Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay Trần Đức Hiển Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS.. Từ đó, đề xuấ
Trang 1Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công
nghiệp I trong giai đoạn hiện nay
Trần Đức Hiển
Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Trọng Hậu
Năm bảo vệ: 2007
Abstract Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết bị dạy học (TBDH) và quản lý TBDH
nói chung, những nội dung quản lý và yêu cầu về TBDH ở trường Cao đẳng Công nghiệp nói riêng Khảo sát thực trạng TBDH và quản lý TBDH Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I trong thời gian từ năm 2001 - 2006, tập trung ở các Khoa Dệt may thời trang, Hóa Công nghiệp, Công nghệ thông tin, Cơ khí và bộ môn Ngoại ngữ Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý TBDH, cụ thể là nâng cao nhận thức về TBDH cho lãnh đạo, giáo viên nhà trường; tăng cường quản lý trang bị cung cấp kịp thời TBDH; tăng cường quản lý, sử dụng và bảo quản TBDH; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao trình độ sử dung TBDH; xây dựng môi trường sư phạm thuận lợi đảm bảo cho việc trang bị quản lý sử dụng TBDH, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
Keywords Giáo dục đại học; Quản lý giáo dục; Thiết bị dạy học
Content
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã yêu cầu “ Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học” và “Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học …”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý thiết bị dạy học tại trường CĐKTKTCN1 từ
đó đề xuất các biện pháp nhằm đảm bảo phát triển và khai thác có hiệu quả TBDH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý thiết bị dạy học tại trường CĐKTKTCN1
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý TBDH có hiệu quả tại trường CĐKTKTCN1
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thiết bị dạy học và công tác quản lý TBDH
Trang 2- Đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học tại trường CĐKTKTCN1
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đảm bảo phát triển và khai thác có hiệu quả TBDH góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong giai đoạn hiện nay
5 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu có hệ thống biện pháp khoa học và phù hợp đối với việc quản lý thiết bị dạy học tại trường CĐKTKTCN1 thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở trường CĐKTKTCN1 và đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đưa ra các biện pháp khoa học quản lý, phát triển thiết bị dạy học tại trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay
7 Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, tọa đàm, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, thống kê toán học
8 Giới hạn đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thiết bị dạy học và công tác quản lý thiết bị dạy học ở một số khoa: Khoa Dệt may Thời Trang, khoa Hóa Công nghiệp, khoa Công nghệ thông tin, khoa cơ khí, bộ môn Ngoại ngữ trong những năm học 2001-2006 Từ đó khái quát
chung cho trường CĐKTKTCN1
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, dự kiến đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học
Chương 2: Thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học trường Cao đẳng
Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I
Chương 3: Các biện pháp quản lý thiết bị dạy học trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật
Công nghiệp I trong giai đoạn hiện nay
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ
DẠY HỌC 1.1 Khái niệm dạy học
