1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng hồ chí minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong kháng chiến trống thực dân pháp

67 178 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 693,88 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NGUYỄN THỊ NHUNG NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG KHÁNG CHIẾN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục Quốc phòng và an ninh

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh

Người hướng dẫn khoa học

Thượng tá Th.s Phạm văn Dư

HÀ NỘI – 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận này là được sự giúp đỡ của các thầy cô trong Trung tâm giáo dục quốc phòng Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của Thầy Thượng tá Phạm Văn Dư, em đã hoàn thành được khóa luận này

Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo, Thượng tá Thạc sĩ Phạm Văn Dư đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận

Em xin trân thành cảm ơn các thầy, cô trong Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận

Vì mới làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, chưa có kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô trong Trung tâm Giáo dục quốc phòng và các bạn đồng nghiệp để đề tài càng được hoàn chỉnh hơn

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày… tháng năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khoá luận này được hoàn thành với sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn

Dư Em xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong đề tài này là đích thực của riêng em Đề tài của em không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

Trang 5

KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CNĐQ Chủ nghĩa đế quốc CTND Chiến tranh nhân dân LLVT Lực lượng vũ trang NTQS Nghệ thuật quân sự

QPTD Quốc phòng toàn dân

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6.1 Ý nghĩa khoa học 3

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

7 Kết cấu của đề tài 4

Chương 1:BỐI CẢNH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 5

1.1 Tình hình thế giới 5

1.2 Tình hình trong nước 6

1.2.1 Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 6

1.2.2 Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng 7 1.3 Bác Hồ với sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam 9

Chương 2:NÉT ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀNGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG THỜI KÌ 1945- 1954 13

2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân 13

2.1.1 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin 14

2.1.2 Truyền thống giữ nước của dân tộc 15

Trang 7

2.1.3 Tinh hoa nghệ thuật quân sự của nhân loại 15

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến,

toàn diện kháng chiến 16

2.2.1 Toàn dân kháng chiến 17 2.2.2 Toàn diện kháng chiến 25

2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện phương châm đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh ngoài nước 34

2.3.1 Kháng chiến trường kỳ 34 2.3.2 Dựa vào sức mình là chính 35 2.3.3 Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại 38

2.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc 40

2.4.1 Quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng 40 2.4.2 Chủ trương về xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân 40 2.4.3 Lãnh đạo xây dựng bộ chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích 41

2.5 Xây dựng hậu phương chiến tranh vững mạnh, vừa kháng chiến vừa kiến quốc 43

Chương 3:VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY 48

3.1 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong tổ chức chiến tranh nhân dân bảo

vệ tổ quốc 48 3.2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân 51 3.3 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân 55

KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 8

Trong giai đoạn 1945 – 1954 sự thắng lợi của cuộc kháng chiến cống thực dân Pháp có ý nghĩa lịch sử to lớn như Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc kháng chiến đã nói: “ Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ đã đánh thắng nước thực dân hùng mạnh Đó là một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của lực lượng hòa bình, dân chủ và XHCN trên thế giới” Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong giai đoạn 1945 – 1954 sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh

Cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện trải qua 87 năm, đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang, đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ Một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi đó là tư tưởng Hồ Chi Minh về chiến tranh nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng, có vị trí xuyên suốt trong toàn bộ tư tưởng quân sự của Người “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân là hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương châm chiến lược nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong cuộc chiến tranh cách mạng, vì độc lập dân tộc, dân chủ và XHCN” Đó là tư tưởng lấy nhỏ thắng lớn, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, kiên quyết không ngừng thế tiến công,

Trang 9

2

tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù xâm lược Đó còn là tư tưởng

cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc, có LLVT làm nòng cốt, đánh giặc bằng mọi vũ khí, bằng mọi hình thức đấu tranh, dưới lãnh đạo trực tiếp của Đảng, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND gắn liền với hoạt động cách mạng của Người, gắn liền với các thời kì phát triển của Đảng ta và cách mạng Việt Nam Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về CTND trong giai đoạn 1945 –

1954 sẽ góp phần trực tiếp nghiên cứu tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân đã khẳng định được cả góc độ lí luận và thực tiễn Nó có ý nghĩa, vai trò vô cùng to lớn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và xây dựng chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự Việt Nam trong thời kì mới nói riêng Trước yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, đòi hỏi chúng ta tiếp tục đi sâu nghiên cứu và vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, nền quốc phòng toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân ở Việt Nam trong tư tưởng

Hồ Chí Minh có những nội dung đặc sắc, được thể hiện từ khi Bác tổ chức xây dựng lực lượng, tập hợp và phát động nhân dân cả nước đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền bằng cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ… có tác dụng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với người giáo viên giáo dục QPAN nên tôi đã

chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong kháng chiến trống thực dân Pháp” làm đề tài nghiên cứu

khóa luận tốt nghiệp

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 10

3

Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp

- Nghiên cứu và vận dựng tư tưởng Hồ Chí minh vào thực hiệnnhiệm vụ xây dựng thế trận và tổ chức chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp thời kì

