1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự thay đổi của xã hội, kinh tế đến chính trị của nhật bản từ sau cải cách minh trị đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai

69 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 150,78 KB

Nội dung

Hiện nay, trong các quốc gia thuộc khu vực châu Á thì Nhật Bản là một trong những con rồng châu Á với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng. Nhật Bản là một đất nước với lãnh thổ được bao quanh bởi biển và nguồn tài nguyên thiên nhiên thấp, hàng năm phải chịu nhiều thiên tai như động đất, sóng thần nhưng vẫn vươn lên là một cường quốc. Trong lịch sử phát triển của Nhật Bản, chúng ta thấy đường lối lãnh đạo sáng suốt của những nhà cầm quyền Nhật Bản. Trong đó đáng nói đến nhất là công cuộc “Cải cách Minh Trị”. Trong khi các nước phương Đông đang phải đứng trước mối nguy hại bị xâm lược từ phương Tây, vì chính sách “Bế quan tỏa cảng” mà các quốc gia đã thực hiện, Nhật Bản đã nhanh chóng đưa ra con đường mới cho đất nước mình bằng cách tiến hành ký các Hiệp ước với phương Tây và tiến hành chính sách cải cách thay đổi đất nước. Sau khi thực hiện công cuộc cải cách thì Nhật đã vươn lên, ngăn chặn sự xâm lược từ bên ngoài và còn trở thành đất nước quân phiệt trong thế chiến thứ hai. Trong quá trình phát triển để đưa Nhật Bản đi lên từ một nước phong kiến trở thành một đế quốc quân phiệt thì những quyết định, chính sách của Chính phủ liên tục thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Những nhân tố nào đã khiến cho tình hình của Nhật Bản có những thay đổi như thế? Liệu rằng nếu sự thay đổi này diễn ra chỉ do một phía từ các nhà lãnh đạo thì có đẫn đên thành công như vậy? Hay cần phải có sự hiệp sức đồng lòng của toàn bộ nhân dân nước Nhật? Vì những lý dó trên, tôi chọn đề tài “Sự thay đổi của xã hội, kinh tế đến chính trị của Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Qua những công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản nói chung và tư tưởng về đường lối ngoại giao nói riêng đặc biệt là giai đoạn từ sau cải cách Minh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai, có thể khái quát được một số nghiên cứu chủ yếu sau: Thứ nhất là nhóm nghiên cứu về tình hình kinh tế xã hội Nhật Bản nói chung Trong số những công trình nghiên cứu này thì đáng chú ý nhất là công trình Lịch sử Nhật Bản (tái bản lần một năm 2012) của tác giả Nguyễn Quốc Hùng chủ biên, NXB Thế giới, Hà Nội. Trong tác phẩm này của Nguyền Quốc Hùng biên dịch thì ông đã liệt kê chi tiết các vấn đề của kinh tế xã hội Nhật Bản xuyên suốt từ thời kỳ cổ đại đến hiện đại trong đó có giai đoạn từ cải cách Minh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai. Cuốn sách diễn tả chi tiết nguyên nhân kinh tế chính trị xã hội dẫn đến cuộc cải cách Minh Trị năm 1868. Xuất phát từ chính nhu cầu trong nước, sau khi kế hoạch “Bế quan tỏa cảng” bị thất bại, để tránh bị các cường quốc phương Tây xâm lược thì Nhật Bản buộc phải đưa ra một sự lựa chọn nhát định là: tiếp tục duy trì thái độ đối nghịch với phương Tây giống các nước kahsc trong khu vực trong một khoảng thời gian tạm thời trước khi bị xâm lược hoặc phải tiến hành cải cách xây dựng lại đất nước tránh thành nước thuộc địa. Trước tình thế đó, Chính quyền Mạc phủ không đủ năng lực phát triển đát nước, đồng thời nhân dân trong cả nước đứng lên ủng hộ Thiên hoàng khiến cho chế độ Mạc phủ Edo tồn tại hơn 200 năm bị sụp đổ. Sau khi lên ngôi, nhận được sự đồng lòng giúp sức từ toàn bộ nhân dân Nhật Bản từ Trung ương đến địa phương nên công cuộc cải cách diễn ra nhanh chóng và thành công. Nhưng cuốn sách tập trung chủ yếu nhất vào vấn đề kinh tế, xuất nhập khảu của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị mà chưa chú trọng nhiều đến yếu tố văn hóa tư tưởng của nhân dân Nhật Bản để xây dựng một cơ cấu nhà nước mới. Đồng thời, trong giai đoạn từ những năm 30 của thế kỷ XX đến khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai thì tác giả lại chú trọng nhiều đến các cuộc chiến tranh với Trung Quốc và Nga, sự lớn mạnh của chủ nghĩa quân phiệt và sự thất bại của Nhật Bản tại chiến tranh Thế giới thứ hai. Vì cuốn sách là Lịch sử Nhật Bản nên vấn đề mà tác giả đưa ra chủ yếu là việc kể lại những mốc lịch sử một cách nối tiếp nhau chứ chwua có sự liên hệ giữa nguyên nhân xã hội đến tư tưởng ngoại giao của Nhật Bnar thười điểm đó. Ngoài ra, công trình nghiên cứu của tác giả Võ Minh Vũ (2005), Cải cách địa tô ở Nhật Bản thời Minh Trị, trong Luận văn Thạc sĩ năm 2005 của mình tại Bộ môn Nhật Bản thì tác giả lại chú trọng hơn đến vấn đề về cải cách địa tô, phân chia ruộng đất. Nhưng công trình chú trọng đến các số liệu mà chưa nêu ra được nguyên nhân sâu xa của cải cách ruộng đất đối với sự thay dổi của xã hội Nhật Bnar tại thời điểm đó. Khi xã hội còn đang phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp thì chính sách về đất đai ảnh hưởng rất nhiều đến cơ cấu xã hội. Thời kỳ Mạc phủ thì ruộng đất thuộc về giai cấp lãnh chúa, người nông dân phải trực tiếp canh tác trên mảnh đát đó và nộp tô thuế lại cho địa chủ, nhưng sau cải cách thì việc nộp tô thuế lại phải do người chủ sở hữu của mảnh đất đó phải nộp, những người nông dân có một chút vốn có thể tự tiến hành trao đổi mua bán ruộng đất với nhau. Điều này giúp cho nông dân có thể yên tâm và chú trọng hơn vào sản xuất và hưởng được thành phẩm thu được trên mảnh đất của mình. Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng ngoại giao của Nhật Bản Trong các công trình này thì tiêu biểu nhất là tác phẩm Ngoại giao Nhật Bản của tác giả Ire Akira được Nxb Tri thức xuất bản năm 2013 tại Hà Nội. Tác phẩm là cái nhìn của một người Nhật về con đường ngoại giao của Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử. Do tác phẩm của một người Nhật Bản viết nên có những chi tiết được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan, bảo vệ người Nhật. Đáng chú trọng trong cuốn sách này là nội dung của tác giả về “Triết lý ngoại giao Shidehara”. Ire Akira đã đưa ra những lý luận về đường lối ngoại giao mà Bộ trưởng Shidehara đã đưa ra tại thời điểm sau Hội nghị Washington khi mối quan hệ của Nhật Bản và Hoa Kỳ đang trở nên căng thẳng. Các nội dung trong đường lối ngoại giao hòa bình hợp tác phát triển kinh tế mà Shidehara đã đươc ra được Ire Akira nhận xét và đánh giá cao. Nhưng thiếu xót của công trình này là ông đã không chú trọng đến mối quan hệ rành buộc tác động lẫn nhau của hai đường lối ngoại giao tại thời điểm đó là ngoại giao của phe quân phiệt và ngoại giao của phe hòa bình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Phân tích, làm rõ sự thay đổi của tình hình kinh tế xã hội đến việc thay đổi các tư tưởng ngoại giao của chính phủ Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến Chiến tranh thế giới lần thứ II Nhiệm vụ nghiên cứu: Thứ nhất: Phân tích sự thay đổi trong cơ cấu kinh tếxã hội và văn hóatư tưởng của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị Thứ hai: Phân tích nội dung tư tưởng ngoại giao mềm mỏng của Nhật Bản sau Hội nghị Washington Thứ ba: Phân tích nội dung tư tưởng quân phiệt phát triển mạnh mẽ và sụp đổ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự thay đổi về cơ cấu xã hội dẫn đến sự thay đổi về đường lối lãnh đạo của Chính phủ Nhật Bản từ năm 1868 đến năm 1945. Phạm vi nghiên cứu: Các cuốn sách, bài báo, bài giảng chuyên đề về lịch sử Nhật Bản từ cải cách Minh Trị đến năm 1945. 5. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện thông qua vận dụng những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn. Cụ thể là: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển được vận dụng khảo cứu quá trình chuyển biến của kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội thể hiện cụ thể trong sự hình thành và phát triển của tư tưởng ngoại giao của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được quán triệt xuyên suốt khi triển khai khóa luận. Phương pháp: Khóa luận sử dụng một số phương pháp cụ thể của ngành lịch sử, ngành Châu Á học và ngành triết học. 6. Ý nghĩa nghiên cứu Nhằm làm rõ hơn về tác động của bối cảnh xã hội và thế giới đến tư tưởng “Mở rộng sức ảnh hưởng của Nhật Bản trên thế giới” của Chính phủ và người dân Nhật Bản. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận chia làm 2 chương, 4 tiết: Chương 1: Sự thay đổi của kinh tếchính trịxã hội từ sau cải cách Minh Trị đến Hội nghị Washington (19211922) 1.1. Sự thay đổi kinh tế chính trị xã hội sau cải cách Minh Trị 1868 1.2. Sự thay đổi đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ chiến tranh Thế giới thứ nhất đến Hội nghị Washington (19211922) Chương 2: Nội dung tư tưởng đối ngoại của Nhật Bản từ sau Hội nghị Washington đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. 2.1. Kijūrō Shidehara và tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” 2.2. Tư tưởng của phe quân phiệt về tăng cường phát triển quân sự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA TRIẾT HỌC

- -LÊ THỊ THÊU

SỰ THAY ĐỔI CỦA XÃ HỘI, KINH TẾ ĐẾN CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CẢI CÁCH MINH TRỊ ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH TRIẾT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học: QH-2015-X

