dân số

Trang 3

trong độ tuổi đến trường Như vậy, các tiêu chí được áp dụng khi xác định địnhmức này chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo (về giáoviên, điều kiện cơ sở vật chất cho giảng dạy và học tập) Hiện nay, nguồn ngânsách nhà nước chi cho giáo dục đào tạo được phân cấp như sau: các địa phươngquản lý 74%, các bộ, ngành là 21%, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý 5% Cácđịa phương, bộ, ngành chưa thực hiện đầy đủ việc báo cáo về tình hình và hiệuquả sử dụng nguồn ngân sách cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm hạn chế việcđánh giá chi ngân sách cho giáo dục nói chung và đối với các trường cao đẳng,đại học công lập nói riêng

Thực tế, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổchức bộ máy và tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thời gian qua chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn Đó là do mức thu học phícòn thấp nên không có đủ nguồn lực để bổ sung thu nhập cho giáo viên, tăngcường đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất giảng dạy và học tập để cải thiện chấtlượng đào tạo Các cơ sở giáo dục đại học không có đủ nguồn để cải thiện thunhập cho giảng viên từ nguồn học phí chính quy, không thu hút và giữ đượcnhững giảng viên có trình độ tham gia giảng dạy Các giảng viên đại học không

có đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độnghiệp vụ, đổi mới nội dung bài giảng, phương pháp sư phạm làm ảnh hưởngđến chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực

Cơ chế chính sách đối với việc thực hiện tự chủ tài chính trong các trườngđại học, cao đẳng công lập còn thiếu và chưa đồng bộ Một số tiêu chuẩn, địnhmức về giờ giảng, chế độ thanh toán ngoài giờ chậm được đổi mới Bên cạnhnguyên nhân từ cơ chế quản lý của Nhà nước thì bản thân nhiều cơ sở đào tạocũng thiếu sự chủ động trong các hoạt động của mình Một số đơn vị khi xâydựng quy chế chi tiêu nội bộ còn mang nặng tính hình thức, các quy định vềmức chi chưa rõ ràng nên làm giảm tính minh bạch và hiệu quả của việc kiểmsoát chi tiêu nội bộ

Trang 4

Trong bối cảnh đó, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng cũng

đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, hoàn thiện nguyên tắcquản lý tài chính cho mọi hoạt động của Nhà trường, cũng đã, đang và có nhữngthay đổi theo hướng đa dạng hoá các nguồn tài chính, cơ chế chủ động, tự chủhơn về tài chính Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phải làm, nhất là trong bốicảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay Chính vì vậy, phân tích thựctrạng việc quản lý tài chính ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, từ

đó đề xuất các biện pháp đổi mới xây dựng được cơ chế quản lý tài chính củaTrường theo hướng đa dạng hoá các nguồn thu, chủ động, tự chủ cao trong quản lý,

sử dụng tài chính có hiệu quả là nhu cầu rất cần thiết đối với thực tiễn hiện nay

Cùng với sự nỗ lực không ngừng của nhà trường trong quá trình thực hiệnmục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước ta đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhàtrường thực hiện được nhiệm vụ như: tăng cường nguồn lực tài chính, tăng tỷtrọng ngân sách nhà nước cho giáo dục Tuy nhiên, trong thời gian qua, bêncạnh việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước một cách khoa học, hiệu quả,mang lại những thành tích đáng tự hào của trường thì cũng tồn tại không ít khókhăn và hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng nguồn ngân sách này sao cho

có hiệu quả nhất

Để tìm hiểu, phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế trong cơchế quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước tại Nhà trường trong thời gian qua,đồng thời tìm kiếm những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn

ngân sách đó ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, đề tài: “Biện pháp quản lý ngân sách nhà nước ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng” được lựa chọn.

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động quản lý ngân sáchNhà nước ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng, từ đó đề xuất các

Trang 5

biện pháp quản lý ngân sách nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chínhcủa Nhà trường.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Quản lý ngân sách Nhà nước ở trường Đại học, Cao đẳng

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý ngân sách Nhà nước ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹthuật Lâm Đồng

4 Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý ngân sách Nhànước trong quản lý tài chính của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật LâmĐồng, từ năm 2009 đến nay

- Khách thể khảo sát:

30 cán bộ quản lý Sở GD&ĐT, Sở Tài Chính Lâm Đồng và Trường Caođẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng;

49 cán bộ, giảng viên Nhà trường

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động quản lý ngân sách Nhà nước của Trường Cao đẳng Kinh tế

-Kỹ thuật Lâm Đồng trong thời gian qua đã thực hiện tương đối tốt Tuy nhiêntrên thực tế hiện nay, việc quản lý nguồn lực tài chính này còn tồn tại một sốvấn đề do những nguyên nhân khách quan và chủ quan Vì vậy, nếu đề xuấtđược các biện pháp quản lý ngân sách Nhà nước một cách hợp lý, khả thi sẽ gópphần đảm bảo sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn cho hoạt động pháttriển của Nhà trường

Trang 6

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Hệ thống hoá một số tài liệu lý luận về vấn đề quản lý ngân sách Nhà nước trong trường Đại học, Cao đẳng.

6.2 Nghiên cứu thực trạng biện pháp quản lý ngân sách Nhà nước ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng.

6.3 Đề xuất biện pháp quản lý ngân sách Nhà nước ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Hệ thống hóa, phân tích-tổng hợp các tài liệu lý luận về quản lý, biệnpháp quản lý của Hiệu trưởng trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước ở trườngĐại học, Cao đẳng

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra viết:

Sử dụng hệ thống câu hỏi nhằm thu thập và phân tích thực trạng biện phápquản lý ngân sách Nhà nước ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng

7.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Nhằm tổng kết tình hình quản lý và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước ởcác trường Đại học, Cao đẳng trong thời gian qua

7.2.3 Phương pháp chuyên gia:

Thông qua xin ý kiến chuyên gia nhằm đánh giá về biện pháp quản lý ngânsách Nhà nước ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng được đề xuất

7.3 Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng một số công thức toán học để xử lý các số liệu thu được

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước

Những công trình nghiên cứu về đầu tư cho giáo dục đều được bắt nguồn

từ tư duy kinh tế về giáo dục và thực tiễn giải quyết mối quan hệ giữa tài chính

và giáo dục Từ xa xưa, tư duy kinh tế của loài người về giáo dục đã xuất hiện

và phát triển không ngừng

Bắt đầu từ thế kỷ XVII với William Petty (1623 - 1687), nhà kinh tế học,nhà thống kê học người Anh, người đầu tiên có những quan điểm hệ thống vềkinh tế học giáo dục Theo ông giá cả tự nhiên của hàng hoá phụ thuộc vào laođộng hao phí để sản xuất ra hàng hoá ấy

Sau W Petty, Adam Smith (1723 - 1790) đã có những quan điểm sâu sắc

hơn về kinh tế học giáo dục Ông cho rằng khoản kinh tế đầu tư vào giáo dục sẽ được hoàn trả lại và có thêm phần lợi nhuận trong đó Đầu tư vào giáo dục trở

thành một lĩnh vực đầu tư mang lại lợi ích về mặt kinh tế Vì tư tưởng trên nênnhiều nhà giáo dục học cho rằng Adam Smith là một trong những người có tưtưởng đầu tiên về kinh tế học giáo dục

Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” viết năm 1847 - 1848, khi đề cậpđến lĩnh vực giáo dục trong phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, C Mác

đã chỉ rõ: thực hiện giáo dục phổ cập không mất tiền cho mọi trẻ em, kết hợpgiáo dục với sản xuất vật chất Ở đây lần đầu tiên đã hình thành quan niệm: giáodục vừa là mục tiêu của nền kinh tế, phải bù tiền cho học sinh phổ cập, vừa lànhân tố đóng góp vào sự phát triển kinh tế, giáo dục phải tham gia vào sản xuất

Phát triển và vận dụng tư tưởng của C.Mác về vấn đề kinh tế giáo dục,V.Lênin đã làm nổi bật luận điểm: trong chế độ xã hội chủ nghĩa, giáo dục đồngthời vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của nền kinh tế

Trang 8

Vào những năm 20 của thế kỷ 20, nhà kinh tế học người Nga X.EStrumilin đã chứng minh bằng thực tiễn rất xác đáng rằng: Bỏ một đồng vốnvào giáo dục sẽ sinh lợi gấp bốn lần cho nền kinh tế Ở những giai đoạn trướcđây, nghiên cứu tài chính đầu tư cho giáo dục đã được sự quan tâm của các nhàkinh tế, các nhà giáo dục ở Liên Xô (cũ) Nhiều tác phẩm nghiên cứu về vấn đề

này đã được công bố như: V.A Jamin, 1960, Kinh tế học giáo dục, NXB Kinh

tế Mátxcơva; V.I Baxoc, 1971, Những vấn đề tài chính cho giáo dục, NXB Tài chính Mátxcơva; V.E Komarov, 1972, Những vấn đề đào tạo và sử dụng các

bộ chuyên môn, NXB Kinh tế, Mátxcơva; X.L Kostanian, 1996, Đối tượng và phương pháp kinh tế giáo dục, NXB Đại học …

Ngoài ra, còn có các tác phẩm Kinh tế kế hoạch giáo dục của Pshacharapolos; Cận Hi Bân (Trung quốc), 2001, Kinh tế học giáo dục, NXBGD Bắc Kinh; Arthur M.Hauptman, 2008, Tài chính cho giáo dục: Xu hướng

và vấn đề, Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần thứ 2 về giáo dục so sánh: “Giáo dục

Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”; Trung tâm nghiên cứu và giáo lưu vánhóa giáo dục quốc tế thuộc Viện NC Giáo dục, TP.HCM, 5-2008;

Trên thế giới các trường đại học được giao quyền tự chủ từ rất sớm phùhợp với quy luật quản trị đại học Nguyên lý về tự chủ của Wilhelm VonHumboldt đã được hình thành vào những năm 1810 với những nguyên lý tiền đề

tự do giảng dạy và tự do học tập Đại học cần được tự chủ không có sự can thiệpcủa nhà nước