1945 – 1954

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp thời kì 1945 – 1954

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng

Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành trong đó chú trọng các phương pháp: Phương pháp lịch

sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa khoa học

- Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần làm rõ thêm cơ sở lí luận, củng cố lập trường tư tưởng, niềm tin khoa học vào sự nghiệp lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện Đồng thời, khóa luận cũng góp phần vào việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Trang 11

- Nội dung gồm: 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh tình hình thế giới và Việt Nam trong những năm đầu của cuộc chiến tranh kháng chiến chống thực dân Pháp

Chương 2: Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân trong thời kì 1945 – 1954

Chương 3: Vận dụng những tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

- Kết luận và kiến nghị

- Tài liệu tham khảo

Trang 12

5

Chương 1 BỐI CẢNH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

1.1 Tình hình thế giới

Tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2 về cơ bản là CNĐQ suy yếu các trào lưu cách mạng của thời đại mạnh lên Đó là thuận lợi cơ bản của cách mạng Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám Nhưng trước mắt Việt Nam còn nằm ở trong khu vực ảnh hưởng của CNĐQ, chưa nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô và các lực lượng dân chủ, tiến bộ trên thế giới Tình hình thế giới những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai có những diễn biến phức tạp, tác động đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam Tình hình trên, đòi hỏi Đảng ta và Hồ Chí Minh phát huy cao độ tinh thần độc lập, tự chủ để lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh nhằm giữ vững chính quyền và bảo vệ thành quả cách mạng

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân bước vào thời kì khôi phục và phát triển kinh kế, bước đầu giành được những thành tựu quan trọng Để đối phó với âm mưu của Mỹ và các thế lực thù địch, Liên Xô một mặt tập trung phát triển kinh tế, tăng cường khả năng quốc phòng; mặt khác phải giúp đỡ các nước Đông Âu, vành đai phía Tây của mình cùng chế độ dân chủ

Nhìn chung, tình hình thế giới trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp có nhiều bất lợi cho nhân dân ta Cách mạng Việt Nam ở trong vòng vây của CNĐQ, bị cô lập với thế giới bên ngoài Đó là thử thách hết sức gay gắt đối với Đảng Nhà nước, nhân dân Việt Nam và lãnh tụ

Hồ Chí Minh

Trang 13

6

1.2 Tình hình trong nước

1.2.1 Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách Quân đội các nước Đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp quân Nhật đã lũ lượt kéo vào nước ta

Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng quân ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh Theo sau chúng là tay sai thuộc các

tổ chức phản động như Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt cách) về nước hòng cướp chính quyền của ta

Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Lợi dụng tình hình đó, bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng

Ngoài ra, trên cả nước ta, còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp Một số bộ phận quân Nhật theo lệnh quân Anh đánh lại lược lượng vũ trang của ta, tạo điều kiện cho quân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng

Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang còn non yếu Nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề; hậu quả của nạn đói năm 1944 – đầu năm

1945 chưa khắc phục được Tiếp đó là nạn lụt lớn, làm vỡ đê ở chín tỉnh Bắc

Bộ rồi hạn hán kéo dài, khiến cho nửa tổng diện tich đất không canh tác được Nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp Các cơ sở nông nghiệp của ta chưa được phục hồi sản xuất Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn

Ngân sách Nhà nước lúc này hầu như trống rỗng, kho bạc Nhà nước chỉ còn 1,2 triệu đồng Chính quyền cách mạng chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương Trong lúc đó, Trung Hoa Dân quốc lại tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá, làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn

Trang 14

sự của đất nước, từ một nước thuộc địa nửa phong kiến thành một nước độc lập, tự do, đưa Đảng ta từ chỗ là một Đảng hoạt động “bất hợp pháp” trở thành Đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước

1.2.2 Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Chính phủ Đờ Gôn đã quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh dưới quyền chỉ huy của tướng Lơcơléc, đồng thời cử Đô đốc Đácgiăngliơ làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương

Ngày 02/09/1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, thực dân Pháp xả súng vào dân chúng, làm 47 người chết và nhiều người bị thương

Sau 20 ngày Cách mạng tháng Tám thành công, đêm 22 rạng sáng 23/09/1945 được sự giúp đỡ của quân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cho chiến tranh xâm lược lần thứ hai của ta

Trong hoàn cảnh phải đối phó với cuộc xâm lược trở lại của thực dân Pháp ở Nam Bộ, sự uy hiếp của quân Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc nhằm lật đổ chính quyền cách mạng Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với Trung Hoa Dân quốc

Trang 15

8

Với danh nghĩa quân Đồng minh vào giải giáp quân Nhật, quân Trung Hoa Dân quốc không dám ra mặt công khai, mà dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách phá cách mạng nước ta từ bên trong Dựa vào quân Trung Hoa Dân quốc, bọn tay sai đòi ta phải cải tổ Chính phủ, dành cho chúng một số ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, đòi những người cộng sản ra khỏi chính phủ

Nhằm hạn chế sự phá hoại của Trung Hoa Dân quốc và tay sai, tại kì họp đầu tiên (02/03/1946), Quốc hội khóa I đồng ý nhường cho đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử cùng 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp, Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước; đồng thời nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi kinh doanh như: Cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị trường