Trang 2

Hà Nội - 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA TRIẾT HỌC

- -LÊ THỊ THÊU

SỰ THAY ĐỔI CỦA XÃ HỘI, KINH TẾ ĐẾN CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU CẢI CÁCH MINH TRỊ ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Trang 3

Hà Nội - 2019

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm

ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Triết học, trường Đạihọc Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thờigian em học tập tại khoa, tại trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần ThịHạnh đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện vàhoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏinhững hạn chế và thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến của các thầy, các cô, cùng toàn thể các bạn để khóa luận này được hoànthiện hơn

Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2019 Sinh viên

Lê Thị Thêu

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu 6

6 Ý nghĩa nghiên cứu 7

NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: SỰ THAY ĐỔI CỦA KINH TẾ -CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI NHẬT BẢN TỪ SAU CÁI CÁCH MINH TRỊ ĐẾN HỘI NGHỊ WASHINGTON (1921-1922) 8

1.1 Sự thay đổi kinh tế -chính trị - xã hội sau cải cách Minh Trị 1868 .8

1.1.1 Cải cách chính trị, kinh tế, xã hội 8

1.1.2 Cải cách về giáo dục, văn hóa 13

1.1.3 Cải cách về ngoại giao 21

1.2 Sự thay đổi đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ chiến tranh Thế giới thứ nhất đến Hội nghị Washington (1921-1922) 23

1.2.1 Về kinh tế - chính trị - xã hội 23

1.2.2 Hội nghị Wasington 1921-1922 30

Trang 6

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TỪ SAU HỘI NGHỊ WASHINGTON ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN

TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 33

2.1 Kijūrō Shidehara và tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” 33

2.1.1 Kijūrō Shidehara幣原喜重郎 33

2.1.2 Tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác phát triển kinh tế” của Shidehara 36

2.2 Tư tưởng của phe quân phiệt về tăng cường phát triển quân sự 46

2.2.1 Nguyên nhân xuất hiện tư tưởng chủ nghĩa quân phiệt 46

2.2.2 Sự thay đổi của Nhật Bản trước sự lớn mạnh của chủ nghĩa quân phiệt .51

2.2.3 Sự thay đổi của xã hội Nhật Bản sau chiến tranh Thế giới thứ hai .56

Tiểu kết 59

KẾT LUẬN 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trong các quốc gia thuộc khu vực châu Á thì Nhật Bản là mộttrong những con rồng châu Á với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng NhậtBản là một đất nước với lãnh thổ được bao quanh bởi biển và nguồn tàinguyên thiên nhiên thấp, hàng năm phải chịu nhiều thiên tai như động đất,sóng thần nhưng vẫn vươn lên là một cường quốc Trong lịch sử phát triểncủa Nhật Bản, chúng ta thấy đường lối lãnh đạo sáng suốt của những nhà cầmquyền Nhật Bản Trong đó đáng nói đến nhất là công cuộc “Cải cách MinhTrị” Trong khi các nước phương Đông đang phải đứng trước mối nguy hại bịxâm lược từ phương Tây, vì chính sách “Bế quan tỏa cảng” mà các quốc gia

đã thực hiện, Nhật Bản đã nhanh chóng đưa ra con đường mới cho đất nướcmình bằng cách tiến hành ký các Hiệp ước với phương Tây và tiến hành chínhsách cải cách thay đổi đất nước

Sau khi thực hiện công cuộc cải cách thì Nhật đã vươn lên, ngăn chặn

sự xâm lược từ bên ngoài và còn trở thành đất nước quân phiệt trong thế chiếnthứ hai Trong quá trình phát triển để đưa Nhật Bản đi lên từ một nước phongkiến trở thành một đế quốc quân phiệt thì những quyết định, chính sách củaChính phủ liên tục thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước

Những nhân tố nào đã khiến cho tình hình của Nhật Bản có những thayđổi như thế? Liệu rằng nếu sự thay đổi này diễn ra chỉ do một phía từ các nhàlãnh đạo thì có đẫn đên thành công như vậy? Hay cần phải có sự hiệp sứcđồng lòng của toàn bộ nhân dân nước Nhật?

Vì những lý dó trên, tôi chọn đề tài “Sự thay đổi của xã hội, kinh tế đến chính trị của Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 8

Qua những công trình nghiên cứu về lịch sử Nhật Bản nói chung và tưtưởng về đường lối ngoại giao nói riêng đặc biệt là giai đoạn từ sau cải cáchMinh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai, có thể khái quát được một

số nghiên cứu chủ yếu sau:

Thứ nhất là nhóm nghiên cứu về tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản nói chung

Trong số những công trình nghiên cứu này thì đáng chú ý nhất là công

trình Lịch sử Nhật Bản (tái bản lần một năm 2012) của tác giả Nguyễn Quốc

Hùng chủ biên, NXB Thế giới, Hà Nội Trong tác phẩm này của NguyềnQuốc Hùng biên dịch thì ông đã liệt kê chi tiết các vấn đề của kinh tế xã hộiNhật Bản xuyên suốt từ thời kỳ cổ đại đến hiện đại trong đó có giai đoạn từcải cách Minh Trị đến kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai Cuốn sách diễn tảchi tiết nguyên nhân kinh tế chính trị xã hội dẫn đến cuộc cải cách Minh Trịnăm 1868 Xuất phát từ chính nhu cầu trong nước, sau khi kế hoạch “Bế quantỏa cảng” bị thất bại, để tránh bị các cường quốc phương Tây xâm lược thìNhật Bản buộc phải đưa ra một sự lựa chọn nhát định là: tiếp tục duy trì thái

độ đối nghịch với phương Tây giống các nước kahsc trong khu vực trong mộtkhoảng thời gian tạm thời trước khi bị xâm lược hoặc phải tiến hành cải cáchxây dựng lại đất nước tránh thành nước thuộc địa Trước tình thế đó, Chínhquyền Mạc phủ không đủ năng lực phát triển đát nước, đồng thời nhân dântrong cả nước đứng lên ủng hộ Thiên hoàng khiến cho chế độ Mạc phủ Edotồn tại hơn 200 năm bị sụp đổ Sau khi lên ngôi, nhận được sự đồng lòng giúpsức từ toàn bộ nhân dân Nhật Bản từ Trung ương đến địa phương nên côngcuộc cải cách diễn ra nhanh chóng và thành công Nhưng cuốn sách tập trungchủ yếu nhất vào vấn đề kinh tế, xuất nhập khảu của Nhật Bản sau cải cáchMinh Trị mà chưa chú trọng nhiều đến yếu tố văn hóa tư tưởng của nhân dânNhật Bản để xây dựng một cơ cấu nhà nước mới Đồng thời, trong giai đoạn

từ những năm 30 của thế kỷ XX đến khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ haithì tác giả lại chú trọng nhiều đến các cuộc chiến tranh với Trung Quốc và

Trang 9

Nga, sự lớn mạnh của chủ nghĩa quân phiệt và sự thất bại của Nhật Bản tạichiến tranh Thế giới thứ hai Vì cuốn sách là Lịch sử Nhật Bản nên vấn đề màtác giả đưa ra chủ yếu là việc kể lại những mốc lịch sử một cách nối tiếp nhauchứ chwua có sự liên hệ giữa nguyên nhân xã hội đến tư tưởng ngoại giao củaNhật Bnar thười điểm đó.

Ngoài ra, công trình nghiên cứu của tác giả Võ Minh Vũ (2005), Cải cách địa tô ở Nhật Bản thời Minh Trị, trong Luận văn Thạc sĩ năm 2005 của

mình tại Bộ môn Nhật Bản thì tác giả lại chú trọng hơn đến vấn đề về cải cáchđịa tô, phân chia ruộng đất Nhưng công trình chú trọng đến các số liệu màchưa nêu ra được nguyên nhân sâu xa của cải cách ruộng đất đối với sự thaydổi của xã hội Nhật Bnar tại thời điểm đó Khi xã hội còn đang phụ thuộcnhiều vào nông nghiệp thì chính sách về đất đai ảnh hưởng rất nhiều đến cơcấu xã hội Thời kỳ Mạc phủ thì ruộng đất thuộc về giai cấp lãnh chúa, ngườinông dân phải trực tiếp canh tác trên mảnh đát đó và nộp tô thuế lại cho địachủ, nhưng sau cải cách thì việc nộp tô thuế lại phải do người chủ sở hữu củamảnh đất đó phải nộp, những người nông dân có một chút vốn có thể tự tiếnhành trao đổi mua bán ruộng đất với nhau Điều này giúp cho nông dân có thểyên tâm và chú trọng hơn vào sản xuất và hưởng được thành phẩm thu đượctrên mảnh đất của mình

Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về tư tưởng ngoại giao của Nhật Bản

Trong các công trình này thì tiêu biểu nhất là tác phẩm Ngoại giao Nhật Bản của tác giả Ire Akira được Nxb Tri thức xuất bản năm 2013 tại Hà

Nội Tác phẩm là cái nhìn của một người Nhật về con đường ngoại giao củaNhật Bản qua các thời kỳ lịch sử Do tác phẩm của một người Nhật Bản viếtnên có những chi tiết được nhìn nhận qua lăng kính chủ quan, bảo vệ ngườiNhật Đáng chú trọng trong cuốn sách này là nội dung của tác giả về “Triết lýngoại giao Shidehara” Ire Akira đã đưa ra những lý luận về đường lối ngoạigiao mà Bộ trưởng Shidehara đã đưa ra tại thời điểm sau Hội nghị

Trang 10

Washington khi mối quan hệ của Nhật Bản và Hoa Kỳ đang trở nên căngthẳng Các nội dung trong đường lối ngoại giao hòa bình hợp tác phát triểnkinh tế mà Shidehara đã đươc ra được Ire Akira nhận xét và đánh giá cao.Nhưng thiếu xót của công trình này là ông đã không chú trọng đến mối quan

hệ rành buộc tác động lẫn nhau của hai đường lối ngoại giao tại thời điểm đó

là ngoại giao của phe quân phiệt và ngoại giao của phe hòa bình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Phân tích, làm rõ sự thay đổi của tình hình kinh

tế - xã hội đến việc thay đổi các tư tưởng ngoại giao của chính phủ Nhật Bản

từ sau cải cách Minh Trị đến Chiến tranh thế giới lần thứ II

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất: Phân tích sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế-xã hội và văn

hóa-tư hóa-tưởng của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị

Thứ hai: Phân tích nội dung tư tưởng ngoại giao mềm mỏng của NhậtBản sau Hội nghị Washington