Quyền tự chủ đại học ở các nước trên thế giới là tự chủ toàn diện gồmbốn nội dung chính: (i) tự chủ về tổ chức (organisational autonomy), (ii) tự chủ

về tài chính (financial autonomy), (iii) tự chủ về nhân sự (staffing autonomy),(iv) tự chủ về học thuật (academic autonomy) (EUA 2012) Trong đó tự chủ vềtài chính là tiền đề quan trọng cho phép huy động nguồn lực tài chính và duy trìnguồn lực tài chính để hiện thực hóa những mục tiêu mà nhà trường đặt ra mànội dung của nó bao gồm quyết định mức học phí, trả lương theo thành tích

Trang 9

nghiên cứu và giảng dạy, sở hữu tài sản, tài chính, vay và đầu tư ở thị trường tàichính

Thực hiện quyền tự chủ và TNXH là hai mặt của một vấn đề luôn song hànhcùng nhau Đây là hai nguyên tắc hết sức quan trọng, gắn kết chặt chẽ, tồn tại songsong và không thể tách rời bới chịu trách nhiệm xã hội và giải trình mà không cóquyền tự chủ để thực thi thì xảy ra tình trạng bị trói buộc kìm hãm, ngược lại tựchủ mà không chịu trách nhiệm xã hội thì dẫn đến tình trạng vô tổ chức

Tác động của tự chủ tài chính làm cho các trường có khả năng cạnh tranhtốt hơn, lành mạnh hơn, chất lượng đào tạo tăng lên đáng kể và đa dạng hóađược nguồn thu nhập để duy trì các hoạt động của nhà trường thực sự bền vững

Cơ chể tự chủ- TNXH có tác động tăng sự linh hoạt, tạo ra sự công bằng vàTNXH của các trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thực hiện cơ chếphân cấp mạnh giao cho các cơ sở đào tạo quyền TC&TNXH được coi là yếu tốnền tảng cho sự phát triển bền vững của hệ thống GDĐH Thực tế các nước có

hệ thống giáo dục tiên tiến nhất cũng là các nước thực hiện cơ chế tự chủ ở mức

độ cao nhất

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Đại hội lần thứ VI củaĐảng CSVN năm 1986 đã mở ra một thời kỳ đổi mới về kinh tế, xã hội Nềnkinh tế của Việt Nam đã có nhiều bước phát triển nhanh chóng chuyển đổi từnền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Nghiên cứu về Tài chính giáo dục Việt Nam được thực hiện từ năm 1978gắn liền với việc thành lập Ban nghiên cứu Kinh tế giáo dục thuộc viện Việnnghiên cứu Đại học và Trung học chuyên nghiệp Đến năm 1994, Viện Nghiêncứu phát triển giáo dục thành lập trên cơ sở của Viện nghiên cứu Đại học, Trunghọc chuyên nghiệp và Dạy nghề các công trình nghiên cứu về tài chính giáo dụcchủ yếu mới đề cập đến lý luận về giá thành đào tạo và đề xuất phương thứcphân phối khoản chênh lệch giữa thu và chi của các hoạt động lao động sản xuấttrong các cơ sở đào tạo

Trang 10

Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về quản lý tài chính trong giáodục như:

Đề tài cấp Bộ, có Phạm Quang Sáng (chủ nhiệm), 2005, Xây dựng hệ thống chỉ sổ cơ bản của giáo dục Việt Nam, B2005-80-12; Vũ Lan Hương (chủ nhiệm), 2005, Một số giải pháp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các trường phổ thông công lập ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ,

B2009-30-05…

Ngân hàng thế giới năm 1993 đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ

chức các hội thảo khoa học, bao gồm: Giáo dục và đào tạo nghề nghiệp và kỹ thuật (WB, 1993a); Những giải pháp lựa chọn chính sách cho cải cách GDĐH (WB, 1993b), trong đó có những nghiên cứu nổi bật là: Những bước ngoặt trong phát triển GDĐH ở Châu Á - Nghiên cứu so sánh các mô hình chọn lựa

về cung cấp giáo dục, tài chính và quản lý (Woodhall, 1993) và Giáo dục ở Châu Á — Nghiên cứu so sánh về chi phí và tài chính (Tan, Jce - Peny & Alan

mingat) WB năm 1997 có nghiên cứu: Những Ưu tiên và Chiến lược cho Giáodục, đã cho thấy kinh nghiệm của các nước trong việc lựa chọn ưu tiên và cácgiải pháp nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn lực tài chính của giáodục

Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và các nhà

tài trợ cùng mục đích: Việt Nam Quản lý tốt hơn các nguồn lực Nhà nước, Đánh giá chi tiêu công 2000; Phần 2: Các phụ chương; 12/2000.

Ngô Doãn Đãi, 2008, Tự chịu trách nhiệm hay trách nhiệm báo cáo/giải trình, hai khái niệm cần làm rõ trong quản lý giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần thứ

2 về giáo dục so sánh: “Giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”; Trungtâm NC và giao lưu văn hóa giáo dục quốc tế thuộc Viện NC Giáo dục,

Tp.HCM, 5-2008; Kỷ yếu Hội thảo: Đổi mới cơ chế tài chính đổi với giáo dục đại học, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, UNDP (ủy ban Tài chính -

Ngân sách do Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc), Bộ Tài chính; HàNội, 11-2012

Trang 11

Phạm Quang Sáng, 2010, Nghiên cứu về tài chính giáo dục Việt Nam từ đổi mới đến nay (1986-2010).

Đặng Quốc Bảo, 2001: Thuộc tính của sản phẩm giáo dục và quan điểm phát triển GD trong điều kiện kinh tế thị trường; Tạp chí phát triển GD số 5/2001; Nguyễn Như Ất, 2006, Hai xu thế đối lập trên thế giới về thương mại hóa giáo dục

và quan điểm của UNESCO, Tạp chí Khoa học giáo dục số 4/2006; Đặng Quốc Bảo, 2013, Xã hội hóa giáo dục trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Giáo dục & Thời

đại - số đặc biệt giữa tháng 2/2013…

Thực hiện cơ chế tự chủ đã thực hiện ở nước ta được khoảng 14 năm kể

từ khi ban hành Luật giáo dục năm 1998 Đây là khoảng thời gian ngắn so với

bề dày hàng trăm năm của tiến trình xây dựng, phát triển nền tự chủ đại học trênthế giới Tuy vậy giáo dục đại học đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổimới, xây dựng đất nước và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân Tuy nhiên,

sự phát triển nhanh chóng về quy mô và sự đa dạng hóa của hệ thống giáo dụcđại học đặt ra nhiều thách thức mới, đặc biệt cơ chế quản lý nhà nước chưa kịpđổi mới để phù hợp với sự phát triển Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010

của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ “Chất lượng đào tạo nhìn chung còn thấp, chưa theo kịp đòi hỏi phát triển KTXH của đất nước; cơ chế quản lý nhà nước đối với hệ thống giáo dục đại học và sự quản lý của các trường cao đẳng đại học còn bất hợp lý kéo dài, chưa tạo ra động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên để đổi mới mạnh mẽ, căn bản giáo dục đại học Tiềm năng đầu tư của

xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển giáo dục đại học chưa phát huy có hiệu quả”.

Các tác giả đã phân tích sự yếu kém trong hệ thống quản lý giáo dục đạihọc có 2 nguyên nhân chính: Cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, cơ chế quản lýđiều hành còn nặng tính tập trung bao cấp Mặc dù Luật giáo dục 2005, LuậtGiáo dục sửa đổi, bổ sung 2009 quy định rất rõ quyền tự chủ và tự chịu tráchnhiệm của các trường đại học bao gồm xây dựng chương trình giáo trình, tuyển

Trang 12

sinh, đào tạo, huy động quản lý và sử dụng các nguồn lực… Tuy nhiên trongthực tế mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại họchiện nay bị bó hẹp bởi sự can thiệp quá sâu về tổ chức nhân sự, tuyển sinh,ngành học, chương trình đào tạo và tài chính thông qua hàng loạt các văn bảndưới luật Các trường chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo và khai thácđược các thế mạnh riêng, trong khi các bộ ngành lại lúng túng trong việc xâydựng chính sách, đánh giá hoạt động và giám sát đảm bảo chất lượng của cáctrường.

Cơ chế tài chính còn thiếu hợp lý như: Kinh phí đầu tư cho đào tạo từngân sách và từ học phí tính trên đầu sinh viên sụt giảm giá trị thực nhiều lần do

đó các trường cắt giảm kinh phí dành cho đảm bảo và nâng cao chất lượng đàotạo Việc tuyển dụng và giữ cán bộ giảng viên giỏi khó khăn bởi thu nhập quáthấp so với trình độ và mặt bằng chung của xã hội

Các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại nghiên cứu ở cấp hệ thống hoặc ởcác trường đại học lớn, tại các thành phố lớn Các trường đại học công lập, cáctrường có nhiều cơ hội rất tốt để mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chấtlượng đào tạo, đa dạng hóa nguồn thu và có nguồn thu lớn khi được giao quyền

tự chủ về tài chính

Vì vậy, cần có một công trình nghiên cứu tập trung đánh giá hoạt động

quản lý tài chính, trong đó tập trung vào quản lý ngân sách nhà nước ở trường

cao đẳng công lập khu vực Tây nguyên nói chung và Trường Cao đẳng Kinh tế

-Kỹ thuật Lâm Đồng nói riêng, nhằm đề xuất các định hướng và biện pháp quản

lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước đáp ứng yêu cầu đổi mới

giáo dục đại học ở Việt Nam

1.2 Một số khái niệm cơ bản trong quản lý tài chính

Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cài xã

hội dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hĩnh thành, tạo lập, phân phốicác quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tể nhằm đạt mục tiêu của các chủthể ở mỗi điều kiện nhất đinh