1.1.1 Khái niệm quá trình dạy học
Quá trình dạy học là quá trình phối hợp thống nhất hoạt động điều khiển, tổ chức, hướng dẫn của người dạy với hoạt động lĩnh hội tự giác, tích cực tự lực sáng tạo của HSSV nhằm làm đạt tới mục tiêu dạy học Nó bao hàm hoạt động “dạy” và hoạt động “học” được thực hiện đồng thời với cùng nội dung và hướng tới cùng mục đích
Quá trình dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm nó mang tính mục đích rất cao với các nhiệm vụ: Cung cấp kiến thức cho học sinh; Phát triển trí tuệ cho học sinh; Giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh
1.1.2 Yêu cầu và đặc điểm về dạy học ở trường đại học cao đẳng
Điều 40 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục: Đào tạo Cao đẳng phải đảm bảo cho sinh viên có kiến thức khoa học cơ bản và kiến thức chuyên môn cần thiêt, chú trọng rèn luyện kỹ năng cơ bản và năng lực thực hiện công tác chuyên môn
Đặc điểm dạy học ở trường Cao đẳng là:
- Dạy lý thuyết
- Dạy kỹ năng thực hành, kỹ xảo nghề nghiệp
- Dạy cho sinh viên tư duy sáng tạo nghiên cưú và phương pháp nghiên cứu
Trang 31.2 Khái niệm thiết bị dạy học
1.2.1 Khái niệm
- Cơ sở vật chất trường học: là tất cả các phương tiện vật chất được được thầy và trò
cùng sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy
- Thiết bị dạy học là bộ phận cơ sở vật chất trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được thầy và trò cùng sử dụng nhằm thực hiện mục đích của quá trình dạy học
1.2.2 Yêu cầu và đặc điểm công tác thiết bị dạy học ở trường Cao đẳng, Đại học
Yêu cầu: thiết bị dạy học phải đáp ứng được mục tiêu, nội dung, phương pháp và
chương trình đào tạo cho các ngành nghề về số lượng, chủng loại, chất lượng tương ứng với nhiệm vụ đào tạo các trường đại học, cao đẳng
- Thiết bị dạy học phục vụ cho dạy học về lý thuyết
- Thiết bị dạy học phục vụ cho nghiên cứu khoa học
- Thiết bị dạy học phục vụ cho dạy kỹ năng nghề nghiệp
Đặc điểm của thiết bị dạy học:
+ Thiết bị dạy học là công cụ thống nhất biện chứng trong sử dụng của người dạy và người học Cả hai đều là chủ thể trong khi tác động đến PTDH
+ Thiết bị dạy học thường có tính sư phạm cao
+ Thiết bị dạy học khụng chỉ mang thụng tin mà cũn là phương tiện truyền đạt thông tin
+ Thiết bị dạy học là công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức, kỹ năng
1.3 Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục
1.3.1 Khái niệm quản lý
Có nhiều khái niệm quản lý
- Quản lý được coi là tập hợp những tác động có mục đích đến những tập thể trong hệ
thống xã hội
- Quản lý là sự phối hợp hoạt động của nhiều người, quản lý nảy sinh cùng với sự phân công và hợp tác lao động trong xã hội để thực hiện chức năng chung
- Quản lý nhằm bảo toàn hệ thống làm cho hệ thống vận động tới những trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới của môi trường tuân theo quy luật xã hội thực hiện chức năng đặc thù
1.3.2 Chức năng quản lý
Quản lý có 4 chức năng cơ bản( Kế – Tổ - Đạo- Kiểm) và các chức năng đó có quan hệ tương hỗ qua lại với nhau
1.4 Khái niệm Quản lý giáo dục và Quản lý trường học
1.4.1 Quản lý giáo dục
QLGD là hệ thống tác động có mục đích có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
1.4.2 Quản lý trường học: Là tập hợp các tác động tối ưu của chủ thể quản lý lên khách thể
quản lý, để duy trì hoạt động dạy và học nhằm phát triển toàn diện nhà trường theo mục tiêu
đã định
1.5 Quản lý quá trình dạy học và quản lý thiết bị dạy học
1.5.1 Quản lý quá trình dạy học