Thứ ba: Phân tích nội dung tư tưởng quân phiệt phát triển mạnh mẽ vàsụp đổ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự thay đổi về cơ cấu xã hội dẫn đến sự thay

đổi về đường lối lãnh đạo của Chính phủ Nhật Bản từ năm 1868 đến năm1945

Phạm vi nghiên cứu: Các cuốn sách, bài báo, bài giảng chuyên đề về

lịch sử Nhật Bản từ cải cách Minh Trị đến năm 1945

5 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Khóa luận được thực hiện thông qua vận dụng nhữngnguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảiquyết vấn đề lý luận và thực tiễn

Trang 11

Cụ thể là: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự pháttriển được vận dụng khảo cứu quá trình chuyển biến của kinh tế, chính trị, xãhội và tư tưởng Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng,tồn tại xã hội và ý thức xã hội thể hiện cụ thể trong sự hình thành và phát triểncủa tư tưởng ngoại giao của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn được quán triệt xuyênsuốt khi triển khai khóa luận

Phương pháp: Khóa luận sử dụng một số phương pháp cụ thể củangành lịch sử, ngành Châu Á học và ngành triết học

6 Ý nghĩa nghiên cứu

Nhằm làm rõ hơn về tác động của bối cảnh xã hội và thế giới đến tưtưởng “Mở rộng sức ảnh hưởng của Nhật Bản trên thế giới” của Chính phủ vàngười dân Nhật Bản

7 Bố cục

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận chia làm 2 chương, 4 tiết:Chương 1: Sự thay đổi của kinh tế-chính trị-xã hội từ sau cải cáchMinh Trị đến Hội nghị Washington (1921-1922)

1.1 Sự thay đổi kinh tế -chính trị - xã hội sau cải cách Minh Trị

18681.2 Sự thay đổi đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ chiến tranh

Thế giới thứ nhất đến Hội nghị Washington (1921-1922)Chương 2: Nội dung tư tưởng đối ngoại của Nhật Bản từ sau Hội nghịWashington đến kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai

2.1 Kijūrō Shidehara và tư tưởng ngoại giao theo hướng “hợp tác

phát triển kinh tế”

2.2 Tư tưởng của phe quân phiệt về tăng cường phát triển quân sự

Trang 12

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SỰ THAY ĐỔI CỦA KINH TẾ -CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI NHẬT BẢN TỪ SAU CÁI CÁCH MINH TRỊ ĐẾN HỘI NGHỊ

WASHINGTON (1921-1922) 1.1 Sự thay đổi kinh tế -chính trị - xã hội sau cải cách Minh Trị 1868 1.1.1 Cải cách chính trị, kinh tế, xã hội

Cuối thời kỳ Edo, cũng như các nước khác của phương Đông thì chế độphong kiến ngày càng không còn phù hợp vưới xã hội và ngày một đi xuống.Trong tình hình đó, các quốc gia phương Đông còn phải đối mặt với nguy cơ

bị các cường quốc phương Tây xâm lược và biến thành thuộc địa Từ chính sựthay đổi của tình hình thế giới và tình hình nội bộ Nhật Bản, đồng thời đểtránh nguy cơ trở thành một nước nô lệ, Nhật Bản đã đưa ra quyết định “mởcửa” với các nước phương Tây sau khi kế hoạch “Bế quan tỏa cảng thất bại”.Chính trị Nhật Bản chuyển từ chế độ phong kiến sang chế độ quân chủ lậphiến, quyền lực chuyển từ tay dòng họ Tokugawa sang Thiên hoàng Đâyđược coi là bước chuyển quan trọng làm thay đổi hoàn toàn Nhật Bản tronggiai đoạn cuối thế kỷ XIX

Việc đầu tiên sau khi chính quyền của Thiên hoàng tiếp nhận đất nước

đã tiến hành sự kiện Vương chính phục cổ (Osei fukko): ngày 3 tháng 1 năm

1868, Tướng quan Tokugawa Yoshinobu chính thức bị tước đất đai, chức vụ

để trao lại cho Thiên hoàng Ngày 11 tháng 4 năm 1868, Mạc phủ đã ra lệnh

mở cửa thành Edo để đầu hàng quân đội triều đình Sự kiện này đã dánh dấumốc cho việc kết thúc chế độ nắm quyền của dòng họ Tokugawa dựng lên từđầu thế kỷ XVII

Chính quyền mới đặt ra mục tiêu cho đất nước là Phú quốc cường binh (Fukoku Kyohei) với đường lối chiến lược là: độc lập quốc gia và phấn đấu từng bước tiến lên bình đẳng với các nước phương Tây.

Trang 13

Ban lãnh đạo mới cho rằng thời điểm này Nhật Bản còn chưa đủ mạnh,

vì vậy phải tiến hành nâng cao sức mạnh quân sự trên có sở của sức mạnh

kinh tế Tư tưởng đó đã được thể hiện trong Năm lời thề (Gokazo no

goseimon: ngũ điều ngự thệ văn) được công bố trong ngày 14 tháng 3 năm

1868 gồm:

1 Hội nghị phải được mở rộng và những vấn đề quốc gia phải docông luận quyết định

2 Trên dưới một lòng ra sức chăm lo cho công việc đại sự quốc gia

3 Từ bách quan văn võ đến thường dân, mọi người phải được tự dotheo đuổi chí nguyện của mình để trong nước không còn sự bấtmãn

4 Phải từ bỏ những tập quán xấu và mọi việc phải dựa và công đạo(công pháp quốc tế)

5 Phải tiếp thu kiến thức từ khắp nơi trên thế giới để chấn hưng đấtnước[8, tr.249]

a Những cải cách về chính trị - xã hội

Sau khi Thiên hoàng nắm giữ quyền hành thì việc đầu tiên trong việcthay đổi cơ cấu xã hội đó là việc xóa bỏ mâu thuẫn giữa các giai cấp và sựcách biệt giữa các tầng lớp trong xã hội Năm 1869, hình thành 4 tầng lớp mớicho xã hội đó là: Hoa tộc (Kazoku gồm các Daimyo và các quý tộc cao cấp),

Sĩ tộc (shizoku gồm các võ sĩ của các Daimyo và các Bakufu), Tốt tộc(Sostuzoku gồm các giai cấp công, nông, thương), Bình dân (Heimin gồm các

võ sĩ cấp dưới sau khi Mạc phủ sụp đổ không có công việc cụ thể) Trong quátrình bình đẳng tứ dân thì tầng lớp Sĩ tộc phải hy sinh nhiều nhất Khi các võ

sĩ bị tước bỏ quyền đeo kiếm thì họ còn bị dẫn cắt bỏ lương bổng để phát triểnkinh tế đất nước

Theo đó, mọi người đều có quyền tự do chuyển đổi chỗ ở và nghềnghiệp của mình; tự do kinh doanh; xác lập quyền sở hữu ruộng đất

Trang 14

Sơ đồ cơ cấu tổ chức chính quyền Trung ương

Mô hình nhà nước Thái chính quan về cơ bản tồn tại đến khi chế độ nộicác được ấp dụng từ tháng 12 năm 1885 Tuy vậy trong quá trình hoạt độngvẫn có sự thay đổi như vào tháng 7 năm 1869 thì chính phủ lại được chiathành 2 quan 6 bộ trong đó Thần chỉ quan tách ra nằm độc lập chỉ phụ tráchcác vấn đề về tôn giáo còn Thái chính quan trực tiếp quản lý các cơ quan cònlại

Tháng 7 năm 1868, các han bị phế bỏ và thay đổi cơ cấu thành chế độ 3

phủ và 302 huyện Đến tháng 11 năm 1868 hợp nhất thành 3 phủ và 72 huyện.Đến ngày 14 tháng 7 năm 1871, chính phủ đã công bố chiếu thư “Phế phiêntrí huyện” năm 1888 được cấu tạo thành 1 đạo, 3 phủ và 43 huyện và cơ cấu

tổ chức này được áp dụng cho đến tận ngày nay

Về quân đội, chính phủ thành lập 2 bộ: Bộ lục quân và Bộ hải quânthay thế cho Bộ binh Trong đó, hải quân được tổ chức theo mô hình hải quâncủa Anh còn lục quân được tổ chức theo mô hình của Phổ

Cải cách về địa tô, mọi người tiến hành nộp tô thuế theo giá trị củamảnh đất, có thể nộp bằng tiền mặt hoặc vật phẩm Mức thuế là 30% giá trị

Trang 15

đất và người phải nộp thuế là người chủ của mảnh đất chứ không phải làngười lao động làm thuê trên mảnh đất đó.

b Những cải cách về kinh tế

Chính quyền tiến hành cải cách kinh tế theo cách xóa bỏ chế độ mangtính chất phong kiến và thiết lập một nền kinh tế hiện đại, khuyến khích mọingười phát triển kinh tế phát triển đất nước và lấy kinh tế để đầu tư cho quânđội, xây dựng nền quân sự lớn mạnh

Chính phủ đề ra các chính sách phát triển kinh tế “Minh Trị sơ kỳ”, lấyxuất phát điểm từ một nước công nghiệp với 72,6% là nông dân Mục tiêuđược đề ra là: phát triển công nghiệp hiện đại hóa; mở rộng sản xuất nôngnghiệp, giảm mức thuế từ 3% xuống 2,5% giá đất [44, tr.235]

Những biện pháp cụ thể được đề ra: du nhập chuyển giao kỹ thuật sảnxuất hiện đại, thuê chuyên gia nước ngoài trong thời kỳ đầu nhưng đến cuốithời Minh Trị thì các chuyên gia được thay đổi dần bằng chuyên gia ngườiNhật Bản; cử người đi đào tạo ở nước ngoài; mở các trường trung cấp nghề đểđào tạo lực lượng lao động; hợp tác kỹ thuật, chuyển giao công nghệ

Năm 1870, chính phủ tiến hành thành lập bộ Công nghiệp, năm 1874

bộ Nội vụ và bộ Tài chính được thành lập Đồng thời, chính phủ tiến hànhnhượng lại một số công ty quốc doanh cho những nhà tư bản lớn quản lý nếu

có khả năng hay chuyển nhượng cho các công ty độc quyền có thế lực lớnnhư Mitsui, Mitsubishi Ngoài ra, nhà nước sẽ quản lý các công xưởng quân

Trang 16

chiến thắng trong cuộc chiến tranh Tây Nam Đến năm 1893, Nhật Bản đã cóhơn 2.000 dặm đường xe lửa, 100.000 tấn trọng tải tàu biển chạy bằng hơinước.