Để giảm bớt công kích của kẻ thù, tránh những hiểu lầm trong nước và ngoài nước có thể trở ngại đến tiến đồ, sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời đặt lợi ích dân tộc trên hết, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” (11/11/1945), nhưng thực ra là tạm thời rút vào hoạt động “bí mật”, tiếp tục lãnh đạo đất nước, lãnh đạo chính quyền cách mạng

Đối với các tổ chức cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc (Việt Quốc, Việt Cách), chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng, kiên quyết vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của chúng Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật Chính phủ còn ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng

Những biện pháp trên đã hạn chế mức thấp nhất cách hoạt động chống phá của Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng

Trang 16

9

Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam

và Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 06/07/1946 Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp ngoan cố không chịu nhận độc lập và thống nhất của nước ta Trong lúc đó, tại Đông Dương, quân Pháp tăng cường những hoạt động khiêu khích Quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, bấy giờ đang ở thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, đã kí với Mutê – đại diện chính phủ Pháp – bản Tạm ước ngày 14/09/1946, tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hóa ở Việt Nam Bản tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào công cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi

1.3 Bác Hồ với sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Trước dã tâm của thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước Sáng ngày 20/12/1946, trên làn sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam, lời kêu gọi cứu nước của Người đã truyền đi khắp nước: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”

Kế thừa những lý luận trong học thuyết quân sự Mác – Lênin, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ đâu là chiến tranh chính nghĩa, cách mạng và

Trang 17

10

đâu là chiến tranh phi nghĩa, phản cách mạng Người cho rằng, quần chúng nhân dân lao động, nếu được giác ngộ và có nhận thức đúng đắn, sẽ ủng hộ hăng hái tham gia cuộc chiến tranh chính nghĩa Vì thế, chỉ có chiến tranh chính nghĩa mới có thể huy động, tập hợp đông đảo quần chúng, được toàn nhân dân tham gia chiến đấu Có thể thấy, chiến tranh nhân dân do toàn dân ta tiến hành nhằm giành lại và giữ vững nền độc lập, tự do cho Tổ quốc mình là chiến tranh chính nghĩa Khẳng định tính chính nghĩa là một trong những nhân tố hàng đầu đưa cuộc chiến tranh của nhân dân ta đi đến thắng lợi, cho

dù phải trải qua muôn vàn gian khổ, hy sinh, thậm chí kéo dài, “chúng ta thà

hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm

nô lệ… Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định thuộc về dân tộc ta”

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi độc lập dân tộc và tự do hòa bình là mục tiêu phấn đấu suốt đời mình Thế nhưng trong điều kiện phải đương đầu với kẻ thù xâm lược có sức mạnh quân sự và kinh tế hơn ta nhiều lần, có quân số đông

và vũ khí hiện đại, cần phải huy động sức mạnh của toàn dân để chiến đấu Muốn đánh bại kẻ thù hung bạo, mạnh hơn ta gấp bội thì mỗi người dân Việt Nam thì đều phải đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước Khi nhấn mạnh vai trò của nhân dân, về tính chất chính nghĩa, động lực của cuộc kháng chiến là bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, Người khẳng định:

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Bằng sự khẳng định đó, Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã xác định mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến và lòng tin tưởng của Người vào sức mạnh ý chí bảo vệ độc lập, tự do và thống nhất

Tổ quốc của nhân dân ta

Trang 18

11

Từ quan điểm về vai trò của con người trong lĩnh vực quân sự và lòng tin vào sức mạnh của nhân dân – có dân là có tất cả, Người nhấn mạnh phải dựa vào dân, khơi nguồn sức mạnh, sức sáng tạo của nhân dân Nhân dân trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là toàn dân Việt Nam Người giải thích, toàn dân kháng chiến là ai cũng phải đánh giặc, bất kì đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến Tổ quốc là Tổ quốc chung, Tổ quốc độc lập thì ai cũng tự do, nếu mất nước thì ai cũng làm nô lệ Người đã tìm thấy điểm tương đồng, chất keo kết dính các tầng lớp, giai cấp, dân tộc chính là lợi ích tối cao của dân tộc Đây là nguyên tắc sống còn được Người khái quát ngắn gọn nhưng vô cùng sâu sắc: dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh dân tộc, thực hiện toàn dân kháng chiến nhưng phải lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt Cùng kêu gọi toàn dân kháng chiến, Người kêu gọi anh em binh sĩ, dân quân tự vệ phải

hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn non sông đất nước Đảng đã tập trung xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Đây chính là phương thức tổ chức lực lượng rộng khắp toàn dân, lực lượng cơ động và lực lượng tại chỗ trên cả nước và từng khu vực để tạo sức mạnh lớn nhất tiêu diệt quân thù

Trang 19

12

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh về những thuận lợi và khó khăn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1945 – 1954 Những mặt thuận lợi cơ bản là: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà ra đời Đảng và nhân dân Việt Nam có bộ máy chính quyền nhà nước làm công cụ để xây dựng và bảo vệ đất nước; nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước và truyền thống cách mạng, ảnh hưởng của những thành quả cách mạng, nên có quyết tâm bảo vệ chế độ mới; Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh dạn dày kinh nghiệm lãnh đạo, đã trở thành đảng cầm quyền, là trung tâm đoàn kết toàn dân trong cuộc đấu tranh để xây dựng và bảo vệ chế độ cộng hoà dân chủ; hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa

Bên cạnh những thuận lợi đó nước Việt Nam gặp phải muôn vàn khó khăn trước những áp lực của giặc ngoại xâm và nội phản về chính trị; về kinh tế; về văn hoá, xã hội Những thuận lợi khó khăn trên đã thúc đẩy sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh cần phát huy sức mạnh của toàn dân tộc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Trang 20

13

Chương 2 NÉT ĐẶC SẮC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGHỆ THUẬT TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH NHÂN DÂN TRONG THỜI KÌ

1945- 1954 2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân

2.1.1 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin

Trên cơ sở thực tế và những nhân tố tư tưởng, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa Mác – Lênin Việc Nguyễn Ái Quốc tìm đến chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin “cái cần thiết” và “con đường” giải phóng dân tộc Việt Nam, “ ngọn hải đăng soi đường cho toàn thể nhân loại bị áp bức đi đến giải phóng”, là bước quyết định trong qua trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc có bước nhảy vọt về chất – tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng yêu nước, anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc không phải chất riêng có trong những người cộng sản mà vốn có ở hàng triệu người trong Đảng cũng như ngoài Đảng Song chỉ có Đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lênin mới có đường lối đúng đắn để giải phóng dân tộc, biến chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế cộng sản Được hệ tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân quốc tế soi sáng, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đã tìm ra đường lối cứu nước đúng đắn Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Còn tư tưởng Hồ Chí Minh là đỉnh cao của chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam Chính lý luận Mác – Lênin đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới

Trang 21

14

quan và phương pháp luận khoa học biện chứng đã tổng kết kiến thức, tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra con đường cứu nước mới, đưa Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước đương thời, khắc phục căn bản cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Theo V.l.Lênin, “một người” chỉ xứng với danh hiệu nhà tư tưởng

Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của

Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Chính trên cơ sở của lí luận Mác – Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hóa những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hóa của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác – Lênin có vai trò to lớn,

là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất

2.1.2 Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc

Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự của

tổ tiên đã hình thành và không ngừng phát triển, trở thành những bài học vô giá cho các thế hệ sau Nhiều tư tưởng quân sự kiệt xuất như: “Binh thư yếu lược”, “Hổ trướng khu cơ”, “Bình ngô đại cáo”; những trận đánh điển hình như: Như Nguyệt, Chi Lăng, Tây Kết, Ngọc Hồi, Đống Đa… đã để lại những kinh nghiệm quý giá Kinh nghiệm truyền thống đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kế thừa, vận dụng, phát triển trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đây là tài sản có giá trị to nhất trong hành trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là sơ sở xuất phát, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, là động lực giúp Người vượt qua mọi gian nan thử thách, hiểm nguy Đây là nguồn gốc, là một cơ sở quan trọng để hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 22

15

2.1.3 Tinh hoa nghệ thuật quân sự của nhân loại

Hồ Chí Minh đã tiếp thu có chọn lọc những yếu tố tích cựu của văn hóa phương Đông trong Nho giáo và Phật giáo, như lòng vị tha, tư tưởng từ bi bác

ái, tình yêu thương con người; triết lí hàng đạo giúp đời, tu thân dưỡng tính, truyền thống hiếu học Tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ, nhân quyền của văn hóa phương Tây

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống đánh giặc của tổ tiên, vận dụng lí luận Mác – Lênin về quân sự, kinh nghiệm của các nước trên thế giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng biên dịch “Binh pháp Tôn Tử”, viết về

“kinh nghiệp du kích Tàu”, “du kích Nga”… phát triển nguyên tắc chiến đấu tiến công, chiến đấu phòng ngự… qua các thời kì đấu tranh cách mạng Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra phương châm chỉ đạo chiến tranh, phương thức tác chiến chiến lược, nắm bắt đúng thời cơ, đưa chiến tranh Việt Nam kết thúc thắng lợi

2.1.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin

Trên cơ sở thực tế và những nhân tố tư tưởng, đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa Mác – Lênin Việc Nguyễn Ái Quốc tìm đến chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác – Lênin “cái cần thiết” và “con đường” giải phóng dân tộc Việt Nam, “ ngọn hải đăng soi đường cho toàn thể nhân loại bị áp bức đi đến giải phóng”, là bước quyết định trong qua trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc có bước nhảy vọt về chất – tư tưởng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng yêu nước, anh dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc không phải chất riêng có trong

Trang 23

16

những người cộng sản mà vốn có ở hàng triệu người trong Đảng cũng như ngoài Đảng Song chỉ có Đảng của giai cấp công nhân được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lênin mới có đường lối đúng đắn để giải phóng dân tộc, biến chủ nghĩa yêu nước truyền thống thành chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế cộng sản Được hệ tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân quốc tế soi sáng, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đã tìm ra đường lối cứu nước đúng đắn Chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Còn tư tưởng Hồ Chí Minh là đỉnh cao của chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam Chính lý luận Mác – Lênin đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp luận khoa học biện chứng đã tổng kết kiến thức, tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tìm ra con đường cứu nước mới, đưa Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước đương thời, khắc phục căn bản cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc Theo V.l.Lênin, “một người” chỉ xứng với danh hiệu nhà tư tưởng

Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của

Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Chính trên cơ sở của lí luận Mác – Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hóa những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hóa của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác – Lênin có vai trò to lớn,

là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát động và tổ chức toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến

Trang 24

17

2.2.1 Toàn dân kháng chiến

Nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, am hiểu sâu sắc truyền thống kinh nghiệm đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc: “cả nước một lòng toàn dân đánh giặc”, “trăm họ ai cũng là binh”, “giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã xác định đúng vai trò quyết định của nhân dân trong vận động cách mạng giành chính quyền cũng như trong chiến tranh giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc Người cho rằng, chiến tranh giải phóng hay chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đều là chiến tranh nhân dân, một cuộc chiến tranh cách mạng thực sự “của dân, do dân và vì dân”

Ngày 22/12/1944, trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết: “Vì cuộc kháng chiến của dân

ta là cuộc kháng chiến toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân…” tư tưởng của Người về động viên toàn dân, vũ trang toàn dân tham gia hai lực lượng chính trị và lực lượng quân sự, thực hiện kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đã đưa đến thắng lợi cách mạng tháng Tám năm 1945 trên phạm vi cả nước và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á

Cách mạng thành công chưa được bao lâu, quân và dân ta phải đương đầu với sự trở lại xâm lực của thực dân phản động Pháp Chưa đầy một tháng rưỡi sau ngày thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn (23/09/1945), ngày 05/ 11/ 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài viết nhan đề Toàn dân kháng chiến Phân tích quy mô và ảnh hưởng của cuộc chiến đấu, Người cho rằng:

“…muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi sau cùng, cần phải động viên hết thảy lực lượng… Cậu bé chăm chỉ học hành trong nhà trường cũng là kháng chiến, anh dân cày quốc ngoài đồng ruộng, anh thợ cặm cụi trong nhà máy, chị bán hàng buôn bán ngược xuôi, ông già xách giỏ đi câu cũng là kháng chiến Các y sinh, khán hộ lăn lộn trên giường bệnh cũng là kháng

Trang 25

và một mặt làm cho họ tin tưởng ở chỗ thế nào cũng thắng lợi” Hơn nữa, còn phải làm thế nào cho tất cả các tầng lớp nhân dân đều chung đúc tâm trí vào lợi ích của dân tộc mà phấn đấu Dù đau khổ đến đâu cũng mặc lòng, ai cũng phải trổ hết tài năng, làm hết nhiệm vụ để sáng tạo tất cả cái gì có thể giúp ích cho sự kháng chiến ” Động viên kinh tế, Người chỉ rõ: “…là làm cho nước được giàu thêm, dân được no ấm Vậy nhiệm vụ cấp bách của chúng ta ngày nay là phải động viên nhân lực, động viên công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, giao thông, tài chính Bao nhiêu trai tráng phải chịu huấn luyện vũ trang

để chờ đưa ra mặt trận Còn bao nhiêu ở lại phải gắng công, gắng sức ở đồng ruộng cũng như ở nhà máy để sản xuất ra thật nhiều thóc gạo, quân nhu, đồ dùng giúp cho chiến sĩ ngoài tiền phương, và cứu dân nghèo đói ở hậu phương”

Trong khi tập trung vào xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân các cấp, chuẩn bị về mặt ngoại giao, pháp lý, thể chế cho nhà nước Việt Nam mới, xây dựng thực lực kinh tế để đối phó với giặc đói, từng bước giải quyết

có hiệu quả nạn thất học và các vấn đề về văn hóa, xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đồng thời luôn quan tâm đến củng cố quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang, chuẩn bị cho toàn dân có thể chủ động bước vào cuộc

kháng chiến toàn quốc Người đã viết một loạt bài giới thiệu về Binh pháp

Trang 26

19

Tôn Tử, nêu lên các phương pháp tác chiến, những vấn đề về chiến lược,

chiến thuật, quân nhu, hậu cần, nắm địch coi đó là tài liệu tham khảo bổ ích khi lâm trận Các bài viết của Người đều toát lên tinh thần quyết tâm chiến đấu, dựa vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân để đánh thắng kẻ thù xâm lược

Trước dã tâm gây chiến tranh của thực dân Pháp ngày càng bộc lộ rõ vào những ngày cuối tháng 12/1946 và nhận định cuộc chiến không thể tránh khỏi, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ động phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước để giành thế có lợi nhất trong điều kiện có thể Ngày 19/12/1946, Người đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” Trong

đó một lần nữa, tư tưởng chiến tranh nhân dân về kháng chiến toàn dân của

Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất

kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”

Ngay sau Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trong bài viết nhan đề Hỏi

và trả lời ngày 23/12/1946, Người đã giải thích một cách cụ thể: “Toàn dân

kháng chiến nghĩa là toàn cả dân, ai cũng đánh giặc Bất kỳ đàn ông, đàn bà, người già con trẻ, ai cũng tham gia kháng chiến Tổ quốc là Tổ quốc chung