Trang 13

Tài chính giáo dục là chính sách về đồng tiền và sự vận động của đồng

tiền trong một nhà trường

Tài chính trong nhà trường là nguồn vốn bằng tiền (thể hiện qua kinh phí,ngân sách) để nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, ở đây chỉnh là mục tiêuNhân cách và Nhân lực Nói cách khác, tài chính — đồng tiền vận dụng vào nhàtrường sẽ hình thành sản phẩm có chức năng “kép”: Nhân cách và sức lao động

Tài chính - công cụ có tầm quan trọng bậc nhất để thực hiện mục tiêugiáo dục Hoạt động tài chính trong nhà trường trong bối cảnh mới phải đượccoi là hoạt động đầu tư cho sự phát triển

Quản lý tài chính là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của

chủ thể quản lý lên đối tượng quản lỷ để đảm bảo hiệu quả của quá trình hìnhthành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đich đã đề ra

Quản lý nguồn lực tài chính là quá trình sử dụng những số liệu mà bộ

phận kế toán cung cấp để giám sát và điều hành quá trình hoạt động, phân tíchnhững vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động thường xuyên của đơn vị,qua đó tiến hành phân tích và dự báo, dự đoán tài chính, lựa chọn những phươnghướng và thực hiện phương hướng, từ đó duy trì hoạt động thường xuyên củađơn vị Đồng thời, quản lý nguồn lực tài chính là các phương thức quản lý việchuy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm thỏa mãn các nhucầu của các chủ thể trong phát triển kinh tế xã hội

Quản lý nguồn lực tài chính bao gồm:

Ngân sách nhà nước “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi

của nhà nước trong dự toán và đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 14

quyết định thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước” (Điều 1, Luật Ngân

sách nhà nước)

Ngân sách nhà nước đã có quá trình ra đời và hình thành suốt từ thế kỷXII đế thế kỷ XVIII Cho đến nay, các nhà nước khác nhau đến tạo lập và sửdung ngân sách nhà nước Thế nhưng, người ta vẫn chưa có sự nhất trí về ngânsách nhà nước là gì Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm ngân sách nhànước và phổ biến là :

- Ngân sách nhà nước là bản dự toán thu – chi tài chính của nhà nướctrong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

- Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, là kế hoạchtài chính cơ bản của nhà nước

- Ngân sách nhà nước là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trìnhnhà nước huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính khác nhau.Các ý kiến trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có nhân tốhợp lý của chúng song chưa đầy đủ Khái niệm ngân sách nhà nước phải được xemxét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng trong ngân sáchnhà nước

Xét về hình thức, ngân sách nhà nước là một bản dự toán thu và chi dochính phủ lập ra, để trình quốc hội phê chuẩn và giao cho chính phủ tổ chứcthực hiện

Xét về thực thể, ngân sách nhà nước bao gồm những nguồn thu cụ thể,những khoản chi cụ thể và được định lượng Các nguồn thu đều được nộp vàoquỹ tiền tệ và các khoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy

Thu và chi quỹ này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối Cân đốithu chi ngân sách nhà nước là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường vàđược nhà nước quan tâm đặc biệt Vì lẽ đó, có thể khẳng định ngân sách nhànước là một quỹ tiền tệ lớn của nhà nước

Trang 15

Xét về các quan hệ kinh tế chứa đựng trong ngân sách nhà nước, cáckhoản thu nhập quỹ ngân sách nhà nước, các khoản chi – xuất quỹ ngân sáchnhà nước để phản ánh những quan hệ kinh tế nhất định giữa nhà nước và ngườinọp, giữa nhà nước với cơ quan, đơn vị thụ hưởng quỹ Hoạt động thu chi củangân sách nhà nước là một hoạt động tạo lập – sử dụng quỹ ngân sách nhà nướclàm cho vốn tiền tệ, nguồn lưucj tài chính vận động giữa một bên là nhà nước vàmột bên là chủ thể phân phối và ngược lại Hoạt động đa dạng, phong phú đượctiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động lên mọi chủ thể kinh tế – xã hội.Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ ngân sách nhà nước là những quan

hệ được xác định trước, định lượng được và nhà nước sử dụng chúng để điềuchỉnh vĩ mô nền kinh tế

Từ sự phân tích ở trên ta có thể xác định, ngân sách nhà nước được đặc trưngbằng sự vận động của các nguồn lực tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụngquỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước trên

cơ sở luật định Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và các chủ thểtrong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn lực tài chínhquốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu

1.3 Quản lý tài chính của ngân sách nhà nước trong giáo dục

1.3.1 Quản lý nguồn lực tài chính trong giáo dục

Để quản lý các nguồn lực tài chính cho giáo dục đào tạo ở tầm vĩ mô, nhànước xây dựng các định mức chi Các định mức chi này do Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư và Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định và xem xét hàng năm đối vớigiáo dục và đào tạo Các định mức chi được xác định trên cơ sở số lượng học sinh,sinh viên Thông qua định mức chi ngân sách hàng năm cho giáo dục đào tạo đã gópphần định hướng, sắp xếp cơ cấu mạng lưới trường trong hệ thống giáo dục quốc dân,các viện nghiên cứu nhằm phát huy tiềm lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vậtchất của mỗi trường trong toàn hệ thống, tạo ra chất lượng cao và hiệu quả lớn của hệthống các cơ sở đào tạo Tập trung ngân sách nhà nước cho những mục tiêu chương

Trang 16

trình quốc gia như: xác định hệ thống trường, phổ cập giáo dục, xây dựng các trườngđại học quốc gia trọng điểm, đại học vùng, miền….

Bên cạnh đó, thông qua cơ cấu chi ta thấy chi phí thường xuyên của các trường đạihọc chiếm trên 90% tổng số kinh phí cho sự nghiệp giáo dục đại học Chi phí thườngxuyên có nhiều nội dung khác nhau, nhưng chủ yếu là chi lương và phụ cấp lương cho bộmáy của trường, chi cho công tác giảng dạy và học tập, chi mua sắm, sửa chữa tài sản cốđịnh… đó là những khoản chi phí nhằm đảm bảo các hoạt động cho các cơ sở phục vụ đàotạo

1.3.2 Quản lý ngân sách nhà nước trong giáo dục

Nội dung quản lý nguồn lực tài chính của ngân sách nhà nước được phân cấptheo ngành dọc thông qua hệ thống kho bạc nhà nước Bộ Tài chính là đơn vị tổng dựtoán Trung ương, hàng năm lập kế hoạch trình lên Chính phủ, phải dựa vào yêu cầuphát triển của sự nghiệp giáo dục đào tạo, nắm đầy đủ số liệu về biên chế số học sinh,sinh viên, cơ sở vật chất của các trường đại học thuộc các Bộ chủ quản đã lập kếhoạch và dựa vào số liệu thực hiện của các năm trước đó Các Bộ chủ quản khi được

Bộ Tài chính giao kế hoạch cũng tiến hành phân bổ kinh phí cho các cơ sở đào tạotrực thuộc theo các chỉ tiêu như trên và các cơ sở đào tạo là đơn vị dự toán cấp 2, lànơi trực tiếp sử dụng kinh phí

Khâu cấp phát kinh phí cũng phải kịp thời, đảm bảo kế hoạch hoạt động thườngxuyên cho công tác đào tạo Cuối cùng là khâu quyết toán kinh phí, phải đảm bảo cáckhoản chi, báo cáo quyết toán đúng tiến độ và biểu mẫu, nội dung và thời gian báo cáotheo quy định

Đối với các cơ sở đào tạo, việc quản lý tài chính trong công tác đào tạo cũngphải theo một quy trình đã quy định chung Trước hết về khâu lập kế hoạch, hàngnăm, căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh đã được giao, căn cứ vào nhiệm vụ đào tạo, thực

tế nhu câu chi tiêu và dựa vào báo cáo tài chính của năm trước để lập kế hoạch ngânsách cho công tác đào tạo năm nay

Trang 17

Khi được giao kế hoạch ngân sách, để triển khai thực hiện chi tiêu, các cơ sởđào tạo phải làm việc với từng bộ phận, khoa, phòng trong đơn vị để thông báo về sốkinh phí được chi trong năm, từ đó lên kế hoạch cho từng nội dung công việc và cuốicùng kế toán là nơi thực hiện việc thu, chi, kinh phí cho từng bộ phận, cá nhân đượcgiao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch chi theo đúng các quy định hiện hành của nhànước Các khoa phòng, đơn vị, cá nhân khi có nhu cầu chi tiêu cho công việc đã cótrong kế hoạch (ví dụ như kế hoạch giảng dạy, học tập, thực tế chuyên môn, viết giáotrình, mua sắm vật tư cho phòng thí nghiệm….), lập dự trù kinh phí trình lãnh đạophê duyệt và đến làm các thủ tục khác về tài chính với bộ phận kế toán Cuối năm,khi kết thúc năm tài chính, bộ phận kế toán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính gửicác cơ quan có thẩm quyền để báo cáo và đề nghị được phê duyệt.

Các khoản chi thường xuyên cho đào tạo từ ngân sách nhà nước là khoản chinhằm thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế –

xã hội của địa phương Vì vậy, khoản chi này tương đối ổn định và chiếm tỷ trọngchủ yếu trong ngân sách sự nghiệp giáo dục

Xét theo nội dung chi quản lý hành chính, chi thường xuyên cho giáo dụcđược chia thành bốn nhóm chi:

- Nhóm 1: Chi cho con người.

- Nhóm 2: Chi quản lý hành chính.

- Nhóm 3: Chi giảng dạy học tập.

- Nhóm 4: Chi mua sắm, sửa chữa.