Hệ thống điện tín, điện thoại và bưu chính được đầu tư xây dựng vàđưa vào hoạt động rộng rãi Hệ thống tài cính tiền tệ được cải cách, áp dụngchế độ “Bản vị vàng” để cố định tỷ giá Yên là 1 Đôla Mỹ bằng 2 Yên Nhật.Việc áp dụng cố định tỷ giá Yên để tạo điều kiện cho việc xuất khẩu

Từ đây, nền kinh tế Nhật Bản dần phát triển từ một nước nhập khẩuchuyển dần sang xuất khẩu các mặt hàng như dệt, đóng tàu (xuất khẩu sangTrung Quốc)

Với các chính sách phát triển kinh tế được chính quyền Minh Trị đề ra,mặc dù chưa thể hoàn thành đầy đủ và hoàn thiện so với mục tiêu nhưng kinh

tế của Nhật Bản cũng có sự phát triển mạnh mẽ Đến giữa thời kỳ Minh Trịthì nền kinh tế Nhật Bản đã thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ, vượt xa các nướcphương Đông thời bấy giờ và thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược từ các nướcphương Tây Hơn nữa, cùng với những điều kiện mà Nhật Bản đã đạt được thìchính quyền Minh Trị đã giành lại quyền sửa đổi ở các bản hiệp ước trước đóvới phương Tây, bình đẳng hơn với các nước phương Tây không cần lệ thuộc

và giành lợi ích về cho đất nước

Việc xóa bỏ bất bình đẳng giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội vàmọi người được phép tự do lựa chọn nghề nghiệp đã giải phóng một lựclượng lớn các võ sỹ để tham gia vào quá trình lao động kiến thiết đất nước

Những người nông dân trẻ có thể từ bỏ việc làm ruộng để lên thành phốhọc nghề và tham gia vào các công việc công nghiệp, làm công nhân

Nhờ vào cải cách địa tô, Nhật Bản vẫn chú trọng phát triển nông nghiệpnhưng phát triển theo cách mới, nguồn lực về nông nghiệp vẫn đóng vai tròquan trọng

Việc đầu tư và phát triển cho công nghiệp nhẹ: tơ lụa, bông sợi (kéo sợibằng máy thay cho kéo sợi bằng tay khiến cho năng suất lao động tăng

Trang 17

mạnh); các ngành công nghiệp nặng: cơ khí sản xuất máy móc, đóng tàu, cơđiện, hóa chất,… hàng hóa của công nghiệp trước hết phục vụ cho đất nướcnhưng sau này đã có sự dư thừa và xuất khẩu ra nước ngoài Từ năm 1899đến năm 1903, Nhật Bản là nước xuất khẩu tơ sống nhiều nhất thế giới, đạtmức 15 triệu pound (tương đương 6.806 tấn) mỗi năm [6, tr.109].

Bảng chỉ số sản xuất công nghiệp từ năm 1880 đến năm 1925

chung Dệt

Máy móc vàcông cụ Hóa chất

Nguồn: M.Yoshino “Hệ thống quản lý Nhật Bản – truyền thống và

đổi mới”, tập 1, Viện Kinh tế Thế giới, Hn, 1986, tr 50.

Các ngành công nghiệp phát triển mạnh tại Nhật Bản thời kỳ này chothấy thành công của con đường cải cách của chính quyền Minh Trị Các trungtâm công nghiệp lớn đã được hình thành như: Tokyo, Osaka, Yokohama,Kobe

1.1.2 Cải cách về giáo dục, văn hóa

Để đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia phát triển hiện đại nhưphương Tây thì chính quyền Minh Trị (Meiji) đã chú trọng xây dựng nền giáodục theo mô hình của các nước phương Tây Trong thời kỳ Edo, việc quản lý

về giáo dục đã tạo ra một tỷ lệ dân số biết chữ cao Vì vậy, việc giáo dục thời

kỳ này trở nên dễ dàng hơn

Trang 18

Sau khi tiếp nhận chính quyền từ Mạc phủ, ban lãnh đạo chính quyềnMinh Trị (Meiji) đã tiến hành một loạt cải cách nhằm theo đuổi khẩu hiệumang tính chiến lược: “Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượtphương Tây” Để triển khai khẩu hiệu này, một trong ba chính sách lớn củachính quyền Minh Trị (Meiji) được thực thi đó là “Văn minh khai hóa” Do

đó, một cao trào học tập các nước phương Tây đã diễn ra ở Nhật Bản trongkhoảng hai thập kỉ đầu thời Minh Trị (Meiji) Và việc tiếp thu văn minh vănhóa phương Tây được bắt đầu ngay từ giáo dục Mặt khác, việc thống nhất lạiđất nước cũng là điều kiện quyết định trong công cuộc cải cách giáo dục nàycủa Nhật Bản để vừa cung cấp nguồn nhân lực, vừa đảm bảo an ninh quốcgia, toàn vẹn lãnh thổ

Công cuộc cải cách giáo dục chính thức bắt đầu với việc Bộ giáo dụccông bố “Học chế” ngày 3 tháng 8 năm 1872 Học chế gồm 213 điều với một

số tư tưởng chủ đạo như sau:

- Nhà trường dành cho tất cả mọi người và dựa vào kiến thức Âu –Mỹ

- Đào tạo con người làm giàu cho Tổ quốc và bảo vệ đất nước

- Xây dựng nhiều trường học, mở rộng các trường cao đẳng vàchuyên nghiệp

Học chế đã phủ nhận lối suy nghĩ coi học vấn chỉ phục vụ cho lợi íchquốc gia mà “học vấn chính là vốn liếng để lập thân”, chủ trương tư tưởngthực học và khuyến khích mọi người tới trường

Học chế đã vạch ra một hệ thống trường học thống nhất thay cho hệthống trường học có hai chế độ: một cho võ sĩ, một cho bình dân dưới thờiEdo Sự thay đổi này chính là đặc điểm quan trọng nhất của giáo dục thờiMinh Trị (Meiji) Bên cạnh đó, học chế còn chia toàn quốc thành 8 khu Đạihọc Theo đó, ở mỗi khu có một trường Đại học Mỗi khu đại học lại quản lý

32 khu trung học, mỗi khu trung học quản lý 210 khu tiểu học Nghĩa là, theo

Trang 19

kế hoạch, Nhật Bản sẽ phải xây dựng trên toàn quốc 53.760 trường học, tứctrung bình có khoảng 600 dân 1 trường tiểu học.

Để phù hợp với tình hình đất nước, phương châm giáo dục Nhật Bảnhướng đến thời bấy giờ mang tính chất toàn diện, toàn dân, hướng đến mộtnước Nhật Bản trong tương lai không những dồi dào nguồn nhân tài mà cònphục vục công cuộc phát triển toàn diện đất nước trên mọi lĩnh vực Để thựchiện mục tiêu chiến lược này, chính quyền Minh Trị (Meiji) đã lần lượt chothực hiện cải cách bằng những nội dung và phương pháp khác nhau:

Về nội dung, cải cách đã tập trung xây dựng một nền giáo dục thựcdụng theo kiểu phương Tây, chú trọng tính hiệu quả trong công việc học tậpmang lại bởi sở dĩ, nền giáo dục Nho học trước đây quá thiên về hư học, tứcchỉ sử dụng Nho học trong việc cung cấp tri thức, giáo dục và đào tạo nhân tàimang tính hàn lâm cao mà bỏ bê việc trang bị kiến thức khoa học kĩ thuật vàthực nghiệm Hơn nữa, trong thời kì chủ nghĩa tư bản đang lên lúc bấy giờ thìviệc bức thiết đối với Nhật Bản chính là thực hiện một bước đi mới theo kiểuphương Tây

Giáo dục là cái nguồn cội của mọi sự phát triển đất nước Do đó, chínhsách của Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) đã tập trung ngay vào việc coi trọnggiáo dục từ cấp bậc tiểu học và đào tạo đội ngũ giáo viên có chuyên mônchuyên nghiệp Việc giáo dục đối với trẻ em được thực hiện từ rất sớm đểhướng đến hình thành nhân cách trẻ Nhật Bản là người có tính tự lập, tự chủcao, có tinh thần học hỏi cầu tiến, biết khiêm nhường, kính trên nhường dưới

và luôn tôn trọng mọi người Trong những năm đầu cải cách, để đẩy mạnhchiến lược giáo dục toàn diện, chính phủ đã phải tiến hành song song hai biệnpháp: Một là, cưỡng chế người dân cho trẻ em đến trường bằng sắc lệnh; hai

là, hỗ trợ người dân về mặt tài chính, chẳng hạn cấp phát những đồ dùng thiếtyếu cho học tập của trẻ em như sách giáo khoa, phấn, bút chì,…Một hệ thốngtrường tiểu học được thiết lập theo Luật trường Tiểu học và được coi là cơ sởcủa hệ thống giáo dục quốc dân Theo Học chế năm 1872 thì thời gian giáo

Trang 20

dục bắt buộc là 8 năm, nghĩa là tất cả trẻ em từ 6 đến 13 tuổi phải được đếntrường Môn học chính được chú trọng đối với trẻ em là bậc tiểu học là môn

Tu thân Bởi lẽ, quan niệm của người Nhật Bản là rèn luyện phẩm chất đạođức không tách rời việc học tập tri thức văn hóa Đây chính là khía cạnh tạocho nền giáo dục Nhật Bản khác hẳn với nền giáo dục phổ thông ở các nướcphương Tây

Đối với giáo viên, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng được chínhphủ đặc biệt chú ý Nhiều chính sách ưu tiên cho những người theo học ngành

sư phạm Nhân việc nhận được tiền bồi thường chiến tranh của nhà Thanh saucuộc chiến tranh Trung – Nhật năm 1894-1895, chính quyền Minh Trị (Meiji)