Tổ quốc độc lập, thì ai cũng được tự do Nếu mất nước, thì ai cũng phải làm

nô lệ Vậy thì ai cũng phải kháng chiến Có người lo rằng: Mình không có tài, sức lại yếu, không có súng, không biết bắn, thì tham gia kháng chiến thế nào? Tưởng như vậy là sai Tôi nói một cái thí dụ rõ rệt cho bà con nghe: các chị em cô đâu có súng đâu, biết bắn đâu Thế mà khi bộ đội lo đánh giặc thì chị em người lo nấu cơm nấu nước, người giúp chuyên chở đạn dược, người thì băng bó săn sóc cho anh em bị thương Thế là chị em cũng cùng tham gia kháng chiến, cũng làm tròn nghĩa vụ quốc dân”

Trang 27

20

Ngay từ ngày đầu tiên, tư tưởng toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh quyết tâm của cả dân tộc đoàn kết một lòng, cùng chung sức đánh bại kẻ thù xâm lược Tư tưởng này một lần nữa thể hiện rất rõ và tập

trung trong chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng ngày

22/12/1946, là nội dung chủ yếu và đầu tiên của đường lối kháng chiến của Đảng

Đường lối chung chỉ đạo toàn bộ cuộc kháng chiến là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh

Chiến lược kháng chiến toàn dân là sự kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới truyền thống toàn dân đánh giặc, trăm họ ai cũng là binh của ông cha Chiến lược đó được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vận dụng, triển khai trong điều kiện, hoàn cảnh mới, nhằm đánh thắng đối tượng tác chiến mới Chỉ đạo thực hiện chiến lược này, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề

ra các giải pháp lớn nhằm tổ chức toàn dân, đưa cả dân tộc vào cuộc chiến đấu quyết liệt với quân thù Thực tế, kẻ xâm lược đã phải đương đầu không chỉ với một quân đội mà là với cả một dân tộc đoàn kết, được tổ chức chặt chẽ, dưới sự lãnh đạo của một tập thể dày dạn kinh nghiệm đấu tranh cách mạng là Đảng Cộng sản, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh

Căn cứ vào chiến lược kháng chiến toàn dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tập hợp tất cả các lực lượng, các tầng lớp xã hội có thể tập hợp được; đưa họ vào các đoàn thể kháng chiến trong Mặt trận dân tộc thống nhất, từng bước xây dựng một lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh gồm ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân

du kích, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc Ta đã xây dựng được hệ thống chỉ huy điều hành kháng chiến từ trung ương tới địa phương một cách tập trung thống nhất, chủ yếu dựa trên cơ sở chính quyền nhân dân các cấp tại các địa phương

Trang 28

21

Cũng căn cứ vào chiến lược này, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “ mỗi công dân là một chiến sĩ Mỗi làng là một chiến hào Hai mươi triệu đồng bào Việt Nam quyết đánh tan mấy vạn thực dân phản động”…

Trong Lời kêu gọi nhân kỷ niệm 6 tháng kháng chiến Chủ tịch Hồ Chí Minh

một lần nữa khẳng định sức kháng chiến của ta ngày càng mạnh, bởi vì:

“Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”

Cụ thể hóa hơn nữa đường lối toàn dân kháng chiến, trong Lời kêu gọi

nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và ngày Độc lập (1950), Chủ tịch

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhiệm vụ cần kíp của cuộc kháng chiến: “Toàn dân đại

đoàn kết đã chặt chẽ phải chặt chẽ hơn nữa Toàn dân đại đoàn kết trong việc thi đua thực hiện lệnh Tổng động viên trước nhất là động viên nhân lực

và lương thực Toàn thể chiến sĩ Vệ quốc quân, bộ đội địa phương và dân

quân du kích cùng nhau thi đua giết giặc lập công Toàn thể công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất Toàn thể thanh niên thi đua xung phong

trong mọi công việc: tòng quân, sản xuất, vận tải, học tập Toàn thể cán bộ

chính quyền và đoàn thể thi đua thực hành cần, kiệm, liêm chính Toàn thể

đồng bào trong vùng tạm bị địch chiếm, phải thi đua chuẩn bị sẵn sàng để đấu tranh chống địch ”

Đề cập đến vai trò, nhiệm vụ và sự phối hợp giữa các lực lượng trong kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Điểm trọng yếu là bất kỳ bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích đều phải bám sát lấy dân, rời dân ra nhất định thất bại Bám lấy dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu Như vậy thì bất kể việc gì khó cũng làm được cả và nhất định thắng lợi Muốn thế phải bảo vệ, giúp đỡ, giáo dục nhân dân phải vận động nhân dân để dân tự nguyện, tự giác, nếu bắt buộc thì chỉ có thể có kết quả tạm thời ngay lúc đó thôi, còn sau đó thì không thấm