Nhóm chi cho con người: Bao gồm lương, phụ cấp, phúc lợi, các khoản bảo

hiểm xã hội Đây là khoản chi bù đắp hao phí lao động, đảm bảo duy trì quá trình táisản xuất sức lao động cho đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của đơn vị.Trong thực tế, chi cho con người năm nào cũng cao hơn kế hoạch nhưng vẫn chưađảm bảo được cuộc sống cho cán bộ giảng viên, vì vậy việc tăng cường đầu tư chogiáo dục và có các chính sách ưu đãi với giáo viên là cấp thiết

Trang 18

Nhóm chi quản lý hành chính: Bao gồm các mục: Chi về công tác phí, công

vụ phí (điện nước, xăng xe, hội nghị, văn phòng phẩm….) Đây là khoản chi mangtính gián tiếp đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và cần phải quản lý chi mộtcách tiết kiệm và có hiệu quả

Nhóm chi giảng dạy, học tập: Bao gồm việc mua tài liệu, sách giáo khoa,

giáo trình, băng, đĩa, đồ dùng học tập, phấn viết bảng, thực tập, thực tế… Khoản chinày phần nhiều phụ thuộc vào cơ sở vật chất, quy mô đào tạo Đây là khoản chi nhằmđáp ứng phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy, giúp cho giáo viên truyền đạt kiếnthức cho học sinh một cách có hiệu quả Chính vì vậy, có thể nói đây là khoản chi cóảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến chất lượng đào tạo

Nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định: Là khoản chi cho việc sửa

chữa, nâng cấp phòng học, bàn ghế, trang thiết bị cho lớp học đảm bảo cơ sở vật chấtphục vụ cho việc giảng dạy học tập Đây là một khoản chi cần được ưu tiên vì tìnhtrạng chung trong những năm gần đây cơ sở vật chất bị xuống cấp một cách nghiêmtrọng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu thốn dẫn đến chất lượng dạy học khôngđảm bảo

Ở mỗi giai đoạn khác nhau thì tỷ trọng giữa các nhóm chi còn tuỳ thuộc vàonhững nhân tố ảnh hưởng như mục tiêu về việc đào tạo con người, mức độ phát triểncủa kinh tế – xã hội…

Tóm lại, quản lý ngân sách nhà nước trong giáo dục là tác động có hệ thống, đảm bảo khai thác có hiệu quả là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán và đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của cơ sở giáo dục.

1.4 Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng và vấn đề quản lý ngân sách nhà nước trong trường Đại học, Cao đẳng

1.4.1 Nhiệm vụ, chức năng của Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng trong quản lý tài chính

Trang 19

Theo quy định Chức năng và nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Đại học,Cao đẳng trong quản lý tài chính:

- Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu tráchnhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quyđịnh của pháp luật, theo Điều lệ trường , các quy chế, quy định đã được cơ quanquản lý nhà nước phê duyệt

- Tổ chức xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, lấy ý kiếnthông qua của Hội đồng Trường (đối với trường công lập) Hội đồng Quản trị(đối với trường tư thục), gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, công nhận

- Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng công lập có trách nhiệm lập kế hoạchdài hạn và kế hoạch hoạt động hàng năm; thông qua Hội đồng trường trình cơquan quản lý nhà nước phê duyệt dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm; tổchức thực hiện kế hoạch tài chính đã được cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt;quản lý tài chính, tài sản và các hoạt động của trường; quyết định sử dụng nguồnvốn vào công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh, cungứng dịch vụ có chất lượng cao, xây dựng và phát triển trường theo kế hoạch đãđược các cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng tư thục có trách nhiệm xây dựng kếhoạch dài hạn và kế hoạch tài chính hàng năm, Quy chế chi tiêu nội bộ trình Hộiđồng Quản trị phê duyệt và tổ chức thực hiện Thực hiện công khai kế hoạch vàkết quả thực hiện

- Quản lý giảng viên, cán bộ, nhân viên và sinh viên; quyết định bổ nhiệmcác chức vụ từ Trưởng khoa, Trưởng phòng hoặc tương đương trở xuống; thựchiện những công việc thuộc thẩm quyền trong tuyển dụng giảng viên, cán bộ,nhân viên và ký kết các hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật

- Khai thác, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiệnmục tiêu đào tạo, phát triển trường và đảm bảo chất lượng, hiệu quả đào tạo,nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh

Trang 20

- Thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước đối với giảng viên, nhânviên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhàtrường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường.

- Hiệu trưởng là chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật

về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc quản lý tài chính, tài sản và các quy địnhcủa Nhà nước về lao động - tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền công, họcbổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách đối với giảng viên, cán bộ,nhân viên và người học của trường

- Quyết định mức chi phí quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn trong phạm

vi nguồn tài chính được sử dụng, nguồn tài chính của trường đại học, cao đẳngbao gồm:

 Ngân sách nhà nước cấp bao gồm:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên đối với trường đại học công lập đượcngân sách nhà nước bảo đảm một phần chi phí;

- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ,ngành, chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp

có thẩm quyền giao; kinh phí thanh toán cho nhà trường theo chế độ đặt hàng đểthực hiện các nhiệm vụ của nhà nước;

- Vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạtđộng đào tạo và nghiên cứu khoa học theo dự án và kế hoạch hàng năm; vốn đốiứng do các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kinh phí đầu tư ban đầu,đầu tư khuyến khích của nhà nước đối với các trường ngoài công lập;

 Nguồn thu sự nghiệp bao gồm :

- Thu học phí, lệ phí từ người học theo quy định của nhà nước;

- Thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giaocông nghệ, sản xuất thử;

- Thu từ hoạt động sản xuất, dịch vụ;

Trang 21

- Các nguồn thu sự nghiệp khác: lãi tiền gửi ngân hàng, tiền thanh lý, khấu hao tải sản mua sắm từ nguồn thu quy định tại khoản này;

 Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm :

- Tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước;

- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn góp của các tổ chức, cánhân để đầu tư, mở rộng và phát triển nhà trường;

- Các nguồn thu hợp pháp khác

- Tùy theo điều kiện cụ thể, Hiệu trưởng các trường công lập được Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Thủ trưởng cơ quan chủ quản ủy quyềnquyết định đầu tư các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước theoquy định của nhà nước Hiệu trưởng thực hiện việc quyết định đầu tư và quản

lý các dự án từ ngân sách nhà nước theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựngtheo quy định của nhà nước

- Căn cứ vào quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển nhà trường đã đượccấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết nghị của Hội đồng nhà trường hoặc Hộiđồng quản trị, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đầu tư và phêduyệt tất cả các dự án, thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm, thanh lý tài sản từnguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác

- Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất và cung ứngdịch vụ, nhận tài trợ và tiếp nhận viện trợ của nước ngoài theo quy định củapháp luật để bổ sung kinh phí hoạt động và đầu tư phát triển nhà trường

- Bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng trong nhà trường Xây dựng mốiquan hệ chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động củatrường

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội trong nhà trường

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

1.4.2 Bản chất của tự chủ tài chính và trách nhiệm xã hội trong cơ sở giáo dục đại học

Trang 22

1.4.2.1 Bản chất của tự chủ và tự chủ tài chính trong giáo dục

Bản chất của khái niệm tự chủ là văn hóa quản lý phân quyền Sự phâncấp về trách nhiệm công việc và trách nhiệm giải trình trong học thuật cũng như

là trong các chức năng quản lý được tiến hành đồng thời là điều thiết yếu đểđám bảo sự thành công trong tự chủ Vấn đề đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:Chủ trương, chế độ chính sách của nhà nước phải đồng nhất Nếu chủ trươngđúng nhưng chế độ chính sách pháp luật không đúng thì khái niệm tự chủ khôngcòn đúng nghĩa của nó Cho tự chủ tài chính nhưng không được quyền quyếtđịnh mức thu học phí, tiền ngân sách cấp không được tính theo chi phí bỏ ra nênvẫn còn mang nặng tính xin cho Sự năng động, sáng tạo, sự đồng tâm hiệp lựccủa sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục, những người sẵn lòngnhận lãnh trách nhiệm quan trọng tương ứng với vai trò của mình trong tự chủ

Hệ thống đảm bảo chất lượng cần được sự quan tâm của tất cả các bên liên quannhư Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp, khách hàng, HSSV trong mỗi bước đicủa tiến trình tự chủ

Muốn thực hiện được tự chủ về học thuật theo đúng nghĩa của nó phảiđược tự chủ về tài chính đây là đòi hỏi mỗi cơ sở giáo dục phải tìm kiếm và sửdụng nguồn lực tài chính để phục vụ cho các hoạt động như xây dựng cải cáchnội dung chương trình, hệ thống kiểm tra đánh giá, các phương pháp giảng dạy,

hỗ trợ học tập, tiền lương giảng viên, cơ sở vật chất một cách có kế hoạch cókiểm soát

Nguyên tắc cơ bản nằm dưới vấn đề quyền tự chủ của nhà trường là cáctrường hoạt động tốt hơn khi họ được tự kiểm soát vận mệnh của chính mình

Họ có động cơ khuyến khích để tạo ra thay đổi của nhà trường nếu được họđược động viên, khích lệ, chủ động sáng tạo và có lợi trực tiếp từ những hoạtđộng đó

Bản chất của TCTC chính là cơ sở GDĐH được quyền tự chủ trong hoạtđộng quản lý tài chính, đó là quản lý các hoạt động thu chi; quản lý, phân phốikết quả hoạt động tài chính trên cơ sở tuân thủ những kỷ cương của tài chính

Trang 23

Hệ thống giáo dục đại học nước ta hiện nay đứng trước yêu cầu phát triểnchứa đựng nhiều yếu tố cần phải giải quyết: vừa tăng qui mô đào tạo, đa dạnghóa các loại hình và cơ sở giáo dục đào tạo; vừa phải nâng cao chất lượng đàotạo trong khi chi ngân sách nhà nước không thể tăng mạnh Câu hỏi đặt ra phảiđổi mới tư duy quản lý giáo dục đại học như thế nào để đảm bảo cho cả hai nộidung cùng song song phát triển Chỉ thị 296/CT –TTg của Thủ tướng Chính phủ

đã chỉ ra rằng: Đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để nâng caochất lượng và phát triển toàn diện giáo dục đại học, làm tiền đề để triển khai hệthống các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục các yếu kém, từ đó nâng cao chấtlượng đào tạo Với biện pháp đổi mới cơ chế quản lý rõ ràng: Phi tập trung hóa,phân cấp chức năng và trách nhiệm một cách mạnh mẽ, trao quyền tự chủ và tựchịu trách nhiệm cho các trường, trong đó bao gồm cả tự chủ về tài chính

Bản chất của quyền tự chủ bao gồm:

Trang 24

Thứ hai, tự chủ về hoạt động của trường Tự chủ về hoạt động chuyên

môn là trường cao đẳng được quyền quyết định tổ chức hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học để thực hiện chức năng của trường.