đã dành một phần đáng kể để nâng lương cho giáo viên Nhưng bên cạnhnhững ưu tiên đó, chính phủ cũng buộc họ không được đổi nghề, kèm với đó

là việc đặt ra những tiêu chuẩn rất chặt chẽ, yêu cầu về trình độ giáo viênngày càng cao Đó là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạocủa các trường học ở Nhật Bản kể từ thời Minh Trị (Meiji)

Về mục đích, giáo dục Nhật Bản hướng đến một nền giáo dục tiên tiếnphương Tây trong mối quan hệ bình đẳng giữa tất cả các tầng lớp trong xãhội, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, ai ai cũng được học tập Việctiếp thu văn minh phương Tây là một chủ trương lớn của chính quyền MinhTrị được khẳng định trong Năm lời thề (14-3-1868) khẩu hiệu mang tínhchiến lược: “Học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, đi vượt phươngTây” Vốn là một dân tộc nhạy cảm với những biến đổi bên ngoài và có khảnăng thích nghi cao, Nhật Bản tiếp thu những thành tựu và văn hóa phươngTây một cách khá nhanh chóng Sau đó, Nhật Bản lần lượt từng bước biến nóthành tài sản của mình, nghĩ là, luôn giữ thái độ tiếp thu một cách chủ động

mà vẫn đảm bảo việc duy trì và phát huy tốt bản sắc dân tộc Do đó, việc dunhập văn minh phương Tây dưới thời Minh Trị cũng được thực hiện vớiphương châm như vậy

• Một số thành tựu trong công cuộc cải cách giáo dục

Trang 21

Trong công tác giáo dục và đổi mới giáo dục, “Tính đến năm 1890 đã

có khoảng 3.000 chuyên gia giáo dục ngoại quốc sang làm việc ở ngành giáodục Nhật Bản” [9, tr.129] Với quyết tâm nâng cao trình độ dân trí, chínhquyền đã áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc và bình đẳng cho tất cả mọi thànhphần xã hội Nhờ đó, “năm 1873, mới chỉ có 28% tổng số cư dân đến tuổi đihọc thì năm 1882 con số này đã tăng lên 50%, năm 1895 là 67%, 1904 là98%” [9, tr.129]

Thành tựu mà Nhật Bản đã đạt được trong giáo dục đúng như theonhận xét của Edwin O Reischauer: “Một nền giáo dục phổ cập đã khiến choNhật Bản trở thành nước đầu tiên ở châu Á có một quần chúng biết đọc biếtviết Một trình độ giáo dục phổ thông cao, cũng như sức mạnh quân sự và khảnăng kĩ nghệ là lý do cắt nghĩa tại sao Nhật Bản đã chiếm được ưu thế tạivùng Đông Á vào nửa đầu thế kỉ XX” [31, tr151]

Trong sự nghiệp duy tân đất nước, giáo dục là ngành đặc biệt được coitrọng bởi vai trò đặc thù tạo nên nguồn lực trí thức cho sự phát triển căn bản

và bền vững của tất cả các ngành sản xuất, kĩ thuật, quản lý của Nhật Bản.Trong công cuộc đổi mới giáo dục đó phải kể đến công lao của FukuzawaYukichi (1835-1901) Ông được tôn vinh là “người thầy của dân tộc”, “ngườicha của nước Nhật cận đại” và “Voltaire của Nhật Bản” Tư tưởng cải cáchcủa ông có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình thiết lập và sự phát triển củamột nhà nước mới và có ý nghĩa vạch đường đi cho dân tộc

Để đẩy mạnh việc tiếp thu văn minh phương Tây, yêu cầu đất nướcphải có một nền tảng học, am hiểu những lĩnh vực chuyên môn của ngườinước ngoài Do đó, buộc phải có một đội ngũ học giả có quan hệ mật thiết vớinhau, cùng đóng góp công sức cho công cuộc đổi mới trong giáo dục, để vừa

có thể trao đổi học vấn, vừa có thể học hỏi lẫn nhau, Mori Arinori (Sâm lễ; 森森森 ; 1847-1889) đã đề nghị “thiết lập một học hội vừa để chấn hưng họcthuật vừa để làm gương mẫu đạo đức” [48]

Trang 22

Hữu-Vì thế Mori Arinori đã cùng bàn bạc với Nishimura Shigeki (Tây-thônMậu-thụ; 森森森森 ; 1828-1902) về khả năng thành lập một hội trí thức dựa theo

mô hình của Hoa Kỳ Hội mang tên là Meirokusha (Minh-lục-xã), bởi lẽ việcthành lập hội được thảo luận vào năm thứ 6 thời Minh Trị (1873) “Minh” làMinh Trị, “lục” là 6, và “xã” là hội Tôn chỉ thiết lập của hội công bố mộtnăm sau đó, được tóm tắt như sau: “Nhằm xúc tiến giáo dục trong nước,nhóm hữu chí chúng tôi thương nghị về các biện pháp, hội họp các ngườiđồng chí để trao đổi ý kiến, mở mang kiến thức”[42, tr.403] Qua tháng 2 năm

1875, Meirokusha được chính thức thành lập

Sau khi thành lập, hội trí thức Meirokusha đã bắt tay ngay vào việcdịch thuật, truyền bá tri thức và những khái niệm khoa học sang Nhật ngữ,đặc biệt là các thuật ngữ chính trị, khoa học, triết học Không dừng lại ở đó,các học giả còn nhận thấy giá trị tư tưởng và triết luận trong tinh thần vănminh phương Tây nên đã chủ trương tiếp thu cả những văn minh đó nhưngtrên cơ sở vẫn duy trì và bảo tồn hệ tư tưởng phương Đông Nishi Amane -một quan viên của hai chính quyền Tokugawa và Minh Trị (Meiji) đã viết thưgửi giáo sư J J Hoffmann – người mà ông từng thụ giáo trong thời gian duhọc ở Leiden, Hà Lan, vào thập niên 1860 như sau: “Nhằm cải thiện quan hệvới các nước Âu châu, nội chính và các cơ chế ở Nhật cần phải được đổi mới.Nhưng muốn đổi mới thì phải có kiến thức về các ngành thống kê, luật pháp,kinh tế, chính trị học, quan hệ ngoại giao, nhưng các ngành này chưa có aidạy ở Nhật Bởi vậy, mục đích của chúng tôi là học đủ mọi thứ và nghiên cứu

cơ sở triết học của các ngành đó Vì cơ sở tôn giáo trong luật pháp của nướcchúng tôi khác với triết học của Descartes, Locke, Hegel, và Kant, chúng tôi

sẽ nghiên cứu tất cả Chúng tôi cảm thấy việc nghiên cứu các đề tài này sẽ

có ích cho việc nâng cao trình độ văn hóa của chúng tôi” [Trích dẫn 7, tr.214].Các học giả trong hội Meirokusha đã để lại rất nhiều tác phẩm có anh hưởngmạnh mẽ đến xã hội lúc bấy giờ, trong đó có “Lân thảo” của Kato viết năm

Trang 23

1861, “Tây dương sự tình” của Fukuzawa Yukichi, “Bách nhất tân luận” củaSishi Amane,…

Mặt khác, để canh tân đất nước trong giáo dục được toàn diện, ngườiNhật cũng nhận ra điều cần thiết là phải kiên quyết loại bỏ lối tư duy cũ vàcách thức lỗi thời Yêu cầu đặt ra là phải coi trọng thực học và những giá trịthực tiễn hơn là lý chỉ mang tính thuyết hàn lâm, giáo điều Do đó, cùng vớiviệc cử trí thức đi nước ngoài học tập, Nhật Bản còn cho mời các giáo sư,chuyên gia ngoại quốc về giảng dạy và làm cố vấn trong các lĩnh vực khácnhau

Như vậy, sau khi chính quyền Tokugawa trao trả lại quyền lực chính vàđất đai cho Thiên hoàng và Nhật Bản mở cửa đất nước thì Nhật Bản đã bướcđầu khôi phục lại được tổn thất trước kia do chính quyền Tokugawa gây ra,đặc biệt là trong hệ thống giáo dục, đưa nước Nhật ngày càng hưng thịnh sánhngang với sự phát triển của các nước phương Tây và đi đầu trong các nướcĐông Á về giáo dục

Trong công cuộc tiếp thu nền tri thức của phương Tây thì trong đờisống văn hóa Nhật Bản cũng có sự thay đổi rõ rêt khi chính quyền đưa ra lệnh

áp dụng trong cả nước về việc ăn mặc, đi lại của người dân Theo đó, đàn ôngthay vì để tóc dài của thời Mạc phủ thì đến thời kỳ này đàn ông phải cắt tốcngắn giống Tây hóa, việc tham dự trong những buổi lễ quan trọng thì phảimặc Âu phục đi giày da Việc dùng đồ dùng phương Tây được coi là đúngmốt và sang trọng

Chính phủ Minh Trị ra quyết định thay đổi từ sử dụng lịch Âm sang sửdụng lịch Dương theo các nước phương Tây

Xu hướng Tây hóa trong xã hội Nhật Bản được thể hiện rõ nhất trongviệc ăn uống Thời kỳ Mạc phủ mọi người chủ yếu ăn uống lấy các món rau,

cá là chủ yếu nhưng đến thời kỳ này thì việc ăn thịt được nhiều người làmtheo Trong đó, việc ăn lẩu bò được mọi người coi là văn minh và mọi ngườiđều thi đua nhau ăn lẩu bò

Trang 24

Đỉnh điểm của xu hướng Tây hóa là việc xây dựng Minh Lộc quán(Rokumeikan) năm 1883 do kiến trúc sư người Anh Josiah Conder (1852-1920) thiết kế, sử dụng để tiếp khách nước ngoài và nơi gặp gỡ của giớithượng lưu, đây là kiến trúc theo mô hình của châu Âu thời kỳ Trung cổ.