Trang 29

22

Theo Hồ Chí Minh: “Bộ đội chủ lực trong địch hậu có nhiệm vụ giúp đỡ

bộ đội địa phương và dân quân du kích về tổ chức, huấn luyện mọi mặt, giúp

đỡ chứ không bao biện Hơn nữa phải giúp đỡ cả nhân dân Phương ngôn có

câu “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, thế nghĩa là dựa vào vùng địch đánh du kích, phải biết chiến thuật du kích chứ không chính quy như ở ngoài Mục đích của du kích chiến cũng không phải là ăn to đánh lớn mà phải tỉa dần, đánh làm cho nó ăn không ngon, ngủ không yên, không thở được, bị hao mòn

về tinh thần và vật chất rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt Phải làm sao cho địch đi đến đâu cũng có du kích đánh, ít nhất cũng bị quả mìn, bị vài phát súng” Bàn về cách đánh của chiến tranh nhân dân, của cuộc kháng chiến toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “…Về phương pháp tác chiến, chúng ta

áp dụng vận động chiến song song với du kích chiến Vận động chiến có mục đích trừ diệt một số lớn địch quân Còn du kích chiến là huy động dân quân ở địa phương vừa quấy rối vừa làm hao mòn lực lượng của chúng Chúng ta không cố chiếm hoặc cố giữ trận địa, trừ khi nào cần và có lợi Để tiến hành vận động chiến một cách có lợi, có khi chúng ta rút lui ở một nơi nào, để làm phân tán binh lực của địch quân Thế có nghĩa là chúng ta chia ra mà đánh Chúng ta nhất định không bị thất bại, nếu chúng ta còn bảo toàn thực lực Để thực hiện du kích chiến, chúng ta tổ chức ra đội cảm tử, đội phá hoại, đội đánh úp, đội đánh mai phục, đội cướp lương thực súng đạn, đội trinh sát Kế hoạch tiêu thổ vườn không nhà trống, kế hoạch bất hợp tác phải được đem áp dụng một cách triệt để Trong thành phố, ngoài những hầm hố, những chướng ngại vật, chúng ta phải biến mỗi nhà thành một ổ kháng chiến, phải đào hầm thông từ phố nọ sang phố kia Trên các ngả đường quan lộ đã đành đắp nhiều

ụ đất làm chướng ngại vật, nhưng trên dọc đường còn phải đặt nhiều địa lôi, nhất là ở những chỗ có cầu cống Chúng ta phải dùng đủ mọi phương pháp

để cản trở quân địch, địch đến một chỗ nào cũng không thể tiến quân được ”

Trang 30

23

Theo tư tưởng chiến tranh nhân dân Hồ Chí Minh, vấn đề chủ yếu về phương thức tiến hành chiến tranh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là toàn dân kháng chiến, là lấy nhỏ đánh lớn Bởi vì, để

có thể đánh bại kẻ thù, ta không chỉ dựa vào lực lượng vũ trang mà dựa vào sức mạnh của toàn dân, không tiến hành một cuộc chiến tranh thông thường giữa các quân đội, mà tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, trong đó toàn thể nhân dân, toàn dân tộc đã đứng lên sát cánh chiến đấu cùng các lực lượng

vũ trang nhân dân, chống lại kẻ thù xâm lược để bảo vệ thành quả cách mạng Trong cuộc kháng chiến này, bên cạnh lực lượng vũ trang ba thứ quân trực tiếp đánh địch trên các chiến trường, các mặt trận, còn có lực lượng của các tầng lớp, đoàn thể nhân dân lâm thời vũ trang, chủ động tham gia chiến đấu bằng mọi phương tiện vũ khí có trong tay, với nhiều cách đánh phong phú, sáng tạo

Một trong những vấn đề nổi bật của tư tưởng chỉ đạo phương thức tiến hành chiến tranh là tư tưởng tiến công và giành quyền chủ động, mặc dù ta phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều Điều này chẳng những thể hiện rõ trong thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà còn được chứng tỏ khi quân dân ta tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược Trong suốt 30 năm chiến tranh, nhìn chung, để đương đầu và đánh bại đội quân xâm lược có quân số đông và trang bị vũ khí hiện đại hơn gấp nhiều lần, quân và dân ta dựa trên thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng phát triển đã tích cực chủ động tìm mọi cách tiến công địch, nhằm vào những nơi chúng sơ hở, mỏng yếu nhưng hiểm yếu, để tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ lên đến toàn cục bằng cách tập trung ưu thế binh lực hơn địch trên địa bàn đã chuẩn bị sẵn nhằm thay đổi cục diện chiến trường, tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn

Việc huy động toàn dân tham gia đánh giặc với tinh thần tích cực, chủ động tiến công ở mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện và vũ khí có trong

Trang 31

Kẻ địch đã bị sa vào thiên la địa võng của chiến tranh nhân dân Việt Nam, càng đánh càng thua đau, càng hao tổn lực lượng Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cho đến sau thất bại ở Chiến dịch Biên giới đông bắc Bắc Bộ, cuối năm 1950, nhiều người trong Bộ Chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương và chính giới Pháp ở Pari đã phải thừa nhận không thể thắng nổi trong cuộc chiến tranh Đông Dương Sự thất bại liên tiếp sau đó của quân Pháp trên chiến trường, mà đỉnh cao là sự đại bại của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ,

cố gắng chiến lược cao nhất và cuối cùng của thực dân Pháp, trước sức kháng chiến của quân và dân ta, đã là minh chứng hùng hồn cho sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân, làm sụp đổ ý chí xâm lược, tiếp tục chiến tranh xâm lược của những kẻ thực dân hiếu chiến