Theo đó, trường cao đẳng được quyền quyết định sự phát triển nhà trườngtheo hướng nghiên cứu hoặc hướng nghề nghiệp ứng dụng Trường cao đẳngđược xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển trường theo hướng dân tộc, hiệnđại tiên tiến đủ sức cạnh tranh lành mạnh trong nước, khu vực và quốc tế

Tự xây dựng chương trình giảng dạy và học tập cho tất cả các ngành, nghềtrong trường theo hướng dân tộc, hiện đại, chuẩn hóa, liên thông và chất lượng

để chủ động hội nhập được với giáo dục đại học của khu vực và quốc tế

Nhà trường có quyền chọn lựa các chương trình và sách giáo khoa tiên tiến,hiện đại để biên soạn hoặc dịch thông qua hợp tác quốc tế hoặc khai thác trênmạng

Tự quyết định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng gắn chỉ tiêu với điều kiện đảmbảo chất lượng đào tạo, gắn với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, gắn với thịtrường sức lao động địa phương trong nước và cả ngoài nước Được tổ chứctuyển sinh theo cách riêng của trường mình trên cơ sở công bằng, công khai,bình đẳng và đảm bảo chất lượng đầu vào Tùy vào ngành nghề mà có thể cónhiều hình thức tuyển chọn người học ngay trong một trường sao cho phù hợp.Được lựa chọn tổ chức quá trình dạy và học theo học phần, tín chỉ hoặc kếthợp giữa học phần tín chỉ và niên chế Đổi mới phương pháp dạy và học theohướng dạy cách tư duy, cách học, chuyển nền giáo dục đại học thi cử sang nềngiáo dục đại học chất lượng, tạo khả năng trau dồi trí tuệ của từng người, khảnăng tự làm mới mình, làm giàu tri thức cho mình trong giáo dục đại học

Thứ ba, tự chủ về tài chính Tự chủ tài chính là các trường cao đẳng được

quyền quyết định hoạt động tài chính của nhà trường

Tài chính trong các trường cao đẳng bao gồm các nguồn từ ngân sách Nhànước, các khoản học phí, lệ phí; các nguồn thu từ nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ, thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ, cho thuê cơ sở vật

Trang 25

chất, nguồn thu từ hợp tác quốc tế và các khoản thu hợp pháp theo quy định củapháp luật Trường cao đẳng được quyền chủ động trong quản lý tài chính củatrường, bao gồm chủ động quản lý hoạt động thu, chi, quản lý và phân phối thunhập, quản lý các quỹ chuyên dụng, quản lý tài sản, quản lý nợ phải trả củatrường cao đẳng.

Quản lý tài chính trong trường cao đẳng sẽ có những vấn đề giống như quản

lý tài chính ở các cơ sở xí nghiệp; thí dụ, các trường cần cân bằng giữa chi phíđầu vào và chi phí đầu ra trong một thời gian dài và cũng phải chịu các tác độngcủa các thế lực thị trường như sự rủi ro, lợi nhuận, sự gia tăng giá cả, lãi suấtngân hàng… tuy nhiên, quản lý tài chính trong trường cao đẳng cũng có nhữngđiểm khác biệt, bởi lẽ, đầu tư của các trường cao đẳng dành cho việc sản xuấtnguồn vốn con người, nguồn kinh phí của trường cao đẳng phụ thuộc rất nhiềuvào tiếng tăm, thương hiệu, chất lượng của nhà trường và số lượng sinh viên.Việc các trường cao đẳng sử dụng không có hiệu quả các nguồn lực sẽ làm giảm

sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội đối với nhà trường Để bảo vệ thương hiệu củamình, trường cần sử dụng có hiệu quả các khoản tài trợ, mà các khoản tài trợnày được thực hiện dựa trên các kiến thức mới mà trường cung cấp cho sinhviên và cho xã hội

1.4.2.2 Bản chất của trách nhiệm xã hội trong giáo dục

Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ báo cáo mang tính đạo đức và quản lý về

những hoạt động và kết quả thu được, giải thích kết quả thực hiện và thừa nhậntrách nhiệm đối với cả những kết quả không mong đợi của nhà trường cho cácbên liên quan Trách nhiệm giải trình là nhiệm vụ có tầm quan trong đặc biệt đốivới một trường đại học có quyền tự chủ cao Khi nói tới trách nhiệm giải trìnhthì có hai vấn đề đặt ra: giải trình với ai? giải trình về nội dung gì?

Thứ nhất, giải trình với ai? Nhà trường liên quan trực tiếp hay gián tiếp

với nhiều bên: xã hội nói chung, chính quyền các cấp, người sử dụng lao động,người học và gia đình, đội ngũ cán bộ giảng viên của trường… đây là những đốitượng mà các nhà quản lý phải giải trình

Trang 26

Thứ hai, giải trình về nội dung gì? Trách nhiệm xã hội thể hiện qua một

số nội dung cơ bản như: sự công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học, chấtlượng đào tạo, sự tương xứng giữa trình độ đào tạo và nhu cầu của thị trườnglao động, giải trình về việc sử dụng nguồn lực tài chính, công khai tài chính vàgiải trình theo yêu cầu của các bên liên quan

Do đó, có thể hiểu “trách nhiệm xã hội” là việc nhà trường phải tự đánhgiá và giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước, sẵn sàng giải trình vàminh bạch hóa các hoạt động của trường và chịu trách nhiệm về các kết quảhoạt động này trước các đối tượng có liên quan

Hiện nay, vấn đề được các nước trên thế giới quan tâm trong quản lý giáodục đại học không chỉ là “quyền tự chủ” mà còn là “trách nhiệm xã hội” của cáctrường đại học, cao đẳng Đối với nước ta, vấn đề “trách nhiệm xã hội” đã cónhững chuyển động bước đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư số09/2009/TT-BGDĐT ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáodục của hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu thực hiện công khai được xácđịnh, gồm:

- Thực hiện công khai cam kết của cơ sở giáo dục về chất lượng giáo dục

và công khai về chất lượng giáo dục thực tế, về điều kiện đảm bảo chất lượnggiáo dục và về thu chi tài chính để người học, các thành viên của cơ sở giáo dục

và xã hội tham gia giám sát và đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định của phápluật

- Thực hiện công khai của các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao tính minhbạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các

cơ sở giáo dục trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục”

Nội dung công khai của các cơ sở giáo dục đại học gồm 3 nội dung và đượckhái quát như sau:

- Công khai cam kết chất lượng giáo dục: đối tượng tuyển sinh, chương

trình giáo dục, chất lượng sản phẩm giáo dục: kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoạingữ và vị trí việc làm sau tốt nghiệp; và công khai chất lương giáo dục thực tế:

Trang 27

kết quả tốt nghiệp theo trình độ đào tạo và ngành đào tạo; tỷ lệ sinh viên tốtnghiệp có việc làm và học lên trình độ cao hơn sau một năm ra trường; các hoạtđộng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và tư vấn; kiểmđịnh cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục;

- Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục: Cơ sở vật chất – kỹ

thuật; số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên;

- Công khai tài chính: Tình hình hoạt động tài chính: các nguồn thu – các

khoản chi tiêu; mức thu học phí và thực hiện miễn giảm học phí; các nguồn thu

từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất,

tư vấn; chính sách học bổng và kết quả thực hiện học bổng; thực hiện niêm yếtcác biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính; kết quả kiểm toán.Tính trách nhiệm có nghĩa là yêu cầu chứng minh được trách nhiệm tronghành động của một người hoặc một tập thể Với quyền tự chủ đã được giao, nhàtrường đã sử dụng các nguồn lực một cách có trách nhiệm, hợp pháp và hợp lýhay không

Trong giáo dục ĐH, một trong những vấn đề then chốt về mặt tráchnhiệm, đó là trách nhiệm đối với những thành phần bên trong nhà trường (giảngviên và đội ngũ công chức, sinh viên…) mà còn đối với thành viên bên ngoài.Nhà trường phải có trách nhiệm với sinh viên, với phụ huynh, với doanh nghiệp

và rộng hơn là trách nhiệm đối với cộng đồng

Tính trách nhiệm không chỉ giới hạn ở chỗ được xem như là thông tin tàichính dùng để chứng minh rằng công quỹ đã được chi tiêu một cách có tráchnhiệm mà còn bao hàm cả việc chứng minh rằng số tiền đã chi ra phải đạt đượccác mục tiêu đặt ra của nhà trường một cách hiệu quả nhất, nhà trường phảichứng minh được quan hệ giữa kết quả đầu ra và sử dụng nguồn lực là một quan

hệ tỷ lệ thuận tối ưu

Trách nhiệm giải trình là cốt lõi của quan hệ công việc giữa các cá nhânvới nhau, cũng như giữa một tổ chức với cơ quan quản lý và công chúng, và đặcbiệt quan trọng trong những lĩnh vực có quan hệ tới lợi ích của số đông công

Trang 28

chúng, chẳng hạn chính sách công hay những hoạt động sử dụng ngân sáchcông Do vậy, các trường đại học ở nước dân chủ phát triển đều công khai minhbạch báo cáo giải trình trách hiệm hàng năm của mình, trong đó có tất cả số liệu

về cơ cấu thu chi của nhà trường Điều này đã là một nét quan trọng trong vănhóa quản lý của các trường đại học, và là nhân tố không thể thiếu để duy trìniềm tin của công chúng với sự chính đang trong các hoạt động của nhà trường