Từ đó ta thấy rõ quyết tâm cải cách đất nước theo phong trào Tây hóacủa Nhật Bản để đưa đất nước đi lên thoát khỏi xã hội phong kiến lạc hậu

Việc tiếp cận văn hóa từ Âu – Mỹ kết hợp với văn hóa truyền thống đãtạo nên nét văn hóa mới mang đặc trưng riêng cho văn hóa Nhật Bản Các nétvăn hóa từ ăn mặc, đi lại đều theo phong cách phương Tây Đồng thời, hàngloạt các tòa soạn báo được mở ra

Thiên chúa giáo du nhập vào Nhật Bản thời kỳ đầu còn bị sự bài xíchnhưng từ sau năm 1873 thì các nhà truyền giáo được phép hoạt động tự do vàThiên chúa giáo không bị cấm tại Nhật Bản nữa

Trong lĩnh vực học thuật cũng có sự thay đổi theo hướng phương Tây

Về cả triết học, luật học hay kinh tế học thì trường phái chủ đạo được chínhquyền Minh Trị lựa chọn đều là trường phái của Đức

Việc phổ cập giáo dục là một chính sách được coi là thành công trongthời kỳ Minh Trị Số người biết chữ ở Nhật Bản tăng cao, trình độ dân chíđược nâng lên tạo điều kiện cho sự phát triển nền văn học mới nền văn họcnày dựa trên chủ nghĩa tả thực để miêu tả chân thực về cuộc sống con người

và thiên nhiên Nhật Bản Về thơ ca, thơ của thời kỳ Minh Trị chịu ảnh hưởngnhiều từ phương Tây nên đã hình thành kiểu thơ mới không bị rành buộc nhưkiểu thơ thời kỳ Mạc phủ

Các lĩnh vực khác như hội họa, âm nhạc, kiến trúc cũng chịu ảnhhưởng mạnh của phương Tây Mọi người sẽ học khiêu vũ, tổ chức tiệc tùng,hòa nhạc tại các phòng xây dựng theo phong cách châu Âu như Minh Lộcquán

Các chính sách cải cách mà chính phủ Minh Trị đã đặt ra và tiến hành

là một bước đi vững chắc đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc

Trang 25

hậu dễ bị phương Tây xâm lược Chính sách giáo dục giúp cho Nhật Bản xâydựng một lực lượng nhân công lao động có trình độ cao, phát triển kinh tế.Việc đào tạo những người trẻ tuổi tại nước ngoài đã làm cho số lượng chuyêngia kỹ thuật tăng Các trường nghề được mở ra và việc thực hiện chính sách

tự do trong công việc đã làm cho cuộc sống người dân được nâng cao

Các chính sách về phát triển kinh tế đã biến Nhật từ một nước phụthuộc và phương Tây thành một nước đã tự đứng lên xuất khẩu sản phẩmsang phương Tây và có thể đặt điều kiện ký các bản hiệp ước bình đẳng vớiphương Tây

Về các lĩnh vực như quân sự, luật học,… Nhật Bản đã tiếp thu thànhcông các thành tựu của phương Tây để áp dụng vào đất nước mà không phảichịu nhiều ảnh hưởng của việc thử nghiệm Ví dụ về quân sự, mô hình hảiquân của Anh và mô hình lục quân của Đức là hai mô hình quân sự mạnh lúcbấy giờ và Nhật Bản đã kế thừa và vận dụng thành công vào mô hình quân sựcủa nước mình Từ đó tạo điều kiện hình thành lực lượng quân sự mạnh mẽtrong chiến tranh thế giới

1.1.3 Cải cách về ngoại giao

Để đổi được sự hòa bình nhằm tập trung cho phát triển nền kinh tế vàthay đổi trong xã hội thì Nhật Bản cũng đã phải trả một cái giá nhất định.Trong thời kỳ bắt đầu phá bỏ chính sách “Bế quan tỏa cảng” thì chính phủMinh Trị đã tiến hành ký các bản Hiệp ước bất bình đẳng với các nướcphương Tây và đổi lại việc không bị phương Tây xâm lược Nhưng đến thờiđiểm đất nước Nhật Bản đang trên đà phát triển thì đối với phương Tây, NhậtBản đã trở thành một mối “hiểm họa ngầm” vì thế cần thực hiện các biệnpháp nhằm ngăn chặn sự phát triển và bành trướng của Nhật Bản Đối vớichính phủ Minh Trị thì lại cảm thấy ngược lại, khi họ có thể tự chủ về kinh tế

- xã hội đang trên đà phát triển mạnh, hơn thế nữa họ nhìn thấy tiềm năngquân sự của chính quốc gia của mình Vì thế nên họ cảm thấy các bản Hiệpước bất bình đẳng đã ký trước đó làm cản trở sự phát triển đất nước, các

Trang 26

cường quốc phương Tây cũng đang tìm cách chèn ép Nhật Bản Chính vì vậy,nhiệm vụ tiên quyết của Nhật Bản lúc này là tìm cách để xóa bỏ các bản Hiệpước bất bình đẳng đã ký với phương Tây trước đó Nhưng nhiệm vụ này đã bịthất bại nhanh chóng Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ ràng rằng: đối với cáccường quốc phương Tây thì miếng mồi béo bở như Nhật Bản họ sẽ không thểnào để vượt ra khỏi tầm tay của họ được Khi các bản Hiệp ước vẫn còn tồntại thì Nhật Bản vẫn còn là một nước chịu sự chi phối của phương Tây, cácbản Hiệp ước mất đi giá trị có thể khiến cho Nhật Bản thoát khỏi sự khốngchế và vượt lên Điều này khác gì việc phương Tây tự họ tạo nên một đối thủcho chính bản thân mình Phương Tây đến các nước phương Đông với mụcđích chính là để xâm lược và cướp nguồn tài nguyên chứ không phải để giúp

đỡ, xây dựng một đất nước lớn mạnh mà có thể trở thành đối thủ trong tươnglai của họ

Với Nhật Bản, sau khi thất bại trong cuộc đàm phán thì chính phủ MinhTrị đã tìm cách mở rộng sức ảnh hưởng của Nhật Bản ra bên ngoài Mục tiêuđầu tiên mà chính phủ Nhật Bản nhằm tới đó chính là Trung Quốc Trongsuốt bao nhiêu năm tồn tại, Trung Quốc luôn tự xưng mình là “anh cả” củakhu vực Phương Đông Trong lịch sử thì Trung Quốc cũng có nhiều lần đàn

áp Nhật Bản, vì thế để bước đầu khẳng định sức mạnh của đất nước, khếchtrương thanh thế của mình thì Nhật Bản đã lấy lý do tranh giành sức ảnhhưởng của Nhật Bản trên chủ quyền của bán đảo Triều Tiên nhằm gây xungđột với chính quyền nhà Thanh Trong khoảng thời gian trước thì bán đảoTriều Tiên vẫn chịu sự khống chế của chính quyền nhà Thanh, chính vì vậynên việc Nhật Bản có ý định với Triều Tiên đã dẫn đên cuộc xung đột Nhật –Thanh năm 1904, đồng thời cũng dẫn đến chiến tranh Nhật – Nga năm 1905

Hai cuộc chiến tranh Nhật Bản đều giành thắng lợi và yêu cầu hai nướcthua trận ký kết các bản hiệp ước nhằm công nhận chủ quyền của Bản đảoTriều Tiên và sau này bán đảo Triểu Tiên sẽ phụ thuộc vào Nhật Bản Đặc

Trang 27

biệt sau chiến tranh Nhât – Thanh, Nhật Bản giành lại những lợi ích từ việcnhà Thanh bồi thường chiến tranh nhằm đẩy mạnh sự phát triển về quân sự.

Nguyên nhân Nhật Bản lựa chọn chiến tranh với nhà Thanh và Nga làdo: đây là hai nước có tiềm lực mạnh, và có sức ảnh hưởng trên khu vực châu

Á Hơn thế nữa, trong thời điểm đấy thì hai nước đang trong giai đoạn suyyếu nên khó có thể giành thắng lợi so với Nhật Bản Khi Nhật Bản tiến hànhchiến tranh và giành thắng lợi có thể khiến cho các nước khác có cái nhìnkhác về nước Nhật: Nhật Bản không còn là một quốc gia nhỏ bé nằm ở châu

Á nữa mà giờ đây Nhật Bản đã trở nên mạnh mẽ khi có thể đánh thắng đượcmột đất nước lớn mạnh luôn xưng là “anh cả” châu Á và một nước nằm trongkhối các cường quốc phương Tây như Nga Chính vì vậy, việc chiến thắngtrong hai cuộc chiến tranh không những giúp cho Nhật Bản củng cố thêm vềkinh tế do nhận được bồi thường mà còn giúp cho quân đội Nhật Bản trở nênlớn mạnh hơn, người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính phủ hơn Haicuộc chiến tranh đều nhận được sự đồng lòng nhất trí từ chính nhân dân NhậtBản, họ luôn muốn khẳng định sức mạnh của dân tộc mình ra bên ngoài thếgiới, chính niềm tự tôn dân tộc của họ đã tạo động lực để người dân giảmthiểu chi tiêu sinh hoạt nhằm tập trung kinh tế để phát triển đất nước

Trong giai đoạn này, ngoại giao của Nhật Bản chú trọng chủ yếu đếnviệc mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản ra các nước khác trong khu vực Conđường chính phủ Minh Trị lựa chọn để khuyếch trương thanh thế của Nhật đóchính là con đường quân sự Nhật Bản đã tạo ra hai cuộc chiến tranh với haiquốc gia có ảnh hưởng lớn tại châu Á để nhằm khẳng định sức mạnh củamình, tuyên bố với các nước khác sự tòn tại của một quốc gia mang tên NhậtBản, hơn thế nữa, quốc gia này tuy có lãnh thổ nhỏ bé nằm tại phía đông châu

Á nhưng lại có sức mạnh quân sự mà các nước khác không thể coi thường

1.2 Sự thay đổi đường lối ngoại giao của Nhật Bản từ chiến tranh Thế giới thứ nhất đến Hội nghị Washington (1921-1922)

1.2.1 Về kinh tế - chính trị - xã hội

a Tình hình thế giới

Trang 28

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản ở phươngTây phát triển mạnh điều này đặt ra yêu cầu về việc thiết lập một trật tự thếgiới mới để mở rộng thị trường cho các cường quốc lớn ở Châu Âu Vì vậy tạikhu vực Châu Âu đã trở thành chiến trường lớn giữa các cường quốc mới vàcường quốc cũ, cuộc chiến chia làm hai phe đó là phe Hiệp Ước (chủ yếu làAnh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) và phe Liên Minh (chủ yếu làĐức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman) Châu Âu giai đoạn này được coi nhưmột chiến trường khốc liệt của thế giới, quân đội giữa hai phe tranh giànhmức ảnh hưởng tạo nên sức công phá gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế Toàn

bộ sức người và kinh tế đều được các nước sử dụng cho chiến tranh gây ramâu thuẫn giữa chính quyền và tầng lớp lao động ngay trong chính nội bộnhững cường quốc kinh tế Cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đivai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 nămqua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Hoa Kỳ Chiếntranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu Cuộc chiếndẫn đến sự sụp đổ của bốn đế quốc Nga (1917), Đức (1918), Áo - Hung(1918), Ottoman (1923) với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị suy đổtrong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai tròcường quốc Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tìnhcảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là mảnh đất rất tốt cho tưtưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới Rất nhiều các nước nhỏ xuấthiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan,quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gâymất ổn định thế giới sau này