Là tác động có mục đích của người quản lý lên quá trình dạy học nhằm thực hiện tốt các khâu: Nhận thức, rèn luyện kỹ năng, thúc đẩy nâng cao chất lượng hiệu quả quá trình dạy học
1.5.2 Quản lý thiết bị dạy học
Là tác động có mục đích của người quản lý lên hệ thống thiết bị dạy học nhằm thực hiện tốt các khâu: Trang bị thiết bị dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, bảo quản thiết bị dạy học Quản lý thiết bị dạy học là một trong những nhiệm vụ quản lý nằm trong mô hình quản
lý chung là quản lý giáo dục
- Nguyên tắc về tính mục đích:
Trang 4- Nguyên tắc mang tính kế thừa và phát triển
- Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý:
1.6 Quản lý thiết bị dạy học ở trường cao đẳng
1.6.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của trường cao đẳng
Mục tiêu: Tại điều 39 của Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Mục tiêu đào tạo trường
cao đẳng là giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo
Nhiệm vụ
- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực
thực hành nghề nghiệp ở trình độ Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật,
có sức khoẻ, có năng lực thích ứng việc làm trong xã hội
- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ
1.6.2 Vai trò thiết bị dạy học trong quá trình dạy học
- Mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, quy trình đào tạo là các yếu tố quy định thiết bị dạy học về các mặt: Trang bị ,sử dụng, bảo quản
- Thiết bị dạy học là cầu nối để người học, người dạy cùng hành động tương hợp với
nhau, sử dụng phương pháp đào tạo chiếm lĩnh được nội dung và mục tiêu đào tạo, nó góp phần quyết định chất lượng đào tạo, nó hỗ trợ đắc lực cho thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
1 6.2.1 Thiết bị dạy học nâng cao năng lực nhận thức và rèn kĩ năng của HSSV
- Thiết bị dạy học là công cụ nhận thức của học sinh, là sự cụ thể hóa nội dung dạy học
và rèn kỹ năng
- Thiết bị dạy học là công cụ hoạt động học là điều kiện chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng
kỹ xảo một cách dễ dàng
- Thực hiện chức năng trực quan hoá hoạt động nhận thức của người học
1.6.2.2 Thiết bị dạy học vật chất hóa phương pháp đào tạo, làm tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh
Thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên và học sinh, vật chất hóa phương
pháp đào tạo Góp phần tích cực vào giải phóng sức lao động của thầy trũ tạo điều kiện cho
hoạt động dạy học diễn ra hợp lý, đúng quy luật
1.6.2.3 Thiết bị dạy học tham gia vào thúc đẩy sự hiện thực hóa mục tiêu đào tạo, góp phần làm cho quá trình đào tạo có chất lượng hiệu quả
Là nguồn thông tin thể hiện nội dung dạy học gây cảm xúc và tạo biểu tượng về đối tượng học tập:
Yêu cầu cải tiến nội dung, phương pháp đào tạo chỉ có thể thực hiện được khi có thiết bị dạy học đủ mạnh theo sự tiến bộ của nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo
Không có sự tương hợp nhau về nội dung phương pháp đào tạo với thiết bị dạy học thì sớm muộn việc thực hiện mục tiêu đào tạo sẽ bị kìm hãm, quá trình đào tạo sẽ bị phá vỡ sự cân đối toàn vẹn và nền giáo dục sẽ bị suy thoái
1.6.3 Cơ sở pháp lý về quản lý thiết bị dạy học ở trường cao đẳng
Dựa trên Luật Giáo dục quy định Dựa trên Điều lệ các trường Đại học và Cao đẳng
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, mọi công tác quản lý thiết bị dạy học phải tuân theo
quy định của Nhà nước
Thiết bị dạy học được mua sắm, trang bị từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau Song dù
từ nguồn nào đi nữa đó cũng là tài sản chung của Nhà trường, của Nhà nước cho nên nó phải