1.4.2.3 Mức độ tự chủ và tiêu chí để nhận biết một nhà trường được tự chủ và trách nhiệm xã hội

(1) Tự chủ hoàn toàn

Các cơ sở GDĐH được quyền tự chủ hoàn toàn trong quyết định củamình về các vấn đề như tuyển sinh, nghiên cứu, chương trình đào tạo, phươngpháp dạy và học nhà nước không can thiệp vào công việc của nhà trường nhữngvấn đề về tổ chức nhân sự, chính sách, tài chính, chương trình đào tạo

Trong lĩnh vực tài chính tự chủ hoàn có nghĩa là nhà trường phải chứngminh được năng lực của trường thông qua việc dự toán chi phí cho từng chươngtrình hoạt động chính xác trong vài năm, thực hiện được mục tiêu, kết quả tốtnghiệp theo cam kết đào tạo cũng như xác định được mức học phí để đạt đượccác mục tiêu đó

Thu học phí, lệ phí sẽ không còn được coi là một là khoản ngân sách củanhà nước và thu chi của khoản mục này sẽ không còn buộc phải theo các quyđịnh của ngân sách nhà nước Nếu các trường thành công trong nâng cao chấtlượng, trường có thể đặt ra mức học phí cao hơn

Hiện nay theo nghị định 43/2006/NĐ- CP có quy định đối với các trườngđại học tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì không bị khống chế

về thu nhập và tiền lương, nhưng trên thực tế do không được tăng mức học phínên rất ít trường có khả năng tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thườngxuyên Từ năm 2008 đến nay 4 trường thực hiện tự chủ toàn bộ kinh phí chihoạt động thường xuyên đó là: Trường Kinh tế quốc Dân; Trường Đại họcNgoại Thương; Trường Đại học Kinh Tế thành phố HCM; Trường đại học Hà

Trang 29

Nội Theo GS.TS Hoàng Văn Châu Hiệu trưởng nhà trường [Cái được gọi là tựchủ toàn phần theo nghị định 43 mà trường ĐH Ngoại Thương và 4 trường đạihọc khác được hưởng đó là việc cắt giảm kinh phí chi thường xuyên từ nhànước, nhà trường không được hưởng quyền lợi, quy chế gì hơn so với cáctrường đại học công lập khác, ngoại trừ việc có thể tự xây dựng và một số địnhmức chi cao hơn mức quy định nhà nước như chi lương đến 2,5 lần lương cơbản Tuy nhiên, vì không được hưởng quyền lợi và cơ chế gì nên cũng khôngthể phát triển thêm nguồn thu để tăng lương].

(2) Tự chủ một phần

Là hình thức TCTC mà các trường có thể áp dụng mức học phí khác nhautùy theo chương trình học nhưng phải tuân theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bộtài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư Theo đó tùy theo trường đại học một số chươngtrình có mức học phí thấp hơn mức học phí trung bình, một số chương trình cóthể cao hơn mức học phí trung bình mà còn cao hơn cả chi phí đơn vị mức họcphí trung bình có thể sẽ tăng nhưng không vượt quá tỉ lệ tăng trong tổng chilương thường xuyên Các trường vẫn phải tuân theo luật ngân sách nhà nước vàcác quy định về tổ chức nhân sự

Nghị định 43 quy định đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạtđộng có nghĩa đơn vị đó được nhà nước cấp kinh phí đảm bảo hoạt động thườngxuyên để thực hiện chức năng nhiệm vụ sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp

(3) Được tự chủ trong điều kiện được đảm bảo toàn bộ chi phí

Là các đơn vị trên thực tế có nguồn thu thấp hoặc không có nguồn thu tuynhiên vẫn được trao quyền tự chủ để khuyến khích đơn vị có các biện pháp quản

lý tài chính như khoán chi, tiết kiệm chủ động trong việc quản lý tài chính theođúng quy định của pháp luật Nhưng trong thực tế những đơn vị sự nghiệp tồntại ở cấp độ này rất thấp

(4) Những tiêu chí quy định trường được tự chủ và TNXH

Theo quy định của pháp luật có 4 tiêu chí:

- Là đơn vị dự toán độc lập

Trang 30

- Có con dấu và tài khoản riêng.

- Tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập

1.4.3 Vai trò của nguồn lực tài chính đối với sự phát triển của các trường cao đẳng công lập

Tài chính thể hiện sự vận động của vốn tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong

xã hội Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phốicác nguồn lực tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệnhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xẫ hội

Tài chính có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của một ngànhhay một lĩnh vực Đối với giáo dục đại học, tài chính có vai trò quan trọng, chiphối quy mô, mục tiêu, chất lượng của giáo dục đại học được thể hiện cụ thểnhư sau:

Thứ nhất, nguồn lực tài chính đảm bảo duy trì hoạt động của các trường

cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học Nguồn lực tài chính nếu đáp ứng đầy

đủ và kịp thời các yêu cầu do nhiệm vụ và chức năng của bộ máy đặt ra nó sẽđóng vai trò là công cụ, là điều kiện quan trọng nhằm vận hành bộ máy thựchiện tốt các hoạt động Cụ thể, phải có những trang thiết bị phục vụ cho quátrình dạy học như trường, lớp, thư viện, phòng thí nghiệm… phải xây dựng cácchương trình đào tạo cùng hệ thống sách giáo khoa, giáo trình; phải trả lươngcho đội ngũ giáo viên và các nhà quản lý giáo dục… với khả năng chuyển hóathành nguồn lực vật chất và khả năng sử dụng nguồn nhân lực Tài chính là điềukiện không thể thiếu cho việc tạo dựng môi trường để hoạt động giáo dục đạihọc được diễn ra Chiến lược phát triển giáo dục đại học phải được xây dựngtrên cơ sở khả năng cung ứng tài chính Nếu thiếu yếu tố tài chính, những đềxuất, những biện pháp chỉ tồn tại trong ý tưởng hoặc trên giấy tờ mà thôi

Thứ hai, chính sách tài chính góp phần điều phối hoạt động của các trường

cao đẳng.

Trang 31

Với chức năng phân phối vốn có của mình, tài chính phân bổ hợp lý cácnguồn lực, đảm bảo cung cấp đủ nhân lực và vật lực cho hoạt động giáo dục.Điều phối hay tăng cường nguồn lực tài chính cho ngành học hay cấp học sẽgiúp cho ngành học hay cấp học đó phát triển, từ đó tạo nên hợp lực thúc đẩy sựphát triển của hệ thống giáo dục đại học.

Tài chính còn góp phần thực hiện công bằng trong giáo dục, đảm bảo cho aicũng được học hành Nhờ có chức năng phân phối của tài chính, nhà nước cóthể tăng cường đầu tư hoặc ban hành những quy chế, chính sách tạo điều kiệnthuận lợi cho người nghèo tiếp cận giáo dục ở mức độ cần thiết Từ đó, giảm sựmất công bằng trong giáo dục, góp phần quan trọng tạo lập sự công bằng trong

xã hội

Công bằng trong giáo dục thường được thực hiện ở các cấp bậc thấp, nơi màhầu hết nhân dân đều có khả năng tiếp cận Ở nước ta giáo dục tiểu học đượcphổ cập, do đó không thu học phí Các nước khác trên thế giới: giáo dục tiểuhọc và giáo dục trung học cơ sở là bắt buộc, Nhà nước đảm bảo chi tiêu 100%

Thứ ba, tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động đào tạo, hướng hoạt động

đào tạo đến mức mục tiêu đã định với các chi phí thấp nhất.

Kiểm tra, giám sát tài chính là kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền Chủ thể cóthể tiến hành kiểm tra, giám sát đối tượng một cách thường xuyên, liên tục vàtrên một bình diện rộng Thông qua công tác kiểm tra, giám sát, chủ thể có thểnắm bắt nhanh chóng tình hình hoạt động của đối tượng, thực hiện biện phápphân phối lại tài chính nếu cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của đốitượng cũng như của hoạt động đầu tư tài chính

Giáo dục và đào tạo là vấn đề lớn của quốc gia, cũng là vấn đề nhạy cảmđược xã hội quan tâm Những biểu hiện sai lệch trong đầu tư phát triển giáo dục

và đào tạo để lại hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội mà công tác khắcphục tiêu tốn nhiều thời gian và tiền của Kiểm tra, giám sát tài chính, với nhữngđặc tính ưu việt của nó, giúp chủ thể đề xuất những biện pháp tình huống, cũng

Trang 32

như chiến lược nhằm sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển các trường củanền kinh tế - xã hội.

Trang 33

1.4.4 Nội dung của hoạt động tài chính trong cơ sở GDĐH

Cơ sở GDĐH được quyền chủ động trong hoạt động quản lý tài chính baogồm quản lý thu và quản lý chi

(2) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp là các khoản thu nhận được từ thu phí, lệphí của người học theo quy định, thu hợp đồng dịch vụ như hợp đồng giảngdạy tư vấn, chuyển giao khoa học công nghệ, các loại tiền lãi thu từ liêndoanh liên kết, tiền gửi tại tài khoản ngân hàng, thu dịch vụ như ký túc xá…(3) Nguồn thu từ nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, cho, tặng theo quy địnhcủa pháp luật

(4) Nguồn thu khác là nguồn thu ngoài phạm vi quy định trên như vốn vaytín dụng, vồn huy động của cán bộ viên chức, vốn liên doanh, liên kết

Đối với các nguồn thu trong TCTC yêu cầu phải được quản lý khai thácnguồn thu theo đúng chế độ, đúng phạm vi và định mức, phải sử dụng phiếu thuphù hợp, được đưa vào quản lý hạch toán theo đúng pháp luật Các khoản thuphải được công khai, minh bạch, kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố thẩm quyền vàtrách nhiệm Những nguồn thu do nhà nước quy định thì phải có trách nhiệm thuđúng, thu đủ Nhà trường được điều chỉnh mức thu học phí, lệ phí trong khunggiá quy định của nhà nước phù hợp với đặc điểm, tính chất và đối tượng đào tạo

Trang 34

Những khoản thu có tính chất phục vụ nhu cầu xã hội, hoạt động sản xuất kinhdoanh, cung ứng dịch vụ liên doanh liên kết thì mới được tự quyết định mức thutheo nguyên tắc bù đắp đủ chi phí và có tích lũy.