Một trong những ảnh hưởng lâu dài nhất của Chiến tranh thế giới thứnhất là sự ra đời của Liên Bang Xô Viết Chiến tranh đã làm cho người dânNga lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn Hoàn cảnh này đã đẩy Nga vàocuộc Cách mạng tháng Mười với sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản Điều

đó khiến cho các nước phương Tây vô cùng lo sợ và đề phòng sự lan rộng của

Trang 29

chủ nghĩa cộng sản, làm nảy sinh những mối nghi ngờ liên tục lẫn nhau giữacác nước này và Liên Xô gần như suốt cả thế kỷ XX Chiến tranh Thế giới lầnthứ Nhất kết thúc cũng là sự mở màn cho thế lực phát xít lên ngôi tại nhiềunước trong bối cảnh xã hội bất ổn như tại Ý và Đức Như vậy châu Âu saucuộc chiến đã có sự chia rẽ rõ rệt về mặt chính trị giữa các lực lượng tạo bệphóng cho một cuộc thế chiến mới.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, để phục hồi lại nền kinh

tế đã bị kiệt quệ do chiến tranh thì các cường quốc đã mở cuộc họp nhằmthống nhất chia lại thế giới một lần nữa Hội nghị Washington được tổ chứctại Hoa Kỳ Trong Hội nghị Washington, Nhật Bản đã bị các nước lớnphương Tây chèn ép gây bất lợi với những điều ước bất bình đẳng

Khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ ban hành luật liên quan đến sựphân biệt chủng tộc đối với người nhập cư châu Á Điều này bắt đầu từ khi sốlượng công nhân nhập cư từ Trung Quốc đến Hoa Kỳ tăng nhanh Mặc dùngười Trung Quốc được tuyển dụng sang Hoa Kỳ để làm nhiều trong ngànhcông nghiệp khai thác mỏ và đường sắt nhưng người da trắng ở các bang vàvùng lãnh thổ Hoa Kỳ lại xem người nhập cư như một nguồn cạnh tranh kinh

tế và đe dọa đến chủng tộc "thuần khiết" của họ Cùng với đó thì người Nhậtnhập cư vào Hoa Kỳ giai đoạn này cũng bị ảnh hưởng bởi đạo luật này Tiêubiểu lại tại Tiểu bang California, người Nhật ở đây bị hạn chế quyền mua và

sử dụng đất, nhất là các trang trại của Nhật tại đây cũng bị hạn chế để làmgiảm sự cạnh tranh giữa các trang trại của Nhật Bản và trang trại địa phương

Đến đầu thế kỷ XX, sự phân biệt chủng tộc chống Nhật Bản đã càng trởnên mạnh mẽ khi người dân ở California nhận thấy sự chiến thắng của NhậtBản trước cuộc chiến tranh Nga-Nhật, họ đã cảm thấy có một mối nguy hiểmmang tên “nguy hiểm màu vàng ở California”

Vào ngày 11 tháng 10 năm 1906, Hội đồng Giáo dục California, SanFrancisco đã thông qua một quy định, theo đó trẻ em gốc Nhật Bản sẽ đượcyêu cầu tham dự các trường riêng biệt phân biệt chủng tộc Vào thời điểm đó,

Trang 30

người nhập cư Nhật Bản chiếm khoảng 1% dân số California; nhiều ngườitrong số họ đã đi theo hiệp ước năm 1894 đã đảm bảo nhập cư tự do từ NhậtBản.

Năm 1931, việc Nhật Bản đưa quân tấn công vào Trung Quốc và việcgây ra chính biến Mãn Châu của Nhật Bản đã bị chỉ trích một cách toàn diệntại Hoa Kỳ Ngoài ra, những người dân Hoa Kỳ đã phẫn nộ với những tội áccủa Nhật Bản gây ra tại Trung Quốc, chẳng hạn như vụ thảm sát ở Nam Kinh,dẫn đến kêu gọi can thiệp kinh tế của Hoa Kỳ để khuyến khích Nhật Bản rờikhỏi Trung Quốc; những cuộc gọi này đóng một vai trò trong việc định hìnhchính sách đối ngoại của Hoa Kỳ Ngày càng có nhiều báo cáo bất lợi về hànhđộng của Nhật Bản được chính phủ Hoa Kỳ chú ý, các lệnh cấm cung cấp dầu

và các vật tư khác đã được đưa lên Nhật Bản, không quan tâm đến dân chúngTrung Quốc và vì lợi ích của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Hơn nữa, ngườiHoa Kỳ gốc Châu Âu trở nên rất ủng hộ Trung Quốc và chống Nhật Bản, một

ví dụ là một chiến dịch phụ nữ ngừng mua tất lụa, bởi vì nguyên liệu đượcmua từ Nhật Bản

b Tình hình Nhật Bản

Vào ngày 1 tháng 8 năm 1914 khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra thìthay vì đưa quân đội cùng tiến công với các nước phe Hiệp Ước thì Nhật Bảnlại lợi dụng cơ hội chiến tranh nổ ra mạnh mẽ ở Châu Âu để nhằm trục lợi ích

về kinh tế tại thị trường Trung Quốc Để thực hiện được âm mưu này thì vềphía quân sự, Nhật Bản không đưa quân đội sang chiến trường Châu Âu màtiến hành dẫn quân sang chiếm các cứ điểm của quân đội Đức tại Trung Quốc

và khu vực Nam Thái Bình Dương như Thanh Đảo (thuộc tỉnh Sơn Đông)hay các quần đảo Mariana, Carolines, Sau đó Nhật Bản tiếp tục tăng cường

sự ảnh hưởng của mình đến Trung Quốc bằng cách ép chính phủ Trung Quốc

ký các bản hiệp ước để phụ thuộc và Nhật hơn

Trang 31

Tiêu biểu như tháng 1 năm 1915, Nhật Bản đã đưa ra “21 yêu sách” [8,tr.292] buộc Trung Quốc phải lệ thuộc vào Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực nhưkinh tế, chính trị và quân sự

Vào tháng 9 năm 1917, Nhật Bản đã cử cựu Bộ trưởng Ngoại giaoKikujirō Ishii 1sang Hoa Kỳ để yêu cầu Hoa Kỳ đồng ý với bản hiệp ước nàycủa Nhật, thừa nhận chủ quyền của Nhật bản trên vùng lãnh thổ Trung Quốc.Chính việc này đã làm cho mâu thuẫn giữa chính quyền Hoa Kỳ và Nhật Bảnngày càng tăng lên

Sau khi chiến tranh thế giới thứ Nhất chấm dứt, ngoài lợi ích đạt được

do Nhật Bản thuộc phe các nước thắng trận thì Nhật cũng thu được nguồn lợikinh tế lớn từ thị trường Trung Quốc, việc này làm ổn định nguy cơ tài chính

và giải quyết được những khó khăn về kinh tế của Nhật Bản Những chínhsách ngoại giao được Nhật Bản đưa ra tại Hội nghị Hòa bình ở Pari2 (1/1919)

và Hội nghị Washington (1921 – 1922) đã mang lại những lợi ích lớn choNhật bản với tư cách là một nước thắng trận, thay thế sự ảnh hưởng của Đứctại một số địa điểm ở Trung Quốc và Nam Thái Bình Dương

Sự lớn mạnh nhanh chóng của Nhật bản đã làm cho các nước phươngTây lo ngại Chính quyền và người dân các nước khu vực châu Âu và Hoa Kỳ

lo ngại về mối “nguy hiểm Nhật Bản” nên khi các đề nghị mà chính quyềnNhật Bản đưa ra tại công nhận quyền bình đẳng giữa các chủng tộc được ghivào Hiến chương của Hội Quốc liên nhưng lại bị các nước phương Tây bác

bỏ Tiêu biểu nhất của sự phân biệt chủng tộc này là Hoa Kỳ đã hai lần thựcthi chính sách phân biệt chủng tộc 3(đặc biệt là có sự phân biệt đối với NhậtBản) Các nước phương Tây nhất là Hoa Kỳ tuy đã thấy được sự lớn mạnh

Trang 32

của Nhật nhưng họ vẫn cảm thấy Nhật Bản vẫn chưa thể ngang hàng với cáccường quốc như họ khi Nhật mới thể hiện được sức ảnh hưởng của mình tạikhu vực Châu Á mà chứ mở rộng ra bên ngoài Đồng thời, các cường quốccũng lo ngại sự phát triển của Nhật Bản nên đã cố gắng tạo ra các điều khoản

ép buộc Nhật bản phải thừa nhận sự mua bán trao đổi của các cường quốc tạithị trường Trung Quốc, điều này khiến Nhật mất đi sự độc quyền tại bán đảoSơn Đông mà Nhật đã chiếm được

Về tình hình trong nước, do chính quyền lức đó tập trung kinh tế cho sựphát triển quân sự, chú trọng phát triển ngành công nghiệp nặng Điều nàylàm gia tăng nhanh chóng lực lượng của tầng lớp vô sản, người dân bị mất đấtphải đi làm công nhân, giá cả thị trường lại trở nên đắt đỏ, tiền thuế tăng cao,trong khi đó thì tiền lương trả cho người lao đồn lại rẻ mạt