Trang 5được quản lý chặt chẽ Quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc tổng quát đặt ra, xem xét từ các yêu cầu về sư phạm, về đặc trưng của ngành nghề và yêu cầu về kinh tế
1.6.4 Nguyên tắc Quản lý thiết bị dạy học ở trường Cao đẳng
- Nguyên tắc về tính mục đích
Khi trang bị thiết bị nào đó phải xác định được nhiệm vụ cuả nó theo chương trình đào tạo Nếu thiết bị dạy học không có nhiệm vụ rõ ràng đối với chương trình đào tạo thì không nên trang bị
- Nguyên tắc mang tính kế thừa và phát triển
Đầu tư trang bị TBDH mới, nhưng đồng thời phải biết sửa chữa nâng cấp những cái đang còn có thể sử dụng được phát triển nó phù hợp với kế hoạch đào tạo của đơn vị Song song với tính kế thừa cần tích cực khai thác các nguồn vốn để từng bước hiện đại hóa TBDH
- Nguyên tắc tuân thủ chu trình quản lý
Tất cả những người tham gia QLTBDH đều phải tuân thủ tác động từ khâu trang bị, sử dụng, bảo quản Ở mỗi khâu này nó đều gắn với việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo
điều hành và kiểm tra giám sát, điều chỉnh phân tích tổng kết, rút kinh nghiệm
1.6.5 Mối quan hệ giữa thiết bị dạy học với việc đổi mới phương pháp dạy hoc ở trường cao đẳng
Phương pháp dạy học: Là những hình thức và cách thức thông qua đó và bằng cách đó
giáo viên giúp học sinh lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học tập cụ thể
Quan niệm về đổi mới PPDH: Thay đổi phương pháp mà nhà trường, người dạy đang
sử dụng bằng phương pháp giảng dạy khác hoặc kết hợp nhiều phương pháp sao cho phát huy được tính tích cực nhận thức của người học
Mối quan hệ: Dạy học là sự cộng tác giữa dạy và học, cộng tác đó chỉ có thể thực hiện
nếu có sự hỗ trợ đắc lực của phương tiện - đồ dùng dạy học Đó là cầu nối giữa người học với người dạy làm cho hai nhân tố này tổng hợp với nhau trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo
1.6.6 Những yêu cầu về t hiết bị dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học
Khi đầu tư trang bị, yêu cầu thiết bị dạy học đảm bảo 4 tính sau:
- Tính sư phạm: Yêu cầu thiết bị dạy học phải đảm bảo tính sư phạm tức là thiết bị dạy học tác động đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin trong quá trình dạy học
- Tính kinh tế: thiết bị dạy học được trang bị phải phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi nhà trường, phù hợp với nguồn vốn ở mỗi thời điểm cụ thể
- Tính kỹ thuật: thiết bị dạy học phải đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại phù hợp với
sự tiến bộ KHKT hiện nay và nhiều khi còn mang tính đón đầu công nghệ mới thiết bị dạy học phải dễ sử dụng, tránh sự lạc hậu quá nhanh
- Tính mỹ thuật: thiết bị dạy học phải đảm bảo gọn, đẹp, “bắt mắt”
Quan niệm về chất lượng - Chất lượng giáo dục:
- “ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó một khả năng thoả mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn”
- Chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất giá trị của một con người sự vật hiện tượng” “ Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” từ đó có thể hiểu chất lượng giáo dục là “ sự phù hợp với mục tiêu giáo dục”
- Các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo trong đó có vai trò của thiết bị dạy học Nó
là thành tố không thể thiếu được trong cấu trúc toàn vẹn của quá trình giáo dục, giảng dạy, nó góp phần quyết định nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo
1.7 Nội dung yêu cầu quản lý thiết bị dạy học ở trường Cao đẳng Công nghiệp I
1.7.1 Các loại thiết bị dạy học trong trường Cao đẳng Công nghiệp I
