1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA SIÊU DẪN NHIỆT ĐỘ CAO Y123 VÀ BI2223 KHI PHA TẠP KIM LOẠI CHUYỂN TIẾP VÀO VỊ TRÍ Cu

68 186 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

  • NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG

  • a) Entropy trong trạng thái siêu dẫn.

  • b) Nhiệt dung của chất siêu dẫn.

  • Nhiêt dung của một chất siêu dẫn thường bao gồm sự đóng góp của mạng (phonon) và của điện tử được biểu diễn theo công thức sau :

  • 7. Anderson P.W. (1994), “Two new developments in the theory of high Tc superconductivity”, Physica B, 199-200, p.8-14.

  • 24. Tinkham M. and Lobb C. J. (1989), “Physical Properties of the New Superconductors”, Solid State Physics, 42, p.91-134.

Nội dung

Năm 1911, hiện tượng siêu dẫn được phát hiện khi nhà khoa học Hà Lan Kamerlingh Onnes đo điện trở thủy ngân (Hg). Ở nhiệt độ thấp hơn 4,2 K, ông nhận thấy điện trở Hg đột ngột giảm xuống xấp xỉ bằng không 7. Sau nhiều năm nghiên cứu về vật liệu siêu dẫn (SD), đến tháng 1 năm 1986, hai nhà vật lý học Bednorz J. G và Alex Muller K. A 8 làm việc tại hãng IBM – Thụy Sĩ đã phát hiện ra hiện tượng siêu dẫn trong vật liệu gốm LaBaCuO khi nhiệt độ xuống thấp hơn 35K. Khám phá này đã dẫn đến sự ra đời của một loạt vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao (SDNĐC) dạng gốm, dạng đơn tinh thể, dạng màng mỏng với thành phần và cấu trúc khác nhau. Hiện tượng siêu dẫn được phát hiện đã mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới trong vật lý học. Với tính chất điện trở không của vật liệu siêu dẫn, nó có thể mở đầu cho một cuộc cách mạng về năng lượng và công nghiệp điện tử khi nhiệt độ chuyển pha siêu dẫn đạt đến nhiệt độ phòng. Các nước đã thành lập các phòng thí nghiệm với nhiều nhóm nghiên cứu về vật liệu SDNĐC. Các nhà khoa học và công nghệ đầu tư kinh tế, công sức và hàng trăm quốc gia đầu tư những khoản kinh tế khổng lồ để nghiên cứu về vật liệu SDNĐC. Vật liệu SDNĐC có thành phần và cấu trúc rất đa dạng. Hầu hết các chất SDNĐC đều thuộc siêu dẫn loại II. Người ta tạm thời phân chia thành các nhóm SDNĐC căn cứ vào thành phần hoặc cấu trúc của chúng để nghiên cứu. Ví dụ như loại SDNĐC chứa ôxit đồng, loại không chứa đồng, loại SDNĐC hữu cơ và cả MgB… Loại SDNĐC thông thường nhất hiện nay là loại chứa oxit đồng. Các nhà vật lý lý thuyết và thực nghiệm đã nghiên cứu, khảo sát và phân tích tính chất của các hệ vật liệu SDNĐC chứa ôxit đồng. Với nhiều tính chất ưu việt và có nhiệt độ chuyển pha Tc tương đối cao, hệ vật liệu SDNĐC chứa oxit đồng Bi2223 với hệ siêu dẫn Y123 đã được nghiên cứu chi tiết và đưa vào ứng dụng trong thực tế . Vì vậy chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là: “Nghiên cứu sự thay đổi tính chất của siêu dẫn nhiệt độ cao Y123 và Bi2223 khi pha tạp kim loại chuyển tiếp vào vị trí Cu”.

Ngày đăng: 09/07/2018, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w