1.4.4.2 Hoạt động chi

TCTC trong quản lý chi nhà trường phải xác định được khoản chi khi triểnkhai các hoạt động bao gồm:

(1) Chi thường xuyên là những khoản chi hoạt động theo chức năng nhiệm

vụ được giao như chi thu phí, lệ phí, tiền lương, phụ cấp lương, tiền công,bảo hiểm xã hội, học bổng, trợ cấp ưu đãi học tập, phúc lợi tập thể, tiềnthưởng, chi dịch vụ điện, nước, xăng dầu, thông tin liên lạc, công tác phí,vật tư văn phòng, văn phòng phẩm, chi phí thuê mướn, sửa chữa nhỏ, muahàng hóa vật tư chuyên môn, đồng phục trang phục, sổ sách ấn chỉ chuyênmôn, các hoạt động ngoại khóa phục vụ đào tạo, chi tổ chức các kỳ thi vànhững chi phí khác

(2) Chi không thường xuyên là những khoản chi thực hiện nhiệm vụ KHCN,đào tạo lại, chương trình mục tiêu quốc gia, nhà nước đặt hàng; Thực hiệnnhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao, tinh giản biên chế, đầu tư XDCB, muasắm thiết bị sửa chữa lớn, hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định.Đối với chi tiêu tài chính khi được giao thực hiện tự chủ: Nhà trường được

tự chủ trong việc quy định mức thu chi cao hơn định mức do nhà nước quy định,được trích lập các quỹ cơ quan theo quy định (quỹ dự phòng ổn định thu nhập,quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng)

Yêu cầu của chi tiêu tài chính khi thực hiện tự chủ là: Các khoản chi củanhà trường phải dựa trên các định mức tiêu chuẩn kỹ thuật, hợp lý, đảm bảo tiếtkiệm, chính xác, trung thực, đúng mục đích, phạm vi chi tiêu và hiệu quả sửdụng, chấp hành nghiêm chế độ tài chính của nhà nước và nhà trường quy định

Tự chủ tài chính sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng chủ độngtrong việc sử dụng kinh phí, từ đó, giảm được các khoản chi không cần thiết,thực hành tiết kiệm, góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên Tự chủ tài

Trang 35

chính cũng là một trong các động lực khuyến khích các trường đại học, caođẳng khai thác nguồn thu hợp pháp, sử dụng tiết kiệm hiệu quả kinh phí đượckhoán trên cơ sở bố trí, sắp xếp lại bộ máy, bố trí lao động, nâng cao hiệu quả,chất lượng giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học và từng bước nâng cao thunhập của cán bộ viên chức của mỗi nhà trường.

1.4.5 Yêu cầu quản lý ngân sách nhà nước của cơ sở GDĐH trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ

Một là, trong điều kiện còn khó khăn về nguồn lực, cần xác định các yếu

tố đầu vào tối thiểu cần thiết để đầu tư và sử dụng nguồn lực tài chính có hiệuquả Cần phải cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng nguồn thu nhằmđáp ứng các yêu cầu hoạt động (các khoản chi)

Hai là, các trường có trách nhiệm sử dụng nguồn NSNN cấp và các quy

định về quản lý tài chính, tài sản theo pháp luật Việc sử dụng ngân sách nhànước ảnh hưởng lớn đến quá trình chi tiêu ngân quỹ quốc gia, vì vậy các trườngphải có trách nhiệm đối với việc sử dụng nguồn ngân sách đó, tránh lãng phí,tiết kiệm trong chi tiêu và theo quy định của pháp luật

Ba là, cùng với việc đa dạng hóa các nguồn tài chính, buộc các trường

phải có trách nhiệm đầy đủ về tính thích hợp của các chương trình đào tạo Đây

là khía cạnh quan trọng về trách nhiệm với sinh viên, cộng đồng và xã hội

Bốn là, xây dựng các quy định xác định rõ ràng:

1) Những người có thẩm quyền về quyết định thu – chi tài chính cầnthực thi nhiệm vụ của họ như thế nào;

2) Sự sẵn sàng giải thích các quyết định có kèm theo bằng chứng khisinh viên, đồng nghiệp hoặc bất kỳ ai hỏi;

3) Những người được giao quyền lực trong quản lý tài chính phải chịutrách nhiệm trước ai Ví dụ: Chủ nhiệm khoa/giám đốc được phân cấp tronghoạt động thu – chi chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng; Hiệu trưởng lại chịutrách nhiệm trước cơ quan chủ quản và chịu trách nhiệm trước hội đồng trường/hội đồng quản trị của trường

Trang 36

Trách nhiệm sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông tin minh bạch và báocáo giải trình công khai với nhà nước và công chúng về tài chính thường đượcthể hiện trong các văn bản pháp quy của nhà nước, quy chế hoạt động và quychế chi tiêu nội bộ của trường, được đảm bảo bằng các hoạt động kiểmsoát/giám sát sau đây:

- Kiểm soát nội bộ: được hiểu là một quá trình bị chi phối bởi ban giámđốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sựđảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: “Mục tiêu về sự hữu hiệu

và hiệu quả của hoạt động; mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính; mụctiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định” Như vậy, kiểm soát là một nhân tốảnh hưởng lớn tới công tác quản lý tài chính của các trường Kiểm soát nội bộnhằm thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch tài chínhngay trong nhà trường, nên có thể phát hiện kịp thời những sai sót nếu có Kiểmsoát nội bộ tốt có tác dụng ngăn chặn, phòng ngừa những sai sót một cách hiệuquả, trên cơ sở đó thúc đẩy hoàn thành các kế hoạch tài chính, tổ chức và sửdụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn thu; đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi có hiệuquả

- Công khai tài chính (báo cáo tài chính): Bản chất của trách nhiệm xã hội

là trình báo công khai và chịu kiểm tra, giám sát của nhà nước và công chúng.Công khai tài chính là trách nhiệm công khai hóa các hoạt động về tài chính củanhà trường với các cá nhân, tổ chức liên quan như học sinh và gia đình họ, giáochức và viên chức của nhà trường, nhà nước, nhà tài trợ, người sử dụng sảnphẩm của nhà trường và các bên liên quan khác Mọi hoạt động về tài chính củanhà trường được thể hiện trong báo cáo tài chính cuối năm, các khoản thu,nguồn thu, các khoản chi và mục chi được thể hiện trong báo cáo này Nhàtrường chịu trách nhiệm về sự phát triển và thực thi chính sách, quản lý côngviệc và nguồn lực chứng tỏ sự đúng đắn, tính kinh tế, hiệu quả của các chínhsách, của công tác quản lý tài chính trong một năm và phải công khai cho mọingười biết để theo dõi và kiểm tra giám sát

Trang 37

- Kiểm toán: Đây là loại giải trình trách nhiệm cơ bản nhất, đảm bảo ngânsách được chi theo đúng mục đích dự định Nó cũng được nhắc tới như là kiểugiải trình trách nhiệm nổi trội hiện nay ở hầu hết các nước trên thế giới Kiểmtoán là hết sức cần thiết để kiểm tra, thanh tra công tác tổ chức hạch toán kếtoán của nhà trường có thu đúng, thu đủ, chi đúng, chi đủ, thu chi có minh bạchđúng quy định hay không Đồng thời nó cũng thể hiện sự minh bạch của côngtác kế toán tài chính và thể hiện trách nhiệm của nhà trường trước xã hội về tàichính

1.5 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước của Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng

Để chi tiêu trong nhà trường phục vụ kịp thời và có hiệu quả cao đòi hỏiHiệu trưởng phải chấp hành dự toán một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ và đạt hiệuquả Dự toán thu chi gồm dự toán nguồn thu và dự toán chi tiêu

1.5.1 Lập dự toán/Lập kế hoạch tài chính

Để đảm bảo hoạt động tài chính trong nhà trường thực hiện kịp thời, có hiệuquả, Hiệu trưởng phải chấp hành dự toán đúng quy định

1.5.1.1 Dự toán nguồn thu: gồm

- Số dư các nguồn kinh phí năm trước còn lại chuyển sang;

- Các nguồn kinh phí năm nay: Kinh phí chi thường xuyên (kinh phí tựchủ); kinh phí không thường xuyên, kinh phí XDCB; chuơng trình mụctiêu quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao;

- Học phí, lệ phí;

- Thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ;

- Thu tiền lãi ngân hàng;

- Thu từ xã hội hóa giáo dục;

- Tài trợ, đóng góp từ thiện

Trang 38

1.5.1.2 Dự toán nguồn chi

- Chi thường xuyên: Chi lương và các khoản theo lương; công tác phí, hộinghị; chi chuyên môn, nghiệp vụ; chi duy trì cơ sở vật chất; chi thườngxuyên khác;

- Chi XDCB;

- Chi cho các chương trình, đề tài, dự án;

- Chi khác

* Quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước

Để việc chấp hành dự toán được thuận lợi, cần thực hiện các yêu cầu sau:(1) Từ thông báo thẩm tra dự toán thu chi ngân sách nhà nước của Sở Tàichính, cán bộ làm công tác tài chính trình lãnh đạo trường phương án phânphối kinh phí cho từng phần việc và thông báo cho từng bộ phận trongtrường thực hiện (cụ thể hóa thành quy chế chi tiêu nội bộ) Hiệu trưởngtrực tiếp lãnh đạo về việc chấp hành dự toán đã duyệt