- Nhóm các mô hình, mẫu vật: gồm máy móc, dụng cụ nguyên mẫu, có nguồn gốc phỏng theo, hoá chất, mẫu vật tự nhiên, mẫu vật nhân tạo, mô hình
Trang 6- Nhóm các dụng cụ thí nghiệm: “chứng minh và thực hành gồm các dụng cụ thí nghiệm theo các bài của chương trình
- Nhóm các vật liệu nghe nhìn: Các tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, bảng ghi hình, ghi âm, phim giáo khoa, phim đèn chiếu, bảng trong, đĩa mềm máy tính
- Nhóm các thiết bị kĩ thuật:TB chiếu động, chiếu tĩnh,TB âm thanh, Hệ thống máy tính kết hợp với máy chiếu
- Nhóm các phương tiện hỗ trợ: Các bộ gá lắp, hệ điều khiển
1.7.2 Nội dung quản lý thiết bị dạy học ở trường Cao đẳng Công nghiệp I
- Quản lý các loại thiết bị dạy học phục vụ dạy lý thuyết:
- Quản lý thiết bị dạy học phục vụ cho thực hành, dịch vụ, thực hành kết hợp với sản xuất, dịch vụ khoa học công nghệ:
- Quản lý các loại thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học:
1.7.3 Những yêu cầu về quản lý thiết bị dạy học ở trường Cao đẳng Công nghiệp I
Côngtác QLTBDH
Chức năng QL
Trang bị thiết bị dạy học
Sử dụng thiết bị dạy học
Bảo quản thiết bị dạy học
Lập kế hoạch Lập kế hoạch trang bị,
cung cấp bổ sung Lập kế sử dụng Lập kế hoạch bảo quản
Tổ chức Tổ chức trang bị, cung
cấp bổ sung Tổ chức sử dụng Tổ chức bảo quản
Chỉ đạo Chỉ đạo trang bị, cung
cấp bổ sung
Chỉ đạo sử dụng Chỉ đạo bảo quản
Kiểm tra Kiểm tra trang bị, cung
cấp bổ sung
Kiẻm tra sử dụng Kiểm tra bảo quản
Lập kế hoạch trang bị, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học
Khảo sát hiện trạng thiết bị dạy học, những thông số cơ bản về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học
Đánh giá mức độ trang bị thiết bị dạy học so với yêu cầu dạy và học của nhà trường đồng thời xác định hiệu quả khai thác các thiết bị dạy học hiện có
Xây dựng kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo quản, mua sắm, sửa chữa, tự làm, sưu tầm thiết bị dạy học
Tổ chức và chỉ đạo công tác thiết bị dạy học: Đây là khâu có tính chất quyết định trong
việc thực hiện kế hoạch đề ra trong đó đặc biệt là phân cấp quản lí trong nội bộ nhà trường và từng thành viên liên quan
Kiểm tra và đánh giá: Là một khâu trong công tác quản lí thiết bị dạy học với 3 yêu
cầu: đánh giá, phát hiện và điều chỉnh
Kiểm tra việc mua sắm thiết bị dạy học theo kế hoạch về số lượng, chất lượng, chủng loại của thiết bị, lắp đặt và vận hành thử
Kiểm tra và đánh giá cán bộ giảng viên và sinh viên sử dụng thiết bị dạy học Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo dưỡng và kiểm kê thiết bị dạy học theo định kì
Trang 7Chương 2: THỰC TRẠNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP I
2.1 Vài nét lịch sử phát triển trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I
Trường Cao đẳng kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp - Bộ Công thương) tiền thân là trường Trung cấp Kỹ thuật III, được thành lập năm 1956 tại Nam Định Qua nhiều lần đổi tên, sáp nhập, nâng cấp, trường đã có hơn 50 năm xây dựng trưởng thành và là cơ sở đào tạo đa ngành nghề,
đa bậc học, là trung tâm đào tạo có chất lượng cao Trường có 2 cơ sở tại 353 Trần Hưng Đạo, Thành phố Nam Định và 456 Minh Khai, Hà Nội
2.1.1 Về nhân sự – cơ cấu tổ chức nhà trường
- Về đội ngũ giáo viên, cán bộ viên chức nhà trường có 464 cán bộ viên chức trong đó
có 339 giảng viên, giáo viên cơ hữu Trình độ Đại học: 182 người, chiếm 53,7% Trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ: 157 người, chiếm 46,3 % , có 273 giáo viên, giảng viên thỉnh giảng
- Về cơ cấu tổ chức nhà trường
Ban giám hiệu
Các phòng chức năng: có 5 phòng gồm phòng