Nói về nguyên nhân thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:

“Thắng lợi đó là do lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đấu tranh anh dũng của quân và dân ta, do toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ trong Mặt trận dân tộc thống nhất và chính quyền nhân dân ta dựa trên nền tảng liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng”

Nhìn chung lại, có thể thấy, quan điểm toàn dân kháng chiến là cốt lõi của tư tưởng chiến tranh nhân dân Hồ Chí Minh và tư tưởng này được quân

Trang 32

25

dân ta quán xuyến, vận dụng sáng tạo vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược Việc vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm toàn dân kháng chiến vào thực tiễn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đưa tới thắng

lợi hoàn toàn, vĩ đại của hai cuộc kháng chiến kéo dài 30 năm (1945 - 1975)

2.2.2 Toàn diện kháng chiến

Theo tư tưởng chiến tranh nhân dân Hồ Chí Minh, muốn huy động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến thì phải thực hiện kháng chiến toàn diện Chưa đầy một tháng rưỡi sau khi quân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, khi đề cập đến hình thức chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết

trên báo Cứu quốc ngày 05/11/1945: “ muốn thắng quân địch, chỉ trông vào

sức chiến đấu ở tiền phương chưa đủ Tại sao? Vì ngày nay, một khi chiến tranh đã bùng nổ ở nơi nào, ảnh hưởng của nó sẽ lan tràn khắp các nơi khác Chẳng những thế, nó còn ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các ngành hoạt động

kinh tế, chính trị, văn hóa chiến tranh không những chỉ phát động trong địa

hạt quân sự ở tiền phương, mà còn phát động cả trong các địa hạt khác ở hậu phương Vì vậy, muốn kháng chiến lâu dài để tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới thắng lợi cuối cùng Nói tóm lại, muốn thực hiện toàn dân kháng chiến, ngoài việc động viên quân

sự, chính trị, ngoại giao, còn phải động viên cả tinh thần lẫn kinh tế”

Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, để phát huy vai trò của công tác vận động quần chúng, Đảng ta khẳng định: “Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của Đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân” Trong năm đầu độc lập, báo chí cách mạng nước ta chỉ chủ yếu tập trung tại Bắc Bộ với khoảng 100 tờ, trong khi Trung Bộ và Nam Bộ mỗi nơi có khoảng 30 tờ Chi phối mạnh mẽ nhất vào những năm 1945 – 1946 là các tờ báo cách mạng như: Cờ giải phóng – cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương; Sự Thật – cơ quan ngôn luận của Hội nghiên cứu chủ nghĩa

Trang 33

26

Mác; Cứu Quốc – cơ quan ngôn luận của Tổng Bộ Việt Minh; Thông tấn xã Việt Nam; Đài tiếng nói Việt Nam…

- Báo chí cách mạng ở Nam Bộ: Trong những năm 1945 – 1946, tại Nam

kì tờ báo tiêu biểu nhất là tờ Kèn Gọi Lính – cơ quan ngôn luận của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ Kèn Gọi Lính được bạn đọc xem như “tờ Cứu Quốc của đất phương Nam”

+ Báo chí cách mạng Trung Bộ: tập trung tại các đô thị mà rải đều khắp các địa phương tiêu biểu như là các tờ báo: Dân mới – cơ quan ngôn luận của Văn hoá cứu quốc Quảng Ngãi; Tổ Quốc – cơ quan ngôn luận của Kỳ Bộ Việt Minh Trung Bộ…

+ Báo chí cách mạng Bắc Bộ: tại Bắc Bộ, hệ thống báo chí cách mạng không tổ chức theo cấp kì và cấp xã như báo chí Trung và Nam Bộ Báo chí cách mạng Bắc kì chia làm 3 cấp độ chính là báo chí Trung ương; báo chí cấp Tỉnh, Thành và báo chí của các cơ quan, đơn vị, cơ sở trong đó báo chí Trung ương nắm vai trò chủ đạo Hà Nội là nơi tập trung chủ yếu của báo chí cách mạng Bắc Bộ với hơn 80%

Cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân đang lan rộng ra cả nước, bên

cạnh một loạt các bài giới thiệu Binh pháp Tôn Tử viết về chiến lược, chiến

thuật, cách đánh; về chức huấn luyện bộ đội, một lần nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến hình thức cuộc chiến tranh sắp tới để qua đó thống nhất nhận thức, chuẩn bị hành động cho toàn quân toàn dân: “…chiến tranh ngày nay phức tạp và hết sức khó khăn Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”

Cũng trong bài viết này, Người đã chỉ rõ các lĩnh vực, các khía cạnh thuộc về hoặc liên quan tới một cuộc chiến tranh toàn diện Theo đó, về quân

sự, ngày nay, khi chiến tranh nổ ra, tất có đánh nhau trên mặt đất, đánh nhau trên mặt bể, đánh nhau trên không và trong từng lĩnh vực này lại có nhiều nội dung cụ thể như dã chiến, hóa học chiến, gián điệp chiến

Ngày đăng: 23/12/2019, 16:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w