Tất cả những nguyên nhân trên đã gây ra sự mâu thuẫn giữa các giaicấp trong xã hội ngày càng gay gắt Cùng với đó, thắng lợi của cuộc Cáchmạng Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng đến tư tưởng của những công nhân laođộng nghèo khổ của xã hội Đến tháng 8 năm 1918, sự bạo động đó đã bắtđầu nổ ra để chống lại việc giá gạo ngày càng đắt đỏ, các địa chủ và thươngnhân giàu có thì đầu cơ trục lợi bằng cuộc “bạo động gạo” Cuộc bạo độngnày bắt đầu nổ ra tại thành phố Toyama nhưng đã nhanh chóng lan rộng racác thành phố lớn khác như Kyoto, Osaka, Kobe và Tokyo Khoảng 10 triệungười đã tham gia vào cuộc bạo động bao gồm nông dân, công nhân, ngư dânven biển, thợ thủ công và sinh viên [8, tr.296]

Chính phủ của phái quân sự - quan liêu là Terauchi Masatake (寺内森毅

1852 – 1919) vì đã thẳng tay đàn áp cuộc bạo động, gây nên mâu thuẫn vớingười dân nên đã buộc phải từ chức Đến tháng 9 năm 1918, thủ lĩnh củaĐảng Seiyukai là Hara Takashi (原敬 1856 – 1921) đã lên làm Thủ tướng vànắm quyền lãnh đạo Nhật Bản

Trong thời kỳ chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản đi lên nhanh chóng docác nước châu Âu tập trung vào cuộc chiến và Nhật Bản được hưởng lợi từ thị

Trang 33

trường Trung Quốc Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, các nước phươngTây tập trung vào phát triển kinh tế, đồng thời Hoa Kỳ đã ép sức ảnh hưởngcủa Nhật trên thị trường Trung Quốc xuống thấp (mất đi sự độc quyền) khiếncho nền kinh tế Nhật Bản từ một nước xuất khẩu đã trở thành nước nhập siêugây nền sự khủng hoảng về kinh tế Nhật Bản Cùng với đó, khủng hoảng kinh

tế thế giới 1920-1921 và trận động đất năm 1923 đã khiến cho nền kinh tếNhật bản ngày càng kiệt quệ, cuộc sống của người dân Nhật Bản ngày càngkhó khăn hơn

Để giải quyết tình trạng khó khăn này thì chính quyền Nhật Bản đã đưa

ra chủ trương bành trướng thế lực của Nhật Bản ra bên ngoài Tuy nhiên, vềđường lối chính sách lại có sự mâu thuẫn giữa hai phe phái là phe tài phiệt vàphe quân phiệt Trong khi phe tài phiệt muốn nâng cao sự ảnh hưởng củaNhật bản bằng sự tập trung cho phát triển kinh tế ra bên ngoài thì phe quânphiệt lại ủng hộ sự gia tăng sức mạnh quân sự đẻ tiến hành bành trướng xâmlược các nước khác để mở rộng thị trường Trong thời điểm này thì chínhquyền phe quân phiệt tạm thời thắng thế và thực hiện các biện pháp quân sựnhằm mở rộng sự bành trưởng cảu Nhật Bản

Đến tháng 6 năm 1924, tại cuộc bầu cử thủ tướng, thủ lĩnh của ĐảngKenseikai là Kato Takaaki (加藤森明 1860 – 1926) đã lên cầm quyền Chínhđảng này có mối quan hệ lớn đối với các tập đoàn tài phiệt nên đã có sự cạnhtranh với chính đảng Seiyukai - ủng hộ phe quân phiệt

Khi chính phủ Kato lên cầm quyền đã thực hiện các chính sách nhằmxoa dịu mối quan hệ gay gắt giữa các giai cấp tầng lớp trong xã hội Nhật Bản.Trong đó có việc thi hành chính sách hợp tác giai cấp, dần dần thi chính phủKato đã làm dịu đi mối quan hệ giữa chính phủ và tổ chức công đoànSodomei 4đông thời tạo nên chỗ đứng vững chắc trong tổ chức này vào năm1924

tổ chức Yuaikai (Ái hữu hội) sau cuộc “bạo động gạo” và trở thành tổ chức toàn quốc của liên đoàn lao động Nhật Bản.

Trang 34

1.2.2 Hội nghị Wasington 1921-1922

Hội nghị Washington còn gọi là Hội nghị Hải quân Washingon hay Hộinghị Vũ khí Washington là một hội nghị quân sự do chính quyền của Tổngthống Hoa Kỳ Warren G Harding khởi xướng, tiến hành tại Washington DC

từ ngày 12/12/1921 đến ngày 6/2/1922 ngoài khuôn khổ của Hội Quốc Liên.Tham dự hội có 9 quốc gia có lợi ích tại Thái Bình Dương và Đông Á Liên

Xô không được mời tham dự hội nghị Đây là hội nghị quốc tế đầu tiên tiếnhành tại Hoa Kỳ và là hội nghị đầu tiên về kiểm soát vũ khí trong lịch sử

Hội nghị kết thúc với sự ký kết ba hiệp ước chính là Hiệp ước bốn bên,Hiệp ước năm bên (được biết đến phổ biến hơn với tên Hiệp ước Hải quânWashington) và Hiệp ước chín bên Ngoài ra còn một loạt các hiệp ước nhỏhơn giữa các quốc gia tham dự hội nghị Các hiệp ước này giúp duy trì hòabình trong thập niên 20 thế kỉ 20 nhưng đồng thời cũng được coi là đã mởđường cho sự nổi lên của Đế quốc Nhật như một cường quốc về hải quân, mộttrong những yếu tố dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

Hiệp ước bốn nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản ký kết ngày 13 tháng

12 năm 1921 về việc không xâm lược ở Thái Bình Dương, hiệp ước này cógiá trị 10 năm

Hiệp ước chín nước ký ngày 6 tháng 12 năm 1922 nhằm công nhậnnguyên tắc hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc.Quyết định Trung Quốc trở thành thị trường chung của các nước đế quốcphương Tây

Hiệp ước năm nước: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ý và Nhật Bản ký ngày 6tahsng 12 năm 1922 về hạn chế cũ trang và hải quân Quy định tàu chiến ởkhu vực Thái Bình Dương

Sau Hội nghị Washington, Anh chấp nhận nhượng bộ Hoa Kỳ về quân

sự Liên minh Anh - Nhật bị hủy bỏ Hoa Kỳ mở rộng ảnh hưởng của mình tạithị trường Viễn Đông và Trung Quốc

Ngày đăng: 24/12/2019, 12:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ire Akira (2013), Ngoại giao Nhật Bản, Nxb Tri thức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Nhật Bản
Tác giả: Ire Akira
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2013
2. Thích Thiện Ân (1965), Lịch sử tư tưởng Nhật Bản, Nxb Đông Phương, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng Nhật Bản
Tác giả: Thích Thiện Ân
Nhà XB: Nxb Đông Phương
Năm: 1965
17. Phan Hải Linh (2011), Bài giảng chuyên đề Nghiên cứu Nhật Bản: Pháp chế và Xã hội, Bộ môn Nhật Bản học, Nxb Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chuyên đề Nghiên cứu Nhật Bản: Phápchế và Xã hội, Bộ môn Nhật Bản học
Tác giả: Phan Hải Linh
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2011
18. Nguyễn Tiến Lực (2011), Nhật Bản và Việt Nam, phong trào văn minh hóa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản và Việt Nam, phong trào văn minhhóa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Tác giả: Nguyễn Tiến Lực
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2011
19. Nguyễn Tiến Lực (2010), Minh Trị Duy tân và Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Minh Trị Duy tân và Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Lực
Nhà XB: Nxb Giáo dụcViệt Nam
Năm: 2010
20. C. Mác – Angghen – Lenin (1975), Bàn về các xã hội tiền tư bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về các xã hội tiền tư bản
Tác giả: C. Mác – Angghen – Lenin
Nhà XB: NxbKhoa học xã hội
Năm: 1975
21. R.M.H. Mason & J.G. Caiger (2003), Lịch sử Nhật Bản, Nxb Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Tác giả: R.M.H. Mason & J.G. Caiger
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2003
22. Michio Morishoma (1991), Tại sao Nhật Bản thành công? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tại sao Nhật Bản thành công? Công nghệphương Tây và tính cách Nhật Bản
Tác giả: Michio Morishoma
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1991
23. Nakayama Shigeru (1993), Nước Nhật thời hậu chiến, Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nhật thời hậu chiến
Tác giả: Nakayama Shigeru
Năm: 1993
24. Nakane Chie (1990), Xã hội Nhật Bản, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội Nhật Bản
Tác giả: Nakane Chie
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1990
25. Đào Huy Ngọc (1991), Vài suy ngẫm về sự thần kỳ Nhật Bản, Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy ngẫm về sự thần kỳ Nhật Bản
Tác giả: Đào Huy Ngọc
Năm: 1991
26. Nguyễn Khắc Ngữ (1969), Nhật Bản Duy tân dưới thời Minh Trị Thiên hoàng, Nxb Trình bày, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản Duy tân dưới thời Minh Trị Thiênhoàng
Tác giả: Nguyễn Khắc Ngữ
Nhà XB: Nxb Trình bày
Năm: 1969
27. Đào Trinh Nhất (1936), Nước Nhựt Bổn 30 năm Duy tân, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nhựt Bổn 30 năm Duy tân
Tác giả: Đào Trinh Nhất
Năm: 1936
28. Hoàng Khắc Nam (2011), Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề
Tác giả: Hoàng Khắc Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông tin
Năm: 2011
29. Vũ Dương Ninh, Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á (giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á (giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX)
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
30. A.V. Pronnikov & I.D. Ladanov (1991), Người Nhật, Nxb Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Nhật
Tác giả: A.V. Pronnikov & I.D. Ladanov
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 1991
31. Edwin O. Reischauer (1994), Nhật Bản quá khứ và hiện tại, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản quá khứ và hiện tại
Tác giả: Edwin O. Reischauer
Nhà XB: Nxb Khoa học và xã hội
Năm: 1994
33. G.B. Sansom (1990), Lược sử văn hóa Nhật Bản, tập 1, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử văn hóa Nhật Bản
Tác giả: G.B. Sansom
Nhà XB: Nxb Khoa học vàxã hội
Năm: 1990
34. G.B. Sansom (1990), Lược sử văn hóa Nhật Bản, tập 2, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử văn hóa Nhật Bản
Tác giả: G.B. Sansom
Nhà XB: Nxb Khoa học vàxã hội
Năm: 1990
49. Vĩnh Sính: Hội trí thức Meirokusha và tư tưởng khai sáng ở Nhật Bản, http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsucacnuoc/Meirokusha.htm Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w