Các khoa, tổ môn: Có 6 khoa và 4 tổ môn trực thuộc Ban giám hiệu,
Có 3 Trung tâm trực thuộc trường:
Các tổ môn chuyên môn thuộc khoa,
2.1.2 Về đào tạo
Các hệ đào tạo của nhà trường:
- Hệ Cao đẳng:
+ Hệ Cao đẳng chính quy
+ Hệ Cao đẳng vừa học vừa làm
- Hệ Trung cấp chuyên nghiệp
- Đào tạo nghề
Có 15 ngành nghề đào tạo :Công nghệ Dệt Công nghệ Sợi, Công nghệ Nhuộm, Công nghệ May, Công nghệ Giầy, Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Viễn thông, Công nghệ Thông tin, Kế toán, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ
Ô tô, Cơ - Điện tử, Tài chính Ngân hàng
Quy mô đào tạo hiện nay là trên 23.000 HSSV
2.1.3 Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Hợp tác với Nhật Bản thông qua tổ chức JODC và tổ chức AOTS, với các nước Thái Lan, Singapore, Đại học Tài chính Vân Nam - Trung Quốc, đã đem lại cho Trường nhiều thiết bị hiện đại, nhiều kinh nghiệm đào tạo, kinh nghiệm quản lý, củng cố trình độ ngoại ngữ cho cán bộ giáo viên
2.1.4 Về cơ sở vật chất
Tổng diện tích sử dụng 23 ha, 80 phòng học lý thuyết với diện tích là 8.000 m2, 65 phòng thí nghiệm, thực hành với diện tích 5.000 m2 Thư viện diện tích 10.000m2 có 10.000 đầu sách, phòng đọc cho 150 độc giả, 2 phòng thư viện điện tử với số lượng 100 máy
vi tính Toàn trường có 800 máy vi tính các loại Hệ thống CNC, Thiết bị đo màu quang phổ, thiết bị giác mẫu tự động
Hệ thống mạng nội bộ toàn trường, kết nối mạng Internet, phòng họp ảo, Trang Web, để phục vụ công tác quản lý điều hành
2.2 Thực trạng thiết bị dạy học trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I
2.2.1 Hệ thống, phân loại thiết bị dạy học ở trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
I
Trang 8Nó là một hệ thống thiết bị dạy học đa dạng, phong phú, phức tạp ở chỗ nó cấu thành bởi nhiều loại hình, nhiều nguồn gốc, cấu trúc, số lượng nhiều, chủng loại đa dạng và chất lượng khác nhau:
- Sự không đồng đều về mặt trang bị cung cấp: theo các loại hình đào tạo từng khoa, từng chuyên ngành đào tạo
- Chưa sát thực tế, có loại thì quá thiếu, có loại thì không đúng yêu cầu
- Một số thiết bị dạy học không đảm bảo chất lượng không sử dụng
- Một số thiết bị dạy học quá cũ kĩ, lạc hậu, hư hỏng
2.2.2 Mức độ trang bị thiết bị dạy học.được đánh giá qua bảng 1
Khoa Dệt
may TT
Khoa Hoá
CN
BM Ngoại
ngữ
2.2.3 Sự đáp ứng của TBDH với chương trình đào tạo Kết quả bảng 2
Khoa Dệt
may TT
Khoa Hoá
CN
BM Ngoại
Ngữ
Tính chung 375 52 13,8 192 51,2 111 29,6 20 5,4
Trang 9
2.2 4 Về chất lượng thiết bị dạy học Được đánh giá qua bảng 3
đồng bộ
Khoa Dệt
may TT
Khoa Cơ
khí
Khoa Hoá
CN
BM Ngoại
ngữ
2.2.5 Về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học Được đánh giá qua bảng 4
Mức độ sử dụng Rất thường
xuyên
Thường xuyên
Không thường xuyên
Hiếm khi, không sử dụng
Khoa Dệt
may TT
Khoa Cơ
khí
Khoa Hoá
CN
Khoa
CNTT
BM Ngoại
ngữ
- Lý do thiết bị dạy học không được sử dụng Được đánh giá qua bảng 5
Lý do không sử dụng Thiếu đồng
bộ
Không biết
sử dụng
Ngại sử dụng, mất thời gian
Quá cũ, lạc hậu
Trang 10may TT HSSV 100 40 40 33 33 17 17 10 10
Khoa Cơ
khí
Khoa Hoá
CN
Khoa
CNTT
BM Ngoại
ngữ
- Về bảo quản thiết bị dạy học Kết quả qua bảng 6:
Mức độ bảo quản Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt,
yếu
Khoa Dệt
may TT
Khoa Cơ
khí
Khoa Hoá
CN
Khoa
CNTT
BM Ngoại
ngữ
- Nguyên nhân hư hỏng thiết bị dạy học
Qua thu thập xử lý số liệu các phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ giảng viên, HSSV, nguyên nhân hư hỏng được đánh giá qua bảng 7
Nguyên nhân Thời tiết TB dễ hỏng Không biết
sử dụng
Bảo quản không tốt
Khoa Dệt
may TT
Khoa Cơ
khí
Khoa Hoá
CN