(2) Tổ chức theo dõi việc thực hiện các khoản thu, chi, quản lí chặt chẽ cáckhoản thu chi đảm bảo đúng chế độ chính sách, đúng theo quy chế chi tiêunội bộ để nắm vững tình hình tiết kiệm hoặc điều chỉnh kịp thời nhữngkhoản chi còn thừa kinh phí Tiến độ chi tiêu phải đi đôi với tiến độ thựchiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao

(3) Sử dụng các nguồn kinh phí đúng quy định của Nhà nước

(4) Quản lý chi các khoản mua sắm, sửa chữa, không sử dụng sai nội dungtính chất các nguồn kinh phí đặc biệt là các nguồn kinh phí không thườngxuyên Việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm và sửa chữa tài sản cố địnhphải có kế hoạch và phải thực hiện đấu thầu đúng trình tự thủ tục theo quyđịnh hiện hành

(5) Trong quá trinh thực hiện, nếu nhà trường phát hiện những khó khăn trởngại thì phải đề xuất với cơ quan lãnh đạo và cơ quan quản lý tài chínhgiải quyết kịp thời, nhằm bảo đảm việc chấp hành dự toán được thôngsuốt, hiệu quả

Trang 39

(6) Việc chấp hành dự toán phải có biện pháp thích hợp, sát với yêu cầu củatừng giai đoạn, đồng thời có kế hoạch từng tháng, từng quý và biết thựchiện điều chỉnh ngân sách lúc cần thiết Yêu cầu của việc lập kế hoạch vàthực hiện kế hoạch thu, chi quý là:

(7) Phù hợp với tình hình và nhu cầu thực tiễn trong việc thực hiện kế hoạchcông tác về thu - chi và bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu kế hoạchtrong tháng, trong quý đã đề ra

(8) Các chỉ tiêu thu chi trong kế hoạch này phải tích cực hơn, chính xác hơn

và sát thực tế

* Yêu cầu đối với lập dự toán ngân sách nhà nước

- Dự toán ngân sách phải phán ánh đầy đủ các khoản thu, chi theo đúng chế

độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành

- Dự toán ngân sách phải lập theo đúng biểu mẫu, đúng thời gian quy định

- Dự toán ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc cân đối thu, chi, đảm bảohoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao trong năm

1.5.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý ngân sách trong nhà trường

Hiệu trưởng có trách nhiệm xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý trong nhàtrường, trong đó có Hiệu trưởng là chủ tài khoản; giúp việc cho Hiệu trưởng có

kế toán trưởng và các bộ phận chuyên môn khác

Hiệu trưởng phải chỉ đạo sao cho các cán bộ này biết cách giữ tiền và tiêutiền đúng vơi chính sách của Nhà nước ban hành, phải làm cho đồng tiền thànhđộng lực thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu của quá trình đào tạo, chứ không phảikiềm chế quá trình đào tạo (giữ tiền lại không tiêu hoặc tiêu sai mục đích) Cácnhiệm vụ được phân công như sau:

1.5.2.1 Hiệu trưởng

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước và các cơ

quan quản lí giáo dục cấp trên về toàn bộ công tác quản lí tài chính - tài sản

trong nhà trường, có nhiệm vụ:

Trang 40

- Dựa vào các tổ chức trong nhà trường, thường xuyên giáo dục ý thứcbảo vệ của công cho cán bộ, giảng viên và học sinh sinh viên.

- Chỉ đạo lập dự toán thu chi ngân sách, tổ chức thực hiện thu chi ngânsách được giao

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, theo dối thường xuyên việc chấp hànhcác quy định về quản lý tài chính - tài sản trong nhà trường và giao nhiệm vụ rõràng cho các tập thể, cá nhân được phân công phụ trách Đặc biệt chỉ đạo kếtoán trưởng chấp hành đúng quy định về kế toán, thống kê, báo cáo quyết toánngân sách và công khai ngân sách theo quy định của pháp luật

- Xét duyệt, kiểm tra việc thực hiện và điều chỉnh các chi tiêu thu - chikinh phí cho các nội dung hoạt động, các bộ phận trong nhà trường

- Theo dõi, đôn đốc thủ quỹ thực hiện việc thu, chi và kiểm kê quỹ tiềnmặt theo đúng quy định

1.5.2.2 Kế toán

Kế toán là người giúp Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo, thực hiện toàn bộcông tác kế toán, chịu sự chi đạo trực tiếp của Hiệu trường đồng thời chịu sự chỉđạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụ của kế toán cấp trên, của cơ quan tài chính,thống kê cùng cấp Kế toán có các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức và thực hiện công tác kể toán (kế toán và thống kê) trong nhàtrường, cụ thể:

+ Căn cứ vào tình hình, đặc điểm cụ thể để tổ chức hệ thống hoạch toán

kế toán; thống kê thống nhất trong nhà trường theo chế độ quy định

+ Tổ chức hệ thống sổ kế toán và bố trí các bộ phận kế toán

+ Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán - thống kê

+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin - kinh tế - tài chính nội bộ và chế

độ báo cáo kế toán - thống kê định kì

+ Thực hiện chế độ kiểm tra kế toán nội bộ và hướng dẫn nghiệp vụ chonhững người có liên quan đến công việc hạch toán trong nhà trường

+ Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ, tài liệu kế toán

Ngày đăng: 25/12/2019, 21:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Phụ Anh, 2012, Đề xuất về cơ chế tài chính đối với các trường cao đẳng, đại học công lập, Trường Đại học Tài chính - Kế toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề xuất về cơ chế tài chính đối với các trường caođẳng, đại học công lập
2. Bộ Chính trị , 2011, Thông báo kết luận của về đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công”, số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông báo kết luận của về đề án “Đổi mới cơ chế hoạtđộng của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loạihình dịch vụ sự nghiệp công”
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2001, Quản lý Nhà nước và tự chủ tài chính trong các trường đại học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý Nhà nước và tự chủ tài chính trongcác trường đại học
9. Bộ Giáo dục&Đào tạo-Ngân hàng phát triển châu Á, 2013, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trogn thời kỳ đổi mới, NXB Văn hóa-Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đềlý luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trogn thời kỳ đổi mới
Nhà XB: NXB Văn hóa-Thông tin
11. Bộ Tài chính , 2003, Thông tư hướng dẫn đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ, số 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư hướng dẫn đơn vị sự nghiệp có thu xây dựngquy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày16/01/2002 của Chính phủ
12. Bộ Tài chính, 2013, Một số giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2013, số 11276/BTC-NSNN ngày 23/08/2013.13. … Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp điều hành thực hiện nhiệm vụ tàichính – ngân sách nhà nước năm 2013
14. Trần Đức Cân, Giao quyền tự chủ tài chính là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí và tăng nguồn thu cho các trường ĐH công lập Việt Nam, Hội thảo đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập, ĐH Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao quyền tự chủ tài chính là giải pháp nâng cao hiệu quảsử dụng nguồn kinh phí và tăng nguồn thu cho các trường ĐH công lập ViệtNam
15. Lê Thanh Chinh, 2011, Biện pháp quản lý nguồn lực tài chính cho hoạt động liên kết đào tạo sau đại học ở trường ĐHSP Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp quản lý nguồn lực tài chính cho hoạtđộng liên kết đào tạo sau đại học ở trường ĐHSP Hà Nội
16. Mai Ngọc Cường, 2007, Điều tra thực trạng và khuyến nghị giải pháp thực hiện tự chủ về tài chính ở các trường đại học Việt Nam, Dự án điều tra cơ bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra thực trạng và khuyến nghị giải phápthực hiện tự chủ về tài chính ở các trường đại học Việt Nam
17. Đặng Văn Du, 2003, Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chínhcho đào tạo đại học ở Việt Nam
19. Phạm Minh Hạc, 2001, Một số vấn đề về giáo dục, khoa học giáo dục, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục, khoa học giáo dục
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
20. Nguyễn Trọng Hoài, 2012, Tự chủ đại học kinh nghiệm thế giới- bối cảnh trong nước và gợi ý chính sách cho các trường đại học công lập khối kinh tế Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế đổi mới mô hình quản trị của các trường đại học khối kinh tế tại Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự chủ đại học kinh nghiệm thế giới- bối cảnhtrong nước và gợi ý chính sách cho các trường đại học công lập khối kinh tếViệt Na
21. Hà Văn Hội, Đổi mới cơ chế tài chính trong các trường ĐH, CĐ công lập , Hội thảo đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế tài chính trong các trường ĐH, CĐ công lập
22. Hồ Thanh Phong, Công tác triển khai tự chủ tài chính theo NĐ43/2006/NĐ-CP tại các trường đại học quốc tế- ĐH Quốc gia TP.HCM, Hội thảo Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập, Đại học quốc tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác triển khai tự chủ tài chính theoNĐ43/2006/NĐ-CP tại các trường đại học quốc tế- ĐH Quốc gia TP.HCM
23. Bùi Việt Phú, 2010, Đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam” do Trường Đại học Sư phạm TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam trong nềnkinh tế thị trường", Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam
24. Đỗ Hạnh Phúc, 2004, Quản lý tài chính và ngân sách giáo dục, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý tài chính và ngân sách giáo dục
Nhà XB: NXBĐHSP
25. Phạm Quang Sáng, 2001, Tính tự chủ và trách nhiệm về tài chính của các đại học, Tạp chí phát triển giáo dục số 4/2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính tự chủ và trách nhiệm về tài chính của cácđại học
26. Phạm Quang Sáng, 2006, Chính sách học phí giáo dục đại học ở nước ta, Tạp chí khoa học giáo dục số 4/1 – 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách học phí giáo dục đại học ở nước ta
27. Nguyễn Anh Thái, 2008, Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường ĐH ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với cáctrường ĐH ở Việt Nam
28. Thông tư liên tịch Bộ Giáo dục&Đào tạo và Bộ Nội vụ, 2009, Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo, số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15-04-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫnthực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chứcbộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w